1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 1, Khách: 1)
  1. arkadin

    arkadin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2012
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    502
    Diễn tập quân sự của Indo ở đảo Natuna: pháo cesar 155, tank mới, apc mới, đổ bộ đường không bằng trực thăng, cẩu pháo 105, pháo phản lực Atros.
    iloveubaby thích bài này.
  2. lmtcmx

    lmtcmx Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/11/2016
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    8
    Mổ xẻ tên lửa Trung Quốc mà Indonesia giao phó bầu trời

    Hệ thống tên lửa phòng không Sky Dragon 50 được Trung Quốc quảng cáo tới Indonesia là có tầm bắn 50km, tầm cao 20km.
    [​IMG]

    Tạp chí quốc phòng Jane's Defence Weekly cho biết, Bộ Quốc phòng Indonesia đã bày tỏ sự quan tâm đến hệ thống phòng không Sky Dragon 50 do Trung Quốc chế tạo. Hệ thống này được trưng bày tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải vừa qua. Ảnh: FYJC

    [​IMG]

    Hệ thống tên lửa phòng không Sky Dragon được trang bị radar tìm kiếm mục tiêu kiêm điều khiển hỏa lực IBIS 150. Đây là một radar 3D với tầm trinh sát tối đa 130 km. Ảnh: Sina

    [​IMG]

    Mỗi xe mang phóng của Sky Dragon 50 mang 4 tên lửa. Hệ thống sử dụng phiên bản phóng trên mặt đất của tên lửa không đối không DK-10. Tên lửa có tầm bắn tối đa 50 km, tầm cao 20 km. Ảnh: F.KSCAN

    [​IMG]

    Tên lửa DK-10 là một dẫn xuất từ tên lửa không đối không tầm trung PL-12 nhưng thiết kế khí động học của nó rất giống tên lửa 9M317 của hệ thống phòng không Buk của Nga. Ảnh: Defence Update

    [​IMG]

    Sky Dragon 50 được thiết kế cho nhiệm vụ thiết lập ô phòng không tầm trung chống lại máy bay cánh cố định, máy bay không người lái, tên lửa hành trình, trực thăng và các mục tiêu đường không khác. Ảnh: Armyrecognition

    [​IMG]

    Các thành phần của hệ thống phòng không Sky Dragon được lắp trên khung gầm xe tải Beiben 6x6. Xe có thể chạy với tốc độ tối đa 85 km/h mang lại khả năng cơ động cao. Ảnh: Armyrecognition

    [​IMG]

    Cách bố trí phương tiện mang phóng của Sky Dragon khá giống với HQ-16 (sao chép từ hệ thống phòng không đa kênh Shtil của Nga). Tuy nhiên, Sky Dragon sử dụng cơ cấu phóng nghiêng trong khi HQ-16 phóng thẳng đứng. Ảnh: Armyrecognition

    [​IMG]

    Sky Dragon có thể chuyển từ trạng thái hành quân sang chiến đấu trong khoảng 15 phút. Mỗi khẩu đội Sky Dragon có thể tấn công đồng thời 12 mục tiêu cùng lúc. Ảnh: Armyrecognition

    [​IMG]

    Hiện tại, khách hàng nước ngoài duy nhất của Sky Dragon là Cộng hòa Rwanda, một quốc gia nhỏ nằm trong vùng Hồ lớn ở Trung Phi, nhiều khả năng Indonesia sẽ là khách hàng thứ 2. Ảnh: Sina

    http://www.baomoi.com/mo-xe-ten-lua-trung-quoc-ma-indonesia-giao-pho-bau-troi/c/20829544.epi
  3. TerenceTao

    TerenceTao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2016
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    33
    Hình ảnh mới nhất về tàu hộ tống tàng hình nội địa của Myanmar
    Ly Vy | 17/11/2016 07:45

    3
    [​IMG]
    Một tấm ảnh hiếm hoi cho thấy chiếc tàu chiến mới nhất của Hải quân Myanmar mang tên UMS Tabinshwehti (số hiệu 773) đã được hoàn thiện.
    Hiện đại hóa lục quân: Bao giờ Việt Nam đuổi kịp... Myanmar?
    Con tàu trên được đóng tại Nhà máy đóng tàu Hải quân Myanmar nằm ở Sinmalaike và hạ thủy vào tháng 11/2014,mang tên vị vua Tabinshveti của Burma, người nắm giữ ngai vàng trong giai đoạn 1531 - 1550. Hiện nay, nó dường như đã được biên chế và đưa vào hoạt động.

