1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lmtcmx

    lmtcmx Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/11/2016
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    8
    Trung Quôc đánh chìm siêu hạm Zumwalt bằng tàu đánh cá
    (Vũ khí) - Dù siêu hạm Zumwalt được Mỹ trang bị những công nghệ đỉnh cao, tuy nhiên đối phó với chiến hạm này, Trung Quốc chỉ cần tàu đánh cá.
    Siêu hạm không đạn

    Với tầm bắn 160km cùng tốc độ Mach 7, pháo điện từ trên siêu hạm Zumwalt sẽ xé nát mục tiêu không cần dùng đến tên lửa. Tuy nhiên, sức mạnh của hệ thống pháo công nghệ cao trên siêu hạm lớp Zumwalt nhiều khả năng chỉ dừng lại ở những tuyên bố bởi theo Defense News, Hải quân Mỹ đang không có đạn cho khẩu pháo công nghệ cao này.

    Hiện tại, hải quân Mỹ đang cân nhắc hủy bỏ chương trình trang bị loại pháo được cho là "khủng nhất" này do chi phí cho mỗi viên đạn của nó lên tới 800.000 USD.

    Theo nguồn tin này, hai khẩu pháo tầm xa LRLAP trang bị trên tàu, do tập đoàn Lockheed Martin chế tạo, đã hoạt động đúng như thiết kế. Chúng bắn ra những viên đạn có khả năng dẫn đường bay và tấn công chính xác nhiều loại mục tiêu khác nhau.

    [​IMG]
    Mô phỏng siêu hạm Zumwalt tấn công mục tiêu.
    Nhưng hiện nay do hải quân Mỹ cắt giảm số lượng tàu khu trục lớp Zumwalt mà họ dự kiến mua, từ 28 xuống 7 chiếc và cuối cùng còn 3 chiếc, một phần do chi phí cho kho đạn dược của nó đã tăng vọt, tới mức khó chấp nhận trong bối cảnh ngân sách của quân đội Mỹ liên tục bị cắt giảm.

    "Chúng tôi có kế hoạch sẽ mua hàng nghìn viên đạn này", Defense News dẫn lời một quan chức hải quân Mỹ, "Viên đạn hoạt động như thiết kế, không có vấn đề gì đối với khẩu pháo và không có vấn đề gì với chiếc tàu mang nó. Chỉ có điều là chi phí về đạn dược dành cho 3 chiếc tàu được đặt đóng đã trở nên rất cao".

    Vì nguyên nhân này khiến Hải quân Mỹ đang cân nhắc đề nghị hủy bỏ chương trình pháo LRLAP. Số đạn pháo thông minh đã mua sẽ tiếp tục được sử dụng tại những cuộc thử nghiệm đối với tàu khu trục Zumwalt trong năm 2018. Và trong trường hợp dự án LRLAP bị hủy, Hải quân Mỹ buộc phải tìm kiếm một loại đạn pháo khác cho tàu chiến lớp Zumwalt.

    Cách Trung Quốc đánh chìm

    Trước hàng loạt tai tiếng của Zumwalt, Tướng Hải quân Trung Quốc cho rằng có thể đánh chìm siêu hạm tàng hình cực đắt của Mỹ bằng…tàu đánh cá. Theo Thời báo Hoàn Cầu, chức năng chính của tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt của Hải quân Mỹ là sẽ triển khai ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương để chống chiến lược chống xâm nhập của Trung Quốc.

    Mẫu tàu chiến mới được đô đốc Jonathan Greenert - Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ coi là tương lai của Hải quân Mỹ. Cũng theo ông Jonathan, Zumwalt sẽ đóng vai trò quan trọng trọng chiến lược chuyển dịch trọng tâm sang châu Á của Tổng thống Barack Obama.

    Zumwalt với thiết kế tàng hình có khả năng giảm thiểu khả năng bị radar phát hiện so với các mẫu khu trục khác trên thế giới. Tàu có khả năng tác chiến chống lại những tàu chiến của Trung Quốc trong vùng biển gần bờ.

    "Vũ khí mạnh nhất của loại tàu khu trục này là pháo điện từ. Pháo điện từ sử dụng năng lượng điện từ có công suất lớn làm tác nhân phát nổ, đưa đạn đi xa và nhanh hơn bất kỳ loại pháo nào trước đây (hiện tại không có đạn). Ngoài ra, loại tàu này cũng được trang bị hệ thống phóng Peripheral, nhằm giảm thiểu hư hại từ việc phóng các tên lửa", Hoàn Cầu viết.

    Dẫu sao, con tàu này không phải là bất khả chiến bại đối với Trung Quốc. Chuẩn đô đốc Zhang Zhaozhong của Hải quân Trung Quốc trả lời CCTV cho hay: "Chúng ta có thể gửi nhiều tàu đánh cá nhỏ với thuốc nổ trôi về phía Zumwalt và đấy sẽ là dấu chấm hết cho Zumwalt".
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...im-sieu-ham-zumwalt-bang-tau-danh-ca-3322985/
  2. lmtcmx

    lmtcmx Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/11/2016
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    8
    Hải quân Bangladesh tiếp nhận tàu ngầm bị loại biên của Trung Quốc
    Ly Vy | 15/11/2016 10:00

    0
    [​IMG]
    Hôm 14/11, tại Nhà máy đóng tàu Dalian Liaonan (Trung Quốc) đã diễn ra lễ chuyển giao 2 tàu ngầm diesel-điện Type 035G (phương Tây định danh là lớp Ming) cho Hải quân Bangladesh.
    Pakistan hoàn tất thỏa thuận mua 8 tàu ngầm S20 của Trung Quốc
    Tham dự buổi lễ có Tư lệnh Hải quân Bangladesh, Đô đốc Mohammad Nizamuddin Ahmed.

