1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Anh Quốc

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi hinado, 01/11/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    [​IMG]
  2. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Chiến đấu cơ Anh hỏng nặng vì đâm phải chó
    (Vũ khí) - Một chiến đấu cơ Tornado của Không quân Hoàng gia Anh (RAF) tông trúng một con chó hoang khi hạ cánh tại căn cứ không quân Akrotiri ở đảo Cyprus.
    Tờ independent (Anh) cho biết chiếc Tornado GR4 lúc đó vừa trở về sau nhiệm vụ không kích nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đêm 8/3 (giờ địa phương).

    Khi chuẩn bị hạ cánh tại sân bay ở Akrotiri với vận tốc khoảng 322 km/h, một con chó bất ngờ đi lạc vào đường băng và bị máy bay tông trúng. Phi công cho hay do chiếc Tornado đã bay sát mặt đất nên họ không thể hủy bỏ việc hạ cánh, dẫn đến vụ tai nạn.

    May mắn không có người nào bị thương sau sự cố. Tuy nhiên, càng hạ cánh máy bay bị hỏng nặng sau vụ va chạm, chi phí sửa chữa ước tính lên đến hàng trăm ngàn bảng Anh.

    [​IMG]
    Chiến đấu cơ Tornado GR4 của RAF tại căn cứ không quân Akrotiri ở Cyprus. Ảnh: PA
    Tờ The Sun dẫn lời phát ngôn viên RAF thông báo chiếc máy bay đã được sửa chữa, hiện được đưa vào phục vụ trở lại.

    Tháng 7 năm ngoái, một sự cố cũng xảy ra với một máy bay Tornado của RAF khi nó hạ cánh ở căn cứ tại Cyprus. Hai tên lửa rớt khỏi máy bay nhưng không phát nổ và làm ai bị thương.

    Cũng trong tháng 7/2015, một phi công tài năng đã hạ cánh khẩn cấp thành công chiếc chiến đấu cơ cổ Spitfire thuộc Không lực Hoàng gia Anh bằng bụng.

    Chiếc chiến đấu cơ cổ này đang chuẩn bị đáp xuống sân bay Sibson thì viên phi công lo lắng báo xuống trạm kiểm soát dưới mặt đất rằng ông không thể mở bánh trước của máy bay.

    Việc nhảy dù bị cấm tại Peterborough, Cambridgeshire (Anh) do vậy viên phi công đã bình tĩnh cho chiếc chiến đấu cơ bay vòng vòng trong hơn 20 phút để đốt cháy nhiên liệu và gửi tín hiệu tới sân bay đề nghị cho hạ cánh khẩn cấp trên khu vực nhiều cỏ.

    Xe cứu hỏa, cảnh sát và xe cứu thương ngay lập tức đã được điều động đến sân bay khi chiếc máy bay từ từ hạ xuống mặt đất trong gió mạnh. Điều thần kỳ đã xảy ra khi chiếc máy bay hạ cánh an toàn bằng bụng.

    Viên phi công không gặp thương tích gì trong vụ việc xảy ra vào sáng 18/7/2015 này. Trong khi đó, ngoài chiếc cánh quạt bị hỏng, chiếc chiến đấu cơ cổ gần như không bị hư hại gì.http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/chien-dau-co-anh-hong-nang-vi-dam-phai-cho-3302666/
  3. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Anh giảm số lượng chiến hạm tác chiến toàn cầu
    (Vũ khí) - Bộ Quốc phòng Anh vừa đồng ý ký hợp đồng với Tập đoàn BAE Systems phát triển 8 chiến hạm tàng hình Type 26 có khả năng tác chiến toàn cầu.
    Toan tính của Anh

    Theo nội dung của hợp đồng, ngoài Tập đoàn BAE Systems, để nghiên cứu và phát triển chiến hạm Type 26 còn có sự tham gia của nhiều công ty khác. Tổng giá trị hợp đồng lên tới trên 680,4 triệu USD và bắt đầu được triển khai từ tháng 4/2016.

    Cụ thể, BAE sẽ cùng 27 công ty khác tham gia vào hợp đồng nghiên cứu, sản xuất tàu hộ vệ Type 26, trong đó Công ty Bab**** & Wilcox phụ trách hệ thống vũ khí tác chiến đối không, Công ty Điện tử General Electric (GE) phụ trách hệ thống điều khiển và động cơ đẩy, Hãng Rolls-Royce phụ trách động cơ tuốc-bin khí...

