1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc phần 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi halosun, 23/11/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mimosalq

    mimosalq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Bài viết:
    842
    Đã được thích:
    137
    Máy bay quân sự Trung Quốc "hàng nhái" gặp nhiều sự cố
    Chia sẻ

    >> Máy bay chiến đấu J-15 gặp nạn: Cú giáng mạnh vào tham vọng của hải quân Trung Quốc
    >> Trung Quốc lần đầu thừa nhận vụ tai nạn chết người của máy bay chiến đấu J-15
    >> Trung Quốc mới có vẻn vẹn 17 “cá mập yếu đuối” J-15[/paste:font]


    [​IMG]
    Máy bay J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc (Ảnh: Reuters)
    Theo Sputnik, năm 2001, Trung Quốc đã mua máy bay T-10K-3 từ Ukraine. Đây là nguyên mẫu của máy bay chiến đấu Su-33 của Moscow và Bắc Kinh được cho là đã học hỏi và sao chép để chế tạo nên máy bay chiến đấu J-15 của riêng họ.

    Trả lời tờ báo Nga, chuyên gia quân sự Vasily Kashin cho biết: “Nhiều năm trước, Trung Quốc quyết định sẽ tiết kiệm chút ngân sách và thay vì mua thẳng Su-33 từ Nga để có thể được Nga cung cấp giấy phép sản xuất chính thống ở Trung Quốc, họ đã lựa chọn mua nguyên mẫu của Su-33 ở Ukraine. Kết quả là, quá trình phát triẻn J-15 tốn nhiều thời gian và tiền bạc hơn kỳ vọng của Bắc Kinh rất nhiều. Mặt khác, các máy bay chiến đấu này thiếu đi độ tin cậy nhất định”, ông Kashin cho hay.

    Sputnik cũng chỉ ra những lỗi mà J-15 mắc phải khiến nó không thể tác chiến một cách trơn tru. Đầu tiên là trọng lượng của J-15 quá nặng để có thể vận hành hiệu quả trên tàu sân bay. “Động cơ của J-15 và trọng lượng lớn đã khiến máy bay này hoạt động không còn hiệu quả. Khi cất cánh trong tình trạng không vũ khí, J-15 nặng tới 17,5 tấn, trong khi F-18 của Hải quân Mỹ chỉ nặng 14,5 tấn”, theo Sputnik.

    Nó gặp vấn đề với hệ thống điều khiển bay, dẫn tới một số vụ rơi máy bay khiến các quân nhân Trung Quốc thiệt mạng trong quá trình tham gia huấn luyện và diễn tập.

    Quan trọng hơn cả là Bắc Kinh không có đủ máy bay J-15 để trang bị cho các tàu sân bay của nước này. Hiện tại họ chỉ sở hữu khoảng 30-40 máy bay, trong khi chỉ riêng tàu sân bay Liêu Ninh của họ cần 24 chiếc J-15 để thiết lập một phi đội chiến đấu. Ngay cả tàu sân bay thứ 2 mà Trung Quốc chuẩn bị hạ thủy cũng cần số lượng máy bay tương tự.

    Máy bay chiến đấu Su-33 bắt đầu được Liên Xô phát triển từ những năm 1980, trang bị cho tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Thiết kế của Su-33 dựa trên máy bay SU-27, nhưng có sự cải tiến nhất định đảm bảo sự phù hợp khi hạ cánh, cất cánh trên tàu sân bay. Nó có thể đạt vận tốc hơn 2.000km/h, độ cao tối đa 17.000m, và khoảng cách hoạt động tối đa là 3.000km. Su-33 có thể mang hầu hết các tên lửa không đối không hiện đại trong biên chế quân đội Nga.

    Đức Hoàng

    Theo Business Insider
    despair thích bài này.
  2. tenlatuan

    tenlatuan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/09/2015
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    108
    Theo Business Insider = Báo Mỹ =)) hàng nhái mà bay được, trong khi mấy con phú quốc nói là ko bay được, bị sự cố mà ko hề có ảnh, video nào, toàn là những dòng tin vắn lá cải của báo Mỹ và bọn phú quốc tha rác về

    Báo lá cải Mỹ lúc nào cũng chê, dìm hàng vk TQ, nhưng quân đội Mỹ thì khác

    Các báo chính thống lớn của Mỹ (vd Foxnew, nationalinterest, businessinsider.com) đều đưa tin về việc Mỹ lo ngại DF21D của TQ và phương pháp phòng tránh hiệu quả nhất là đi thật xa khỏi phạm vi của nó

    Meet the US's answer to China's 'Carrier Killer' missile

    For instance, China's famous DF-21D "carrier killer" ballistic missile has a range of about 810 miles. The US's longest-range carrier-based aircraft only have a range of about 550 miles, which forces the US to either operate carrier-based aircraft outside of their effective range or risk bringing an entire carrier, with 6,000 sailors and about 70 aircraft, within range of the DF-21D.

    The Stingray, once integrated into carrier fleets, will extend the range of US carrier's existing F-18s, allowing them to effectively operate from a safe distance.


    https://www.businessinsider.com/us-answer-carrier-killer-missile-2016-7

    The threat, including weapons such as the Chinese-built DF-21D missile referred to as a “carrier-killer” able to destroy targets more than 900 miles off shore, is sufficient to potentially prevent aircraft carriers from operating in closer proximity to enemy coastlines in order to project power and hold enemy targets at risk

    https://defensesystems.com/articles/2016/10/24/stingray.aspx

    Chinese DF-21D anti-ship guided missiles, for instance, are said to be able to destroy targets as far away as 900 nautical miles. While there is some question about this weapon’s ability to strike moving targets, and carriers of course are armed with a wide range of layered defenses, the Chinese weapons does bring a substantial risk potentially great enough to require carriers to operate much further from shore.

    https://www.foxnews.com/tech/navy-to-flight-test-first-of-its-kind-carrier-launched-drone-in-2021
    https://nationalinterest.org/blog/t...plans-save-its-nuclear-powered-aircraft-25656

    Các bạn biết vì sao Mỹ chắc chắn ko tin tưởng giao tính mạng >3000 thuyền viên TSB cho SM3/6 ko ? bởi vì Mỹ nó thừa hiểu ko thể đánh chặn mục tiêu siêu thanh
  3. oplot1x

    oplot1x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    83
    Quân đội Trung Quốc cải cách để bành trướng toàn cầu

    Giới lãnh đạo chính trị-quân sự Trung Quốc sẵn sàng tung sức mạnh trên quy mô toàn cầu.

    Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (tên chính thức của quân đội Trung Quốc) đã bắt đầu cải cách cùng với cả đất nước này từ cuối thập niên 1970. Động cơ khác thúc đẩy Trung Quốc cải cách quân đội là cuộc chiến xâm lược thất bại chống Việt Nam vào đầu năm 1979.

    [​IMG]
    Từ cuối thập niên 1990, Trung Quốc đã đóng hơn 10 tàu ngầm lớp Type 039 với các biến thể khác nhau (wikipedia.org)
    Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, việc cải cách chỉ là cắt giảm mạnh quân số (trước hết dĩ nhiên là giảm quân số lục quân) vốn được huấn luyện và bảo đảm cực kỳ tồi may lắm là chỉ có vũ khí bộ binh. Số lượng vũ khí trang bị sản xuất thời Thế chiến II và thập niên 1950 cũng bị cắt giảm đáng kể. Nhiều binh đoàn, đơn vị đã bị giải thể, chủ yếu là bộ binh (ở đúng nghĩa đen của thuật ngữ này). Thực chất chẳng hề có cải cách thực sự nào. Tuy vậy, các biện pháp này đã cho phép cắt giảm đáng kể chi phí quân sự, dồn thêm tiền để tiến hành cải cách kinh tế. Ngoài ra, quân đội Trung Quốc còn có quyền hoạt động kinh tế. Điều đó đã làm giảm nhẹ hơn nữa gánh nặng nuôi dưỡng quân đội Trung Quốc cho ngân sách nhà nước, nhưng cũng đã sinh ra nạn tham nhũng lớn nên vào năm 1998, hoạt động kinh tế của quân đội bị chấm dứt.

