1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc phần 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi halosun, 23/11/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DLV47

    DLV47 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    30
    Giải mật robot Trung Quốc

    Robot Trung Quốc sẵn sàng tiến công trên toàn mặt trận.

    [​IMG]
    Các máy bay không người lái Trung Quốc (vpk-news.ru)
    Triển lãm hàng không-vũ trụ quốc tế lần thứ 12 Airshow China ở Chu Hải có quy mô lớn nhất trong lịch sử triển lãm này. Tập trung về Chu Hải có gần 800 công ty và tổ chức từ hơn 40 nước. Sản phẩm triển lãm được trưng bày ở 10 gian hàng có tổng diện tích hơn 100 ngàn m2.

    Điểm khác biệt của triển lãm là một cụm lớn binh khí kỹ thuật lục quân. Tập trung tại khu vực trưng bày tĩnh và tại gian hàng đặc biệt của Tổng công ty Norinco là tất cả các loại vũ khí trang bị dành cho lục quân. Có đủ căn cứ để cho rằng Airshow China trước đây vốn chủ yếu là triển lãm hàng không-vũ trụ nay đang dần trở thành sự kiện tương tự diễn đàn Army của Nga, nhưng trưng bày các sản phẩm triển lãm trên một mặt bằng.

    Công ty Rosoboronoexport và 14 doanh nghiệp đầu ngành của công nghiệp quốc phòng Nga đã giới thiệu tại triển lãm thông tin về 200 mẫu vũ khí trang bị. Tổng giám đốc Rosoboronoexport, ông Aleksandr Mikheyev cho rằng, công việc ở Chu Hải tạo thêm xung lực cho hợp tác kỹ thuật quân sự song phương mà các dấu mốc nổi bậy gần đây là việc Trung Quốc mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 và tiêm kíchSu-35. “Hiện nay, đối tác chiến lược của chúng tôi có tính độc đáo. Trung Quốc là khách hàng đầu tiên mua các hệ thống phòng không tốt nhất thế giới S-400 và các máy bay hiện đại Su-35. Ngoài ra, chúng tôi đang mở rộng hợp tác trong lĩnh vực các dự án công nghệ cao chung. Rất mừng là mọi mưu toan can thiệp của các nước thứ ba vào quan hệ giữa hai nước chúng ta không dẫn đến hiệu ứng mong muồn và được phía Trung Quốc nhìn nhận đúng đắn là một yếu tố của cạnh tranh không lành mạnh”, ông Mikheyev nói.

    “Hãng phát triển vũ khí laser LW-30 thừa nhận đây là loại tương tự với hệ thống vũ khí laser Peresvet của Nga”

    Tổng giám đốc Tổng công ty nhà nước Rostev, ông Sergei Chemezov coi thị trường châu Á là một trong những thị trường then chốt, còn Trung Quốc là đối tác chiến lược lớn nhất của Nga trong khu vực: “Hợp tác với Trung Quốc chiếm hơn 15% tổng lượng đơn đặt hàng của Rostec và Rosoboronoexport trong lĩnh vực sản phẩm quân dụng. Chúng tôi cũng đang mở rộng hợp tác trong lĩnh vực các dự án dân sự công nghệ cao chung. Ví dụ như trực thăng hạng nặng AHL hay máy bay tầm xa, thân rộng”.

    Trưởng đoàn Nga tại triển lãm, Giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự (FSVTS) Dmitri Shugayev nhấn mạnh rằng, khối lượng đơn đặt hàng xuất khẩu hàng quân dụng của Liên bang Nga tính đến nay là hơn 55 tỷ USD, cao hơn một chút thông số này cùng kỳ năm ngoái, và dự kiến không có sự suy giảm mạnh bất chấp trừng phạt. Theo ông Shugayev, các hợp đồng với Trung Quốc cung cấp vũ khí trang bị của Nga ước hơn 7 tỷ USD. Đáng lưu ý là từ năm 2013, tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng khối lượng đơn đặt hàng mua vũ khí trang bị của Nga đã tăng từ 5% lên đến 14-15%.

    Trực thăng Nga chiếm vị trí quan trọng trên thị trường vũ khí khu vực. Tỷ trọng của trực thăng Nga trên thị trường trực thăng quân sự khu vực Đông Nam Á là 20% trong tổng số khoảng 2.000 chiếc. Theo Tổng giám đốc hãng “Trực thăng Nga”, ông Andrei Boginsky, năm 2019-2020, các khách hàng nước ngoài sẽ được chuyển giao hơn 120 trực thăng chiến đấu.

