1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 7/2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi James_Bond_007., 23/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Naruto123

    Naruto123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    3
    haiz, chi viện nhân đạo bằng bom và tên lửa,bỏ mặc dân thường chết khát ngoài biển, chi viện kiểu này nhân đạo gớm^:)^
  2. gaume1

    gaume1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2011
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    366
    Mười một liệt sĩ quân đội và an ninh về nơi yên nghỉ cuối cùng.
    Ngày 25 tháng 8 năm 2011
    Homs, (Sana) – Thứ năm. Mười một liệt sĩ lực lượng quân đội và an ninh được hộ tống từ Bệnh viện Quân y Homs về nơi an nghỉ cuối cùng của họ sau khi họ trở thành mục tiêu của các nhóm k.bố vũ trang ở Homs và Deir Ezzor.
    Danh sách các liệt sỹ:

    -Đại úy Ali Nedal Hasan, quê Lattakia.

    -Binh nhì Jumaa Ali al-Dahlis, quê Damascus Countryside.

    -Binh nhì Hussein Mohammed al-Hilu, quê Deir Ezzor.

    - Trung sỹ Nadim Youssef Ibrahim, quê Homs.

    - Sỹ quan chỉ huy Elias Merhej al-Sliabi, quê Homs.

    -Trung sĩ Sameer Ibrahim Asaad, quê Lattakia.

    -Corporal Ali Suleiman Kassouh, quê Homs.

    -Binh nhì Fahed Khzam Dahham, quê Hasaka.

    -Binh nhì Mudar Yahya Ziano, quê Idleb.

    -Binh nhì Ghareeb Ali Ahmad, quê Hama.

    -Cảnh sát Basel Mohammed Bilal, quê Homs.

    Đám rước các liệt sỹ được tổ chức long trọng, thi thể họ được phủ cờ Syria và được mang trên vai những người lính , trong khi ban nhạc quân sự đã chơi bài "liệt sỹ" và "Giã từ"

    Gia đình các liệt sỹ đã bày tỏ niềm tự hào về những người con trai hy sinh cuộc sống của họ để bảo vệ nhân phẩm, danh dự của quê hương của họ và duy trì sự thống nhất đất nước trong khi đối mặt với các âm mưu của nước ngoài nhắm làm mất an ninh và sự ổn định của Syria.

    Họ cũng lên án những tội ác tàn ác gây ra bởi các nhóm k.bố vũ trang chống lại các thành viên của quân đội Syria, những người bảo vệ quê hương và công dân.

    Một nguồn tin y tế tại Bệnh viện Quân y Homs cho biết bệnh viện đã tiếp nhận 16 thành viên quân đội bị thương và đang trải qua điều trị cần thiết.

    H. Zain / Ibrahim al-
    http://www.sana.sy/eng/337/2011/08/25/366014.htm
    Ủa, sao đánh nhau với dân thường tay không tấc sắt mà nhiều thương-tử quá ta!
  3. afc

    afc Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    404
    Đã được thích:
    0
    [r24)] khủ ng ba và dân chúng là riêng, gom 2 khái niệm thành 1 rồi phán.
    [:P] so với 2200 người bị chết thì đã là gì.
    =)) 2200 người kô có súng bị giết thì goverment im lìm.
    ;)) Trong khi hơn 1 chục người có súng thì được mở nhạc đưa tiễn rùm beng.

  4. memo4148

    memo4148 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/04/2009
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    0
    Dân đóng thuế để rồi chính phủ dùng tiền thuế đó mua súng bắn vào dân...hài nhỉ
  5. GaletSansAme

    GaletSansAme Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2007
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Hi vọng là Syrie đánh đấm khá hơn Libi vì lính của nó trình độ cao hơn @-). Quen 4 thằng Syrie làm xong PhD thì 3 thằng về nước đi lính, thằng còn lại thì trốn ở lại bỏ đạo Hồi xin nhập quốc tịch=))
  6. unknown01

    unknown01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    55
    PhD mà đi lính chắc là do không kiếm được việc làm. Theo bài báo này:
    http://www.npr.org/templates/story/story.php?storyId=130222200
  7. cratos

    cratos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    489
    Đã được thích:
    1
    Libya và hiệu ứng Domino tại thế giới Arab
    Cập nhật lúc :11:07 AM, 25/08/2011
    Việc chính quyền ông Gaddafi bị lật đổ có thể dẫn đến hiệu ứng Domino tại thế giới Arab.

