1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiêu diệt hạm đội tàu sân bay không hề khó

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Hac_Cong_Tu, 25/04/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TerenceTao

    TerenceTao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2016
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    33
    Nga vẫn có mảng kém, Mỹ cũng có và TQ cũng có, ko ai là toàn vẹn cả, vẫn phải học hỏi lẫn nhau

    VD như Mỹ đồng minh, đàn em nhiều, xây dựng nhiều lá chắn tên lửa, khoe 100% bắn rụng ngay từ trứng nước ICBM Nga, TQ mà có dám phát động phủ đầu đâu ? cứ đà vừa chạy đua vũ trang với khối SCO, vừa chạy đua kinh tế với khối BRICS thì Mỹ lụi bại nhanh thôi, dĩ nhiên ít người tin điều này, nhưng rồi sẽ tới ngày đó, Lưỡng Hà, Ai Cập, Ba Tư, Roma, Mông Cổ, Đế Quốc Pháp, Đế Chế Anh, Đệ Tam Đế Chế (Đức Quốc Xã), Đế Quốc Mặt Trời Mọc (quân phiệt Nhật), Liên Bang Xô Viết....từng tự tin trường tồn vĩnh cửu cơ mà

    Chiến nhau thì ko có rồi, vì theo đồng hồ tận thế thì chỉ có chết cùng nhau thôi, kho vkhn TQ hiện nay là 3000 đầu đạn, tuy thua Nga 8000 và Mỹ 7000, nhưng rõ ràng vẫn đủ hủy diệt nước Mỹ vài lần
  2. Minhtue

    Minhtue Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2012
    Bài viết:
    565
    Đã được thích:
    181
    Dạng đầu đất như tồng chí mà cũng phát biểu được như vậy là khá rùi, lên ch...u...ó gia như chơi chứ chả bỡn, vậy xin hỏi chó gia với tình hình tài chính - kinh tế như của cẩu quốc như hiện nay, thì năm tới anh Bình có cần phải tái cơ cấu lại kinh tế không vậy hay là lại để cuối năm làm lại chương trình chứng vỡ hàng loạt như năm trước vậy ch...ó gia. Nói thật với tồng chí chứ sau khi anh Bình vén đũng quần bóp ch..i..m anh Dân xong thì kinh tế Trung Cẩu sẽ tiếp tục nhảy múa cho anh ch...ó gia xem. Cỡ thằng người có đầu trên cực to ngang bằng đầu dưới như anh thì nên làm một bài về kinh tế trung cẩu năm nay cho anh em xem với, đỡ mất tiếng mấy năm nay nằm gai liếm c..ặ..c anh em trên này chứ ch..ó gia.
  3. bonjourtinhyeu

    bonjourtinhyeu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    52

    Em thì em vẫn nghĩ chiến tranh vẫn có nguy cơ nổ ra, nhà người ta đầy đao đầy kiếm cơ mà cụ. Nhưng mà hiện giờ bài cấm vận trừng phạt bằng kinh tế đang có vẻ thịnh. Về mặt chủ động trên toàn cầu kinh tế tài chính thì thằng Mỹ và châu Âu vẫn ăn đứt khối XHCN.
  4. TerenceTao

    TerenceTao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2016
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    33
    Khối XHCN còn ai đâu, giờ là khối SCO bạn ạ. Chủ động gì thế ? toàn bị động trước chuyển động của TQ, Nga thì có, chỉ cần lôi kéo Ấn và tình hình chính trị Brazil cải thiện thì SCO chấp cả thế giới
  5. baongoc95vl

    baongoc95vl Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/09/2015
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    1
    cái gì cũng có điểm mạnh của riêng nó :D nó phát huy được thì bạn mệt nhé
  6. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Tên lửa "lai" ngư lôi của TQ có thể khiến tàu ngầm Mỹ đi tong

    [​IMG]
    Ảnh minh họa ngư lôi phá hủy tàu chiến
    Bài viết trên tạp chí Shipborne Weapons đã tiết lộ những thông tin ít biết về hệ thống "tên lửa" chống ngầm Yu-8 của Trung Quốc.
    Đánh bại tên lửa siêu vượt âm Nga-Trung? Mỹ có 2 lựa chọn
    Trung Quốc đẩy mạnh năng lực chống ngầm

    Tiết lộ gần đây về việc Trung Quốc xây dựng nhiều nhà chứa máy bay lớn trên các đảo nhân tạo trái phép của nước này ở Biển Đông dự kiến sẽ một lần nữa làm gia tăng tình hình căng thẳng tại đây.

