1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. yennhilanguage

    yennhilanguage Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2016
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Mới đây, Elemental Defense đã lần đầu tiên giới thiệu mẫu áo giáp hiện đại thiết kế để trang bị cho lực lượng vũ trang Indonesia trong tương lai.
  2. kimdungs

    kimdungs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/07/2016
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    396
    Indo trang bị cho Thủy quân thiết bị quân sự đa quốc gia luôn mới máu
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. toiyeutrunghoa

    toiyeutrunghoa Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2016
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    6
    Việt Nam tự nâng cấp "mắt thần" của hệ thống tên lửa S-300PMU1
    01/10/2016 09:18

    0
    [​IMG]
    Báo Phòng không cho biết, hiện nay Nhà máy A29 đã tự sửa chữa và nâng cấp được nhiều loại radar khác nhau, trong đó có radar 36D6 của tên lửa S-300PMU1.
    Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Ukroboronprom: Sắp giao trực thăng Mi-24PU1 và tên lửa S-300PS
    Nhà máy A29 (Cục Kỹ thuật) là trung tâm sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT) phòng không cho các đơn vị phía Nam của Quân chủng PK-KQ.

    Đặc biệt, Nhà máy đã được trên đầu tư một số trang thiết bị sửa chữa khí tài thế hệ mới như: Thiết bị kiểm tra chẩn đoán hỏng hóc (Vec tơ – M16); Trạm bảo dưỡng kỹ thuật radar 36D6 (MTO); các phương tiện đo kiểm soát các tham số của khí tài mới.

    Nhờ có những thiết bị này mà từ năm 2014 đến nay, Nhà máy đã kiểm tra, sửa chữa được 19 modul của khí tài tên lửa S-300PMU1; radar KASTA-2E2 và đặc biệt là 7 modul của hệ thống radar tối tân 36D6. Dự kiến đến cuối năm 2016,

    Nhà máy sẽ tiếp nhận và đi vào khai thác thiết bị chẩn đoán hỏng hóc bo mạng điện tử ATK của Belarus. Thiết bị này sẽ góp phần nâng cao năng lực kiểm tra sửa chữa các mô đun của khí tài công nghệ mới.

    [​IMG]
    Thực hành cẩu gắp đạn tên lửa S-300.

    Khi nói về việc Việt Nam quyết định trang bị hệ thống radar 36D6 cho tổ hợp tên lửa S-300PMU1, hồi đầu năm 2014, tạp chí The Diplomat nhận định đây là lựa chọn cực sáng suốt của Việt Nam dù radar 76N6 luôn được coi là 'mắt thần' của tổ hợp phòng không này. Vậy đâu là nguyên nhân cho sự lựa chọn này?

    76N6 Clam Shell là hệ thống radar trang bị cho tổ hợp S-300 có nhiệm vụ chuyên bắt và bám mục tiêu tầm thấp. Đây là một radar tần số điều biến sóng liên tục (FMCW) được thiết kế để tìm kiếm, phát hiện và theo dõi các mục tiêu bay thấp có diện tích phản xạ radar (RCS) nhỏ, đặc biệt là tên lửa hành trình.

    Clam Shell có nhiệm vụ phát hiện các mục tiêu bay ở độ cao thấp và rất thấp trong môi trường lộn xộn gần mặt đất cũng như trong môi trường gây nhiễu điện tử mạnh. Hệ thống có khả năng tự động bám bắt và xử lý mục tiêu, 76N6 sẽ cung cấp các tham số cần thiết cho radar điều khiển hỏa lực của tổ hợp S-300.

    Ăng ten FA-51MU của Clam Shell gồm 2 bộ phận truyền và nhận, ngăn cách bởi một tấm chắn ở giữa để tránh tràn tín hiệu từ máy phát vào máy thu. Ăng ten thường gắn trên tháp 40V6M cao 28 mét hoặc tháp 40V6MD cao 40 mét.

