1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vô tuyến truyền thông (Wireless Communications)

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi NguyenVanTeo, 05/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gps

    gps Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn Tvu rất nhiều, bây giờ thì người ngoại đạo như gps đã hiểu chút chút về anten rùi, và cũng hiểu tại sao mình thất bại rồi (nghe thì dễ, nhưng làm hoài chưa được).
    Người thiết kế anten này là một người Hà lan, đã đi du lịch qua nhiều nước, kể cả Việt nam. Anh ta có trả lời gps vài email đầu, sau đó không thấy tăm hơi (có lẽ do chán cách hỏi dồn của gps). Biết làm sao được, mình không phải là dân trong nghề mà.
    gps có post bài về GPS trong box Kỹ thuật quân sự nước ngoài, mời bạn Tvu đọc, góp ý và tham gia.
    À, Network Analyzer là cái gì vậy, không biết ở ĐHBK tp HCM có cái này không ? (chứ bên Houston dĩ nhiên là có rùi)
    GPS
    Lat 10o27'09.7"
    Lon 107o13'00.3"
  2. tvu59

    tvu59 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Hi gps,
    Bạn có thể vào website www.agilent.com để tìm hiểu thêm về Network Analyzer. Đại khái nó có rất nhiều công dụng để đo đạc những gì ở frequency domain. Thí dụ như frquency response và group dalay của filter, frequency response và gain của amplifier, nếu dùng để tune antenna thì nó có thể đo VSWR (voltage standing wave ratio) để biết antenna resonates ở tần số nào. Giải thích cách đo chắc phải dài dòng lắm. Có nhiều hãng làm antenna tester loại cầm tay, như Anritsuwiltron, tuy không chính xác lắm nhưng cũng xài được.
    Tôi không biết nhiều về các Đại Học ở VN bây giờ nên không biết được trường học trang bị với những test equipment ra sao. Khoảng 28 năm về trước tôi học ở kỹ thuật Việt Đức rồi qua trường Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật ở Thủ Đức, lúc đó cả hai trường đều không có Network Analyzer.

    Vừa đọc qua các bài của bạn về GPS. Khá lắm. Keep up the good work!
    Thân ái
    Tvu
  3. tvu59

    tvu59 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Hi gps,
    Bạn có thể vào website www.agilent.com để tìm hiểu thêm về Network Analyzer. Đại khái nó có rất nhiều công dụng để đo đạc những gì ở frequency domain. Thí dụ như frquency response và group dalay của filter, frequency response và gain của amplifier, nếu dùng để tune antenna thì nó có thể đo VSWR (voltage standing wave ratio) để biết antenna resonates ở tần số nào. Giải thích cách đo chắc phải dài dòng lắm. Có nhiều hãng làm antenna tester loại cầm tay, như Anritsuwiltron, tuy không chính xác lắm nhưng cũng xài được.
    Tôi không biết nhiều về các Đại Học ở VN bây giờ nên không biết được trường học trang bị với những test equipment ra sao. Khoảng 28 năm về trước tôi học ở kỹ thuật Việt Đức rồi qua trường Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật ở Thủ Đức, lúc đó cả hai trường đều không có Network Analyzer.

    Vừa đọc qua các bài của bạn về GPS. Khá lắm. Keep up the good work!
    Thân ái
    Tvu
  4. gps

    gps Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Em cũng học SPKT, xin trân trọng kính chào tiền bối. Em học cơ khí (nên không biết cái NA là cái gì).
    Em tìm hiểu về GPS như một thú vui, lại không có căn bản về điện tử và viễn thông, rất mong bác đóng góp vài bài có tính cách học thuật cho mọi người cùng thưởng thức.
    Cám ơn bác.
    GPS
    Lat 10o27'09.7"
    Lon 107o13'00.3"
  5. gps

    gps Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Em cũng học SPKT, xin trân trọng kính chào tiền bối. Em học cơ khí (nên không biết cái NA là cái gì).
    Em tìm hiểu về GPS như một thú vui, lại không có căn bản về điện tử và viễn thông, rất mong bác đóng góp vài bài có tính cách học thuật cho mọi người cùng thưởng thức.
    Cám ơn bác.
    GPS
    Lat 10o27'09.7"
    Lon 107o13'00.3"
  6. Mrsuccess

