1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vinasat

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi apachai2223n10208e, 17/04/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. apachai2223n10208e

    apachai2223n10208e Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/01/2012
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Mình gõ xong cái post này rồi, nên các mõ ko thể xóa được nữa các mõ ạ. Cái mình cần ở đây là đem từng phần của vẫn đề để quân ta cùng tranh luận.[r2)][r2)][r2)]=D>=D>=D>=)):((:))[:D][r24)]


    Ở đây mình không muốn nhắc đến quan điểm. Người ta dùng từ quan điểm để chỉ việc có thể nhìn một vật ở các điểm nhìn, góc độ... khác nhau cho ra những hình ảnh khác nhau. Điều đó là cần thiết ở thời chiến, chúng ta không được học hành nhiều và phải nhắm mắt lao lên theo chiến sự, chúng ta cần có quan điểm của ta chứ không phải địch.

    Còn thời nay, có lẽ còn một quan điểm duy nhất là tiền, vậy nên mọi người cùng chung một quan điểm, và như thế hình dáng vật thể nếu có khác ấy là do mắt mỗi người bị một bệnh khác nhau. [r2)]


    Vinasat và cường quốc vệ tinh là cái mà chúng ta mới sắm được bằng cái giá tính theo thời giá này hôm nay là khoảng 1 tỷ usd, 1b$. Trong đó Vinasat-1 ký năm 2006 giá 300m lên vũ trụ 2008. Vinasat-2 ký cuối 2010 giá 350m. Vinasat-2 sẽ lên vũ trụ sắp đến, quya 2 1012 và sẽ phục vụ sau độ 1-2 tháng cân chỉnh đo đạc. Vinasat-1 có 12 TP Ku và 6 TP C. Vinasat-2 có 24 TP Ku. Vinasat-1/2 nằm cùng một chỗ(coi như một vệ tinh), đều là loại A2100A nặng 2,6 tấn. Công suất nguồn của mỗi Vinasat-1/2 là 3,3kw và công suất cung cấp cho đài phát sóng không nhỏ hơn 1,7kw.

    Vinasat-1 ở 132 độ kinh đông (132E). Ban đầu, Vinasat-2 định lên trời 2015ở 107 kinh đông (107E), nhưng nó đã vội vàng lên quỹ đạo vào quý 2 2012 và quay về ở cùng một chỗ với Vinasat-1 đầu năm-2010.


    A2100A là loại vệ tinh Mỹ lên trời lần đầu 1996 với vị trí Koreasat 3 (Mugungwha 3) → ABS 7. Năm 2010 vệ tinh này được bán cho Asia Broadcast Satellite và đổi tên là ABS-7. ABS là công ty Hồng Công, Hồng Công có đến 3 công ty vệ tinh lớn mỗi công ty sở hữu nhiều vệ tinh. Cú mua bán này chủ yếu là mua chỗ rình bán cho Nga. Vệ tinh này có ăng ten tạo hình bầu dục rất đơn giản nên vào cái ngày tàn của nó nó quay sang phục vụ Trung Đông. Dạng ăng ten bản đồ thì không quay được và thường dùng cố định, vì không ai nặn Afganistan thành hình giống Hàn Xẻng cả.

    Cùng lứa với A2100 là Spacebus 3000A châu Âu. Vào thời gian này Nga không có loại vệ tinh mới nào đáng kể. Vệ tinh Spacebus 3000A châu Âu là thủy tổ của dòng Spacebus 3000/4000 B/C hiện đại nhất hiện nay. Thật ra, bán chạy nhất là Nga Tầu, nhưng Nga thường ký tay ba để châu Âu bán đài phát trên xe vũ trụ Nga, còn tầu nhái lại Spacebus 3000/4000 thành DFH-3/4. Vệ tinh đầu tiên loại Spacebus 3000A lên vũ trụ là ai ? a, đó là Thaicom-3 năm 1897. Thakshin đã đặt hàng một vệ tinh rất ưu việt để dọn hai cái rác vũ trụ kiểu Mỹ là Thaicom-1/2, Thaicom-3 thành công rất lớn, số vốn tăng lên 7-8 lần chỉ sau có vài năm. Năm 2006 Thaicom-3 hỏng và bản sao Thaicom-5 lên thay. Tại sao Thaicom-5 lại lạc hậu thế ? À, vì Ấn Độ đặt hàng vệ tinh Agrani 2 nhưng bùng không lấy, mà thực chất là rình ăn trộm kỹ thuật chế vệ tinh, nên bản sao này ế trong kho, may quá có bác tiền nhiệm hỏng mới được lên quỹ đaọ.


    Chúng ta thử bàn xem nha , Vinasat-1 hiện khai thác thế nào, bao nhiêu phần trăm băng thông của nó được hoạt động và các băng thông đó ai dùng.
  2. apachai2223n10208e

    apachai2223n10208e Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/01/2012
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Ban đầu, chúng ta hãy xem vùng phủ sóng của Vinasat-1.

    Mình chú thích thêm chút. Các vệ tinh truyền hình sử dụng các dải tần S, L, C, Ku, Ka để làm việc. Bạn có thể hiểu dải tần là một khoảng tần số chung những tính chất vật lý và thiết bị, như ví dụ là các tần số dải Ku sẽ dùng chung ăng ten và không chung ăng ten với các tần số dải C

    Dải tần còn gọi là băng, band.