    Clam Shell phát hiện được các mục tiêu có RCS chỉ 0,02 m2 di chuyển ở tốc độ 722 m/s. Mục tiêu bay ở độ cao 450 mét sẽ bị 76N6 phát hiện từ khoảng cách 92,6 km, nếu mục tiêu bay ở độ cao 914 mét, tầm trinh sát không dưới 120,38 km.

    [​IMG]
    76N6 Clam Shell ở trạng thái hành quân

    Hệ thống có mức tiêu thụ điện năng khoảng 1,4 kW, thời gian xảy ra lỗi kỹ thuật dự kiến không thấp hơn 100 giờ. Phân biệt mục tiêu trong môi trường lộn xộn và loại bỏ các đám mây rải nhiễu nhờ công nghệ FMCW là hai đặc tính ưu việt của 76N6.

    Các máy bay nếu không được trang bị máy thu cảnh báo radar tương thích với công nghệ FMCW sẽ rất dễ bị tổn thương khi hoạt động ở khu vực có triển khai Clam Shell.

    Dù được đánh giá rất cao nhưng Việt Nam đã không chọn 76N6 cho tổ hợp S-300 mà thay vào đó là hệ thống radar 36D6. Theo những thông số được công bố, 36D6 Tin Shield với chức năng tương tự radar 76N6.

    [​IMG]
    Radar 36D6

    Và lý do của sự lựa chọn này là bởi radar 36D6 được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với 76N6, nó có khả năng kháng nhiễu chủ động và nhiễu thụ động rất tốt. Bộ vi xử lý của radar 36D6 có khả năng quét chùm tia điện tử ở độ cao từ -20 +30 độ. Ăng ten có thể quét 360 độ chỉ trong vòng 5 - 10 giây.

    Tin Shield có thể xử lý đồng thời 120 mục tiêu, trong đó có 30 - 60 mục tiêu ở chế độ tự động. Các thông tin được hiển thị trên màn hình dưới dạng ký tự số tạo thuận lợi cho kíp vận hành trong việc đọc dữ liệu.

    36D6 bám bắt được các mục tiêu có RCS chỉ 0,1 m2 bay ở độ cao 50 m từ cách xa 27 km. Nếu mục tiêu bay ở độ cao 100 m, phạm vi phát hiện là 42 km. Tầm trinh sát với mục tiêu có RCS 1 m2 bay ở độ cao 6.000 mét lên tới 175 km.

    Khả năng quét chùm tia điện tử và số lượng mục tiêu theo dõi cùng lúc nhiều hơn là hai lý do để Việt Nam lựa chọn radar 36D6 cho nhiệm vụ bắt thấp thay vì 76N6. Bên cạnh đó, công nghệ của radar 36D6 phù hợp để nâng cấp lên các tiêu chuẩn hiện đại hơn.
    http://soha.vn/viet-nam-tu-nang-cap-mat-than-cua-he-thong-ten-lua-s-300pmu1-20161001091459736.htm
  4. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Bàn giao trạm chuẩn bị tên lửa ИНГУЛ-А cho Học viện PK-KQ
    Tuấn Sơn | 05/10/2016 07:30

    4
    [​IMG]
    Hội đồng nghiệm thu sản phẩm sau sửa chữa - Cục Kỹ thuật Quân chủng PK-KQ theo dõi quá trình vận hành Trạm chuẩn bị Tên lửa ИНГУЛ-А. Ảnh: Học viện PK-KQ.
    Theo Học viện PK-KQ, ngày 22/09/2016, đơn vị vừa nhận bàn giao trạm chuẩn bị tên lửa ИНГУЛ-А từ Nhà máy A-45 - Cục Kỹ thuật Quân chủng PK-KQ.
    Được biết, sau 3 tháng triển khai công tác bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ, sáng ngày 22 tháng 9 năm 2016, Hội đồng nghiệm thu sản phẩm sau sửa chữa - Cục Kỹ thuật Quân chủng PK-KQ đã tiến hành nghiệm thu và bàn giao trạm chuẩn bị tên lửa ИНГУЛ-А (tên tiếng Anh: INGUL-A) cho Học viện PK-KQ.

