1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình quân sự, chính trị, xã hội CHDCND Triều Tiên (Phần II)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi blusunflower, 18/06/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    792
    Đã được thích:
    387
    Các quốc gia đều có quyền phát triển kinh tế nhưng muốn mở cửa mà không bị phá phải liên tục đu dây:
    s.o.g thích bài này.
  2. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Nổ tàu hộ vệ đang tập trận, 1 sĩ quan Hàn Quốc thiệt mạng
    Thái Lai | 19/06/2018 16:55

    2

    [​IMG]
    Tàu hộ vệ tên lửa Masan của hải quân Hàn Quốc . Ảnh: Korea Times
    Một sĩ quan Hải quân Hàn Quốc thiệt mạng trong lúc tháo dỡ đạn trên tàu để chuẩn bị cho cuộc tập trận bắn đạn thật.


    Korea Times đưa tin vụ tai nạn xảy ra vào lúc 12 giờ 20 ngày 19-6 trên tàu hộ vệ Masan choán nước 1.500 tấn đang tham gia tập trận ngoài khơi bờ biển phía Nam bán đảo Triều Tiên. Sĩ quan bị thương nặng ở đầu và được đưa tới bệnh viện bằng trực thăng hải quân nhưng tử vong sau đó.

    Nguồn tin từ hải quân Hàn Quốc cho biết sĩ hạ quan thiệt mạng họ Lee, 21 tuổi. Tai nạn xảy ra khi anh đang tháo dỡ đạn 30 mm để chuẩn bị cho cuộc tập trận bắn đạn thật.

    Giới chức Hàn Quốc sẽ tiến hành điều tra để xác định nguyên nhân sự cố ngay sau khi tàu cập cảng TP Changwon.Năm 2016, ba sĩ quan hải quân Hàn Quốc đã thiệt mạng trong một vụ nổ khí gas trên tàu ngầm tại căn cứ ở Jinhae, tỉnh Nam Gyongsang.

    http://soha.vn/no-tau-ho-ve-dang-tap-tran-1-si-quan-han-quoc-thiet-mang-20180619165817565.htm
  3. KhanhHaiDuong

    KhanhHaiDuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2015
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    105
    Mỹ vừa đổi giọng với NK rồi. Có lẽ họ nhận ra NK chỉ hành động vì khựa. Nhớ lúc 79 khi chuẩn bị đánh Vietnam khựa cũng kí hiệp ước hòa bình với Nhật để tập trung tinh thần. Giờ đây họ dàn xếp NK với Mỹ khi Mỹ có ý định cứng và cũng vừa ngỏ lời với Ấn.
  4. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Hồi đánh nhau vs VN năm 1979, Triều Tiên là nước tích cực phản đối VN và ủng hộ TQ.

