1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quân đội Ấn độ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi chipheovd, 30/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Jaguar lại rơi và tuyên bố choáng về Không quân Ấn Độ
    (Vũ khí) - Hôm 5/6, một chiến đấu cơ Jaguar của Không quân Ấn Độ bất ngờ rơi trong quá trình bay huấn luyện gần làng Beraja-Ramaniya, thuộc bang Gujarat.
    Thông tin về vụ tai nạn này được phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Ấn Độ – Manish Ojha xác nhận và cho biết, hiện trường xảy ra tai nạn được xác định gần làng Beraja-Ramaniya, thuộc bang Gujarat (Ấn Độ).

    Mảnh vỡ máy bay nằm rải rác trong khu vực bán kính 2 dặm cho thấy, chiếc chiến đấu cơ này đã phát nổ trước rơi xuống đất. Phi công Sanjay Chauhan điều khiển máy bay bị thương nặng và đã tử vong sau khi được đưa đến viện cấp cứu.

    [​IMG]
    Xác chiếc Jaguar vương vãi khắp nơi.
    Hiện cơ quan chức năng đang tích cực tìm kiếm hộp đen nhằm điều tra nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn đáng tiếc này.

    Được biết, đây là lần thứ 2 chiến đấu cơ Jaguar của Ấn Độ gặp nạn trong 2 năm gần đây. Vụ việc trước đó xảy ra vào tháng 8/2016 trong một buổi diễn tập cũng tại bờ biển phía Tây bang Gujarat.

    Tờ New Indian Express cho biết, rất may mắn viên phi công được cho là đã nhảy dù an toàn: "Chiếc máy bay một chỗ ngồi Jaguar rơi chỉ vài phút sau khi rời căn cứ không quân Bhuj vì lý do trục trặc kĩ thuật".

    Chiếc Jaguar gặp nạn chỉ 8 ngày sau khi một chiếc trực thăng đa năng loại HAL Dhruv của Không quân Ấn Độ gặp sự cố khiến 5 người chết. Rõ ràng, Không quân Ấn Độ cần phải xem lại khâu bảo dưỡng hàng không của nước này. Được biết đây là sự cố nghiêm trọng thứ 14 trong vòng hơn 10 năm sử dụng của loại máy bay này.

    Theo số liệu trang The Aviationist có được cho biết, chỉ 3 năm trở lại đây Không quân Ấn Độ đã chịu tổn thất trên 30 máy bay chiến đấu và 6 phi công.

    Loại máy bay bị rơi nhiều nhất ở Ấn Độ là những chiếc tiêm kích đánh chặn MiG-21, tiếp đến là MiG-27.

    Đặc biệt ngay cả những chiến đấu cơ thế hyệ mới của nước này cũng liên tục gặp nạn như Su-30MKI, Mirage-2000… và đặc biệt vào ngày 28/3 là một chiếc C-130J Hercules do Mỹ sản xuất. Việc các máy bay quân sự Ấn Độ liên tục gặp nạn được các chuyên gia lý giải với nhiều nguyên nhân khác nhau.

    The Aviationist cho rằng, không chỉ có MiG-21 mà bất cứ dòng máy bay nào trong Không quân Ấn Độ đều có thể biến thành quan tài bay với nhiều nguyên nhân khác nhau.

    Nguyên nhân đầu tiên là chất lượng bảo dưỡng tồi tệ: Những chiếc máy bay chiến đấu đắt tiền bị phơi mưa phơi nắng dưới khí hậu khắc nghiệt là hình ảnh thường gặp của Không quân Ấn Độ trong khi các thiết bị điện tử thì cực kỳ nhạy cảm, khó chiều. Không quân Ấn Độ gần đây mới tiến hành một loạt các dự án xây dựng nhà chứa để bảo quản máy bay.