    [​IMG]
    Tàu hộ tống UMS Tabinshwehti (số hiệu 773) của Hải quân Myanmar

    Chiếc tàu hộ tống này có bề ngoài khá bắt mắt với thiết kế tàng hình, nó được trang bị hỗn hợp thiết bị điện tử, vũ khí của Trung Quốc và Triều Tiên, thuộc hàng hiện đại nhất trong số các tàu mặt nước của Hải quân Myanmar.

    Hiện vẫn chưa có thông tin chính thức về thông số kỹ thuật của lớp chiến hạm trên nhưng dự đoán nó có lượng giãn nước khoảng 1.200 tấn và chiều dài 80 m.

    Trước đó, Nhà máy đóng tàu Hải quân Myanmar đã bàn giao 2 tàu hộ tống lớp Anawrahta (tàu đầu tiên cùng tên với số hiệu 771, chiếc thứ 2 mang tên Bayinnaung số hiệu 772) có cấu hình đơn giản hơn.

    Hai chiếc tàu này đã vào biên chế trong giai đoạn 2001 - 2003, sau đó là 3 khinh hạm được đóng với cấu hình nâng cấp gồm chiếc F11 Aung Zeya (biên chế năm 2011), F12 Kyan Sittha (năm 2014) và F14 Sin Phyu Shin (cuối năm 2015).

    [​IMG]
    Tàu hộ tống Bayinnaung số hiệu 772 lớp Anawrahta của Hải quân Myanmar

    Cấu hình vũ khí của lớp tàu này cũng chưa được tiết lộ, nhưng dựa theo hình ảnh có thể dễ dàng nhận thấy pháo hạm OTO Melara 76 mm với tháp pháo cải tiến. Ngoài ra, UMS Tabinshwehti có thể được trang bị tên lửa chống hạm C-802 như các tàu lớp Anawrahta trước đó.
    http://soha.vn/hinh-anh-moi-nhat-ve-tau-ho-tong-tang-hinh-noi-dia-cua-myanmar-20161116101026755.htm
  4. TerenceTao

    TerenceTao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2016
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    33
    Vũ khí sau nâng cấp trên tàu săn ngầm Petya Việt Nam
    22/11/2016 09:15

    0
    [​IMG]
    Tàu săn ngầm Petya
    Tờ Economic Times (ET) cho biết, rất có thể Ấn Độ đã được chọn để nâng cấp vũ khí cho hai tàu săn ngầm Petya của Hải quân Việt Nam.
    "Cầu trời khấn phật" cho cú hạ cánh bão táp của máy bay vận tải khổng lồ An-124 an toàn!
    ET tiết lộ rằng, gói nâng cấp tàu săn ngầm Petya cho Việt Nam bao gồm hệ thống sonar mới, bệ phóng bom chống ngầm, hệ thống điều khiển hỏa lực và hệ thống vũ khí chống ngầm mới.

    Trong khi Hải quân Nhân dân Việt Nam đang được biên chế 5 tàu lớp Petya, trước tiên phía Ấn Độ sẽ nâng cấp 2 tàu chiến cho phía Việt Nam, sau đó sẽ thực hiện hợp đồng tiếp theo. Hợp đồng ban đầu này sự kiến có giá trị khoảng 200 triệu rupee.

    Dù không phải là chiến hạm thế hệ mới nhưng đội tàu săn ngầm của Hải quân Việt Nam gồm 5 chiếc lớp Petya vẫn thể hiện sức mạnh đáng kinh ngạc. Chiến hạm săn ngầm lớp Petya (project 159) được thiết kế để tiêu diệt tàu ngầm ở vùng nước nông.

    Được biết, đội tàu săn ngầm của Hải quân Việt Nam đều thuộc lớp Petya II/III trang bị hệ thống vũ khí tương tự nhau gồm: 2 hệ thống pháo phòng không Ak-726, 2 hệ thống rocket săn ngầm phóng loạt RBU-6000 và 2 hệ thống ngư lôi chống ngầm cỡ 400mm.