    [​IMG]
    Tàu ngầm Type 035G của Hải quân Bangladesh tại buổi chuyển giao

    Hai tàu ngầm trên đã được sửa chữa tại Nhà máy Dalian Liaonan, chúng mang tên mới là Nabojatra và Joyjatra (số hiệu của 2 tàu này khi còn phục vụ trong Hải quân Trung Quốc vẫn chưa rõ). Đây sẽ là những tàu ngầm đầu tiên trong biên chế Hải quân Bangladesh khi chính thức bàn giao tại nước này vào đầu năm 2017.

    Thương vụ mua lại 2 tàu ngầm diesel-điện Type 035G từ Hải quân Trung Quốc (PLAN) được Chính phủ Bangladesh ký hồi tháng 12/2013.

    Trị giá của thỏa thuận này lên đến 16 tỷ BDT (đơn vị tiền tệ của Bangladesh) tương đương 203,5 triệu USD. Kế hoạch ban đầu là tiếp nhận tàu trong giai đoạn 2018 - 2019, nhưng sau đó qua trao đổi với phía Trung Quốc, quá trình đã được tăng tốc.

    Kíp thủy thủ Bangladesh đã hoàn thành khóa huấn luyện tại Trung Quốc. Hòn đảo Kutubdia, phía Nam thành phố cảng Chittagong, Bangladesh sẽ là nơi đóng quân của 2 tàu ngầm nói trên với sự giúp đỡ xây dựng từ phía Bắc Kinh.

    [​IMG]
    Tư lệnh Hải quân Bangladesh, Đô đốc Mohammad Nizamuddin Ahmed và Chuẩn Đô đốc Liu Zhi Zhu tại buổi lễ.

    Việc tiếp nhận 2 tàu ngầm từ Trung Quốc đã đưa Bangladesh vào "câu lạc bộ" sở hữu phương tiện chiến tranh này. Việc mua sắm hàng loạt tàu ngầm nằm trong kế hoạch 20 năm, bắt đầu từ năm 2010 của Quân đội Bangladesh.

    Các cuộc đàm phán cũng được Bangladesh thực hiện với nhiều quốc gia trong đó có cả phía Nga. Tập đoàn Rosoboronexport (Nga) từng chào bán cho Dhaka 2 tàu ngầm mới thuộc Đề án 636 cũng như 2 tàu ngầm cũ thuộc Đề án 877 đang có trong biên chế Hạm đội Phương Bắc của Hải quân Nga.

    Tuy nhiên vào năm 2012, nhiều nguồn tin cho biết Bangladesh đang tìm cách mua tàu ngầm cũ từ Trung Quốc. Thậm chí nhiều khả năng họ sẽ mua lại 2 tàu ngầm thuộc Đề án 636 do Nga đóng cho Trung Quốc. Nhưng với điều kiện chính trị - kỹ thuật đặc thù, kết quả là Bangladesh quyết định mua loại Type 035G.

    Tàu ngầm Type 035 lớp Ming là phiên bản cải tiến từ Type 033 (Trung Quốc đóng theo mẫu tàu ngầm thuộc Đề án 633 của Liên Xô).

    Tổng cộng đã có 21 tàu ngầm Type 035 được Trung Quốc đóng trong giai đoạn từ năm 1971 - 2003. Trong số đó, 12 tàu chủ lực thuộc Type 035G đóng trong giai đoạn 1989 - 1999.

    Hiện tại Hải quân Trung Quốc chỉ còn khoảng 9 - 10 tàu ngầm Type 035G cùng 4 tàu ngầm Type 035V (phiên bản hiện đại nhất của lớp này). Hai chiếc Type 035G chuyển giao cho Bangladesh bị loại khỏi biên chế PLAN vào năm 2014.
    http://soha.vn/hai-quan-bangladesh-...oai-bien-cua-trung-quoc-20161115091603248.htm
    --- Gộp bài viết: 15/11/2016, Bài cũ từ: 15/11/2016 ---
    Clip CM-302 tác chiến, được chuyên gia Nga đánh giá dư sức vượt qua được SM-2/6

  3. vietduc_81

    vietduc_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/12/2014
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    215
    Báo Trung Quốc bàn cách so cao thấp với máy bay 1 chọi 144 - F-22 Mỹ
    Việt Dũng

    10:09 24/11/14

    (GDVN) - Báo TQ cho rằng, cần sớm trang bị máy bay chiến đấu J-20 khi chưa hoàn chỉnh, tiến hành liều mạng với F-22 khi không chiến - vẫn là kiểu "lấy thịt đè người".

    Mỹ-Nhật tập trận chung Keen Sword quy mô rất lớn nhằm vào Trung Quốc? Tàu sân bay Nhật Bản chở F-35B sẽ thắng J-15 TQ trong không chiến Mỹ hay dùng vũ lực do chi phí rẻ và có vũ khí dẫn đường chính xác? J-20 TQ còn chưa hoàn hiện đã đòi đấu đá, cận chiến với F-22


    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Mỹ tham gia diễn tập quân sự liên hợp Keen Sword 2015 tại Nhật Bản

    Mạng QQ.com Trung Quốc ngày 21 tháng 11 đăng bài viết "Có thể làm thế nào để đối phó với máy bay chiến đấu F-22 Quân đội Mỹ?".

    Theo tờ "Thời báo Không quân" Mỹ, trong cuộc diễn tập quân sự liên hợp Keen Sword Mỹ-Nhật vừa tổ chức, Lầu Năm Góc cố ý điều vài máy bay chiến đấu tàng hình F-22 từ Alaska tới Okinawa tham gia diễn tập, mục đích là phô diễn sức mạnh với Trung Quốc.