    Trong số các sản phẩm tiên tiến của Nga được trưng bày tại triển lãm, thu hút được nhiều sự chú ý là radar máy bay đa năng, đa chế độ với anten mạng pha chủ động Zhuk-AME. Nó cho phép đồng thời phát hiện, bắt và bám các mục tiêu trên không, mặt đất và mặt nước, nhận dạng chủng loại các mục tiêu, kiểu loại và kích thước, cung cấp thông tin chỉ thị mục tiêu chính xác cho các hệ thống điều khiển vũ khí, thực hiện nhiều nhiệm vụ dẫn đường, cũng như đánh giá điều kiện khí tượng. Trạm radar này dùng để lắp cho các máy bay tương lai thế hệ mới. Tổng công ty Fazotron-NIIR đang hoàn tất chế tạo radar Zhuk-AME đầu tiên dành cho các tiêm kích MiG-29 và vào đầu năm 2019, dự định bắt đầu bay thử radar này. Nhiều khách hàng đang sử dụng họ tiêm kích MiG-29 có ý định trang bị radar với anten mạng pha chủ động cho máy bay này, còn quân đội Nga sẽ lắp radar này cho cả MiG-35. Nếu như dự trữ thời gian làm việc đến lúc trục trặc của radar thông thường là 100-150 giờ, thì ở Zhuk-AME, chỉ số này tăng lên đến 500-600 giờ.

    Xu hướng tác chiến bầy UAV
    Tại triển lãm Chu Hải, Trung Quốc đã có mọi cơ hội để giới thiếu các kết quả thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp quốc phòng nội địa. Chiến lược này nhằm đẩy nhanh sự tiến bộ trong những lĩnh vực ưu tiên để tăng cường tiềm lực địa-chính trị và đạt được những vị thế thống trị trên thị trường vũ khí thế giới. Nếu như trong những năm trước đó, xuất khẩu quốc phòng thường có vai trò thứ yếu đối với công nghiệp quốc phòng Trung Quốc vì họ ưu tiên đáp ứng nhu cầu của quân đội Trung Quốc thì trong thập niên gần đây, các thị trường nước ngoài có tầm quan trọng ngày càng lớn hơn đối với Bắc Kinh.

    Trung Quốc đã lần đầu tiên giới thiệu tại triển lãm hệ thống vũ khí laser LW-30 (Laser Weapon-30) lắp trên khung gầm bánh lốp do Tổng công ty Khoa học và công nghiệp hàng không-vũ trụ Trung Quốc CASIC (China Aerospace Science and Industry Corporation Limited) và theo bảng chú giải về hệ thống thì đây là vũ khí chính xác cao dùng để đánh chặn phương tiện bay. Hệ thống gồm một số xe chiến đấu, nhưng tại triển lãm chỉ trưng bày một xe mang vũ khí laser có công suất ra 30 kW. Theo CASIC, LW-30 có thể sử dụng để tiêu diệt các thiết bị dẫn đường quang-điện tử của vũ khí chính xác cao, máy bay không người lái (UAV), máy bay và tên lửa có điều khiển. LW-30 có độ chính xác caо, gây ít tổn thất phụ, có phản ứng nhanh và sức cơ động cao, có giá hợp lý và khả năng sống còn cao trên chiến trường. LW-30 hiện đang được thử nghiệm. CASIC không tiết lộ thêm các tính năng khác của LW-30, song khẳng định, LW-30 tương tự với hệ thống vũ khí laser Peresvet của Nga.
    [​IMG]
    Một đại diện của khái niệm bầy UAV là UAV đa cánh quạt MR150 trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển (Nikolai Novichkov)

    Giống như ở hai triển lãm trước, năm nay, ở Chu Hải, UAV vẫn chiếm vị thế chủ đạo. Tuy nhiên, khác với những năm trước, số lượng UAV đã tăng lên nhiều lần, được trưng bày khắp nơi tại triển lãm. Các nhà tổ chức triển lãm thậm chí đã xây dựng một gian trưng bày nhẹ đặc biệt để trưng bày các UAV thuộc các chủng loại, chức năng khác nhau. Nếu như trong 6 năm qua, quân đội Nga đã nhận được hơn 1.800 chiếc UAV các loại, thì các công ty Trung Quốc đã trưng bày một số lượng UAV gần tương tự tại triển lãm. Trung Quốc chứng minh một cách trực quan rằng, trong những năm qua, họ đã có cú nhảy vọt về chất trong phát triển UAV. Các tính năng của các UAV Trung Quốc đang liên tục được hoàn thiện.

    Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới trình diễn khái niệm bầy UAV chiến đấu đa cánh quạt, được trang bị các loại vũ khí hàng không. Bầy UAV này, cũng như các kịch bản chiến thuật sử dụng bầy UAV có khả năng làm thay đổi tính chất các hành động của lục quân trong tương lai gần, đã được Tổng công ty Norinco giới thiệu. Khái niệm đề xuất trù tính khả năng thực hiện cuộc tấn công tốp vào đối phương, cấu hình bầy UAV linh hoạt có thể mở rộng khi cần, khả năng sống còn cao trên chiến trường, khả năng thực hiện tối đa các chức năng trên cơ sở sử dụng vũ khí hàng không, truy tìm mục tiêu và trinh sát.