    Tuy nhiên, theo nhà phân tích Lyle J. Goldstein tại Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc (CMSI), những cơ sở này sẽ không gây ra tác động đáng kể đối với cán cân quân sự trong khu vực, bởi chúng rất dễ bị hư hại trước các đợt tấn công bằng vũ khí dẫn đường chính xác.

    Trong hình thái tác chiến hiện đại, nếu mục tiêu bị phát hiện, nó kiểu gì cũng bị tiêu diệt. Trong khi đó, đường băng và các cơ sở hạ tầng liên quan đều là những mục tiêu hữu hình.

    Các nhà chiến lược sẽ khôn ngoan hơn nếu tập trung vào mặt trận dưới lòng biển, nơi Mỹ và đồng minh đang chiếm ưu thế.

    Theo một báo cáo gần đây phản ánh, giới lãnh đạo Bắc Kinh còn rất xa mới có thể hài lòng với năng lực của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc hiện nay, cũng như các nỗ lực của quân đội nước này nhằm đối phó với tàu ngầm của Mỹ và đồng minh trong bất cứ cuộc xung đột tiềm tàng nào.

    Song, có thể cường quốc quân sự đứng đầu phương Tây đang đánh giá quá thấp năng lực tác chiến chống ngầm (ASW) tiến bộ của Trung Quốc.

    [​IMG]
    Phiên bản chống ngầm của Type 056.

    Trong vài năm gần đây, các bước phát triển quan trọng của Bắc Kinh trong lĩnh vực đó bao gồm: đẩy mạnh sản xuất khinh hạm hạng nhẹ Type 056A với khả năng chống ngầm được tối ưu hóa, hoàn tất thiết kế máy bay tuần tra tầm xa GX-6, cũng như triển khai các thiết bị cảm biến dưới đáy biển (ở một số khu vực nhất định).

    Đặc biệt, một bài báo trên tạp chí Shipborne Weapons (ấn phẩm của tập đoàn đóng tàu chiến CSIC) hồi tháng 7 năm nay còn tiết lộ rằng Trung Quốc đã hoàn thiện "tên lửa" chống ngầm Yu-8 và công bố bức ảnh ghi lại cuộc thử nghiệm phóng từ khinh hạm Type 054A của Hải quân Trung Quốc (PLAN) ở Biển Đông.

    [​IMG]
    Hình ảnh được cho là Yu-8 phóng thử nghiệm.

    "Tên lửa" chống ngầm Yu-8

    Theo lẽ thường, một số nhà chiến lược sẽ đặt câu hỏi: "Tại sao lại gọi là 'tên lửa' chống ngầm"?

    Và một số chuyên gia về các chương trình phát triển quân sự của Trung Quốc thậm chí sẽ thắc mắc: Tại sao gọi là "tên lửa" khi Trung Quốc dùng ký tự định danh "ngư lôi" cho vũ khí này, thay vì ký tự định danh "tên lửa"?

    Sở dĩ gọi như vậy vì đây là một loại vũ khí "lai" giữa tên lửa và ngư lôi. Về lý thuyết, có thể hiểu là kết hợp 2 khả năng tấn công (của tên lửa và ngư lôi) trên 1 vũ khí.

    Ưu điểm chính của sự kết hợp này tất nhiên là để mở rộng tầm bắn và tốc độ của hệ thống ngư lôi.

    Một lợi thế khác là hệ thống ngư lôi tấn công sẽ không bị chiếc tàu ngầm đang lặn phát hiện, cho tới khi nó lao xuống vùng nước khá gần với mục tiêu. Điều đó làm giới hạn thời gian phản ứng của kíp thủy thủ trên tàu ngầm, khiến họ không kịp tránh hoặc triển khai các biện pháp đối phó.

    Hơn nữa, đây không hẳn là hệ thống vũ khí mới, bởi nó từng được các siêu cường tích cực phát triển từ thời kỳ giữa Chiến tranh Lạnh trên biển. Bằng chứng là một phần đáng kể trong bài báo của Trung Quốc cũng được dành để phân tích những thành công và thất bại của các hệ thống thời ấy.

