1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 4)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi steppy, 14/02/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Tên lửa đạn đạo chiến lược Bulava chính thức gia nhập Hải quân Nga


    Câu chuyện dài của SLBM ( tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm ) R-30 Bulava cuối cùng cũng chấm dứt khi mà nó đã được gia nhập hải quân Nga sau gần 13 năm thử nghiệm với hơn 30 cuộc bắn thử và gần 1/3 trong số đó thất bại khi trục trặc kỹ thuật . SLBM R-30 Bulava được phát triển bởi Học viện kỹ thuật nhiệt Moscow ( Moscow Institute of Heat Engineering ) vào giữa những năm 90s , với cha đẻ là 2 kỹ sư Yuri Solomonov và Alexander Sukhodolsky , được thiết kế nhằm thay thế thế hệ tên lửa cũ Sineva , R-30 Bulava là tên lửa nhiên liệu rắn ba tầng phóng có khả năng mang 6 khoang chiến đấu độc lập tấn công các mục tiêu cách đó 6.000-8.000 km , phương tiện chuyên chở là tàu ngầm chiến lược Project 955 Borei , mỗi con Borei có 16 ống phóng Bulava
    Thử nghiệm gần đây nhất của R-30 Bulava khi tàu ngầm K-535 "Yuri Dolgoruky" đã phóng loạt 4 quả Bulava liên tiếp ở trạng thái đang lặn vào tháng 5/2018 tại Biển Trắng

    beta22, meo-u, minhhoang20173 người khác thích bài này.
  2. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Máy bay không người lái tàng hình Hunter chuẩn bị bước vào giai đoạn bay thử nghiệm

    Theo tờ Interfax thì máy bay không người lái hạng nặng ( HALE ) đầu tiên của Nga , UAV Hunter do OKB Sukhoi phát triển đã bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng trên mặt đất . Nguồn tin cho biết mẫu thử nghiệm Hunter do Nhà máy hàng không Novosibirsk ( Novosibirsk Aviation Plant NAZ - một công ty con của Sukhoi ) đã hoàn tất giai đoạn test-bed và chuẩn bị bay thử nghiệm vào 2019
    [​IMG]

    The presumed appearance of the C-70 UAV, created by the PJSC "Company Sukhoi" for the research work "Hunter-B" (c) Piotr Butowski / Air & Cosmos

    Cuộc đua giữa các phòng phát triển quân sự Nga nhằm giới thiệu mẫu máy bay không người lái hạng nặng ( HALE ) đang trở nên nóng bỏng , Kazan OKB đã giới thiệu và bay thử mẫu UAV nặng 7.5 tấn Atlus , trong khi đó MiG OKB không hề chậm chân với việc phát triển mẫu UAV 15 tấn . Nhưng hứa hẹn nhất vẫn là dự án máy bay không người lái tàng hình S-70 Hunter của Sukhoi , nó được thiết kếdạng fly-wing ( tương tự các dự án Neuron của châu Âu hay RQ-180 của Mỹ ) nhằm tối ưu hóa khả năng khí động học để tàng hình trước kẻ thù , trọng lượng khoảng 20 tấn cho phép Hunter có thể mang một lượng vũ khí chính xác đáng kể trong chiến đấu , ngoài ra Sukhoi hứa hẹn sẽ tăng khả năng cho phép S-70 Hunter có thể tác chiến theo nhóm với liên lạc thông tin bảo mật cao
    beta22Tifavn thích bài này.
  3. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Nga bắt đầu phát triển tàu ngầm hạt nhân thế hệ năm vào 2019

    [​IMG]
    Thông cáo báo chí của Phòng thiết kế Malachit cho biết chương trình phát triển tàu ngầm hạt nhân thế hệ năm với mật danh Husky sẽ bắt đầu vào 2019 . Husky dự kiến sẽ trang bị 8 khoang phóng tên lửa hành trình Kablir ngay giữa thân ( tất nhiên cũng có thể chuyển đổi sang loại tên lửa khác ) , dọc thân sẽ là 3 dải ăng-ten lớn của hệ thống thủy âm , trái tim của tàu sẽ là một động cơ pump-jet nhằm giảm tối đa độ ồn , ở mũi tàu sẽ có một khoang tấn công bằng thủy lôi chống tàu , chưa rõ Husky trang bị ngư lôi cỡ nào

    https://www.navyrecognition.com/ind...-future-submarine-husky-to-begin-in-2019.html