    Có thể lấy ví dụ về những chiếc Su-30K được Ấn Độ trả lại Nga sau khi nhận đủ số Su-30MKI: Mới trải qua trên dưới 10 năm sử dụng nhưng đã xuống cấp thảm hại. Tiền đại tu giữa vòng đời của chúng tiêu tốn một khoản tiền gần bằng mua máy bay mới.

    Quy trình lắp ráp, sản xuất phụ tùng tồn tại nhiều sai sót: Tỷ lệ tai nạn của MiG-21 mới do Ấn Độ tự lắp ráp và hiện đại hóa trong nước còn cao gấp nhiều lần phiên bản nhái J-7 của Trung Quốc cũng như MiG-21 cũ đã qua sử dụng nhiều năm của các nước.

    Các chuyên gia Nga sau khi điều tra đã đưa ra kết luận là quy trình lắp ráp và sản xuất phụ tùng máy bay tại Ấn Độ đang tồn tại nhiều sai sót cực kỳ nghiêm trọng, không thể chấp nhận.

    Gần đây nhất, Dassault của Pháp cũng từ chối việc bảo hành cho những chiếc Rafale sẽ được Ấn Độ lắp ráp trong nước vì lo ngại chúng sẽ không được làm đúng quy trình và có thể người Ấn Độ lại biến chúng thành những "cỗ quan tài bay".

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...-tuyen-bo-choang-ve-khong-quan-an-do-3359500/

    Cứ đà này KQ Ấn Độ chả còn máy bay mà chiến đấu nữa, vậy mà rồ Mỹ, anti TQ bảo là máy bay TQ dỏm hơn, rơi nhiều hơn, nhưng thực tế thì máy bay Ấn độ mua của Tây rơi nhiều hơn mới đau

    Thực tế năng lực bảo trì, bảo dưỡng của Ấn cực kì tệ hại, thành ra máy bay đa quốc gia rơi rụng trục trặc nhiều là vì vậy, trong biên chế TQ cũng có nhiều máy bay nước ngoài như Su-27/30, S-70, TU-154 nhưng có bao giờ tai nạn ?! ko những J7 mà dây truyền sản xuất H6 dựa trên Tu-16 mặc dù lỗi thời nhưng vẫn đảm bảo độ an toàn, ko có 1 chiếc H6 nào kể cả bản xuất khẩu bị tai nạn trong suốt hàng chục năm
    Lần cập nhật cuối: 07/06/2018
  2. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    IAF ( Không quân Ấn Độ ) mất liên tục 2 con Jaguar liên tiếp trong vòng 72 giờ , quá tệ hại
    meo-us.o.g thích bài này.
  3. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
  4. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Ấn Độ bị Pháp "chơi" và nỗi thất vọng mang tên vũ khí nội địa: Người giàu cũng khóc!
    Ngọc Huy | 08/06/2018 07:45

    6

    [​IMG]
    Được coi là cường quốc mới nổi, gần đây Ấn Độ rất tích cực nâng cao năng lực quốc phòng của mình thông qua việc tiếp nhận công nghệ từ nước ngoài qua các hợp đồng vũ khí tỷ USD.
    Nga cứ mang tên lửa S-300 đến Syria, Israel có vũ khí khắc chế: "Xử đẹp trong 1 nốt nhạc"?

    Tuy nhiên, quá trình trên của Ấn Độ không diễn ra một cách suôn sẻ, khi New Delhi dường như là "con gà đẻ trứng vàng" đối với các nhà thầu vũ khí quốc tế, hơn là một đối tác với họ. "Quả đắng" hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu thế hệ 4+ Rafale có thể là minh chứng rõ ràng cho điều đó.

    Nỗi thất vọng mang tên… vũ khí nội địa

    Có thể khẳng định rõ ràng, sau nhiều thập kỷ được tập trung đầu tư, nhưng ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ đang thể hiện không tương xứng với số tiền và kỳ vọng từ New Delhi.