    Kim mới đi sứ sang TQ nữa kìa. Ngày quân Mỹ cút khỏi Hàn Quốc ko còn xa

    Thông điệp từ chuyến thăm Trung Quốc của Kim Jong-un
  5. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Ông Rowan Beard, quản lý tour của hãng lữ hành Young Pioneer Tours mới đây nói với Reuters: “Tất cả các áp phích chống Mỹ mà tôi thường nhìn thấy quanh Quảng trường Kim Nhật Thành và tại các cửa hàng, đã biến mất. Trong 5 năm làm việc tại Bắc Hàn, tôi chưa bao giờ nhìn thấy các tuyên truyền này biến mất hoàn toàn như vậy”.
  6. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    Việc Mỹ rút quân khỏi Hàn quốc nhiều ý kiến trái chiều.
    Theo thiển ý kiến của tôi thế này. Vì sao Mỹ rút quân. Vì Mỹ ký hiệp ước với Un. Anh rút quân khỏi Nam Hàn thì tôi sẽ không tấn công hạt nhân Mỹ. Cho đến khi, tôi tin tưởng tuyệt đối vào anh, thì VKHN không cần thiết nữa tôi bỏ.
    Đương nhiên, ngày hai miền Triều Tiên thống nhất, ngày Bắc Hàn bỏ VKHN ,còn lâu lắm mới đến ngày đó.
    Nhìn ngược lại, nếu Trum ko rút quân khỏi Bắc Hàn t hì sao nào?
    Xin thưa, khi mà Un có VKHN thì 50 ngàn quân, hay 500k quân của Mỹ không bằng một cái nút bấm. Bộ binh không ngăn được ICBM mang đầu đạn hạt nhân. Vậy bộ binh để làm gì, rút quân là đúng. Đỡ tốn tiền, mà lại tháo được kíp nổ ICBM mang Nuker bom của Un.
    Về Trung Quốc, họ phản ứng sao khi Mỹ rút quân, rồi Un ký hiệp ước với Mỹ.
    Đương nhiên, TQ không muốn Mỹ đóng quân ở Hàn Quốc rồi. Mỹ đưa quân về TQ vui chứ. Còn việc Un ký hiệp ước với Trum Bắc Kinh có đồng ý không.
    Trước khi gặp Trum. Un sang Bắc kinh mấy lần chính là xin ý kiến của Tập có được ký hiệp ước không. Chắc chắn, Tập cũng đã phê chuẩn cho Un ký hiệp ước.
    Nếu giả sử, Tập không đồng ý cho Un ký với Trum thì bắc kinh có lợi gì. Un cũng chỉ khiêu khích được Mỹ như trước đây. Nhưng đáp trả lại Mỹ sẽ có cớ để đưa máy bay, tên lửa thậm chí là bom NT đến Hàn Quốc răn đe cả Triều lẫn Trung.
    Vì vậy, đối với Bắc Kinh. Việc Mỹ rút quân vẫn là có lợi cho họ, hơn là để Bắc triều tiếp tục gây hấn.
    Cuối cùng, điều quan trọng nhất là Un đã có trong tay Bom H và ICBM có thể bắn tới Mỹ. Điều này khiến vị thế triều tiên trở thành 1 nước lớn. Họ có quyền tự quyết. Họ sẽ muốn thoát ra khỏi sự khống chế của Mỹ- Trung để phát triển kinh tế như Việt Nam. Điều đó Trung Quốc cũng không ngắn cản được.
    Sau 70 năm làm tiền tuyến, làm người lính đi đâu chống Mỹ. Người Triều Tiên muốn thoát khỏi cuộc chiến Mỹ- Nga+ trung để thống nhất đất nước, đó là nhân thức rất tiến bộ của Un.
    Lần cập nhật cuối: 25/06/2018
    convitbuocElectoker thích bài này.
  7. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Lệnh cấm vận không được dỡ bỏ, Triều Tiên chỉ trích Mỹ "nuốt lời" ở Singapore
    Quote:
    Hãng tin Reuters cho biết, Triều Tiên và Mỹ mới đây đã có những lời qua tiếng lại khi Washington tiếp tục áp đặt lệnh cấm vận kinh tế đối với Bình Nhưỡng mặc dù Triều Tiên đã có hành động tích cực.

    Căng thẳng đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên bùng phát một lần nữa cho thấy những khó khăn đã khiến cho những nỗ lực đàm phán nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân và tên lửa Triều Tiên từ lâu đã bị kém hiệu quả, mặc dù lãnh đạo hai nước đã cam kết với nhau tại Singapore vào tháng 6 vừa qua.


    [​IMG] Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho tại hội nghị các ngoại trưởng ASEAN ở Singapore ngày 4/8.