    Giá trị của vệ tinh truyền hình là diện tích và mật độ công suất bức xạ của vùng phủ sóng, như thế, giá trị thực này tỷ lệ thuận với công suất cấp cho đài phát nhân với băng thông của các bộ phát đáp transponder TP. Ngoài ra, một con số đánh giá vệ tinh là số sóng mang của nó, tuy là không đúng, nhưng sóng mang thường được gọi luôn là TP. Đó là vì, để đơn giản và do đó tin cậy, người ta trước đây làm các máy móc trên vũ trụ rất đơn giản, mỗi TP là một bộ thu-khếch đại-phát với tần số thu và phát khác nhau. Ngày nay thì thường là cấu tạo khác nhưng mỗi sóng mang phát từ vệ tinh vẫn được gọi là TP.

    Giá thành của vệ tinh phụ thuộc phần lớn vào chuyến bay nên vệ tinh càng nặng càng đắt.



    Mỗi vệ tinh truyền hình ngày nay thường dùng hai dải C và Ku. L và Ka vẫn dùng, nhưng Ka hiện đại quá còn L thì lạc hậu quá, những điều đó sẽ làm đội giá máy thu gia đình hoặc giảm chất lượng dịch vụ.

    Trong C và Ku thì dải Ku thường được dùng kinh doanh, C thường được dùng phủ sóng rộng miễn phí cho kiều dân.

    Mỗi vệ tinh có thể có nhiều chùm beam. Mỗi chùm sẽ được tạo hình vùng phủ sóng theo bản đồ để không phí công suất phát. Như nói trên, giá trị thực của vệ tinh chính là cái công suất phát. Một số chùm được thiết kế để có thể lái được theo các nhu cầu vận hành khác nhau. Mỗi chùm như thế có nhiều sóng mang thường gọi là TP hay bộ phát đáp.

    Dải Ku thường phát diện tích hẹp theo bản đồ chính quốc, kinh doanh thị trường trong nước. Ku có tần số cao và hao trong khí quyển nhiều hơn nên khi đi đến những vùng xa ven biên nhìn thấy sẽ hao nhiều. Ku có thuận lợi là chảo thu gia đình nhỏ, dễ kiếm chỗ lắp.

    Dải C ít hao trong không khí , cũng được tạo hình theo các lục địa nhưng thường để phủ sóng rộng đến các đại sứ quán và kiều dân.



    Vệ tinh Vinasat-1 có:
    hai chùm beam là C và Ku đều cố định (bấm vào hình cho to ra)
    Chùm C có 6 sóng mang , ngại gõ nên vào đây mà xem, các TP 1 đến 4V là C
    Chùm Ku có 12 sóng mang từ TP4 đế TP12


    Hiện nay trên Vinasat
    Chùm C không dùng trong truyền hình 2 TP 3516H và 3538V, cho thuê 1 TP 3419H. Còn lại tất cả các kênh truyền hình đều miến phí, FreeTV
    VTV xài TP 3413 Mhz phân cực V. phát 6 kênh truyền hình VTV 1/2/3/4/5/6
    HTV dùng 3433V phát 11 kênh truyền hình
    VOVTV chỉ có 6 kênh phát thanh


    Chùm Ku có 12 TP. Do TVT, VTC và K+ khai thác, VTC ôm theo HTV. Vinasat-1 có đặc điểm kỳ lạ là chỉ phát Ku trên phân cực H, bỏ 4 còn 8 và hiện nay K+ xời 5 VTC xời 3. Tổng cộng có 152 kênh truyền hình, khoảng 35 kênh miễn phí và một số kênh HD.

    Trong số 152 kênh đó có 80 kênh K+ và 72 kênh VTC, 16 kênh HD. Đặc biệt hai hãng phát lặp rất nhiều, toàn bộ các kênh mua cả SD lẫn HD như Kid, max... đều phát lặp và thực ra có hơn 100 kênh.

    4 TP Ku bỏ là
    11116 H
    11517 H
    11523 H
    11531 H




    Bản đồ phủ sóng cuả Vinasat-1 đi kèm EIRP ( effective isotropic radiated power, mật độ công suất bức xạ), kích thước chảo tại các vị trí trên bản đồ cho từng dải C và Ku.


    Bản đồ theo dBW lấy từ http://www.satstar.net/beams/vina1_ku.html. Thứ tự trên dưới là bảng cỡ chảo Ku, bản đồ mật độ năng lượng phát xạ Ku, bản đồ toàn cầu Ku. Sau là bảng cỡ chảo C, bản đồ mật độ năng lượng phát xạ C và bản đồ toàn cầu C. EIRP được tính bằng dBW. Cứ tăng 10 điểm dBW thì mật độ công suất bức xạ tăng 10 lần và như thế yêu cầu diện tích mặt chảo giảm 10 lần (cắt theo hướng sóng đến), đường kính chảo tròn giảm đi SQRT(10)=~3 lần.