    Thực ra, đây hoàn toàn không phải là lần đầu tiên F-22 đến Đông Á tham gia diễn tập quân sự liên hợp song phương có ý nghĩa chiến đấu thực tế rất mạnh. Ngay từ đầu năm 2013, Quân đội Mỹ đã điều F-22 đến căn cứ không quân Osan Hàn Quốc, tham gia diễn tập quân sự Foal Eagle Mỹ-hàn.

    Gần đây, Không quân Mỹ còn lần đầu tiên đồng thời điều động hai loại máy bay chiến đấu tàng hình F-22, F-35 tiến hành huấn luyện tấn công đường không, phòng thủ đường không và đánh chặn đường không.

    Trang mạng "Công nghệ quốc phòng" Mỹ phân tích cho rằng: "Biên đội F-35 và F-22 tác chiến, chủ yếu nhằm vào các cường quốc không quân hàng đầu thế giới như Trung Quốc hoặc Nga".

    Bài báo cho rằng, bất kể thế nào thì "sói" cuối cùng đã đến.

    [​IMG]
    Quân đội Mỹ bắt đầu nghiên cứu để máy bay chiến đấu F-22 và F-35 hiệp đồng tác chiến

    Theo bài báo, F-22 đã tích hợp công nghệ hàng không đỉnh cao của Mỹ, nó có năng lực mà các máy bay chiến đấu hiện có không có như tàng hình, tuần tra siêu âm, siêu cơ động, bất kể là không chiến ngoài tầm nhìn (BVR) hay không chiến cự ly gần, khoảng cách thế hệ mà nó tạo ra đều chưa từng có.

    Vài năm trước, Không quân Mỹ từng tổ chức cho các máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba, thế hệ 3+ như F-15, F-16, F-18G và Typhoon châu Âu tiến hành đối kháng không chiến với F-22, F-22 đã đạt được "chiến tích kinh người" 144 : 1.

    Trong không chiến ngoài tầm nhìn (BVR), nhân tố hàng đầu là năng lực dò tìm radar của máy bay chiến đấu hai bên, bên nào có thể giảm mạnh diện tích phản xạ radar (RCS) của mình thì có thể giảm khoảng cách dò tìm radar của đối phương, từ đó có thể tiến hành phát hiện địch trước, tấn công địch trước.

    Thông thường cho rằng RCS của F-22 giảm 1/10 đến 1/100 so với máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba, căn cứ vào công thức khoảng cách radar, khoảng cách dò tìm radar tỷ lệ thuận với 4 lần căn thức của RCS, nếu khoảng cách tối đa dò tìm F-15C của một bộ radar là 100 km thì dò tìm F-22 chỉ khoảng 30 km.

    Như vậy trong tình hình tính năng radar của hai bên giống nhau, F-22 đã bắn tên lửa, máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba có thể vẫn không phát hiện ra tung tích của F-22, hơn nữa F-22 còn có radar mảng pha quét điện tử chủ động APG-77 có cự ly dò tìm xa nhất trên thế giới.

    Điều làm người ta đau đầu hơn là, do thể tích của tên lửa không đối không phải nhỏ hơn nhiều máy bay chiến đấu, công suất phát radar dẫn đường của tên lửa không đối không nhỏ, công suất dây anten cũng nhỏ, cự ly đánh chặn đối với máy bay thế hệ thứ ba đều chỉ khoảng 20 km.

    [​IMG]
    Kết hợp các tính năng như tàng hình, siêu âm, máy bay chiến đấu F-22 có thể tấn công máy bay cảnh báo sớm

    Trong môi trường điện từ phức tạp của chiến trường, tên lửa không đối không dẫn đường radar hiện có rất có thể không cách nào theo dõi được F-22 do gây nhiễu, bất kể khoảng cách gần bao nhiêu.

    Bản thân Quân đội Mỹ ý thức được vấn đề này sớm nhất, cho nên mấy năm gần đây không ngừng mở rộng tầm bắn tên lửa không đối không dẫn đường hình ảnh hồng ngoại AIM-9X, để có thể giành được thời cơ trước trong cuộc đối đầu với máy bay chiến đấu tàng hình nước thù địch trong tương lai.

    Năng lực tuần tra siêu âm của F-22 tiếp tục tăng cường ưu thế không chiến ngoài tầm nhìn của nó, nó vừa có thể giúp cho F-22 có thể tiếp cận địch, chiếm vị trí với tốc độ nhanh hơn, đồng thời nâng cao động năng ban đầu của tên lửa, từ đó mở rộng tuyến bắn của tên lửa.

    Các nghiên cứu đều cho rằng, khi tốc độ không chiến của máy bay chiến đấu từ M 0,9 tăng lên đến M 1,5, hiệu quả không chiến có thể tăng 1,6 lần.

    Công nghệ tàng hình, khả năng tuần tra siêu âm kết hợp với nhau còn đem lại một năng lực tác chiến mang tính cách mạng cho F-22 - tấn công máy bay cảnh báo sớm đối phương, bắn rơi hoặc truy đuổi máy bay cảnh báo sớm của địch có thể làm suy yếu năng lực tác chiến của đối phương một cách tổng thể.

    Thông thường, khoảng cách dò tìm của máy bay cảnh báo sớm đối với máy bay tác chiến thế hệ thứ ba có thể trên 300 km, cũng tức là nói khi máy bay thế hệ thứ ba xâm nhập tầm nhìn của radar thì có thể dò tìm và nhận dạng, sau đó điều động máy bay chiến đấu hộ tống tiến hành chặn lại.