    Trong hội nghị ngoại trưởng các nước ASEAN diễn ra tại Singapore ngày 4/8, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho nói: “Triều Tiên giữ vững cam kết thực hiện tuyên bố chung Triều Tiên – Hoa Kỳ một cách có trách nhiệm và thành ý. Tuy nhiên điều đáng lo ngại đó là Mỹ vẫn tiếp tục có những hành động giống như trước đây, đi ngược với mong muốn của chính lãnh đạo của họ”.
    “Chúng tôi đã có những động thái thể hiện thiện chí, trong đó bao gồm ngừng các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa cũng như đập bỏ bãi thử nghiệm hạt nhân”, ông Ri nói thêm. “Tuy nhiên thay vì tôn trọng những hành động này, Hoa Kỳ lại càng đẩy mạnh kêu gọi thế giới giữ nguyên lệnh cấm vận đối với Triều Tiên và đang do dự không chấm dứt chiến tranh Triều Tiên, một bước đi cơ bản nhằm tiến tới hòa bình trên bán đảo Triều Tiên”.
    Tuyên bố này được ông Ri đưa ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã rời hội nghị này để đến Indonesia trong khuôn khổ chuyến công du Châu Á của mình. Trước đó ông Pompeo đã nói rằng những động thái cho thấy Triều Tiên có thể đang bắt đầu phát triển tên lửa là đi ngược với cam kết phi hạt nhân hóa của lãnh đạo Kim Jong-un.
    Ông Pompeo cũng khẳng định rằng các hình thức trừng phạt ngoại giao và cấm vận kinh tế đối với Triều Tiên phải được giữ nguyên mới có thể giúp chương trình hạt nhân Triều Tiên kết thúc. Ông cũng cho rằng Nga có thể đang vi phạm nghị quyết Liên Hợp Quốc khi vẫn cấp visa lao động cho người Triều Tiên.
    Nga đã ngay lập tức phủ nhận thông tin rằng Moscow đang cho phép hàng ngàn người lao động Triều Tiên mới được nhập cảnh vào nước này và cấp giấy phép làm việc cho họ, một hành động vi phạm các lệnh trừng phạt mà Liên Hợp Quốc đang áp đặt. Đại sứ Nga tại Triều Tiên cũng phủ nhận việc Moscow bí mật cung cấp dầu mỏ cho Triều Tiên.
    Mặc cho những phát ngôn chỉ trích, song ông Pompeo đã bắt tay ông Ri trong buổi chụp hình bên lề hội nghị ngoại trưởng. Hai bên được cho là đã có cuộc trò chuyện thoải mái. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Pompeo nói rằng “chúng ta nên có một cuộc thảo luận nữa” và ông Ri đáp lại “tôi đồng ý, chúng ta vẫn có thể có nhiều cuộc trao đổi mang tính xây dựng nữa”.
    [​IMG] Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bắt tay ông Ri trong buổi chụp hình bên lề hội nghị.

    Mặc dù đã từng nhiều lần đến Triều Tiên và là người dẫn đầu những nỗ lực đàm phán kêu gọi Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân, song ông Pompeo chủ yếu thảo luận với ông Kim Yong-chol, một quan chức cấp cao và là cựu giám đốc cơ quan tình báo của Triều Tiên.
    Sau chuyến thăm của ông Pompeo tới Bình Nhưỡng vào tháng 7, Triều Tiên đã chỉ trích cách làm ngoại giao “giống găng-tơ” của ông Pompeo và khiến nhiều người lo ngại về khả năng thành công của các cuộc đàm phán, song Tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ra hoan nghênh trước tiến triển đạt được sau khi nhận được một bức thư do ông Kim gửi.
    Vào đầu tuần qua, một quan chức cấp cao Mỹ nói rằng vệ tình tình báo Mỹ đã phát hiện những hoạt động mới tại một nhà máy Triều Tiên mà trong quá khứ đã chế tạo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên có khả năng bắn tới Mỹ của nước này.
    Một báo cáo mật của Liên Hợp Quốc cũng cáo buộc Triều Tiên vẫn chưa ngừng chương trình hạt nhân và tên lửa của mình và tiếp tục bất chấp nghị quyết Liên Hợp Quốc khi vẫn tiếp tục trao đổi dầu mỏ, xăng dầu và than trên biển.
    Ông Pompeo vẫn tỏ ra lạc quan về khả năng phi hạt nhân hóa của Triều Tiên. “Chúng tôi đã nỗ lực hết sức mình để có thể thực hiện một tiến trình có thể sẽ mang lại một kết quả tích cực”, ông nói.
    http://infonet.vn/lenh-cam-van-khon...trich-my-nuot-loi-o-singapore-post270508.info

    Chó Mỹ hèn hạ nuốt lời, thôi TT thử hạt nhân tiếp thôi, cho chết m thằng dog MỸ, Mỹ mà siêu cường cái gì, nói ko giữ lời, hèn hạ tiểu nhân, siêu cường mất dạy thì đúng
  8. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Triều Tiên công bố thử nghiệm loại ATGM mới, trang bị trên trực thăng và xe bọc thép có khả năng top attack, tương tự Hellfire, Javelin, Spike, NLAW, PARS 3 LR hoặc Hermes sự tiến bộ của BTT là đáng kinh ngạc, trong khi HQ còn phải mua công nghệ Israel là Spike về sao chép thì BTT tự thiết kế, một lần nữa cho thấy công nghệ của BTT đã quá tiến bộ bất chấp cấm vận bẩn thỉu của phương tây và bè lũ chó săn

    [​IMG][​IMG][​IMG]

    Video BTT test S-125 nâng cấp, với độ cơ động cực kì kinh ngạc, trong khi các loại Patriot hay SM2/6 chỉ có thể bay thẳng hoặc cầu vồng để đánh chặn thì S-125 của BTT bẻ ngoặc 1 cách ngọt ngào để đánh chặn mục tiêu

    Lần cập nhật cuối: 15/09/2018
    sourivms thích bài này.
  9. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Hồ sơ: 48 năm trước, Triều Tiên từng bắn hạ máy bay do thám Mỹ
    • 16:19 27/09/2017
    Năm 1969, tiêm kích MiG-21 của Triều Tiên bắn rơi phi cơ do thám EC-121 của Mỹ trên biển Nhật Bản khiến 31 người thiệt mạng. Đây được xem là sự cố tồi tệ nhất giữa 2 nước.