    Có rất nhiều vấn đề dẫn tới thực trạng như vậy, nhưng rõ ràng sự thiếu nhất quán, đấu tranh nội bộ, tham nhũng và thiếu các công nghệ quân sự lõi có thể coi là nguyên nhân chính.

    Ngành công nghiệp quốc phòng yếu kém đã dẫn tới việc hàng loạt sản phẩm vũ khí, trang bị quân sự nội địa của Ấn Độ dù rất được kỳ vọng nhưng lại thường xuyên chậm tiến độ, chi phí phát triển đội lên cao và thậm chí là trở nên lạc hậu trước cả khi xuất hiện.

    Ví dụ cho điều này có thể rất dễ dàng nhìn thấy qua các chương trình phát triển xe tăng Ajrun và máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas của Ấn Độ.

    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas.

    Quá trình phát triển những dòng vũ khí này đều kéo dài nhiều thập kỷ, mắc phải quá nhiều lỗi kỹ thuật và đến khi ra mắt đều bị Quân đội Ấn Độ từ chối. Đâu có thể coi là sự lãng phí rất lớn đối với ngân sách quốc phòng của quốc gia Nam Á này.

    Nhận thức rõ về sự yếu kém của ngành công nghiệp quốc phòng nội địa, nhiều năm qua, Ấn Độ rất tích cực tìm kiếm khả năng tiếp cận các công nghệ quân sự hiện đại từ nước ngoài. Để làm được điều này, New Delhi thường sử dụng phương thức "muốn câu được cá to, phải cần mồi béo". Đó là việc mở các gói thầu mua vũ khí lớn trị giá nhiều tỷ USD.

    Tuy nhiên, yêu cầu tiên quyết của Ấn Độ là phải được chuyển giao công nghệ và sản phẩm vũ khí trúng thầu phải dần được nội địa hóa thông qua việc thiết lập dây chuyền lắp ráp trên lãnh thổ nước này.

    Chiến lược này của Ấn Độ cũng gặt hái được một số thành công, khi New Delhi đã chủ động đầu tư tài chính cho Tập đoàn Sukhoi phát triển biến thể Su-30 dành riêng cho nước này.

    Kết quả là phiên bản Su-30MKI với nhiều đặc điểm đáp ứng được yêu cầu của phía Ấn Độ ra đời. Ngoài ra, có thể kể tới dự án hợp tác phát triển tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos với Nga cũng đạt những kết quả đáng chú ý và trở thành vũ khí tấn công lợi hại của Quân đội Ấn Độ.

    Tuy nhiên, không phải lúc nào chiến lược trên của Ấn Độ cũng gặt hái được thành công và gói thầu MMRCA với sản phẩm máy bay chiến đấu Rafale của Pháp trúng thầu là một điển hình.

    Với mong muốn đa dạng hóa nguồn cung và tiếp cận công nghệ quân sự từ nhiều nguồn khác nhau, Ấn Độ đã chỉ ra tới gần 200 triệu USD cho mỗi máy bay Rafale (gấp 3 lần giá thành một máy bay Su-30MKI) để được tiếp cận sản phẩm công nghệ hàng không hiện đại của Pháp.

    Nhưng mọi chuyện diễn ra không được như mong muốn của Ấn Độ và sớm đổ vỡ với phần thiệt về bên Ấn Độ. Điều này xảy ra tất nhiên là có nguyên nhân…

    [​IMG]
    Tiêm kích Su-30MKI và máy bay tiếp dầu trên không IL-78.

    "Người giàu cũng khóc"

    Việc hợp đồng trị giá tới hơn 10 tỷ USD với phía Pháp hợp tác sản xuất và chuyển giao công nghệ máy bay Rafale đổ vỡ có thể là do:

    Như đã nói ở trên, sự yếu kém của ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ, thiếu các nền tảng công nghệ và công nghiệp phụ trợ cần thiết, New Delhi không thể "tiêu hóa" được các công nghệ quân sự được chuyển giao, đặc biệt là các lĩnh vực công nghệ cao, cần nhiều thời gian thực nghiệm như hàng không quân sự.