    [​IMG]
    Tàu săn ngầm Petya

    Hệ thống rocket phóng loạt RBU-6000 được dùng để chống mục tiêu dưới mặt nước ở tầm gần hoặc đánh chặn ngư lôi. RBU-6000 thiết kế 12 ống phóng đạn cỡ 213mm, nó có thể phóng 1 quả, loạt 2-4-8-12 quả cùng lúc.

    Rocket RBU-6000 phóng đạn RGB-60 nặng 110kg, lắp đầu đạn nặng 25kg, tầm bắn 350-5.800m, xuyên sâu xuống mặt nước tối đa 500m. Ngoài ra, tàu còn được trang bị hệ thống pháo Ak-726 và cụm 5 ống phóng ngư lôi chống ngầm cỡ 400mm.

    Pháo phòng không Ak-726 lắp 2 nòng pháo 76,2mm có thể tiêu diệt mục tiêu trên không ở tầm bắn tối đa 15.700m, độ cao 11.000m, bán kính sát thương 8m.

    Sau một thời gian dài sử dụng, do các hệ thống vũ khí săn ngầm khá lạc hậu nên Việt Nam đã tự hoán cải 2 tàu săn ngầm thành tàu pháo tuần tra.

    Hai tàu săn ngầm Petya số hiệu 11 và 15 được tháo bỏ toàn bộ hệ thống định vị thủy âm, hệ thống ngư lôi và thay bằng 2 tháp pháo 37mm phòng không.

    Mặc dù vậy, trong biên chế của Hải quân Nhân dân Việt Nam vẫn còn 3 tàu săn ngầm Petya II/III trang bị đầy đủ vũ khí săn ngầm hiện đại nhất của Việt Nam.

    http://soha.vn/vu-khi-sau-nang-cap-tren-tau-san-ngam-petya-viet-nam-20161122083900897.htm
  5. TerenceTao

    TerenceTao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2016
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    33
    Việt Nam nâng cấp vệ sĩ của S-300
    (Quốc phòng Việt Nam) - Để S-300 yên tâm tác chiến tầm xa, Việt Nam đã chủ động nâng cấp hệ thống Strela-10M nhằm đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu tốt nhất.
    Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm Liên Xô đã viện trợ cho Viêt Nam hệ thống Strela-10M. Và vũ khí này hiện được sử dụng để bảo vệ những tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300 của Việt Nam.

    Tuy nhiên, do thời gian hoạt động khá lâu nên những hệ thống này cần được sửa chưa và nâng cấp. Thay vì phải đưa ra nước ngoài, hiện nay ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam hoàn toàn đủ năng lực để thực hiện công việc này.

    [​IMG]
    Hệ thống Strela-10M.
    Strela-10M là tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp điều khiển bằng quang/hồng ngoại có khả năng cơ động cao. Chính vì thế nó được định danh là tên lửa tầm thấp A-89.

    Tổ hợp gồm khối bệ giá phóng tên lửa, khí tài radar và các thiết bị quang học được đặt trên khung gầm xe lội nước hạng nhẹ MT-LB, có khả năng việt dã và cơ động cao. Dự trữ hành trình theo nhiên liệu của tổ hợp là 500km trên đường nhựa.

    Mỗi xe Strela-10M mang 4 đạn tên lửa 9M37 (9M37M) có tầm bắn hiệu quả tới 5.000m trong dải độ cao 25-3.500m, đặt trong ống phóng kiêm ống bảo quản ở chế độ sẵn sàng bắn.

    Ngoài ra, còn có thêm 4-8 đạn khác thuộc cơ số dự trữ và chỉ mất 3 phút để tái nạp đạn. Các tên lửa 9M37 được điều khiển tới mục tiêu bằng chế độ tự dẫn trong 2 kênh: Hồng ngoại và Quang học, cho phép bắn được các mục tiêu "tàng hình" về nhiệt cũng như "tàng hình" về sóng vô tuyến.

    Tổ hợp có khả năng diệt mọi loại mục tiêu bay thấp và có diện tích phản xạ radar nhỏ ở tốc độ bay hướng vào tới 517m/s (khi bắn đón) và tốc độ bay hướng ra 415m/s (khi bắn đuổi) như máy bay chiến đấu, trực thăng, tên lửa hành trình, máy bay không người lái (UAV),...