    Bầy UAV đa cánh quạt được hình thành từ các UAV có 4 cánh quạt (loại MR40) hoặc 6 cánh quạt (MR150), mỗi UAV được trang bị một cơ cấu quang-điện tử hình cầu được ổn định, cỡ nhỏ, radar tìm kiếm-ngắm bắn và các thiết bị trinh sát khác, cũng như các vũ khí hàng không như đạn con thả dù, đạn pháo, tên lửa có điều khiển, bom, súng phóng lựu, súng máy và các vũ khí sát thương khác. Các UAV đa cánh quạt được trang bị đường truyền dữ liệu đa kênh và có thể hoạt động trong môi trường lấy mạng làm trung tâm. Các kịch bản chiến thuật sử dụng tác chiến bầy UAV đa cánh quạt trù tính các nhiệm vụ tiêu diệt tăng-thiết giáp và các phương tiện vận tải, các đội hình chiến đấu của đối phương, pháo binh, radar, các cơ sở kỹ thuật và kho tàng, các đầu mối thông tin, binh sĩ, máy bay trong hầm chứa, trạm cung cấp năng lượng. Các UAV này với tên lửa không đối không còn có thể tấn công mục tiêu bay dạng UAV, trực thăng… Bầy UAV đa cánh quạt có thể hoạt động trong bán kính 30 km, thời gian bay là 1 giờ. Vấn đề đang đặt ra là trang bị cho trí tuệ nhân tạo cho các UAV này.

    Công nghiệp Trung Quốc đang rất chú trọng kỹ thuật UAV và kỹ thuật robot hóa. Tham gia triển lãm lần này có khoảng 100 nhà sản xuất đã giới thiệu các UAC có chức năng khác nhau, nhiều phương án lắp trang thiết bị, phân hệ và các phương tiện hỗ trợ logistics cho UAV. Một số trong các sản phẩm trước đây là bí mật. Ví dụ, hãng China Aerospace Science and Industry Corporation (CASIC) đã giới thiệu mẫu trình diễn công nghệ UAV tàng hình Thiên ưng (Skyhawk) kiểu cánh bay. Bề ngoài, UAV này giống với UAV trinh sát RQ-170 Sentinel do hãng Lockheed Martin sản xuất, trọng lượng cất cánh tối đa là 3 tấn. Thiên ưng đã thực hiện thành công một loạt thử nghiệm.

    Tổng công ty CASC đã trưng bày mô hình toàn cỡ của UAV CH-7. Hiện nay, CH-7 đang trong giai đoạn phát triển. CH-7 cũng có thiết kế kiểu cánh bay, thân vỏ có hình dáng kiểu kim cương. Ở phần trên thân bố trí một bộ hút khí tàng hình và loa phụt động cơ. Khoang chứa tải trọng hữu ích bố trí phía dưới. CH-7 có trọng lượng cất cánh tối đa 13 tấn, sẽ có khả năng mang các loại sensor, hệ thống tác chiến điện tử và vũ khí có điều khiển, trong đó có tên lửa và bom. CASC dự kiến thực hiện chuyến bay đầu của CH-7 sau hai năm nữa và hoàn tất thiết kế diện mạo của nó vào năm 2022.

    Doanh nghiệp tư nhân Tengoen Technology đã lần đầu tiên trưng bày nhiều loại UAV, trong đó có các loại trực thăng, kể cả một thủy phi cơ và phương tiện đa nhiệm có trọng tải 20 tấn.

    Các phương tiện không người lái
    Tổng công ty Norinco đã giới thiệu các xe mặt đất không người lái như xe hỗ trợ hậu cần không người lái War Wolf trọng lượng 800 kg, xe cải tiến Sharp Claw II, xe đa nhiệm 1,5 tấn Calvary và xe 6 tấn King Leopard (có thể trang bị 1 pháo tự động 23 mm và tên lửa chống tăng có điều khiển).

    Công ty Yunzhou Intelligence Technology công bố về việc tiếp tục phát triển xuồng không người lái đa nhiệm L30 nặng 7,5 tấn. Biến thể mới được trang bị module chiến đấu điều khiển từ xa lắp vũ khí có ổn định. Biến thể tuần tra L30 được trang bị 1 súng máy 12,7 mm, biến thể chi viện hỏa lực được trang bị 4 tên lửa không rõ chủng loại. Nhà sản xuất cho biết, L30 đã thực thành công nhiều đợt thử nghiệm trên biển và tiêu diệt các mục tiêu với độ chính xác 100%.

    Công ty Beijing Sifang đang hoàn tất việc xác định diện mạo cuối cùng của xuồng không người láiSeafly 1 và dự định thử nghiệm biến thể xuồng này trang bị tên lửa vào năm 2019. Họ đã phát triển các thuật toán cho phép xuồng thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu trong đội hình bầy và phối hợp với các phương tiện khác.

    Trung Quốc đã đạt được những thành tựu lớn trên thị trường UAV thế giới. UAV Wing Loong hiện được trang bị cho quân đội Kazakhstan, Pakistan, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Hơn 30 chiếc UAV trinh sát-tiến công CH-4 đã được chuyển giao cho Iraq và Saudi Arabia. Tổng giờ bay của các UAV CH-4 xuất khẩu là 10.000 giờ, đã phóng thả hơn 400 bom đạn, độ chính xác sử dụng vũ khí đạt 96%.

    Một trong những đặc điểm chính của các triển lãm Airshow China là một cụm lớn binh khí kỹ thuật lục quân, cả hạng nặng và hạng trung, do Tổng công ty lớn nhất Trung Quốc Norinco sản xuất. Sản phẩm mới chủ yếu là hệ thống đa nhiệm trang bị tên lửa có điều khiển Red Arrow 10 (Hồng Tiễn 10) dùng để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất trên chiến trường, lẫn mục tiêu bay thấp. Xe chiến đấu VN-10 được giới thiệu là loại tương tự xe trinh sát BMD-2 của Nga, tuy nhiên không sao chép hoàn toàn xe của Nga. Trung Quốc đã giới thiệu 2 xe tăng chủ lực đang được xúc tiến mạnh cho xuất khẩu là VT4 và VT2B.