    INGUL-A là thiết bị để kiểm tra, chuẩn bị tên lửa hàng không trước khi lắp đặt trên máy bay làm nhiệm vụ trực ban sẵn sàng chiến đấu. Sau khi nhận bàn giao, Học viện PK-KQ sẽ tiếp tục đưa sản phẩm vào khai thác, sử dụng, phục vụ quá trình huấn luyện thực hành đối với học viên đào tạo sỹ quan, chuyên ngành Kỹ sư hàng không.

    Theo thông tin chính thức từ Phòng thiết kế cấp Nhà nước Kyiv mang tên "Luch" (Ukraine) - đơn vị nghiên cứu chế tạo, Ingul-A được thiết kế để kiểm tra, chuẩn bị các loại tên lửa không đối không, không đối đất, bom có điều khiển trước khi lắp lên các loại máy bay tiêm kích, cường kích của Không quân Nga.

    Ingul-A chính thức được hoàn thành nghiên cứu và đưa vào sản xuất loạt từ năm 1977, không chỉ phục vụ trong Không quân Liên Xô mà còn được xuất khẩu sang các nước Đông Âu cùng nhiều quốc gia sử dụng máy bay chiến đấu của Liên Xô, trong đó có Việt Nam.

    Có thể nói, Ingul-A là thành phần không thể thiếu của bất kỳ đơn vị không quân nào có sử dụng các máy bay chiến đấu họ Su, MiG, Yak vốn xuất xứ từ Liên Xô (Nga, Ukraine,... sau này).

    Nhờ có thiết kế module (dạng container), với nhiều cầu phần chuyên biệt, đồng bộ, trạm có thể làm công tác kiểm tra, chuẩn bị cho tới 26 loại tên lửa (không đối không, không đối đất) và bom có điều khiển khác nhau, tức là gần như bao quát hết mọi loại vũ khí hàng không có trong biên chế.

    Cũng theo Phòng thiết kế "Luch", trạm chuẩn bị tên lửa Ingul-A cuối cùng đã được xuất xưởng vào năm 1989, sau đó đã ngừng sản xuất để chuyển sang nghiên cứu và sản xuất những trạm chuẩn bị tên lửa thế hệ mới hơn.

    [​IMG]
    Tên lửa R-60 ngoài cùng trên tiêm kích MiG-29 của Không quân Ấn Độ cũng được chuẩn bị bởi trạm Ingul-A.

    Trạm chuẩn bị tên lửa Ingul-A đã và đang được trang bị cho các máy bay tiêm kích như MiG-21, MiG-23, MiG-29, Su-22, Su-27,...

    Như vậy, có thể thấy, Nhà máy A-45 đã tự chủ hoàn toàn trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ đối với trạm INGUL-A ngay ở trong nước mà không phải đưa sang Ukraine hoặc Nga, tiết kiệm nhiều ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước, đảm bảo đúng kế hoạch, quy trình, chặt chẽ và an toàn tuyệt đối.

    Trong khi đó, nơi khai sinh, chế tạo ra chính trạm INGUL-A là Phòng thiết kế Luch cũng đang chào bán dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa gồm các đầu việc:

    - Tăng tổng niên hạn sử dụng;

    - Giảm khối lượng công việc định kỳ kỹ thuật nhờ hợp lý hóa quy trình bảo dưỡng;

    - Sửa chữa thay thế bằng các linh kiện, cấu phần hiện đại;- Đánh giá số lượng và cung cấp phụ tùng dự trữ kịp thời cũng như hồ sơ kỹ thuật kèm theo.
    http://soha.vn/ban-giao-tram-chuan-bi-ten-lua--cho-hoc-vien-pk-kq-20161004150041354.htm
  5. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Sát thủ toàn năng trong Không quân Việt Nam
    05/10/2016 08:00

    2
    [​IMG]
    Với đầu đạn nặng 320kg, tên lửa Kh-29 của Không quân Việt Nam có thể hủy nhiều loại mục tiêu kiên cố hoặc chiến hạm có lượng giãn nước trên 10.000 tấn.
    Nga: Lữ đoàn tên lửa Iskander báo động chiến đấu
    Theo số liệu của SIPRI, tính đến năm 2004 Việt Nam đã mua hơn 100 tên lửa Kh-29, để trang bị trên các chiến đấu cơ Su-22M4 và Su-30MK2 của Không quân Việt Nam.