    Thật ra, dịch đúng cụm từ EIRP là năng lượng bức xạ theo hướng, bản thân việc dùng cụm từ này cũng đã không đầy đủ, nên mình dịch như vậy và cách dịch của mình cũng có thể thiếu nghĩa. Như đã nói, các mạch khếch đị hiện nay khếch đại rất khoẻ, người ta cần EIRP cao không phải để nó khỏe, mà để nó vượt lên nhiễu nần xung quanh mà nhiễu nền chủ yếu là vô hướng.

    Bản đồ phủ sóng Ku kèm theo EIRP tính theo dBW và bảng cỡ chảo Ku theo vị trí đặt ăng ten


    Ở Hà Nội và Cà Mau chỉ cần cái chảo 30cm. Trên toà bộ vùng phủ sóng Ku chỉ cần tối đa chảo 98 phân. Vùng phủ sóng tạo hình này không phù hợp với Việt Nam, dễ thấy, vùng sóng khỏe nhất chiếm diện tích rất lớn, ăn nguồn khủng nhất thì nằm ngoài biển cho cá xem. Chúng ta biết rằng, các tầu cá còn rất lâu nữa khi ăng ten mảng pha phần tử tích cực AESA rẻ đi mới áp dụng được, hiện nó chỉ dùng cho những radar đắt giá. Tăng 10 điểm EIRP thì mật độ công suất bức xạ tăng 10 lần, mỗi điểm EIRP tăng thì mật độ công suất sóng tăng khoảng 1,26 lần. Cá biển và Thái Lan có mật độ công suất phát xạ 55,6 cao gấp 1,35 lần dân chúng Việt Nam từ Sài Gòn cho đến Thanh Hóa 54,3. Thậm chí Hà Nội được ưu tiên 55 nhưng Cá Biển vẫn cao hơn 1,2 lần. Cái vùng Cá Biển 55,6 ấy nó lại rộng hơn cả nước Việt Nam mới hay.

    Dish size estimate (Ku-band)

    EIRP (dBW) 50

    Min (cm) >535 475 425 380 335 300 270 240 215 190 170 150 135 120 105 95 85 75 65 60 55 50 50

    Max (cm)
    600 535 475 425 380 335 300 270 240 215 190 170 150 135 120 105 95 85 75 65 60

    [​IMG]



    [​IMG]




    bảng cỡ chảo/ bản đồ mật độ công suất bức xạ và bản đồ toàn cầu băng C của Vinasat-1.


    Bạn có thể thấy cái thông thái của Vinasat, ở Hà Nội thì chỉ cần cái chảo 75 phân để thu băng C với số kênh bớt đi của nhóm kênh Ku, nói chung là ở Hà Nội nên mua thêm cái LNB băng C 150k để thưởng thức cường độ sóng C tuyệt diệu thu bằng chảo Ku, và tất nhiên là mua thêm một cái chảo Ku khác đặt cạnh để thưởng thức đầy đủ hoàn mỹ Vinasat-1. Thế mới hoàn hảo, 2 chảo Ku, một Ku to để xem C và một Ku nhỏ để xem Ku khi bạn ở Hà Nội và ngó lên Vinasat-1.


    Dish size estimate (C-band)

    EIRP (dBW) 42

    Min (cm) >570 505 450 400 360 320 285 255 225 200 180 160 145 125 115 100 90 80 80

    Max (cm)
    640 570 505 450 400 360 320 285 255 225 200 180 160 145 125 115 100


    [​IMG]
    [​IMG]



    So sánh với vùng phủ sóng của vệ tinh Thái Lan Thaicom-5

    Vinasat-1Thaicom-5.

    Thaicom-5 có 4 chùm tạo thành 4 vùng phủ sóng, 2 Ku và 2 C. Vinasat-1 có 2 chùm, 1 Ku và 1 C.

    Băng Ku Thái Lan có lọc sóng rất sạch. Lọc tần sạch nên các tần số cách nhau 20 MHz, lọc phân cực sạch nên 2 phân cực dùng cùng một tần số. Vinasat-1 các tần số cách nhau 40 MHz và chỉ có phân cực H.

    Băng Ku Thái Lan có 2 chùm beam, tạo thành 2 vùng phủ sóng. Một vùng là cố định ưu tiến đất Thái Lan (ở Hà Nội mình thu được bằng chảo Tầu 55 phân). Một vùng lái được rộng hơn để bán cho Đông Nam Á, ái được để lái theo các đơn hàng đang chạy mà ít phí sóng cho cá biển hay các đơn hàng đã dừng, đơn hàng chưa chạy... Băng Ku của Vinasat-1 chỉ có 1 vùng duy nhất cố định.

    Băng Ku Thaicom-5 có 15 sóng mang, hiện vẫn thừa thãi, đang phát 200 kênh, trong đó khoảng 80 kênh FreeTV DVB1, phần lớn là SD xem được bằng k49A giá 240k vnđ mua tại HN/SG, một số trong FreeTV đó là HD. Vinasat-1 có 12 sóng mang hiện bỏ 4 còn 8, số còn lại phát dặt dẹo. Vinasat-1 phát 152 kênh (tháng 4-2012 tăng lên chút thành con số đó), có 6 kênh FreeTV DVB1 và tổng khoảng 35 kênh FreeTV (số còn lại là DVB2). Trong 152 kênh đó thực chất các kênh mua đều là phát lặp, và thực tế chỉ có khoảng 100 kênh thực, chưa nói đến các kênh đó cũng nhai lại nhau các bản tin và phim ảnh, phóng sự...

