1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực lực QS Israel và khả năng phòng thủ, phản công của Iran, Syria

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi tombuys, 19/10/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TerenceTao

    TerenceTao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2016
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    33
    Thảm hại: Dùng Patriot và F-16, Israel không hạ nổi UAV Nga
    Quote:
    Dù dùng tới hai quả tên lửa phòng không Patriot PAC-2 hiện đại cùng tiêm kích F-16 nhưng Israel không tài nào bắn hạ nổi một chiếc UAV của Nga.
    Trà Khánh

    [​IMG]
    Tờ Haaretz dẫn lời một quan chức cấp cao của chính phủ Israel tại Jerusalem cho biết, phía Nga đã chính thức xác nhận chiếc UAV xâm phạm không phận Israel hôm 17/7 tại trên Cao nguyên Golan là của nước này. Tuy nhiên, sự cố trên chỉ là một tai nạn ngoài ý muốn. Dẫu vậy, dù không xảy ra bất cứ sự cố nghiêm trọng nào nhưng sự việc 17/7 là một đòn đau đối với lực lượng phòng không Israel.

    [​IMG]
    Vào hôm 17/7 một máy bay không người lái (UAV) của Nga cất cánh từ một sân bay quân sự gần Damascus, Syria tiến vào biên giới Israel từ hướng bắc và bay theo hướng tây nam trong không phận Israel gần Cao nguyên Golan. Ngay lập tức lực lượng phòng không Israel đã phát hiện chiếc UAV trên nhưng mọi nỗ lực xác định danh tính của nó đều bất thành.

    [​IMG]
    Sau đó phía Israel đã ra quyết định bắn hạ chiếc UAV này bằng hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot PAC-2. Sẽ không có gì đáng nói nếu như chiếc UAV trên bị bắn hạ, tuy nhiên trớ trêu thay là tên lửa phòng không của Israel lại không thể làm tròn nhiệm vụ của mình.

    [​IMG]
    Phát ngôn viên của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết, dù đã triển khai tới hai quả tên lửa Patriot PAC-2 nhưng chúng đều không thể bắn hạ chiếc UAV "lạ". Lúc này hai chiếc tiêm kích F-16 của Không quân Israel cũng được điều đến nhưng nỗ lực bắn hạ chiếc máy bay không người lái này bằng tên lửa không đối không cũng thất bại.

    [​IMG]
    Theo đó dù có tới ba cơ hội đến bắn hạ chiếc UAV của Nga nhưng phía Israel lại không thể làm được điều tưởng chừng như đơn giản với họ này. Ngay sau khi vụ việc trên diễn ra IDF đã mở một cuộc điều tra chính thức về sự cố lần này cũng như xác định rõ tại sao cả tên lửa phòng không lẫn không đối không của họ lại không hoạt động hiệu quả.

    [​IMG]
    Sau khi thoát khỏi các đợt tấn công hụt của lực lượng phòng không Israel, chiếc UAV của Nga đã quay trở lại không phận Syria. Và theo giải thích của đại diện Quân đội Nga tại Syria, sự việc trên xảy ra do sự nhầm lẫn của người điều khiển chiếc UAV này.

    [​IMG]
    Sự kiện hôm 17/7 theo chuyên gia phân tích Tal Inbar thuộc học viện nghiên cứu chiên lược Fisher là một đòn giáng mạnh vào khả năng bảo vệ không phận của IDF điều mà họ vốn tự hào. Mọi cuộc xung đột trong tương lai UAV sẽ càng được sử dụng nhiều hơn nữa và điều này mô hình chung sẽ tạo áp lực rất lớn lên hệ thống phòng không Israel.

    [​IMG]
    Trong khi đó hệ thống tên lửa phòng không Israel lại được đánh giá là hiện đại nhất thế giới các hệ thống phòng không đa lớp kết hợp nhiều loại tên lửa khác nhau từ Patriot, đến Iron Dome và mới đây nhất là David's Sling. Tuy nhiên, sau cùng chúng lại không thể bắn hạ được một chiếc UAV.

    [​IMG]
    Nhiệm vụ bảo vệ không phận Israel được giao cho liên đoàn máy bay chiến đấu 168 của nước này với những chiếc tiêm kích đa năng F-16, cùng với đó là một hệ thống tên lửa đánh chặn tầm xa Patriot PAC-2. Trước đó vào năm 2014, liên đoàn 168 từng tiến hành đánh chặn thành công một số vụ tấn công bằng rocket và xâm nhập bằng UAV vào Israel.
    http://www.haaretz.com/israel-news/.premium-1.731791?v=FBA948A024EE9BDEDC0D301D5767638E
    --- Gộp bài viết: 11/08/2016, Bài cũ từ: 11/08/2016 ---
    Hồi năm 2008 MiG-29 Nga còn bắn rụng được UAV Gruzia



    Rồi trước đó, 2003 MiG-25 cũng bắn rụng UAV Mỹ



    Gần đây UAV Mỹ cũng bị Syri bắn rụng bằng AA gun

    --- Gộp bài viết: 11/08/2016 ---


    Pháo phòng không, máy bay chiến đấu sản xuất bởi LX cũ cũng bắn hạ được UAV tối tân do Mỹ sản xuất, trong khi đó UAV của Nga bị đánh giá kém hơn lại thoát khỏi hệ thống vũ khí của Mỹ

