1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vủ khí Mỹ-Nga ai lợi hại hơn

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Typoon, 09/02/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    GPS không nên phiến diện thế, trong site đó, cậu đọc "một chuỗi sự...",
    Người Nga đã phải làm nhiều việc trước khi các thợ lặn Nauy đến. Đơn giản họ phải tìm kiếm vị trí tầu chìm.
    Trước đây người Nga có đội lặn rất tốt, đội này giải tán vì thiếu kinh phí. Bác xem tầu Mir thì biết.
  2. gps

    gps Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Không phải tớ, tin từ VnExpress, xem link bên dưới bài. Tớ trích một đoạn, không bình luận gì hết.
    GPS
    Lat 10o50.425'
    Lon 106o40.468'
    UTM 48
    683047 E
    1198838 N
  3. copamafia

    copamafia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2003
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    chào các bạn,đọc những bài viết trên tôi cũng muốn góp chú ý kiến,có ai đã từng nghe tới loại tàu ngầm công nghệ cao của Nga chưa nhỉ,loại tàu có thiết kế kĩ thật lớp đệm không khí ngoài vỏ tàu đó,trước đây tôi có đọc một bài báo viết về nó nhưng tên gọi và công nghệ đó như thế nào thì không được rõ lắm,chi biết tầu có tốc độ rất cao(do giảm gần như hết lực cản của nước) tốc độ có thể đạt hàng trăm km (dưới nước đó)
    tôi chỉ biết còn nhiều kĩ thuật tiên tiến nữa nhưng không nhớ được và Mĩ hoàn toàn chưa thể đạt được công nghệ tương tự như vậy trong vòng vài thập kỉ tới
    Ngoài ra chắc các bạn giảm trọng lượng nhờ lực li tâm chứ,có một bài báo viết về công nghệ này do một nhà khoa học Nga tìm ra,ông ta đả làm giảm trọng lượng chiếc đĩa sứ(thiết kế đặc biệt) khi cho đĩa hoạt động như thế nào đó.Và Mĩ cũng hoàn toàn không thể tìm ra phương pháp và nguyên lý này ít ra trong vài thập niên tới.
    Tôi không nói chính xã được vì không nhớ gì nhiều,nếu có ai đó biết về những điều tôi vừa nói một cách đầy đủ thì nói cho anh em biết rõ.
    Đằng sau mọi tài sản lớn đều ẩn chứa những tội ác[/size=8]
  4. vn_pride

    vn_pride Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2001
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    à chiếc tàu ngầm ấy có thể chạy lẹ như thế và bọn Mỹ vẫn chưa thể chế ra chiếc tương tự là bởi vì bọn Nga đã dùng một loại thép chất lượng cao đặc biệt của Việt Nam bao gồm 99% là Carbon và 1% còn lại là sắt cho nên nó rất nhẹ và không bị lực cản của nước . Nếu được kết hợp với động cơ Vi Đức chế tạo bởi tổng công ty Trường Thọ của Việt Nam thì nó có thể đạt tốc độ 3000km/h .
  5. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    Theo tôi biết thì bọn Nauy, Hà lan chủ yếu giúp về phương tiện kỹ thuật, điều khiển robot thăm dò khảo sát. Những công việc chính như khoan cắt, đưa xác thuỷ thuỷ ra ngoài, tháo gỡ các bộ phận đều do thơn lặn Nga thực hiện. Một phần do người Nga muốn giữ thể diện của 1 cường quốc, mặt khác Nga cũng không muốn Phương Tây biết nhiều về Kursk và vũ khí của họ.
    Nói tiếp chuyện tàu ngầm, vào khoảng những năm đầu thập niên 80, người Mỹ rất lo lắng về sự kiện các hệ thống rada, trinh sát của họ mất dâus các tàu ngầm Xô viết mặc dù họ biết hải quân Nga vẫn hoạt động khắp các đại dương. Theo CIA, hình như người NGA đã mua được( hoặc trộm) công nghệ đúc, mạ cực kỳ tinh xảo của Nhật Bản để cải tiến hệ thống chân vịt và vỏ tàu Ngầm làm cho tiếng ồn giảm đi rất nhiều
    Kiên
  6. Typoon

    Typoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    Nhảm! Tàu ngầm thì chưa có đâu, chỉ có ngư lôi Skyval thôi, tốc độ 400-600 km dưới nước. Với tốc độ này không gì dưới mặt nước có thể thoát được. Mỹ đang nghiên cứu thử nhiệm vẫn chưa đưa vào thực tế được, sau khoảng 10 năm. Sự cố tàu Kursk được coi có thể là do loại này gây ra, một sự cố của một thiết bị mới. Nó chạy nhanh không phải nhờ lớp vỏ, vỏ nó cũng bình thường thôi, mà là nhờ 2 cánh nhỏ bật ra hai bên tạo ra 1 từ trường cực lớn trong phạm vi nhỏ hẹp khiến nước cuốn theo hai bên mà không chạm vào vỏ- sức cản của nước không còn nên "bay" rất nhanh.