    Băng C của Thaicom-5 có 2 chùm, một chùm khu vực và một chùm toàn cầu. Trong đó trùm toàn cầu phủ sóng Úc trừ Newzealand, Châu Âu trừ bán Tây Ban Nha và Anh, châu Phi trừ một chút Tây Phi, toàn bộ châu Á, chiếm 6/7 dân số Thế Giới (phần còn lại của châu Úc đã có Thaicom-4). Băng C này phát đi 80 sóng mang và cả rừng kênh mình chán chả buồn đếm xem có tổng bao nhiêu kênh, bao nhiêu FreeTV, bao nhiêu HD... (từ đầu đến TP12V là băng C). Băng C của Việt Nam có 1 chùm cố định duy nhất, 6 sóng mang, 1 cho FTV Đài Loan thuê để phát 1 kênh, còn lại 3 TP của VTV, HTV, VOV, phát 17 kênh TV đều là FreeTV (các kênh phát thanh không đáng kể), cộng là băng C Vinasat-1 có 18 kênh TV. Vùng phủ sóng băng C của Việt Nam chưa đến chút nào Âu Phi, chưa hết châu Á, nhưng có Úc và Newzealand, và phát phủ mênh mông Siberia với Bắc Cực cho Gấu Trắng xem.

    Chúng ta có thể so sánh với 1 trong 2 chùm Ku của Thaicom-5, đây là chùm (beam) được đặt tên là Thailand. Vùng phủ sóng của chùm này có phần khỏe nhất cao gấp 1,26 lần Hà Nội, cáo hơn Cá Biển được Vinasat ưu đãi nhất, và quan trong là vùng này được người Thái Lan thuê thiết kế cho nước Thái Lan, chứ không như Vệt Nam thuê Vinasat-1 chiếu TV cho Cá Biển và Thái Lan.


    Chùm Ku cố định của Thaicom-5

    Dễ thấy, sóng này khỏe hơn vùng phủ sóng mạnh nhất của Vinasat. Thế nhưng, vùng phủ sóng mạnh nhất của Vinasat là dành cho Cá Biển, còn của Thaicom-5 là ôm theo biên giới Thái Lan.
    [​IMG]

    Chùm Ku lái được của Thaicom-5 đầu năm 2012.

    Hiện Vịt còn VTV4 trên đó. Lào và Cam cũng như Miến Điện ngự trên cả C và Ku của Thaicom-5. Chúng ta đã biết, tiếng Thái là thứ tiếng nhiều dân tộc dùng trong đó có đa phần dân Lào cũng nghư rất nhiều dân tộc ở ta và Miến Điện... Với 400k vnđ giá bán tại HN/SG, dùng để mua một bộ đủ cả LNB ăng ten, trong đó đã có cái đầu k40A giá 240k vnđ, thì những thứ dân đó đã xem được Ku Thái Lan có 200 kênh trong đó có 80 kênh miễn phí FreeTV. Điều đó cũng có giá trị như những người Lào Cam Thái đi lại xung quanh vùng này và rất nhiều ở ta.
    [​IMG]



    Chùm C khu vực của Thaicom-5

    [​IMG]


    Chùm C toàn cầu của Thaicom-5

    Khỏi so với Vinasat, vị trí này cho phép Thaicom-5 phủ sóng C đến 6/7 dân số thế giới, trong đó có những vùng quan trọng nhất là Á Âu Úc.

    [​IMG]

    Copy lại Vịt dưới đây để dễ so
    [​IMG]

    So bản đồ toàn cầu sóng C của Vinasat-1 và Thaicom-5

    trên là chùm C toàn cầu, dưới là chùm C khu vực của Thaicom-5, Viasat-1 chỉ có 1 chùm C nên để giữa cho tiện nhìn

    C toàn cầu Thaicom-5
    [​IMG]

    chùm C duy nhất của Vinasat-1 và Vinasat-2, Vinasat-2 không có C nên đây là chùm duy nhất của hai vệ tinh nằm cùng 1 vị trí, tức là coi như 1 vệ tinh
    [​IMG]

    Chùm C khu vực của Thaicom-5
    [​IMG]


  3. apachai2223n10208e

    apachai2223n10208e Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/01/2012
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Ở đây, mình lại xen ngang chút.
    Mỗi vệ tinh truiyền hình thường được dùng cho 2 chức năng, liên lạc và truyền hình. Để lên lạc thì chúng ta hiểu vệ tinh là một cái BTS base transceiver station của mạng điện toại di động. Và vì thế, các mạng dùng BTS kiểu vệ tinh này cũng có đời của nó

    Vào thời gian trước đây độ 10 năm. Thì các vệ tinh truyền hình-liên lạc đều là các vệ tinh relay. Trong tiếng Anh, relay là rơ le là nhắc lại, tiếp sức. Tức vệ tinh không làm gì ngoài chức năng nhắc lại các trạm mặt đất. Như thế máy móc trên vệ tinh rất đơn giản ít hỏng, vì giá mỗi vệ tinh địa tĩnh 5 tấn hiện nay là 300m$ hỏng thì rất phí.