    Một trong những binh khí kỹ thuật lục quân mới là họ xe đa nhiệm bánh lốp với công thức bánh 4х4, 6х6 và 8х8 Lynx, bao gồm đủ loại xe, từ một số xe trinh sát cho đến các pháo tự hành và cối tự hành. Norinco đã giới thiệu khái niệm phân đội mô tô hóa hạng nhẹ trang bị các xe này.

    Trong lĩnh vực pháo binh, đáng chú ý là hệ thống rocket phóng loạt (pháo phản lực) AR3 với tên lửa có điều khiển tối tân cỡ 750 mm Fire Dragon 480 có tầm bắn đến 290 km. Như vậy, Trung Quốc đang xúc tiến ra thị trường trong nước và quốc tế các loại đạn cho phép chuyển hóa các hệ thống rocket phóng loạt thành các hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật.

    Hợp tác sản xuất động cơ máy bay với Ukraine

    Trung Quốc đang phát triển mạnh hợp tác với Ukraine trong lĩnh vực chế tạo động cơ máy bay. Hãng Motor Sich và công-xooc-xi-om Skyrizon Aviation đã đệ trình dự án nhà máy sản xuất động cơ, trong đó có động cơ AI-322F dành cho máy bay huấn luyện L-15 Hongdu, động cơ D-436-148FM dành cho các loại máy bay An-158 và An-178, động cơ MS-500V-S dành cho máy bay L-410 và TVZ-117VMA-SBM1V dành cho trực thăng vận tải Mi-8MSB. Theo đại diện Skyrizon Aviation, nhà máy động cơ được ghi trong các văn kiện là nhà máy công nghiệp chế tạo động cơ Skyrizon Aviation và sẽ nằm ở gần Lưỡng Giang, khu tự trị Quảng Tây. Diện tích nhà máy sẽ là 5 km2, khoản đầu tư cho nhà máy dự kiến là gần 20 tỷ nhân dân tệ (2,8 tỷ USD). Giai đoạn 1 xây dựng nhà máy đã hoàn thành vào cuối năm 2017, thời gian đưa toàn nhà máy vào hoạt động được ấn định là năm 2020. Dự kiến, nhà máy sẽ sản xuất đến 1.000 động cơ máy bay và động cơ turbine khí quân sự và dân dụng trong một năm.

    “Các sinh viên Trung Quốc đang được cử sang Ukraine để học hỏi kinh nghiệm”

    Trung Quốc và Ukraine đang tích cực hợp tác trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. “Từ tháng 5/2016, Skyrizon Aviation cử các sinh viên Trung Quốc đến Đại học Hàng không Kharkov và Đại học tổng hợp Công nghệ quốc gia Zaporozhie thực tập, học hỏi kinh nghiệm”, đại diện Skyrizon Aviation cho biết. Cùng với Công ty Motor Sich đã phát triển một động cơ máy bay mới (dự đoán là MS-500V-S). Nhiều chuyên gia động cơ Ukraine đã tham gia hoạt động thực tế tại Công ty Skyrizon Aviation.

    Tháng 9/2017, động cơ TVZ-117 đã được thử nghiệm thành công tại trường thử của Skyrizon Aviation. Hồi đó, hai bên đã ký hợp đồng sản xuất theo giấy phép và bảo dưỡng kỹ thuật động cơ TVZ-117VMA-SBM1V và hợp đồng bổ sung phát triển động cơ MS-500. Tuy nhiên, trong danh mục sản phẩm của hẫng hiện tại chưa có họ động cơ turbine cánh quạt D-136 mà dự kiến sẽ lắp cho trực thăng hạng nặng AHL (Advanced Heavy Lift) do Nga và Trung Quốc hợp tác phát triển. Căn cứ vào cấu trúc của hàng không thương mại và không quân vận tải Trung Quốc, có thể dự đoán rằng, nhà máy nói trên sẽ sản xuất động cơ TVZ-117 cho các trực thăng Mi-8.


    Nguồn: PTS KHKT Nikolai Novichkov, PTS Sử học Dmitri Fedyushko (Phòng Thông tin-phân tích TASS) // VPK, № 44 (757), ngày 13.11.2018.
  2. mimosalq

    mimosalq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Bài viết:
    842
    Đã được thích:
    137
  3. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.074
    Đã được thích:
    2.542
    Nó nhái tuốc hết cụ ah, chỉ có điều đang sử dụng thì điện đóm, radar tắc ngũm thì trực chiến sao được.
    Cụ xem nó bán cho ai cái hệ này, nhìn cảnh thấy quen quen ko
    [​IMG]
    mimosalq thích bài này.
  4. DLV47

    DLV47 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    30
    Lần cập nhật cuối: 08/12/2018
  5. mimosalq

    mimosalq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Bài viết:
    842
    Đã được thích:
    137
  6. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Xem kỹ thì em phát hiện điều buồn cười cực kỳ,

    mả ch@ nó dùng cẩu để kéo lên , lôi sang ngang, thả xuống
    Lần cập nhật cuối: 08/12/2018
    mimosalq thích bài này.
  7. DLV47