    Mrsuccess Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Đây là lần đầu tiên em đọc và tham gia forum này, quả là rất nhiều kiến thức hay.
    Hôn nọ tình cờ em đọc được 1 tài liệu ngắn về công nghệ CIMA (carrier interference multiple Access), thấy nói là công nghệ hội tụ cho cả OFDM, CDMA, TDMA như­ng rất ít tài liệu về nó trên mạng, cấc bác nào có biết về nó, tài liệu nói về nó thì cho anh em bít zới ......
  7. Mrsuccess

    Mrsuccess Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Đây là lần đầu tiên em đọc và tham gia forum này, quả là rất nhiều kiến thức hay.
    Hôn nọ tình cờ em đọc được 1 tài liệu ngắn về công nghệ CIMA (carrier interference multiple Access), thấy nói là công nghệ hội tụ cho cả OFDM, CDMA, TDMA như­ng rất ít tài liệu về nó trên mạng, cấc bác nào có biết về nó, tài liệu nói về nó thì cho anh em bít zới ......
  8. haisnow

    haisnow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2002
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    I.1.1.1 Thị phần của CDMA
    CDMA có mặt ở 51 nước trên thế giới và dự kiến trong năm 2002 sẽ có khoảng hơn 40 nhà khai thác mới sẽ đi vào hoạt động.
    Tính đến 9/2002 đã có khoảng 134 triệu thuê bao CDMA (trong tổng số hơn một tỷ thuê bao di động trên toàn thế giới).
    Riêng châu á hiện nay có khoảng 15 nhà khai thác sử dụng công nghệ CDMA với 40 triệu người sử dụng, tập trung chủ yếu ở các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc...

    Hình 10: Dự báo sự phát triển thuê bao các công nghệ
    Source: EMC
    I.1.1.2 Ưu điểm của TDMA (GSM)
    - Là công nghệ lâu đời, hoàn chỉnh và được chuẩn hoá cao
    - Được sử dụng rộng rãi trên thế giới nên rất dễ dàng roaming quốc tế
    - Chất lượng dịch vụ chấp nhận được
    - Giá các thiết bị đầu cuối rẻ.
    - Đầu tư ít tốn kém hơn so với các công nghệ khác, cho phép phủ sóng rộng, đặc biệt đối với những mạng dung lượng nhỏ.
    - Có khả năng tiến tới 3G.
    I.1.1.3 Hạn chế của TDMA (GSM)
    - Tốc độ truyền dẫn số liệu của GPRS thấp hơn nhiều so với CDMA 20001x
    - Việc quản lý, mở rộng mạng gặp nhiều khó khăn trong việc lập kế hoạch tần số cho mạng đối với những mạng lớn.
    - Khi nâng cấp mạng lên 3G (W-CDMA) đòi hỏi phải lắp thêm thiết bị coi như hai mạng chạy song song.
    I.1.1.4 Ưu điểm của CDMA
    - Dung lượng mạng lớn.
    - Chất lượng thoại tốt hơn nhờ khả năng điều khiển công suất, chuyển giao mềm.
    - Dễ dàng lập kế hoạch tần số khi phát triển mạng.