    Tuy nhiên, gần đây các vệ tinh không nén (không dùng điều hòa không khí) đã có những mạch kỹ thuật số, chúng đã có thể làm việc như một tổng đài, một switch chuyển mạch của mạng liên lạc. Như thế, chúng ta phân biệt hai đời vệ tinh liên lạc khác biệt xa vời về khả năng truyền tải. Nó khác như là chúng ta gọi điện thoại di động cách đây 20 năm và nay vậy.

    Hai đời đó là các
    vệ tinh relay=nhắc lại
    vệ tinh switch=tổng đài

    Vinasat-1/2 là các vệ tinh relay, Thaicom-4 là vệ tinh switch



    Với vệ tinh relay
    .
    Mỗi TP có một sóng lên và một sóng xuống, lên là truyền lên vệ tinh và xuống là từ vệ tinh xuống. Mỗi dải Ku như thế sẽ bao gồm 2 dải lên và xuống. Vệ tinh relay như Vinasat-1/2 sẽ đảm bảo nó nghe thấy cái gì là nó hét thật to để toàn bộ vùng phủ sóng nghe thấy. Dữ liệu chỉ có thể truyền giữa các TP khi mà một đài thu mặt đất thu từ một TP và truyền lên TP khác.

    Các máy thu phát trên mặt đất có thể coi là khách hàng của mỗi BTS vệ tinh. Từ mặt đất truyền lên bằng TDMA và từ vệ tinh truyền xuống bằng CDMA ( Time Division Multiple Access TDMA, Code Division Multiple Access CDMA). Chúng ta có thể hiểu, khi phát lên vệ tinh, mỗi máy mặt đất đã có một lịch phát riêng của nó là TDMA, lịch phát này có nhiều cách thành lập và đơn giản nhất là phân phối lúc bán thiết bị hay đăng ký mạng, và sau đó máy mặt đất trao đổi với vệ tinh để ưu hóa. CDMA là vệ tinh phát đi bó tin đến tất cả các máy thu nhưng chỉ máy nào có mã mới đọc được, cũng như sim điện thoại, mã này được giải mã trong thẻ đầu thu vốn có cấu tạo máy tính độc lập không thể đọc được rom. CDMA tiết kiệm băng thông hơn vì không có những khe TDMA không dùng ở "khách" đang nghỉ, trong khi "khách" khác nghẽn trong khe TDMA của họ.

    Nhược điểm của vệ tinh relay là mỗi sóng mang phải phủ toàn bộ vùng phủ sóng giới hạn băng thông. Nhắc lại là mỗi sóng mang chỉ có thể mang tối đa nào đó ví như Vinasat-1 mỗi TP Ku có băng thông 36MHz.


    Vệ tinh Switch
    Cũng như chức năng switch của mạng máy tính. Vệ tinh này chia vùng phủ sóng ra nhiều ngăn gọi là vùng đốm spot beam, mỗi ngăn là một mạng con. Như thế có thể dùng lại các sóng mang trên vùng lớn. Vì mỗi sóng mang được dùng nhiều nơi, mỗi nơi có thể đạt tối đa, nên băng thông tối đa rất lớn

    Dữ liệu phải trao đổi từ ngăn này sang ngăn nọ bằng chức năng switch của vệ tinh. Khi đó, mỗi đốm là một mạng con và vệ tinh là tổng đài các mạng con đó.


    Vệ tinh đầu tiên dùng mảng vùng đốm là Thaicom-4
    . Vệ tinh mang 87 đốm Ku và 7 vùng to tạo hình như vệ tinh cổ. Các vùng to tạo hình phủ sóng các vùng sa mạc Úc, Tầu, Mông Cổ và biển đảo Indonexia. Thaicom-4 còn gọi là IPStar-1 ngự loại xe vũ trụ Mỹ LS-1300 SX, nặng hơn 6 tấn, công suất nguồn hơn 14kw.

    Thaicom-4 có dịch vụ cho thuê thuê bao, bán máy, cho thuê cả vùng nhiều đốm và đi kèm điều đó là băng thông tối đa của vùng. Vệ tinh lên trời
    11.08.2005, trước Vinasat 3 năm.
    [​IMG]






    Tuy nhiên, Thaicom-4 chỉ là trò chạy đua vội vàng kiểu Mỹ. Ngoài chức năng swtich thì vệ tinh này vẫn dùng các TP Ku 36 Mhz như cổ truyền. Trong khi đó cách cổ truyền có rất nhiều nghẽ, ví dụ, nếu như điều chế tốt thì mỗi TP 10 GHz mang được 1 Gbps, nhưng hiện nay chỉ 40 MHz. Với kỹ thuật điều chế hiện nay thì Ka có băng thông cao hơn nhiều Ku trong khi ăng ten mặt đất nhỏ giá rẻ. Với trần kỹ thuật dùng băng L hiện nay trog LNB, băng thông tối đa của Ku là giới hạn 1/10 tần số băng L tức 95 -195 Mbps, hiện nay đang cố tăng từ 40 lên 60 Mbps. Băng L tức là việc downconvert khi truyền xuống và upconver khi truyền lên để dùng sóng L thay cho Ku, việc này trong truyền hình cái LNB ở tâm chảo nó làm. Băng L 950-1950 MHz truyuền trog cáp nối LNB và đầu thu.