    Strela-10M đã tham gia Chiến tranh vùng Vịnh (1991) và Chiến tranh Kosovo (1999) với hiệu suất chiến đấu khá tốt, bắn rơi tại chỗ và bắn bị thương nhiều máy bay của Liên quân (NATO và đồng minh), nhất là dòng máy bay săn diệt tăng A-10 ThunderBolt.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quoc-phong-viet-nam/viet-nam-nang-cap-ve-si-cua-s-300-3323643/
  6. TerenceTao

    TerenceTao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2016
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    33
    Quốc gia ĐNÁ đầu tiên tiếp nhận trực thăng săn ngầm Panther
    Ly Vy | 25/11/2016 19:30

    3
    [​IMG]
    Airbus Helicopters đã chuyển giao trước thời hạn 3 chiếc trực thăng AS565 MBe Panther đầu tiên trong tổng số 11 chiếc cho phía Indonesia.
    Lễ bàn giao đã được tổ chức tại trụ sở của công ty ở Marignane (Pháp) với sự tham dự của đại diện Bộ Quốc phòng và Hải quân Indonesia.

    Hợp đồng cung cấp 11 chiếc trực thăng AS565 MBe do công ty Airbus Helicopters và PT Dirantara Indonesia ký kết vào cuối năm 2014. Số trực thăng còn lại sẽ được bàn giao từ nay cho đến năm 2018.

    "Chúng tôi rất vui mừng khi chứng kiến lễ bàn giao 3 chiếc AS565 MBe đầu tiên cho đối tác của mình vào hôm nay.

    AS565 MBe được phát triển bằng những quy trình tiên tiến nhất. Biến thể cải tiến của dòng Panther sẽ tăng khối lượng cất cánh tối đa lên 4.500kg, giúp nâng cao khả năng thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là nhiệm vụ săn ngầm" - ông Janick Blanc, trưởng dự án Panther tại công ty Airbus Helicopters cho biết.

    [​IMG]
    3 chiếc AS565 MBe Panther đầu tiên cho Hải quân Indonesia.

    Theo thỏa thuận giữa 2 phía, Airbus Helicopters sẽ cung cấp trực thăng AS565 MBe cho công ty PT Dirantara Indonesia - đơn vị chịu trách nhiệm lắp ráp và trang bị những chiếc trực thăng này trong nước. Phía Indonesia cũng chịu trách nhệm lắp đặt bộ chống ngầm cho trực thăng, gồm thiết bị thủy âm và hệ thống phóng ngư lôi.

    Chương trình MBe Panther của Indonesia là dự án mới nhất trong lịch sử hợp tác 40 năm giữa Airbus Helicopters và PT Dirantara Indonesia. Cả 2 công ty cùng chuyển giao hơn 190 trực thăng trong các chương trình hợp tác suốt 40 năm qua.

    AS565 MBe Panther được công nhận là một trong những dòng trực thăng chống ngầm hạng nhẹ/trung hiệu quả nhất trên thế giới. Máy bay được trang bị 2 động cơ Safran Arriel 2N giúp tăng cường hiệu suất của trực thăng trong điều kiện nhiệt độ cao, tốc độ tối đa lên đến 165 hải lý/giờ, tầm hoạt động 780km.
    http://soha.vn/quoc-gia-dna-dau-tien-tiep-nhan-truc-thang-san-ngam-panther-20161125091010379.htm
  7. TerenceTao

    TerenceTao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2016
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    33
  8. TerenceTao

    TerenceTao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2016
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    33
    Việt Nam sáng chế được thủy lôi: Quá tuyệt diệu
    Châu An | 02/12/2016 08:24

    7
    [​IMG]
    Hải quân nhân dân Việt Nam vừa trưng bày và giới thiệu 2 loại thủy lôi mới do Nhà máy X28 sản xuất.
    "Tôi vẫn ước muốn Việt Nam sẽ tự sản xuất được loại vũ khí có thể vừa phòng ngự, vừa tấn công, giá rẻ, nhưng uy lực sát thương lớn".
    Linh kiện Trung Quốc khiến siêu hạm 4,4 tỷ USD của Mỹ ngất giữa đường?
    Một thành tựu đáng ghi nhận

    Những năm qua, Nhà máy X28 đã tập trung nghiên cứu, thiết kế kỹ thuật dựa trên việc kế thừa những mẫu thiết kế của Nga trước đây để có thể nội địa hóa tự sản xuất được nhiều loại thủy lôi và đảm bảo được các tính năng tương đương so với sản phẩm của Nga chế tạo.