    Cuộc cách mạng các loài hoa bắt đầu từ đầu năm 2011 tại khu vực Trung Đông chưa có chiến thắng nào thực sự vang dội. Ngoại trừ chính quyền Ai Cập đồng ý từ chức để nhường chổ cho một chính phủ mới.

    Các cuộc nổi dậy tại các quốc gia như Yemen, Sirya, Libya đều không đạt được kết quả đáng kể nào. Phần lớn các cuộc biểu tình chìm xuống dưới áp lực của các chính phủ.

    Ngoại trừ Libya, lực lượng nổi dậy nhận được sự hậu thuẫn của NATO để tiếp tục chiến đấu, các biến động chính trị ở quốc gia khác dần rơi vào im lặng.

    Họ không đủ cả thế và lực để có thể tạo ra một sự khác biệt dưới sức ép của chính phủ.
    [​IMG]
    Sự thành công của lực lượng nổi dậy tại Libya có thể cổ vũ sự phản kháng trong thế thế giới Arab. Trong ảnh lực lượng nỗi dậy đang ăn mừng chiến thắng tại Tripoli. Ảnh: CNN
    Tuy nhiên, nếu chính quyền ông Gaddafi bị lật đổ hoàn toàn đó sẽ là một liều thuốc kích thích cho hiệu ứng Domino tại thế giới Arab. Sự kiện lực lượng nỗi dậy tiến vào Tripoli kiến cả thế giới và nhất là cộng đồng Arab xôn xao.

    Đa phần người dân tại thế giới Arab đều cảm thấy bất mãn với các chính phủ hiện tại, các chính sách kinh tế ở khu vực này thường chỉ mang lại lợi ích cho một bộ phận nhỏ, trong khi đại đa số người dân đứng ngoài.

    Phân hóa xã hội, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, các chính sách an sinh xã hội chưa hiệu quả. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động tiêu cực đến đời sống người dân, đặc biệt là đa số người dân nghèo tại các quốc gia Trung Đông chịu nhiều thiệt hại nhất từ khủng hoảng kinh tế. Họ bị dồn đến đường cùng. Một khi không còn gì để mất, họ sẵn sàng đứng lên để đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng cho mình.

    Đó chính là xuất phát điểm cho các cuộc nổi dậy tại Trung Đông từ đầu năm đến nay, bên cạnh đó cũng phải thừa nhận rằng, các cuộc nổi dậy đều có sự tác động của các thế lực bên ngoài nhằm tạo ra một thế lực chính trị mới có lợi cho họ.

    Vai trò của phương Tây

    Thực tế cho thấy, các cuộc nổi dậy đơn thuần của người dân địa phương sẽ không đi đến đâu nếu không có sự trợ giúp của phương Tây. Tuy nhiên, phương Tây không thể cùng lúc hậu thuẫn cho tất cả.

    Lựa chọn hàng đầu của phương Tây là “tách bó đũa và bẽ gảy từng chiếc một”. Libya có một vị trí chiến lược đặc biệt tại Trung Đông và Bắc Phi. Bên cạnh đó, quốc gia này có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 4 khu vực.

    Chính quyền của Tổng thống Gaddafi không phải là một chính phủ thân Mỹ, thậm chí ông ta còn có những tuyên bố phản đối các chính sách của Mỹ trên thế giới. Nếu để ông Gaddafi tiếp tục lãnh đạo Libya đó sẽ là một trở ngại lớn cho chiến lược của Washington tại đây.

    Các nhà phân tích cho rằng đó là lý do để Mỹ tiến hành can thiệp lật đổ Tổng thống Gaddafi thông qua nghị quyết số 1973 của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Tạo ra một chính phủ mới thân Mỹ nhằm kiểm soát trữ lượng dầu mỏ khổng lồ tại Libya.