    Điều này chứng tỏ Do Thái ko có vũ khí đánh UAV hiệu quả, UAV được thiết kế nhỏ, nhiều vật liệu compousite nên RCS rất thấp, IR cũng thấp nốt do động cơ turbofan , vậy mà hệ thống PAC-2 + F-16 cũng bó tay, chứng tỏ dù có phát hiện được. Mấy hệ thống Stinger, Iron Dome hoặc TCM-20, Machbet chắc chắn cũng bất lực, vì biên giới Do Thái-Syria được trang bị tận răng kia mà

    Với đối thủ truyền kiếp như Iran, chỉ cần sản xuất RQ-170 nhái, nhồi bom cảm tử, là tê liệt PK Do Thái ngay
    Lần cập nhật cuối: 11/08/2016
    matkinhbuchang thích bài này.
  2. hinado_02

    hinado_02 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/08/2016
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1.052
  3. Racuta

    Racuta Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    823
  4. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Mỹ tìm cách hóa giải chiến thuật bầy đàn của hải quân Iran
    Quốc Việt | 02/09/2016 10:10

    1
    [​IMG]
    Tàu tuần tra cao tốc, nòng cốt trong chiến thuật "bầy đàn" trên biển của Hải quân Iran. Ảnh: Fars
    Chuyên gia quân sự hàng đầu của Mỹ kiến nghị giải pháp triển khai trực thăng tấn công lên các tàu khu trục hay dùng vũ khí laser để chống chiến thuật bầy đàn của Iran.
    Reuters cho biết, tuần trước, 4 lần tàu cao tốc của Hải quân Iran đã quấy rối tàu tuần tra của Hải quân Mỹ hoạt động ở vịnh Ba Tư. Ngày 23/8, 4 tàu tuần tra cao tốc của Iran đã tăng tốc tiếp cận ở cự ly khoảng 274 m từ tàu khu trục USS Nitze (DDG-94) ở eo biển Hormuz. Tàu khu trục Mỹ đã bắn pháo sáng cảnh báo và tàu Iran đã rút lui.

    Một ngày sau, 3 tàu cao tốc khác di chuyển vòng tròn quanh tàu tuần tra USS Tempest và USS Spuall. Thậm chí một tàu Iran đã tăng tốc hướng về Tempest và có thể dẫn đến va chạm. Tàu Spuall buộc phải bắn loạt đạn để cảnh báo tàu Iran.

    Các tàu Iran rút lui và vài giờ sau lại thực hiện hành động tương tự với tàu khu trục USS Stout (DDG-55). Đây không phải là lần đầu tiên các tàu Iran quấy rối chiến hạm Mỹ. Trong tháng 7, 5 tàu cao tốc Iran đã tiếp cận ở cự ly khoảng 457 m từ tàu đổ bộ trực thăng USS New Orleans (LPD-18).

    Ngày 15/8, trong quá trình tập trận bắn đạn thật, tàu chiến Iran đã bắn tên lửa rơi cách hai tàu chiến Mỹ chỉ vài kilomet. Trong năm 2015, Vệ binh Cách mạng Iran đã khoe cảnh tấn công vào một mục tiêu mô hình tương tự tàu sân bay Mỹ.

    Các sự việc kết thúc mà không dẫn đến sự cố đáng tiếc nào. Tuy nhiên, việc tàu cao tốc Iran quấy rối tàu tuần tra Mỹ cung cấp một cái nhìn thoáng qua về chiến lược của Iran có thể sử dụng trong một cuộc chiến trên biển.

    Chiến thuật bầy đàn

    Nhà phân tích quân sự David Axe, quản lý trang mạng quốc phòng War is Boring (một trong mười trang mạng quân sự hàng đầu thế giới) lập luận, đối mặt với hỏa lực mạnh và tinh vi của Hải quân Mỹ, quân đội Iran trong nhiều thập kỷ qua đã cố gắng phát triển chiến thuật “bầy đàn” nhằm làm giảm ưu thế công nghệ của Mỹ.

    Ông Axe cho rằng, thay vì cố gắng phát triển kho vũ khí phù hợp năng lực của vũ khí Mỹ, Iran triển khai số lượng lớn các hệ thống đơn giản trên đất liền, trên biển và trên không. Mục đích của kế hoạch là tạo ra sự áp đảo về số lượng so với Mỹ.

    Một con ong có thể chỉ gây phiền toái cho con người, nhưng một đàn ong có thể gây chết người. Đó là chiến thuật mà Iran đang hướng tới. Không chỉ hải quân, Vệ binh Cách mạng Iran cũng áp dụng chiến thuật “bầy đàn” ở trên không và trên mặt đất.

    Các tàu chiến lớn của Iran chủ yếu phục vụ cho mục đích ngoại giao. Những tàu chiến này không thường xuyên được triển khai hoạt động xa bờ, nhưng gần đây đã được điều động triển khai tới những vùng biển xa xôi, thăm Syria, Trung Quốc.

    Giải pháp

    Lầu Năm Góc từ lâu đã nhận thức được sự nguy hiểm của chiến thuật “bầy đàn” của Iran và đang phát triển các vũ khí mới để đối phó. Ông Axe cho rằng, trong lịch sử, Hải quân Mỹ thường được đào tạo để chiến đấu với đối phương có vũ khí và tàu chiến tương đương.

