1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những vũ khí tồi tệ nhất của Mỹ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi s.o.g, 09/07/2018.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Máy bay Mỹ rơi ngang Ấn Độ, hậu quả phụ tùng…nghĩa địa?
    Thiên Nam | 31/07/2016 15:20

    3

    [​IMG]
    4 chiếc tiêm kích hải quân dòng F/A-18, 1 chiếc F-16 của Mỹ bị rơi trong 3 tháng, tỷ lệ rơi quá cao này được cho là ngang với Ấn Độ.


    Mỹ: 3 tháng 5 tiêm kích F/A-18 và F-16 bị rơi

    Khoảng 22h30 đêm ngày 28/7, tức 12h30 giờ Việt Nam, một chiếc máy bay chiến đấu 1 chỗ ngồi F/A-18C Hornet của lực lượng hải quân đánh bộ (thuộc Hải quân Mỹ) đã bị nổ tung ngay trên bầu trời khiến phi công lái chiếc máy bay đó thiệt mạng.

    Theo tin từ Pess TV, sự cố này diễn ra ở khu vực gần thành phố Twentynine Palms, bang California. Theo một nhân chứng có mặt gần khu vực đó, chiến đấu cơ F/A-18 đã nổ tung ngay trên không trung, rơi xuống đất chỉ là các mảnh vỡ nát của nó.

    Theo đó, khi chiếc F/A-18C cất cánh thực hiện chuyến bay huấn luyện từ căn cứ không quân Miramar tại thành phố San Diego, bang California, đang tiến hành một cuộc bay tập thì vụ tai nạn bất ngờ xảy ra khiến phi công không kịp phản ứng phóng ghế bung dù đào thoát.

    Một quan chức thuộc Thủy quân Lục chiến Mỹ tiết lộ, hiện nguyên nhân khiến máy bay rơi vỡ tan tành vẫn chưa được xác định, giới chức Mỹ đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.

    Đây là máy bay F/A-18 thứ tư mà quân đội Mỹ bị mất do tai nạn trong vòng 3 tháng qua, kể từ ngày 26/5, hai chiếc F/A-18 F Super Hornet của thủy quân lục chiến Mỹ đã bị rơi cùng một lúc do va chạm trên không, trong khi tiến hành bay tập với nhau

    Theo hải quân Mỹ, 2 chiếc máy bay đã va vào nhau khi đang tiến hành một chuyến bay tập thông thường ở khu vực ngoài khơi bang Bắc Carolina. 2 chiếc F/A-18 này thuộc đội chiến đấu cơ tấn công số 211, đóng tại căn cứ hải quân Oceana.

    2 chiếc máy bay này đã va chạm với nhau vào lúc 10h30 giờ địa phương, ngày 26/5 và rơi xuống vùng biển cách bờ biển Bắc Carolina 40km, lực lượng cứu hộ và các tàu cá địa phương đã kịp thời cứu sống cả 4 phi công trên 2 chiếc máy bay này.

    Sau đó, vào ngày 02 tháng 6, một chiếc F/A-18 của đội bay biểu diễn “Thiên thần xanh” (Blue Angels) của hải quân Mỹ đã bị rơi ngay sau khi vừa cất cánh tại sân bay Smyrna ở Tennessee để bắt đầu bài bay tập buổi chiều, 5 chiếc khác thuộc Blue Angels đã hạ cánh an toàn.

    [​IMG]
    Máy bay F/A-18 của Mỹ bay tập trên hàng không mẫu hạm

    Vụ tai nạn xảy ra ở địa điểm cách đường băng nơi chiếc F/A-18 cất cánh 3,2 km. Viên phi công là Đại úy Jeff Kuss (32 tuổi), đã bị thương khi máy bay rơi và đã tử vong sau đó. Đội bay Blue Angel đã phải hủy buổi biểu diễn tại một triển lãm hàng không dự kiến vào cuối sau đó.

    Cũng trong ngày hôm đó, một chiếc F-16 thuộc phi đội bay trình diễn Thunderbird của Không quân Mỹ rơi ở bang Colorado ngay sau khi kết thúc màn nhào lộn tại lễ tốt nghiệp của các học viên Học viện Không quân Mỹ ở Colorado Springs, bang Colorado.

    Chiếc máy bay này đã rơi ngay trước mặt Tổng thống Mỹ Barack Obama, khi ông đến dự và có bài phát biểu trong buổi lễ tốt nghiệp đó. Rất may là phi công đã bung dù thoát khỏi máy bay và tiếp đất an toàn ở khu vực Căn cứ Không quân Peterson, cách đó khoảng 9 km.

    Những vụ tai nạn liên tiếp trong thời gian qua đối với các máy bay chiến đấu Mỹ đã khiến các quan chức nghị viện Mỹ nổi giận và đòi điều tra khẩn cấp, xác định nguyên nhân và quy trách nhiệm cho những người đã để xảy ra tình trạng sự cố liên tiếp đối với không lực nước này.

    Những nguyên nhân dẫn đến sự cố máy bay liên tiếp ở Mỹ

    Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, ngân sách bị cắt giảm, thiếu máy bay huấn luyện, khiến số lượng các chuyến bay huấn luyện của các phi công Mỹ bị giảm đi đáng kể và thiếu thiết bị dự phòng là hai vấn đề cốt lõi khiến các vụ tai nạn máy bay chiến đấu Mỹ gia tăng mạnh trong thời gian qua.

    Thiếu tiền: Thiếu máy bay trực chiến, máy bay huấn luyện, giảm giờ bay tập

    10 năm qua, Bộ quốc phòng Mỹ đã cắt giảm một nửa kinh phí cho các chương trình của không quân, cùng với thực trạng các chương trình chế tạo máy bay F-35 đang trì hoãn dẫn đến tình trạng thiếu thốn máy bay trầm trọng.

    Kể từ khi kết thúc chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư, số lượng máy bay của không quân Mỹ giảm 40%, số lượng phi đội máy bay chiến đấu giảm 60%, còn số lượng nhân viên không quân các loại cũng giảm tới 30%.

    Hiện nay, nhóm hàng không của lực lượng hải quân đánh bộ Mỹ đang bị teo tóp, chỉ còn 276 chiếc F/A-18 Hornet, chiếm hơn 2/3 số lượng máy bay của toàn bộ lực lượng (còn lại là khoảng 140 chiếc AV-8B Harrier đã cũ, tỷ lệ rơi và gặp sự cố kỹ thuật cao).

    Ngày 20/4 năm nay, Phó tư lệnh hải quân đánh bộ, phụ trách lực lượng không quân của USMC là ông Jon Davis đã báo cáo trước Thượng viện Mỹ rằng, trong số 276 chiếc F/A-18 Hornet (số hiện đại nhất) cũng chỉ có 87 chiếc đủ điều kiện an toàn bay, chiếm tỷ lệ có 32%.