    Hệ thống phòng không tầm ngắn Panstir-SM đang thử nghiệm tại Algieria
    [​IMG]
    Hình ảnh của tổ hợp pháo-tên lửa tầm ngắn Panstir-SM , phiên bản nâng cấp Panstir-S1 lộ diện trong video giới thiệu cuộc tập trận Sakhr 2018 của Lữ đoàn bộ binh cơ động 36 ( 36th Motorised Infantry Brigade ) khi đang chiến đấu thử nghiệm ở miền Bắc Algieria
    Panstir-SM là phiên bản nâng cấp Panstir-S1 với việc trang bị tên lửa phòng không mới có tốc độ bắn cao hơn hẳn , bệ pháo - tên lửa được gá trên thân xe 8×8 K-53958 “Tornado” . Ngoài việc nâng cấp tên lửa thì Panstir-SM cũng trang bị radar đa chức năng mới với tầm quét tăng từ 40km lên 75km và khả năng tiêu diệt mục tiêu từ 20km lên 40km

    [​IMG]
    beta22, tonkin2007, Racuta4 người khác thích bài này.
  4. shinsaber

    shinsaber Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    1.644
    Đã được thích:
    483
    Defence Blog nó cấm hotlink cụ ơi
  5. NamtuocLexusGX460

    NamtuocLexusGX460 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/10/2015
    Bài viết:
    5.008
    Đã được thích:
    5.276
    Nga nhọn công bốtỉ lệ thành công của tên lửa hạt nhân Bulava có 60% phóng 27 lần thất bại 12 quá tệ hại :-D

    http://tass.com/defense/1011538

    Bulava nổ ngay trên không sau khi phóng :-D
    ChuyenGiaNemDamuontatca thích bài này.
  6. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Ấn Độ bật đèn xanh mua tổ hợp tên lửa S-400 Triumph

    Hội đồng mua sắm quốc phòng Ấn Độ ( India’s Defense Acquisitions Council (DAC) ) đã thông qua việc mua sắm S-400 , như vậy chỉ còn 2 cản trở là Bộ tài chính Ấn Độ ( cung cấp ngân sách mua ) và Uỷ Ban Nội các về vấn đề an ninh ( Cabinet Committee on Security )
    beta22, bloodheartvn, Tifavn1 người khác thích bài này.
  7. Longbow

    Longbow Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2016
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    100
    Nga chấp nhận "hy sinh" Su-57:
    Hé lộ kế hoạch đầy tham vọng của Moscow


    [​IMG]
    Quân đội Nga bắt đầu chương trình chế tạo tiêm kích tàng hình Su-57 với mục tiêu phải trở thành đối trọng với dòng máy bay thế hệ 6 mà Mỹ hiện đang rất nỗ lực phát triển.
    .........

    http://soha.vn/nga-chap-nhan-hy-sin...ay-tham-vong-cua-moscow-20180703103108402.htm


    P/S: Đã ngáo đá mà còn nghiện ngập Vodka, Anh Tú ơi!
    muontatca thích bài này.
  8. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Phương Tây bất ngờ vì tổng số Su-57 đến Syria
    (Vũ khí) - Không phải là 2 chiếc như đồn đoán, Không quân Nga vừa tiết lộ số lượng thật tiêm kích tàng hình Su-57 từng tham chiến tại Syria.
    Theo tuyên bố của ông Vladimir Gutenev, thành viên Hội đồng chuyên gia Duma Quốc gia về hàng không, thực tế Nga đã điều tới 4 chiếc tiêm kích thế hệ 5 Su-57 đến Syria làm nhiệm vụ chứ không phải 2 chiếc như truyền thông đăng tải.

    Đây là thông tin khá bất ngờ về số lượng của Su-57 đến Syria, nhưng đặc biệt hơn nữa, những máy bay này chỉ ở lại Syria đúng 2 ngày rồi âm thầm rút về nước mà không bị bất cứ phương tiện do thám nào của phương Tây phát hiện.