    Các chi tiết, cụm chi tiết trong quá trình lắp ráp thủy lôi KPLMN-01 với những hệ thống điện tử rất tinh vi đều được tự sản xuất trong nước. Thân thủy lôi cũng là một chi tiết rất phức tạp đòi hỏi phải có khuôn dập với độ chính xác gần như tuyệt đối.

    Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 1/12, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm - nguyên Giám đốc Học viện Hải quân, Chủ tịch Hội Khoa học - Kỹ thuật và Kinh tế Biển Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "Thủy lôi là một vũ khí dưới nước rất lợi hại, nó có thể dùng để phỏng thủ, tấn công.

    Thủy lôi phòng thủ thì thường thả ở những bãi thủy lôi trước cửa ra vào cảng, kiểm soát đường đi phương tiện của ta, của địch.

    Về cách dùng thủy lôi cũng có rất nhiều dạng, có cả một chiến thuật sử dụng thủy lôi đó là phòng ngự và tấn công.

    [​IMG]
    Hải quân nhân dân Việt Nam vừa trưng bày và giới thiệu 2 loại thủy lôi mới do Nhà máy X28 sản xuất.

    Về chế tạo, thủy lôi cũng có nhiều dạng: thủy lôi chạm nổ là tàu của địch đụng vào thì sẽ gây nên nổ, cái này ta đã có từ lâu, Liên Xô giúp và bản thân chúng ta đã sản xuất được; thủy lôi không chạm nổ, nằm dưới đáy hoặc treo lơ lửng, nằm dưới đáy thì cũng dùng các tác dụng của nguồn vật lý như từ trường, âm thanh, áp suất, những loại thủy lôi đó ta đã sử dụng trong thời kháng chiến chống Mỹ, trong phương pháp phòng thủ của mình.

    Cho nên nói đến thủy lôi đó là cả một công trình khoa học, ít cũng phải mất 3 năm mới học hết được, tôi cũng đã từng được học, đã đi thả thủy lôi ở trong chiến trưởng Quảng Trị - Thừa Thiên Huế.

    Thủy lôi sử dụng khi này là cải tiến từ thủy lôi AMD2 của Liên Xô, hồi những năm 1960-1974, ta đã từng sản xuất loại thủy lôi ATS - thủy lôi áp suất, hồi đó khá thô sơ, dùng cái ruột quả bóng đá để gây lên nguồn tiếp thu áp suất.

    Như thế để thấy về thủy lôi, lực lượng hải quân Việt Nam sử dụng khá có kinh nghiệm, từng đánh thành công nhiều trận ở chiến trường Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, đặc biệt sông Thạch Hãn, Cửa Việt, dọc ven biển cũng đã có chiến công của ta dùng thủy lôi AMD2 của Liên Xô không cải tiến, đánh trọng thương tàu khu trục của Mỹ".

    Bây giờ, theo ông Lâm, công nghiệp quốc phòng của mình mà sản xuất ra được các loại thủy lôi, thì đó là tin rất vui, rất đáng mừng. Xưa nay bản thân ông vẫn ước mơ, mình phải tự sản xuất được loại vũ khí có thể vừa phòng ngự, vừa tấn công, giá rẻ, nhưng uy lực sát thương với tàu chiến, tàu ngầm phải rất lớn.

    Nên nhớ thủy lôi tiêu diệt cả tàu chiến lẫn tàu ngầm, chứ không phải chỉ có tàu nổi, tàu mặt nước, cho nên đó là vũ khí rất lợi hại, ta sản xuất được đó là cái đáng mừng, là sự cố gắng đáng ghi nhận của nền quốc phòng VN.

    Nên biểu dương, vinh danh những kỹ sư, công nhân đã đầu tư, sản xuất ra được các thủy lôi "made in VN", điều này thật là tuyệt diệu.