    Trong khi đó, để đáp ứng nhu cầu sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện thường xuyên, để hàng trăm phi công có đủ số giờ bay tích lũy kinh nghiệm điều khiển máy bay, sử dụng thành thạo vũ khí, họ cần phải có ít nhất là 58% số lượng máy bay F/A-18 đủ điều kiện cất cánh.

    Hơn nữa, hiện khoảng 40 chiếc Hornet đang được triển khai ở tây Thái Bình Dương và chiến trường Trung Đông. Ngoài ra, còn 30 chiếc khác đang trong biên chế các phi đội huấn luyện cơ bản của hải quân đánh bộ Mỹ (USMC - United States Marine Corps).

    Điều này khiến cho hàng trăm phi công khác của hải quân đánh bộ (không tham gia đánh IS hoặc tuần tiễu ở Tây Thái Bình Dương) đang sử dụng vẻn vẹn có 17 chiếc F/A-18.

    Mà những chiếc máy bay này vì tránh quá tải nên mỗi tuần cũng chỉ cất cánh vài lần, trong thời gian ngắn, không đủ để các phi công có số giờ bay tương đối, nhằm mục đích tối thiểu là duy trì kỹ thuật bay của bản thân.

    Theo tiêu chuẩn của Thủy quân Lục chiến Mỹ, các phi công lái máy bay Hornet cần phải có số giờ bay trung bình trong một tháng là 16,5 giờ nhưng hiện nay, số giờ bay của các phi công đã bị giảm xuống từ 6 đến 9 giờ/người.

    Máy bay và linh kiện đã thiếu thốn nhưng vấn đề quan trọng nhất là con người cũng không đủ. Lực lượng không quân trong tất cả các quân chủng hiện thiếu khoảng 4.000 chuyên gia và thợ kỹ thuật để có thể duy trì hoạt động của các máy bay trong điều kiện cần thiết.

    Thiếu tiền: Dùng máy bay và phụ tùng nghĩa địa


    Do lâm vào tình trạng thiếu máy bay trầm trọng nên, trong khi dự án F-35B bị đình trệ và ngân sách mua F/A-18 mới không thấm vào đâu nên lực lượng không quân của Hải quân đánh bộ Mỹ đã phải lôi chiến đấu cơ F/A-18 cũ từ "nghĩa địa máy bay" ra sử dụng.

    Kênh truyền hình Mỹ Fox News cho biết, độ tuổi trung bình của chiến đấu cơ theo quy định trong điều lệ kỹ thuật của máy bay quân sự Mỹ là 27 năm. Sau đó chúng sẽ được chuyển về nghĩa trang máy bay Davis-Monthan ở Tucson - bang Arizona.

    [​IMG]
    Chiến đấu cơ F/A-18 ở nghĩa trang máy bay Davis-Monthan

    Đây cũng là nơi đặt đại bản doanh của Trung tâm sửa chữa và tái chế máy bay số 309 (Aerospace Maintenance and Regeneration Center-AMARC) của không quân Mỹ, với 7.000 nhân viên, chuyên làm nhiệm vụ bảo dưỡng, bảo quản và tháo gỡ thiết bị máy bay.

    Có khoảng 30 máy bay tiêm kích phiên bản cũ F/A-18C Hornet đã được hải quân Mỹ kéo về sử dụng. Đây là các máy bay được đánh giá là trong tình trạng còn tương đối tốt, chỉ cần trải qua một đợt đại tu là sẵn sàng đưa ra sử dụng trong thời gian ngắn nhất.

    Cho đến đầu năm 2016, Boeing đã hoàn thành cải tạo 2 trong tổng số 30 máy bay chiến đấu cũ, chúng đã nhiều năm "đóng bụi và bị rỉ sét bao phủ" tại căn cứ không quân Davis-Monthan ở Tucson, nơi nổi tiếng là "nghĩa địa của công nghệ hàng không".

    Ngoài ra, việc thiếu hụt ngân sách đã khiến cho không quân và không quân/hải quân Mỹ phải cắt giảm số lượng lớn nhân lực và vật lực, cả lực lượng tác chiến và lực lượng bảo đảm, đồng thời không có nguồn linh kiện, phụ tùng tốt để thay thế.

    Do đó, họ đã phải sử dụng đến các linh kiện, phụ tùng máy bay F/A-18 cũ, đã hết hạn sử dụng từ các nghĩa địa máy bay để thay thế cho những thiết bị hỏng hóc trên những chiếc hiện đang sử dụng.

    Theo dữ liệu của Trung tâm An toàn Hải quân, chỉ tính riêng trong khoảng thời gian từ tháng 10/2014 đến tháng 4/2016, Hải quân Mỹ đã thiệt hại trên 1 tỷ USD do tai nạn. Tính từ năm 2015 đến nay, quân đội Mỹ cũng đã mất tới 30 phi công các loại vì tai nạn.

    Do đó, các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, việc máy bay chiến đấu của không quân nước này vừa qua liên tiếp bị rơi cũng là điều dễ hiểu. Nếu tình trạng cắt giảm ngân sách còn tiếp diễn, nó sẽ trở thành "đại nạn" đối với không quân và hải quân nước này.

    http://soha.vn/may-bay-my-roi-ngang-an-do-hau-qua-phu-tungnghia-dia-20160731144130751.htm
  2. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Patriot hệ thống tên lửa phòng không tồi tệ nhất lịch sử.

    Khi nhắc tới vũ khí tồi tệ nhất của Mỹ, ngoài M16, M48/60, F4 thì ta còn nhớ ngay đến 1 loại vũ khí tối tân, quảng cáo rầm rộ khác là Patriot nổi tiếng


    Những vụ bắn nhầm đồng đội của tên lửa Patriot Mỹ trong chiến tranh Iraq 2003
    Tên lửa phòng không Patriot từng bắn hạ các máy bay liên quân trong chiến dịch quân sự tại Iraq, làm nhiều phi công thiệt mạng.
    Cải tiến giúp tên lửa Iraq đánh lừa lá chắn Patriot năm 1991 / Màn đánh chặn gây thất vọng của tên lửa Patriot Mỹ trong tay Arab Saudi

    [​IMG]
    Tên lửa Patriot PAC-3 bắn thử nghiệm năm 2017 tại Mỹ. Ảnh: Raytheon.

    Năm 2003, để bảo vệ lực lượng mặt đất tham gia chiến dịch quân sự tại Iraq, Mỹ triển khai 62 tổ hợp phòng không Patriot PAC-3 đến quốc gia Trung Đông này. Tuy nhiên, các hệ thống phòng không này lại tỏ ra kém tin cậy, đôi khi còn trở thành mối đe dọa chết người với chính máy bay liên quân, theo War Is Boring.

    Mỗi tổ hợp Patriot bao gồm một radar trinh sát và dẫn bắn, một đài điều khiển hỏa lực và một số bệ phóng. Phiên bản PAC-3 đạt tầm bắn tối đa 70 km, có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo tầm ngắn và nhiều loại phi cơ khác nhau.