    Hiện nay, công tác triển khai thực hiện hợp đồng đang diễn ra thuận lợi, dự kiến 3 tàu Type 26 đầu tiên sẽ ra mắt trước khi kết thúc năm 2016.

    Hợp đồng của Bộ Quốc phòng Anh phát triển 8 chiến hạm Type 26 cũng đồng nghĩa với việc giảm đáng kể số tàu chiến này so với kế hoạch ban đầu của hải quân nước này. Cụ thể, hồi năm 2013, Hải quân Hoàng gia Anh có kế hoạch phát triển 13 chiến hạm loại này.

    Theo kế hoạch, chiến hạm tấn công Toàn cầu Type 26 dự kiến sẽ thay thế cho những tàu hộ tống Type 23 đang phục vụ trong Hải quân Anh hiện nay sau năm 2023.

    Richarch Scott, một chuyên gia tư vấn, phân tích an ninh quốc phòng chuyên về hải quân của tạp chí quốc phòng hàng tuần Jane's nhận định, Type 26 là tàu chiến “cực kỳ quan trọng” cho tương lai của Hải quân Anh bởi các tàu Type 23 đã được cho là lỗi thời sau hơn 3 thập kỷ hoạt động và cần được thay thế.

    Ông Scott nói rằng, Type 26 cung cấp một thiết kế linh hoạt hơn nhiều và có thể được điều chỉnh cho các nhiệm vụ khác nhau, từ tấn công chống tàu ngầm, tấn công mặt đất tới tuần tra chống cướp biển hoặc cứu trợ nhân đạo.

    Anh đã có một "nhu cầu lâu dài" để "bảo vệ đường biển và đảm bảo tự do trên biển", ông Scott nói. Khi được hỏi lý do tại sao Bộ Quốc phòng Anh chi tiền cho dự án Type 26 trong khi ngân sách quốc phòng đang bị cắt giảm, ông Scott cho biết, chi tiêu quốc phòng "giống như một chính sách bao gồm bảo hiểm toàn diện".

    “Bạn không chỉ đảm bảo chống lại một nguy cơ ở một thời điểm nhất định, bạn phải bảo đảm chống lại các mối đe dọa về lâu về dài trên toàn cầu”, ông nói.

    [​IMG]
    Chiến hạm Type 26 của Hải quân Anh.
    Năng lực giảm sút

    Theo Tạp chí National Interest (Mỹ) thực hiện, Hải quân Hoàng gia Anh, cũng giống các quân chủng khác của quân đội Anh, hiện đang trải qua nhiều đợt cắt giảm thiết bị và nhân lực. Việc cho “nghỉ hưu” 2 tàu sân bay lớp Invincible và các máy bay Sea Harrier của Không quân thuộc Hải quân Anh đã làm giảm đáng kể năng lực của Hải quân Hoàng gia Anh.

    Trong danh sách 5 lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới, Hải quân Anh là nhỏ nhất về quy mô nhân lực (chỉ có 33.400 quân nhân thường trực và 2.600 người dự bị). Hải quân Hoàng gia hiện vận hành 3 tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn, 19 tàu hộ vệ và tàu khu trục, 7 tàu ngầm tấn công hạt nhân, và 4 tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân. Nhánh không quân của Hải quân Anh sử dụng 149 máy bay, chủ yếu là trực thăng.

    Nòng cốt của lực lượng mặt nước Hải quân Anh là 6 tàu khu trục tên lửa dẫn đường kiểu 45. Mỗi khu trục hạm lớp Daring được trang bị một radar theo dõi trên không SAMPSON, tương tự radar SPY-1D của hệ thống Aegis của hải quân Mỹ. Cặp đôi với 48 tên lửa đất đối không Aster, các khu trục hạm này có thể xử lý rất nhiều mối đe dọa trên không, bao gồm cả tên lửa đạn đạo.

    Lực lượng tàu ngầm của Hải quân Anh đã thu nhỏ xuống chỉ còn chưa đến 12 tàu ngầm. Lực lượng 7 tàu ngầm tấn công hạt nhân đang được nâng cấp bằng lớp HMS Astute. Astute và các tàu cùng loại được trang bị ngư lôi Spearfish và tên lửa tấn công đất liền Tomahawk.

    Các tàu này nằm trong số các tàu ngầm tiên tiến nhất trên thế giới. Bốn tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Vanguard tạo thành sức mạnh răn đe hạt nhân của Anh. Mỗi tàu Vanguard có lượng giãn nước 15.900 tấn khi lặn và được trang bị 16 tên lửa đạn đạo tầm xa Trident.