    DLV47 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    30
    cái dây nào mà tàng hình mờ đến như vậy mỏng đến như vậy mà kéo được 1 vật có trọng lượng nặng như vậy ?

    cầu kéo thì chứng minh bằng video đi, chứ sủa làm gì
  8. kimdungmk2

    kimdungmk2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/09/2017
    Bài viết:
    1.135
    Đã được thích:
    892
    chưa chắc nó bán được cho nước của nó . cụ đi TQ rồi hay sao mà nhìn cảnh thấy quen quen vậy :))
  9. mimosalq

    mimosalq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Bài viết:
    842
    Đã được thích:
    137
    Cái này dùng đưa xe tụ hành lên sao hỏa của bọn cẩu khựa đây mà.
    despair thích bài này.
  10. DLV47

    DLV47 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    30
    Cổ kim xe tăng Trung Quốc: Các xe tăng hiện đại Type 88, Type 96 (2)

    Trung Quốc tiến vào thế kỷ XXI trên các xe tăng của mình.

    Trong bài Cổ kim xe tăng Trung Quốc: Những xe tăng đầu tiên (1) đã giới thiệu giai đoạn 1 của ngành chế tạo xe tăng Trung Quốc, khi ban lãnh đạo nước này quyết định chuyển từ mua sắm sang sản xuất xe tăng-thiết giáp và tiếp đó là xuất khẩu. Dưới đây là tổng quan các loại xe tăng hiện đại của Trung Quốc, trong đó có những loại xe tăng mà giới lãnh đạo quân đội Trung Quốc coi là nền tảng của các đơn vị xe tăng quân đội Trung Quốc trong 25 năm đầu thế kỷ X
    Năm 1984, tổng công ty sản xuất vũ khí nhà nước Trung Quốc NORINCO đã phát triển loại xe tăng chủ lực mới Type 80-I. Xe tăng này có thân xe kiểu hàn, thiết kế mới với vỏ giáp nhiều lớp ở phần đầu xe và bộ phận vận hành mới với 6 bánh lăn. Tháp xe hoàn toàn lấy từ xe tăng Туре 79, nhưng độ dày phần mặt trước tháp tăng lên đến 250 mm. Trên xe Type 80-I có lắp pháo nòng rãnh 105 mm và hệ thống điều khiển hỏa lực Type 37A. Thiết bị đo xa laser được bố trí trên mặt nạ pháo (Tấm giáp che phần gốc nòng pháo trên tháp xe).

    Không lâu sau đã xuất hiện biến thể cải tiến Type 80-II. Những thay đổi chính liên quan đến hệ thống điềukhiển hỏa lực - thiết bị đo xa laser đã được tích hợp với máy ngắm của pháo thủ và đẩy vào dưới vỏ giáp. Xuất hiện hệ thống phòng hộ tập thể chống vũ khí hủy diệt lớn (NBC) và xích xe lắp guốc cao su chạyđường nhựa tháo lắp được. Type-80-II được Trung Quốc tích cực giới thiệu tại các triển lãm vũ khí quốc tế, nhưng không ký được hợp đồng xuất khẩu nào. Trung Quốc cũng đã thử nghiệm lắp cho xe tăng này pháonòng trơn 125 mm sao chép pháo 2А46 của Liên Xô. Xe tăng này được đặt tên là Type 80-III.

    Sau mấy năm thử nghiệm toàn diện, Type 80-II đã được đưa vào trang bị cho quân đội Trung Quốc với tênType 88.


    Type 88

    Xe tăng chủ lực Type 88 có thiết kế truyền thống với khoang động cơ-truyền lực bố trí ở đuôi xe. Thân xe kiểu hàn, vỏ giáp nhiều lớp ở đầu xe. Tháp đúc hình bán cầu giống với cấu tạo tháp xe tăng Type 79. Bố trí kíp xe 4 người theo kiểu quen thuộc, giống như tất cả các xe tăng trước đó của Trung Quốc (và Liên Xô cho đến Т-62). Lái xe ngồi trong phần trước thân xe, bên trái, trưởng xe và pháo thủ ở trong tháp, bên trái pháo, pháo thủ nạp đạn ở trong tháp, bên phải.

    Trên xe tăng lắp pháo nòng rãnh 83 cỡ 105 mm, được ổn định 2 mặt phẳng. Pháo có áo cách nhiệt làm bằng hợp kim nhôm. Góc dẫn theo phương đứng (góc tầm) là từ -4 đến +18 độ. Các loại đạn biên chế gồm đạn xuyên giáp dưới cỡ, vạch đường có sơ tốc 1.455 m/s, đạn xuyên lõm, vạch đường (1173 m/s) và đạn phá-mảnh (850 m/s). Cơ số đạn pháo trên xe gồm 48 phát bắn để trên các giá đạn trong khoang chiến đấu và khoang lái. Tốc độ bắn 7 phát/phút; nạp đạn bằng tay.