    Tiếp sau tăng trưởng kinh tế

    Cùng với sự gia tăng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, chi phí quân sự cũng bắt đầu tăng dần, trên cơ sở các công nghệ nội địa và nước ngoài (cả của Liên Xô/Nga lẫn của phương Tây) đã chế tạo ra các mẫu vũ khí trang bị mới.
    Lúc đầu, các mẫu này thua kém xa các mẫu nước ngoài về chất lượng. Bộ chỉ huy quân đội Trung Quốc hiểu rõ điều đó nên các mẫu vũ khí trang bị này đã được sản xuất với số lượng rất hạn chế và thực chất chỉ là các mẫu thí nghiệm. Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia nước ngoài, kể cả ở Nga, đã sai lầm xem đó là chính sách lâu dài. Luận thuyết cho rằng, quân đội Trung Quốc mua sắm vũ khí trang bị hiện đại chỉ ở số lượng không đáng kể cho các đơn vị tinh nhuệ cho đến nay vẫn thấy nói trong sách báo mặc dù chẳng có chút gì đúng so với hiện thực. Sau khi một mẫu vũ khí trang bị nào đó được hoàn thiện đạt đến các tính năng kỹ-chiến thuật mà bộ chỉ huy quân đội Trung Quốc yêu cầu, nó liền được đưa vào sản xuất hàng loạt, điều dễ dàng thực hiện nhờ năng lực sản xuất khổng lồ của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Trong quân đội Trung Quốc có khẩu hiệu “kết hợp cơ giới hóa và thông tin hóa”, có nghĩa là mua sắm hàng loạt tất cả loại vũ khí trang bị hiện đại dành cho tất cả các quân chủng, đồng thời áp dụng vào quân đội các phương pháp tác chiến lấy mạng làm trung tâm. Hiện nay, Trung Quốc đã tiến lên trình độ những nước tiên tiến nhất về gần như tất cả các chủng loại vũ khí trang bị. Nếu như vẫn còn sự thua hụt về chất lượng nào đó thì nó cũng không phải là nghiêm trọng, hơn nữa lại dễ dàng được bù đắp bởi số lượng vũ khí trang bị được sản xuất ra.
    Cho đến gần đây, trong cơ cấu tổ chức của quân đội Trung Quốc vốn xây dựng theo mô hình “Phổ-Liên Xô” đã gần như không diễn rea sự thay đổi nào. Do đó, việc đưa vào trang bị cho quân đội các vũ khí trang bị hiện đại ở mức độ nhất định đã chỉ là “đổ rượu mới vào bình cũ”. Cuối cùng, từ năm 2016, cuộc cải cách cơ cấu tổ chức quân đội Trung Quốc đã bắt đầu và chính nó đang thực sự làm thay đổi diện mạo quân đội Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc không còn là quân đội kiểu “Phổ-Liên Xô” và trở thành kiểu “Mỹ-Nga”. Rõ ràng là chính quân đội Mỹ và quân đội Nga hiện nay đã trở thành hình mẫu cho giới lãnh đạo chính trị-quân sự Trung Quốc trong quá trình cải cách hai năm qua. Song dĩ nhiên là quân đội Trung Quốc mới không sao chép cả quân đội Mỹ lẫn Nga.
    Cần phải nói rằng, quyền lãnh đạo của đảng đối với quân đội Trung Quốc đã chỉ càng được tăng cường. Quân ủy trung ương đảng cộng sản Trung Quốc vẫn là cơ quan lãnh đạo tối cao quân đội Trung Quốc và thực tế là cả quốc gia nói chung.
    Hiện nay, Quân ủy trung ương gồm có: Bộ tham mưu liên hợp (bao gồm các bộ tham mưu quân chủng), Văn phòng Quân ủy, 5 bộ (Công tác chính trị, Phát triển trang bị, Quản lý và huấn luyện, Bảo đảm hậu cần, Động viên quốc phòng), 3 ủy ban (Chính pháp, Kiểm tra kỷ luật, KHKT), 3 văn phòng (Quy hoạch chiến lược, Cải cách và biên chế, Hợp tác quân sự quốc tế), Cục Kiểm toán và Tổng cục Quản lý các cơ quan quân ủy. Bộ tổng tham mưu và các tổng cục bị giải thể, Bộ tham mưu liên hợp mới giống nhiều hơn với Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân. Đồng thời, lục quân cũng đã lần đầu tiên có bộ tư lệnh riêng của mình mà các chức năng của nó trước đây là do Bộ tổng tham mưu đảm nhiệm.
    Trực thuộc Quân ủy trung ương hiện nay có 5 chiến khu: Bắc bộ (Bộ tư lệnh đặt tại thành phố Thẩm Dương), Trung bộ (Bắc Kinh), Tây bộ (Thành Đô), Nam bộ (Quảng Châu), Đông bộ (Nam Kinh) thay thế cho 7 đại quân khu trước đây. Các chiến khu là các tập đoàn chiến dịch-chiến lược cao nhất của quân đội Trung Quốc, dưới quyền chỉ huy của chúng là tất cả các binh đoàn, đơn vị và hạm tàu của lục quân, không quân và hải quân Trung Quốc.
    Ngoài ra, trực thuộc Quân ủy trung ương còn có Lực lượng tên lửa, cũng như quân chủng thứ 5, hoàn toàn mới làLực lượng chi viện chiến lược phụ trách chuẩn bị cho chiến tranh lấy mạng làm trung tâm, tác chiến không gian mạng, chiến tranh vũ trụ, tác chiến điện tử.
    Quân chủng mới - Lực lượng chi viện chiến lược

    Phần lớn các đơn vị biên chế của Lực lượng chi viện chiến lược liên quan đến hạ tầng vũ trụ: Đó là Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền (chính là sân bay vũ trụ Shuangchengzi hay Căn cứ 20), Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên (Sân bay vũ trụ Ngũ Trại, Căn cứ 25), Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương (Sân bay vũ trụ Tây Xương, Căn cứ 27), hai trung tâm điều khiển bay vũ trụ (Ở Bắc Kinh và Tây An), Trung tâm vũ trụ giám sát đại dương (Căn cứ 23). Ngoài ra, thuộc biên chế Lực lượng chi viện chiến lược còn có trường thử hạt nhân ở Khu tự trị Tân Cương-Duy Ngô Nhĩ (chính là Căn cứ 21), Trung tâm nghiên cứu và phát triển khí động học (Căn cứ 29), Đại học ngoại ngữ quân đội Trung Quốc, các trung tâm quân y, cũng như Đơn vị 61786 (Một viện nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ thông tin).
    Trung Quốc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thành lập một quân chủng với tư cách Lực lượng chi viện chiến lược. Nó sẽ không chịu trách nhiệm về bảo đảm hậu cần cho lực lượng vũ trang truyền thống mà về phát triển và tiến hành các phương pháp tác chiến mới. Rõ ràng là tại đây, người ta nghiên cứu phát triển các hình thức và phương pháp tác chiến lấy mạng làm trung tâm dành cho chính quân đội Trung Quốc và đối phó với các hình thức và phương pháp tác chiến đó của quân đội nước ngoài, trước hết là quân đội Mỹ. Sự phụ thuộc quá mức của quân đội Mỹ vào các loại vệ tinh có chức năng khác nhau trở thành một trong những điểm sơ hở nhất của quân đội Mỹ. Việc phá hủy vật lý và/hoặc chế áp vô tuyến điện tử đối với các vệ tinh của đối phương đối với quân đội Trung Quốc nói chung và trước hết là Lực lượng chi viện chiến lược sẽ là nhiệm vụ không kém phần quan trọng so với việc triển khai các cụm vệ tinh của mình. Ngoài ra, Lực lượng chi viện chiến lược sẽ được giao nhiệm vụ tiến hành chiến tranh thông tin ở nghĩa rộng của thuật ngữ này - tức là từ tác chiến điện tử cho đến chiến tranh tâm lý.

    [​IMG]
    Quân đội Trung Quốc hiện sở hữu các hệ thống rocket phóng loạt đã là mạnh nhất thế giới (chinamil.com.cn)
    Một quân chủng trước đây mang cái tên khá lạ lùng “Lực lượng pháo binh 2” từ năm 2016 đã có cái tên phù hợp hơn là Lực lượng tên lửa (tương đương với Bộ đội Tên lửa chiến lược Nga). Nhiều khả năng, quân chủng này vẫn duy trì cơ cấu tổ chức bên trong như cũ - các quân đoàn (tập đoàn quân) tên lửa (căn cứ) được biên chế mấy lữ đoàn tên lửa. Mỗi lữ đoàn được trang bị một loại tên lửa, gồm từ 3-6 tiểu đoàn tên lửa. Mỗi tiểu đoàn gồm 3 đại đội tên lửa, còn mỗi đại đội có thể gồm 3 trung đội tên lửa. Tùy thuộc vào chủng loại tên lửa, mỗi bệ phóng có thể nằm trong trang bị của một đại đội tên lửa hay một trung đội tên lửa. Do đó, mỗi lữ đoàn tên lửa có thể có từ 9-54 bệ phóng (giếng phóng hay bệ phóng cơ động).

    Trong Lực lượng tên lửa hiện có 9 quân đoàn tên lửa, từ số 61 đến 69.
    Từ sư đoàn chuyển sang lữ đoàn

    Trong Lục quân và Không quân Trung Quốc từ trước cải cách năm 2016 đã bắt đầu quá trình chuyển dần từ các sư đoàn sang các lữ đoàn với tư cách loại binh đoàn chủ yếu. Trong Lục quân, đã thành lập nhiều lữ đoàn các loại, phân bố rất không đồng đều theo các đại quân khu và quân đoàn.

    Trong Không quân vốn từng có 44 sư đoàn không quân, mỗi sư đoàn gồm 3 trung đoàn, việc chuyển sang các lữ đoàn diễn ra bằng cách rút các trung đoàn khỏi biên chế các sư đoàn và chuyển đổi thành các lữ đoàn với cùng phiên hiệu (hơn nữa, trung đoàn vẫn giữ nguyên biên chế cũ). Như vậy, trong sư đoàn còn lại 1 hay 2 trung đoàn, hoặc là bộ chỉ huy sư đoàn bị giải thể hoàn toàn. Trong tiến trình cải cách hiện nay, quá trình “lữ đoàn hóa” trong Không quân Trung Quốc đã được đẩy nhanh, còn trong Lục quân thì lại có nội hàm hoàn toàn mới mà về thực chất có thể coi là giai đoạn 2 của đợt cải cách hiện nay (bắt đầu vào mùa xuân năm 2017). Nó trù định giải thoát cho Lục quân khỏi những tàn tích của bộ binh truyền thống chất lượng thấp và chuyển hẳn thành chủ lực của quân đội hiện đại.

    Hiện nay, trong Lục quân còn lại 13 quân đoàn, trong mỗi quân đoàn có 6 lữ đoàn hợp thành và 6 lữ đoàn chuyên trách.

    Các lữ đoàn hợp thành được xây dựng bằng cách “pha trộn” các sư đoàn và lữ đoàn xe tăng, cơ giới hóa và bộ binh cơ giới. Theo thông tin hiện có, một lữ đoàn hợp thành gồm có 4 tiểu đoàn độc lập, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn phòng không, 1 tiểu đoàn công binh, nhiều đơn vị khác. Mỗi tiểu đoàn độc lập được biên chế 31 xe chiến đấu bộ binh hay xe bọc thép chở quân và 6 cối 120 mm, ngoài ra, trong 2 trong số 4 tiểu đoàn độc lập, mỗi tiểu đoàn được biên chế 40 xe tăng hay xe chiến đấu trang bị vũ khí hạng nặng. Trong tiểu đoàn pháo có 36 pháo tự hành và /hoặc pháo phản lực (hệ thống rocket phóng loạt) và 9 hệ thống tên lửa chống tăng tự hành, còn tiểu đoàn phòng không được biên chế 18 hệ thống pháo-tên lửa phòng không và hệ thống tên lửa phòng không mang vác.

    Các lữ đoàn chuyên trách trong mỗi quân đoàn là 1 lữ đoàn pháo, 1 lữ đoàn phòng không, 1 lữ đoàn đặc nhiệm, 1 lữ đoàn không quân lục quân, 1 lữ đoàn công binh, 1 lữ đoàn chi viện. Phiên hiệu của các lữ đoàn này giống phiên hiệu của quân đoàn mà chúng trực thuộc. Trong 2 trong số 13 quân đoàn, thay cho 1 lữ đoàn không quân lục quân lại là 1 lữ đoàn đổ bộ đột kích.
    Chiến khu Bắc bộ

    Hiện nay, nằm trong địa bàn trách nhiệm của Chiến khu Bắc bộ quân đội Trung Quốc hiện là toàn bộ đường biên giới với Nga (ngoại trừ một khu vực nhỏ phía Tây trên dãy Altai), đường biên giới với CHDCND Triều Tiên và phần lớn đường biên giới với Mông Cổ.
    Lục quân Chiến khu Bắc bộ có 3 quân đoàn.
    Quân đoàn 78 gồm: Các lữ đoàn hợp thành 8, 48, 68, 115, 202, 204, lữ đoàn pháo 78, lữ đoàn phòng không 78, lữ đoàn đặc nhiệm 78, lữ đoàn không quân lục quân 78, lữ đoàn công binh 78, lữ đoàn chi viện 78.

    Quân đoàn 79: Các lữ đoàn hợp thành 46, 116, 119, 190, 191, 200, lữ đoàn pháo 79, lữ đoàn phòng không 79, lữ đoàn đặc nhiệm 79, lữ đoàn không quân lục quân 79, lữ đoàn công binh 79, lữ đoàn chi viện 79.

