1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Pháo 57 khác pháo 37. Cụ kia nói có lý. Cứ đạt thành quả hãy nổ.
  2. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    cụ coi hết cái clip này đi

    đoạn 7p32s có nói sau khi chuẩn bị chiến đấu xong có thể rút toàn bộ kíp chiến đấu trên mâm pháo xuống hầm trú ẩn mà vẫn đảm bảo khả năng chiến đấu
  3. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Đoạn trước đó rõ ràng nói pháo 37 chỉ có trạm quan sát tự động của đại đội, rồi lắp thêm cái tai nghe cho pháo thủ nghe rõ khẩu lệnh, rồi nút bấm điện bắn đồng loạt. Tất cả là đặc trưng cho pháo 37 vẫn dùng người quay tay.

    Đoạn sau ông chỉ huy chém về pháo tự động. Ông ta ko hề nói về cụ thể loại pháo nào nhưng ai cũng biết ổng đang khoe về pháo 57. Loại đó cũng có trong trang bị của trung đoàn ông. Có hình ảnh pháo 57 trong clip chứ ko riêng pháo 37.

    Nói chung là đám phóng viên cố tình xào nấu chém gió cho nó hoành tráng hơn.
    oplot1Racuta thích bài này.
  4. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    Thế này máy bay Mỹ cũng chết chứ đừng nói máy bay tàu.
    Pháo 57 ly sản xuất theo công nghệ của Trung Quốc năm 60. Đã tích hợp được rada, và cơ chế chuyển động ngắm bán tự động. Chỉ việc nâng cấp thôi
    Còn pháo 37 ly nó làm theo công nghệ phát xít Đức những năm 1930. Bây giờ mà cải tiến để nó tự động bám mục tiêu thì cơ chế chuyển động nòng pháo là đập ra làm lại hết. Chỉ giữ mỗi cái nòng thôi.
    Các chú bộ đội cải tiến thế là chuẩn rồi, các cháu fan Mỹ không biết đừng nói bậy.
    Ý các cháu là các chú bộ đội cần phải làm ra cái này:
    https://viettimes.vn/bao-nga-viet-n...ngan-ten-lua-phong-khong-hien-dai-123301.html
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 12/04/2018, Bài cũ từ: 12/04/2018 ---
    Zu 22 M3 do Việt Nam tự nâng cấp
    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 12/04/2018
    oplot1 thích bài này.
  5. oplot1

    oplot1 Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/09/2017
    Bài viết:
    598
    Đã được thích:
    25
    Thằng duyvu kia ưng gì nổ nấy các đồng chí ko phải ngại nó, nó là bản sao của thằng rồ Mỹ despair
  6. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    Tích hợp thêm tên lửa Igla:
    [​IMG]
  7. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Philippines gần cạn sạch kho đạn trong cuộc chiến với phiến quân
    Quan chức Philippines thừa nhận nước này phải dựa vào nguồn viện trợ nước ngoài để có đạn dược cho 5 tháng chống phiến quân tại Marawi năm 2017.
    [​IMG]
    Binh sĩ Philippines chiến đấu tại Marawi trong tháng 8/2017. Ảnh: Philstar.

    "Trong chiến dịch Marawi, chúng ta gần cạn sạch các loại bom đạn cho lực lượng vũ trang. Điều này từng xảy ra trong cuộc chiến tổng lực năm 2000 với phiến quân Hồi giáo Moro. Tuy nhiên, tôi không thể cung cấp chi tiết do nó có thể làm lộ nhiều thông tin mật", GMA dẫn lời Trợ lý bộ trưởng quốc phòng Philippines Manuel Ramos trong phiên điều trần hôm 6/6.

    Ramos thừa nhận quân đội Philippines gặp vấn đề hậu cần nghiêm trọng khi không thể cung cấp đủ đạn cho binh sĩ tại Marawi. "May mắn là chúng ta được một số nước đồng minh hỗ trợ", quan chức này cho biết. Tuy nhiên, Ramos cũng tiết lộ Philippines không thể dễ dàng mua đạn từ nước khác vì nhiều lý do, ngay cả khi có tiền đầu tư.

    Philippines đang phải nhập khẩu khoảng 20 triệu viên đạn từ nước ngoài, chiếm 30% tổng số đạn bộ binh của quân đội nước này. "Chúng ta không có nguồn dự trữ đạn dược nếu tình huống khẩn cấp xảy ra, khiến quân đội Philippines phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ bên ngoài", Ramos kết luận.