    Chien tranh la dieu xau xa nhat cua con nguoi va la dong luc phat trien nhat cua con nguoi. Nghich ly=chan ly
  7. hardrocker

    hardrocker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Bậy!!! từ trường đâu mà từ trường. Đấy là do cái dạng của đầu ngư lôi, khi tốc độ nhanh tao ra một bọt khí đủ lớn (super-cavitation)làm cho nước không chạm được vào vỏ của ngư lôi, giảm sức cản nên ngư lôi Skval có thể chạy với tốc độ nhanh như vậy. Còn hai cái cánh thò ra là để định hướng và làm cho ngư lôi cân bằng. Ngư lôi này chạy bằng nhiên liệu rocket rắn, mà thành phần chính là bột nhôm. Hồi năm 98 thì phải anh Nga ngố trình diễn quả ngư lôi này ở Pháp làm khán giả ướt hết cả quần

    [/quote]
    Nhảm! Tàu ngầm thì chưa có đâu, chỉ có ngư lôi Skyval thôi, tốc độ 400-600 km dưới nước. Với tốc độ này không gì dưới mặt nước có thể thoát được. Mỹ đang nghiên cứu thử nhiệm vẫn chưa đưa vào thực tế được, sau khoảng 10 năm. Sự cố tàu Kursk được coi có thể là do loại này gây ra, một sự cố của một thiết bị mới. Nó chạy nhanh không phải nhờ lớp vỏ, vỏ nó cũng bình thường thôi, mà là nhờ 2 cánh nhỏ bật ra hai bên tạo ra 1 từ trường cực lớn trong phạm vi nhỏ hẹp khiến nước cuốn theo hai bên mà không chạm vào vỏ- sức cản của nước không còn nên "bay" rất nhanh.

    Chien tranh la dieu xau xa nhat cua con nguoi va la dong luc phat trien nhat cua con nguoi. Nghich ly=chan ly

    [/quote]
  8. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Đúng là bọn Nga đang nghiên cứu một loại tàu ngầm mới, chạy có đệm không khí bao quanh hay sao ý, loại tàu này bọn nó nghiên cứu từ những năm 60 xong bỏ để tập trung vào tàu ngầm nguyên tử, giờ quay lại, hôm nọ xem trên báo thấy bảo bọn nó sắp cho chạy thử. Bọn nó quay lại nghiên cứu loại này vì hình như Đức và Mỹ cũng đang nghiên cứu.
  9. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Bác Masan_1 post thì chú thích nguồn tin và tư liệu chính xác hơn được không.
    Theo em được biết ngư lôi của Nga, Đức và Nhật truyền thống có tốc độ rất cao so với ngư lôi Anh Mỹ. Do ba nước đó có cách nhìn giống nhau về tầu ngầm. Tốc độ cao cả ở sơ tốc và tốc độ trong hành trình. Và ba nước này có những chiến công lớn khi dùng thứ này (kể cả trận đánh đầu tiên ngư lôi lập công lớn: 1905). Skyval là một loại ngư lôi "siêu bọt". Ngư lôi có tốc độ rất cao, làm giảm áp suất nước và vỏ ngư lôi->nước bay hơi tạo tành một bọt khí bao quanh ngư lôi. Ngư lôi "tựa" được vào nước nhờ mũi tạo bọt và ba cái "càng" chống vào thành bọt nước.
    Loại này cần động cơ công suất lớn và rất khó điều khiển. Perôxit ôxi là một lựa chọn cho động cơ, được Nhật áp dụng WW2. Các phòng thí nghiệm Nga nỗ lực hết sức về truyền âm để điều khiển nó. Các thông tin về nó hết sức bí mật, đại khái, một chiếc diesel cổ lỗ có thể đánh thắng một tầu ngầm hiện đại, do đạn của nó phóng sau mà vẫn đến trước và không thể đánh chặn được. Tốc độ có thể từ hơn 100km/h đến 400-500km/h.
    Mặt khác, kỹ thuật đông cơ của Skyval được áp dụng cho ngư lôi thường, tăng tầm bắn và độ chính xác.
    Do đó, bác có thể thấy, áp dụng điều đó cho tầu ngầm đúng nghĩa là rất khó hay không thể. May ra chỉ là loại tầu ngầm cực nhỏ nào đó. Về tin đồn thì Skyval, với uy lực riêng, tạo ra rất nhiều.
  10. m_gdnt

    m_gdnt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    đúng rồi đó nguyên lý của nó như bác nói hình như nó co ghi trong ANTG thi phải
    Tui cũng rất đồng ý là khoa học cơ bản của nga hiện nay tiến rất xa nhưng họ không phải là những người kinh doanh tài giỏi cho lắm hic

Chia sẻ trang này