    Theo đó, Mỹ là nước đi tiên phong trong lĩnh vực phát triển loại vũ khí này vào đầu những năm 1960, với mẫu RUR-5A có tầm bắn ban đầu tới 10km - một bước tiến (ít nhất là về tầm bắn) hơn hẳn cả những loại bom chìm, rocket chống ngầm hay ngư lôi chống ngầm phóng từ tàu chiến.

    [​IMG]
    SS-N-14, mẫu thiết kế ra đời sớm nhất của Moscow trong lĩnh vực này, cũng được đưa ra thảo luận nhưng bài báo cho biết, các nhà hoạch định kế hoạch Liên Xô đã nhanh chóng nhận ra rằng, loại vũ khí đó "thực ra chẳng ích gì".

    Theo tiết lộ của bài báo, vấn đề là "các yêu cầu về nội địa hóa quá cao nên việc đưa vào triển khai thực tế loại vũ khí tầm xa này không hề dễ dàng..."

    Chương trình tên lửa chống ngầm UUM-125 "Sea Lance" của Mỹ, với tầm bắn hiệu quả 100km, đã bị gián đoạn trong những năm 1990 do chi phí cao, và Hải quân Mỹ chuyển trọng tâm sang tác chiến cận bờ.

    RU-139 - tên lửa chống ngầm chủ lực của Hải quân Mỹ hiện nay - không được bài báo của Trung Quốc đánh giá cao. Trong khi mẫu SS-N-29 của Hải quân Nga nhận được nhiều bình luận tích cực hơn.

    Quay trở lại với vũ khí mới của Trung Quốc và nguồn gốc của nó. Bài báo cho biết, phần lớn chương trình phát triển ngư lôi chống ngầm của Trung Quốc "có nguồn gốc châu Âu".

    Tuy nhiên, ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Mark 46 của Mỹ cũng được đề cập tới, khiến người đọc vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng Washington từng xuất khẩu vũ khí này sang Trung Quốc trong những năm 1980.

    Theo bài báo, Trung Quốc đã tự chế tạo một số mẫu ngư lôi tương đối tiên tiến trong những năm 1990 nhưng hệ thống sonar thời đó vẫn chưa hiệu quả ở tầm xa.

    Cần lưu ý rằng Yu-8 không phải là tên lửa chống ngầm đầu tiên của Trung Quốc, mà thực ra là CY-1. Tuy nhiên, nó "không đáp ứng được yêu cầu của Hải quân Trung Quốc".

    Hiện chưa có thông tin chính xác về tính năng của Yu-8 nhưng bài báo có đưa ra một số dự đoán. Cụ thể, tên lửa có chiều dài 5m, nặng dưới 700kg, tầm bắn rơi vào khoảng 30km.

    Cự ly bắn kịch tầm có thể được nâng lên đến 50-70km. Đáng chú ý, có vẻ tên lửa được thiết kế để cập nhật tham số mục tiêu 2 lần giữa hành trình.

    Phần ngư lôi của nó ước tính có đường kính 324mm và có khả năng phát hiện mục tiêu (cả ở chế độ chủ động và thụ động) trong phạm vi 1.1-2.5km.

    Yu-8 có vẻ là một phần nỗ lực của Trung Quốc nhằm khắc phục điểm yếu đã tồn tại từ lâu trong hệ thống chống ngầm, đó là các trực thăng ASW của nước này không đủ khả năng mang ngư lôi đa nhiệm.

    Trong trường hợp của Yu-8, các trực thăng sẽ đóng vai trò truyền dữ liệu mục tiêu về chiếc tàu mẹ đang đảm nhận nhiệm vụ phóng tên lửa chống ngầm.

    Theo nhà phân tích Goldstein, Mỹ và các nước liên quan không nên phóng đại tầm quan trọng của mình hệ thống vũ khí này, song cũng không nên xem nhẹ những bước phát triển trong năng lực ASW của Trung Quốc.