    Thông tin này đã gây ra một cú sốc không nhỏ cho những ai hy vọng cục diện chiến trường Syria sẽ có thay đổi lớn khi chiến đấu cơ thế hệ 5 này xuất hiện. Thậm chí có những người còn đi xa hơn khi mong mỏi T-14 Armata hay các loại vũ khí hiện đại khác sẽ được Nga cho nối gót chiếc Su-57 để thử lửa.

    [​IMG]
    Su-57 phóng tên lửa tại Syria.
    Thực tế những gì phía Nga tuyên bố ngay từ đầu đã trái ngược với kỳ vọng của rất nhiều người, họ chỉ nói rằng Su-57 sang để thử nghiệm các hệ thống điện tử hàng không chứ chẳng phải nhằm đối đấu với ai, ngay cả Mỹ cũng cho biết Su-57 chẳng đủ để đe dọa họ.

    Nhiều chuyên gia nhận định, phía Mỹ cũng chẳng thiếu biện pháp để khiến Su-57 không dám bay xa khỏi bờ biển Latakia, các hệ thống radar tầm xa, máy bay trinh sát điện tử bố trí dày đặc xung quanh sẽ thu thập mọi thông số từ diện tích phản xạ radar cho tới bước sóng tần số... của các khí tài trang bị cho Su-57.

    Do vậy, không ngạc nhiên khi Nga phải rút chiếc tiêm kích tàng hình của mình về nước sớm, để lại chẳng thêm được vai trò gì trong khi lại dễ trở thành mồi ngon trước phương tiện tình báo của đối phương.

    Thất vọng nhất có lẽ là lực lượng Quân đội Chính phủ Syria, cần nhớ lại rằng trước đó không lâu một trận không kích quy mô ác liệt chưa từng có từ không quân Mỹ đã gây thương vong nặng nề cho cả Lữ đoàn Tiger lẫn lính đánh thuê người Nga.

    Nhiều nhà quan sát nhận định, hơn lúc nào hết SAA mong muốn sẽ có tiêm kích Nga "che đầu" để tránh xảy ra sự việc tương tự, khi Su-57 xuất hiện chắc chắn quân chính phủ đã hy vọng rất nhiều, nhưng rồi niềm tin ấy đã đổ vỡ nhanh chóng.

    Su-57 về nước nhưng F-22 và F-35 vẫn đầy đủ. Su-30SM và Su-35S được cho là không phải đối thủ xứng tầm của tiêm kích thế hệ 5, không gì bảo đảm cho lực lượng mặt đất Syria sẽ thoát khỏi một trận không kích tương tự nếu họ tiến vào khu vực được Mỹ bảo trợ, nhất là khi người Nga hoàn toàn án binh bất động, tránh đối đầu trực tiếp với người Mỹ bằng mọi cách.

    Tuy nhiên nhiều người đã rất bất ngờ khi sau đó Nga cho công bố hình ảnh Su-57 đã phóng tên lửa hành trình tối tân từ ngoài khơi Syria. Vũ khí Su-57 sử dụng được nhận dạng chính là tên lửa hành trình Kh-59MK2, nó có cấu hình phù hợp với hệ thống tác chiến của tiêm kích tàng hình Su-57. Đồng thời thân tên lửa còn được thiết kế giảm tối thiểu diện tích phản xạ radar.

    Tên lửa Kh-59MK2 có chiều dài 4,2 m; sải cánh 2,5 m; đường kính 0,4 m; cánh và vây của quả đạn có khả năng gấp lại được. Động cơ phản lực Saturn giúp Kh-59MK2 đạt tầm bắn 290 km.

    Kh-59MK2 được dẫn đường thông qua chế độ bay quán tính INS và hệ thống định vị vệ tinh GLONASS, ngoài ra còn được bổ trợ hệ thống dẫn đường quang điện tử giúp cho bán kính sai lệch mục tiêu chỉ là 3 mét.

    Đồng thời Kh-59MK2 cũng có thể tùy chọn hệ thống dẫn đường khi thực hiện nhiệm vụ đối với các đối tượng khác nhau, đầu đạn khi đó sẽ thay đổi từ loại nổ phá nặng 310 kg hoặc đầu đạn chùm.