    Để xác định mục tiêu, Patriot thu thập các tham số như độ cao, tốc độ, diện tích phản xạ radar và tín hiệu nhận diện địch - ta (IFF). Sau khi sử dụng thuật toán phân tích, máy tính sẽ báo cho kíp vận hành xem mục tiêu là phi cơ hay tên lửa đạn đạo. Tổ hợp Patriot còn có chế độ phóng đạn tự động nếu nhận diện mục tiêu theo dõi là máy bay đối phương.

    Tuy vậy, những thuật toán của Patriot không phải lúc nào cũng chính xác. Ngày 23/3/2003, một máy bay Tornado GR4 của Anh bị tên lửa Patriot Mỹ bắn hạ gần biên giới Iraq - Kuwait khi đang trở về căn cứ, khiến cả hai phi công thiệt mạng. Điều tra sau đó kết luận thiết bị IFF trên chiếc Tornado không hoạt động, khiến tổ hợp Patriot nhận diện nó là máy bay của không quân Iraq.

    [​IMG]



    Tổ hợp Patriot PAC-3 bắn hạ tiêm kích không người lái QF-4

    Không ít lần các khẩu đội Patriot khoá mục tiêu vào phi cơ liên quân, buộc phi công liên lạc với máy bay cảnh báo sớm để yêu cầu tên lửa phòng không Mỹ không khai hỏa.

    Tuy nhiên, chỉ một ngày sau vụ bắn rơi chiếc Tornado GR4, một hệ thống Patriot lại khoá mục tiêu vào tiêm kích F-16 Mỹ. Được hệ thống cảnh báo trên tiêm kích thông báo đang bị khóa mục tiêu, phi công F-16 khai hỏa tên lửa chống radar AGM-88 HARM đáp trả. Quả đạn HARM lao tới nguồn tín hiệu, phá huỷ đài radar Patriot nhưng không gây ra thương vong cho kíp vận hành.

    Không quân Mỹ khẳng định đây chỉ là một vụ tai nạn do người lái không biết đã bị radar Patriot bám bắt. Tuy nhiên, nhiều phi công lại ủng hộ quyết định phóng tên lửa HARM của phi công F-16. "Bọn họ ngày nào cũng khoá mục tiêu vào chúng tôi. May mắn là không ai bị thương trong trong vụ này, nhưng tôi nghĩ ít nhất chiếc radar đó sẽ không thể dọa chúng tôi nữa", một phi công Mỹ tuyên bố.

    Sau sự cố, vẫn còn nhiều hệ thống Patriot tiếp tục vận hành, trở thành nỗi ám ảnh với phi công liên quân. Ngày 2/4, tên lửa Patriot phóng đạn về phía một tiêm kích F/A-18C Hornet của hải quân Mỹ do phi công Nathan D. White điều khiển khi đang hoạt động trên không phận Iraq. White phát hiện tên lửa bắn tới và thực hiện động tác cơ động nhưng không kịp.

    Quả đạn bắn trúng chiếc Hornet, White phóng ghế thoát hiểm nhưng thiệt mạng do vết thương quá nặng. Trong trường hợp này, tổ hợp Patriot cũng nhận diện chiếc tiêm kích F/A-18C là tên lửa Iraq.

    [​IMG]
    Bệ phóng tên lửa Patriot được Mỹ triển khai tại Iraq. Ảnh: Military Today.

    Sau loạt sự cố, các chỉ huy Mỹ phải yêu cầu kíp vận hành Patriot không kích hoạt chế độ bắn tự động, trong khi phi công cần sử dụng phương thức IFF đáng tin cậy hơn. Lục quân Mỹ cũng hứa hẹn sẽ sửa các lỗi trên tổ hợp Patriot PAC-3.

    Sau cuộc chiến, Lầu Năm Góc tiến hành điều tra các vụ bắn nhầm và rút ra kết luận đáng lo ngại. Không quân Iraq không tham chiến, trong khi pháo binh Iraq chỉ phóng một vài tên lửa đạn đạo về phía liên quân. Việc có tới ba phi công thiệt mạng vì bắn nhầm khiến nhiều quan chức tỏ ý nghi ngờ khả năng chiến đấu thực tế của Patriot PAC-3.

    https://vnexpress.net/tin-tuc/the-g...t-my-trong-chien-tranh-iraq-2003-3733261.html

    Bí mật động trời: Tổ hợp Patriot của Mỹ chỉ là giấy?
    01/04/2018 09:19
    Các chuyên gia độc lập đã nghiên cứu và kết luận tổ hợp Patriot của Mỹ không hoạt động và nghi ngờ những kết quả mà chúng đạt được.

    Các chuyên gia phân tích độc lập đến từ Viện nghiên cứu quốc tế Middlebury đã tiến hành nghiên cứu khả năng làm việc của tổ hợp phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ ở Ả Rập Saudi và đưa ra kết luận rằng, tổ hợp phòng thủ tên lửa nổi tiếng của Mỹ thực sự không hoạt động.

    [​IMG]Bí mật động trời: Tổ hợp Patriot của Mỹ chỉ là giấy?
    Các nhà phân tích đã nghiên cứu vụ tấn công bằng tên lửa của lực lượng Houthi vào nước này từ tháng 11/2017.

    Mặc dù các quan chức đều tuyên bố tổ hợp này đã đánh chặn thành công các cuộc tấn công này nhưng thực tế các tên lửa của Yemen đã không bị bắn hạ. Các kết luận của Jeffrey Lewis và các đồng nghiệp đã được công khai trên trang Foreign Policy.

    Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu theo trình tự như sau: Đầu tiên họ lập bản đồ khu vực này và đánh dấu nơi các mảnh vỡ rơi, bao gồm phần vỏ tên lửa, phần chiến đấu và vị trí tên lửa đánh chặn.

    Kết quả họ đã thành công. Các tên lửa rơi này rơi xuống Riyadh, còn đầu đạt của chúng được tách ra, bay qua trong hệ thống phòng thủ và cuối cùng rơi cách không xa mục tiêu.

    Cụ thể trong các cuộc tấn công bằng tên lửa vào Ả Rập Saudi diễn ra vào tháng 11/2017 và tháng 12/2017, một trong số các đầu đạn đã rơi cách nhà ga thứ năm sân bay quốc tế Khalid vài trăm mét.

    Ngoài ra, các tác giả nhớ lại vụ việc gần đây, khi tên lửa Patriot thay vì đánh chặn các tên lửa của lực lượng Houthi, đã nổ tung ở một khu dân cư ở Riyadh.

    Cụ thể đoạn video đăng trên mạng xã hội cho thấy một quả tên lửa Patriot đã quay đầu, lao xuống đất, còn một quả khác phát nổ ngay sau khi rời bệ phóng.

    "Kết quả phân tích cho thấy dường như Ả Rập Saudi không đánh chặn được tên lửa nào từ phía Yemen, thậm chí một tên lửa cũng không. Kết quả này hoàn toàn trái ngược với những tuyên bố của các nhà chức trách nước này trước đó và khiến các chuyên gia đặt giả thiết rằng: Có thể tổ hợp phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ không hoạt động?”, các chuyên gia viết.