    Nên sản xuất thêm nhiều dạng khác

    Ở góc độ khác, ông Lâm nói rõ:

    "Để đáp ứng được nhu cầu của hải quân VN bây giờ, thì cả thuyền cá, thuyền buôn, dân quân tự vệ đều phải sử dụng thủy lôi được, nên sản xuất một loại thủy lôi làm sao đó gọn nhẹ, mà lại có sức nổ mạnh, uy lực lớn, để có thể đánh chìm tàu vận tải vạn tấn, tàu chiến của kẻ thù, vào phong tỏa, vào xâm lược biển đảo của chúng ta.

    Nghĩa là làm sao gọn nhẹ nhưng uy lực lớn cái đó là hay nhất, nên sản xuất nhiều dạng. Bởi vì, nó ứng dụng trường vật lý có từ trường, âm thanh, áp suất, ánh sáng, những trường vật lý đó đều có thể vận dụng vào tạo nên ngòi nổ cho quả thủy lôi.

    [​IMG]
    Thuỷ lôi KMP

    Bây giờ đã có những bảng điều khiển từ xa, chúng ta nên có những suy nghĩ đổi mới hơn, bổ sung thêm cho phong phú, đã có thì có thêm, hoàn thiện thêm những loại vũ khí thủy lôi, ta là một nước nghèo, sản xuất được nhiều thủy lôi, có vũ khí phòng thủ là rất tốt.

    Đồng thời có vũ khí đi tấn công kẻ thù gây chiến tranh với chúng ta".

    Đánh giá thành tựu trên, theo ông Lâm, sự kiện này đã nâng sức mạnh của năng lực phòng thủ VN, ngày xưa ta không có vũ khí này để đánh địch, hoặc có thì nhờ nước bạn viện trợ thì phải cải tiến, thay đổi nó đi, để hợp với sức mang vác của ta.

    Còn giờ chúng ta đã sản xuất ra được thì có thể dùng phương tiện máy bay thả được, tàu ngầm, tàu mặt nước, thuyền đánh cá của ngư dân cũng có thể đi thả thủy lôi được.

    Hơn nữa, khi đã có trong tay thì mình dùng lúc nào, dùng loại gì là quyền của mình, chiến thuật dùng cũng phong phú lên, đa dạng lên, kẻ thù phải rất khó khăn khi đối phó với thủy lôi của chúng ta. Năng lực quốc phòng của chúng ta cũng nâng lên, đặc biệt, quốc phòng dưới biển.

    Trước đây khi chúng ta nhập khẩu từ nước ngoài thì họ sản xuất theo điều kiện của họ từ khí hậu, năng lực mang vác, trình độ khoa học kỹ thuật, cho nên khi về ta muốn sử dụng được thì lại phải tìm cách nghiên cứu, làm sao trong chiến thuật như thế nào, kỹ thuật thay đổi như thế nào, một bước đầu tư vào nữa.

    Giờ thì ngay từ đầu chúng ta sản xuất ra được một loại vũ khí bí mật dưới nước cái đó hết sức quan trọng, cần thiết cho quốc phòng.

    Kỳ vọng mới

    Bản thân ông Lâm rất kỳ vọng, các nhà khoa học, các kỹ sư, các cán bộ, công nhân viên của nhà máy X-28 sẽ có thêm nhiều thành công mới.

    Đồng thời, ông nhắn gửi đến nhà máy: "Không nên dừng lại ở đó, hãy tiếp tục phát triển lên làm sao để cho ngày càng tinh vi lên, làm cho kẻ thù không hiểu được chúng ta dùng nguyên lý nào.

    Chúng ta có thể kết hợp cả 2-3 trường vật lý vào một quả thủy lôi càng phức tạp, khó khăn lên, kẻ thù muốn phá thủy lôi cũng vất vả, nguy hiểm lên.

    Khi đó, sức mạnh của chúng ta ngày càng tinh xảo hơn, khẳng định được vị thế của VN trong việc giữ vững an ninh quốc phòng, tăng thêm sức mạnh, tiềm lực quân sự của đất nước".

    Theo vị chuẩn đô đốc, hiện giờ chúng ta làm được thủy lôi ngang ngửa với vũ khí Liên Xô, Trung Quốc ngày xưa thì cái đó mới là bước tiến đáng khen, nhưng cái cần hơn là phải làm sao theo kịp họ, vượt họ.