    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu F-22 Mỹ được cho là có tính năng cơ động xuất sắc nhất

    Nhưng khoảng cách dò tìm của máy bay cảnh báo sớm đối với F-22 cần phải hạ thấp đến khoảng 150 km, cộng với năng lực chiếm vị trí nhanh của nó, cho nên khi máy bay cảnh báo sớm phát hiện được F-22 thì cũng đã bị đối phương khóa và tấn công.

    Sau khi Không quân Mỹ trang bị F-22 không lâu đã bắt đầu tiến hành diễn tập mô phỏng tấn công "mục tiêu đường không giá trị cao". Đối với Không quân Trung Quốc, năng lực này có mối đe dọa đặc biệt to lớn, trong giai đoạn tình hình biển Hoa Đông căng thẳng trước, Không quân Trung Quốc đã từng diễn tập khoa mục "máy bay cảnh báo sớm bị bên thứ ba bắn rơi, máy bay tác chiến làm thế nào để xử trí".

    Trên phương diện chiến đấu cự ly gần, tính năng cơ động và tính nhanh nhạy điều khiển của F-22 cũng đều có ưu thế hơn máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba và thế hệ 3+. F-22 sử dụng lực nâng cao nhất, cộng với tỷ lệ giữa lực đẩy và trọng lượng cùng với ống phun véc-tơ của nó làm cho khả năng lượn vòng, leo cao và lộn vòng của F-22 đều là số một.

    Đặc biệt là F-22 có năng lực siêu cơ động khoảng 60 độ, có thể tăng gấp đôi góc AOA so với máy bay thế hệ thứ ba, góc AOA lớn có thể giúp F-22 nhanh chóng thay đổi quỹ đạo bay, khai hỏa tấn công mục tiêu, loại năng lực này làm cho F-22 có thể phát động tấn công trong không chiến cự ly gần mà phi công địch không ngờ tới.

    [​IMG]
    Radar cảnh báo sớm JY-26 Trung Quốc được khoe là có thể theo dõi máy bay chiến đấu F-22 Mỹ

    Không thể không thừa nhận, hiệu quả tác chiến của F-22 cao hơn nhiều so với máy bay tác chiến thế hệ thứ ba của Không quân Trung Quốc, trong không chiến, khả năng giành chiến thắng tương đối cao.

    Đặc biệt là khả năng tấn công máy bay cảnh báo sớm của F-22 có thể làm suy yếu khả năng tác chiến toàn bộ chiến khu của Trung Quốc, đây là một mối đe dọa tương đối lớn đối với Không quân Trung Quốc, thậm chí tác chiến liên hợp toàn quân.

    Nói cách khác, đối phương dựa vào số lượng nhỏ F-22 có thể kiềm chế lượng lớn máy bay tác chiến của Trung Quốc, từ đó tạo điều kiện cho các máy bay tác chiến khác đột phá phòng không.

    Đặc biệt là sau khi hình thành lực lượng tấn công tàng hình đặc biệt gồm F-22, F-35 và B-2, X-47B thì có thể xâm nhập khu vực chiều sâu của Trung Quốc, tấn công các mục tiêu quan trọng như trung tâm chỉ huy, hệ thống phòng không của Trung Quốc.

    Một khi phòng thủ của Trung Quốc bị suy yếu, máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba và tên lửa hành trình Tomahawk của đối phương có thể tiến hành tấn công tiếp theo, mở rộng thành quả chiến đấu. Vì vậy, đối với Không quân Trung Quốc, làm thế nào để kiềm chế F-22 trở thành mấu chốt chặn đứng các cuộc tấn công đường không của đối phương.

    Muốn kiềm chế F-22, điều trước tiên phải giải quyết chính là làm thế nào phát hiện được nó. Trên phương diện này, Không quân Trung Quốc đã giải quyết tương đối tốt, đó chính là phát triển radar cảnh báo sớm có bước sóng tương đối dài.

    [​IMG]
    Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-16 Trung Quốc

    Tàng hình thường nói đến chủ yếu là chỉ ngoại hình máy bay tàng hình tiến hành tối ưu hóa đối với sóng radar có băng tần ngắn dm, cm, đã làm giảm diện tích phản xạ radar (RCS) khi đối mặt với những radar này. Nhưng, đối với radar có bước sóng khoảng 1 m trở lên, hiệu quả tối ưu hóa của tàng hình ngoại hình hiện có đã giảm đáng kể, hơn nữa khó mà khắc phục.

    Tại Triển lãm hàng không Chu Hải lần thứ 10 kết thúc cách đây không lâu, nhà máy radar của Trung Quốc đã trưng bày 4 radar cảnh báo sớm quét điện tử chủ động ở khu trừng bày không quân.

    Những radar này vừa có khả năng chống tàng hình, đã ứng dụng nhiều loại công nghệ mới, vừa cải thiện về độ chính xác dò tìm và khả năng chống gây nhiễu. Có nguồn tin cho biết, phiên bản riêng của radar JY-26 vào năm 2013 đã từng theo dõi toàn bộ quá trình máy bay chiến đấu F-22 bay đến căn cứ Osan Hàn Quốc.

    Nhưng, chỉ phát hiện F-22 bằng radar cảnh báo sớm mặt đất vẫn không giải quyết được vấn đề, sau khi phát hiện F-22, sử dụng J-10, J-11 để đối phó vẫn sẽ không có kết quả tương đối tốt. Cho nên, kế sách căn bản là không ngại bất cứ sự trả giá nào, đẩy nhanh trang bị máy bay chiến đấu tàng hình J-20, không nhất định yêu cầu nó đồng thời có sẵn năng lực tàng hình, tuần tra siêu âm, siêu cơ động như F-22.