    Abdullatif Haj Hussein một nhà phân tích chính trị người Sudan nhận định: “Chúng ta đã nhận thấy bài học từ Iraq và Afghanistan, can thiệp quân sự vào các quốc gia này có liên quan mật thiết với lợi ích kinh tế và chính trị. Các quốc gia này đang tìm kiếm một giải pháp nhằm đảm bảo lợi ích về dầu mỏ của họ tại Libya”.

    Ông cũng lưu ý thêm rằng: “Tham vọng to lớn của các cường quốc đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi đường đi của các cuộc biểu tình tại Libya và các quốc gia khác. Các nước lớn đang tìm cách vẽ một bản đồ mới tại Bắc Phi và Địa Trung Hải và nghị quyết số 1973 là cơ hội lớn để thực hiện điều này”.

    Sự thành công của cuộc nổi dậy tại Libya không chỉ tạo ra hiệu ứng Domino cho người dân thế giới Arab đứng lên lật đổ các chính phủ mà còn tạo ra một hiệu ứng Domino khác cho phép phương Tây tiếp tục tiến hành các chiến dịch can thiệp vào nội bộ của các nước bằng hình thức núp bóng dưới các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc.

    Đã có những dấu hiệu cho thấy, phương Tây bắt đầu hướng mùi dùi vào Sirya sau khi tình hình tại Libya đã có những biến chuyển tốt đẹp hơn với họ.

    Thế giới Arab đang đứng trước những nguy cơ tiềm ẩn xung đột và bất ổn rất lớn, bên cạnh đó, sự can thiệp thô bạo nhằm tạo ra một thế trận chính trị có lợi cho mình của phương Tây càng làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn.

    Hiệu ứng Domino tại thế giới Arab diễn biến như thế nào, phụ thuộc rất lớn vào thái độ và hành động của phương Tây. Đã có những nhận định cho rằng, nếu thế kỷ 20 là thế kỷ của những cuộc xung đột giữa chủ nghĩa tư bản và xã hội chủ nghĩa. Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của những cuộc “xung đột năng lượng”
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Thứ Bảy, 10/09/2011, 06:34 (GMT+7) Binh lính Syria “đào ngũ”
    TT - Lực lượng an ninh Syria ập đến làng Ibleen, Jabal Al-Zawiyah phía tây bắc nước này và giết chết ít nhất ba người lính bị cho là “đào ngũ” để theo phe nổi dậy. Cuộc truy kích diễn ra hùng hổ cùng với bảy xe bọc thép và mười xe Jeep của quân đội Syria.

    [​IMG]
    Người dân Syria biểu tình đòi ông Bashar al-Assad phải ra đi - Ảnh: Reuters
    Theo CNN ngày 9-9, ba người bị giết tại ngôi nhà của anh trai một người lính “đào ngũ” tên Hussein Harmouche. Hai người khác bị bắt. Harmouche, một sĩ quan quân đội Syria, đã thông báo sự “đào ngũ” của mình trong một cuộn băng đăng tải trên mạng hồi tháng 6 với lý do “từ chối bắn vào những người dân vô tội”.
    Theo Liên Hiệp Quốc, đến nay đã có 2.200 người bị giết, hầu hết là thường dân, kể từ giữa tháng 3 khi bắt đầu nổ ra các cuộc biểu tình chống chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad.
    Các cuộc tàn sát đẫm máu của chính quyền Damascus đã vấp phải sự phản đối không chỉ của nhân dân, những nhà hoạt động nhân quyền mà cả những người lính trong quân đội và quan chức chính phủ. Giới quan sát phương Tây dự báo hiện tượng này có thể dẫn đến những hiệu ứng dây chuyền. Trước tình trạng đàn áp của chính quyền, những người chống đối dù đến nay vẫn chủ trương tiếp tục cuộc đấu tranh hòa bình song “ngày mai và trong những tuần tới, không có gì đảm bảo họ sẽ không cầm súng chống lại”.
    ANH THƯ
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]

    [​IMG]

    Rất gần
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Có hay không một “Libya thứ hai” ở Syria?

    Viettinnhanh - Tình hình xung đột ở Syria đang rất căng thẳng, bất chấp sự trấn áp mạnh tay của quân đội chính phủ, các cuộc biểu tình quy mô lớn chống chế độ của Tổng thống Bachar Al-Assad vẫn tiếp diễn và lan rộng.