    Quân đoàn 80: Các lữ đoàn hợp thành 47, 69, 118, 138, 199, 203, lữ đoàn pháo 80, lữ đoàn phòng không 80, lữ đoàn đặc nhiệm 80, lữ đoàn không quân lục quân 80, lữ đoàn công binh 80, lữ đoàn chi viện 80.

    Trực thuộc trực tiếp Chiến khu Bắc bộ có 11 lữ đoàn biên phòng (từ số 321 đến 331) và 4 lữ đoàn phòng thủ bờ biển (từ số 332 đến 335).

    Trong biên chế không quân Chiến khu Bắc bộ có 6 sư đoàn không quân (1, 5, 11, 12, 16, 21, bao gồm tổng cộng 13 trung đoàn không quân) và 9 lữ đoàn không quân (2, 3, 15, 31, 61, 88, 89, 90, 91).

    Trực thuộc Chiến khu Bắc bộ hiện còn có Hạm đội Bắc Hải. Ngoài lực lượng tàu được biên chế (gồm cả 1 tàu sân bay và gần như tất cả các tàu ngầm hạt nhân), hạm đội còn được biên chế các sư đoàn không quân hải quân 2 và 5 và Lữ đoàn lính thủy đánh bộ 77.

    Chiến khu Trung bộ

    Địa bàn trách nhiệm của Chiến khu Trung bộ quân đội Trung Quốc không tiếp giáp với đường biên giới bên ngoài, chiến khu này làm nhiệm vụ bảo vệ thủ đô và các chức năng “trung tâm” khác.

    Lục quân Chiến khu Trung bộ cũng có 3 quân đoàn.

    Quân đoàn 81 gồm: Các lữ đoàn hợp thành 7, 70, 162, 189, 194, 195, Lữ đoàn pháo 81, Lữ đoàn phòng không 81, Lữ đoàn đặc nhiệm 81, Lữ đoàn không quân lục quân 81, Lữ đoàn công binh 81, Lữ đoàn chi viện 81.

    Quân đoàn 82: Các lữ đoàn hợp thành 6, 80, 151, 188, 196, 205, Lữ đoàn pháo 82, Lữ đoàn phòng không 82, Lữ đoàn đặc nhiệm 82, Lữ đoàn không quân lục quân 82, Lữ đoàn công binh 82, Lữ đoàn chi viện 82.

    Quân đoàn 83: Các lữ đoàn hợp thành 11, 58, 60, 113, 129, 193, Lữ đoàn pháo 83, Lữ đoàn phòng không 83, Lữ đoàn đặc nhiệm 83, Lữ đoàn công binh 83, Lữ đoàn chi viện 83, Lữ đoàn đổ bộ đột kích 161.

    Trong biên chế không quân Chiến khu Trung bộ có 6 sư đoàn không quân (7, 13, 15, 19, 24, 36, bao gồm tổng cộng 15 trung đoàn không quân) và lữ đoàn không quân 56.

    Ngoài ra, trong địa bàn trách nhiệm của Chiến khu Trung bộ còn triển khai các binh đoàn, đơn vị trực thuộc trực tiếp các bộ tư lệnh không quân hoặc hải quân. Đó là Bộ tư lệnh thành phố Bắc Kinh (Các sư đoàn đồn trú 1 và 3, một sư đoàn pháo), Quân đoàn đổ bộ đường không 15 (Các lữ đoàn đổ bộ đường không 127, 128, 130, 131, 133, 134, các lữ đoàn đặc nhiệm, chi viện, không quân), Sư đoàn không quân 34, Trung tâm huấn luyện-thử nghiệm không quân (Các lữ đoàn không quân 170, 171, 172, 175, 176).

    Chiến khu Tây bộ

    Chiến khu Tây bộ có 2 quân đoàn lục quân.

    Quân đoàn 76: Các lữ đoàn hợp thành 12, 17, 56, 62, 149, 182, Lữ đoàn pháo 76, Lữ đoàn phòng không 76, Lữ đoàn đặc nhiệm 76, Lữ đoàn không quân lục quân 76, Lữ đoàn công binh 76, Lữ đoàn chi viện 76.

    Quân đoàn 77: Các lữ đoàn hợp thành 39, 40, 55, 139, 150, 181, Lữ đoàn pháo 77, Lữ đoàn phòng không 77, Lữ đoàn đặc nhiệm 77, Lữ đoàn không quân lục quân 77, Lữ đoàn công binh 77, Lữ đoàn chi viện 77.

    Trong biên chế không quân Chiến khu Tây bộ có 4 sư đoàn không quân (4, 6, 20, 33, bao gồm tổng cộng 11 trung đoàn không quân), 5 lữ đoàn không quân (16, 109, 110, 111, 112) và Lữ đoàn máy bay không người lái chiến đấu 178.

    Các quân khu cấp tỉnh là Quân khu Tân Cương và Quân khu Tây Tạng, nằm trong thành phần Đại quân khu Lan Châu trước đây, sau đó thuộc Chiến khu Tây bộ trong thời gian không lâu, thì này trực thuộc trực tiếp Bộ tư lệnh Lục quân. Nhiều khả năng, các quân khu này cơ bản giữ nguyên cơ cấu tổ chức thời trước cải cách.

    Trong biên chế Quân khu Tân Cương còn lại các sư đoàn: bộ binh cơ giới 4, cơ giới hóa nhẹ 8, các sư đoàn bộ binh sơn cước 6 và 11, Lữ đoàn pháo 2, một lữ đoàn phòng không, một lữ đoàn đặc nhiệm, Lữ đoàn không quân lục quân 3, một lữ đoàn công binh, 3 lữ đoàn biên phòng (318, 319, 320).

    Quân khu Tây Tạng gồm: các lữ đoàn bộ binh sơn cước 52 và 53, Lữ đoàn hợp thành 54, Lữ đoàn pháo 308, Lữ đoàn tên lửa phòng không 651, lữ đoàn công binh, lữ đoàn đặc nhiệm, lữ đoàn không quân lục quân, 4 lữ đoàn biên phòng (305, 306, 307, 308).

    Chiến khu Nam bộ

    Thuộc địa bàn trách nhiệm của Chiến khu Nam bộ là đường biên giới với 3 nước Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, Myanmar).

    Lục quân chiến khu Nam bộ có 2 quân đoàn.

    Quân đoàn 74: Các lữ đoàn hợp thành 1, 16, 125, 132, 154, 163, Lữ đoàn pháo 74, Lữ đoàn phòng không 74, Lữ đoàn đặc nhiệm 74, Lữ đoàn không quân lục quân 74, Lữ đoàn công binh 74, Lữ đoàn chi viện 74.

    Quân đoàn 75: Các lữ đoàn hợp thành 15, 31, 32, 37, 122, 123, Lữ đoàn pháo 75, Lữ đoàn phòng không 75, Lữ đoàn đặc nhiệm 75, Lữ đoàn công binh 75, Lữ đoàn chi viện 75, Lữ đoàn đổ bộ đột kích 121.

    Trực thuộc trực tiếp Chiến khu Nam bộ còn có lực lượng đồn trú Hongkong, 5 lữ đoàn biên phòng (313, 314, 315, 316, 317), 2 lữ đoàn phòng thủ bờ biển (311, 312).

    Trong biên chế không quân Chiến khu Nam bộ có 5 sư đoàn không quân (2, 8, 9, 18, 44, bao gồm tổng cộng 10 trung đoàn không quân) và 7 lữ đoàn không quân (5, 54, 124, 125, 126, 130, 131) và 1 lữ đoàn máy bay không người lái chiến đấu. Có khả năng Trung đoàn không quân 6 của Sư đoàn không quân 2 (chính trung đoàn này là đơn vị đang tiếp nhận các tiêm kích Su-35S mua của Nga) đã được chuyển đổi thành Lữ đoàn không quân 6.

    Trực thuộc Chiến khu Nam bộ còn có Hạm đội Nam Hải, trong đó có các sư đoàn không quân 8 và 9 của không quân hải quân, các lữ đoàn lính thủy đánh bộ 1 và 164.

    Chiến khu Đông bộ

    Chiến khu Đông bộ là chiến khu duy nhất sao chép toàn bộ một trong 7 đại quân khu trước đây (Đại quân khu Nam Kinh). Chiến khu Đông bộ kế thừa (chỉ đổi phiên hiệu) cả 3 quân đoàn lục quân của đại quân khu Nam Kinh.

    Quân đoàn 71: Các lữ đoàn hợp thành 2, 35, 160, 178, 179, 235, Lữ đoàn pháo 71, Lữ đoàn phòng không 71, Lữ đoàn đặc nhiệm 71, Lữ đoàn không quân lục quân 71, Lữ đoàn công binh 71, Lữ đoàn chi viện 71.

    Quân đoàn 72: Các lữ đoàn hợp thành 5, 10, 34, 85, 90, 124, Lữ đoàn pháo 72, Lữ đoàn phòng không 72, Lữ đoàn đặc nhiệm 72, Lữ đoàn không quân lục quân 72, Lữ đoàn công binh 72, Lữ đoàn chi viện 72.

    Quân đoàn 73: Các lữ đoàn hợp thành 3, 14, 86, 91, 92, 145, Lữ đoàn pháo 73, Lữ đoàn phòng không 73, Lữ đoàn đặc nhiệm 73, Lữ đoàn không quân lục quân 73, Lữ đoàn công binh 73, Lữ đoàn chi viện 73.

    Trực thuộc trực tiếp Chiến khu Đông bộ còn có 4 lữ đoàn phòng thủ bờ biển (301, 302, 303, 304).

    Trong biên chế không quân Chiến khu Đông bộ có 5 sư đoàn không quân (10, 14, 26, 28, 32, bao gồm tổng cộng 12 trung đoàn không quân) và 9 lữ đoàn không quân (7, 8, 9, 78, 83, 85, 86, 93, vận tải-cứu hộ) và 1 lữ đoàn máy bay không người lái chiến đấu.

    Cũng trực thuộc Chiến khu Đông bộ còn có Hạm đội Đông Hải, trong đó có các sư đoàn không quân hải quân 4 và 6.

    Từ “biển người” sang “biển robot”

    Từ cơ cấu tổ chức mới của quân đội Trung Quốc, có thể rút ra kết luận về số lượng vũ khí trang bị thuộc các lớp khác nhau trong biên chế quân đội Trung Quốc. Hoàn toàn rõ ràng là các binh đoàn mới đã được thành lập không phải là để các binh sĩ xe tăng tiếp tục chạy trên các xe tăng Туре 59 (sao chép Т-54 của Liên Xô), còn các phi công tiếp tục bay trên tiêm kích J-7 (sao chép MiG-21). Tất cả các vũ khí trang bị cũ còn lại trong biên chế trong tương lai rất gần sẽ bị thay thế bằng loại mới đang được sản xuất loạt.