    Khoảng 50 tay súng thuộc nhóm phiến quân Maute thân tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bắt đầu đánh chiếm thành phố Marawi, phía nam Philippines, từ ngày 23/5/2017. Quân đội Philippines với sự hỗ trợ của Mỹ tuyên bố giải phóng Marawi ngày 17/10.

    Theo Bộ Quốc phòng Philippines, sau 148 ngày giao tranh, lực lượng vũ trang nước này đã tiêu diệt tổng cộng 824 phiến quân, giải cứu 1.771 con tin, thu giữ 827 súng. Nhưng cuộc chiến cũng khiến 162 binh sĩ chính phủ thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương.
    https://vnexpress.net/tin-tuc/the-g...-trong-cuoc-chien-voi-phien-quan-3760723.html
  8. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    T-72B Đại bàng trắng của Lào mạnh không kém T-90S
    (Quốc phòng Việt Nam) - Theo một số nguồn tin từ Nga thì rất có thể sau giải đấu Tank Biathlon 2018, hợp đồng bán xe tăng T-72B Đại bàng trắng cho Lào sẽ được ký kết.
    Vào đầu tháng 4 năm nay, truyền hình Nga đã phát sóng phóng sự ghi lại chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Lào - Thượng tướng Chansamone Channhalat tới nhà máy sửa chữa tăng ở St. Petersburg.

    Tại đây, phía Nga đã giới thiệu trước phái đoàn quân sự Lào toàn bộ quy trình đại tu xe tăng T-72B, đồng thời trình diễn tính năng kỹ chiến thuật của phiên bản nâng cấp T-72B "Đại bàng trắng".

    Bộ trưởng quốc phòng Lào đã phát biểu rằng các loại xe tăng, thiết giáp của Liên Xô đã đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Lào và hiện tại vũ khí Nga sản xuất vẫn nền tảng sức mạnh của quân đội nước này. Đây được coi là chỉ dấu rõ ràng cho thấy Lào đã sắp đặt mua phiên bản T-72 nâng cấp này để hiện đại hóa lục quân.

    [​IMG]
    Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B "Đại bàng trắng"
    Quân đội nhân dân Lào được làm quen với xe tăng T-72B3 khi tham dự giải đấu Tank Biathlon 2017, nhưng do giá thành quá cao lên tới 3 triệu USD/xe mà Lào được cho là đã hướng đến phiên bản rẻ tiền hơn là T-72B "Đại bàng trắng".

    T-72B "Đại bàng trắng" là phiên bản nâng cấp từ những chiếc T-72B lưu kho của Nga được sản xuất từ thời Liên bang Xô Viết, "Đại bàng trắng" là gói nâng cấp hỏa lực nhanh giúp xe tăng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của chiến tranh hiện đại.

    Về cơ bản thì xe tăng "Đại bàng trắng" có hệ thống phòng vệ kém T-90S khi không được lắp giáp phản ứng nổ Kontakt 5 đời mới mà vẫn phải dùng Kontakt 1 cũng như không được trang bị hệ thống phòng vệ mềm Shtora-1, tuy nhiên về hỏa lực nó lại được đánh giá nhỉnh hơn.

    [​IMG]
    Xe tăng T-72B "Đại bàng trắng" sẽ giúp Quân đội nhân dân Lào lột xác so với hiện nay
    Xe tăng Đại bàng trắng" được trang bị hệ thống kính ngắm đa kênh quang ảnh nhiệt cho pháo thủ và trưởng xe Sosna-U do công ty Peleng của Belarus sản xuất, khách hàng có thể tùy chọn thêm một vài thiết bị điện tử có nguồn gốc phương Tây.

    Ngoài ra, xe còn được lắp đặt máy tính đường đạn và hệ thống theo dõi mục tiêu tự động, tích hợp tháp súng máy 12,7 mm điều khiển từ xa đi kèm camera hành trình. Hệ thống điện tử và kiểm soát hỏa lực của nó trội hơn đáng kể khi đặt cạnh T-90S.

    Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, do đây đều là các khung thân hầu như chưa được sử dụng và lại tích hợp khí tài điện tử thế hệ mới mà T-72B "Đại bàng trắng" đủ sức đối đầu với mọi chiến xa tối tân nhất vào thời điểm hiện tại, đây là một sự lựa chọn khá sáng suốt của Lào.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...g-trang-cua-lao-manh-khong-kem-t-90s-3360727/
  9. arkadin

    arkadin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2012
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    502
    Indonesia

    Hạ thủy tàu đổ bộ thứ 4, có thể chở tăng Leopard, trực thăng và hàng trăm lính bộ binh. Dự kiến đóng 12 tàu. Dài 117m, rộng 16.4m, tầm hoạt động 6000 hải lý.