    Để dùng cho liên lạc thì cần tần số cao băng thông cao và chuyển sang Ka, trong khi đó chuyển sang Ka làm lên giá đầu thu truyền hình gia đình, nhưng lại không ảnh hưởng nhiều đến liên lạc. Vệ tinh vùng đốm Ka đầu tiên là
    KA-SAT 13E còn được gọi là Eutelsat 9A.

    Công ty Telesat Canada là công ty khai thác vệ tinh nhưng có 2/3 cổ phần nằm trong tay SSL là nhà sản xuất vệ tinh Mỹ đã mua một bản sao đài thu phát này đặt trên kiểu xe vũ trụ nhà trồng được LS-1300 (giống Thaicom-4) thành VIASAT.


    Cũng cần chú ý đến các beam Ai Cập Lybia Tunisia... các USA'Dog đổ sập hàng loạt, nhà nước không thể cấm được TV, Internet và truyền hình trực tiếp. Cái Vinasat cũng là một thành viên tích cực đang đưa kinh tế Việt
    Nam xuống phá sản toàn tập, đến ngày nào thì chủ Mèo Hoang của các chó các lợn đem các chó các lợn ra thịt lấy oai như nhế.

    Cũng nhắc lại là Telesat Canada là nhà tư vấn giám sát các Vinasat.

    Hình dưới là KA-SAT. Theo một chiều thì sóng mang khác phân cực và chiều kia là khác tần số, phân ra các ô không trùng sóng.

    [​IMG]










    Vì mạng đường cáp phát triển mạnh mẽ cũng như Thaicom-4 mới phát triển nửa vời, nên Thaicom-4 không phải là vệ tinh kinh doanh thành công, nó chỉ bán được nhiều ở Úc và mới hoạt động khoảng 15% khả năng.

    Thaicom-4 hôm nay cung cấp đường truyền giá 30 đô Úc/ tháng, tương đương 600 ngàn đồng vnđ, tốc độ download lên tới 5 Mbps và tốc độ upload lên tới 4 Mbps, thứ này cái Vinasat bán cho các "truyền tin an ninh vô giá" 2-3 triệu USD. Giá này cũng chỉ như giá ADSL ở HN SG nhưng modem khí đắt.



    Như thế, vệ tinh liên lạc địa tĩnh ngày nay hoàn toàn khác Vinasat, chúng là switch, còn Vinasat là relay. Một số vùng vẫn dùng các chùm lớn liên lạc, đó là các sa mạc hay Siberia, ít người ăn băng thông và ít ví trả tiền. Vinasat không có chùm Ku nào với đến các sa mạc. Dùng Vinasat làm liên lạc không khác gì ngày nay áp tỷ số giá gọi điện di động / thu nhập cách đây 20 năm.

    Khi vận hành hết cỡ cho liên lạc, Vinasat-1 có vùng phủ sóng rộng gồm 6 TP C 36 MHz. Theo những cách tốt nhất hiện nay thì TP 36 MHz tải được 300 Mbps suy ra 6 TP đó là 2,4 Gbps. 12 TP Ku cũng 36 MHz là 3,6 Gbps. Đó là tối đa, hiện nay các vệ tinh như Vinasat tải DVB1 được khoảng 40 Bbps, DVB2 là 60 Mbps (FEC=3/4). Tức là thực tế chỉ được 1/6 con số trên và C Vinasat-1 được 300 Mbps còn Ku là 600, cộng cả hai là khoảng xấp xỉ 1 Gbps.

    Để cạnh tranh trong liên lạc với các vệ tinh mới thì Vinasat không có cửa với giá internet vệ tinh bằng ADSL Hà Nội. Thaicom-4 nếu vận hành tối đa được 45 GBPS, đủ dùng cho 20-30 triệu thuê bao điện thoại di động. Tuy vậy, rất khó để vệ tinh switch đạt tối đa vì khi đó nó phải bố trí mật độ các thuê bao đều nhất.


    Vietel có cáp quang quốc tế 15 GBPS và gấp ít nhất 25 lần cái tối đa dải Ku của Vinasat, tuyến SMW-3 có dung lượng 80Gbps gấp 130 lần Ku của Vinasat, SMW-3 vận hành 1999.
  4. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.609
    Đã được thích:
    4.586
    Nếu chỉ nhằm mục đích truyền hình thôi thì tất nhiên đi thuê rẻ hơn đi mua rồi. Vinasat còn được dùng vào các mục đích khác (không đi thuê được).

    Cái này cũng tương tự như việc mua nhà hay thuê nhà vậy. Ở VN, giá thuê nhà thấp hơn nhiều so với tiền lãi cho tổng giá trị căn nhà, nhưng ai cũng thích mua nhà cả. Có nhiều cái không thể quy ra tiền được.
  5. apachai2223n10208e

    apachai2223n10208e Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/01/2012
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0

    Hoan hô, một ý kiến và đây là ý kiến phổ biến.