    Ví dụ, căn cứ vào số lượn và tổ chức biên chế của các binh đoàn, có thể nói rằng, trong biên chế quân đội Trung Quốc sẽ có không dưới 7.000 xe tăng và xe chiến đấu trang bị vũ khí hạng nặng thuộc các loại mới. Mạnh nhất trong số đó là xe tăng Туре 99, tương tự nhưng không hẳn là tương đương Т-90 của Nga. Hiện có 900-1.000 xe tăng này, gần như chỉ có trong các đơn vị của Chiến khu Bắc bộ và Chiến khu Trung bộ. Xe tăng Туре 96 (hiện có đến 3.500 chiếc thuộc mấy biến thể), tương tự Т-72 của Liên Xô/Nga, đang được đưa vào trang bị cho các đơn vị của các chiến khu Tây bộ, Đông bộ, Nam bộ, các quân khu Tây Tạng và Tân Cương.

    Số lượng xe chiến đấu bộ binh (Туре 04, Туре 05…) và xe bọc thép chở quân (Туре 92, Туре 09...) sẽ là hơn 10.000 chiếc. Số lượng pháo tự hành mới (Туре 05, Туре 07, Туре 09) ít nhất là 3.000 đơn vị, cũng có chừng 3.000 hệ thống rocket phóng loạt (Туре 03, họ WM, họ WS, riêng họ pháo phản lực WS là pháo phản lực mạnh nhất thế giới). Xét về tất cả các lớp vũ khí trên, không dưới một nửa các tham số số lượng đã được thực hiện. Điều đó liên quan đến các hệ thống tên lửa chống tăng HJ-9 và HJ-10, các hệ thống tên lửa phòng không HQ-16, HQ-17, HQ-22, các hệ thống tên lửa phòng không mang vác QW-1, QW-2, FN-6, FN-16, các hệ thống pháo-tên lửa phòng không Туре 95 và Туре 07, các trực thăng chiến đấu Z-10 và Z-19. Ở mức độ lớn, đã khắc phục được sự tụt hậu tồn tại cho đến gần đây của Lục quân Trung Quốc so với các quân đội tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực phòng không lục quân và không quân lục quân.

    Điều đáng nói là Trung Quốc cũng đang ráo riết trang bị cho lục quân các robot dùng để thay thế trước hết lính công binh và bộ binh trên chiến trường. Điều đó cho thấy quân đội Trung Quốc đã thay đổi kinh ngạc như thế nào trong thời gian cải cách: thời chiến tranh xâm lược Việt Nam, thủ đoạn chiến thuật quen thuộc là “chiến thuật biển người”, nghĩa là mạng sống của người lính hoàn toàn không có giá trị gì cả.

    Cần phải nói rằng, cực kỳ sai lầm là ý kiến phổ biến cho rằng, do những cải cách gần đây, vai trò và tầm quan trọng của Lục quân trong quân đội Trung Quốc đã giảm mạnh. Trên thực tế, chỉ quân số của Lục quân và tương ứng là tỷ lệ của Lục quân trong tổng quân số quân đội Trung Quốc giảm đi. Tuy vậy, như đã nói ở trên, đã chỉ diễn ra sự giải thoát hoàn toàn Lục quân khỏi lực lượng bộ binh trang bị và huấn luyện kém, nhờ đó, khả năng chiến đấu thực tế chỉ có tăng. Điều đặc trưng đối với các quân đội hiện đại là “giảm cân” tương đối cho lục quân chính là bằng cách giảm quân, quân đội Trung Quốc hoàn toàn hội nhập với xu hướng này của thế giới.

    Ngoài ra, về mặt đổi mới vũ khí trang bị, quân đội Trung Quốc không hề thua kém quân đội các nước khác. Công tác huấn luyện chiến đấu được tiến hành cực kỳ ráo riết. Ví dụ, gần đây thường xuyên tiến hành diễn tập hoạt động của các binh đoàn, đơn vị quân đội Trung Quốc trong điều kiện nhiệt độ cực thấp (ở Nội Mông và tỉnh Hắc Long Giang), hơn nữa, tham gia các cuộc diễn tập này không chỉ có các binh đoàn của Chiến khu Bắc bộ. Họ cũng thường xuyên tiến hành tập trận với khoa mục chiến dịch tiến công chiều sâu bằng các cum quân lớn từ mấy chiến khu (trước đó là từ mấy đại quân khu). Họ cũng thường xuyên thao luyện việc cơ động binh sĩ và vũ khí trang bị của trọn vẹn các binh đoàn trên quãng đường xa (hơn 1.000 km) có sử dụng các phương tiện giao thông ô tô, đường sắt và hàng không thương mại.

    Trong biên chế của Không quân và Không quân hải quân Trung Quốc hiện có hơn 220 máy bay ném bom JH-7, hơn 400 tiêm kích hạng nặng họ Su-27/30/35С/J-11/15/16, hợn 250 tiêm kích hạng nhẹ J-10. Trung Quốc cũng đang tiếp tục sản xuất với nhịp độ cao JH-7, J-11В (sao chép trái phép Su-27), J-16 (sao chép trái phép Su-30), J-10 (các biến thể mới В và С).

    Họ đang mua từ Nga các tiêm kích Su-35S (hiện có 8 chiếc, sẽ có 24 chiếc). Trung Quốc đã vượt Nga về sản xuất tiêm kích thế hệ 5. Nếu Т-50 (nay có tên chính thức là Su-57) của Nga còn chưa hoàn thành giai đoạn thử nghiệm thì trong Lữ đoàn 176 của Không quân Trung Quốc hiện đã có không dưới 6 chiếc J-20 sản xuất loạt với số hiệu 5 con số của đơn vị thường trực.

    Trung Quốc cũng đã vượt xa Nga về phát triển máy bay không người lái. Nếu trong quân đội Nga hiện chí có các máy bay không người lái trinh sát tầm ngắn thì quân đội Trung Quốc hiện đã có đủ các loại máy bay không người lái trinh sát, cũng như một số loại máy bay không người lái chiến đấu (WD-1, WJ-600, họ СН, cũng như các máy bay không người lái cải hoán từ tiêm kích J-6).

    Cùng với việc mua các hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400 của Nga, Trung Quốc đang tiếp tục phát triển hệ thống tên lửa phòng không nội địa HQ-9. Họ cũng đang gnhieen cứu chế tạo loại máy bay ném bom chiến lược giống như В-2 của Mỹ để thay thế loại máy bay lạc hậu Н-6.

    “Chuỗi ngọc trai”

    Công tác huấn luyện chiến đấu trong Không quân Trung Quốc đang được tiến hành với cường độ không kém trong Lục quân. Họ đang tiến hành các cuộc diễn tập với sự tham gia của hàng trăm máy bay chiến đấu và tạo ra các điều kiện sát tối đa với chiến tranh công nghệ cao hiện đại.

    Ngoài ra, việc liên hợp lục quân và không quân trong khuôn khổ các chiến khu sẽ mang lại thêm những khả năng rộng lớn cho các lực lượng này. Ví dụ, việc kết hợp các tên lửa đường đạn chiến thuật và tên lửa hành trình, các hệ thống rocket phóng loạt tầm xa họ WS, các máy bay không người lái chiến đấu và trinh sát sẽ bảo đảm cho quân đội Trung Quốc đột phá kể cả mạng lưới phòng không mặt đất hiện đại nhất và sự tự do hành động cho máy bay có người lái của Trung Quốc. Những khả năng như thế thì ngày nay ngay cả quân đội Mỹ và Nga đều chưa có, chứ chưa nói đến bất cứ quân đội nào khác.

    Hải quân Trung Quốc hầu như đã không bị đụng chạm gì trong đợt cải tổ này, nếu không nói đến việc các hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải nay đã trực thuộc tương ứng các chiến khu Bắc, Đông và Nam bộ.

    Hạm đội tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc hiện vẫn chưa ra khỏi giai đoạn đóng tàu ngầm loạt nhỏ, song được bù đắp bởi sự hiện diện của hạm đội tàu ngầm thông thường đông đảo nhất thế giới (hơn 55 chiếc), bao gồm các tàu ngầm tối tân nhất lớp Type 039А/В và Type 043, cũng như các tàu ngầm Projekt 636EM do Nga sản xuất.

    Bổ sung cho tàu sân bay Liêu Ninh (tàu Varyag của Liên Xô trước đây), Trung Quốc đã gần như hoàn thiện xong một tàu sân bay nội địa có thiết kế tương tự (tàu Sơn Đông).

    Họ đã đưa vào biên chế 11 tàu khu trục lớp Type 052C/D được mệnh danh là “các tàu khu trục Arleigh Burke của Trung Quốc”, tiếp tục đóng các tàu lớp Type 052D (Hải quân Nga không có các tàu cùng loại).

    Hải quân Trung Quốc đang vững bước tiến đến vị trí số 1 thế giới về số lượng frigate hiện đại (đã đưa vào biên chế 24 frigate lớp Type 054А, việc đóng hàng loạt đang tiếp tục).

    Năng lực của ngành đóng tàu Trung Quốc đặc biệt bộc lộ rõ ở ví dụ đóng các tàu lớp Type 056 vốn là lớp tàu quá độ giữa frigate và corvette (tàu hộ vệ). Từ năm 2012, Hải quân Trung Quốc đã đưa vào trang bị 32 tàu lớp này, việc đóng tàu đang tiếp tục. Trong khi đó, từ năm 2001, Nga chỉ đưa vào biên chế 7 tàu cùng lớp (5 tàu lớp Projekt 20380, 2 tàu lớp Projekt 11661), còn Mỹ từ năm 2005 chỉ đưa được vào biên chế 9 tàu (5 tàu lớp Independence, 4 tàu lớp Freedom). Có nghĩa là Trung Quốc đã vượt 2 lần cả Mỹ và Nga cộng lại trong một quãng thời gian ngắn hơn nhiều.

    Chính sự phát triển của hải quân hiện nay đang thể hiện rõ nhất ý đồ của Bắc Kinh bành trường ra bên ngoài và sở hữu khả năng “tung sức mạnh” trên quy mô toàn cầu.

