1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về Phật Giáo ở Thái Lan

Chủ đề trong 'Thái Lan' bởi Idecghin, 12/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. banthitaa

    banthitaa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Hình như bạn lộn rùi, bên Thái theo đạo Tiểu Thừa còn Việt Nam & Trung Quốc theo Đại Thừa mới đúng chứ.
  2. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0

    Đúng rồi, Phật giáo Thái Lan theo Tiểu Thừa, trong điện thờ thường chỉ có một tượng Phật. Phật giáo (chủ yếu là miền Bắc) Việt Nam theo Đại thừa, trong điện thờ có rất nhiều tượng Phật các loại
    Tiếp tục tìm hiểu văn hóa truyền thống Thái Lan các bạn nhé
    Tiếp tục nhé...
    Tượng Phật độ nhật ở Thái Lan
    Thái Lan là một đất nước lấy Phật giáo làm quốc giáo. Đâu đâu cũng thấy những chùa chiền và các sư tăng. Và cũng là điều dễ hiểu khi ta bắt gặp ở nơi đây rất nhiều tượng Phật với những kiểu dáng rất khác nhau. Tuỳ thuộc vào vị trí đặt tay và sự sắp xếp các chi tiết khác trên tượng mà người Thái Lan xếp tượng Phật thành 67 kiểu. Tuy nhiên, tất cả các tượng Phật đều là những sáng tạo dựa trên bốn tư thế cơ bản: ngồi, đi, đứng và nằm nghiêng. Điều này được thể hiện ngay ở trong bảy hình tượng Phật mà người Thái đã chọn trong số những kiểu dáng phổ biến nhất để làm biểu tượng cho các ngày trong tuần.
    [​IMG]
    Chủ Nhật (thắ-vải-nêt)
    Đây là tượng Phật ?ohướng đạo? (thắ-vải-nêt). Tượng Phật ở tư thế đứng thẳng, chăm chú hăm hở nhìn về phía trước, cánh tay xuôi, hai bàn tay úp lại trước bụng, tay phải úp trên tay trái. Tương truyền rằng, sau khi đạt tới sự giác ngộ, Đức Phật tiếp tục ngồi dưới gốc cây Bồ Đề 7 ngày, sau đó ngài đứng dậy và bước đi. Trước khi khởi hành ngài còn quay mặt nhìn chăm chú về phía cây đại thụ thêm 7 ngày nữa (như để cảm tạ), rồi mới bắt đầu hành trình đi khắp nơi để truyền bá giáo lý của mình.
    Thứ Hai (ham-yat)
    Đây là tượng Phật ?ongừng liên hệ? (ham-yat). Tượng Phật trong tư thế đi, thẳng người, tay trái duỗi dọc theo thân mình (điệu bộ như đưa tay khi đi), tay phải giơ ra trước, lòng bàn tay ngửa ra, động tác như là ngăn cản những thói xấu trần tục. Truyền thuyết Phật giáo kể lại rằng Đức Phật đã cắt đứt quan hệ họ hàng nội ngoại vì việc tranh cãi với nhau về nguồn nước tưới cho các cánh đồng của riêng mỗi họ.