    Sau khi thủ đô Tri-pô-li của Libya rơi vào tay quân nổi dậy và sự kiện hàng nghìn người ở Syria tiếp tục xuống đường biểu tình đòi Tổng thống Bachar Al-Assad từ chức, các phương tiện thông tin đại chúng trên thế giới đã đặt ra một cậu hỏi liệu có khả năng Mỹ và các đồng minh can thiệp quân sự vào Syria?

    [​IMG]
    Tổng thống Bachar Al-Assad.
    [​IMG]
    Người dân xuống đường biểu tình chống chỉnh phủ của ông Bachar Al-Assad.
    [​IMG]
    Những cuộc biểu tình chống chính phủ của người dân Syria. Theo nhận định của giới phân tích thì sự ra đi của Tổng thống Syria Bachar Al-Assad, là điều mong muốn của Mỹ và các nước đồng minh thân cận. Sở dĩ Mỹ và các nước phương Tây chưa thực hiện can thiệp quân sự vào Syria như đối với Libya bởi một số lý do chủ yếu sau.

    Thứ nhất: Sau chiến dịch quân sự của NATO tại Libya, các nước phương Tây cần có thời gian để đi đến sự thống nhất chung, nhất là trong bối cảnh họ có rất ít lợi ích kinh tế tại Syria, đặc biệt là về nguồn dầu mỏ, khi nước này không có tiềm năng lớn như Libya.

    Thứ hai: Chưa có cơ sở để Mỹ và các đồng minh can thiệp quân sự: Liên hợp quốc mới cử đoàn thanh sát vào Syria để kiểm tra thực tế, chưa sẵn sàng để ra một nghị quyết mới áp đặt các biện pháp trừng phạt Syria. Bên cạnh đó, Mỹ và các nước đồng minh cũng phải tính đến nhân tố Nga và Trung Quốc, những nước rất có thể sẽ phản đối một nghị quyết chống Syria tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vì họ đang bất bình khi phải đứng trước nguy cơ mất trắng các khoản đầu tư tại Libya. Các nước phương Tây, sau chiến dịch quân sự tại Libya, là các đối tượng đầu tiên “được ưu tiên” trong các dự án dầu khí dưới Chính quyền mới tại Libya. Hơn nữa, đối với Syria, Nga từ lâu đã có quan hệ gần gũi và là nhà cung cấp vũ khí chủ yếu cho nước này.

    Thứ ba: Lực lượng phản đối tại Syria chưa chiếm giữ được thành phố nào, rất ít người biểu tình tại Syria kêu gọi sự can thiệp của phương Tây; lực lượng An ninh và Quân đội của Tổng thống Al-Assad vẫn rất mạnh, được tuyển chọn kỹ lưỡng và chỉ bao gồm những người thuộc phái Alawite thiểu số đang cầm quyền tại Syria. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy sự tan rã của lực lượng này.

    Như vậy, có thể thấy Mỹ và các đồng minh gần như loại trừ khả năng hành động quân sự chống Đa-mát, mặc dù họ gặt hái được thành công ở Libya, làm suy yếu sức chống đỡ của nhà lãnh đạo Ga-đa-phi và giúp quân nổi dậy tiến vào trung tâm thủ đô Tri-pô-li. Tuy nhiên, tình hình ở Syria lại khác, quân đồng minh sẽ phải đối mặt với các nước Ả-rập phản đối các cuộc tiến công quân sự nhằm vào Syria. Ngoài ra, một cuộc tấn công quân sự vào Syria sẽ tiềm ẩn nguy cơ thổi bùng một cuộc xung đột khu vực rộng lớn hơn.

    Vì vậy, “Nếu quốc tế - đứng đầu là phương Tây và Mỹ can thiệp vào Syria, giống như những gì chúng ta đã thấy ở Libya, không ai có thể đảm bảo rằng sự can thiệp đó sẽ không phát triển thành một cuộc xung đột Syria – Ixraen” theo như cảnh báo của chuyên gia nghiên cứu về Trung Đông của trường Đại học Malyland, ông Si-blây cho biết.
    Lê Tuyển (Tổng hợp)​
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này