    Xe tăng được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực cải tiến Type 37A phát triển với sự hợp tác của hãng Marconi của Anh. Hệ thống điều khiển hỏa lực gồm bộ ổn định pháo, các máy ngắm kết hợp của trưởng xe và pháo thủ, thiết bị đo xa laser được tích hợp vào máy ngắm của pháo thủ, và máy tính đường đạn. Tất cả các khí tài quang đều có lớp phủ đặc biệt để bảo vệ chống bức xạ hạt nhân. Ngoài ra, còn lắp hệ thống lắp liền chuyên dụng cân chỉnh các máy ngắm mà cả trưởng xe và pháo thủ đều có thể sử dụng.

    Vũ khí bổ trợ bao gồm: súng máy đồng trục 7,62 mm và súng máy phòng không 12,7 mm lắp trên giá súng ở cửa nắp dành cho pháo thủ nạp đạn. Hai bên sườn tháp lắp mỗi bên 4 ống phóng lựu khói bố trí 2 ống một cụm. Trưởng xe và pháo thủ đều có thể điều khiển bắn các ống phóng lựu khói. Phía sau các ống phóng lựu khói bố trí các hòm chứa đạn lựu khói dự trữ. Ở phần đuôi tháp có giỏ dạng lưới để chứa đồ dùng, gắn với thùng chứa ống thông hơi của bộ thiết bị lội ngầm.

    [​IMG]
    Trên xe lắp động cơ diesel tăng áp VR36 (12150L-BW) công suất 730 mã lực. Khác với các loại xe tăng trước đó, trên Type 88 có 2 ống xả dẫn ra sườn xe bên phải, chứ không phải bên trái. Các thùng dầu bên ngoài được dịch chuyển từ tấm che xích bên phải sang bên trái. Trên tấm che xích bên phải bố trí các hòm phụ tùng.

    Bộ phận vận hành gồm 6 bánh lăn kép mỗi bên, có đường kính nhỏ hơn so với Type 59 và Type 69. Các bánh lăn là loại dùng cho khung gầm xích vạn năng Type 321. Xích xe có các gối cao su chạy đường nhựa.

    Xe tăng được trang bị hệ thống phòng hộ hạt nhân tập thể kiểu tạo khí dư trong khoang xe, hệ thống chống cháy tự động và hệ thống khói nhiệt.

    Với trọng lượng 38,5 tấn, xe tăng có tốc độ tối đa 60 km/h. Dự trữ hành trình 430 km.

    Trong quá trình sản xuất, Type 88 liên tục được hiện đại hóa. Nhanh chóng xuất hiện mẫu Type 88A (ZTZ88A) với pháo 105 mm có nòng được kéo dài thêm 1 m. Pháo này có tên 83-I. Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ sản xuất 1 mẫu xe này. Tình hình với mẫu Type 88В (ZTZ88В) thì khác. Biến thể này có hệ thống điều khiển hỏa lực cải tiến và pháo hiện đại hóa. Hệ thống điều khiển hỏa lực cải tiến ISFCS-212, ngoài máy ngắm kết hợp của trưởng xe và thiết bị ổn định vũ khí, còn gồm máy ngắm ngày/đêm tích hợp mới dành cho pháo thủ với trường nhìn ổn định và thiết bị đo xa laser lắp liền, máy tính đường đạn số cải tiến với các sensor độ nghiêng của bệ đỡ và trục pháo, sensor gió và bảng điều khiển. Tất cả dữ liệu được tự động đưa vào máy tính để máy tính xử lý, tính toán các hiệu chỉnh cần thiết và hiển thị chúng trong trường nhìn của máy ngắm. Pháo 83 nòng rãnh, cỡ 105 mm có phần khóa nòng được sửa đổi để bắn được các loại đạn mới do NORINCO phát triển (các loại đạn phá-mảnh, xuyên lõm, dưới cỡ uy lực mạnh). Có lẽ tất cả các xe tăng Type 88 đã được nâng cấp lên 88В khi tiến hành sửa chữa định kỳ.

    Type 88 được sản xuất tại Nhà máy số 617 ở Bao Đầu đến năm 1995. Trong 7 năm, đã sản xuất gần 500 xe. Type 88 chỉ được trang bị cho quân đội Trung Quốc. Xe tăng này lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng tại cuộc duyệt binh ở Bắc Kinh vào năm 1989.

    Biến thể xuất khẩu
    Vào đầu thập niên 1990, NORINCO đã phát triển xe tăng chủ lực Type 85-IIM để xuất khẩu sang Pakistan. Vào năm 1992, kết thúc thử nghiệm và bắt đầu sản xuất loạt xe tăng này. Theo thỏa thuận Trung Quốc-Pakistan, ban đầu Trung Quốc đã cung cấp các xe tăng thành phẩm, sau đó cung cấp các bộ phận chủ yếu và tổng thành để lắp ráp tại nhà máy của công ty Heavy Industries Taxila Pakistan, còn sau khi Pakistan làm chủ hoàn toàn được công nghệ sản xuất thân và tháp xe thì Type 85-IIM đã được sản xuất hoàn toàn ở Pakistan. Các xe tăng này được đặt tên là Type 85-IIAP. Ngoài ra, tại Trung Quốc cũng còn mấy mẫu thử nghiệm để tiếp tục thử nghiệm. Tổng cộng đã sản xuất gần 300 xe này. Hiện tại, việc sản xuất tăng này đã chấm dứt. Trong trang bị quân đội Pakistan có gần 260 xe tăng Type 85-IIAP.