    Kết quả này càng khiến những gì mà Hoa Kỳ tuyên bố liên quan đến tổ hợp phòng thủ này bị nghi ngờ. Họ nghi ngờ khả năng tổ hợp này có khả năng đánh chặn được các tên lửa đạn đạo tầm xa.

    Đặc biệt dựa theo những gì nghiên cứu các chuyên gia độc lập cho rằng, trong cuộc chiến ở Vịnh Ba Tư, tổ hợp Patriot chỉ đánh chặn được một tên lửa Scud trong số 47 tên lửa được phóng đi (trong khi đó Hoa Kỳ tuyên bố đánh chặn được 50% trong tổng số này).

    Thông tin này được tiết lộ chắc chắn sẽ khiến một số nước đã và đang có ý định triển khai tổ hợp này phải xem xét. Trước đó tổ hợp này nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nước châu Âu nhằm chống lại mối đe dọa từ phía Nga. Liệu tổ hợp này có thực sự hiệu quả và có bảo vệ được các nước châu Âu khỏi các cuộc tấn công từ tổ hợp Iskander của Nga?

    Patriot PAC-2 là tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa được thiết kế để tiêu diệt tên lửa đạn đạo đối phương ở khoảng cách tới 160 km.

    PAC-2 được phát triển vào cuối thập niên 1980, khi tổ hợp PAC-1 thể hiện sự yếu kém trước mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo.

    https://baonghean.vn/bi-mat-dong-troi-to-hop-patriot-cua-my-chi-la-giay-190874.html

    Thất vọng với Patriot, châu Âu chế tạo hệ thống vượt trội
    Chia sẻ

    >> Trung Quốc có thể đe dọa chiến lược xuất khẩu vũ khí của châu Âu
    >> "Cái bóng" Nga chi phối nhiều nước châu Âu[/paste:font]
    Hiện nay các hệ thống tên lửa phòng không Patriot PAC 2 và PAC 3 đang giữ vai trò chủ đạo trong việc tạo lập lá chắn phòng chống đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo vào các quốc gia châu Âu.

    Tuy nhiên hiệu suất của Patriot không thực sự tin cậy, hệ thống điều khiển hỏa lực và máy tính đạn đạo của nó đôi khi vẫn xuất hiện tình trạng sai sót dẫn tới đánh chặn thất bại và gây thương vong cho quân phòng thủ.

    Để tối ưu hóa năng lực tác chiến của Patriot, hai đầu tàu về quốc phòng của châu Âu là Đức và Ý đã quyết định cho ra đời một bản nâng cấp vượt trội có tên gọi là MEADS - Medium Extended Air Defense System.

    Hệ thống tên lửa phòng không MEADS của châu Âu

    Hệ thống MEADS được tích hợp tên lửa đánh chặn MIM-104F sử dụng trên tổ hợp Patriot PAC-3.

    Tên lửa này có khả năng cơ động cao và phá hủy mục tiêu bằng phương thức va chạm động năng. Tuy nhiên nó vẫn mang đầu đạn nổ phá mảnh kích cỡ nhỏ để tăng khả năng tiêu diệt.

    Ngoài ra tổ hợp MEADS dự kiến sẽ bổ sung tên lửa tầm ngắn IRIS-T SLS, đây là biến thể sửa đổi từ tên lửa không đối không trang bị cho máy bay chiến đấu, làm tăng khả năng tiêu diệt đa dạng các loại mục tiêu cũng như cung cấp thời gian phản ứng rất nhanh.

    Tổ hợp MEADS phóng đạn đánh chặn MIM-104F tầm bắn 40 km trong một cuộc thử nghiệm

    Vẫn là loại đạn đánh chặn của PAC 3 nhưng điều cốt yếu khiến độ chính xác của MEADS tăng vọt nằm ở các loại radar trang bị cho nó.

    Đầu tiên là radar điều khiển hỏa lực đa năng - MFCR của MEADS có góc phương vị 360 độ, trong khi radar Patriot bị giới hạn ở mức 120 độ. Nó là loại quét mảng pha điện tử chủ động băng sóng X, cung cấp khả năng theo dõi, phân biệt, phân loại chính xác mục tiêu để điều khiển tên lửa đến tiêu diệt.

    Tiếp theo, radar giám sát - SR là loại quét mảng pha điện tử chủ động hoạt động trên băng sóng UHF, cho phép phát hiện từ xa các vật thể có tiết diện phản xạ hiệu dụng thấp, độ cơ động cao. Radar này làm việc dưới tần số phát hiện của tên lửa chống bức xạ hiện đại.

    Hệ thống quản lý chiến đấu - BMC4I là bộ não của MEADS, nó tính toán tất cả thông số và gửi lệnh bắn vào bệ phóng. Ít nhất 2 tên lửa có thể khai hỏa cùng lúc để bảo đảm chống lại nhiều mối đe dọa hoặc các cuộc tấn công cường độ cao.

    Mỗi xe mang phóng tự hành của MEADS mang tới 8 đạn tên lửa MIM-104F sẵn sàng phóng, bệ phóng có kết cấu module giúp thời gian thay đạn cực nhanh.

    Tính năng kỹ chiến thuật của Patriot PAC 3 bị nhận xét là thua kém MEADS khá nhiều

    Hệ thống phòng không MEADS có kiến trúc mở, cho phép kết hợp radar cũng các bệ phóng bất kỳ thành một mạng lưới không gian và phòng thủ tên lửa duy nhất.

    Hơn nữa MEADS còn tương tác được với nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa và không gian khác của NATO, thậm chí có thể được điều phối bởi cơ cấu chỉ huy và điều khiển của NATO.

    Điều này cho phép kết hợp các khí tài phòng không và chống tên lửa đạn đạo của nhiều quốc gia khác nhau vào một mạng lưới duy nhất.

    Dự kiến trong tương lai không xa, hệ thống MEADS sẽ thay thế vai trò của Patriot PAC 3 trong lưới lửa phòng không trên khắp châu Âu.

    http://dantri.com.vn/the-gioi/that-...-tao-he-thong-vuot-troi-20180222144240213.htm

    Chuyên gia bới nỗi đau Patriot của Mỹ
    Đất Việt1 liên quanGốc
    Theo chuyên gia Viktor Litovkin, với một khu vực mà thông thường cần tới 4 hệ thống PAC-3 của Mỹ bảo vệ thì Nga chỉ cần 1 hệ thống S-400 là đủ.
    Không sánh kịp S-300

    Bình luận của Viktor Litovkin được hãng thông tấn Sputnik đăng tải trong bài viết lý giải vì sao hệ thống vũ khí này của Nga đã nhận được nhiều sự quan tâm và ngỏ ý muốn mua của nhiều khách hàng, trong đó có Ấn Độ, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Algeria và một số quốc gia Trung Đông.