    Nhận 18 pháo tự hành M109A4-BE SPHs từ Bỉ, tổng cộng Indo có 36 pháo + xe hỗ trợ.
    [​IMG]

    Thử nghiệm khả năng chống mìn của tăng Kaplan (hợp tác với FNSS Thổ Nhĩ Kỳ)
  10. nuocngavidai1st

    nuocngavidai1st Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/07/2018
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    38
    Indonesia - Quốc gia ĐNA có nền công nghiệp quốc phòng xuất sắc, Su-35 Nga tới tấp bay về!
    NGỌC HUY | 15/07/2018 13:46

    11

    [​IMG]
    Mua chiến hạm từ châu Âu, xe tăng từ Ba Lan, Đức, máy bay chiến đấu Mỹ, Nga…Động thái “đi trên dây” này có lẽ là một trong những bí quyết thành công của ngành CNQP Indonesia.
    Tiêm kích F-35I Adir Israel: Vĩ đại và "kinh dị"

    Với chiến lược tập trung phát triển cho công nghiệp quốc phòng nội địa nhiều năm qua, Indonesia đang "hái quả ngọt" với hàng loạt chủng loại vũ khí nội địa ra đời. Mặt khác, việc hợp tác sâu rộng với nhiều cường quốc quân sự đang biến Indonesia trở thành trung tâm đảm bảo kỹ thuật quân sự quốc tế của nhiều hãng chế tạo vũ khí lớn tại Đông Nam Á.

    Để có được kết quả như ngày nay, công nghiệp quốc phòng Indonesia cũng từng nếm nhiều trái đắng thất bại, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á cuối thập kỷ 1990 khiến nguồn lực dành quốc phòng bị cắt giảm đột ngột. Tuy nhiên, Indonesia đã gượng dậy và đang trở thành hình mẫu cho nhiều quốc gia châu Á khác học tập.

    Chỉ nhập khẩu những loại vũ khí không thể tự phát triển

    Phát triển công nghiệp quốc phòng là một hành trình dài cần sự đầu tư không chỉ về công nghệ, mà còn cả tiền của. Cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 gần như đã đánh gục nền công nghiệp quốc phòng nội địa của Indonesia khi nguồn lực dành cho quốc phòng của quốc gia Đông Nam Á này bất ngờ bị giảm vài lần chỉ sau thời gian ngắn.

    Tuy nhiên, sự phục hồi thần kỳ, cũng như dấu mốc đánh dấu sự phát triển của nền công nghiệp quốc phòng Indonesia như hiện này chính là chính sách tập trung cho nền quốc phòng nội địa của Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono. Cụ thể nhất chính là Đạo luật quốc phòng năm 2012 của Indonesia.

    Đạo luật trên yêu cầu Quân đội Indonesia bắt buộc phải mua các sản phẩm quốc phòng nội địa và chỉ nhập khẩu một số sản phẩm trong nước chưa có khả năng tự sản xuất và phát triển. Và tất nhiên, để quá trình này diễn ra thuận lợi, ngân sách quốc phòng của Indonesia tăng liên tục trong nhiều năm và nhanh chóng cán mốc 8 tỷ USD.

    Đây chính là động lực quan trọng để nền công nghiệp quốc phòng Indonesia phục hồi, cũng như sức ép buộc các doanh nghiệp quốc phòng nội địa phải tìm hướng phát triển vũ khí, trang bị phù hợp với nhu cầu của quân đội.

    [​IMG]
    Tiêm kích Sukhoi Su-35. Ảnh: Sputnik

    Với danh sách đầu tiên gồm 7 chủng loại vũ khí cơ bản, gồm: Tàu ngầm, máy bay chiến đấu, xe tăng hạng trung, radar, thiết bị thông tin quân sự…, Indonesia đã mau chóng tìm ra cách đáp ứng yêu cầu nhanh nhất đó là thành lập các liên doanh với đối tác nước ngoài để từng bước hoàn thiện CNQP nội địa, cũng như được tiếp cận và hấp thụ công nghệ từ các quốc gia tiên tiến.

    Điều này được cụ thể hóa bằng các chương trình hợp tác với Tập đoàn Damen Schelde Naval Shipbuilding (DSNS) của Hà Lan, đóng mới chiến hạm lớp Sigma; Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering, đóng mới tàu ngầm Type-206; Trung Quốc, phát triển tên lửa đối hạm C-705…

    Chính trong quá trình này, các doanh nghiệp nội địa Indonesia PT Dirgantara, PT PAL…có thể học hỏi và hoàn thiện cả về con người, lẫn phương thức sản xuất… Khi đã làm có thể hấp thụ được các công nghệ cơ bản, Indonesia hướng tới các loại vũ khí tinh vi hơn như máy bay chiến đấu.