    Phiên bản căn bản của J-20 chỉ cần có năng lực tàng hình, có thể liều mạng với F-22 trong không chiến ngoài tầm nhìn (BVR) là được. Sau đó chờ đến khi nghiên cứu chế tạo thành công động cơ nội có tỷ lệ lực đẩy cao, có thể tiếp tục đưa ra J-20 phiên bản hoàn chỉnh.

    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu J-10 không thể chống được F-22 Mỹ?

    Ngoài ra, do yếu tổng thể về công nghệ, Quân đội Trung Quốc đương nhiên còn phải cần có con đường khác, chẳng hạn phát triển tên lửa không đối không, tên lửa đất đối không có tầm bắn siêu xa (400 km trở lên), dùng để tấn công máy bay cảnh báo sớm, máy bay tác chiến điện tử của Quân đội Mỹ.

    Máy bay chiến đấu tàng hình như F-22 cũng cần, thậm chí lệ thuộc hơn vào sự hỗ trợ của máy bay cảnh báo sớm, máy bay tác chiến điện tử, nếu như Trung Quốc có thể tấn công điểm yếu của hệ thống tác chiến Quân đội Mỹ cũng có thể làm suy yếu khả năng phá hoại của F-22.

    Cuối cùng, "Không quân không được, thì có Pháo binh 2". Bởi vì, trong điều kiện lịch sử cụ thể trước đây, Trung Quốc có thể tự do phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm gần, sau khi công nghệ dẫn đường vệ tinh, công nghệ dẫn đường quán tính có tiến bộ, độ chính xác tấn công của những tên lửa đạn đạo tần trung và gần này phổ biến đạt trong phạm vi 50 m, đủ để tấn công các mục tiêu cố định lớn như đường băng sân bay, kho dầu, kho chứa máy bay.

    Giá cả tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm gần tương đối đắt đỏ, mỗi quả cần trên chục triệu, thậm chí vài chục triệu nhân dân tệ, một cuộc chiến tranh cục bộ quy mô lớn có thể phải bắn trên 1.000 quả, vì vậy phải chi vài chục tỷ nhân dân tệ.

    Nhưng so với hậu quả thất bại của chiến tranh, chi vài chục tỷ nhân dân tệ chỉ là một con số nhỏ, cho nên, hiện nay, Trung Quốc cần tiếp tục mở rộng quy mô lực lượng tên lửa đạn đạo thông thường của Pháo binh 2, mở rộng quy mô 2.000 quả hiện có lên 5.000 quả, thậm chí 10.000 quả, để cho lực lượng tên lửa thông thường của Pháo binh 2 từ lực lượng đột kích loạt đầu trở thành lực lượng tấn công toàn bộ quá trình chiến tranh.

    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor Mỹ sẽ dễ dàng đột phá phòng không Trung Quốc?
    http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Giao-...-voi-may-bay-1-choi-144--F22-My-post152608.gd
  4. lmtcmx

    lmtcmx Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/11/2016
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    8
    TQ còn cả ngàn J-5/6/7 cất kho, sẵn sàng làm UAV cảm tử bất kì lúc nào, F-22 mang được 2 quả AIM9X, 4 quả AIM120C5 thì làm sao đấu lại được :)), sau đó chỉ việc J-8I/II cũng tiêu diệt được F-22 hết đạn, chuyên gia TQ đúng chứ chẳng sai, như tàu DDG1000 TQ cũng dùng cách rẻ tiền là tàu đánh cá hoặc xuồng cao tốc tiêu diệu, cần gì phải tốn tên lửa diệt hạm =))

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. vietduc_81

    vietduc_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/12/2014
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    215
    Cũng chính bác nói F-22 lỗi thời và đầy lỗi thế sao TQ họ sợ thế nhỉ?
  6. lmtcmx

    lmtcmx Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/11/2016
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    8
  7. lmtcmx

    lmtcmx Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/11/2016
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    8
    Chuyên gia Nga, Anh tức tối, nhưng vẫn thừa nhận tên lửa TQ vượt qua được hệ thống Aegis

    Nga bóc mẽ “tên lửa số 1 thế giới” YJ-12 Trung Quốc
    (Bình luận quân sự) - Chuyên gia Nga nhận định, cái gọi là “tên lửa hành trình tốt nhất thế giới của Trung Quốc” đều là phiên bản nhái của Nga.
    Trung Quốc giới thiệu các loại tên lửa nhái của Nga

    Một trong những nhà sản xuất vũ khí lớn nhất Trung Quốc - tập đoàn China Aerospace Science and Industry Corp (CASIC) - tại triển lãm hàng không ở Chu Hải đã giới thiệu tên lửa siêu thanh CM-302 - một phiên bản tên lửa hành trình chống hạm xuất khẩu mới.

    Trước đây, Giám đốc cơ quan sáng chế Học viện III thuộc tập đoàn khoa học-công nghiệp không gian vũ trụ Trung Quốc (CASIC) là ông ông Wang Changqing đã từng tiết lộ chi tiết kỹ thuật trong tên lửa hành trình mới của Trung Quốc.

    Tờ báo Trung Quốc China Daily cho biết, CASIC là nhà sản xuất hàng đầu về tên lửa hành trình phóng từ trên biển, dưới mặt đất và trên không của nước này. Theo đó, tên lửa hành trình thế hệ mới hãng sẽ được chế tạo nhờ sử dụng công nghệ cấu trúc modul.