    Chuyên gia Viktor Litovkin tuyên bố: "S-400 là hệ thống phòng không và phòng thủ tiên tiến hàng đầu không chỉ của Nga. Đây là hệ thống hiện đại, công nghệ cao và rất hiệu quả. Hiện trên thế giới không có loại tương tự, ngay cả người Mỹ cũng không phải là ngoại lệ".

    [​IMG]

    Hệ thống S-400.

    Theo vị chuyên gia này, hệ thống phòng không hiệu quả và hiện đại nhất của Mỹ và đồng minh tin dùng là tổ hợp Patriot PAC-3, tuy nhiên, hệ thống này thậm chí chưa thể sánh ngang với hệ thống S-300 và như vậy, ngang hàng với S-400 là điều không thể với PAC-3.

    Viktor Litovkin phân tích thêm rằng, các tên lửa Patriot PAC-3 được thiết kế phóng nghiêng cùng hệ thống kèm theo rất cồng kềnh. Với kiểu phóng nghiêng, sau khi tên lửa rời bệ phóng, chuyển hướng là điều rất khó khăn. Trong khi đó, tên lửa S-400 được phóng theo phương thẳng đứng và sau đó mới chuyển hướng tiếp cận mục tiêu.

    Chỉ với ưu điểm này, chuyên gia Litovkin tin rằng, trên cùng một diện tích cần bảo vệ, người Mỹ phải dùng tới ít nhất 4 hệ thống PAC-3 thì người Nga chỉ cần dùng đến 1 hệ thống S-400 để hoàn thành nhiệm vụ còn tốt hơn.

    Ưu điểm giữa S-400 và Patriot của chỉ dừng lại ở đó, theo Viktor Litovkin, không giống với hệ thống của Mỹ, S-400 có thể bắn hạ bất cứ mục tiêu đường không nào, trong đó có các tên lửa đạo đạo và hành trình, máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay tấn công...

    Thực chiến tồi tệ

    Cùng với những tồn tại được chuyên gia Nga nhắc đến là hiệu quả tồi tệ trong thực chiến của Patriot tại nhiều chiến trường vũ khí này tham gia. Trong lần đầu ra trận trong chiến dịch Bão sa mạc năm 1991 tại cuộc chiến tranh Vùng Vịnh, Patriot có nhiệm vụ bắn chặn tên lửa Scud và tên lửa Al Hussein của Iraq.

    Patriot đã bắn hạ 70% tên lửa Scud của Iraq phóng đến Saudi Arabia, và 40% bắn đến Israel. Sau một sứ mạng không thành công, Patriot đã khiến Bộ Quốc phòng Mỹ thất vọng.

    [​IMG]

    Hệ thống Patriot của Nhật Bản.

    Ngày 25/2/1991, một tên lửa Scud bắn trúng căn cứ Dharan tại Ả Rập, làm 28 quân nhân Mỹ thiệt mạng. Điều tra sau đó cho thấy lỗi phần mềm trong hệ thống đồng hồ điện tử của Patriot là nguyên nhân khiến không cho nó không thể bắn chặn được tên lửa Scud của Iraq.

    Bộ pin Patriot tại Dharan lúc đó đã hoạt động 100 giờ, thời điểm mà hệ thống đồng hồ bị lệch 1/3 của một giây. Với một tên lửa với tốc độ bắn nhanh như Scud, điều đó tương đương với việc Patriot bắn lệch mục tiêu đến 600 m. Mặc dù trong thực tế, radar Patriot đã phát hiện được tên lửa đối phương nhưng bởi lỗi đồng hồ nên giàn bắn Patriot lại di chuyển theo hướng không có mục tiêu.

    Hồi tháng 3/2015, hệ thống Patriot của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã bất lực nhìn một quả tên lửa Scud tấn công vào thị trấn Reyhanli, tỉnh Hatay tạo ra một hố rộng 15m, làm sập mái của một tòa nhà ở đồn quân sự gần đó, khiến 2 xe quân sự bị hư hại và 5 công dân Thổ Nhĩ Kỳ bị thương nhẹ.

    Mặc dù năng lực chiến đấu khá hạn chế nhưng hiện Patriot vẫn là thành phần chính trong hệ thống phòng không của Mỹ và nhiều nước đồng minh tại châu Âu. Tại châu Á, Patriot đang phục vụ trong lưới lửa phòng không của Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một số nước khác.

    https://baomoi.com/chuyen-gia-boi-noi-dau-patriot-cua-my/c/21609030.epi

    Patriot "thần thánh" Mỹ phản chủ
    Ngọc Huy | 23/05/2018 13:30

    Khi hệ thống phòng thủ Patriot "thần thánh" do Mỹ chế tạo tỏ ra bất lực trước các tên lửa bắn đi từ Yemen, Saudi Arabia đã tìm tới Nga với ước muốn sớm sở hữu tổ hợp S-400 Triumf.
    Houthi bắn tên lửa "đồng nát": Saudi chống đỡ bằng... niềm tin - Patriot Mỹ bất lực?
    Tuy nhiên, sự thật không chỉ dừng ở đó, Al Riyadh thực sự muốn nhiều hơn qua gói hợp đồng quân sự trị giá hơn 3 tỷ USD với Moscow.

    Saudi Arabia cần Moscow không chỉ vì vũ khí hiện đại

    Sau nhiều thập kỷ phụ thuộc vào nguồn cung quân sự từ Mỹ và phương Tây, nhưng hiệu quả tác chiến của các loại khí tài quân sự trị giá hàng tỷ USD của Saudi Arabia đã không đạt được như kỳ vọng của quốc gia Cận Đông này.

    Hình ảnh những xe tăng Abrams, phương tiện tác chiến cơ giới hiện đại bị bắn cháy hay hiệu quả đánh chặn đáng thất vọng hoặc thậm chí phản chủ, tự vòng ngược lại đâm đầu xuống đất của tổ hợp tên lửa đánh chặn PAC-3 Patriot trước các đợt tấn công tên lửa từ Yemen đã khiến Al Riyadh quyết định mở rộng hợp tác quân sự với Nga.

    [​IMG]
    Tên lửa Patriot PAC-3 của Saudi Arabia tự đâm đầu xuống đất.

    Cụ thể, nhất chính là hợp đồng mua trang bị quân sự trị giá hơn 3 tỷ USD được ký trong chuyến thăm Moscow của Nhà vua Saudi Arabia, Salman bin Abdulaziz Al Saud hồi cuối năm 2017, trong đó đáng chú ý là hợp đồng mua sắm tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại S-400 Triumf.

    Tuy nhiên, đó mới chỉ là bề nổi của vấn đề, xung quanh việc Saudi Arabia mua sắm vũ khí hiện đại của Nga còn ấn chứa nhiều mong muốn khác của Al Riyadh.

    Một điểm có thế thấy rõ ràng, Saudi Arabia chọn mua vũ khí hiện đại của Nga, đặc biệt là S-400 là nhờ tính năng chiến đấu của tổ hợp vũ khí phòng không này đã được khẳng định ở chiến trường Syria. Đây có thể coi là yếu tố rất quan trọng đối với vũ khí. Bất kỳ lời quảng cáo hào nhoáng nào tốt bằng hiệu quả thực tế trên chiến trường.