    Do đó, Hải quân Mỹ cần phải suy nghĩ lại trước mối đe dọa từ số lượng lớn các tàu cao tốc nhanh nhẹn, chi phí thấp. Những năm 1980 khi Hải quân Mỹ đưa trực thăng tấn công lên hoạt động ở một số tàu khu trục triển khai ở vịnh Ba Tư. Ông Axe cho rằng, đó là giải pháp tốt để vô hiệu hóa các tàu cao tốc của Iran.

    [​IMG]
    Vũ khí laser năng lượng cao, công cụ hiệu quả để vô hiệu hóa chiến thuật bầy đàn của Iran. Ảnh: Hải quân Mỹ

    Bên cạnh đó, trong năm 2012, Hải quân Mỹ đã nâng cao khả năng tác chiến cho các trực thăng tấn công hoạt động trên chiến hạm bằng tên lửa dẫn đường laser mới. Hệ thống vũ khí mới được gọi là APKWS cho phép tấn công các mục tiêu di chuyển ở tốc độ cao.

    Mỗi APKWS chứa 7 tên lửa nhỏ có thể tấn công mục tiêu riêng biệt. Các thử nghiệm thực địa cho kết quả, xác suất tiêu diệt mục tiêu của tên lửa lên đến 95%. Đây là vũ khí hiệu quả để vô hiệu hóa chiến thuật “bầy đàn” của Iran.

    Ngoài ra, vũ khí laser cũng là một giải pháp khả thi khác để đối phó với chiến thuật “bầy đàn”. Năm 2014, Hải quân Mỹ đã lắp vũ khí laser năng lượng cao LaWS lên tàu đổ bộ USS Ponce hoạt động ở vịnh Ba Tư. Hệ thống vũ khí laser đã thử nghiệm tiêu diệt thành công các xuồng cao tốc, máy bay không người lái.

    Hải quân Mỹ đang có kế hoạch mở rộng trang bị vũ khí laser cho các tàu chiến hoạt động ở tiền tuyến. Khả năng tấn công nhanh, chính xác của vũ khí laser là lựa chọn hợp lý để chống lại chiến thuật của Hải quân Iran.
    http://soha.vn/my-tim-cach-hoa-giai-chien-thuat-bay-dan-cua-hai-quan-iran-20160902090614602.htm
  5. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Iran ra mắt tàu hai thân tàng hình để bắt tàu Mỹ?
    (Vũ khí) - Không chỉ thành công trong lĩnh vực tên lửa, Iran vừa chứng tỏ khả năng đóng tàu của mình khi cho ra mắt chiến hạm tàng hình 2 thân cực ấn tượng.
    Ngày 13/9, Hải quân Iran đã chạy thử thành công chiến hạm tàng hình 2 thân trước sự chứng kiến của nhiều tướng lĩnh cấp cao.

    "Tàu chiến Shahid Nazeri đã có thể gia nhập Lực lượng Hải quân Iran", Tư lệnh Hải quân vùng II Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, Tướng Ali Razmjou phát biểu tại sự kiện trọng đại này.

    Hải quân Iran cho biết, chiến hạm tàng hình Shahid Nazeri có thể hoạt động trong vịnh hẹp và chở được 100 quân nhân cùng hàng chục trực thăng quân sự.

    [​IMG]
    Chiến hạm Shahid Nazeri.
    Trước khi công khai chiến hạm Shahid Nazeri, Tư lệnh Hải quân Iran-Đô đốc Ali Fadavi từng tuyên bố: "Chúng ta có thể tăng tốc tàu chiến trang bị tên lửa và ngư lôi hiện đại lên đến 148 km/h, và vận tốc này đã được kiểm nghiệm thực tế và bây giờ, chúng ta bắt đầu đóng nhiều tàu chiến mới", ông Fadavi nói.

    Tuy nhiên, theo tuyên bố của ông Ali Razmjou trong lần ra mắt, chiến hạm tàng hình Shahid Nazeri đạt tốc độ cực ấn tượng khi nó có thể lướt trên mặt nước với 222 km/h, được trang bị tên lửa, ngư lôi có khả năng tấn công tàu địch ở khoảng cách đến 100 km.

    >>Clip: Lính Mỹ khóc nức nở khi bị Iran bắt giữ

    Được biết, chiến hạm Shahid Nazeri là thành tựu quốc phòng mới nhất của Iran trong thời gian qua sau khi nước này đạt được bước tiến lớn trong việc sản xuất tên lửa. Vụ thử tên lửa chiến lược gần đây nhất mà Tehran thực hiện là hồi đầu tháng 5/2016.

    Theo Anthony Cordesman, một nhà nghiên cứu ở Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế, tên lửa mới thử nghiệm của Iran có tên Emad, thuộc loại tên lửa tầm trung, có tầm phóng khoảng 1.700km, độ chính xác trong vòng bán kính 500m và có đầu đạn nặng 750 kg.

    Đây được cho là một biến thể của tên lửa Shahab-3 sử dụng nhiên liệu lỏng, đã từng được biên chế hồi năm 2003 và có tầm bắn tương đương.

    Hiện tuy Tehran chưa đạt đến trình độ phát triển được tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) nhưng công nghệ chế tạo tên lửa của Iran trong những năm gần đây đã tiến bộ rất nhanh.