    Bộ đôi tiêm kích tàng hình Su-57 cùng tên lửa tàng hình Kh-59MK2 được cho là sẽ trở thành xương sống của các phi vụ oanh kích tương lai mà Không quân Nga tiến hành. Và bất chấp những nhận định trái chiều về sự có mặt - rút lui của Su-57 tại Syria được đưa ra, nhưng với Nga, Su-57 đến Syria đã thu được rất điều quý giá.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/phuong-tay-bat-ngo-vi-tong-so-su-57-den-syria-3361291/

    Nhục cho Phương Tây quá, công nghệ anti stealth của Phương Tây hoàn toàn ko có gì, tàng hình thế mới gọi là tàng hình
  9. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    S-500 bắn thành công 40N6E, vệ tinh Mỹ bị đe dọa
    (Sự kiện) - Việc Nga thử nghiệm thành công loại tên lửa mới giành cho các hệ thống S-400 và S-500 trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với các vệ tinh kẻ thù.
    Nga đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 và S-500. Chúng trở thành “cánh tay dài” đặc biệt của hệ thống phòng không Nga, cho phép tiêu diệt mục tiêu trong không gian gần. Các chuyên gia khẳng định rằng, đây là một bước đột phá thực sự của Nga nói riêng và thế giới nói chung trong lĩnh vực này.

    [​IMG]
    Nga tuyên bố thử nghiệm thành công loại tên lửa mới giành cho hệ thống S-400 và S-500.
    Cuộc thử nghiệm tên lửa 40N6E được thực hiện hoàn toàn bí mật. Trong hơn 4 năm phóng thử nghiệm không một hình ảnh nào lọt vào ống kính máy ảnh hoặc máy quay.

    Loại tên lửa mới này sẽ được trang bị cho hệ thống tên lửa phòng không mới nhất S-500 "Prometey" của Nga. Không chỉ riêng S-500, hệ thống S-400 cũng có khả năng được trang bị loại tên lửa mới này.

    Điều này có nghĩa là loại tên lửa mới sẽ thay thế tên lửa 48N6E và 48N6E2 của S-400 trong thời gian tới.

    Tên lửa 40N6E mới có tầm bắn khoảng 400 km và có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao lên tới 185 km.

    Ví dụ, tổ hợp tên lửa phòng không THAAD của Mỹ có tầm bắn xa khoảng 200 km và có thể đạt tới độ cao 200 km, điều này có nghĩa là tầm xa lớn nhất khoảng 280 km, trong khi đó tầm xa lớn nhất của 40N6E là 440 km.

    Điều đáng chú ý là nhờ tốc độ cao của tên lửa khoảng 4,5 km/s nên có thể tiêu diệt tất cả các mục tiêu trong tầm bắn và chỉ trong khoảng thời gian chưa tới 100 giây.

    Với khả năng này các hệ thống S-400 và S-500 của Nga có thể tiêu diệt các vệ tinh của đối phương nằm trong quỹ đạo gần Trái Đất.

    Tàu vũ trụ sẽ không phải là mục tiêu tiềm năng duy nhất của 40N6E, hàng không chiến lược, máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không AWACS, máy bay trinh sát dạng RC-135 – tất cả chúng đều trở thành “miếng mồi ngon” của tên lửa 40N6E ở khoảng cách rất lớn.

    Một tính năng đặc biệt khác của loại tên lửa này là chúng có thể được trang bị trên các loại tàu chiến. Nói cách khác trong tương lai các tàu chiến của Hải quân Nga sẽ nhận được loại vũ khí này.

    Nó sẽ trở thành loại vũ khí chiến lược quan trọng và sự hiện diện của chúng sẽ khiến hệ thống Aegis của Hải quân Mỹ trở nên tầm thường.

    Việc Nga tuyên bố thử nghiệm thành công loại tên lửa mới này giành cho các hệ thống phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay thực sự thách thức Mỹ và NATO. Hiện tại chỉ riêng hệ thống S-400 đã khiến Mỹ và NATO như ngồi trên đống lửa, họ tìm mọi cách ngăn cản các quốc gia muốn sở hữu hệ thống này.

    Với loại tên lửa mới khả năng của S-400 sẽ được tăng cường hơn nữa và cùng với hệ thống mới nhất S-500, Nga sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối trong lĩnh vực phòng không.