    Tiếp đó, Saudi Arabia muốn hợp tác quốc phòng làm tiền đề để mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác với Nga. Sau cuộc nội chiến ở Syria, vị thế của Nga tại Trung Đông đã được tăng cường và củng cố đáng kể.

    Không những thế, Moscow còn là một thành viên thường trực thuộc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có quyền phủ quyết, cũng như có tiếng nói ảnh hưởng tới nhiều quốc gia ở Cận Đông. Chính vì thế, thật dễ hiểu khi Al Riyadh muốn làm thân với Moscow.

    Hiện, Saudi Arabia đang đối mặt với rất nhiều vấn đề do ảnh hưởng của giá dầu xuống thấp và sa lầy trong cuộc xung đột với Yemen. Al Riyadh rất cần sự ủng hộ của Moscow giúp xoa dịu và giải quyết các vấn đề còn tồn tại.

    Một điểm đặc biệt là cả Nga và Saudi Arabia đều là những cường quốc xuất khẩu dầu mỏ. Sự hợp tác của hai quốc gia có thể tạo động lực kéo giá dầu thế giới tăng trở lại. Đây là điều cả hai bên đều mong muốn.

    Một yếu tố khác ẩn chứa sau thỏa thuận mua S-400 của Saudi Arabia có lẽ là gây sức ép trực tiếp lên Mỹ và phương Tây. Dù đã là đồng minh chiến lược và có mối quan hệ thân thiết với Washington nhiều thập kỷ qua, Saudi Arabia và nhiều quốc gia Ả rập khác chưa bao giờ có được vị thế tương đương với Israel trong chính sách đối ngoại của Mỹ.

    [​IMG]
    Tên lửa phòng không S-400 của Nga.

    Israel luôn là quốc gia được trang bị vũ khí hiện đại trước tiên tại Cận Đông, thậm chí Tel aviv còn gây ảnh hưởng để Washington không cung cấp nhiều loại vũ khí hiện đại cho các quốc gia A rập với lý do ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của Israel. Đó thực sự khiến các quốc gia Ả rập không mấy dễ chịu và Nga chính là nhân tố giúp cân bằng điều này.

    Tuy nhiên, hợp tác quân sự quốc phòng giữa Nga và Saudi Arabia từng có tiền lệ xấu. Trong quá khứ, Nga và Saudi Arabia từng có thỏa thuận trị giá tới 20 tỷ USD trong lĩnh vực quốc phòng. Tuy nhiên, thỏa thuận này đã đổ vỡ khi chịu sức ép từ phía Mỹ và phương Tây. Và hợp đồng mua S-400 giữa Al Riyadh và Moscow liệu có là ngoại lệ?

    http://soha.vn/patriot-than-thanh-m...arabia-s-400-tham-chien-20180523111406424.htm

    Tổ hợp tên lửa phòng không PAC-3 Patriot: Hiệu quả thực chiến thấp?
    QĐND Online - Gần đây, giới phân tích quân sự đặc biệt chú ý tới thông tin lực lượng Houthis và quân đội Yemen ủng hộ đã phóng 15 tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud vào căn cứ không quân Khalid (Saudi Arabia) rạng sáng 4-6...
    QĐND Online - Gần đây, giới phân tích quân sự đặc biệt chú ý tới thông tin lực lượng Houthis và quân đội Yemen ủng hộ đã phóng 15 tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud vào căn cứ không quân Khalid (Saudi Arabia) rạng sáng 4-6. Vụ việc được giấu kín tới tận ngày 11-6 mới được hé lộ. Vụ tấn công thậm chí còn được cho là làm Tư lệnh Không quân Saudi Arabia, Trung tướng Muhammad bin Ahmed Al-Shaalan thiệt mạng. Dù căn cứ không quân Saudi Arabia được bảo vệ bởi các tổ hợp tên lửa phòng không PAC-3 Patriot được quảng cáo có khả năng đánh chặn tên lửa và do chuyên gia Mỹ điều khiển, nhưng cũng chỉ ngăn chặn được 2-3 quả đạn tên lửa Scud phóng tới. Điều này đã dấy lên hoài nghi liệu những lời quảng cáo có cánh của Mỹ về hiệu quả phòng thủ tên lửa của PAC-3 có là sự thực.

    Đánh chặn tên lửa có dễ dàng?

    Trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa, tùy vào tầm bắn của tên lửa tấn công có thể phân ra nhiều phương thức đánh chặn khác nhau căn cứ vào pha phóng đạn, ngăn chặn đạn tên lửa trong hay ngoài bầu khí quyển. Trong trường hợp vụ tấn công ở Saudi Arabia, tổ hợp PAC 3 dùng phương thức đánh chặn căn cứ vào pha phóng đạn (ở pha cuối hành trình đạn đạo của tên lửa đối phương).

    Để đánh chặn tên lửa đối phương, ngay khi phát hiện tín hiệu ra-đa và ảnh nhiệt của tên lửa nghi vấn, hệ thống cảnh giới của PAC-3 sẽ cố gắng bám bắt mục tiêu; tính toán đạn đạo, điểm rơi của tên lửa và lên phương án đánh chặn. Ở kịch bản thuận lợi nhất, khi đầu đạn tên lửa trong pha cuối tiếp cận mục tiêu, PAC-3 sẽ phóng tên lửa đánh chặn tiêu diệt mục tiêu bằng đầu đạn tự dẫn kenetic (va chạm động năng) ở khoảng cách 20-35km.

    [​IMG]
    Tổ hợp PAC-3 Patriot.

    [​IMG]
    ...Và "ông lão" tên lửa đất đối đất Scud.

    Tuy nhiên, thực tế không hề dễ dàng như vậy! Việc theo dõi đạn tên lửa bay với tốc độ siêu thanh có thể đạt tới 3km/giây trong thời gian cực ngắn không hề dễ dàng. Đầu đạn đối phương có thể mất dấu bất kỳ lúc nào vì hiệu ứng plamas, mất tín hiệu nhiệt, chưa kể tới việc để ngăn chặn mục tiêu có tiết diện nhỏ như đầu đạn tên lửa, nên bất kỳ sự thiếu chính xác nào của các phương tiện đánh chặn đều dẫn tới thất bại.

    Đối với tổ hợp tên lửa Patriot, điều này từng có tiền lệ xấu. Trong chiến tranh vùng Vịnh lần 1, các tổ hợp Patriot của liên quân từng mất dấu tên lửa Scud của Iraq phóng tới Israel vì đầu đạn tên lửa nguội đi quá nhanh, hệ thống giám sát mất tín hiệu ảnh nhiệt của tên lửa và để lọt mục tiêu. Một vụ việc nổi tiếng nữa là tại căn cứ Dharan (Saudi Arabia) ngày 25-2-1991, mặc dù theo dõi được mục tiêu, nhưng do trục trặc của hệ thống đồng hồ trên đạn tên lửa, tổ hợp Patriot đã đánh trượt mục tiêu tới 600m. Hậu quả của vụ tấn công làm 28 binh sĩ Mỹ thiệt mạng.