    Vậy thưa các bạn còn ý kiến này, đã có thằng Vịt con Vịt nàog trông thấy sở thấy cái Vinasat mà bảo nó là của Vịt. Cái thằng vận hành vệ tinh ấy nó chỉ bấm nút tắt Vinasat đi là tất cả các con Vịt làm gì được nó. Thằng Jsat5A cũng chỗ với Vinasat nó quay ăng ten vào cùng vùng phủ sóng với Vinasat thì các Vịt làm gì được nó ?

    Thế nào là Vinasat của Vịt ?

    Chúng ta mua nhà là vì giá đất ở chúng ta đang lên. Nhưng đó là HN SG lên, bạn có thấy mấy người chạy từ HN SG về Lai Châu mua nhà. Vậy, mua chỗ Vinasat là từ HN về Lai Châu hay từ Lai Châu về HN ?

    Câu hỏi này chúng ta bàn lại xem. Sau khi Việt Nam mua Vinasat-1 thì Lào và Campuchia hầu như không dám tỏ ra biết đại đa Đại Cồ Vịt có vệ tinh. Cả hai nước bạn vẫn ở trên Thaicom-5. Bây giờ, giả sử bạn Lào Cam từ Thaicom-5 sang Vinasat thì như thế là chuyển nhà từ Hà Nội về Lai Châu hay từ Lai Châu về hà Nội

    Mới các bạn cho ý kiến riêng. Đừng chấp mình hay nói to, nói to cũng có cái vui của nó. Cái chính là chúng ta thử một lần vận động đầu óc cho thoải mái.
  6. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.609
    Đã được thích:
    4.586
    Mở topic nhảm và ăn nói kiểu này thì lên cây sớm thôi.

    Ngay cả khi tự chế được vệ tinh từ A đến Z, tự phóng lên luôn blah blah blah thì cũng không phóng theo được ông apachai lên trên đó mà ngôi canh chừng cái vệ tinh. Khi hữu sự thì vệ tinh nào cũng có thể bị làm cho điếc hết. Khi bình thường thì chả việc gì, lúc mua đã chọn mặt gửi vàng cẩn thận hết cả rồi. Nếu mà cứ lập luận cái kiểu phải sờ phải nắm mới đúng là của mình thì đến mua cái máy bay cũng chả dám, bay sang nước khác nó tịch thu mất thì toi à.
  7. apachai2223n10208e

    apachai2223n10208e Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/01/2012
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Như vậy bạn đã công nhận trên đó cũng chỉ là thuê nhà chứ không mua nhà.

    Vậy thì bạn giải thích tại sao Lào và Cam vẫn cứ ngự trên Thaicom-5 không thấy phát triển chút xíu nào sang Vinasat ?
    Bạn cũng xem lại xem giá chúng ta thê nhà thế nào? tại sao phần liên lạc chúng ta không thuê Thaicom-4 ?

    Mà Thaicom-4 cũng là vệ tinh Mỹ như các Vinasat-1/2, có khác gì nhau vệ độ an ninh đâu ? Vậy tại sao lại dùng một vệ tinh cổ lỗ như thế vào việc liên lạc trong khi một vệ tinh ế chỏng giá rẻ đang phủ sóng toàn quốc , phủ cả hàng xóm ?

    Tại sao như năm 2010 Malaysia vốn có nhiều vệ tinh vẫn thuê thêm các vùng nhiều đốm và băng thông của Thaicom-4. Chỗ còn rộng, vậy tại sao chúng ta không thuê Thaicom-4 với giá rẻ như thế kia ? Thaicom-4 không thể cắt bỏ những đốm của họ đã thiết kế cho chúng ta và vẫn để hoang đấy cơ mà ? Năm 2010, Malaysia mua 1 gói từ Thaicom-4, một rộng và một số đốm với giới hạn băng thông 3,3 Gbps, những vùng này tạo thành một mạng con với giới hạn trên. Như thế, cái gói mua đó gấp 5,5 lần Ku của con Vinasat-1. Bạn có biết gói thầu này gọi là gì không, một phần Thaicom-4 đó được gọi là Meast-5. Vệ tinh này vẫn ký đều các món thầu.

    Mới bạn giải thích thêm điều này nữa.
    Nhà tư vẫn giám sát Vinasat là Telesat Canada. Công ty này là công ty khai thác vệ tinh, như thế công ty này cùng là khai thác vệ tinh như phía Việt Nam và tư vẫn giám sát ? Ấy, 2/3 cổ phần công ty này là của SSL Space Systems Loral. Space Systems Loral chính là côg ty bán cái Thaicom-4.


    =)):))>:)[:D]
    Bạn bảo mình là nhảm, vậy chắc bạn nắm rõ những điều trên lắm, mời bạn cho mình đôi dòng để mình sáng mắt. Còn mình giải thích phần của mình thế này. Về liên lạch, Thaicom-4 rẻ so với Vinasat bởi vì Thaicom-4 là thế hệ hoàn toàn mới. Hai vệ tinh không chênh giá nhau nhiều nếu phóng cùng một thời điểm, nhưng băng thông Thaicom-4 gấp 45 lần Vinasat-1 nếu gộp cả C và Ku, nếu chỉ tính Ku là 60 lần.