    Hải quân Anh sẽ sớm nâng cao năng lực của mình thông qua việc đóng 2 tàu sân bay mới, HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales. Hai tàu sân bay này mỗi cái nặng tới 70.000 tấn khi chở tối đa, sẽ là tàu lớn nhất trong Hải quân Anh. Các tàu này có khả năng chở tới 36 chiếc tiêm kích-ném bom F-35B và một số trực thăng.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/anh-giam-so-luong-chien-ham-tac-chien-toan-cau-3304087/
  4. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Vì sao quân nhân Anh “bỏ” quân đội?
    Đức Dũng | 18/05/2016 15:30

    1
    [​IMG]
    Theo những số liệu mới nhất do Bộ Quốc phòng Anh công bố, tổng số lượng binh sỹ Anh đã trải qua các khóa huấn luyện chuyên nghiệp hiện nay khoảng 140.570 người, ít hơn con số tối thiểu theo quy định là 146.950 người.
    [​IMG]
    Hàng trăm nghìn quân nhân Anh đang viết đơn xin ra khỏi quân ngũ. (ảnh mang tính minh họa)

    Hiện nay, hàng trăm nghìn quân nhân Anh đang viết đơn xin ra khỏi quân ngũ với nguyên nhân chính là do đời sống tinh thần nghèo nàn trong Quân đội Anh.

    Việc thiếu người tình nguyện bảo vệ đất nước khiến Quân đội Anh có thể buộc phải thuê người nước ngoài.

    Theo những thông tin do tạp chí chuyên về mảng quân sự, quốc phòng Defense Aerospace đưa ra, quân nhân Anh đang ngày càng có xu hướng xin ra khỏi quân đội.

    Những thống kê do Bộ Quốc phòng Anh đưa ra cho thấy tính từ tháng 4/2015 đến nay đã có khảng 7.260 quân nhân thuộc các lực lượng Hải quân, Lục quân và Không quân Anh xin ra khỏi quân đội.

    Theo Defense Aerospace, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trên là do quân nhân Anh cảm thấy “không được an toàn” sau đợt cắt giảm quân số hàng loạt được Quân đội Anh thực hiện vào năm 2010.

    Một nguyên nhân khác là do các binh sỹ Anh cảm thấy đời sống tinh thần trong Quân đội Anh là khá “nghèo nàn”.

    Được biết, tình trạng hiện nay xuất hiện do Quân đội Anh đã thực hiện chương trình cắt giảm quân số ồ ạt vào năm 2010.

    Chương trình này mang tên gọi Review 2010, được thực hiện theo hướng cắt giảm mạnh quân số thường trực (khoảng 20.000) người. Lực lượng quân dự bị sẽ được sử dụng để thay thế lực lượng bị cắt giảm khi cần thiết.

    Tuy nhiên, bối cảnh tình hình đang có nhiều thay đổi khiến Quân đội Anh lại cần gia tăng số lượng binh sỹ của mình. Anh hiện đang ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với các mối đe dọa khủng bố.

    Hơn nữa, Bộ Quốc phòng Anh chuẩn bị tham gia các chiến dịch quân sự của liên quân phương Tây thực hiện ở Lybia.

    Trách nhiệm của Anh là cử khoảng hơn 1.000 binh sỹ Anh tham gia vào các chiến dịch chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Lybia.

    Xuất phát từ nhu cầu trên, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Penny Mordaunt đã buộc phải nới lỏng các quy định được đưa ra năm 2013 (Quân đội Anh không tiếp nhận các quân nhân không sinh sống ở Anh trong vòng 5 năm liên tục).

    Chính sự nới lỏng này đã số lượng quân nhân gia nhập Quân đội Anh tăng thêm mỗi năm khoảng 200 người.

    Theo những số liệu mới nhất do Bộ Quốc phòng Anh công bố, tổng số lượng binh sỹ Anh đã trải qua các khóa huấn luyện chuyên gia hiện nay khoảng 140.570 người, ít hơn con số tối thiểu theo quy định là 146.950 người.

    Trong khi đó, quân số của lực lượng Hải quân Anh đang thiếu hụt so với biên chế cần thiết khoảng 6.380 người, tương đương với quân số của một lữ đoàn.
    http://soha.vn/vi-sao-quan-nhan-anh-bo-quan-doi-20160518144839671.htm
  5. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Anh đặt IS ngang hàng với Nga
    (Vũ khí) - Trên trang Mirror ngày 19/5, hạm trưởng HMS Elizabeth, ông Simon Petitt tuyên bố chỉ cần 2 tàu sân bay của Anh đủ để khiến Nga và IS sợ hãi.
    "Các tàu sân bay mới giống như một vũ khí chiến lược sau hạm đội tàu ngầm hạt nhân hùng mạnh. Nó hoàn toàn có thể được sử dụng để tiêu diệt IS và khiến Nga khiếp sợ.