    Tiếp đến vụ việc ngày 4-6 vừa qua, dù chưa xác định nguyên nhân, nhưng PAC-3 Patriot lại một lần nữa “thảm bại” trước tên lửa Scud có tuổi đời “gần nửa thế kỷ”.

    Khi thực chiến không được như lời quảng cáo

    Trong chiến tranh vùng Vịnh lần 1, các tổ hợp Patriot của liên quân có nhiệm vụ chính là ngăn chặn tên lửa Scud và Al Hussein của Iraq tấn công các quốc gia trong khu vực. Bất chấp các tai tiếng, giới chức quân sự Mỹ tuyên bố Patriot đã bắn hạ 70% tên lửa Scud của Iraq phóng đến Saudi Arabia, và 40% bắn đến Israel.

    Tuy nhiên, sau cuộc chiến trên, sự “thành công” của Patriot được thể hiện bằng việc Israel thẳng thừng từ chối mua thêm Patriot và tự phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của riêng mình. Bản thân Mỹ cũng chấp nhận hằng năm chi cho nhà nước Do Thái hàng trăm triệu USD phát triển các loại vũ khí đánh chặn mới. Quân đội Mỹ cũng tích cực hoàn thiện tổ hợp Patriot với việc đưa ra gói nâng cấp và cải tiến đạn đánh chặn với những lời quảng cáo có cánh về khả năng phòng thủ tên lửa.

    Một điểm nữa là giá thành của đạn tên lửa đánh chặn quá đắt đỏ. Mỗi tên lửa đánh chặn MIM-104F có giá tới 5 triệu USD, đắt gấp nhiều lần so với mục tiêu đánh chặn của nó. Trong khi đó, hiệu quả đánh chặn của tổ hợp vẫn là câu hỏi lớn và mới có thêm “câu trả lời ở Saudi Arabia”.

    Xét về bình diện kinh tế, việc đầu tư hàng tỷ USD vào hệ thống đánh chặn tên lửa mang tiếng là hiện đại, nhưng xác suất đánh chặn thấp chắc chắn không phải là khoản đầu tư khôn ngoan.

    http://www.qdnd.vn/quan-su-the-gioi...pac-3-patriot-hieu-qua-thuc-chien-thap-252639

    Liên tiếp "vồ hụt" mục tiêu, lá chắn tên lửa Patriot đang khiến ông chủ Mỹ mất mặt?
    Trung Phạm | 31-03-2018 - 19:29 PM


    [​IMG]
    Lịch sử đánh chặn thất bại liên tục của hệ thống phòng thủ Patriot khiến nhiều chuyên gia phải đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả thực sự của tổ hợp tên lửa này.


    Ngày 25/3/2018, lực lượng vũ trang Houthi ở Yemen đã phóng 7 quả tên lửa tấn công Riyadh. Saudi Arabia sau đó xác nhận vụ việc và khẳng định nước này đã đánh chặn thành công tất cả 7 quả tên lửa.

    Nhưng mọi việc diễn ra không phải như vậy. Chẳng có bằng chứng nào cho thấy Saudi Arabia đã đánh chặn được bất cứ quả tên lửa nào.

    Trong bài phân tích mới đây trên Tạp chí Foreign Policy, chuyên gia Jeffrey Lewis - Giám đốc Chương trình Chống phổ biến Vũ khí Đông Á của Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury (Mỹ) đã khẳng định điều này.

    Sự thật như thế nào? Những hình ảnh xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy, các tổ hợp phòng thủ của Saudi Arabia đã phóng tên lửa đánh chặn nhưng không thành công. Một quả nổ thảm bại ngay sau khi rời bệ phóng còn quả kia quay vòng hình chữa U trên không, ngược trở lại Thủ đô Riyadh rồi phát nổ ngay dưới mặt đất.

    Để chứng minh cho quan điểm của mình, chuyên gia Jeffrey Lewis cùng các đồng nghiệp tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury đã lật lại lịch sử, xem xét kỹ lưỡng hai vụ tấn công tên lửa khác nhau nhằm vào Saudi Arabia tháng 11 và tháng 12/2017.

    Trong cả hai trường hợp, Jeffrey Lewis và cộng sự đều nhận thấy không có khả năng tên lửa bị bắn rơi mặc dù giới chức Saudi Aribia luôn tuyên bố điều ngược lại.

    [​IMG]
    Patriot là một hệ thống phòng thủ thất bại?

    Biện pháp xác minh của nhóm Jeffrey Lewis rất đơn giản: Họ đã định vị nơi mảnh vỡ tên lửa rơi, gồm cả khung tên lửa, đầu đạn và vị trí đặt bệ phóng. Trong cả hai trường hợp đều đưa đến một biểu đồ rất rõ ràng. Thân tên lửa đã rơi xuống Riyadh trong khi đầu đạn tách ra bay qua hệ thống phòng thủ rồi cũng rơi xuống cạnh mục tiêu.

    Một quả đạn rơi chỉ cách Cổng số 5 của Sân bay Quốc tế King Khalid ở Thủ đô Riyadh vài trăm mét. Đầu đạn thứ hai, được bắn lên vài tuần sau đó, đã gần như phá hủy một đại lý bán hàng của hãng Honda. Trong cả hai sự vụ, bất chấp những tuyên bố chính thức từ Saudi Arabia, rõ ràng chẳng có quả tên lửa tấn công nào bị bắn hạ.

    Điểm mấy chốt ở đây là không có dấu hiệu nào chứng tỏ Saudi Arabia đã đánh chặn được bất cứ tên lửa nào của Houthi trong cuộc xung đột Yemen. Điều này dẫn tới một câu hỏi nhức nhối: Có lý do nào để cho rằng hệ thống Patriot thực sự hoạt động?

    Cứ cho là hệ thống PAC-2 triển khai ở Saudi Arabia chưa được thiết kế tốt để có thể đánh chặn được các tên lửa Burkan-2 mà Houthi dùng để tấn công Riyadh. Burkan-2 bay xa khoảng 600 dặm và dường như được trang bị đầu đạn có khả năng tách ra khỏi tên lửa.

    Nhưng chuyên gia Jeffrey Lewis lại đặc biệt nghi ngờ khả năng Patriot đã từng đánh chặn được bất cứ tên lửa đạn đạo tầm xa nào trong thực chiến. Vì thực tế, chưa có bất cứ một bằng chứng công khai nào đủ thuyết phục để chứng minh về một vụ đánh chặn thành công của Patriot.

    • [​IMG]
      Bất lực trước tên lửa Houthi, Patriot "thần thánh" của Saudi Arabia còn quay vòng phản chủ
    Trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, công chúng đã bị dắt mũi khi phải tin rằng Patriot đã có màn trình diễn hoàn hảo khi đánh chặn được 45/47 quả tên lửa Scud.