    Điều này đồng nghĩa với việc các đối thủ tiềm năng muốn tấn công quân đội Nga sẽ rất khó và phải xem xét kỹ lưỡng trước khi hành động, nếu không họ sẽ lãnh hệ quả đáng buồn.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/su-kien/s-500-ban-thanh-cong-40n6e-ve-tinh-my-bi-de-doa-3361249/
  10. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Nga xuất trận tên lửa Tor-M2 đánh bại đợt tấn công căn cứ tại Syria
    Nguyễn Thuận | 05/07/2018 22:34

    1

    [​IMG]
    Tổ hợp tên lửa tầm gần Tor -M2 Nga. Ảnh minh họa Moldova Vesti
    Theo Moldova Vesti, phòng không Nga, đánh trả cuộc tập kích đường không bằng máy bay không người lái của lực lượng Hồi giáo cực đoan vào sân bay Khmeimim, tham gia cùng tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Pantsir-S1, lần đầu tiên sử dụng tổ hợp tên lửa đa nhiệm tầm gần Tor-M2.
    6 đồng minh thân cận lũ lượt "bỏ" Mỹ theo... Nga!

    Các chuyên gia quân sự, khi nghiên cứu video về các hoạt động phòng không Nga đánh trả cuộc tập kích đường không bằng các UAV vũ trang khẳng định, quân đội Nga đã thử nghiệm sử dụng hệ thống tên lửa Tor –M2 trong thực chiến.

    Như đã biết, cả 3 cuộc tấn công liên tiếp, lực lượng khủng bố không định danh sử dụng đến 30 UAV có vũ trang, đó là số lượng tương đối thấp nếu so với các cuộc tập kích đường không của Mỹ vào Việt Nam năm 1972 và cuộc tập kích ở Kosovo năm 1999 cũng như các cuộc tập kích bằng tên lửa hành trình của Mỹ vào chiến trường Syria.

    Các tổ hợp vũ khí Pantsir -1S và hệ thống tác chiến điện tử quá thừa để hạ các máy bay không người lái này nếu như không có một thay đổi gì quá đặc biệt (tàng hình, tốc độ siêu âm..) của các UAV chiến đấu.

    Tên lửa phòng không tầm gần Tor – M2 xuất hiện ở Syria được cho là vào cuối tháng 4 năm 2018, ngoài những tính năng kỹ chiến thuật được nêu trên mạng thông tin đại chúng, không có các chi tiết thông số về đầu đạn cũng như vùng sát thương nhưng mỗi tổ hợp Tor – M2 có 8 tên lửa tầm gần 9М330 có tầm bắn từ 0,8 đến 12 km với tốc độ hơn Mach 2.

    Nhiệm vụ chủ yếu của Tor-2 là bảo vệ các mục tiêu hành chính, kinh tế và quân sự có giá trị cao chống các mục tiêu bay thấp như tên lửa hành trình, máy bay không người lái, trực thăng, bom lượn, máy bay chiến đấu và các phương tiện bay khác, sử dụng công nghệ tàng hình.

    Tổ hợp phòng không hoạt động trong chế độ thủ công hoặc hoàn toàn tự động, thời gian từ khi phát hiện đến bắn hạ mục tiêu là 8 đến 12 giây. Thời gian chuyển trạng thái cơ động sang sẵn sàng chiến đấu là 3 phút.

    Тоr-М2 có thể tiến hành phóng đạn khi đang cơ động hoặc đứng tại chỗ. Xe gồm hệ thống phóng đạn tên lửa thẳng đứng và hệ thống phát hiện mục tiêu, điều khiển hỏa lực trong một xe chiến đấu trên thân xe bánh xích.

    Ngoài ra Tor-M2DT (9K331MDT) là phiên bản Bắc Cực của hệ thống tên lửa phòng không, được tổ chức thành một hệ thống phương tiện chiến đấu hai liên kết của xe thiết giáp bánh xích DT-30.

    Hiện nay, tổ hợp tên lửa phòng không Tor có trong biên chế của nhiều nước như Belarus, Iran, Venezuela, Trung Quốc và sẽ được nhiều quốc gia khác đặt hàng do khả năng chống tên lửa hành trình và máy bay không người lái công nghệ tàng hình.

    http://soha.vn/nga-xuat-tran-ten-lu...n-cong-can-cu-tai-syria-20180705221200498.htm

    Vũ khí Nga thực chiến liên tục, rồ Mỹ có cảm thấy tức ko ?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này