    Một trong những lý do khiến hợp đồng cung cấp Rafale đổ vỡ là việc phía Pháp từ chối cấp chứng nhận quản lý chất lượng đối với các máy bay Rafale lắp ráp tại Ấn Độ, cũng như cung cấp một số công nghệ lõi liên quan.

    Paris có cái lý của mình để làm việc đó, đối tác phía Ấn Độ là hãng chế tạo hàng không HAL trong quá khứ đã từng có tiền sử biến "lợn lành thành lợn què" với các gói sửa chữa, nâng cấp với máy bay Mig-21, Su-30MKI.

    Phía Pháp liệu có dám mạo hiểm cấp kiểm chứng chất lượng với các máy bay Rafale do HAL lắp ráp. Và khi hoạt động, nếu chúng gặp trục trặc hoặc tai nạn, danh tiếng của Rafale, niềm tự hào của công nghiệp quốc phòng Pháp, sẽ đổ sông, đổ biển.

    [​IMG]
    Tiêm kích Su-30MKI và Rafale đang là xương sống của Không quân Ấn Độ.

    Một yếu tố nữa cần nhắc đến là Ấn Độ đang là quốc gia quá tiềm năng hay "gà đẻ trứng vàng" với các nhà thầu vũ khí quốc tế với các hợp đồng khủng, trong đó có cả Pháp. Ở khía cạnh này, có thể thấy, nếu Pháp chuyển giao sâu công nghệ của máy bay Rafale cho Ấn Độ giúp nước này tự chủ được việc sản xuất máy bay chiến đấu nội địa thì sẽ là thiệt thòi lớn cho phía Pháp.


    Paris sẽ tự nhiên mất đi những hợp đồng mua vũ khí, trang bị quốc phòng nguyên chiếc, cũng như các gói hợp đồng cung cấp dịch vụ hậu mãi và nâng cấp với Ấn Độ.

    Về vấn đề này không khó để lấy ví dụ! Vài năm trước, Ấn Độ đã phải chi ra hơn 2 tỷ USD để nâng cấp 50 máy bay chiến đấu Mirage-2000 với giá thành thậm chí còn cao hơn cả so với mua một tiêm kích MiG-29 mới. Điều này trong tương lai có thể diễn ra tương tự với các tiêm kích Rafale Ấn Độ nhập khẩu nguyên chiếc từ Pháp.

    Vậy liệu Pháp có vì cái lợi trước mắt là chuyển giao công nghệ máy bay Rafale cho Ấn Độ thông qua một hợp đồng cả gói hay vì cái lợi lâu dài với các hợp đồng hậu mãi và nâng cấp… Câu trả lời rõ ràng đã nằm ở vế sau.

    Dù được chọn là người thắng cuộc của gói thầu MMRCA, nhưng phía Pháp chỉ đồng ý cung cấp các máy bay Rafale lắp ráp nguyên chiếc. Việc này đã đẩy Ấn Độ vào thế khó và buộc phải mua 36 máy bay Rafale và kết thúc hợp đồng.

    Rõ ràng sự việc xảy ra với hợp đồng cung cấp máy bay Rafale sẽ không là lần cuối cùng Ấn Độ "bị hớ". Chiếc vòng luẩn quẩn sẽ tiếp tục lắp lại và để thoát khỏi nó sẽ không phải việc một sớm, một chiều với Ấn Độ!

    http://soha.vn/phap-khien-an-do-bi-...mang-ten-vu-khi-noi-dia-20180608073911551.htm
  5. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    Ba ngày hai con.
    Ấn dùng như phá, nếu trang bị FA18 chắc vài năm thì đi sạch