    "Tôi đã nghe có loại thủy lôi nằm dưới đáy, nhưng khi tàu đi ngang nó sẽ khởi động rồi chạy theo tàu, đụng vào tàu gây nổ lớn.

    Bình thường nó nằm dưới đáy sông, đáy biển, nhưng khi có tàu đi ngang bên trên, lập tức nó khởi động, giống như phát hiện người ăn trộm, nó vùng lên chạy theo phát nổ. VN phải làm sao có những loại thủy lôi như vậy. Đó mới là vũ khí nguy hiểm", ông Lâm nhấn mạnh.
    http://soha.vn/viet-nam-sang-che-duoc-thuy-loi-qua-tuyet-dieu-20161202081141728.htm
  9. TerenceTao

    TerenceTao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2016
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    33
    Chiến hạm mạnh nhất Philippines thăm Cam Ranh
    (Vũ khí) - Trang Inquirer dẫn nguồn tin quân sự Philippines cho biết, tàu BRP Ramon Alcaraz (FF-16) cùng trực thăng Agusta Westland 109 thăm Cam Ranh từ ngày 2/12 trong chuyến thăm 5 ngày.
    Theo nguồn tin này, trong chuyến thủy thủ đoàn của tàu BRP Ramon Alcaraz sẽ tham gia một số hoạt động bao gồm diễn tập đối phó những cuộc chạm chán bất ngờ trên biển, tìm kiếm cứu hộ, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.

    Người phát ngôn của Hải quân Philippines, Đại tá Lued Lincuna, cho biết: "Những cuộc tập trận này sẽ cho chúng tôi một cơ hội không chỉ luyện tập những điều cần thiết trong bất kỳ tình huống nào, mà còn là cơ hội để thiết lập một mối quan hệ chuyên nghiệp với các đồng minh của chúng tôi, khiến chúng tôi có một lực lượng có khả năng hơn khi làm việc cùng nhau trên biển".

    [​IMG]
    Phóng to
    Chiến hạm BRP Ramon Alcaraz.
    Chuyến thăm Cam Ranh lần này của chiến hạm Philippines diễn ra sau khi Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh và người đồng cấp Philippines, ông Honorio Azcueta, gặp nhau tại Manila hồi tháng 4 trong nỗ lực tăng cường hợp tác quân sự giữa hai nước.

    Hải quân Philippines cho biết, BRP Ramon Alcaraz (PF-16) là một trong 2 tàu chiến được xem là lớn nhất của hải quân nước này cùng được mua từ Mỹ. Con tàu này cùng với chiếc BRP Gregorio del Pilar (PF-15) từng nằm trong Lực lượng Phòng vệ bờ biển Mỹ.

    BRP Ramon Alcaraz có lượng giãn nước lên tới 3.250 tấn, dài 115m, rộng 13m, mớn nước 2,67m. So với các tàu chiến trong khu vực Đông Nam Á, thì kích thước của Ramon Alcaraz không hề thua kém nhưng xét mức độ hiện đại, hệ thống vũ khí Ramon Alcaraz khá hạn chế.

    Con tàu chỉ trang bị một pháo hạm Mk.75 76mm, 2 pháo Mk.38 cỡ 25mm và 2 hệ thống phóng mồi bẫy Mk.36, không có tên lửa hay ngư lôi. BRP Ramon Alcarar tạm thời giúp lực lượng Hải quân Philippines có được khả năng thực hiện cuộc tuần tra trên biển dài ngày, kể cả trong điều kiện thời tiết xấu, giúp bảo vệ vùng biển, đảo rộng lớn.