    Mọi người đã từng nhìn thấy sự hiệu quả của tàu sân bay Mỹ trong chiến tranh vùng Vịnh 1991, khi các chiến đấu cơ có thể thâm nhập sau vào mọi khu vực của Iraq. Giờ đây với 2 tàu sân bay HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales, Anh cũng hoàn toàn có thể làm việc này", hạm trưởng Simon Petitt tuyên bố.

    Để thực hiện tham vọng của mình, Anh có kế hoạch chi tới 12 tỷ bảng (18,3 tỷ USD) để trang bị 138 chiếc tiêm kích tàng hình F-35. Kế hoạch mua 138 chiếc F-35 được Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne cho biết. Theo đó, đến năm 2023, Không quân Hoàng gia Anh sẽ được biên chế 24 chiếc máy bay chiến đấu F-35 JSF và 2 chiếc tàu sân bay mới.

    “Đến năm 2023, chúng tôi sẽ triển khai những chiếc máy bay này trên các tàu sân bay”, ông Osborne nói và cho biết thêm, trong thời gian dài hơn, Chính phủ Anh sẽ đặt mua 138 tiêm kích F-35 để đáp ứng nhiệm vụ chống khủng bố.

    [​IMG]
    Mô hình 2 chiếc tàu sân bay cùng tiêm kích F-35 của Anh.
    Bộ trưởng George Osborne khẳng định, các máy bay này sẽ đáp ứng nhu cầu của Anh trong cuộc chiến chống khủng bố tại Trung Đông trong ít nhất 50 năm tới. Ông Osborne khẳng định: "Chúng ta sẽ hoàn toàn sẵn sàng cho các hoạt động quân sự tại điểm nóng này”.

    Trong khi đó trang Sputnik cho biết, với bản kế hoạch dài hơi cực lớn này cho thấy tham vọng và sự trỗi dậy rất lớn của người Anh, đặc biệt khi London đồng thời xây dựng kế hoạch đóng mới 2 tàu sân bay mới.

    Cụ thể, tiêm kích F-35 sẽ là đầu tàu sức mạnh cho thế hệ tiếp theo của lực lượng Hải quân hoàng gia Anh. Theo đó, F-35 sẽ trở thành chiến đấu cơ chủ lực được trang bị trên tàu sân bay của Anh bên cạnh những trực thăng chiến đấu và một số loại trực thăng săn ngầm, máy bay vận tải, cảnh báo sớm.

    Hình ảnh phác họa mô phỏng tàu sân bay hiện đại của Anh đang vận hành xuất hiện trên nhiều trang mạng quân sự quốc tế gần đây, đặc biệt giới truyền thông Mỹ và phương Tây đánh giá rất cao sức mạnh mới của người Anh, đồng thời khẳng định, London đang dần lấy lại vị thế của một cường quốc trên biển thông qua việc tiến hành đóng mới 2 chiếc tàu sân bay hiện đại cỡ lớn.

    Báo chí Mỹ cũng cho biết thêm, hiện tại tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, hiện đã gần hoàn thiện và đây là cở sở London cần đẩy nhanh hoạt động mua F-35.

    Dù được xem là những đồng minh thân cận của nhau nhưng rõ ràng Washington không hề muốn London "lớn" quá nhanh, bằng chứng là trên tờ VOA đã có bài viết phân tích sức mạnh Hải quân của Anh đồng thời cảnh báo Mỹ nên có những kế sách thích hợp không để cho London có nhiều cơ hội để đẩy nhanh tốc độ phát triển quân sự của mình nhằm bảo đảm một hậu phương vững chắc cho người Mỹ.

    Lớp tàu sân bay Queen Elizabeth gồm tàu HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales sẽ lực lượng tàu chiến lớn nhất từng được đưa vào phục vụ trong Hải quân Hoàng gia Anh. Với lượng giãn nước 65.000 tấn, cùng lực lượng máy bay chiến đấu thế hệ mới và trực thăng tiên tiến, nó được kì vọng sẽ là chủ lực của Hải quân Hoàng gia trong tương lai.