    Kh-29 là loại tên lửa siêu âm có thể tấn công các mục tiêu kiên cố, các loại tàu chiến đấu, tàu đổ bộ, tàu hậu cần chỉ huy với chức năng tương tự loại tên lửa AGM-65 Maverick của Mỹ và AS-30 của Pháp.

    Giá phóng Kh-29 là loại APU-58 và AKU-58, tên lửa sẽ được thả rơi khỏi máy bay trước khi động cơ kích hoạt.

    Cấu hình mang tối đa Kh-29 trên Su-27/30 là 6 đạn, MiG-27 Flogger 2 đạn, Su-17/22M4 Fitter 2 đạn và Su-24M Fencer 3 đạn.

    Đầu đạn của Kh-29 là loại nổ lõm được thiết kế chuyên để xuyên phá và theo giới thiệu của nhà sản xuất nó có thể xuyên 1m bê tông nằm sau 3m đất. Sau khi phóng tên lửa leo lên độ cao 5.000m rồi bổ nhào thẳng đứng xuống mục tiêu.

    [​IMG]
    Ngòi nổ của Kh-29 có thể thiết lập theo chế độ chạm nổ (khi công kích các mục tiêu dạng như cầu, cống) hoặc nổ chậm (để xuyên phá boong-ke hoặc các công sự kiên cố, tàu chiến).

    Phía đuôi tên lửa là động cơ PRD-228 sử dụng nhiên liệu rắn giúp dễ dàng trong bảo quản và sử dụng, động cơ này làm việc trong thời gian 3 - 6 giây giúp tên lửa bay với tốc độ khoảng 1.250 km/h và đạt tầm xa 30 km (phiên bản Kh-29TE).

    [​IMG]
    Khi khai hỏa Kh-29, tên lửa sẽ được thả rơi khoảng 3m dưới máy bay, sau đó sợi dây nối máy bay với chốt an toàn trên Kh-29 bung ra, động cơ tên lửa Kh-29 sẽ kích hoạt.

    Thiết kế như vậy là để trách tác động của động cơ cực mạnh trên tên lửa lên máy bay, cũng như tránh cho khói của luồng phụt từ động cơ tên lửa xả vào cửa hút khí máy bay.

    Điều thú vị là Kh-29 có một "đuôi lửa" lớn vài giây đầu tiên sau khi phóng nhưng rồi sẽ nhanh chóng biến mất dưới mắt phi công, chỉ còn là một đường khói mỏng trước khi chạm vào mục tiêu và kích nổ một vụ nổ ấn tượng."
    http://soha.vn/sat-thu-toan-nang-trong-khong-quan-viet-nam-20161005072740263.htm
  6. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Tham vọng sở hữu đội tàu ngầm mạnh của Indonesia và những trở ngại

    Kể từ khi trở thành Tổng thống Indonesia vào tháng 10/2014, ông Jokowi cam kết thực hiện chiến lược đưa nước này trở thành “trung tâm hàng hải của toàn cầu”, trong đó có việc đầu tư, tăng cường sức mạnh cho lực lượng quân đội, đặc biệt là hải quân.
    [​IMG]
    Tàu tên lửa tàng hình KRI Klewang 625 - niềm tự hào nền công nghiệp đóng tàu quân sự Indonesia.