    Thứ Ba
    (xảy-yat)
    Tượng Phật nằm nghiêng bên phải, mắt nhắm, tay phải gối đầu, tay trái duỗi dọc thân mình, hai chân duỗi, chân trái hơi co về phía sau. Đây chính là tư thế của Đức Phật lúc ngài nhập Niết Bàn. Ở Thái Lan, tượng Phật nằm nổi tiếng nhất được đặt thờ tại chùa Phô (Vắt Phô) ở Băng Cốc.
    [​IMG]
    Thứ Tư (ban ngày) (um-bạt)
    Tượng Phật ?okhất thực?. Tượng thể hiện hình ảnh Đức Phật trong tư thế đi khất thực, hai tay ?oôm âu khất thực? (um-bạt) nâng lên trước bụng, phía gần ngực phải. Đây là hình ảnh rất quen thuộc ở Thái Lan. Vì tất cả các sư tăng Phật giáo nơi đây, mỗi sáng sớm, đều phải đi khất thực khắp các vùng lân cận quanh chùa, nhận thức ăn và những đồ dâng biếu khác từ các tín đồ Phật giáo (chiếm gần 90% dân số Thái). Các sư tăng ấy phải thực hiện theo đúng cung cách của Phật Tổ.
    Thứ Tư (ban đêm)
    Đây là hình ảnh Đức Phật trong khu rừng Le-lai (rừng Parileyya gần thành Kiều Thượng Di (Kosambi), xứ Vamsa)*. Tượng Phật ngồi trên một phiến đá. Dưới chân ngài là tượng một con voi và một con khỉ đang thành kính dâng hoa quả và tầng ong. Chuyện kể rằng, Đức Phật vì muốn dạy cho các môn đệ của mình một bài học khi họ bất hoà với nhau, nên đã bỏ đến rừng Le-lai, ở đó trong ba tháng, để cho các sư tăng có thời gian suy ngẫm và hối lỗi. Ở đây, một con voi và một con khỉ đã phục dịch Đức Phật trong suốt những ngày đó. Vì thế, về sau chúng đều được tái sinh thành các thiên thần.
    [​IMG]
    Thứ Năm (sả-mat-tị)
    Đây là tượng Phật ?othiền? (sả-mat-tị - nghĩa là ?otrầm ngâm? hay ?onhập định?). Tượng Phật ngồi khoanh chân, chân phải đặt trên chân trái, tay đặt trong lòng, bàn tay ngửa lên, tay phải để trên tay trái. Đây là tư thế thường thấy ở các sư tăng Phật giáo khi họ thực hành ?othiền định?. Bởi vì chính Đức Phật đã ngồi như vậy dưới gốc bồ đề trong 49 ngày liền đển đi đến giác ngộ.
    Thứ Sáu (răm-p?Tưng)
    Tượng Phật trong tư thế đứng thẳng, mắt nhắm, tay ôm chéo trước ngực, tay phải đặt vòng qua tay trái, điệu bộ như đang còn ?omải mê suy nghĩ? (răm-p?Tưng). Điều này là thể hiện việc Đức Phật, sau khi đã giác ngộ và rời khỏi cây bồ đề, ngài còn ngập ngừng trước khi bắt đầu công việc cứu rỗi chúng sinh khỏi bể khổ của mình. Ngài dường như thấy rằng học thuyết của ngài là quá sâu sắc đối với tầm hiểu biết và sự tiếp thu, tiếp nhận của dân chúng.
    Thứ Bảy (nac-prộc)
    Tượng Phật ngồi trên rắn Na-ga. Tượng Phật này có tư thế ngồi giống tượng Sả-mat-tị, tức là ngồi khoanh chân, tay đặt trong lòng. Tuy nhiên lại khác một điểm cơ bản là ở chỗ có rắn Na-ga cuộn mình bên dưới và tạo thành một tấm ?onệm rắn? (nac-prộc) cho Phật ngồi lên, và bảy hoặc năm đầu rắn ngóc lên trên như lọng che. Theo truyền thuyết Phật giáo, Na-ga là một loài rắn thần, khi Đức Phật ngồi thiền dưới gốc Bồ đề, Na-ga đã có lần ra sức phá nhưng thất bại. Sau đó, rắn thần Na-ga trở thành đồ đệ và hết lòng bảo vệ Đức Phật.
    -------------
    Rất nhiều chùa ở Thái Lan có đặt các ?otượng Phật độ nhật?, thường là bên ngoài cạnh cửa chính của chùa, đi từ ngoài vào là bên tay phải. Trước mỗi tượng Phật người ta đặt những âu bày hoa quả bánh trái, vòng hoa, hương và một chiếc âu hoặc đĩa đồng để đựng tiền phúng lễ. Thường thường, các gia đình người Thái khi sinh con đều mang đồ lễ đến khu chùa gần đó, sinh con vào thứ nào thì đặt lễ trước tượng Phật của ngày đó. Họ báo cáo tên họ con, cháu mới sinh, cầu Phật phù hộ độ trì cho con, cháu họ được điều lành tránh điều dữ, khoẻ mạnh và lớn khôn.
    Linh Ngã
    (Bài đã đăng trên blog)
    Ảnh: Sưu tầm

    Được Idecghin sửa chữa / chuyển vào 09:13 ngày 10/04/2009
    Được Idecghin sửa chữa / chuyển vào 09:24 ngày 10/04/2009
  3. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    He he, bài viết này của mình mới được đăng trên Tạp chí Thế giới Di sản - cơ quan ngôn luận của Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, số tháng 6-2009 vừa mới ra lò, cũng dưới bút danh Linh Ngã.
    Thông báo để ACBE (anh, chị, bạn, em) biết nhé!
  4. tuongtiensinh

    tuongtiensinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Khi đọc những bài mà Idecghin dịch từ các thứ tiếng Anh, Thái sang tiếng Việt tôi rất cảm phục Idecghin về khả năng cũng như sư hy sinh phục vụ cho đông đảo cộng đồng, những ngwời đang quan tâm đến lĩnh vực thông tin Phật giáo Thái. Tôi cũng đã từng nghĩ đến lĩnh vực này và có lẽ nhiều người học tiếng Thái, giỏi tiếng Thái cũng nghĩ như tôi nhưng quả thật để dịch và truyền tải trực tiếp từ thứ tiếng Thái (hỗn hợp về văn hoá và ngôn ngữ từ nhiều nước) sang tiếng Việt mà lại là lĩnh vực Đạo Phật thì hết sức khó khăn. Do đó cá nhân tôi rất cảm ơn và trân trọng những gì mà Idecghin đã làm được. Trong bối cảnh và tình hình của thế giới ngày nay đang tiềm ẩn xu hướng chiến tranh vũ trang, hạt nhân; chiến tranh tiền tệ, kinh tế; xung đột sắc tộc...nếu chúng ta có thêm những thông tin về tôn giáo nói chung và đạo phật nói riêng để tự nhìn nhận, tự so sánh và từ đó tự hướng thiện cũng là điều rất hay. Xin cảm ơn chủ đề này và cảm ơn tất cả mọi người có cùng thiện ý như Idecghin

Chia sẻ trang này