    - Độ bảo mật và chống nhiễu cao (Đa truy nhập theo mã).
    - Có khả năng truyền số liệu tốc độ cao do đó cho phép cung cấp các dịch vụ băng rộng. Nhờ khả năng này mà CDMA 2000 được coi là tiêu chuẩn thương mại đầu tiên của chuẩn IMT-2000.
    I.1.1.5 Hạn chế của CDMA
    - Khả năng chuyển vùng quốc tế hạn chế do số lượng nhà khai thác CDMA ban đầu còn ít, chủ yếu ở châu Mỹ và một số nước châu á. Trong đó Mỹ và Hàn Quốc là hai nước chiếm phần lớn lượng thuê bao CDMA của thế giới: Mỹ hơn 31 triệu, Hàn Quốc hơn 27 triệu (trong tổng số 80 triệu thuê bao), còn lại là Trung Quốc.
    - Giá đầu cuối là tương đối đắt hoặc người sử dụng sẽ phải mua máy của nhà khai thác.
    I.1.1.6 Vấn đề nâng cấp mạng
    Việc nâng cấp mạng GSM lên GPRS tương đối dễ dàng bằng cách lắp thêm một số thiết bị và nâng cấp phầm mềm nhưng để phát triển lên EDGE hay W-CDMA cần phải lắp thêm một hệ thống trạm BTS mới song song (với EDGE) hay cả một mạng CDMA (với W-CDMA) chạy song song với mạng cũ.
    Cũng giống như từ GSM nâng cấp lên GPRS, từ IS-95 nâng cấp lên CDMA 20001x khá đơn giản. Chúng ta chỉ cần lắp thêm một số thiết bị: PDSN, Card BTS... và nâng cấp phần mềm. Cũng tương tự như vậy khi chúng ta phát triển mạng lên CDMA 20001xEV, chúng ta sẽ phải lắp thêm các máy thu phát mới cho 1xEV. Như vậy so với việc phát triển GSM --> W-CDMA thì việc phát triển từ IS-95 hay CDMA 20001x lên CDMA 20001xEV đòi hỏi lắp thêm ít thiết bị hơn.
    I.1.1.7 Hiệu quả phổ tần của các công nghệ
    Với dải tần là 10MHz thì W-CDMA chỉ có 2 sóng mang (5MHz), còn CDMA2000 có tới 7 sóng mang ( mỗi sóng mang là 1,25MHz). Như vậy với 62TCH/sector/RF thì W-CDMA có tối đa 124TCH/sector/RF còn CDMA20001x có tới 266TCH/sector/RF.
    I.1.1.8 So sánh dung lượng thoại
    Bảng 13 : So sánh dung lượng thoại giữa các công nghệ
    TDMA GMS GMS GMS WCDMA CDMA20001X
    Erl 37 21 ?" 35 29 ?" 47 50 111 ?" 176 230.9 ?" 328.7
    User/Sector 48 29 ?" 44 38 ?" 58 60 124 ?" 190 245 ?" 343
    Re-use 7/21 4/12 3/9 BCCH:4/12TCH:1/1 1/1 1/1
    Nguồn: Qualcomm
    Với các giả định như trên từ bảng so sánh trên ta thấy dung lượng thoại của CDMA 20001x là lớn nhất trong các công nghệ TDMA, GSM, W-CDMA và do đó số người sử dụng cùng một lúc là lớn nhất.
    I.1.1.9 So sánh dung lượng số liệu
    Bảng 14: So sánh dung lượng số liệu giữa các công nghệ
    GPRS EDGE WCDMA CDMA20001X 1xEV-DO
    Lưu lượng trung bình 256 kbps 768 kbps 1,800 kbps 2,450 kbps 11,060 kbps
    Tỷ lệ sử dụng lại 3/9 3/9 1/1 1/1 1/1
    HoangHai
  9. haisnow