    Another Air Force Jaguar crashes in Gujarat, second in three days
    [​IMG]
    • IANS
    • Ahmedabad
    • June 8, 2018
    • UPDATED: June 8, 2018 16:01 IST
    [​IMG]
  6. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Bán kính chiến đấu Rafale chỉ có >900km

    Combat Radius: 925 km

    https://www.fighter-planes.com/info/rafale.htm

    Thua xa cả J10A biến thể, lô đầu tiên đạt được 950km

    Combat radius: 950 km

    https://www.defencetalk.com/peoples-liberation-airforce-29628/

    J-10B thì đạt được tới 1000km bán kính chiến đấu

    combat radius of about 1,000 kilometers

    http://www.defense-aerospace.com/ar...318/china-touts-“superior”-j_10b-fighter.html

    J-10B/C còn thiết kế DSI giảm RCS, IR, âm thanh và tăng góc tấn, trong khi Rafale vẫn dùng kiểu khí động học cũ, thậm chí cần hút dầu ko rút vô được, Ấn độ thật ngu khi mua Rafale

    [​IMG][​IMG]
  7. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    Indian Su-30MKI fighter jet crashed during a test flight
    Jun 27, 2018
    Hai phi công nhảy dù an toàn
    [​IMG]
    s.o.g thích bài này.
  8. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    794
    Đã được thích:
    388
    Không biết phi công Ấn có bị Tàu bẩn chiếu lade không mà sao rơi máy bay nhiều bất thường zậy ?
    s.o.g thích bài này.
  9. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Ấn Độ thiệt hại nặng nề: 15 năm mất số máy bay tương đương quy mô Không quân Việt Nam
    Tuấn Trung | 08/07/2018 19:30

    3

    [​IMG]
    Hiện tại các chuyên gia quân sự vẫn chưa có lời lý giải rõ ràng tại sao tỷ lệ tai nạn máy bay quân sự của Không quân Ấn Độ lại lớn đến vậy.
    Liên quân Saudi Arabia thẳng tay triệt hạ đầu não thông tin của Houthi

    Trên các trang tin quân sự thế giới, hầu như cứ một khoảng thời gian ngắn lại xuất hiện thông báo có một vụ rơi máy bay tại Ấn Độ, từ các loại cổ điển như MiG-21, Jaguard... cho tới những phi cơ hiện đại hàng đầu thế giới bao gồm Su-30MKI và C-130J.

    Trong giai đoạn 2000 - 2015, Ấn Độ đã mất tới 264 máy bay, tương đương với tổng số phi cơ của lực lượng không quân nhiều quốc gia. Lấy ví dụ như theo thống kê của trang Global Fire Power thì số máy bay các loại của Không quân Việt Nam chỉ vào khoảng 283 chiếc.

    Chi tiết số máy bay của Ấn Độ bị rơi gồm: 67 MiG-21, 7 Su-30, 22 MiG-27, 4 An-32, 1 TS-11, 12 MiG-23, 24 Sa-315, 1 Do-228, 14 HJT-16, 7 HPT-32, 18 Mi-8/17, 2 HJT-36, 14 Chetak, 1 C-130, 3 Ka-28, 2 Mi-35, 9 Sea Harrier, 1 Mi-26, 19 Jaguar, 1 Nal Saras, 11 MiG-29, 3 BaE Hawk 132, 1 MiG-25, 1 BN-2 Islander, 2 Il-38, 1 Canberra PR57, 10 HAL Dhruv, 6 Mirage 2000.

    [​IMG]
    Một chiếc tiêm kích Su-30MKI của Không quân Ấn Độ bị rơi

    Ban đầu có nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân chính dẫn tới các vụ tai nạn trên là do công tác bảo dưỡng kỹ thuật của Ấn Độ quá kém, tuy nhiên luận điểm này không nhận được sự đồng tình của nhiều chuyên gia quân sự.