    “Chúng tôi dự kiến thi hành lối tiếp cận “kết nối và hoạt động” (plug-and-play) trong phát triển mẫu tên lửa hành trình mới, cho phép quân đội của chúng tôi tạo cấu hình tên lửa hành trình tương ứng với điều kiện chiến đấu và những đòi hỏi cụ thể” -chuyên gia Wang Changqing nói.

    Tên lửa mới sẽ có trí tuệ nhân tạo trình độ cao, tạo điều kiện cho chỉ huy giám sát tên lửa trong suốt thời gian hành trình hoặc dùng chế độ tự dẫn đường, cũng như có thể thay đổi yêu cầu nhiệm vụ khác, trong khi đang thực hiện chuyến bay đến mục tiêu đã định trước.

    Tên lửa Trung Quốc CX-1, do công ty CASC trình bày tại triển lãm hàng không Chu Hải vào năm 2014, đã được nghiên cứu, phát triển dựa trên tên lửa chống tàu nổi tiếng trên thị trường vũ khí quốc tế P-800 “Yakhont”, là phiên bản xuất khẩu của loại tên lửa P-800 Oniks của Nga.

    [​IMG]
    Tên lửa hành trình chống hạm YJ-12 của Trung Quốc được phát triển trên nền tảng Kh-31
    CX-1 cũng tương tự như tên lửa chống hạm siêu âm BrahMos, là sản phẩm của liên doanh BrahMos Aerospace do Nga và Ấn Độ thành lập, cũng được phát triển trên nền tảng công nghệ P-800 Oniks của Nga.

    Còn tên lửa CM-302 là phiên bản xuất khẩu của YJ-12, do công ty đối thủ CASIC trưng bày tại triển lãm năm nay. YJ-12 về bản chất là phiên bản phóng đại kích thước của tên lửa chống hạm X-31 (Kh-31) của Nga, được Trung Quốc mua giấy phép sản xuất trong nước.

    Công nghệ tên lửa Trung Quốc còn kém Nga rất xa

    Bình luận về vấn đề này, chuyên viên quân sự Nga Vasily Kashin đã cho rằng, mặc dù Trung Quốc có nhiều tiến bộ trong công nghệ chế tạo tên lửa, nhưng việc báo chí nước này khẳng định tên lửa CM-302 (YJ-12) “tốt nhất trên thế giới” là chuyện hoang đường.

    Trung Quốc chắc chắn sẽ thành công trong việc chế tạo tên lửa chống tàu siêu âm. Nhưng trong thời điểm hiện nay, khả năng của nước này trong việc chế tạo ra một phiên bản mẫu hiện đại hoàn toàn “của riêng mình”, giống như CM-302 là rất khiêm tốn.

    Vị chuyên gia Nga khẳng định rằng, các loại tên lửa hành trình siêu âm, do hai tập đoàn Trung Quốc CASC và CASIC sản xuất đều là sản phẩm sao chép (dù đã qua sửa đổi một phần cấu trúc), của hai loại tên lửa hành trình chống tàu quan trọng của Nga.

    CX-1 là tên lửa được phát triển trên cơ sở của P-800 Yakhont của Nga, còn CM-302 là phiên bản xuất khẩu của YJ-12, được phỏng chế từ tên lửa diệt hạm X-31 (Kh-31) cũng của Nga.

    [​IMG]
    Tên lửa hành trình chống hạm CX-1 của Trung Quốc được coi là bản nhái của P-800 Oniks
    Hơn nữa, Trung Quốc không có tên lửa hạng nặng chống tàu siêu âm tương tự như P-500 Bazalt chứ đứng nói là P-1000 Vulkan và P-700 Granit của Nga. Những tên lửa này dành để đối phó với tàu sân bay, với tầm bắn hơn 700 km, vận tốc lên đến 2.5 Mach (2.5 vận tốc âm thanh).

    Các tên lửa này có thể tấn công theo chiến thuật “bầy sói” có tên lửa chỉ huy. Chỉ cần phóng một loạt, chúng trao đổi thông tin với nhau trong chuyến bay và phối hợp tấn công đồng thời mục tiêu từ nhiều hướng khác nhau, khiến đối phương không có cơ hội sống sót.

    Hiện nay, các phiên bản mới nhất của tên lửa hành trình Nga còn có thể tấn công các mục tiêu trên đất liền. Đây là điều Trung Quốc và cả Mỹ cũng không thể sánh được với Nga.

    Cần nhắc lại rằng, trong tương lai gần Nga hy vọng sẽ nhận được những tên lửa hiện đại hơn để chống tàu chiến. Thử nghiệm tên lửa siêu thanh 3M-22 “Zircon” của Nga, có thể đạt vận tốc gấp năm lần tốc độ âm thanh (Mach5) đã có những thành công lớn và sắp được trang bị.

    Tuy nhiên, cần lưu ý: sự tiến bộ của Trung Quốc trong ngành chế tạo tên lửa ảnh hưởng đến tình hình quân sự-chính trị ở Thái Bình Dương, gây ra mối lo ngại cho người Mỹ, bởi tên lửa chống máy bay phổ biến nhất Standar SM-2 của Mỹ không thể đối phó với tên lửa YJ-12 của Trung Quốc.

    Việc hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa của Mỹ bằng tên lửa Standard SM-6 với tầm bắn xa hơn sẽ đòi hỏi chi phí rất lớn, bởi vì giá của một quả tên lửa như vậy là 4 triệu USD.