    Người Vịt cũng không lại gì, thậm chí rất thạo sử dụng dịch vụ và máy móc của Thaicom-4, bạn có biết tại sao không ?



    Điên quá, trang này đang chết nên các ảnh không lên được . Hôm nào ngồi rỗi copy về bucket.


  8. cuong7vu

    cuong7vu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/11/2010
    Bài viết:
    166
    Đã được thích:
    59
    HP trở lại, lợi hại hơn chai lọ.
    Điểm viễn tây A Pa Chải 22-23 Vĩ Bắc 102-08 Kinh Đông bị treo vì gọi bò là giống nhai lại ở cái link này.
    [r2)]=)):)):((

    Làm lại vậy


    Như vậy, hết buổi hôm nay chúng ta đang tồn tại những câu hỏi sau

    Tại sao ?
    Vinasat-1 ở 132 độ kinh đông (132E). Ban đầu, Vinasat-2 định lên trời 2015ở 107 kinh đông (107E), nhưng nó đã vội vàng lên quỹ đạo vào quý 2 2012 và quay về ở cùng một chỗ với Vinasat-1 đầu năm-2010


    Bao nhiêu ?
    Chúng ta thử bàn xem nha , Vinasat-1 hiện khai thác thế nào, bao nhiêu phần trăm băng thông của nó được hoạt động và các băng thông đó ai dùng.




    Bao nhiêu ?
    Giá trị sử dụng của Vinasat-1/2 trong liên lạc là bao nhiêu.
    http://ttvnol.com/gdqp/p-21305581#post21305581
    Vinasat có 0,6 Gbps Ku và 0,3 Gbps C, đây là nói huy động toàn bộ Vinasat đi làm chú bé liên lạc, không truyền hình truyền hẹo gì nữa.

    Thaicom-4 có 45 GBPS Ku , đủ dùng cho 20-30 triệu thuê bao điện thoại di động.

    Vietel có cáp quang quốc tế 15 GBPS và gấp ít nhất 25 lần cái tối đa dải Ku của Vinasat, tuyến SMW-3 có dung lượng 80Gbps gấp 130 lần Ku của Vinasat, SMW-3 vận hành 1999.

    Vệ tinh Measat-5, tức là 7% Thaicom-4 được Malaysia thuê lại trong 10 năm là 3,3 Gbps gấp 5,5 lần Ku Vinasat-1




    Tại sao ?
    Tại sao giá cung dịch vụ của Thaicom-4 rẻ như ADSL ở HN SG ?


    tại sao ?
    Tại sao ra đời sau như Vinasat-1/2 quá lạc hậu so với Thaicom-4 như vậy, và Thaicom-4 cũng chẳng hiện đại được như KA-SAT và VIASAT.

    Tại sao ? tại sao chúng ta không thuê Thaciom-4 trong liên lạc mà mua Vinasat-1/2 ?
    Thaicom-4 còn rộng mênh mông bát ngát, mới dùng khoảng 15%. Bạn không thể bỏ các TP đốm đã thiết kế riêng cho lãnh thổ nước ta. Bạn ế hàng vì sự phát triển quá nhanh của mạng cáp ở vùng Đông Nam Á. Hiện bạn mới bán nhiều ở Úc và Malaysia khoa làm cáp.


    Tại sao ?
    Nhà tư vấn giám sát Vinasat là Telesat Canada. Công ty này là công ty khai thác vệ tinh, như thế công ty này cùng là khai thác vệ tinh như phía Việt Nam và tư vẫn giám sát ? Ấy, 2/3 cổ phần công ty này là của SSL Space Systems Loral. Space Systems Loral chính là côg ty bán cái Thaicom-4.


    Tại sao ?
    Mà Thaicom-4 cũng là vệ tinh Mỹ như các Vinasat-1/2, có khác gì nhau vệ độ an ninh đâu ? Vậy tại sao lại dùng một vệ tinh cổ lỗ như thế vào việc liên lạc trong khi một vệ tinh ế chỏng giá rẻ đang phủ sóng toàn quốc , phủ cả hàng xóm ?


    Tại sao ?
    Vậy thì bạn giải thích tại sao Lào và Cam vẫn cứ ngự trên Thaicom-5 không thấy phát triển chút xíu nào sang Vinasat ?


    Thế nào?
    Chúng ta mua Vinasat là chúng ta mua nhà hay là thuê nhà ?

    Đi đâu ?
    Nếu như Lào và Cam chuyển từ Thaicom-5 về Vinasat của anh em một nhà thì thế là họ chuyển nhà đi đâu, chuyển từ Hà Nội về Lai Châu hay chuyển từ Lai Châu về Hà Nội ?
  9. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    Thế tóm lại cụ bóng đèn muốn chửi họ nhà Vịt ngu tư đi sắm vệ tinh trong khi thuê của Thái lọ như Căm, Lào vừa nhanh vừa rẻ thì không làm?

    [​IMG]
  10. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Có lẽ bác Phúc nói đúng đó! Vịt Ngan nó vậy, bài toán kinh tế xếp sau bài toán sĩ diện+...hoa hồng
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này