    haisnow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2002
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    I.1.1.1 Thị phần của CDMA
    CDMA có mặt ở 51 nước trên thế giới và dự kiến trong năm 2002 sẽ có khoảng hơn 40 nhà khai thác mới sẽ đi vào hoạt động.
    Tính đến 9/2002 đã có khoảng 134 triệu thuê bao CDMA (trong tổng số hơn một tỷ thuê bao di động trên toàn thế giới).
    Riêng châu á hiện nay có khoảng 15 nhà khai thác sử dụng công nghệ CDMA với 40 triệu người sử dụng, tập trung chủ yếu ở các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc...

    Hình 10: Dự báo sự phát triển thuê bao các công nghệ
    Source: EMC
    I.1.1.2 Ưu điểm của TDMA (GSM)
    - Là công nghệ lâu đời, hoàn chỉnh và được chuẩn hoá cao
    - Được sử dụng rộng rãi trên thế giới nên rất dễ dàng roaming quốc tế
    - Chất lượng dịch vụ chấp nhận được
    - Giá các thiết bị đầu cuối rẻ.
    - Đầu tư ít tốn kém hơn so với các công nghệ khác, cho phép phủ sóng rộng, đặc biệt đối với những mạng dung lượng nhỏ.
    - Có khả năng tiến tới 3G.
    I.1.1.3 Hạn chế của TDMA (GSM)
    - Tốc độ truyền dẫn số liệu của GPRS thấp hơn nhiều so với CDMA 20001x
    - Việc quản lý, mở rộng mạng gặp nhiều khó khăn trong việc lập kế hoạch tần số cho mạng đối với những mạng lớn.
    - Khi nâng cấp mạng lên 3G (W-CDMA) đòi hỏi phải lắp thêm thiết bị coi như hai mạng chạy song song.
    I.1.1.4 Ưu điểm của CDMA
    - Dung lượng mạng lớn.
    - Chất lượng thoại tốt hơn nhờ khả năng điều khiển công suất, chuyển giao mềm.
    - Dễ dàng lập kế hoạch tần số khi phát triển mạng.
    - Độ bảo mật và chống nhiễu cao (Đa truy nhập theo mã).
    - Có khả năng truyền số liệu tốc độ cao do đó cho phép cung cấp các dịch vụ băng rộng. Nhờ khả năng này mà CDMA 2000 được coi là tiêu chuẩn thương mại đầu tiên của chuẩn IMT-2000.
    I.1.1.5 Hạn chế của CDMA
    - Khả năng chuyển vùng quốc tế hạn chế do số lượng nhà khai thác CDMA ban đầu còn ít, chủ yếu ở châu Mỹ và một số nước châu á. Trong đó Mỹ và Hàn Quốc là hai nước chiếm phần lớn lượng thuê bao CDMA của thế giới: Mỹ hơn 31 triệu, Hàn Quốc hơn 27 triệu (trong tổng số 80 triệu thuê bao), còn lại là Trung Quốc.
    - Giá đầu cuối là tương đối đắt hoặc người sử dụng sẽ phải mua máy của nhà khai thác.
    I.1.1.6 Vấn đề nâng cấp mạng
    Việc nâng cấp mạng GSM lên GPRS tương đối dễ dàng bằng cách lắp thêm một số thiết bị và nâng cấp phầm mềm nhưng để phát triển lên EDGE hay W-CDMA cần phải lắp thêm một hệ thống trạm BTS mới song song (với EDGE) hay cả một mạng CDMA (với W-CDMA) chạy song song với mạng cũ.
    Cũng giống như từ GSM nâng cấp lên GPRS, từ IS-95 nâng cấp lên CDMA 20001x khá đơn giản. Chúng ta chỉ cần lắp thêm một số thiết bị: PDSN, Card BTS... và nâng cấp phần mềm. Cũng tương tự như vậy khi chúng ta phát triển mạng lên CDMA 20001xEV, chúng ta sẽ phải lắp thêm các máy thu phát mới cho 1xEV. Như vậy so với việc phát triển GSM --> W-CDMA thì việc phát triển từ IS-95 hay CDMA 20001x lên CDMA 20001xEV đòi hỏi lắp thêm ít thiết bị hơn.
    I.1.1.7 Hiệu quả phổ tần của các công nghệ
    Với dải tần là 10MHz thì W-CDMA chỉ có 2 sóng mang (5MHz), còn CDMA2000 có tới 7 sóng mang ( mỗi sóng mang là 1,25MHz). Như vậy với 62TCH/sector/RF thì W-CDMA có tối đa 124TCH/sector/RF còn CDMA20001x có tới 266TCH/sector/RF.
    I.1.1.8 So sánh dung lượng thoại
    Bảng 13 : So sánh dung lượng thoại giữa các công nghệ
    TDMA GMS GMS GMS WCDMA CDMA20001X
    Erl 37 21 ?" 35 29 ?" 47 50 111 ?" 176 230.9 ?" 328.7
    User/Sector 48 29 ?" 44 38 ?" 58 60 124 ?" 190 245 ?" 343
    Re-use 7/21 4/12 3/9 BCCH:4/12TCH:1/1 1/1 1/1
    Nguồn: Qualcomm
    Với các giả định như trên từ bảng so sánh trên ta thấy dung lượng thoại của CDMA 20001x là lớn nhất trong các công nghệ TDMA, GSM, W-CDMA và do đó số người sử dụng cùng một lúc là lớn nhất.
    I.1.1.9 So sánh dung lượng số liệu
    Bảng 14: So sánh dung lượng số liệu giữa các công nghệ
    GPRS EDGE WCDMA CDMA20001X 1xEV-DO
    Lưu lượng trung bình 256 kbps 768 kbps 1,800 kbps 2,450 kbps 11,060 kbps
    Tỷ lệ sử dụng lại 3/9 3/9 1/1 1/1 1/1
    HoangHai
  10. hoangphamhuy

    hoangphamhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2003
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Em mới vào cai forum này, không ngờ được gặp nhiều cao thủ tiền bối thế. Nhưng mà các bài của bác Tèo đều bị xoá mất ??? tại sao thế nhỉ ??? Các bác admin khắc phục giúp anh em được không ? hay bác Tèo còn giữ những bài đó thì post lại cho hậu bối đọc đi. Tâm trạng nhà em bây giờ cứ như nhìn thấy sách quý mà không được đọc, tức chết lên được...

Chia sẻ trang này