    BRP Ramon Alcaraz được trang bị 2 hệ thống động cơ diesel và 2 hệ thống động cơ tuốc bin phí cho phép đạt tốc độ tối đa 54km/h, tầm hoạt động tới gần 26.000km, dự trữ hành trình 45 ngày. Theo kế hoạch được Hải quân Philippines tiết lộ, BRP Ramon Alcaraz có thể sẽ được nâng cấp trang bị tên lửa hành trình chống tàu Harpoon và ngư lôi.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/chien-ham-manh-nhat-philippines-tham-cam-ranh-3324252/
  10. TerenceTao

    TerenceTao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2016
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    33
    Philippines ngừng sử dụng trực thăng Ba Lan W-3A Sokol
    7:28 PM, 04/12/2016, Views: 283| By VNH
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    VietnamDefence- Không quân Philippines đã quyết định ngừng sử dụng 6 trực thăng W-3A Sokol còn lại do công ty PZL-Swidnik của Ba Lan sản xuất sau vụ tai nạn ngày 8/11/2016 của một trực thăng loại này

    [​IMG]
    Chiếc W-3A Sokol số hiệu 310926 (số serie 31.09.26) của Không quân Philippines bị rơi ngày 8/11/2016 ở Sitio Sabang trên đảo Palawan, Philippines (ABS-CBN)
    Đây cũng là vụ tổn thất thứ hai của các trực thăng W-3A của Philippines trong vòng 4 năm khai thác, báo chí Philippines đưa tin.

    Trong trường hợp này, chiếc W-3A số hiệu 310926 của Không quân ВВС Philippines đã gặp nạn ngày 8/11/2016 ở Sitio Sabang trên đảo Palawan “vì nguyên nhân kỹ thuật” (hỏng động cơ). Trên khoang trực thăng có 4 thành viên tổ bay và 9 hành khách, trong đó có một số quan chức cao cấp của Cảnh sát quốc gia Philippines, kể cả Chỉ huy trưởng Trung tâm Tác chiến, Cảnh sát quốc gia Philippines, ông Camilo Cascolan, vị phó của ông là Nestor Bergonia và Tham mưu trưởng Amador Corpus, cũng như Chi khu trưởng Chi khu cảnh sát 4В Winben Mayor. Họ đều đi trên trực thăng từ Puerto Princesa, tỉnh lỵ tỉnh Palawan đến Sitio Sabang để kiểm tra trước khi ông Lourdes Aranal Sereno, Bộ trưởng Tư pháp Philippines đến đây dự cuộc gặp các bộ trưởng tư pháp ASEAN. Chiếc trực thăng đã phải hạ cánh bắt buộc và lật ngửa, 4 hành khách bị thương và được đưa đến bệnh viện.

    Trước đó, một trực thăng W-3A số hiệu 310921 của Không quân Philippines đã bị nạn cũng vì lý do kỹ thuật vào ngày 7/8/2014 ở Marawi trên đảo Mindanao, 2 người đi trên trực thăng bị thương. Việc khai thác các trực thăng W-3A của Không quân Philippines đã nhiều lần gặp trục trặc.

    Hợp đồng trị giá 2,858 tỷ peso (77 triệu USD) để mua từ Ba Lan 8 trực thăng W-3А Sokol do nhà máy PZL-Swidnik (sau đó được công ty AgustaWestland, nay là Leonardo mua lại) cho Không quân Philippines theo chương trình Combat Utility Helicopter (CUH) được chính quyền Tổng thống Philippines hồi đó Gloria Macapagal Arroyo ký ngày 28/8/2009 với sự tham gia tích cực của Bộ trưởng Quốc phòng Norberto B. Gonzales.

    Hợp đồng này hồi đó đã làm kinh ngạc nhiều người vì W-3 vẫn là trực thăng sản xuất loạt nhỏ của một nhà sản xuất hạng hai trên thị trường và Philippines đã trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên mua W-3 trong một thời gian dài sau những hợp đồng thất bại bị hủy bỏ năm 2004-2005 của PZL-Swidnik với Iraq và Việt Nam. Các trực thăng W-3A đã được cung cấp cho Philippine từ tháng 2/2012-2/2013.

    W-3A được mua sắm để thay thế các trực thăng Bell UH-1H hiệu quả trong chiến đấu, nhưng đã quá cũ, nhưng quân đội Philippines đã thất vọng bởi các trực thăng Sokol đã không thể sánh với khả năng chiến đấu của các trực thăng Iroquois cũ, nhưng tin cậy, nên các trực thăng Ba Lan đã được điều chuyển cho Nhóm tìm cứu 505 của Không quân ở Manila, nơi chúng chủ yếu được sử dụng để vận tải.
    http://vietnamdefence.com/Home/tint...-truc-thang-Ba-Lan-W3A-Sokol/201612/55110.vnd

Chia sẻ trang này