    Cùng với các bước tiến khác trong lĩnh vực này, dù là việc triển khai mạng sonar dưới đáy biển vài năm trước, hay kế hoạch triển khai 2 loại trực thăng chống ngầm mới trong những năm tới, thì nỗ lực của Bắc Kinh nhằm hạn chế ưu thế dưới lòng biển của Washington cũng cần được nghiên cứu với tinh thần cảnh giác tối đa.http://soha.vn/ten-lua-lai-ngu-loi-cua-tq-co-the-khien-tau-ngam-my-di-tong-20160818150547554.htm
  7. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Mỹ lo tàu sân bay bị ngư lôi trên tàu ngầm Kilo đánh chìm
    Nhật Minh | 18/08/2016 13:45

    0
    [​IMG]
    Mặc dù tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình chống tàu gây chú ý nhiều nhất nhưng một trong những mối đe dọa đáng sợ nhất mà tàu sân bay phải đối mặt lại là ngư lôi.
    Cách bố trí đội tàu sân bay không giống ai của Nga
    Tạp chí National Interest cho hay, Hải quân Mỹ sẽ phát triển năng lực tác chiến chống ngầm (ASW) đối với các máy bay có cánh cố định trên tàu sân bay, để chống lại mối đe dọa đang trỗi dậy từ tàu ngầm của các thế lực đối địch.

    Do năng lực ASW đã mai một kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Hải quân Mỹ hiện nay không có đủ tàu ngầm tấn công (SSN), tàu tuần dương, tàu khu trục và trực thăng để bảo vệ đầy đủ cho lực lượng mà họ triển khai trước các mối đe dọa dưới lòng biển.

    Đối mặt với mối đe dọa ngày càng gia tăng, cựu Đại tá Jerry Hendrix, Giám đốc chương trình Đánh giá và Chiến lược Quốc phòng tại Trung tâm An ninh Mỹ mới cho rằng: "Hải quân Mỹ cần có phương tiện mới để thay thế các máy bay S-3 Viking đã 'về hưu'".

    [​IMG]
    Máy bay S-3B Viking cất cánh từ tàu sân bay USS Abraham Lincoln.

    Ông Hendrix đưa ra một vài phương án mà Hải quân Mỹ có thể lựa chọn, như tái trang bị các máy bay S-3 Viking, bởi một số khung máy bay trong những chiếc bị loại biên vẫn còn tuổi thọ hoạt động.

    Hải quân Mỹ cũng có thể phát triển phiên bản S-4, với cấu hình tùy chọn có người lái/không người lái hoặc hoàn toàn không người lái.

    Một phương án khác là thiết kế phiên bản nối tiếp của mẫu máy bay tiếp nhiên liệu không người lái MQ-25A Stringray (hiện đang trong quá trình phát triển) sao cho nó có thể trở thành phương tiện chống ngầm.

    Dù ở phương án nào, các máy bay đều cần có khả năng hoạt động bền bỉ, cùng khả năng cơ động cao để nhanh chóng vào vị trí theo dõi và tấn công tàu ngầm đối phương.

    Ông Bryan McGrath - Giám đốc quản lý công ty tư vấn hải quân FerryBridge Group ủng hộ phương án máy bay không người lái. Bên cạnh đó, theo ông này, Hải quân Mỹ còn có thể chuyển đổi các máy bay Bell-Boeing V-22 Osprey thành phương tiện chống ngầm.

    [​IMG]
    Theo nhà phân tích Majumdar, với khả năng khó bị phát hiện, các tàu ngầm Kilo có thể nằm phục kích và bất ngờ tấn công nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ.

    Theo nhà phân tích Dave Majumdar trên tạp chí National Interest, dù bằng cách này hay cách khác, Hải quân Mỹ sẽ phải giải quyết bằng được vấn đề tác chiến chống ngầm, bởi cho đến nay, tàu ngầm vẫn là mối đe dọa đáng sợ nhất đối với các tàu chiến mặt nước.

    Các loại tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình chống tàu có thể vô hiệu hóa hoặc làm tê liệt tàu sân bay hạt nhân, như lớp Nimitz hoặc lớp Ford của Hải quân Mỹ. Song chỉ có các tàu ngầm trang bị ngư lôi hạng nặng, như loại dẫn đường cỡ 533mm hoặc 650mm của Nga, mới có thể đánh chìm những con tàu khổng lồ này.