    Xung quanh vấn đề này, báo “Bưu điện Jakarta” số ra mới đây đăng bài của tác giả IGB.Dharma Agastia, thuộc trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Singapore, với nội dung như sau:

    Khi trở thành Tổng thống của Indonesia, ông Jokowi đã có tham vọng tăng cường sức mạnh cho lực lượng hải quân Indonesia trong chiến lược này. Ông Jokowi mong muốn Indonesia sẽ trở thành quốc gia đứng đầu về hải quân cũng như về kinh tế ở khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt trong bối cảnh tình hình Biển Đông căng thẳng, phức tạp như hiện nay thì việc hiện đại hóa lực lượng hải quân là một yêu cầu cấp bách để bảo vệ các lợi ích của Indonesia.

    Đã hai năm trôi qua kể từ ngày ông Jokowi lên nắm quyền. Hải quân Indonesia hiện đang trong quá trình hiện đại hóa, tăng cường sức mạnh các Lực lượng đặc biệt tinh nhuệ (MEF) vốn đã được chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono quan tâm phát triển.

    Theo kế hoạch phát triển, hải quân Indonesia sẽ sở hữu 154 tàu hải quân vào năm 2024, trong đó có 10-12 tàu ngầm. Indonesia dự kiến sẽ tự đóng mới được 3 tàu ngầm lớp Chang Bogo nhờ sự hợp tác, liên doanh với tập đoàn đóng tàu Daewoo Shipbuilding và Marine Engineering của Hàn Quốc, bên cạnh đó cũng sẽ mua thêm 3 tàu ngầm lớp Kilo của Nga.

    Hải quân Indonesia đã có nhiều kinh nghiệm trong việc vận hành, sử dụng tàu ngầm. Với những căng thẳng ở Biển Đông hiện nay, việc có một đội tàu ngầm hoạt động hiệu quả là thực sự cần thiết. Tàu ngầm là loại vũ khí lợi hại để hoạt động trong lòng biển, dễ dàng ẩn náu tránh sự phát hiện của đối phương, đồng thời tích cực hỗ trợ cho các lực lượng trên mặt nước. Trong chiến tranh, tàu ngầm có thể được sử dụng để vận chuyển quân bí mật và tiến hành các hoạt động gián điệp. Tuy nhiên, Indonesia hiện có một số hạn chế, trở ngại khi tập trung phát triển đội tàu ngầm.

    Thứ nhất là những hạn chế về mặt địa lý. Các vùng biển của Indonesia đều hẹp và nông, buộc tàu ngầm phải nổi lên và điều đó có thể gây ảnh hưởng, nguy hiểm cho các tàu dân sự, gây tắc nghẽn và có nguy cơ va chạm. Một điều đáng chú ý nữa là hiện nay các quốc gia Đông Nam Á khác cũng đang tích cực mua các loại tàu ngầm trong khi đó kinh nghiệm vận hành, sử dụng còn ít nên cũng có nguy cơ xảy ra va chạm.

    Thứ hai là mức độ hiệu quả. Tàu ngầm mang lại các lợi thế lớn trong chiến tranh. Tuy nhiên, hiện nay Indonesia chưa phải đối mặt thực sự với nguy cơ chiến tranh mà lại đang phải tập trung đối phó với nạn đánh bắt cá trái phép của các quốc gia trong khu vực, vấn đề được cho là nghiêm trọng. Vùng biển của Indonesia có rất nhiều cá, nhưng do nạn đánh bắt cá trái phép của các tàu thuyền nước ngoài nên Indonesia bị thiệt hại từ 20-25 tỷ USD mỗi năm. Do đó, việc đầu tư đóng các loại tàu mặt nước, chẳng hạn như các tàu tuần tra sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

    Thứ ba là những hạn chế về tài chính. Chính phủ Indonesia hiện đang phải đối mặt với sự cắt giảm ngân sách, điều đó ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu, bao gồm cả lĩnh vực quốc phòng. Trong năm 2016, chi tiêu quốc phòng có khả năng sẽ bị giảm 2,8 nghìn tỷ Rupiah (tương đương 214,2 triệu USD) và điều đó chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch mua sắm tàu ngầm trong tương lai.