    Ở cấp độ chính thức, lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố rằng, họ không định xây dựng các căn cứ hải quân thực sự như của Mỹ. Nhưng không loại trừ xây dựng các “trạm bảo đảm toàn diện lưỡng dụng”. Các trạm này sẽ tạo nên “Chuỗi ngọc trai”, tức là một chuỗi các trạm trú đóng của Hải quân Trung Quốc bảo đảm việc vận chuyển xuôn xẻ dầu mỏ và các hàng hóa chiến lược khác từ Cận Đông và châu Phi về Trung Quốc và hiện thực hóa khái niệm “Một vành đai, một con đường” (Con đường tơ lụa mới).
    “Chuỗi ngọc trai” bắt đầu từ căn cứ hải quân Du Lâm trên lãnh thổ Trung Quốc, trên đảo Hải Nam. Đây là căn cứ hải quân lớn nhất châu Á, có khả năng tiếp nhận và phục vụ tất cả các loại tàu, còn trong hầm của căn cứ có thể bố trí đến 20 tàu ngầm, kể cả tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn và tàu ngầm hạt nhân tiến công.
    Tiếp đó nằm trong chuỗi căn cứ còn có các cơ sở trên các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông. Trên quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam), đó là đảo Woody (Phú Lâm), trên đảo này bố trí trạm trú đóng Tây Sa với các công trình bến cảng, một đường băng lớn và các trận địa tên lửa phòng không HQ-9. Trên quần đảo Trường Sa bố trí trạm trú đóng Đá Chữ Thập (Fiery Cross), bao gồm 7 rạn san hô. Các rạn san hô này có kích thước cực nhỏ, nhưng trên đó đã xây dựng nhiều công trình khác nhau như đường băng, các bãi đáp trực thăng, các trạm khí tượng, các kho xăng dầu, đạn dược, trận địa tên lửa phòng không, radar…
    Ở Thái Bình Dương, bên ngoài vùng biển của mình và tại khu vực tranh chấp trên Biển Đông, Trung Quốc không có các căn cứ hải quân nào khác, nhưng lại có 2 cơ sở hỗ trợ là trạm vệ tinh khí tượng trên đảo Kirakira (quần đảo Solomon) và trạm kiểm soát tình hình mặt nước (bao gồm cả trinh sát kỹ thuật) trên đảo Tuamotu (Polinesia thuộc Pháp). Ở đây, điều thú vị là một cơ sở trinh sát kỹ thuật của quân đội Trung Quốc thực tế lại nằm trên lãnh thổ một nước thành viên NATO. Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc có thể sử dụng Port Moresby (New Guinea) để tiếp liệu.

    Liên quan đến “Chuỗi ngọc trai”, thì sau các quần đảo tranh chấp trên Biển Đông, các trạm bảo đảm của hải quân Trung Quốc được bố trí ở Ấn Độ Dương, tại khu vực Tây Nam Á và Nam Á, Cận Đông và châu Phi.

    Căn cứ hải quân “chính thức”, thực sự đầu tiên của Trung Quốc ở hải ngoaijh là cảng Djibouti (thủ đô của nước Djibouti). Cảng Gwadar ở Pakistan thực tyế cũng là căn cứ hải quân thật sự của Trung Quốc, mặc dù về pháp lý thì không phải. Họ còn sử dụng các cảng Kyaukpyu, Yangon và Sittwe ở Myanmar, Hambantota ở Sri Lanka, Chittagong ở Bangladesh, Salalah ở Oman, Aden ở Yemen, Nacala ở Mozambique, Victoria ở quần đảo Seychelles, Antsiranana ở Madagascar, Mobasa ở Kenia, Dar es Salaam ở Tanzania để bảo đảm vật chất kỹ thuật cho các tàu hải quân Trung Quốc và các thủy thủ đoàn nghỉ ngơi. Ngoài ra, trên quần đảo Coco của Myanmar còn có một trung tâm điện tử lớn của Hải quân Trung Quốc. Đây là trạm dẫn đường cho tàu ngầm, sử dụng để quan sát bằng radar tình hình mặt biển, bảo đảm thông tin liên lạch, trinh sát và tác chiến điện tử.

    Có những phỏng đoán mà nay chưa được xác nhận cho rằng, căn cứ hải quân thực sự thứ hai của Trung Quốc ở hải ngoại sẽ là Walvis Bay ở Namibia, có nghĩa đã là ở Nam Đại Tây Dương, nơi mà “Chuỗi ngọc trai” sẽ vươn tới ở giai đoạn tiếp theo. Sau đó, nó có thể tiến lên phía Bắc, bao gồm Luanda ở Angola và Lagos ở Nigeria, điều sẽ biến Trung Quốc thành cường quốc Đại Tây Dương. Sự mở rộng này sẽ dựa trên việc Trung Quốc xây dựng các tuyến đường bộ đi qua cả châu Phi theo hướng vĩ tuyến (đến Nigeria và Senegal) và hướng kinh tuyến (đến Nam Phi). Và điểm xuất phát của tất cả những tuyến đường này sẽ là Djibouti.

    Tóm lại, quân đội Trung Quốc từ lâu đã quá dư thừa để phòng thủ đất nước, song năng lực của nó vẫn tiếp tục tăng nhanh. Điều đó liên quan cả đến lực lượng hạt nhân chiến lược, lẫn tất cả các thành phần lực lượng thông thường. Cuộc cải cách hiện nay sẽ mang lại cho quân đội Trung Quốc một chất lượng mới, củng cố vị trí trong top 3 quân đội mạnh nhất thế giới của nó.







    Nguồn:

    Tân trường thành của Trung Quốc / Aleksandr Khramchikhin, Phó Giám đốc Viện Phân tích chính trị và quân sự // NVO, 20.10.2017.

  4. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Chinese Whispers: The Great Coco Island Mystery

    Each time the reports were cited in books and reputable journals they gained credibility, and soon the existence of a large Chinese base on Great Coco Island was widely accepted as an established fact.

    Miến luôn không thừa nhận đã cho phép TQ lập bất kỳ căn cứ gì trên đất của họ. Ko có căn cứ trên Đảo Coco lớn.
    Bắc Kinh cũng phủ nhận thông tin và cho rằng chỉ là tin đồn vô căn cứ.


    Throughout this entire period, Burma consistently denied that it had permitted China to establish any bases on its soil. The SLORC conceded that China was helping Burma to upgrade its civil and military infrastructure, but repeatedly stated that there was no Chinese facility on Great Coco Island. Beijing too issued formal denials, characterizing the story as a collection of unsubstantiated rumors. The Burmese government’s reputation was so poor, however, that its denials were not believed. China’s statements on the subject were also dismissed.


    So persistent were Indian claims of Chinese bases in Burma, however, that they threatened to harm the relationship between Rangoon and New Delhi that began to gather pace in the late 1990s. In 1999, Burma’s then powerful intelligence chief, Lt-Gen Khin Nyunt, invited the Indian defense attache in Rangoon to visit any place in the country where the attache believed Chinese forces were stationed, to verify the military regime’s statements.

    Năm 1999 lãnh đạo tình báo Miến Điện mời tùy viên quân sự Ấn tại Rangoon tới thăm bất kỳ nơi nào trên đất nước Miến mà tùy viên nghĩ rằng có lực lượng quân sự TQ đồn trú, để kiểm chứng tuyên bố của chính quyền.

    Chính quyền cho phép Ấn bay giám sát qua đảo Coco Lớn để tự kiểm chứng là ko có căn cứ nghe ngóng nào của TQ ở đó. Chính quyền khó mà cấp phép 1 chuyến bay như thế nếu như muốn che giấu điều gì.


    This invitation does not seem to have been taken up, but in a later attempt to settle India’s concerns, the regime (known since 1997 as the State Peace and Development Council, or SPDC) apparently permitted India to conduct a surveillance flight over Great Coco Island, to see for itself that there was no Chinese SIGINT base there. It is difficult to imagine such a flight being permitted if the SPDC had anything important to hide.

    Cuối cùng, vào tháng 8/2005, tư lệnh hải quân Ấn Độ nói với báo chí rằng ông ta tin người Miến khi họ nói rằng ko hề có sự hiện diện của người TQ trên đảo Coco. Rằng Ấn độ có thông tin chắc chắn rằng ko có trạm radar, giám sát hay nghe ngóng gì thuộc về người TQ trên đảo Coco cả.

    Finally, in August 2005, India’s chief of naval staff told reporters that he believed the Burmese when they said there was no Chinese presence in the Coco Islands. Two months later he stated categorically that India had “firm information that there is no listening post, radar or surveillance station belonging to the Chinese on Coco Islands.”
    --- Gộp bài viết: 05/12/2018, Bài cũ từ: 05/12/2018 ---
    Cảng Gwadar trơ trọi, có cái mứt gì mà úp mở là căn cứ hải quân lớn

    Xem 4K cho nó máu nhé

  5. oplot1_

    oplot1_ Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/10/2017
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    72
    Còn hơn Nhật và >100 quốc gia Châu Á khác còn chả có căn cứ nào ở hải ngoại, tổng hợp các căn cứ hoặc nơi hậu cần hợp tác quân sự cho TQ tại hải ngoại

    [​IMG]
  6. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Nào thì căn cứ quân sự TQ ở Djibouti

    China has stated that the facility will serve primarily *****pport military logistics for Chinese troops in the Gulf of Aden, and peacekeeping and humanitarian operations in Africa.[15][2] It also bolsters the Chinese navy's efforts to prevent piracy on high seas.[2][4][16][17]

    The base is 0.5 square kilometres (0.2 sq mi) in size and staffed by approximately 400 personnel.[18][19] The base has a 400m runway with an air traffic control tower.[20]

    Căn cứ nửa km vuông, nuôi 400 lính, có đường băng dài 400m ok?
  7. oplot1_

    oplot1_ Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/10/2017
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    72
    thì sao nào ? còn hơn Nhât và >100 quốc gia Châu Á ko có 1 căn cứ nào

    TQ có tới 10 căn cứ và khu vực cảng hậu cần, hợp tác quân sự với các nước khắp thế giới, muốn nhây bố nhây vs con
    Lần cập nhật cuối: 05/12/2018
  8. oplot1_

    oplot1_ Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/10/2017
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    72
    Không quân Trung Quốc. Từ lá chắn đến thanh kiếm

    Không quân Trung Quốc còn khá trẻ, nhưng lại thuộc vào hàng lớn nhất và mạnh nhất thế giới. Trong hai thập niên qua, lực lượng này phát triển cực kỳ mạnh mẽ và nay đang tiến tới ranh giới quyết định mà với được nó có tầm quan trọng sống còn đối với tương lai khả năng tung sức mạnh của Trung Quốc ra xa biên giới của mình.

    Không quân Trung Quốc hiện đại khởi nguồn từ các đơn vị nhỏ của Hồng quân Trung Quốc trong những năm 1930-1940 [1]. Các lực lượng cộng sản sử dụng cực kỳ hạn chế không quân trong nội chiến và trong chiến tranh kháng Nhật bởi vì nhân lực có trình độ và cơ sở vật chất tập trung trong tay lực lượng chính phủ trung ương của Tưởng Giới Thạch. Viện trợ nước ngoài trong lĩnh vực này, kể cả của Liên Xô, cũng chủ yếu dành cho chính phủ Tưởng Giới Thạch. Nhưng sau khi Tưởng Giới Thạch thất bại trong nội chiến, một phần lớn đội ngũ cán bộ chạy ra Đài Loan nên người kế tục hợp pháp của lịch sử không quân Trung Quốc thời kỳ trước cộng sản là không quân Đài Loan hiện nay [2].