    Vì thế, mặc dù tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình chống tàu gây chú ý nhiều nhất nhưng một trong những mối đe dọa đáng sợ nhất mà tàu sân bay phải đối mặt lại là ngư lôi.

    Đặc biệt đáng ngại với Mỹ là các loại ngư lôi dẫn đường do Nga thiết kế, bởi chúng có thể qua mặt hầu hết các biện pháp đối phó, trong khi lại thường là mối đe dọa bị bỏ sót.

    Rắc rối hơn cả là Moscow đã cung cấp thứ vũ khí ấy cho bất cứ quốc gia nào mua tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo. Do gần như không thể bị phát hiện ở những vùng nước nông, những con tàu này có thể nằm phục kích tàu sân bay hoặc tàu hộ tống rồi bất ngờ tấn công.

    Hải quân Mỹ đã bắt đầu phát triển hệ thống phòng thủ để đối phó với ngư lôi dẫn đường. Các hệ thống phòng thủ như vậy đã được thử nghiệm trên boong tàu USS George HW Bush (CVN-77) nhưng không rõ có hiệu quả hay không hoặc đã được triển khai hay chưa.
    http://soha.vn/my-lo-tau-san-bay-bi-ngu-loi-tren-tau-ngam-kilo-danh-chim-20160818110506167.htm
  8. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Không thể chọc thủng A2/AD Nga-Trung, tàu sân bay có bị Mỹ bỏ đi?
    Hải Vy|04/09/2016 19:30

    2
    [​IMG]
    Theo quan điểm của một số nhà phân tích, việc Mỹ đầu tư vào lớp tàu sân bay Ford thế hệ mới chẳng khác nào "ném tiền qua cửa sổ", khi đối mặt với các hệ thống A2/AD của Nga, Trung.
    Mỹ đã quyết định đầu tư hàng tỷ USD vàotàu sân baylớp Ford để thay thế các tàu lớp Nimitz (phục vụ từ năm 1975).

    Ngay khi chính phủ Mỹ quyết định khoản đầu tư này, một loạt các nhà phân tích đã tranh cãi rằng mức độ nguy hiểm ngày càng tăng của các hệ thống chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) mà Trung Quốc, Nga và Iran có trong tay đã khiến tàu sân bay trở nên lỗi thời.

    Theo quan điểm này thì việc đầu tư vào một lớp tàu dự kiến sẽ phục vụ trong 90 năm có vẻ chẳng khác nào "ném tiền qua cửa sổ".

    Điều này thực chất có đúng hay không?

    Theo nhà phân tíchRobert Farley, mặc dù các hệ thống A2/AD trên thế giới thực sự có thể hạn chế hiệu quả hoạt động của tàu sân bay lớp Ford nhưng Mỹ vẫn sẽ tìm ra mục đích sử dụng khác cho những con tàu này.

    [​IMG]
    Tàu sân bay USS Gerald R. Ford.

    Thế nào là "lỗi thời"?

    Nhiều nhà phân tích quân sự thường đánh đồng "lỗi thời" với "vô dụng", song không phải như vậy. Trong mọi cuộc chiến, nhiều lực lượng lục quân, hải quân và không quân vẫn chiến đấu bằng các thiết bị cũ, thậm chí cổ lỗ.

    Chiến hạm USS New Jersey, được cho là đã lỗi thời khi Thế chiến II kết thúc, vẫn tham gia chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Li-băng. Một trường hợp tương tự khác là cường kích A-10 "Warthog", song nó vẫn tiếp tục góp mặt trong các cuộc chiến của Mỹ hiện nay.

    Thậm chí, tất cả các lực lượng quân đội hiện đang tham chiến ở Syria và Libya đều sử dụng những thiết bị quân sự mà Mỹ cho rằng đã "lỗi thời" nhiều thập kỷ trước.

    Điều muốn nói ở đây là: Dù tàu sân bay lớp Ford không thể vượt qua các hệ thống A2/AD thì nó vẫn có thể đáp ứng những mục đích khác, như biểu dương sức mạnh, tham gia các hoạt động cứu trợ hoặc tấn công mục tiêu trong môi trường không có quá nhiều thách thức.