    Bán đảo Triều Tiên đang đứng bên bờ vực của một cuộc đối đầu quân sự mới. Mỹ và Triều Tiên liên tục đưa ra những tuyên bố hủy diệt lẫn nhau. Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ hủy diệt toàn bộ Triều Tiên nếu phải tự vệ hoặc để bảo vệ đồng minh.

    Đáp lại, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho, ngày 25/9 lên án những phát biểu của Tổng thống Trump. Ông coi đây chính là tuyên bố chiến tranh và Triều Tiên có quyền bắn hạ máy bay Mỹ, ngay cả khi các phi cơ không đi vào không phận nước này.

    Một ngày sau, Triều Tiên đã điều máy bay đến vùng biển phía đông và tiến hành các biện pháp phòng vệ khác. Trước đó, Mỹ đã điều động máy bay ném bom B-1B Lancer đến bán đảo Triều Tiên.

    Trong quá khứ, đụng độ trên không giữa Triều Tiên và Mỹ đã từng xảy ra.

    Theo ABC News, ngày 15/4/1969, máy bay do thám EC-121M, thuộc phi đội trinh sát không lưu VQ-1, Hải quân Mỹ cất cánh từ căn cứ Atsugi, Nhật Bản. Máy bay sử dụng mã liên lạc Deep Sea 129. Nó được giao nhiệm vụ thu thập thông tin tín hiệu điện tử trên khu vực biển Nhật Bản.

    [​IMG]
    Máy bay do thám EC-121 trong một sứ mệnh trên bán đảo Triều Tiên. Ảnh: USAF.
    Phi cơ EC-121 bay theo lộ trình hướng đến gần cảng Vladivostok, căn cứ chính của Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Liên Xô. Sau đó, nó quay về bay dọc theo bờ biển phía đông Triều Tiên để quay về hạ cánh ở căn cứ Osan, Hàn Quốc.

    Phi đội VQ-1 đã thực hiện hơn 200 sứ mệnh theo lộ trình như vậy mà không gặp bất kỳ sự cố nào nhưng biến cố lớn đã xảy ra ngày hôm đó. Khi quay về bay dọc theo bờ biển phía đông Triều Tiên, EC-121 bay cách bờ biển Triều Tiên khoảng 120 km và bắt đầu hoạt động thu thập thông tin tình báo.

    Khoảng 12h30, biên đội tiêm kích MiG-21 của Triều Tiên cất cánh từ Wonson hướng đến vị trí của máy bay Mỹ. Sự xuất hiện của MiG-21 không nhận được sự quan tâm của radar trinh sát Mỹ bố trí tại Hàn Quốc.

    [​IMG]
    EC-121 đã bay theo lộ trình này trong 2 năm trước khi bị bắn hạ. Đồ họa: NBC News.
    Đến 13h, phi hành đoàn EC-121 liên lạc với căn cứ nhưng không được thông báo gì về việc MiG-21 của Triều Tiên đang tiếp cận. MiG-21 bay với tốc độ siêu âm dễ dàng đuổi kịp EC-21 không được vũ trang và không có chiến đấu cơ hộ tống.

    Khoảng 13h47, chiếc EC-121 biến mất khỏi màn hình radar ở trung tâm kiểm soát không lưu của Mỹ tại Hàn Quốc. Tình báo Mỹ sau đó xác nhận MiG-21 của Triều Tiên đã bắn hạ EC-121 khiến toàn bộ phi hành đoàn 31 người thiệt mạng.

    Chi tiết của vụ bắn hạ không được tiết lộ với công chúng. Tuy nhiên, một số nguồn tin giả định rằng một tên lửa không đối không được phóng đi từ MiG-21 đã bắn rơi phi cơ do thám của Mỹ. Hai tiếng sau vụ tấn công, truyền thông Triều Tiên phát sóng bản tin tố cáo máy bay Mỹ xâm phạm không phận nước này và ca ngợi chiến công bắn hạ nó.