    Nhiệm vụ trước hết của quân đội Trung Quốc là đưa không quân Trung Quốc lên trình độ thế giới đương đại, tương xứng với một siêu cường nhìn chung đã được giải quyết.
    [​IMG][​IMG]
    Các tiêm kích đầu tiên của không quân Trung Quốc La-9 và P-51 (www.xjkunlun.cn)
    Không quân nhân dân Trung Quốc chỉ chính thức được thành lập vào giữa năm 1949 [3]. Nòng cốt là các phi công Trung Quốc chạy sang phía đảng cộng sản. Các huấn luyện viên Liên Xô và thậm chí các “tình nguyện viên” trong số tù binh Nhật Bản đã giúp đỡ công tác đào tạo cán bộ. Máy bay được tập hợp từ mọi nguồn, chủ yếu là máy bay do quân Nhật để lại và chiến lợi phẩm thu được của quân quốc dân đảng. Do đó, không quân Trung Quốc có diện mạo khá kỳ dị. Ví dụ, trong cuộc duyệt binh hàng không đầu tiên vào ngày 1/10/1949 nhân thành lập CHND Trung Hoa, không quân của nước cộng hòa non trẻ đã được đại diện bởi các máy bay tiêm kích P-51 Mustang và máy bay vận tải C-46 Commando của Mỹ, tiêm kích Mosquito của Anh và một số máy bay huấn luyện hạng nhẹ do Mỹ sản xuất. Máy bay Liên Xô chỉ được cung cấp số lượng lớn từ cuối năm 1949.

    Lịch sử sau đó của không quân Trung Quốc có thể chia thành 4 giai đoạn.
    Giai đoạn 1 - Hình thành - kéo dài đến đầu những năm 1960. Trong thời gian này, không quân Trung Quốc [4] nhờ những nỗ lực của Liên Xô đã từ một đơn vị bán du kích biến thành một lực lượng lớn, được trang bị máy bay hiện dại và có khá nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Các phi công Trung Quốc đã tham gia các trận đánh với không quân liên quân đa quốc gia trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), kể các chiến đấu cùng các phi công Liên Xô trên các tiêm kích phản lực tối tân MiG-15. Sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, lại tiếp đến các cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan, trong đó đã diễn ra các trận không chiến lớn giữa lực lượng không quân hai bờ. Cả hai phía đã huy động những vũ khí trang bị hiện đại nhất của các nhà bảo trợ là Liên Xô và Mỹ, ví dụ, lần đầu tiên đã sử dụng tên lửa không đối không có điều khiển trong chiến đấu [5].
    [​IMG]
    Tiêm kích J-6 (sao chép MiG-19) trong những năm 1970 (www.airforceworld.com)
    Liên Xô đã không chỉ cung cấp máy bay hoàn chỉnh mà cả giúp đỡ sản xuất tại chỗ. Tại Trung Quốc đã tổ chức sản xuất các tiêm kích MiG-17 và MiG-19, máy bay ném bom Il-28, máy bay vận tải An-2 và nhiều loại kỹ thuật hàng không khác.

    Giai đoạn 2, kéo dài và khó khăn, bắt đầu cùng với việc cắt đứt quan hệ với Liên Xô. Do đối đầu Xô-Trung, Trung Quốc đã chỉ nhận được một phần các tài liệu và trang thiết bị cần thiết để triển khai sản xuất các máy bay tối tân như MiG-21, Tu-16 và An-12. Không có sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô và trong bối cảnh *****************, Trung Quốc đã phải mất nhiều thập kỷ để làm chủ hoàn toàn các kỹ thuật này. Nòng cốt của không quân Trung Quốc đã vẫn là các bản sao của MiG-17 (J-5), MiG-19 (J-6) và Il-28 (H-5), đó là điều không thể chấp nhận đối với một cường quốc quân sự lớn ngay trong thập niên 1960, chứ không cần nói đến sau đó. Đến cuối thập niên 1970-1980, khi Trung Quốc đã làm chủ được công nghệ sản xuất loạt thực sự lớn J-7 (sao chép MiG-21) và H-6 (sao chép Tu-16), thì các máy bay rất lạc hậu rồi.
    Lớn về quân số, nhưng được trang bị vũ khí trang bị thời đầu chiến tranh lạnh, không quân Trung Quốc thời kỳ đó chỉ có thể đề kháng hạn chế với kert địch công nghệ cao hơn và hoàn toàn không thích hợp cho các chiến dịch tiến công. Do sợ chịu tổn thất lớn, không quân Trung Quốc đã không được huy động thực sự ngay cả trong chiến tranh với Việt Nam năm 1979.
    [​IMG]
    Máy bay ném bom H-5 (sao chép Il-28) trong những năm 1970 (www.81.cn)
    Trung Quốc bắt đầu vượt qua sự lạc hậu kỹ thuật về không quân cùng với sự ấm lên của quan hệ với phương Tây và Liên Xô/Nga. Sự hợp tác kỹ thuật quân sự tích cực với các nước phương Tây trong những năm 1980 không được dài và bị giảm mạnh sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989. Nhưng nhờ sự hợp tác đó, Trung Quốc đã có được nhiều ưu tiên, cụ thể là các mẫu thiết bị điện tử hàng không, động cơ khá hiện đại, sự giúp đỡ của các kỹ sư nước ngoài trong việc phát triển họ tiêm kích J-7 (sau này sẽ dẫn đến sự ra đời của tiêm kích hạng nhẹ hiện đại xuất khẩu JF-17) và tài liệu thiết kế của tiêm kích Mỹ-Israel Lavi [6].

    Tuy nhiên, một giai đoạn thực sự mới trong phát triển không quân Trung Quốc có liên quan đến sự ấm lên trong quan hệ với Moskva. Ngay từ những năm cuối tồn tại của Liên Xô, Liên Xô đã chào bán cho Trung Quốc các tiêm kích tối tân thế hệ 4 MiG-29 và Su-27 mà sau khi tham quan, Trung Quốc đã chọn Su-27. Tiếp đó là các hợp đồng lớn, ban đầu là cung cấp các máy bay hoàn chỉnh (78 chiếc trong những năm 1990), còn sau đó là tổ chức lắp ráp theo giấy phép 105 chiếc với hợp đồng phụ lắp ráp thêm 95 chiếc. Nga cũng phát triển riêng cho Trung Quốc tiêm kích Su-30MKK thích hợp hơn cho tấn công mục tiêu mặt đất và mặt nước và tiếp tục phát triển mẫu máy bay này thành Su-30МK2 (trong nửa đầu những năm 2000, Nga đã cung cấp cho Trung Quốc 100 máy bay).

    [​IMG]
    Tiêm kích J-7 (sao chép MiG-21) không quân Trung Quốc (www.top81.cn)
    Họ J-7 cũng tiếp tục được phát triển: Biến thể “MiG-21” này đã được sản xuất cho không quân Trung Quốc đến giữa những năm 2000, còn hợp đồng xuất khẩu gần đây nhất là bán cho Bangladesh vào năm 2013. Để thay thế cho máy bay này, có lẽ là không phải không có sự giúp đỡ của chuyên gia Nga, Trung Quốc đã đưa vào sản xuất loạt tiêm kích hạng nhẹ mới J-10 vốn được chế tạo trên cơ sở thiết kế Lavi.

    Ở giai đoạn 3 - từ đầu thập niên 1990 đến giữa những năm 2000 - không quân Trung Quốc thực tế đã được thành lập mới với sự giúp đỡ của Nga, nhưng lần này là theo nguyên tắc thương mại thuần túy. Sự tiến bộ về kỹ thuật là cực kỳ nhanh chóng - các phi công đã chuyển từ các tiêm kích thế 2 sang thẳng thế hệ 4, tức là nhảy qua vài thập kỷ. Nhiệm vụ trước hết của quân đội Trung Quốc là đưa không quân Trung Quốc lên trình độ thế giới đương đại tương xứng với một siêu cường nhìn chung đã được giải quyết. Các phi đội tuyến 1 đã được trang bị các tiêm kích hạng nặng họ Su-27, bắt đầu tiếp nhận tiêm kích hạng nhẹ mới J-10, các máy bay lạc hậu vô hình được tập trung ở các đơn vị hậu phương và các trường bay.
    [​IMG]
    J-11B (bản sao chép trái phép Su-27) của không quân Trung Quốc (www.fvjs.cn)

    Thách thức và tham vọng
    Theo đánh giá của Flightglobal, năm 2016, xét về tổng số máy bay quân sự, Trung Quốc đứng thứ ba thế giới sau Mỹ và Nga, nhưng riêng về số lượng máy bay chiến đấu họ đứng thứ hai với ưu thế nhỏ [7]. Cùng với các máy bay lạc hậu vô hình, một hạt nhân lớn gồm các máy bay hiện đại đã được hình thành. Đồng thời, lực lượng tiêm kích họ Su-27 và các mẫu sao chép chúng có lẽ là đông đảo nhất thế giới.

    Trong những năm gần đây, không quân Trung Quốc đã tiếp tục phát triển vũ bão và về nhiều dấu hiệu, đã bước vào giai đoạn phát triển mới. Hiện nay, đặt ra trước không quân Trung Quốc có một số vấn đề nghiêm trọng:

    - sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp vũ khí nước ngoài, trước hết là Nga;

    - thiếu vắng hàng loạt loại máy bay cần có đối với không quân hiện đại, ví dụ như máy bay tiếp dầu, máy bay ném bom tầm xa, máy bay vận tải cỡ lớn;
    - sự cần thiết phải tăng cường khả năng tung sức mạnh;

    - yêu cầu phải theo kịp tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực quân sự.

    Ngành chế tạo động cơ máy bay tiếp tục là điểm nhức nhối của công nghiệp hàng không Trung Quốc.

    Tất cả các vấn đề có mối liên hệ tương hỗ chặt chẽ.
    [​IMG]
    Su-30MKK (Nga phát triển dành riêng cho Trung Quốc ) đang được tiếp dầu từ máy bay tiếp dầu Il-78 (kj.81.cn)

    Sự phụ thuộc vào Nga có lẽ là vấn đề nhức nhối nhất đối với Trung Quốc - điều đó phản ánh những ký ức về việc cắt đứt quan hệ với Liên Xô đã giáng cú đòn nặng như thế nào. Không có khả năng đa dạng hóa nguồn cung vũ khí như Ấn Độ, Trung Quốc rơi vào thế phụ thuộc vào một nhà cung cấp. Ví dụ, các tiêm kích Su-27 và Su-30 hoàn chỉnh bán cho Trung Quốc, cũng như các máy bay J-11 sản xuất theo giấy phép đầu tiên đã chỉ có thể sử dụng vũ khí có điều khiển của Nga. Mặc dù đã bán giấy phép sản xuất J-11 với tỷ lệ nội địa hóa khá cao, Nga vẫn giữ lại quyền cung cấp nhiều bộ phận, linh kiện, trước hết là động cơ AL-31F. Biến thể của động cơ này cũng đang được lắp cho tiêm kích J-10. Loại máy bay kế nhiệm J-7 là JF-17 với định hướng xuất khẩu cũng sử dụng biến thể của động cơ RD-33 của MiG-29.