    Các chương trình hợp tác với Airbus chế tạo máy bay quân sự C-295 hay KFX/IFX với Hàn Quốc…cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Một yếu tố quan trọng khác là trước khi tự sản xuất được, Indonesia đã đa dạng nguồn cung vũ khí từ khắp nơi trên thế giới.

    Với miếng mồi là các hợp đồng vũ khí lớn, Indonesia để tự các nhà thầu vũ khí cạnh tranh để buộc đưa ra những đề nghị hấp dẫn với mong muốn trúng thầu. Có thể thấy rõ ràng, Indonesia mua chiến hạm từ châu Âu; xe tăng từ Ba Lan, Đức; máy bay chiến đấu Mỹ, Nga…

    Động thái "đi trên dây" trên có thể là một trong những bí quyết làm nên sự thành công của công nghiệp quốc phòng nội địa Indonesia.

    Không chỉ dựa vào nguồn lực từ nước ngoài, Quân đội Indonesia cũng tích cực phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu trong nước phát triển các chương trình vũ khí nội địa phù hợp với yêu cầu tác chiến, cũng như điều kiện khí hậu và địa hình.

    Những lĩnh vực được ưu tiên phát triển chính là thiết bị bay không người lái, định vị GPS quân sự, súng trường tiến công… Những yếu tố trên chưa phải là bức tranh toàn cảnh, nhưng chính là những nét chấm phá tạo ra bước nhảy vọt thần kỳ của nền công nghiệp quốc phòng Indonesia sau 2 thập kỷ qua.

    [​IMG]
    Sukhoi Su-35S, loại tiêm kích đa nhiệm siêu cơ động mới của Nga. Ảnh: Sputnik

    Bắt đầu hái quả ngọt

    Quả ngọt đầu tiên chính là việc Indonesia đang từng bước tự chủ được nguồn cung vũ khí, trang bị quân sự nội địa với tính năng và khả năng chiến đấu tương đối tốt. Việc này đồng nghĩa là Indonesia sẽ không còn quá phụ thuộc vào nguồn vũ khí nhập khẩu, yếu tố quan trọng quyết định tới an ninh quốc gia.

    Quả ngọt thứ hai chính là việc Indonesia đang dẫn chuyển đổi từ nước nhập khẩu vũ khí, thành nước xuất khẩu các sản phẩm quân sự sang quốc gia thứ ba. Với lợi thế về giá thành, các sản phẩm quân sự của Indonesia như xe tăng Tiger, tên lửa diệt hạm C-205, máy bay vận tải quân sự C-295… sẽ sớm có khách hàng quốc tế.


    Quả ngọt thứ ba là việc nền công nghiệp quốc phòng Indonesia, nhất là công nghiệp phụ trợ đã đủ khả năng để biến đảo quốc này trở thành trung tâm hậu cần, kỹ thuật lớn cho nhiều hãng chế tạo vũ khí hàng đầu thế giới.

    Đối tác quan trọng và tiềm năng nhất chính là Nga. Indonesia từng tuyên bố sẽ mua tới 100 máy bay Sukhoi và nhiều sản phẩm quân sự khác của Nga. Đây chính là yếu tố quan trọng để Moscow phải "lại quả" bằng việc mở cơ hội hợp tác lắp ráp Su-35 tại Indonesia.

    Hơn thế nữa, Nga còn sẵn sàng chi tới 3,1 tỷ USD để hỗ trợ Indonesia thành lập các trung tâm bảo dưỡng vũ khí, trang bị quân sự Nga cho toàn khu vực Đông Nam Á. Liệu sau Nga, cường quốc quân sự nào sẽ là quốc gia kế tiếp có mặt tại Indonesia?

    So với nhiều mô hình phát triển công nghiệp quốc phòng nội địa thất bại tại châu Á, Indonesia dường như đã lách qua nhiều khe cửa hẹp để có được những thành quả như ngày hôm nay. Mô hình này liệu có thành công ở nơi nào khác tại Đông Nam Á hoặc châu Á? Câu trả lời chắc vẫn phải là hãy chờ xem…

    http://soha.vn/indonesia-quoc-gia-d...u-35-nga-toi-tap-bay-ve-20180715134604203.htm

Chia sẻ trang này