    Chuyên gia Nga: Tên lửa SM-2 Mỹ không thể đánh chặn CM-302
    (Vũ khí) - Theo Sputnik, dù khả năng của tên lửa CM-302 do Trung Quốc sản xuất chưa thể sánh bằng Nga nhưng nó đủ khiến tên lửa đánh chặn SM-2 của Mỹ bó tay.
    Mỹ không thể đánh chặn

    Tại Triển lãm Chu Hải vừa qua, Tập đoàn China Aerospace Science and Industry Corp (CASIC) của Trung Quốc đã giới thiệu tên lửa siêu thanh CM-302 phiên bản xuất khẩu mới của mình, có khả năng tấn công mục tiêu trên mặt đất và ngầm dưới nước.

    Một số báo chí của Trung Quốc gọi loại tên lửa này là tốt nhất trên thế giới. Để hieur rõ sức mạnh của tên lửa này, chuyên viên quân sự Nga Vasily Kashin đã có bài phân tích đăng tải trên Sputnik.

    Theo nội dung bài viết, Trung Quốc chắc chắn sẽ thành công trong việc chế tạo tên lửa chống tàu siêu âm. Nhưng khả năng của nước này để tạo ra một phiên mẫu hiện đại hoàn toàn của riêng mình như vũ khí này là rất khiêm tốn.

    Tên lửa hành trình siêu âm do hai tập đoàn CASC và CASIC sản xuất, là sản phẩm sao chép, dù đã qua sửa đổi cấu trúc của hai loại… tên lửa hành trình chống tàu quan trọng của Nga.

    [​IMG]
    Tên lửa CM-302 tại Triển lãm Chu Hải.
    Tên lửa Trung Quốc CX-1, do công ty CASC trình bày tại triển lãm hàng không Chu Hải vào năm 2014, đã được dựa trên tên lửa chống tàu của Nga Yakhont có tiếng trên thị trường vũ khí quốc tế và tên lửa BrahMos sản phẩm liên doanh của Nga-Ấn Độ gần giống với nó.

    Tên lửa CM-302 do công ty đối thủ CASIC trưng bày tại triển lãm hiện nay. Về bản chất, đây là tên lửa diệt hạm X-31 của Nga phóng đại kích thước, được sản xuất tại Trung Quốc theo giấy phép của Nga.

    Tuy nhiên, Trung Quốc không có tên lửa hạng nặng chống tàu siêu âm tương tự như P-1000 Basalt và P-700 Granit của Nga. Những tên lửa này dành để đối phó với tàu sân bay. Chúng có tầm bắn hơn 700 km, vận tốc lên đến 2.5 Mach (2.5 vận tốc âm thanh).

    Chỉ cần bắn một loạt, chúng trao đổi thông tin với nhau trong chuyến bay và phối hợp tấn công đồng thời mục tiêu từ nhiều hướng khác nhau. Các phiên bản mới nhất của Granite và Basalt còn có thể bắn vào mục tiêu trên đất liền.

    Tuy nhiên, cần lưu ý: sự tiến bộ của Trung Quốc trong ngành chế tạo tên lửa ảnh hưởng đến tình hình quân sự-chính trị ở Thái Bình Dương, gây ra mối lo ngại cho người Mỹ. Bởi tên lửa chống máy bay phổ biến nhất Standar SM-2 của Mỹ do tầm bắn giới hạn của nó sẽ không thể đối phó với tên lửa CM-302 của Trung Quốc.

    Việc hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa của Mỹ bằng tên lửa Standard SM-6 với tầm bắn xa hơn sẽ đòi hỏi chi phí rất lớn, bởi vì giá của một quả tên lửa như vậy là rất đắt đỏ với ngân sách quốc phòng Mỹ hiện nay.

    Nhận định của báo Anh

    Mặc dù được chuyên gia Nga đánh giá khá cao nhưng theo Tạp chí Jane’s Denfence Weekly của Anh lại có cái nhìn hoàn toàn khác biệt. Theo tạp chí Anh, tuy Trung Quốc đã gia nhập hàng ngũ các nước chế tạo được tên lửa siêu âm nhưng tính năng của CM-302 chỉ có thể ngang với loại tên lửa hạm đối hạm Hùng Phong-3 của Đài Loan và loại tên lửa không đối hạm XASM-3 của Nhật, chứ chưa so được với các loại tên lửa khủng của Nga và của Ấn Độ.

    Tạp chí Jane’s cho biết, YJ-12 (phiên bản nội địa của CM-302) xuất hiện lần đầu tiên dưới dạng mô hình từ triển lãm hàng không Chu Hải năm 2000, cho đến nay mới bắt đầu thử nghiệm tên lửa thật. Nó được thiết kế kiểu 2 động cơ phản lực xung áp nhưng những bức ảnh chụp gần đây nhất đã cho thấy tên lửa đã được sửa đổi thiết kế thành kiểu 4 động cơ, có vẻ nó đã được copy từ loại tên lửa Kh-31 mà Trung Quốc mua của Nga vào năm 2006 và 2007.

    Số liệu của Jane’s cho biết, tên lửa này có trọng lượng vào khoảng 2 đến 2,5 tấn, chiều dài đạn 7m, tốc độ bay từ 2-3 Mach, tầm bắn từ 250-500km. Theo số liệu này thì trọng lượng, kích thước của nó lớn hơn rất nhiều so với Kh-31 (Trung Quốc mua của Nga).

    Ngoài ra, có 1 số thông tin cho biết, hiện Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển một loại tên lửa chống hạm phóng thẳng đứng với phiên hiệu là YJ-18, có kích thước và trọng lượng tương đồng với loại tên lửa Kh-41 hay còn gọi là SS-N- 22 Sunburn lắp đặt trên tàu khu trục lớp Sovremenny mà Trung Quốc mua lại của Nga.

