1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xin hỏi về quy trình phương pháp Hydrostatic Test theo tiêu chuẩn ASTM

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi BMW35bk, 15/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BMW35bk

    BMW35bk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi về quy trình phương pháp Hydrostatic Test theo tiêu chuẩn ASTM

    Sếp em đang muốn mua ít thép ống (Steel Pipe) từ Trung Quốc. Sếp yêu cầu em phải tìm được phương pháp Hydrostatic test theo tiêu chuẩn ASTM ( American Standard for Testing Material) Ai biết gửi cho em với.
    Em có vào trang web của ASTM là : www.astm.org
    nhưng nó yêu cầu phải mua tài liệu. Em ko có đủ tiền để mua? Bác nào biết chỉ cho em với. Việc này khó quá!
    Xin cảm ơn và hậu tạ
  2. gps

    gps Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    1. Hydrostatic test là phương pháp thử bền áp dụng cho các thiết bị chịu áp như bồn áp lực (pressure vessel), nồi hơi (boiler) và ống, vv... Như tên gọi, phương pháp này dùng áp suất thuỷ tĩnh để kiểm tra khả năng chịu áp của thiết bị. Thông thường người ta dùng nước làm chất thử (test medium) vì tính kháng nén cao, rẻ và an toàn.
    2. Tiêu chuẩn ASTM thường qui định yêu cầu về hydrotest chứ không đưa ra qui trình thử.
    3. Phương pháp thử thì đơn giản, bịt kín ống, bơm nước vào, tăng áp suất cho đến giá trị yêu cầu, giữ áp trong thời gian qui định. Chú ý phải có biện pháp bảo đảm nước điền đầy thể tích ống, không khí không bị nhốt trong ống.
    4. Ống được sản xuất theo tiêu chuẩn nào thì sẽ được test theo tiêu chuẩn đó. Bạn cần nói rõ ống đang mua theo tiêu chuẩn nào. Một ghi chú nữa là ASTM thường chỉ qui định test một ống cho cả lô, mỗi lô có thể lên đến 500 ống. Ống sau khi lắp đặt xong tại nhà máy thường lại phải làm hydrotest một lần nữa. Lần này theo một trong các tiêu chuẩn ASME dưới đây:
    B31.1, Power Piping
    B31.2, Fuel Gas Piping
    B31.3, Process Piping
    B31.4, Liquid Transportation Systems for Hydrocarbons, Liquid Petroleum Gas, Anhydrous Ammonia and Alcohols
    B31.5, Refrigeration Piping
    B31.8, Gas Transmission and Distribution Piping Systems
    B31.9, Building Services Piping
    B31.11, Slurry Transportation Piping Systems
    5. Thông thường các công ty Âu Mỹ Nhật tránh không dùng thép TQ và Brazil dù chỉ là thép kết cấu không chịu áp trong các công trình của họ.
    Được gps sửa chữa / chuyển vào 15:48 ngày 18/04/2006
  3. thinhfelice

    thinhfelice Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Em hỏi khí không phải, các tiêu chuẩn B 3.1 của bác là theo ASME mà! ASTM cũng dùng lại hoặc refer sang hả bác?
    Cảm ơn bác nhiều
  4. gps

    gps Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Đúng là ASME, đã viết lại cho rõ. Cám ơn bạn
    Được gps sửa chữa / chuyển vào 15:51 ngày 18/04/2006
  5. BMW35bk

    BMW35bk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác gps! Nhưng em muốn hỏi tài liệu về quy trình thử nghiệm Hydrostatic test cho Pipe. Ví dụ như ngâm trong nước bao lâu? Như thế nào đạt tiêu chuẩn. ...
  6. BMW35bk

    BMW35bk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác gps! Nhưng em muốn hỏi tài liệu về quy trình thử nghiệm Hydrostatic test cho Pipe. Ví dụ như ngâm trong nước bao lâu, dưới áp suất thế nào? Như thế nào đạt tiêu chuẩn. ...
  7. gps

    gps Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Phụ thuộc vào ống bạn mua theo tiêu chuẩn nào. Có ống chịu áp cao, ống chịu áp thấp. Cũng như bánh xe đạp và bánh xe tải vậy thôi, không thể dùng áp suất thử bánh xe tải đem thử bánh xe đạp được và ngược lại. Bạn hỏi xếp xem ống đang mua cần thoả mãn tiêu chuẩn nào, xe đạp hay xe tải ?
  8. hibuzz2005

    hibuzz2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2005
    Bài viết:
    331
    Đã được thích:
    0
    Hihihi, cũng hay nhỉ. Bác gps làm ở chỗ nào đấy mà cũng rành mấy món này nhỉ. Trong quy trình thử chỉ 3 lần hoặc 4 lần. Lần 1 lên 25-30% của áp suất cần thử, giữ 5''. Lần 2 bơm cho tới 50% và giữ 5'' và cuối cùng bơm đủ giữ 30'''' hoặc 1h. Không xì là OK. Ngoài ra xem chart (biểu đồ) lúc lên và xuống giống nhau là OK.
    Nguyên tắc là vậy, tuy nhiêu nếu chế tạo theo tiêu chuẩn nào thì sẽ có hướng dẫn cụ thể cho tiêu chuẩn đấy. Bạn nên bảo xếp bạn đầu tư mua tiêu chuẩn. Nếu muốn lấy tiêu chuẩn nào, mình có thể bán rẻ cho theo CD.
    Lưu ý là ASME hay API, AWS,....là tiêu chuẩn chế tạo còn ASTM là tiêu chuẩn vật liệu. Vì thế nên ASME luôn refer tới ASTM. Hai cái này không đánh đồng được. ( ví dụ bồn áp lực cao chế tạo theo ASME 8 thì vật liệu thường dùng là ASTM A516, grade......x.x
    Được hibuzz2005 sửa chữa / chuyển vào 14:37 ngày 19/04/2006
  9. thinhfelice

    thinhfelice Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Vâng, bác nói đúng rồi nhưng mà về thử nghiệm thì sao hả bác?
  10. hibuzz2005

    hibuzz2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2005
    Bài viết:
    331
    Đã được thích:
    0
    Nếu bác thử cơ, hoá tính và các phép thử khác (như charpy, macro, hardness...v..v) đối với vật liệu, bác phải tuân theo tiêu chuẩn vật liệu như ASTM, JIS,....
    Còn trong chế tạo, việc thử cơ hoá tính chỉ áp dụng cho kiểm tra các quy trình hàn, tiêu chuẩn thử cũng giống như tiêu chuẩn vật liệu (vì đảm bảo mối hàn có thành phần cơ tính ít nhất bằng hoặc cao hơn vật liệu cơ bản). Ngoài ra trong chế tạo có kiểm tra NDT, việc kiểm tra này lại tuân theo tiêu chuẩn chế tạo, như ASME, AWS,...
    Được hibuzz2005 sửa chữa / chuyển vào 22:09 ngày 19/04/2006

Chia sẻ trang này