    [​IMG]
    Chiến hạm tàng hình 2 thân Shahid Nazeri.
    Giai đoạn đầu, Iran cũng chế tạo tên lửa theo nền tảng công nghệ của dòng tên lửa đạn đạo tầm ngắn, nhiên liệu lỏng Scud của Liên Xô, thông qua con đường mua lại các phiên bản cũ của Lybia và phiên bản nội hóa của Triều Tiên, với sự giúp đỡ kỹ thuật của Bắc Kinh và Bình Nhưỡng.

    Tiếp theo, Tehran đã nỗ lực nâng cao trình độ công nghệ với việc cải tiến tên lửa nhiên liệu lỏng thành nhiên liệu rắn. Đến năm 2005, Iran đã thành công với tên lửa đạn đạo tầm trung Shahab-3, có tầm phóng vào khoảng 2000km, có khả năng tấn công vào lãnh thổ Israel.

    Ngoài ra, Iran cũng đã tự nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung QADR1 có tầm hoạt động 1.800-2000 km. Loại tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn này đã được trưng bày lần đầu tiên vào “Ngày quân đội quốc gia” năm 2008.

    Iran cũng đã chế tạo thành công tên lửa đạn đạo chống hàng không mẫu hạm hạm có uy lực cực lớn, đặt tên là Khalije Fars (Persian Gulf), chế tạo trên cơ sở của tên lửa Conqueror-110. Theo các phương tiện truyền thông của Iran, tên lửa này có tốc độ siêu âm, đầu đạn 650kg và tầm phóng 1200-1500km.

    Cũng trong giai đoạn này, Iran đã tìm cách phát triển các hệ thống chở-phóng tên lửa cơ động. Vào cuối những năm 1990, Iran đã có khoảng 100 bệ phóng di dộng dựa trên các xe di động của Liên Xô và Đức. Sau đó, nước này đã tìm kiếm sự giúp đỡ của Trung Quốc cho các tên lửa lớn hơn, tầm phóng xa hơn.

    Iran cũng đẩy mạnh phát triển tên lửa hành trình với sự hỗ trợ của Trung Quốc và Triều Tiên, sau đó tự thiết kế, chế tạo. Hiện tên lửa hành trình chống tàu của nước này đã đạt được những kết quả khả quan, ví dụ như tên lửa Raad có tầm bắn 400km, khả năng diệt được cả tàu sân bay với đầu đạn 500kg.

    Nước này cũng đã mua từ Ukraine các tên lửa hành trình đối đất, phiên bản phóng từ máy bay ném bom của Liên Xô là Kh-55, với tầm phóng lên tới 2500km. Sau đó, Tehran đã mổ xẻ nghiên cứu và phát triển các biến thể tên lửa hành trình đất đối đất.

    Đến năm 2013, Tehran đã làm chủ công nghệ tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm xa khi tuyên bố đã phát triển thành công tên lửa Sejil và Ghadr có tầm bắn 2.000km, khiến Israel và các căn cứ Mỹ ở Vùng Vịnh đã nằm trọn trong tầm ngắm của tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình Iran

    Iran ra mắt tàu hai thân tàng hình để bắt tàu Mỹ?
    (Vũ khí) - Không chỉ thành công trong lĩnh vực tên lửa, Iran vừa chứng tỏ khả năng đóng tàu của mình khi cho ra mắt chiến hạm tàng hình 2 thân cực ấn tượng.
    Ngày 13/9, Hải quân Iran đã chạy thử thành công chiến hạm tàng hình 2 thân trước sự chứng kiến của nhiều tướng lĩnh cấp cao.

    "Tàu chiến Shahid Nazeri đã có thể gia nhập Lực lượng Hải quân Iran", Tư lệnh Hải quân vùng II Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, Tướng Ali Razmjou phát biểu tại sự kiện trọng đại này.

    Hải quân Iran cho biết, chiến hạm tàng hình Shahid Nazeri có thể hoạt động trong vịnh hẹp và chở được 100 quân nhân cùng hàng chục trực thăng quân sự.

    [​IMG]
    Chiến hạm Shahid Nazeri.
    Trước khi công khai chiến hạm Shahid Nazeri, Tư lệnh Hải quân Iran-Đô đốc Ali Fadavi từng tuyên bố: "Chúng ta có thể tăng tốc tàu chiến trang bị tên lửa và ngư lôi hiện đại lên đến 148 km/h, và vận tốc này đã được kiểm nghiệm thực tế và bây giờ, chúng ta bắt đầu đóng nhiều tàu chiến mới", ông Fadavi nói.

    Tuy nhiên, theo tuyên bố của ông Ali Razmjou trong lần ra mắt, chiến hạm tàng hình Shahid Nazeri đạt tốc độ cực ấn tượng khi nó có thể lướt trên mặt nước với 222 km/h, được trang bị tên lửa, ngư lôi có khả năng tấn công tàu địch ở khoảng cách đến 100 km.

    >>Clip: Lính Mỹ khóc nức nở khi bị Iran bắt giữ

    Được biết, chiến hạm Shahid Nazeri là thành tựu quốc phòng mới nhất của Iran trong thời gian qua sau khi nước này đạt được bước tiến lớn trong việc sản xuất tên lửa. Vụ thử tên lửa chiến lược gần đây nhất mà Tehran thực hiện là hồi đầu tháng 5/2016.

    Theo Anthony Cordesman, một nhà nghiên cứu ở Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế, tên lửa mới thử nghiệm của Iran có tên Emad, thuộc loại tên lửa tầm trung, có tầm phóng khoảng 1.700km, độ chính xác trong vòng bán kính 500m và có đầu đạn nặng 750 kg.