    Điều quan trọng cần lưu ý rằng nước sở hữu tàu ngầm cần một nguồn kinh phí lớn để bảo dưỡng thường xuyên chúng. Nếu không có cơ sở hạ tầng phù hợp và chuyên môn kỹ thuật cao, thì chúng sẽ nhanh chóng bị xuống cấp và trở thành một đống kim loại đắt tiền. Cần phải đầu tư một số lượng lớn ngân sách để phát triển cơ sở hạ tầng cho tàu ngầm.
    http://baotintuc.vn/ho-so-quan-su/t...nesia-va-nhung-tro-ngai-20161001155516364.htm
  7. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Khả năng ít biết của pháo phòng không đa năng Việt Nam
    (Quốc phòng Việt Nam) - Dù được sản xuất từ thời Liên Xô nhưng đến nay, pháo ZSU-23-4 của Việt Nam vẫn cực hiệu quả trong nhiệm vụ phòng không và diệt mục tiêu mặt đất.
    Sẵn sàng chiến đấu

    Sau khẩu lệnh "Đại đội về vị trí chiến đấu", trong chốc lát, các khẩu đội pháo phòng không đã triển khai xong đội hình và sẵn sàng nhả đạn. Để có được khả năng sẵn sàng chiến đấu cao nhất, Thượng tá Lê Công Thành, Phó Sư đoàn trưởng Sư đoàn 361 chia sẻ trên báo Phòng không Không quân:

    "Chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức huấn luyện bắn đạt thật năm 2016 qua 4 giai đoạn. Các phân đội đi bắn đã hoàn thành giai đoạn 1 là cơ động diễn tập dã ngoại ở Trường bắn Miếu Môn 1 tuần.

    Đến nay, từng pháo thủ đã nắm chắc nhiệm vụ theo chức trách, lý thuyết binh khí, công tác chiến đấu, thao tác thành thạo vũ khí kỹ thuật, nắm chắc quy tắc xạ kích, phương pháp xác định phần tử;

    Thuần thục thao tác cá nhân, hiệp đồng chiến đấu, xử lý tốt các tình huống trong chuẩn bị chiến đấu, sục sạo bắt bám sát mục tiêu kết hợp với đạp cò, quy trình nhận và bàn giao vũ khí khí tài. Nhìn chung các khẩu đội đều đạt giỏi, ổn định vững chắc".

    [​IMG]
    Bộ đội Việt Nam huấn luyện với pháo ZSU-23-4.Ảnh: Báo PK-KQ.
    Kiểm tra tại Tiểu đoàn 5, Thượng tá Thành khá hài lòng sau khi chứng kiến đơn vị huấn luyện từ phân đoạn đến tổng hợp, kết hợp nhuần nhuyễn quy trình bắn mục tiêu M-96CT, từ động tác cá nhân đến kíp xe sử dụng thành thạo máy tập.

    Hiệp đồng chặt chẽ giữa các trắc thủ trong kíp xe, giữa xe với xe và hiệp đồng đại đội, nắm chắc quy tắc xạ kích, phương pháp, xác định phần tử, chọn thời cơ bắn tiêu diệt mục tiêu.

    Khả năng ít biết

    ZSU-23-4, hay còn có tên gọi khác là pháo phòng không tự hành 23 mm do Liên Xô sản xuất là loại vũ khí lợi hại của bộ đội Phòng không Việt Nam trong tác chiến hiệp đồng bảo vệ bầu trời Tổ quốc, bảo vệ mục tiêu trên mặt đất, bảo vệ đội hình hành quân của các lực lượng binh chủng hợp thành.

    Khi nhả đạn, loại vũ khí này được ví như “chùm mũi tiêm lửa”, có thể tiêu diện, hạ gục đối phương trong chớp mắt. Về cơ bản, vũ khí này gồm pháo phòng không 4 nòng đặt trên xe bánh xích.