    Tàu sân bay và chiến lược A2/AD

    Người ta đã dự đoán về sự lỗi thời của tàu sân bay kể từ khi Thế chiến II kết thúc. Liên Xô đã phát triển hệ thống tàu ngầm, các cảm biến tinh vi và máy bay chuyên dụng để tấn công tàu sân bay Mỹ.

    Washington cũng triển khai một số biện pháp đối phó, trong đó có máy bay F-14 Tomcat để đánh bại và đánh lạc hướng các hệ thống của Liên Xô.

    [​IMG]
    Máy bay ném bom Tu-22M "Backfire"

    Do chiến tranh 2 phía không nổ ra nên chúng ta không có cơ hội kiểm nghiệm năng lực đối phó của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ trước các máy bay ném bom Tu-22M "Backfire" của Liên Xô.

    Song, có thể thấy rõ một điều, cả Liên Xô và Mỹ đều đã nỗ lực để đối phó nhau, đáp trả hệ thống vũ khí tiên tiến của đối phương bằng một hệ thống khác tinh vi hơn nhiều. Máy bay ném bom chiếm ưu thế ở một số khía cạnh và tàu sân bay cũng có những lợi thế nhất định.

    Ngày nay, mặc dù các tên lửa Trung Quốc có tầm bắn xa và khả năng cơ động ở pha cuối để tìm kiếm tàu sân bay Mỹ nhưng các hệ thống phòng thủ và tác chiến điện tử có thể khiến chúng trở nên không hiệu quả, thậm chí vô dụng.

    Tương tự, những bước tiến trong công nghệ chống ngầm có thể hạn chế hoặc loại bỏ các mối đe dọa mà tàu sân bay phải đối mặt dưới lòng biển.

    Sự linh hoạt

    Sự hữu dụng của tàu sân bay chủ yếu đến từ các loại máy bay mà chúng mang theo. Tàu sân bay vẫn tồn tại bởi chúng hữu ích trong những nhiệm vụ khác, thay vì xâm nhập vào khu vực được phòng thủ chặt chẽ bằng các hệ thống A2/AD.

    [​IMG]
    Minh họa máy bay chiến đấu thế hệ 6 của Mỹ.

    Trong vòng 25 năm qua, tàu sân bay đã mang lại ưu thế rất lớn cho Hải quân Mỹ khi tiếp cận không phận đối phương.

    Mặc dù Mỹ có chậm chân hơn một số quốc gia khác trong việc thích ứng với các mối đe dọa chống tiếp cận mới nhưng chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 và thế hệ 6, cũng như các hệ thống tấn công trên hạm tầm xa có thể giúp khôi phục tính hữu dụng của các tàu sân bay lớp Ford.

    Kết luận

    Nhiều vũ khí trên thế giới nhanh chóng trở nên lỗi thời. Những thiết giáp hạm khổng lồ thời Thế chiến II được đưa vào cất trữ sau khi hoạt động chưa đầy 1 thập kỷ.Các máy bay ném bom và máy bay chiến đấu thế hệ đầu thậm chí có tuổi thọ ngắn hơn.

    Tuy nhiên, tàu sân bay vẫn được duy trì bởi máy bay có phạm vi hoạt động ngắn và các sân bay cố định lại có những điểm yếu nhất định về mặt quân sự và chính trị.

    Song, cũng cần nói rõ rằng, không phải vì những lý do trên mà tàu sân bay lớp Ford là một sự đầu tư lý tưởng đối với quốc phòng Mỹ. Các lỗ hổng của tàu sân bay vẫn luôn tồn tại và Washington cần phải có những phương thức khắc phục các vấn đề này hoặc xem xét một phương tiện thay thế khác trong tương lai.http://soha.vn/khong-the-choc-thung-a2-ad-nga-trung-tau-san-bay-co-bi-my-bo-di-20160903174856629.htm
  9. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    5 mối đe dọa lớn nhất đối với Hải quân Mỹ
    Nhật Minh|05/09/2016 07:45

    0
    [​IMG]
    Một cuộc thử nghiệm vũ khí laser của Mỹ. Trong đó, các nhà nghiên cứu đặt 1 tên lửa thử nghiệm lên chiếc xuồng không người lái và vũ khí laser đã phá hủy nó một cách hoàn hảo.
    Trong bài viết trên tạp chí National Interest, nhà phân tích Kyle Mizokami đã chỉ ra 5 mối đe dọa lớn nhất mà Hải quân Mỹ phải đối mặt.
    1. Thủy lôi

    Một trong những mối đe dọa đáng lo ngại nhất đối vớiHải quân Mỹlà thủy lôi.