    Đây được cho là một biến thể của tên lửa Shahab-3 sử dụng nhiên liệu lỏng, đã từng được biên chế hồi năm 2003 và có tầm bắn tương đương.

    Hiện tuy Tehran chưa đạt đến trình độ phát triển được tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) nhưng công nghệ chế tạo tên lửa của Iran trong những năm gần đây đã tiến bộ rất nhanh.

    [​IMG]
    Chiến hạm tàng hình 2 thân Shahid Nazeri.
    Giai đoạn đầu, Iran cũng chế tạo tên lửa theo nền tảng công nghệ của dòng tên lửa đạn đạo tầm ngắn, nhiên liệu lỏng Scud của Liên Xô, thông qua con đường mua lại các phiên bản cũ của Lybia và phiên bản nội hóa của Triều Tiên, với sự giúp đỡ kỹ thuật của Bắc Kinh và Bình Nhưỡng.

    Tiếp theo, Tehran đã nỗ lực nâng cao trình độ công nghệ với việc cải tiến tên lửa nhiên liệu lỏng thành nhiên liệu rắn. Đến năm 2005, Iran đã thành công với tên lửa đạn đạo tầm trung Shahab-3, có tầm phóng vào khoảng 2000km, có khả năng tấn công vào lãnh thổ Israel.

    Ngoài ra, Iran cũng đã tự nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung QADR1 có tầm hoạt động 1.800-2000 km. Loại tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn này đã được trưng bày lần đầu tiên vào “Ngày quân đội quốc gia” năm 2008.

    Iran cũng đã chế tạo thành công tên lửa đạn đạo chống hàng không mẫu hạm hạm có uy lực cực lớn, đặt tên là Khalije Fars (Persian Gulf), chế tạo trên cơ sở của tên lửa Conqueror-110. Theo các phương tiện truyền thông của Iran, tên lửa này có tốc độ siêu âm, đầu đạn 650kg và tầm phóng 1200-1500km.

    Cũng trong giai đoạn này, Iran đã tìm cách phát triển các hệ thống chở-phóng tên lửa cơ động. Vào cuối những năm 1990, Iran đã có khoảng 100 bệ phóng di dộng dựa trên các xe di động của Liên Xô và Đức. Sau đó, nước này đã tìm kiếm sự giúp đỡ của Trung Quốc cho các tên lửa lớn hơn, tầm phóng xa hơn.

    Iran cũng đẩy mạnh phát triển tên lửa hành trình với sự hỗ trợ của Trung Quốc và Triều Tiên, sau đó tự thiết kế, chế tạo. Hiện tên lửa hành trình chống tàu của nước này đã đạt được những kết quả khả quan, ví dụ như tên lửa Raad có tầm bắn 400km, khả năng diệt được cả tàu sân bay với đầu đạn 500kg.

    Nước này cũng đã mua từ Ukraine các tên lửa hành trình đối đất, phiên bản phóng từ máy bay ném bom của Liên Xô là Kh-55, với tầm phóng lên tới 2500km. Sau đó, Tehran đã mổ xẻ nghiên cứu và phát triển các biến thể tên lửa hành trình đất đối đất.

    Đến năm 2013, Tehran đã làm chủ công nghệ tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm xa khi tuyên bố đã phát triển thành công tên lửa Sejil và Ghadr có tầm bắn 2.000km, khiến Israel và các căn cứ Mỹ ở Vùng Vịnh đã nằm trọn trong tầm ngắm của tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình Iran
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...than-tang-hinh-de-bat-tau-my-3318747/?paged=2
  6. kimdungs

    kimdungs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/07/2016
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    396
    con quái vật này thì bắt tầu mẽo bằng niềm tin =))
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    [​IMG]
  8. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Đằng sau gói viện trợ lịch sử Mỹ dành cho Israel
    (Vũ khí) - Hôm 14/9, Mỹ-Israel đã ký kết gói viện trợ quân sự trị giá lên đến 38tỷ USD - gói viện trợ lớn nhất trong lịch sử Washington dành cho đồng minh.
    Thỏa thuận mới đạt được giữa hai quốc gia đồng minh thân cận này sẽ bắt đầu có hiệu lực sau khi gói viện trợ hiện tại kết thúc vào năm 2018 và sẽ kéo dài trong vòng 10 năm.

    Theo đó, trong số 38 tỷ USD viện trợ này, khoảng 5 tỷ USD sẽ được Mỹ dành cho việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel. Được biết, Mỹ và Israel bắt đầu đàm phán về thỏa thuận gói viện trợ quân sự mới vào tháng 11/2015.

    Nhưng hai bên đã vấp phải nhiều bất đồng trong nhiều vấn đề bao gồm việc Israel yêu cầu Mỹ phải gia tăng khoản viện trợ thêm ít nhất là 1,5 tỷ USD/năm so với gói viện trợ cũ khoảng 3,1 tỷ USD/năm;

    Mỹ yêu cầu toàn bộ khoản tài chính viện trợ sẽ được sử dụng để mua các trang thiết bị quân sự do Mỹ sản xuất, trong khi Israel đòi hỏi một phần trong gói viện trợ sẽ được quy đổi ra đồng nội tệ để mua các sản phẩn quốc phòng do nước này tự sản xuất…

    Việc Mỹ đồng ý nâng mức viện trợ lên 3,8 tỷ USD/năm là một thành công của Israel. Tuy nhiên, theo nhận định của một số chiến lược gia quân sự, không phải ngẫu nhiên Mỹ lại hào phóng với Israel như vậy - một quốc gia đồng minh đang sở những công nghệ quốc phòng khiến cường quốc Mỹ cũng phải thèm muốn.