    Ngoài ra, trên xe còn có hệ thống radar phát hiện mục tiêu trên không tới trên 12 km và bám sát mục tiêu hiệu quả ở phạm vi 10 km; máy dẫn đường; các loại khí tài quan sát ban ngày, ban đêm; khí tài ngắm bắn; phương tiện thông tin liên lạc; thiết bị phòng, chống nguyên tử, tẩy độc…

    Đây là vũ khí có nhiều tính năng ưu việt, như khả năng cơ động cao ở nhiều loại địa hình khác nhau. Xe có thể vượt dốc cao dưới 30 độ hoặc đi trong điều kiện mặt đường nghiêng dưới 10 độ. Xe có khả năng vượt qua hố sâu 1 m, rộng dưới 2,5 m và vượt chướng ngại vật cao 1 m.

    Nếu hành quân trên đường nhựa, vận tốc của xe ZSU-23-4 có thể đạt tới 50 km/h; hành quân trên đường đất, vận tốc có thể đạt tới 30 km/h. Xe có thể vừa đi vừa bắn hiệu quả ở tốc độ dưới 35 km/h ở địa hình bằng phẳng và dưới 20 km/h ở địa hình dã chiến.

    Pháo 23 mm đặt trên xe gồm 4 nòng. Nòng pháo có thể điều khiển tạo góc bắn đến 85 độ so với mặt phẳng ngang và có thể quay tròn 360 độ. Pháo có tốc độ bắn cao nhất đạt 3.400 viên/phút. Loại pháo này có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở trên không, đồng thời có thể diệt mục tiêu trên mặt đất, mặt nước ở cự ly khoảng 2.000 m.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...ua-phao-phong-khong-da-nang-viet-nam-3320287/
  8. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
  9. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Khả năng chống tăng ít biết của Su-152 Việt Nam
    (Quốc phòng Việt Nam) - Ngoài vai trò chi viện hỏa lực cho đơn vị bộ binh, pháo kích các mục tiêu của địch, pháo Su-152 Việt Nam còn có khả năng chống tăng cực mạnh.
    Pháo tự hành Su-152 gần như là “anh em sinh đôi” với Su-122 trong biên chế của pháo binh Việt Nam khi nó cũng được phát triển đi vào phục vụ năm 1971. Loại pháo này cũng được sản xuất số lượng rất lớn, dây chuyền chế tạo hoạt động tới năm 1993 mới chấm dứt.

    Su-152 trang bị pháo D22 cỡ nòng 152mm, có tốc độ bắn 3-4 viên/phút, theo lý thuyết nó có thể bắn 30 viên/10 phút hoặc 75 viên/giờ. Số lượng đạn dữ trữ trong xe khoảng 40 viên, thường gồm 36 viên nổ phân mảnh và 4 viên chống tăng.

    Tương tự Su-122, pháo D22 là thiết kế cải tiến từ pháo xe kéo D20 152mm nên nó dùng chung các loại đạn D20 như đạn vạch đường, đạn nổ phân mảnh, đạn chống tăng, đạn chiếu sáng và thậm chí là đạn hạt nhân. Biến thể Su-152M sau này còn có thể bắn đạn tự dẫn chính xác cao Krasnopol.

    [​IMG]
    Cặp pháo tự hành Su-152 và Su-122 Việt Nam.
    Để chống tăng, pháo tự hành Su-152 có góc nâng hạ từ -4 độ tới +60 độ lắp trong tháp pháo quay 360 độ. Với các viên đạn nổ phá nặng 43-34kg, pháo 152mm của Su-152 có thể tạo ra chấn động khủng khiếp khiến kíp lái xe bọc thép chiến đấu chết ngay lập tức.

    Trong lịch sử chiến tranh, pháo tự hành SU/ISU-152 trong CTTG 2 bằng những phát đạn 152,4mm ML-20 cũng đã khiến kíp lái tăng Đức thiệt mạng vì chấn động mà nó tạo ra ngoài lớp giáp.