    Được một sĩ quan pháo binh Trung Quốc phát minh vào thế kỷ XIV, thủy lôi chiếm vị trí đặc biệt trong chuỗi các mối đe dọa: nó dễ dàng bị phớt lờ trong thời bình nhưng lại nhanh chóng trở thành một trong những mối đe dọa cấp bách nhất đối với lực lượng hải quân viễn dương trong thời chiến.

    Trong 30 năm trở lại đây, nhiều tàu chiến Mỹ đã bị thủy lôi tấn công, trong đó có khinh hạm Samuel B. Roberts, tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường Princeton và tàu tấn công đổ bộ Tripoli. Những chiến hạm trị giá hàng tỷ USD đã bị hư hại bởi thứ vũ khí chưa đầy nửa triệu USD.

    [​IMG]
    Tàu USS Princeton (CG-59) bị hư hại bởi thủy lôi.

    Các đối thủ của Mỹ vẫn duy trì một kho thủy lôi đáng gờm. Trung Quốc ước tính có từ 50.000 - 100.000 thủy lôi các loại, trong khi Iran có tới "vài nghìn" quả.

    Mặc dù không muốn đụng độ chúng nhưng trong bất cứ cuộc xung đột nào ở tương lai, Hải quân Mỹ vẫn gần như chắc chắn phải đi đến các khu vực có rải thủy lôi.

    2. Tên lửa đạn đạo chống tàu

    Trung Quốc đã phát triển các tên lửa đạn đạo tầm trung để tấn công tàu chiến, đặc biệt là tàu sân bay. Mặc dù cả tên lửa chống tàu và tên lửa đạn đạo đều đã tồn tại trong nhiều thập kỷ nhưng sự kết hợp của 2 loại này tạo ra mối đe dọa hoàn toàn mới, không hề giống với bất cứ mối đe dọa nào từng hiện hữu trước đây.

    [​IMG]
    Tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D.

    Sự ra đời của tên lửa DF-21D và DF-26 là mối đe dọa mới đối với các lực lượng hải quân đang tìm cách hoạt động tại vùng biển gần kề lục địa Trung Quốc. Đây là 2 thành phần quan trọng trong chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập của Bắc Kinh, nhằm thiết lập vùng cấm xâm nhập tại tây Thái Bình Dương.

    Nếu một lúc nào đó, Trung Quốc xuất khẩu công nghệ này tới các quốc gia như Nga hoặc Triều Tiên, thì tên lửa đạn đạo chống tàu sẽ trở thành mối đe dọa toàn cầu.

    Mô phỏng một đợt tấn công của tên lửa DF-21D Trung Quốc. Nguồn: Defense-Update

    3. Tàu ngầm

    Hải quân Mỹ đã xem nhẹ tác chiến chống ngầm sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và tập trung vào các chiến dịch trên bộ sau vụ khủng bố 11/9. Điều này càng khiến năng lực đối phó tàu ngầm của họ ngày một suy yếu.

    Do không có nhiều đối thủ, Hải quân Mỹ không mấy bận tậm khi loại biên các máy bay S-3, chậm thay thế P-3C Orion, thiếu hụt cảm biến/vũ khí chống ngầm trên các tàu chiến mới, cũng như hao mòn kinh nghiệm đối phó phương tiện này.

    [​IMG]
    Tàu ngầm cùng chiến lược pháo đài A2/AD của Nga là mối đe dọa đáng sợ đối với Mỹ - NATO.

    Tuy nhiên, trong 4-6 năm trở lại đây, mối đe dọa từ tàu ngầm đã tăng lên một cấp độ mới, cấp bách hơn trước. Nga và Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ lực lượng tàu ngầm của họ, trong khi Triều Tiên cũng có vẻ quyết tâm triển khai một tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo mới.

    Trước tình hình này, năng lực tác chiến chống ngầm một lần nữa được chú trọng trở lại.