    Trên cơ sở kinh nghiệm thiết kế ngược (sao chép) các máy bay Liên Xô và thái độ khá đặc thù đối với quyền sở hữu trí tuệ thì giải pháp xem ra là rõ ràng [8]. Và rồi “sự phản trắc phương Đông” đã làm lu mờ sự hợp tác với Nga: người Trung Quốc đã từ chối hợp đồng phụ mua 95 Su-27 và bắt đầu tự sản xuất bản làm nhái trái phép J-11B vào năm 2007. Nhưng thời gian đã cho thấy là họ đã quá vội vã vì động cơ Trung Quốc WS-10 vẫn không sẵn sàng cho khai thác trong không quân thường trực do dự trữ làm việc trước sửa chữa quá ngắn, còn Nga lại từ chối cung cấp động cơ đủ số lượng để trang bị cho các tiêm kích “hàng giả”. Tuy nhiên, sau đó, Trung Quốc đã nâng cao được đôi chút chất lượng động cơ của mình và vượt qua tình huống xung đột với Nga (ít nhất là các máy bay làm nhái Su-27 hiện giờ được trang bị động cơ do Trung Quốc sản xuất). Biến thể J-10 lắp động cơ nội địa WS-10 đang được thử nghiệm, họ cũng dự định trang bị lại động cơ tương tự RD-33 cho cả JF-17.
    [​IMG]
    J-10 (chế tạo dựa trên thiết kế tiêm kích Lavi của Israel) không quân Trung Quốc (kj.81.cn)

    Tuy vậy, ngành chế tạo động cơ vẫn tiếp tục là điểm yếu chí tử của công nghiệp hàng không Trung Quốc. Bằng chứng cho điều đó là việc các mẫu chế thử các loại máy bay mới mà Trung Quốc đang cố gắng tự chế tạo lại thường được trang bị động cơ Nga. Có lẽ họ vẫn chưa tin tưởng vào độ tin cậy của các động cơ nội địa.

    Tuy nhiên, xu hướng chủ đạo vẫn là lấp kín "những kẽ hở" trong không quân bằng tự lực, ngay cả theo nguyên tắc "hôm nay máy bay, động cơ ngày mai". Ví dụ, thay cho việc mua Il-76, Trung Quốc từ giữa những năm 2000 tiến hành phát triển máy bay vận tải nội địa Y-20 - mẫu chế thử đầu tiên trang bị các động cơ D-30KP-2 đã thực hiện chuyến bay đầu vào năm 2013. Động cơ WS-18 dành cho máy bay này và các máy bay cỡ lớn khác được phát triển trong một thời gian dài. Để đáp ứng nhu cầu về máy bay chỉ huy/báo động sớm, thay vì tiếp tục mua KJ-2000 dựa trên máy bay vận tải Il-76 của Nga, họ ráo riết mở rộng họ KJ-200 trên cơ sở máy bay nội địa Y-8.
    [​IMG]
    Máy bay ném bom mang tên lửa H-6K (phát triển của biến thể Tu-16 sản xuất theo giấy phép) của không quân Trung Quốc (www.fvjs.cn)

    Trung Quốc cũng bắt chước các mẫu máy bay không người lái (UAV) của Mỹ và Israel để tiến hành phát triển nhiều loại, trong đó có các loại UAV cỡ lớn. Có thể coi UAV tiến công CH-4B mà từ năm 2015 đã được trang bị cho Không quân Iraq và tham gia các chiến dịch chống tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (ISIL) là một trong những thành tựu nổi bật của Trung Quốc trong lĩnh vực này. Họ đang tiến hành thử nghiệm cả mẫu trình diễn công nghệ của UAV tiến công tàng hình tương lai kiểu cánh bay, tức là tương tự các chương trình như X-47B và nEUROn của phương Tây [9]. Sự phát triển của ngành chế tạo UAV cho thấy không còn có thể buộc tội Trung Quốc sao chép mọi thứ một cách không suy nghĩ: họ đang thử nghiệm cả các UAV không có loại tương tự ở phương Tây như UAV 2 thân cỡ lớn với cánh khép kín.

    Gia nhập nhóm đầu bảng

    Hiện nay, những chương trình chế tạo máy bay quân sự lớn nhất thế giới là các chương trình phát triển tiêm kích có người lái thế hệ mới [10]. Tiêm kích thế hệ 5 thực sự duy nhất có trong biên chế hiện nay là F-22A Raptor của Mỹ. F-35 Lightning II cũng đang hoàn tất thử nghiệm và đang được sản xuất loạt, sẽ được trang bị cho hàng loạt quốc gia thân cận với Mỹ, trong đó có các nước láng giềng của Trung Quốc như Hàn Quốc, Nhật Bản và có thể cả Singapore. Nga đang thử nghiệm Т-50 chế tạo theo chương trình Hệ thống máy bay chiến thuật tương lai PAK FA, trong tương lai nó cũng sẽ được trang bị cho Không quân Ấn Độ, một trong những đối thủ khu vực chủ yếu của Trung Quốc. Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đều có các chương trình phát triển tiêm kích nội địa tương lai, nhưng do quy mô về tài chính và kỹ thuật mà chúng được thực hiện rất chậm chạp.
    [​IMG]
    Máy bay chỉ huy/báo động sớm KJ-200 (chế tạo trên cơ sở Y-8, biến thể sản xuất theo giấy phép của An-12) của không quân Trung Quốc (igor113.livejournal.com)

    Trong tình huống đó, không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc ráo riết tiến hành các dự án trong lĩnh vực chế tạo máy bay. Điều khác thường và hiếm có là người Trung Quốc là duy nhất trên thế giới đồng thời nghiên cứu chế tạo và tiến hành bay thử cùng lúc 2 tiêm kích thế hệ 5 - J-20 và J-31 thực hiện các chuyến bay đầu tiên tương ứng vào năm 2011 và 2012. Nếu như J-31 còn tương đối phù hợp với hình dung cố hữu về công nghiệp hàng không Trung Quốc (rõ ràng là Trung Quốc lấy cảm hứng từ F-22 và F-35), còn J-20 là máy bay rất độc đáo. Chương trình tiêm kích MFI ở thời kỳ cuối của Liên Xô có ảnh hưởng nhất định, nhưng do việc bay thử mẫu chế thử duy nhất Izdelyie 1.44 hầu như không được tiến hành và chương trình đã bị đóng băng ngay ở giai đoạn đầu nên kể khi Trung Quốc có mua lại một số kết quả nghiên cứu của chương trình này thì người Trung Quốc vẫn đã phải tự thực hiện phần lớn công việc.
    [​IMG]
    Mẫu chế thử tiêm kích thế hệ 5 J-20 (www.fyjs.cn )

    Theo ý kiến thống nhất trong giới chuyên gia, J-20 có lẽ sẽ được không quân Trung Quốc nhận vào trang bị với tư cách máy bay tiến công/đánh chặn hagj nặng, còn J-31 có định hướng xuất khẩu như một đối thủ cạnh tranh với F-35. Một câu hỏi còn để ngỏ là liệu Trung Quốc có mua J-31 cho nhu cầu trong nước không. Những khẳng định nói rằng, J-31 là mẫu chế thử của tiêm kích trên hạm có vẻ đáng ngờ.
    Thật khó đánh giá về sự tiến bộ thật sự trong việc phát triển các tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc, nhưng ít nhất thì J-20 đang được thử nghiệm ráo riết. Tại thời điểm cuối năm 2015, tham gia thử nghiệm có 9 mẫu bay thử, trong đó có thể có cả 1 máy bay tiền sản xuất loạt đầu tiên [11]. J-20 có thể sẽ bắt đầu được sản xuất loạt trước cuối thập kỷ này. Số phận của J-31 phụ thuộc vào tì kiếm các khách hàng-nhà đầu tư nước ngoài. Với ý đồ tìm hiểu kinh nghiệm của Nga trong lĩnh vực này, tháng 11/2015, Trung Quốc sau những cuộc mặc cả kéo dài đã ký hợp đồng mua 24 tiêm kích thế hệ 4++ Su-35, là tiêm kích Nga hiện đại nhất được xuất khẩu. Tuy nhiên, Moskva đã bảo vệ được các điều kiện gần với các hợp đồng mua bán Su-30MKK/МK2: tất cả các máy bay sẽ được lắp ráp ở Nga và chuyển giao hoàn chỉnh, không có chuyện tích hợp thiết bị avionics và vũ khí của Trung Quốc. Trước đó, Trung Quốc đòi mua số lượng máy bay ít hơn nhiều và chuyển giao công nghệ. Sự kiên trì và thái độ nhân nhượng nhất định của Trung Quốc cho thấy họ rất quan tâm đến Su-35S, trước hết là động cơ của nó. Họ chưa chắc sẽ sao chép chính xác động cơ này mà nhiều khả năng là sử dụng nó làm “nguồn cổ vũ” để phát triển họ J-11. Cũng phải nói rằng, ngay cả Su-30MKK/МK2 cũng không bị sao chép trực tiếp mà là nguồn cổ vũ cho J-16, biến thể tiến công 2 chỗ ngồi (có lẽ trước hết là dùng cho hải quân) của J-11 [12].
    [​IMG]
    Mẫu chế thử tiêm kích thế hệ 5 J-31 (www.fyjs.cn)