    Lớp Queen Elizabeth có kích thước lớn hơn gấp 3 lần so với tàu sân bay Invincible đang phục vụ trong Hải quân Anh. Tàu có lượng giãn nước toàn tải 65.000 tấn, dài 280m, rộng 70m, tầm hoạt động 8.000-10.000 hải lý.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/anh-dat-is-ngang-hang-voi-nga-3308981/

    Kinh thật, hoàng tử xứ Wales và tàu gì gì kia mà ngang cơ với Nga, hủy diệt IS (chắc hỏa lực trên 2 tàu này ăn đứt 60 quốc gia đang bỏ bom xuống đầu IS).

    Mà nhắc hoàng tử xứ Wales mới nhớ, năm 1941, HMS Prince of Wales (53) cùng tên (thuộc lớp battleship) bị máy bay của hải quân đế quốc Nhật đánh chìm nghỉm, kinh quá hoàng tử với chả công tước
  6. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.883
    Đã được thích:
    17.406
    beta22 thích bài này.
  7. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.210
    Đã được thích:
    8.426
    beta22 thích bài này.
  8. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Tàu chiến Anh "chết lâm sàng" vì... nước biển quá ấm
    Hà Linh | 08/06/2016 15:30

    2
    [​IMG]
    Tàu HMS Daring lớp 45 của Anh tại cảng Portsmouth. Ảnh: EPA/TTXVN
    Những tàu chiến tân tiến trị giá 1 tỷ bảng của Anh sẽ “chết đứng” trên Vịnh Ba Tư bởi... nước biển quá ấm.
    Ngày 7/6, một số tướng lĩnh thừa nhận trước Ủy ban Quốc phòng của Hạ viện Anh rằng những tàu khu trục lớp 45 được trang bị động cơ gas WR-21 do Rolls-Royce sản xuất không thể vận hành ở vùng nước có nhiệt độ cao.

    Theo đó, quan chức quốc phòng Anh đã thẳng thắn thừa nhận rằng hạm đội 6 tàu khu trục đang dần “héo mòn” bởi động cơ của các “chiến sĩ” thuộc Hải quân Hoàng gia Anh này chưa thể hòa hợp được với nước ấm ở Vịnh Ba Tư.

    Sai sót trong thiết kế khiến các tuabin hoạt động chậm trong nước ấm và động cơ không sản sinh ra đủ năng lượng. Hệ thống trên tàu không nhận ra điều này mà thay vào đó yêu cầu thêm nhiều năng lượng hơn khiến máy phát của con tàu ngừng hoạt động gây mất điện.

    Các tàu chiến lớp 45 được trang bị hệ thống tích hợp động cơ điện cung cấp năng lượng cho toàn bộ tàu do vậy vô cùng “nhạy cảm” với sự cố điện.

    Nhiều lo ngại cho rằng tai nạn xuất phát từ việc nước biển quá ấm này có thể khiến các tàu chiến lớp 45 gặp nguy hiểm lớn khi được điều động ra các điểm nóng ở Trung Đông.

    Hiện các con tàu đang hoạt động tại Biển Bắc bởi động cơ tàu hoạt động “nhiệt tình” hơn ở khu vực nước lạnh. Tuy nhiên các quan chức lo ngại rằng thiếu sót này sẽ đặt hải quân Anh đối mặt với nhiều nguy hiểm tiềm tàng.

    Đại diện của Rolls-Royce lên tiếng rằng động cơ của tàu khu trục lớp 45 được sản xuất đặc thù nhưng tình trạng nhiệt độ nước ở Trung Đông không hề được địng hướng trước.

    Vấn đề với động cơ đã nảy sinh khi chiếc HMS Daring thuộc lớp 45 bị “chết lâm sàng” ở giữa mênh mông Đại Tây Dương vào năm 2010 và phải đưa đến Canada để sửa chữa. Sau đó, năm 2012 con tàu này lại phải đến Bahrain “chữa trị” do trục trặc động cơ.
    http://soha.vn/tau-chien-anh-chet-lam-sang-vi-nuoc-bien-qua-am-20160608150733677.htm
  9. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.883
    Đã được thích:
    17.406
  10. huyenthoaimuathu8888

    huyenthoaimuathu8888 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2013
    Bài viết:
    580
    Đã được thích:
    350
    Nhìn tàu Anh ấn tượng thật, nhất là tháp ra đa cao ngất. Nhưng em thắc mắc là Anh không sản xuất được tên lửa chống hạm hay sao mà phải dùng tên lửa của Mỹ???

Chia sẻ trang này