    Xe tăng có cấu tạo truyền thống với khoang lái ở đầu xe, khoang chiến đấu ở giữa và khoang động cơ-truyền lực ở đuôi. Thân và tháp có vỏ giáp nhiều lớp phức hợp ở hình chiếu phía trước, khi cần có thể bổ sung thêm giáp treo phản ứng nổ.

    Tháp xe được hàn từ các miếng giáp cán và đúc, và có cấu trúc module ở phần trước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thay thế các miếng giáp. Các module giáp phía trước với các móc chuyên dụng để thay thế nhanh, còn ở phần trên mỗi khối giáp có một hốc để nhồi vật liệu chèn bằng gồm. Trong phần đuôi tháp bố trí khối điện tử của máy tính đường đạn, cơ số đạn súng máy và một phần thiết bị lội ngầm. Trên nóc tháp bố trí anten vô tuyến điện và sensor gió. Cấu trúc bên trong khoang chiến đấu hoàn toàn giống với xe tăng Т-72 của Liên Xô. Trong tháp chỉ ngồi 2 người của kíp xe là pháo thủ (ngồi bên trái pháo) và trưởng xe (bên phải pháo).

    Vũ khí chính là pháo nòng trơn 125 mm do NORINCO sao chép từ pháo Nga 2А46 và sản xuất. Pháo có bộ hút khói và vỏ cách nhiệt tháo lắp. Góc tầm của pháo là từ -6 đến +14 độ, độ dài nòng là 51 lần cỡ, tầm bắn thẳng của đạn xuyên giáp dưới cỡ là 2.500 m. Bộ ổn định pháo cũng là sao chép bộ ổn định 2E28 Syren của Nga, nó được điều khiển nhờ bàn điều khiển chuyên dụng và cho phép bắn khá chính xác trong hành tiến vào các mục tiêu tĩnh và động.

    Các bộ dẫn động pháo điện-thủy lực được làm song trùng cho trưởng xe và pháo thủ. Ngoài việc làm chủ công nghệ sản xuất pháo, công nghiệp Trung Quốc cũng làm chủ được công nghệ sản xuất các loại đạn pháo 125 mm đi cùng, gồm: các loại đạn xuyên lõm, xuyên giáp dưới cỡ và phá-mảnh. Các phát bắn có vỏ lắp rời và vỏ cháy một phần (đáy đạn không cháy).

    Trong kíp xe không có pháo thủ nạp đạn vì chức năng đó đã do máy nạp đạn tự động đảm nhiệm, nhờ đó tốc độ bắn liên tục đã tăng lên (6-8 phát/phút), không phụ thuộc vào độ mệt mỏi của pháo thủ nạp đạn, còn hệ thống đón và hất đáy vỏ đạn đã giảm được đáng kể mức độ khói trong khoang chiến đấu. Khi máy nạp đạn tự động bị hỏng hay hết cơ số đạn trong máy nạp đạn (22 phát bắn), kíp xe có thể nạp đạn bằng tay cho pháo, nhưng thao tác này rất bất tiện và tốc độ bắn lúc đó sẽ là không quá 1-2 phát/phút và điều đó cũng thuần túy là mang tính lý thuyết.

    Vũ khí bổ trợ gồm súng máy đồng trục 7,62 mm và súng máy phòng không 12,7 mm Type 54 lắp trên móc trước cửa nắp của trưởng xe, nên chỉ có thể bắn về phía trước. Trên các xe tăng sản xuất sau này có lắp súng máy phòng không mới 12,7 mm W-85 của Trung Quốc. Tất cả các súng máy đều được sản xuất tại Pakistan theo giấy phép của Trung Quốc.

    Hệ thống điều khiển hỏa lực chế tạo dựa trên hệ thống điều khiển hỏa lực ISFCS-212, có sử dụng các сông nghệ của phương Tây, cho phép điều khiển bắn pháo hiệu quả. Hệ thống bao gồm máy ngắm kết hợp của pháo thủ với thiết bị đo xa laser lắp liền (có thể đo xa trong phạm vi 500-5.000 m) và ổn định trường nhìn độc lập, máy ngắm kết hợp được ổn định của trưởng xe, bộ ổn định pháo 2 mặt phẳng, máy tính đường đạn số và các loại sensor. Thông tin từ sensor gió, các tham số khí quyển, nhiệt độ liều phòng, tốc độ góc của mục tiêu và cự ly đến mục tiêu được tự động đưa vào máy tính.

    Trên các xe tăng sản xuất loạt 2 cung cấp cho Pakistan ở dạng tháo rời và lắp ráp tại chỗ thì sensor khí quyển có hình dáng mới kiểu ống cao. Bên phải máy ngắm chính của pháo thủ bố trí thêm khí tài quan sát có đầu quay.

    Để tạo màn khói, xe sử dụng 2 cụm ống phóng lựu khói mỗi cụm 6 ống phòng, lắp hai bên tháp xe, cũng như hệ thống tạo khói nhiệt. Xe được trang bị hệ thống phòng hộ NBC tập thể với thiết bị quạt lọc, thiết bị dập lửa tác động nhanh và máy vô tuyến điện hiện đại Type 889В.