    Jane’s khẳng định, nếu CM-302 thử nghiệm thành công, Trung Quốc sẽ gia nhập hàng ngũ các nước chế tạo được tên lửa siêu âm, nhưng tính năng của tên lửa này chỉ ngang với loại tên lửa hạm đối hạm Hùng Phong-3 của Đài Loan và loại tên lửa không đối hạm XASM-3 của Nhật, chứ chưa so được với các loại tên lửa khủng của Nga và của Ấn Độ.

    Hơn nữa, hiện sự tin cậy của chính Trung Quốc vào tên lửa này đang bị đánh dấu hỏi khi vừa qua, Một quan chức quốc phòng Nga cho biết, Trung Quốc sẽ tiếp tục mua các hệ thống động cơ của tên lửa chống hạm Kh-31.

    Điều đó chứng tỏ, các động cơ xung áp thể tích nhỏ của Trung Quốc không đáp ứng yêu cầu chất lượng, công nghệ vật liệu động cơ của Trung Quốc còn kém phát triển dẫn đến trọng lượng và kích thước tên lửa quá lớn so với các loại tên lửa cùng thế hệ và làm quá tải các động cơ Ramjet vốn đã yếu kém của họ.

    Một lần nữa, bài toán động cơ lại làm đau đầu ngành công nghiệp sản xuất vũ khí của Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh không giải quyết được những vấn đề mấu chốt về động cơ thì họ luôn phải phụ thuộc vào nước ngoài và không bao giờ vươn lên được top những nước phát triển về công nghệ hàng không và tên lửa.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...a-sm-2-my-khong-the-danh-chan-cm-302-3323027/
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...n-lua-so-1-the-gioi-yj-12-trung-quoc-3323018/

    Cả 2 quốc gia Nga, Anh đều ko có Ashm nào tương đương YJ-12, CM-302, nên phải viết bài phân tích 1 cách cay cú như vậy, nhưng vẫn buộc phải thừa nhận sự nguy hiểm của ashm TQ, bản thân Mỹ thì đã nín họng do đã bị bỏ xa trình độ thiết kế ashm
  8. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
  9. TerenceTao

    TerenceTao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2016
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    33
    Trung Quốc: Tàu sân bay Liêu Ninh đã sẵn sàng tham chiến

    Truyền thông nhà nước Trung Quốc tuyên bố tàu sân bay Liêu Ninh đã sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu.
    [​IMG]

    Ảnh nhân viên kiểm soát không lưu mặt boong đang hướng dẫn tiêm kích J-15 vào vị trí cất cánh. Global Times ngày 14/11 đưa tin, tàu sân bay Liêu Ninh đã sẵn sàng cho nhiệm vụ chiến đấu. Ảnh: 81.cn

    [​IMG]

    Li Dongyou, chính trị viên tàu sân bay Liêu Ninh nói: "Là một lực lượng quân sự, chúng tôi luôn sẵn sàng cho chiến tranh và khả năng chiến đấu của chúng ta cần được thử nghiệm trong thực chiến. Chúng tôi đang làm tốt nhất công tác chuẩn bị để tham chiến bất kỳ lúc nào. Ảnh: 81.cn

    [​IMG]

    3 quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ, trong đó có cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã đến thăm tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc. Ảnh: 81.cn

    [​IMG]

    Tàu sân bay Liêu Ninh được nâng cấp từ tàu sân bay Varyag chưa hoàn thành của Liên Xô. Liêu Ninh có thể 10 trực thăng và 25 tiêm kích trên hạm J-15. Ảnh: 81.cn

    [​IMG]

    Tàu sân bay Liêu Ninh thử nghiệm vũ khí phòng thủ. Theo Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược Quốc tế, mặc dù khả năng tổng thể của Liêu Ninh còn hạn chế nhưng nó đại diện cho bước nhảy vọt của hải quân Trung Quốc. Ảnh: 81.cn

    [​IMG]

    Liêu Ninh phóng thử tên lửa đánh chặn điều đó cho thấy khả năng phòng thủ của tàu đã được hoàn thiện. Ảnh: 81.cn

    [​IMG]

    Trực thăng Z-18 cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh, loại trực thăng này có 2 phiên bản dùng cho vận tải và cảnh báo sớm. Ảnh: 81.cn

    [​IMG]

    2 tiêm kích J-15 bay phía trước Liêu Ninh. Hình ảnh này cho thấy có vẻ như người Trung Quốc làm tốt hơn so với Nga khi tàu sân bay Liêu Ninh vận hành mà không có cột khói bốc cao như tàu Đô đốc Kuznetsov của Nga. Ảnh: 81.cn

    [​IMG]

    Các nhân viên kỹ thuật đang lắp tên lửa cho tiêm kích J-15. Ảnh: Sina

    [​IMG]

    Ảnh này cho thấy có 8 tiêm kích J-15 sẵn sàng làm nhiệm vụ. Ảnh: 81.cn

    http://www.baomoi.com/trung-quoc-tau-san-bay-lieu-ninh-da-san-sang-tham-chien/c/20845029.epi

    1 lúc xuất kích 2 J-15, bắn pháo và tên lửa phòng thủ thành công, Liêu Ninh còn ko tỏa khói mù mịt như Kuznetsov, như vậy là TQ đang sánh với Mỹ về KT TSB chứ ko phải Nga
  10. arkadin

    arkadin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2012
    Bài viết:
    531
    Đã được thích:
    503
    Trực thăng Z-8 gặp nạn trong khi diễn tập ở Thái Lan
    Trong cuộc diễn tập hỗ trợ nhân đạo ở Thái Lan vào tháng 9, một chiếc đa bị cháy khi đáp xuống tàu đổ bộ LDP 071 Changbai Shan, sau đó thủy thủ đoàn buộc phải đẩy nó xuống biển.
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này