    Với trang bị này, Su-152 được coi là vũ khí chống tăng cực hiệu quả khi nó có thể xé nát bất cứ dòng tăng nào dù được bọc giáp tốt nhất. Ngoài vũ khí chính là khẩu pháo 152mm, Su-152 còn một súng máy phòng không cỡ 7,62mm đặt trên nóc tháp pháo. Xạ thủ có thể điều khiển bắn từ trong xe mà không cần chui ra ngoài.

    Ngoài sức mạnh của hỏa lực, Su-152 còn được đánh giá cao về sự cơ động khi Su-152 sử dụng khung thân xe bánh xích của hệ thống tên lửa đối không SA-4, lắp một động cơ diesel 520 mã lực cho phép đạt tốc độ 60km/h. Pháo Su-152 có thể vượt lũy cao 1,1m, hào rộng 2,5m và có tầm hoạt động lên đến 300km.

    Theo số liệu được trang Global Firepower công khai, dù lực lượng pháo binh Việt Nam sở hữu khoảng 2.200 khẩu pháo các loại, đứng thứ 8 trên thế giới, thứ 6 châu Á và dẫn đầu Đông Nam Á nhưng số lượng pháo tự hành của Việt Nam lại không nhiều. Sức mạnh chủ yếu của lực lượng này nằm ở 2 loại pháo là Su-122 và Su-152 (không rõ số lượng).
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...ong-tang-it-biet-cua-su-152-viet-nam-3320530/
  10. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Bộ binh cơ giới Việt Nam diễn tập đánh địch đổ bộ đường không
    Xuân Tính - Duy Hiển (Phòng Tuyên huấn Quân đoàn 3) | 11/10/2016 20:01

    1
    [​IMG]
    Ngày 10-10, Đại đội bộ binh cơ giới 7, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 48, Sư đoàn 320 bắn đạn thật với hình thức chiến thuật "Tiến công địch ĐBĐK có hỏa lực của cấp trên chi viện".
    Đơn vị đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, an toàn tuyệt đối về người và vũ khí trang bị kỹ thuật.

    Với tình huống đánh địch đổ bộ đường không, trận tiến công địch đổ bộ đường không của Đại đội bộ binh cơ giới 7 (BBCG) được kết cấu thành 4 giai đoạn: Cơ động lực lượng từ vị trí chiến đấu vào triển khai đội hình tiến công; tham gia hỏa lực chế áp ngắn; xung phong đánh chiếm mục tiêu; đánh địch co cụm.

    Sau hơn 1 giờ chiến đấu, Đại đội BBCG 7 đã tiêu diệt toàn bộ lực lượng, phương tiện địch đổ bộ đường không để phát triển tiến công đánh chiếm các mục tiêu tiếp theo.

    Nhờ có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, tổ chức bố trí phù hợp, hiệp đồng kiên quyết, mưu trí, sáng tạo lực lượng ta đã tiêu diệt nhanh, gọn mục tiêu được giao.

    [​IMG]
    Giao nhiệm vụ qua hệ thống thông tin liên lạc vô tuyến điện. Ảnh: Xuân Tính.

    [​IMG]
    Chiến sĩ súng RPD quan sát theo dõi mục tiêu. Ảnh: Xuân Tính

    [​IMG]
    Chiến sĩ B-41 tiêu diệt xe tăng địch. Ảnh: Xuân Tính.

    [​IMG]
    Xe thiết giáp BMP-1 xung phong đánh chiếm mục tiêu. Ảnh: Xuân Tính

    [​IMG]
    Hỏa lực súng máy phòng không 12,7mm tiêu diệt máy bay bay thấp. Ảnh: Xuân Tính

    [​IMG]
    Nhận xét sau buổi diễn tập bắn đạn thật. Ảnh: Xuân Tính

    http://soha.vn/bo-binh-co-gioi-viet-nam-dien-tap-danh-dich-do-bo-duong-khong-20161011160012608.htm

Chia sẻ trang này