    Động cơ là biến thể cải tiến của động cơ diesel VR36 (12150L7-BW) công suất 730 mã lực (công suất riêng là 17,8 mã lực/tấn). Nóc khoang động cơ-truyền lực được nâng lên một chút do các bộ phận của hệ thống làm mát và tản nhiệt được bố trí khác đi. Trên xe tăng lắp bộ truyền lực bán tự động do phương Tây sản xuất được ghép thành một khối với động cơ. Việc thay thế khối động cơ trong điều kiện dã chiến mất 40 phút. Tổng dung tích nhiên liệu dự trữ trong các thùng dầu bên trong và bên ngoài tăng lên đến 1.400 lít, dự trữ hành trình trên đường nhựa được thông báo là 700 km, nhưng đây là điều khó tin. Hai ống xả được dẫn ra sườn xe bên phải. Trên các xe tăng sản xuất các đời cuối, các ống xả được bẻ ra phía sau và chúi xuống dưới.

    Type 96
    Trên cơ sở xe tăng xuất khẩu Type 85-IIM, người ta đã phát triển tăng chủ lực Type 96 (ZTZ96) cho quân đội Trung Quốc. Ban đầu, biến thể này có tên Type 88C hay ZTZ88C. Do khó khăn tài chính, việc sản xuất loạt Type 88C cho quân đội Trung Quốc chỉ bắt đầu vào năm 1997, còn tên của nó bị đổi thành Type 96.

    Về kết cấu và hình dáng, Type 96 gần như giống hệt Type 85-IIM series cuối được trang bị cho quân đội Pakistan và hầu như có cùng các tính năng chiến-kỹ thuật. Những khác biệt chính là động cơ mạnh hơn, hệ thống điều khiển hỏa lực cải tiến và trọng lượng chiến đấu nặng hơn 1,5 tấn.

    Giống như Type 85-IIM, Type 96 cũng có giáp phức hợp, nhiều lớp ở hình chiếu phía trước và được trang bị pháo nòng trơn 125 mm với máy nạp đạn tự động.

    Vũ khí bổ trợ gồm súng máy phòng không 12,7 mm W-85 và súng máy đồng trục 7,62 mm Type 86, cũng như 6 cụm ống phòng lựu khói gắn hai bên sườn tháp. Hệ thống điều khiển hỏa lực gồm bộ ổn định pháo 2 mặt phẳng, các máy ngắm kết hợp của trưởng xe và pháo thủ, máy tính đường đạn, bảng điều khiển, các sensor và thiết bị đo xa laser. Có sự khác biệt nhỏ là không có khí tài quan sát bổ sung cho pháo thủ.

    Xe tăng được trang bị tất cả các hệ thống và thiết bị hiện đại như các khí tài nhìn đêm, máy vô tuyến điện sóng cực ngắn 889B (cự ly liên lạc 20-25 km), hệ thống phòng hộ tập thể chống vũ khí NBC, thiết bị dập cháy tác động nhanh.

    Trên xe tăng lắp động cơ diesel tăng lực, làm mát bằng chất lỏng, công suất 1.000 mã lực, cho phép tăng được tốc độ tối đa. Động cơ này được cải tiến từ động cơ diesel dành cho xe tăng 12150L7-BW của Trung Quốc và như vậy là kéo dài thêm dòng động cơ V-54 của Liên Xô. Cùng với bộ truyền lực, nó tạo thành khối động lực duy nhất, cho phép thay thế nó nhanh trong điều kiện dã chiến. Bộ truyền lực kiểu cơ khí hành tình, tương tự bộ truyền lực của tăng Type 88. Bộ phận vận hành và cấu tạo của khoang động cơ-truyền lực tương tự như ở xe tăng Type 88-IIM.

    Trên mẫu xe Type 96G có lắp các khối giáp tăng cường, gắn trên các khối giáp ở mặt trước tháp xe, tầm giáp đầu xe và ngoài mặt giỏ tháp.

    Type 96 được sản xuất tại Nhà máy số 617. Theo giới lãnh đạo quân đội Trung Quốc, Type 96 cùng với xe tăng mới nhất Type 99 sẽ là nền tảng của các đơn vị xe tăng Trung Quốc trong 25 năm đầu thế kỷ XXI.

    Type 96 được giới thiệu lần đầu tiên với công chúng tại cuộc duyệt binh ở Bắc Kinh vào ngày 1/10/1999.

    Ban đầu, Type 96 được trang bị cho các binh đoàn tăng tinh nhuệ như Sư đoàn tăng số 6 của quân đoàn 38, đại quân khu Bắc Kinh và sư đoàn tăng số 8 của quân đoàn 26, đại quân khu Tế Nam. Từ năm 2005, khi đã sản xuất được hơn 1.500 chiếc Type 96, chúng đã bắt đầu thay thế các xe tăng cũ kỹ sản xuất trong thập niên 1960-1970 trong các binh đoàn tăng còn lại.

    (Còn tiếp)

    Nguồn:

    Mikhail Baryatinsky / VPK, N.40 (508), 16.10.2013.

Chia sẻ trang này