    4. Tên lửa chống tàu siêu thanh

    Vai trò của hình thức tác chiến hạm-đối-hạm đã suy giảm trong 1/4 thế kỷ qua và chỉ mới được khôi phục trong thời gian gần đây. Các tên lửa chống tàu một lần nữa trở nên phổ biến, nhanh hơn và nguy hiểm hơn bao giờ hết.

    [​IMG]
    Tên lửa hành trình chống tàu BrahMos.

    Tên lửa hành trình chống tàu YJ-18 của Trung Quốc có tầm bắn ước tính 290 hải lý và tốc độ ở pha cuối đạt từ Mach 2.5 - Mach 3. Trong khi đó, Nga đã hợp tác với Ấn Độ phát triển tên lửa chống tàu BrahMos, có khả năng đạt tốc độ Mach 3.

    Hải quân Mỹ có thể tìm cách đối phó các tên lửa này khi chúng được phóng đi nhưng với tốc độ Mach 3 và độ cao khi bay là 14m (như trường hợp của tên lửa BrahMos) thì họ sẽ có rất ít thời gian để xử lý mối đe dọa đang đến gần.

    Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos rời bệ phóng thẳng đứng trên tàu hộ vệ INS Tarkash (F50) của Ấn Độ

    5. Vũ khí năng lượng định hướng

    Sự ra đời của tên lửa dẫn đường đã mở ra một kỷ nguyên tác chiến hoàn toàn mới và có vẻ vũ khí laser cũng vậy.

    Mặc dù phải một thời gian dài nữa nhưng việc các quốc gia đối địch triển khai vũ khí năng lượng định hướng có thể sẽ trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với Mỹ.

    [​IMG]
    Một hệ thống vũ khí laser của Trung Quốc

    Nga và Trung Quốc hiện đang nghiên cứu công nghệ laser. Trong tương lai, vũ khí laser sẽ trở nên phổ biến. Giống như tên lửa chống hạm, ngay cả những tổ chức phi chính phủ cũng có thể sở hữu chúng một ngày nào đó.
    http://soha.vn/5-moi-de-doa-lon-nhat-doi-voi-hai-quan-my-2016090500350216.htm
  10. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Chiến hạm Aegis không thể đánh chặn tên lửa Kh-31
    (Vũ khí) - Với tốc độ tối đa 4321 km/h và tầm bắn 193 km, Mỹ tin rằng tên lửa Kh-31 có thể khiến hệ thống Aegis trên chiến hạm Mỹ bất lực chịu trận.
    Sát thủ diệt hạm của Nga

    Theo National Interest, ngày 8/12, Không quân Nga đã quyết định triển khai tiêm kích Su-30SM được trang bị tên lửa chống hạm Kh-31 đến Chernyakhovsk, vùng Kaliningrad thuộc Hạm đội Baltic.

    Cùng với việc tăng cường sức mạnh tấn công đường không cho Hạm đội Baltic, Nga cũng điều thêm tiêm kích đa năng này đến sân bay Severomorsk-3 ở thị trấn Severomorsk, vùng Murmansk, gần Bắc Cực.

    Việc triển khai này đã được Bộ Quốc phòng Nga xác nhận với hãng TASS: "Các chiến đấu cơ Su-30SM sẽ được bổ sung cho Hạm đội Baltic theo hợp đồng quốc phòng chính phủ trong năm 2017".

    Báo Mỹ cho rằng, Kh-31 được đánh giá là sát thủ diệt hạm mạnh mẽ hàng đầu thế giới hiện nay, tên lửa này đạt tốc độ tối đa 4321 km/h, tầm bắn 193 km.

    Với tốc độ siêu thanh cùng quỹ đạo bay phức tạp, Kh-31 chỉ cần chưa đến 10 phút để khiến mục tiêu chìm xuống đáy biển, tạp chí National Interest nhận định.

    Như vậy, người Nga chỉ cần một quả Kh-31 đủ để phá hủy tàu chiến Mỹ trước sự bất lực của hệ thống Aegis và những tên lửa đánh chặn hàng đầu của mình là SM-2, SM-3...

    [​IMG]
    Tên lửa Kh-31 trên tiêm kích Su-35.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/chien-ham-aegis-khong-the-danh-chan-ten-lua-kh-31-3324623/

Chia sẻ trang này