    Một trong những thách thức chủ yếu là sự cần thiết phải chuyển từ một không quân định hướng phòng thủ quốc gia sang không quân có khả năng thực hiện các cuộc không kích ở tầm chiến lược và tiến hành các chiến dịch viễn chinh. Hạm đội Trung Quốc đang tích cực chuẩn bị cho những hành động đó nên đang cần có sự yểm trợ đường không. Ngoài ra, không quân còn tham gia vào các cuộc tình huống xung đột xung quanh các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông và thời gian tuần tra trong khu vực có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Việc xây dựng các đảo nhân tạo với các đường băng cất/hạ cánh rất tốn kém và không giải quyết tận gốc vấn đề.
    Hiện nay, cách làm chung để tăng tầm hoạt động của máy bay và thời gian tuần tra là tiếp dầu trên không. Ví dụ, để bảo đảm hoạt động của không quân liên quân Mỹ trong chiến dịch “Sự cương quyết không lay chuyển” hiện nay thực hiện hơn 1.000 phi vụ tiếp dầu mỗi tháng [13], tuy nhiên chiến dịch này có cường độ không phải là rất cao. Tuy nhiên, Trung Quốc đang cực kỳ khó khăn chính là với các máy bay tiếp dầu. Nếu như về đa số các chỉ số số lượng, không quân Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 2-3 thế giới, thì về số lượng máy bay tiếp dầu, ngay cả top 10 họ cũng không lọt vào. Để bảo đảm cho nhiều trăm tiêm kích và máy bay ném bom, họ chỉ có vài chiếc Il-78 mua từ Nga và một số máy bay tiếp dầu được cải hoán từ máy bay ném bom cỗ lỗ sĩ H-6. Các máy bay chiến thuật hiện đại được trang bị gần như 100% được trang bị các hệ thống tiếp dầu trên không, nhưng số lượng máy bay tiếp dầu quá ít như vậy không cho phép đào tạo được số lượng lớn phi công. Trên các máy bay ném bom tầm xa H-6 vốn cần tiếp dầu trên không nhất lại không có hệ thống tiếp dầu trên không, kể cả trên các biến thể mới nhất. Điều đó hạn chế hơn nữa khả năng của biến thể hiện đại hóa sâu Это của loại máy bay thời những năm 1950. Các phi công Trung Quốc không thấy tự tin khi ở ngoài chuỗi đảo thứ nhất, vốn được xem là tuyến phòng ngự xa nhất đối với họ. Các phi vụ huấn luyện của máy bay Trung Quốc bên ngoài phạm vi ranh giới này đến nay vẫn là sự kiện, trong khi các tuyến đường biển cần được bảo vệ.
    [​IMG]
    Mẫu chế thử UAV Lợi kiếm (Kiếm sắc)

    Hiển nhiên là hải quân Trung Quốc đang có một chương trình tàu sân bay tương xứng, nhưng một là, tàu sân bay trước hết là phương tiện tiến công để tiến hành các chiến dịch viễn chinh. Hai là, các cụm tàu sân bay xung kích có khả năng chiến đấu là một việc của tương lai khá xa đối với Trung Quốc. Ba là, không quân trên bờ vẫn phải làm nhiệm vụ bảo vệ hạm đội ở trên các vùng biển “nhà”.

    Dự kiến, không quân Trung Quốc trong những năm tới sẽ tiếp tục đi theo những hướng kể trên. Các hệ thống mới hoàn toàn nội địa sẽ được đưa vào sản xuất loạt. Nga sẽ bị coi không phải là “người xây dựng không quân Trung Quốc” mà là đối tác bắt buộc trong những vấn đề mà Trung Quốc vẫn chưa có đủ kinh nghiệm. Một trong những thách thức khó khăn nhất sẽ là rút ngắn sự tụt hậu so với hải quân đang tiến nhanh ra vũ đài thế giới. Tuy nhiên, trong tương lai gần, mặc dù Trung Quốc triển khai các trạm bảo đảm ở châu Phi, hoạt động của hải quân lẫn không quân Trung Quốc sẽ vẫn tập trung ở Biển Đông. Những yêu sách chủ quyền đối với các quần đảo ở đây cần được hậu thuẫn bằng sự hiện diện trông thấy trên biển và trên không, chứ không phải bằng quân số của lục quân trên lục địa.

    [1] Từ đây về sau về các vấn đề lịch sử, xem: Demin А. Không quân của láng giềng lớn. Quyển 2. Không quân của Trung Quốc cũ và Trung Quốc mới. М.: Quỹ hỗ trợ không quân “Russkyie Vityazi”, 2012.

    [2] Chính thức là Không quân Cộng hòa Trung Hoa. Đài Loan đã duy trì logo từ cuối những năm 1920.

    [3] Người ta thường nói 11/11, ngày thành lập Bộ tư lệnh không quân Trung Quốc, là ngày thành lập quân chủng, nhưng ủy ban trung ương đảng cộng sản Trung Quốc đã thông qua quyết định thành lập không quân từ tháng 7. “Phi đội nhân dân số 1” bước vào trực chiến bảo đảm phòng không cho Bắc Kinh từ ngày 5/9.

    [4] Hải quân Trung Quốc cũng có lực lượng không quân đông đảo mà cho đến gần đây hoàn toàn đóng trên đất liền. Không quân hải quân bao gồm không chỉ các máy bay tuần tra chống ngầm chuyên dụng, mà cả các tiêm kích thông thường và máy bay ném bom như Su-30. Để cho đơn giản, ta không đề cập riêng không quân hải quân mà ở đây không quân Trung Quốc được hiểu là các lực lượng không quân của Trung Quốc nói chung.

    [5] Chính nhờ một trong các cuộc đụng độ này, một trong các tên lửa không đối không tối tân AIM-9B Sidewinder đã lọt vào tay các chuyên gia Liên Xô và đã có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển các loại tên lửa tương tự của Liên Xô và là cơ sở để chế tạo họ tên lửa R-3.

    [6] Sau khi đóng dự án, Israel đã bán bất hợp pháp các kết quả nghiên cứu cho Trung Quốc, điều khiến cho Mỹ đến nay vẫn rất tức tối.

    [10] Cần lưu ý là Trung Quốc xác định thế hệ tiêm kích phản lực theo cách của mình, ít hơn một con số, nghĩa là Su-27 hay J-10 là tiêm kích thế hệ 3 đối với người Trung Quốc, còn F-22A Raptor hay PAK FA là thế hệ 4.

    [11] Trong khi theo chương trình PAK FA ở cùng thời điểm chỉ có 6 máy bay.

    [12] Bằng chứng cho điều đó là so với mẫu cơ sở, J-16 không có những thay đổi ở khung thân như xảy ra ở Su-30MKK/МK2, cụ thể là các cánh đuôi đứng cao với mép trên thẳng.

    [13] Trong năm 2015, đã thực hiện 14.737 phi vụ.

    Nguồn:

    Aleksandr Yermakov, chuyên gia quân sự độc lập // Russian Council, 14.1.2016.
    Lần cập nhật cuối: 05/12/2018
  9. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Báo Trung Quốc nói rằng Chủ Tịch Tập vừa ăn bữa tối đắt nhất trong đời:
    300 tỷ đô la / năm

    How much will Xi Jinping’s G20 steak dinner with Trump cost China? Possibly US$300 billion a year
    • Hao Zhou says Beijing is willing to pay the price to ease trade tensions with Washington and buy more time for economic development, but unresolved issues between the two sides mean the trade dispute may not dissipate in 90 days
    PUBLISHED : Thursday, 06 December, 2018, 1:00am
    UPDATED : Thursday, 06 December, 2018, 11:06am
    Comments: 13

    [​IMG]
    [​IMG]
    Hao Zhou



    Chinese President Xi Jinping may have eaten the most expensive steak in his life at the working dinner with US President Donald Trump in Buenos Aires. In this much-anticipated meeting, a 90-day trade truce was declared.

    According to the statement issued by the White House, China has agreed to purchase a “very substantial” amount of US goods to reduce the bilateral trade imbalance, and agricultural goods are at the top of the list. This is an obvious breakthrough in trade negotiations, offering hope that a comprehensive trade deal will be reached by the end of the 90 days.

    As China runs an annual trade surplus of about US$300 billion with the US – it was US$276 billion in 2017 – a hefty bill looms for Xi. But Beijing is probably willing to pay this price to ease trade tensions and buy more time for further economic development and reforms. In fact, the fourth plenary session of the Communist Party’s Central Committee has been postponed for more than a month, due to the uncertain external environment.

    A de-escalation of the trade war gives the Chinese government a breather, so it may turn its attention to domestic issues. It is putting together a large-scale tax reduction package to boost weakening domestic demand, which requires much detailed work. The ceasefire has come at the right time.


    In financial markets, the knee-jerk reaction to the trade truce was a broad risk-on rally. Trump also fuelled investor enthusiasm with a tweet that hinted at a possible trade deal. He said China had agreed to “reduce and remove” tariffs on car imports, which are now at 40 per cent. If so, General Motors may no longer need to undergo aggressive restructuring.

    However, it is too optimistic to predict that the dispute between the US and China will be resolved soon, even though Beijing is willing to pay the price. There are still unresolved issues between the two countries. For example, the US takes a dim view of China’s implicit subsidies to its state-owned enterprises, which Washington sees as unfair advantages.

    However, given the importance of the SOEs to social stability, it is difficult to imagine the Chinese government tweaking its policy any time soon.

    Meanwhile, China would want the US to lift its restrictions on hi-tech exports, thereby touching a raw nerve in China hawks such as Peter Navarro, Trump’s trade adviser. From their perspective, China would steal technology from the products, gradually eroding the US’ leading position in the field.

    The US-China trade war: from first shots to a truce

    In fact, the wish list from the US is very demanding. According to the White House, negotiations will start immediately “on structural changes with respect to forced technology transfer, intellectual property protection, non-tariff barriers, cyber intrusions and cyber theft, services and agriculture”.

    The Americans have also imposed a deadline: if the parties are unable to reach an agreement at the end of 90 days, the US will raise the 10 per cent tariffs on US$200 billion in Chinese products to 25 per cent. Hence, the negotiations will undoubtedly be difficult, and the market is bound to remain volatile.


    Because of all the unaddressed issues, the two sides did not issue a joint statement after the high-level meeting. Certainly, this gives both leaders some leeway as to how they communicate the truce to key stakeholders, but it also makes apparent the divergence between the two countries.

    China censors US embassy’s WeChat post on trade war truce

    And even if a deal could be made in 90 days, the competition between China and the US may well be even fiercer in the foreseeable future. For the time being, China needs to rethink its growth strategy and corporate America needs to gain access to the vast Chinese market. Needless to say, both sides could pull out of their trade commitments, just as Trump has in the past couple of years.

    Indeed, a US-China trade deal is like half a bottle of water. You could call it half full or half empty. Take a look at the Brexit deal, and you will get what I mean. So, the market could experience a rush of relief during the upcoming Christmas season, but the fallout from the trade war could still be immense.

    Hao Zhou is senior emerging markets economist at Commerzbank
  10. DLV47

    DLV47 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    30
    Bài báo gốc từ báo Hong Kong, chỉ mang tính suy đoán (Possibly)

    https://www.scmp.com/business/artic...inner-trump-cost-china-possibly-us300-billion

    Báo scmp.com là ở Hong Kong, kiểu như báo vnepress có tin thì nó đăng, ko phải cơ quan ngôn luận chính thống của đảng và nhà nước TQ, chủ tòa soạn này đều ở Anh, ở TQ rất tự do ngôn luận

    Báo SCMP.COM tuyên bố Đức đang thảo luận mua công nghệ sản xuất động cơ của TQ, theo bài báo trên nếu là chính xác theo 1 số nhóm anti TQ, thì tin TQ bán công nghệ sản xuất động cơ cho Đức cũng là thật

    https://www.scmp.com/news/china/soc...hina-talks-sale-jet-engine-technology-germany
    Lần cập nhật cuối: 06/12/2018

Chia sẻ trang này