    Các nhà quan sát cho rằng New Delhi là quốc gia nắm rất vững các kỹ thuật hàng không tiên tiến, máy bay của họ được chăm sóc theo đúng quy trình đảm bảo nghiêm ngặt nhất được các tập đoàn công nghiệp hàng không đứng đầu thế giới quy định.

    Việc cho máy bay trực chiến trên đường băng không có mái che và bị phơi mưa nắng không phải là nguyên nhân chủ chốt, bởi vì khi hết ca làm nhiệm vụ chúng đều được đưa vào khu bảo dưỡng, đồng thời đây cũng là hình ảnh phổ biến của nhiều lực lượng không quân trên thế giới nhưng họ lại chẳng gặp nhiều tai nạn đến mức như Ấn Độ.

    [​IMG]
    Trực thăng hạng nhẹ HAL Chetak của Ấn Độ bị rơi

    Một giả thiết khác được đưa ra và nhận sự đồng tình nhiều hơn đó là Ấn Độ không có sự liên kết thống nhất giữa các hệ thống trong máy bay của mình, khi họ thường xuyên "cấy ghép" cho máy bay Nga các thiết bị điện tử của Pháp hay Israel, gây ra sự xung đột hệ thống.

    Ngoài ra cũng cần phải lưu ý rằng tần suất hoạt động của Không quân Ấn Độ là rất cao, trình độ phi công của họ theo đánh giá thì thậm chí còn hơn cả những người đồng nghiệp đến từ Mỹ hay châu Âu, điều này được thể hiện rất rõ qua những cuộc tập trận quốc tế.

    Khi máy bay phải hoạt động nhiều thì xác suất gặp sự cố cũng lớn hơn so với thường xuyên nằm dưới đất. Tuy vậy, các giả thiết trên vẫn chưa giải thích được đầy đủ tại sao số lượng chiến đấu cơ của Ấn Độ bị "đo đất" lại lớn đến mức như trên.

    http://soha.vn/kinh-hoang-truoc-so-...-mo-khong-quan-viet-nam-20180708152809925.htm
  10. nuocngavidai1st

    nuocngavidai1st Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/07/2018
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    38
    Bộ trưởng QP Ấn Độ: Đừng đem luật Mỹ áp với New Delhi về thoả thuận S-400
    Trang Trần | 14/07/2018 15:31

    0

    [​IMG]
    Hệ thống phòng không S-400
    "Luật Mỹ chỉ có hiệu lực cho những vấn đề địa phương, không có ý nghĩa trên đất Ấn Độ".
    Chuyên gia: Nếu cần một cỗ xe tăng cho chiến tranh, hãy chọn T-72 Nga!

    Ngày 14/7, nhận định về việc Washington đe doạ sẽ áp các lệnh trừng phạt đơn phương với Ấn Độ vì thoả thuận mua 5 hệ thống phòng không S-400 của Nga trị giá 5,7 tỉ USD, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman cho biết: “Chúng tôi đã nói trước đoàn đại biểu Quốc hội Mỹ rằng, đó là luật Mỹ, không phải luật Liên Hợp Quốc”.

    Luật mà nữ Bộ trưởng Quốc phòng Sitharaman ám chỉ là Luật Chống đối thủ Mỹ thông qua Trừng phạt (CAATSA) được thi hành vào năm 2017.

    CAATSA cho phép chính quyền Washington trừng phạt những tổ chức thực hiện giao dịch lớn với các công ty trong ngành quốc phòng của Nga.

    Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ đồng nghĩa với việc mối đe doạ trừng phạt của Mỹ sẽ không tác động tới quyết định mua S-400 Triumf từ Nga của New Delhi.

    Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ nói thêm: “Quan hệ quốc phòng của chúng tôi với Nga đã có từ nhiều thập kỷ nay và chúng tôi đã truyền tải điều này với phái đoàn Quốc hội Mỹ tới thăm Ấn Độ gần đây”.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này