1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-22 Raptor và F-35JSF-máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi abtomat47, 19/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    F-22 Raptor sẽ sử dụng lớp phủ “tàng hình” của F-35 Lightning II

    Chiến đấu cơ “tàng hình” thế hệ 5 F-22 Raptor mới sẽ được sử dụng lớp sơn phủ hấp thụ sóng radar tương tự như loại được dùng trên chiến đấu cơ F-35 Lightning II, đó là thông tin đã được Defence News đăng tải dựa theo lời giám đốc chương trình F-22 của hãng Lockheed Martin Jeff Babione. Theo lãnh đạo chương trình F-22, lớp phủ “tàng hình” của F-35 ít bị hao mòn trong sử dụng hơn, nên sẽ giúp giảm chi phí hoạt động của F-22.

    Do được thiết kế với mục đích khác nhau, hãng Lockheed Martin đã phải tiến hành một số thay đổi kỹ thuật nhỏ để lớp phủ “tàng hình” của F-35 có thể phù hợp với F-22. Trong thực tế, tốc độ bay của F-22 cao hơn đáng kể so với F-35.

    [​IMG]
    Chiến đấu cơ F-22 Raptor

    Trong trường hợp, lớp phủ hấp thụ sóng radar “mới” trang bị trên chiến đấu cơ F-22 đạt tiêu chuẩn, nó sẽ không chỉ được sử dụng trên các máy bay mới sản xuất, mà cả trên các máy bay F-22 hiện có của không quân Mỹ.

    Cũng cần nhấn mạnh rằng, cựu chuyên gia của hãng Lockheed Martin Derrol Olsen đã xác nhận, lớp phủ “tàng hình” của F-22 rất kém bền. Nó có thể dễ dàng bị bong tróc khi bị ẩm hay bị các loại nhiên liệu bám vào. Tuy nhiên, đại diện hãng Lockheed Martin đã bác bỏ tuyên bố này của D. Olsen và khẳng định lớp phủ “tàng hình” của F-22 luôn đạt các tiêu chuẩn cho phép.

    Được coi là dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 duy nhất trên thế giới đã hoạt động chính thức, nhưng những tính năng thực chiến của F-22 chưa bao giờ được “thử lửa”. Trong khi đó, mặc dù được coi là máy bay thế hệ 5, nhưng tính năng của F-35 chỉ tương đương với các dòng chiến đấu cơ thế hệ 4+. Hiện, F-35 vẫn đang trong quá trình phát triển và chưa được chấp nhận vào trang bị.

    http://www.lenta.ru/news/2011/04/07/improve/
    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/115/115/115/144264/Default.aspx
  2. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Không quân Mỹ cho F-22 ngừng hoạt động vô thời hạn

    Không quân Mỹ đã cho các chiến đấu cơ F-22 Raptor ngừng hoạt động vô thời hạn chừng nào có thông báo mới do hệ thống tạo khí oxy của chiến đấu cơ này gặp trục trặc.

    [​IMG]

    Phát ngôn viên Bộ tác chiến Không quân Mỹ (ACC) Jennifer Ferrau cho biết, Tướng William Fraser, Tư lệnh ACC đã ra lệnh cho phi đội F-22 gồm 165 chiếc ngừng hoạt động vào ngày 03/5. Tuy nhiên, ông Ferrau không tiết lộ số F-22 Raptor này sẽ phải “đắp chiếu” trong thời gian bao lâu.

    Mỹ vẫn đang tiến hành điều tra hệ thống tạo khí oxy trên khoang lái (OBOGS) kể từ khi một chiếc F-22 gặp nạn vào tháng 11 năm ngoái bên ngoài căn cứ Elmendorf-Richardson, Alaska. Cho đến khi có lệnh ngừng hoạt động, các chuyến bay xuất kích của “Chim ăn thịt” đã bị giới hạn ở độ cao 25.000 ft hoặc ở mức thấp hơn trong khi thực hiện các chuyến bay huấn luyện do sợ gặp sự cố.

    Giới hạn trên được đưa ra nhằm ngăn chặn rủi ro và là biện pháp đề phòng nhằm đảm bảo OBOGS vận hành an toàn”, phát ngôn viên ACC, đại tá William Nichols cho biết hồi tháng 3, thời điểm bộ này lần đầu tiên công bố cuộc điều tra.