    Và đây rất có thể là cách Mỹ tiếp cận với công nghệ đỉnh cao của Israel thông qua hình thức viện trợ.

    - Hệ thống Iron Dome (Vòm sắt)

    Hiệu quả của Iron Dome đã gây ấn tượng mạnh vào cuối năm 2012, khi nó hạ được 3 trong số 4 tên lửa trên bầu trời Tel- Aviv. Điểm đặc biệt là Iron Dome được thiết kế để không đánh chặn các tên lửa nếu theo tính toán chúng sẽ bay đến các khu vực không dân cư (rất tiết kiệm), và ngoài tất cả những ưu điểm khác, nó còn rất hiệu quả kể cả trong đánh chặn các tên lửa phóng loạt lẫn những đầu đạn riêng rẽ.

    [​IMG]
    Hệ thống Iron Dome.
    Ví dụ, trong số 1.500 quả tên lửa bắn vào Israel tháng 11/2012, 500 quả đã bị bắn hạ, số còn lại rơi xuống các khu vực sa mạc, xuống biển và không gây tổn thất nào cho Israel. Ngoài ra, trong thử nghiệm, Iron Dome còn đánh chặn được cả đạn cối.

    Tổ hợp Iron Dome gồm có tên lửa đánh chặn Tamir, trung tâm điều khiển tác chiến, tổ hợp (bệ) phóng và radar giám sát, khóa mục tiêu và dẫn đường EL/M-2084 của Israel Aerospace Industries Elta Systems (IAI Elta như đã nói ở phần trước).

    Một radar và một trung tâm điều khiển có thể sử dụng cho 2 tổ hợp phóng tên lửa. Radar chỉ tọa độ mục tiêu cho Tamir và đảm bảo dữ liệu cho Tamir trong suốt thời gian bay mặc dù trên Tamir có radar riêng và tự thực hiện nhiệm vụ đánh chặn mục tiêu ở giai đoạn cuối .

    Hiện nay, Không quân Israel có 9 đại đội Iron Dome. Dự tính đặt mua thêm 15 hệ thống nữa (phần lớn bằng kinh phí của Mỹ). Thông tin mới nhất liên quan đến Iron Dome. Ngày 18/5/2016 đã xuất hiện thông tin về việc thử nghiệm thành công hệ thống phòng Iron Dome trên tàu có tên gọi là C-Dome. Các thử nghiệm đã được tiến hành trong tháng 2/2016.

    - Hệ thống David’s Sling

    Tăng cường cho Iron Dome là tổ hợp tên lửa chống tên lửa (đánh chặn) David’s Sling cũng do Rafael thiết kế chế tạo. Theo đại diện của Công ty này, David’s Sling đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm gần, các mối đe dọa đường không truyền thống và "tất cả những gì bay được trong bầu khí quyển và những gì mà tổ hợp Iron Dome chưa bắn hạ được".

    Trong thành phần tổ hợp David’s Sling (hợp tác thiết kế với Tập đoàn Raytheon của Mỹ), có radar EL/M-2084 của IAI Elta Systems, tên lửa đánh chặn Stunner, các tổ hợp phóng và trung tâm điều khiển hỏa lực. Stunner là tên lửa đánh chặn trực tiếp có kênh truyền dữ liệu hai hướng. Tên lửa đánh chặn Stunner có hệ thống dẫn đường radar và quang- điện tử và có cự ly hoạt động hiệu quả từ 70 đến 250 km.

    Điều đó có nghĩa là Stunner có thể đánh chặn các mục tiêu mà Tamir không thể (như đã nói ở trên). Công ty Rafael đã giành được hợp đồng thiết kế David’s Sling năm 2006 và Tập đoàn Mỹ Raytheon đã giúp Rafael rất hiệu quả khi thiết kế tổ hợp phóng.

    Nếu Iron Dome đối phó rất hữu hiệu với các mục tiêu tầm gần thì nhiệm vụ của David s Sling – đánh chặn các mục tiêu ở độ cao và cự ly lớn - tên lửa đạn đạo. Theo thông tin từ nhà sản xuất, việc triển khai David’s Sling sẽ được hoàn tất trong năm nay (2016).

    - Hệ thống ARROW-II/III của IAI

    Nhà thầu chính của chương trình là Công ty IAI (cũng như trong các chương trình khác như đã đề cập ở phần trên), phía Mỹ (trong đó có Công ty Boeing) hợp tác thiết kế. Hai bên bắt đầu hợp tác bắt đầu từ năm 1986, ngay sau khi Mỹ và Israel ký Bản ghi nhớ về giúp đỡ lẫn nhau và phân chia nghĩa vụ chịu rủi ro tài chính giữa hai bên.

    Chương trình Arrow đã qua một số giai đoạn: phiên bản đầu Arrow -1 đã qua thử nghiệm một số lần trong những năm 90, có cự ly bắn 50 km. Sau đó là phiên bản Arrow -2. Những thử nghiệm cho thấy tên lửa này có khả năng tiêu diệt tên lửa- mục tiêu ở cự ly 100 km.