    Chính quyền Tổng thống Richard Nixon vô cùng tức giận với vụ bắn hạ và ra lệnh chuẩn bị tấn công đáp trả. Một loạt các giải pháp quân sự được nêu ra, trong đó có cả tấn công Bình Nhưỡng bằng bom hạt nhân chiến thuật.

    Bruce Charles, cựu phi công Mỹ tại Hàn Quốc nhớ lại rằng lúc đó một quả bom hạt nhân chiến thuật đã được lắp trên máy bay của ông và sẵn sàng chờ lệnh. Tuy nhiên, không có giải pháp đáp trả Triều Tiên nào được tiến hành.

    Chính quyền Nixon mới nhậm chức được cho là có quá ít thông tin về lực lượng Mỹ tại bán đảo Triều Tiên, cũng như thiếu sự kết nối với các nước đồng minh trong khu vực. Điều duy nhất mà Mỹ có thể làm lúc đó là tiếp tục duy trì các chuyến bay do thám để chứng minh rằng họ không bị đe dọa bởi bất kỳ ai.

    https://news.zing.vn/48-nam-truoc-trieu-tien-tung-ban-ha-may-bay-do-tham-my-post782794.html

    Chuyện nhỏ thôi, ngày nay Nga nhịn cũng chẳng sai, mà Nga bị Syri bắn mới đau, chứ Israel bắn thì Nga nó làm cỏ Tel Avi rồi
    Lần cập nhật cuối: 19/09/2018
  10. oplot1_

    oplot1_ Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/10/2017
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    72
    Triều Tiên yêu cầu Hàn Quốc ngừng hoàn toàn tập trận chung với Mỹ
    Triều Tiên cho rằng các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn là nguồn cơn gây căng thẳng trên bán đảo và không giúp ích với tiến trình hòa bình.

    Triều Tiên tôn vinh các thành tựu quân sự của Kim Jong-un
    [​IMG]
    Quân đội Mỹ - Hàn trong một cuộc diễn tập chung. Ảnh: WSJ.

    Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, hôm nay yêu cầu Hàn Quốc ngừng các cuộc tập trận chung với Mỹ để tạo ra bầu không khí hòa bình trên bán đảo và thúc đẩy mối quan hệ giữa hai quốc gia, Yonhapđưa tin. Tờ báo Triều Tiên đồng thời kêu gọi Hàn Quốc không đưa bất kỳ khí tài chiến lược nào từ bên ngoài lên bán đảo, lặp lại thông điệp mà lãnh đạo Kim Jong-un đưa ra trong bài phát biểu Năm mới hồi tuần trước.

    "Xóa bỏ những mối đe dọa hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và nuôi dưỡng bầu không khí hòa bình là yêu cầu cần thiết để thúc đẩy mối quan hệ liên Triều", tờ báo viết trong một bài bình luận. "Như cam kết rõ ràng giữa hai miền Bắc - Nam về việc hướng tới con đường hòa bình và thịnh vượng, sẽ không có những cuộc tập trận chung với các lực lượng bên ngoài. Việc mang những thiết bị liên quan tới chiến tranh, bao gồm cả các khí tài chiến lược, từ bên ngoài vào cũng nên chấm dứt hoàn toàn".

    Tờ báo nhấn mạnh dù các cuộc đối thoại đang diễn ra hiệu quả ra sao và bất kể bao nhiêu dự án hợp tác đang được thực hiện, sự khiêu khích quân sự sẽ khiến mọi nỗ lực không đi đến đâu.

    Trong thông điệp Năm mới, ông Kim cũng yêu cầu Hàn Quốc ngừng tổ chức tập trận chung với Mỹ và mang khí tài chiến lược từ bên ngoài lên bán đảo Triều Tiên, cho rằng đây chính là nguồn cơn gây căng thẳng.

    Giới chức quân sự Hàn Quốc và Triều Tiên tháng 9 năm ngoái thống nhất giảm căng thẳng xuyên biên giới thông qua hàng loạt biệt pháp sau khi lãnh đạo hai nước hồi tháng 4 ký thỏa thuận chấm dứt các hành động thù địch nhằm về phía nhau.

    https://vnexpress.net/the-gioi/trie...-hoan-toan-tap-tran-chung-voi-my-3864572.html

    Đế Quốc Mỹ vẫn tiếp tục kìm kẹp chính quyền Hàn Quốc, ngăn cho dân tộc Triều Tiên thống nhất

Chia sẻ trang này