    Trục trặc ở OBOGS có thể đe dọa đến tính mạng phi công, Hans Weber, người thuộc Ủy ban Cố vấn Nghiên cứu, Phát triển và Thiết kế của Cơ quan Quản lý Hàng không Liên bang Mỹ cho biết.

    “Điều này thực sự có ý nghĩa nếu bạn ở độ cao lớn và bạn hết sạch khí oxy”, Weber cho biết trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 3.

    Ở độ cao 50.000 ft, phi công chỉ có chưa đầy 10 giây cho đến khi bị ngất nếu khí oxy bị ngừng cấp tới mặt nạ dưỡng khí. Độ cao giới hạn 25.000 ft sẽ cho phép phi công nhanh chóng hạ xuống độ cao dưới 18.000 ft, nơi bầu khí quyển có đủ lượng khí oxy để đảm bảo an toàn cho phi công trong trường hợp khẩn cấp.

    http://defensenews.com/story.php?i=6423637&c=AME&s=AIR
  3. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    cái trung tâm của mình mua là loại đời cũ
    mấy bận đánh giá quá thấp công nghệ điện tử của nga rồi
    nếu khoong có thiết bị điện tử tin cậy sao có thể chế tạo S-400 với hệ thống tac chiến thống nhất tích hợp toàn bộ các hệ thống phòng không từ tàm ngắn đến tằm xa được
  4. FarmerTadien

    FarmerTadien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2009
    Bài viết:
    515
    Đã được thích:
    677
    Máy bay xịn thế mà không dám bay cao, chỉ được bay là là mặt đất thôi lạ nhể.
  5. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    hiện đại quá hoá hại điện.
    thực sự mình không hiểu Mĩ cần F-22 làm gì ? f-18,f-15, f-16 vẫn hoàn thành rất tốt nhiệm vụ mà không cần đến f-22.
    sức mạnh của không quân Mĩ là ở hệ thống tác chiến điện tử chứ không phải là máy bay tàng hình
  6. John_Rambo

    John_Rambo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    1

    bạn này chí phải >:D:D< F-15/16/18 đều là những con cưng, những đại bàng thống lĩnh bầu trời, canh gác cho nền hoà bình thế giới, lập nên nhiều chiến tích, góp phần vào công cuộc giải phóng đấu tranh cho các dân tộc bị áp bức, nếu tôi là bộ trưởng bộ QP tôi sẽ mua ngay lập tức F-15 (Chưa 1 lần chiến bại). Bây giờ có thêm F-22 vs F-35 thì dễ hiểu thôi như Hổ mọc thêm cánh, Rồng mọc thêm đầu vậy đó mà :-bd
  7. xinloiemyeu

    xinloiemyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Bài viết:
    1.249
    Đã được thích:
    1
    mỗi tội hay tự rụng thôi =))=))=))=))=))
  8. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
  9. Uraniumlandscape

    Uraniumlandscape Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2011
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    0
    ...vậy à. Cho bạn một từ để chỉ sự ngắn gọn: "Storm Shadow"- là đòn phủ đầu đầu tiên bằng sử dụng chung một loại tên lửa, nhưng nhiều đầu đạn khác nhau cho nhiều mục tiêu...

    Máy bay của Mỹ lúc nào cũng thua máy bay của Ngố, nhưng Mỹ hầu như luôn chiến thắng trong nhiều chiến dịch gần đây. Là bởi vì máy bay của Mỹ hội tụ được 3 điều tiên quyết...>:D<

    Đơn giản chỉ thế thôi...
  10. gabeo2010

    gabeo2010 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/04/2009
    Bài viết:
    2.616
    Đã được thích:
    8

    Theo đúng học thuyết của Collin Powell, Mỹ luôn tập trung số lượng không quân áp đảo của đối phương, trước đó lại làm mềm hệ phòng không bằng tên lửa từ các hạm đội và máy bay ném bom tầm xa.

    Cái này học từ Israel, đnáh máy bay từ lúc nó..chưa bay, thế là vô đối luôn.

Chia sẻ trang này