    [​IMG]
    Đạn tên lửa của hệ thống Arrow.
    Công tác thiết kế thử nghiệm hoàn tất vào cuối những năm 90. Từ đó đến nay Arrow –II đã qua mấy lần cải tiến (thuật ngữ nước ngoài - “ Block”), trong đó có phiên bản Arrow-II Block-II có thể tiêu diệt mục tiêu ở độ cao 60 km và phiên bản Arrow-II Block-III.

    Sau khi hoàn thiện, hệ thống có tên là Arrow-II Block-IV, - nó có thể bắn hạ các tên lửa đạn đạo tầm trung Iran (1930 km) Shahab-3. Cuối cùng, trong phiên bản Arrow-II Block-V đã kết hợp các khả năng của các phiên bản Arrow-II và Arrow-III.

    Hiện nay , trong thành phần của một tổ hợp Arrow có Arrow-II đánh chặn các mục tiêu ở phần quỹ đạo trong khí quyển và ngoài khí quyển. Từ năm 2006, khi tiến hành các thử nghiệm cả trong và ngoài bầu khí quyển, Arrow-II đã đánh chặn thành công 100 % các mục tiêu là tên lửa đạn đạo. Hiện nay, công tác hoàn thiện Arrow-III đánh chặn ngoài bầu khí quyển vẫn đang được tiếp tục.

    Đến thời điểm hiện tại, mới chỉ tiến hành một thử nghiệm đối với Arrow-III vào tháng 2/2013. Nếu như Arrow –II có thể coi là tên lửa chiến dịch (phạm vi chiến trường), thì Arrow –III là tên lửa cấp chiến lược (đảm bảo an ninh quốc gia).

    Nguyên tắc hoạt động của Arrow –III: sau khi phóng, tên lửa sẽ bay vòng trên vũ trụ trong một thời gian nhất định, sau đó khi phát hiện tên lửa của đối phương thì Arrow-III sẽ lao thẳng vào mục tiêu để tiêu diệt. Arrow-III có thể sử dụng bệ phóng và trung tâm điều khiển của phiên bản Arrow-II. Và theo kế hoạch, Arrow-III sẽ đưa vào trực chiến trong năm 2018.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...o-lich-su-my-danh-cho-israel-3318909/?paged=2
  9. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Bằng chứng Israel có số lượng vũ khí hạt nhân cực lớn
    (Vũ khí) - Dù chưa bao giờ công nhận nhưng nhiều bằng chứng cho thấy Israel hiện đang sở hữu số lượng vũ khí hạt nhân cực lớn.
    Israel sở hữu 200 vũ khí hạt nhân

    Hãng thông tấn Nga Sputniknews vừa công bố một bức thư điện tử của đảng Dân chủ Mỹ mới bị rò rỉ, được đăng tải trên website DCLeaks.com.

    Theo đó, ông Colin Powell, Cựu ngoại trưởng Mỹ cho biết Israel đang sở hữu khoảng 200 vũ khí hạt nhân, tất cả nhằm vào Tehran.

    [​IMG]
    Ông Colin Powell, Cựu ngoại trưởng Mỹ cho biết Israel đang sở hữu khoảng 200 vũ khí hạt nhân, tất cả nhằm vào Tehran.
    Cụ thể, trong một email trao đổi với các nhà tài trợ và đối tác Jeffrey Leeds của đảng Dân chủ, ông Powell đã tiết lộ về kho vũ khí khổng lồ của Israel trong khi đang thảo luận về bài phát biểu của Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu liên quan đến thỏa thuận hạt nhân với Iran.

    Ông Powell nói rằng Iran sẽ không bao giờ sử dụng vũ khí hạt nhân, trong khi đó Israel sở hữu hàng trăm, Mỹ sở hữu hàng nghìn vũ khí hạt nhân.

    Ngoài ra, Cựu Ngoại trưởng Mỹ khẳng định, Iran sẽ không sử dụng bom nguyên tử, ngay cả khi có nó vì “các chàng trai ở Tehran biết rằng Israel có tận 200, tất cả nhằm vào Tehran và chúng ta thì có hàng ngàn (vũ khí hạt nhân)”.

    Bí mật kho vũ khí hạt nhân của Israel

    Nhiều bằng chứng cáo buộc Israel

    Thực tế Israel chưa bao giờ công khai xác nhận rằng họ sở hữu vũ khí hạt nhân mặc dù tồn tại một bí mật rằng Israel là đất nước được vũ trang rất tốt.

    Để minh chứng cho điều này, các chuyên gia đã đưa ra nhiều bằng chứng thuyết phục về việc Tel-Aviv đang có trong tay nhiều loại vũ khí hủy diệt này.

    Theo nguyệt san "Tuyệt mật" của Nga hồi tháng 6/2015, bất chấp sự phản đối trong nước, năm 1960, lò phản ứng hạt nhân ở Sorek của Israel bắt đầu hoạt động.

    Đến trước cuộc chiến tranh Sáu ngày (năm 1967), Israel đã có vài quả bom nguyên tử, còn vào đầu những năm 1970, Israel chế tạo khoảng 10 quả bom nguyên tử mỗi năm, mỗi quả có sức công phá từ 130 đến 260 kiloton (gấp 10 lần quả bom Mỹ ném xuống Hirosima).

    [​IMG]
    Tham vọng vũ khí hạt nhân của Israel.
    Theo một số nguồn khác, từ mùa xuân năm 1967 Israel đã lên kế hoạch cho nổ hạt nhân dưới lòng đất để dằn mặt và hạ nhiệt các đầu nóng trong giới lãnh đạo các nước Ả rập.

    Thế giới chính thức biết về khả năng Israel đã có vũ khí hạt nhân vào năm 1985, khi một cựu nhân viên của Lò phản ứng hạt nhân cạnh Dimon tên là Mordehai Vanunu, do tức giận vì bị sa thải đã chụp ảnh lò phản ứng này và kể cho phóng viên Columbia Oscar Gerrero về việc cái “nhà máy dệt” kia đang sản xuất những gì.

    Tuy nhiên, theo một số nguồn khác thì người Mỹ biết về điều này sớm hơn nhiều. Năm 1963, chính phủ mới Israel được thành lập và thủ tướng mới là Levy Eshkol rất không tán thành các tham vọng hạt nhân của S.Peres (cựu Tổng thống Israel).

    Thêm nữa, đích thân Tổng thống Mỹ lúc đó là J.Kennedy cũng đã biết về chương trình này và bày tỏ sự “quan ngại sâu sắc” với Chính phủ mới của Israel.

    Vào năm 2008, cựu Tổng thống Jimmy Carter ước tính Israel có khoảng 150 đầu đạn hạt nhân. Đến năm 2014, ông Carter đưa ra con số 300 dựa trên tính toán về sự thay đổi kho vũ khí nước này trong giai đoạn 2008 - 2014.

    Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif nói với các phóng viên bên lề Hội nghị P5+1 tại Liên Hợp Quốc rằng, Israel sở hữu tới 400 đầu đạn hạt nhân.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...-co-so-luong-vu-khi-hat-nhan-cuc-lon-3319021/
  10. toiyeutrunghoa

    toiyeutrunghoa Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2016
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    6
    Mục kích duyệt binh khoe vũ khí "khủng" của Quân đội Iran

    Hàng năm Quân đội Iran vẫn thường xuyên tổ chức nhiều cuộc duyệt binh lớn, khoe hàng chục loại vũ khí mà phần lớn do nước này tự chế tạo, năm nay cũng vậy.
    [​IMG]

    Các đơn vị thuộc Quân đội Iran, Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC), lực lượng thực thi pháp luật và bán quân sự vừa tiến hành cuộc duyệt binh lớn ở Tehran vào sáng ngày hôm qua (21/9) nhân Tuần lễ quốc phòng Sacred.

    [​IMG]

    Cũng như các lần duyệt binh trước, duyệt binh năm 2016 của Quân đội Iran huy động một lượng lớn binh sĩ tinh nhuệ cùng hàng chục đơn vị vũ khí hiện đại do nước này tự sản xuất cũng như nhập khẩu.

    [​IMG]

    Trong ảnh là xe phóng tự hành với hai đạn tên lửa đối đất chiến lược Fateh-313 có tầm phóng lên tới 500km, trang bị đầu dẫn quang-điện pha cuối.

    [​IMG]

    Bệ phóng của một loại tên lửa đất đối hải do Iran phát triển.

    [​IMG]

    Binh sĩ Iran cưỡi mô tô địa hình cầm theo tên lửa vác vai.

    [​IMG]

    Tên lửa hành trình chống hạm Noor “sao chép” mẫu C-802 của Trung Quốc. Tầm bắn của nó ước tính đạt 200km.

    [​IMG]

    Bệ phóng tên lửa đất đối không Shahin của hệ thống Mersad do Iran phát triển trên cơ sở mẫu MIM-23 HAWK của Mỹ. Đạn tên lửa Mersad đạt tầm phóng khoảng 45km (có kế hoạch tăng lên 60km ở phiên bản cải tiến), tốc độ bay ước tính hơn Mach 2,4, dùng đầu dẫn radar bán chủ động.

    [​IMG]

    Bệ phóng tên lửa đất đối không tầm ngắn Rapier của Quân đội Iran trong duyệt binh. Loại tên lửa này vốn do Anh phát triển, chuyên dùng để chống mục tiêu ở tầm thấp, tầm gần với cự ly bắn tối đa ước tính 400m tới 8,2km, độ cao từ 3-5km.

    [​IMG]

    Xe jeep kiểu Iran mang bệ phóng tên lửa chống Toophan - sao chép mẫu TOW của Mỹ, tầm bắn khoảng 3,85km, dùng hệ dẫn đường laser với dây dẫn, sức xuyên giáp thép RHA ước tính 900mm sau ERA.

    [​IMG]

    Ngư lôi 533mm mẫu của Nga, trang bị trên tàu ngầm Kilo 877EKM được đem ra duyệt binh ở Thủ đô Tehran.

    [​IMG]

    Pháo phản lực phóng loạt nội địa do Iran tự phát triển.

    [​IMG]

    Bệ phóng và đạn của hệ thống tên lửa chiến thuật đất đối đất họ Zelzal có tầm phóng từ 200-400km.

    [​IMG]

    Bệ phóng tự hành hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Raad hoặc Ra'd (thần sấm) do Iran phát triển, trang bị cho Lực lượng Vệ binh Cách mạng (IRGC). Kiểu bệ phóng của hệ thống tên lửa này có nét giống với họ Buk và Kub của Nga. Raad được trang bị tên lửa đất đối không Taer-2 có tầm phóng 50km.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này