    Đánh giá sau đó của Lục quân Mỹ đã rút con số ước tính xuống còn 50%, thậm chí chỉ là 1/4.

    Một nhân viên của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ khẳng định, nếu lực lượng Lục quân nước này áp dụng phương pháp đánh giá một cách trung thực con số có thể còn thấp hơn.

    Trong khi đó, theo điều tra của Ủy ban Các chiến dịch của Chính phủ thuộc HạViện Mỹ, không có đủ bằng chứng để đi đến kết luận về bất cứ vụ đánh chặn thành công nào.

    "Córất ít bằng chứng chứng tỏ Patriot đã bắn trúng nhiều hơn vài quả tên lửa Scud của Iraq trong chiến tranh vùng Vịnh", tóm tắt báo cáo của Ủy ban trên kết luận. "Vẫn còn có những nghi ngờ về những vụ đánh chặn này".

    Báo cáo yêu cầu Lầu Năm Góc giải mật thêm thông tinh về hoạt động của Patriot đồng thời đề nghị tiến hành một đánh giá độc lập về chương trình phát triển hệ thống phòng thủ này nhưng cho tới nay chưa thấy bất cứ động thái nào được thực hiện.

    Nhưng nếu Patriot không hoạt động hiệu quả thì tại sao Chính phủ Mỹ và Saudi Arabia vẫn cứ tuyên bố điều ngược lại? Chuyên gia Jeffrey Lewi cho rằng, một lý do giải thích phần nào có thể nhận được sự cảm thông: để trấn an người dân!

    Saudi Arabia muốn chứng tỏ họ có đủ khả năng bảo vệ dân chúng, hay như năm 1991, những tuyên bố không trung thực về Patriot đã giúp ngăn cản Israel phản công Iraq. Thế nhưng, theo Jeffrey Lewis, điều này là đặc biệt nguy hiểm khi Mỹ đang đứng trước những nguy cơ từ chương trình tên lửa của Iran hay Triều Tiên. Vũ khí nào sẽ bảo vệ Mỹ và đồng minh?

    http://ttvn.vn/doi-song/lien-tiep-v...hien-ong-chu-my-mat-mat-82018313194436699.htm
  3. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Tên lửa phòng không Mỹ phóng 5 quả trượt cả 5
    Theo đó hệ thống phòng không Patriot của Mỹ đã có màn thể hiện tệ hại tại UAE khi không thể đánh chặn các tên lửa "hàng mã" của phiến quân Houthi.



    [​IMG]
    Theo thông tin được đăng tải trên trang Bussiness Insider thì các hệ thống phòng không MIM-104 Patriot của UAE đã không thể bảo vệ được không phận của nước này trước các đợt tấn công bằng tên lửa của phiến quân Houthi vào cuối tháng 11 vừa rồi, thậm chí thủ đô Abu Dhabicủa nước này cũng bị tấn công. Nguồn ảnh:Wiki.
    [​IMG]
    Dù được quảng cáo là hệ thống phòng không hiệu quả nhất thế giới hiện nay tuy nhiên các tên lửa phòng không Patriot do Mỹ chế tạo lại… bất lực trước các loại tên lửa “hàng mã” của phiến quân Houthi. Nguồn ảnh: Times.
    [​IMG]
    Cụ thể, theo thông tin Bussiness Insider có được thì các tên lửa của Mỹ đã phóng tổng cộng 5 quả tên lửa để đánh chặn các mục tiêu bay được xác định là “thù địch” đến từ Yemen. Nguồn ảnh: Defence.
    [​IMG]
    Tuy nhiên cả 5 phát phóng này đều trượt mục tiêu và không tiêu diệt được bất cứ một tên lửa nào của phiến quân Houthi. Kết quả là các tên lửa của Houthi đã thành công trong việc vượt qua được hệ thống phòng không của UAE dù sao đó chúng đều rơi chệch mục tiêu. Nguồn ảnh: Army.
    [​IMG]
    UAE đã không gặp phải thiệt hại gì nhiều sau vụ tấn công bằng tên lửa của phiến quân Houthi. Tuy nhiên việc các loại tên lửa đạn đạo chắp vá của phiến quân Houthi có thể vượt qua được hệ thống phòng không đắt tiền nhất thế giới hiện nay đã làm dấy lên rất nhiều lo ngại. Hình ảnh tên lửa của phiến quân Houthi bay trên bầu trời UAE. Nguồn ảnh: Popular.
    [​IMG]
    Nhất là khi MIM-104 Patriot là hệ thống phòng không khá phổ biến, được Mỹ bán cho nhiều quốc gia đồng minh trên thế giới và được triển khai cả ở Hàn Quốc, nơi ngày ngày phải hứng chịu mối đe dọa tên lửa từ phía Triều Tiên. Nguồn ảnh: Press.
    [​IMG]
    Còn ở châu Âu, hệ thống tên lửa phòng không Patriot vốn từ lâu đã được coi là một phần lá chắn tên lửa cho các quốc gia châu Âu. Việc hệ thống này tỏ ra yếu kém trong việc thực chiến sẽ có thể dẫn tới một hậu quả dây chuyền, ảnh hưởng tới uy tín của Mỹ trên toàn thế giới. Nguồn ảnh: Pakistan.
    [​IMG]
    Trong quá khứ, hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ cũng nhiều lần bị chỉ trích bởi đồng minh, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ đã từng khẳng định hệ thống tên lửa này là “vô dụng”. Nguồn ảnh: Hurri.
    [​IMG]
    Phía Israel cũng đã từng nếm trái đắng khi phóng tới hai quả Patriot và một tên lửa không đối không từ chiến đấu cơ F-16I mà vẫn không thể tiêu diệt nổi một máy bay trinh sát không người lái của Hezbollah bay qua từ Syria. Nguồn ảnh: National.
    [​IMG]
    Thậm chí, sau khi chiếc máy bay không người lái thản nhiên bay về Syria thì người ta mới nhận được thông tin rằng những mảnh vỡ của tên lửa Patriot sau khi bắn trượt mục tiêu là làm một em nhỏ 14 tuổi bị thương trên cao nguyên Golan. Nguồn ảnh: Thehill.

    https://www.baodatviet.com/ten-lua-phong-khong-my-phong-5-qua-truot-ca-5/

    Tên lửa Patriot không hạ được Scud: Mỹ quảng cáo láo

    Sự kiện tên lửa Patriot của Ả Rập Xê-út bắn hụt tên lửa Scud đã cho thấy thực tế rõ ràng rằng lời quảng cáo về Patriot là sai sự thật.


    Gần đây, giới phân tích quân sự đặc biệt chú ý tới thông tin lực lượng Houthi và quân đội Yemen ủng hộ đã phóng 15 tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud vào căn cứ không quân Khalid (Saudi Arabia) rạng sáng 4/6. Vụ việc được giấu kín tới tận ngày 11/6 mới được hé lộ. Vụ tấn công thậm chí còn được cho là làm Tư lệnh Không quân Ả Rập Xê-út, Trung tướng Muhammad bin Ahmed Al-Shaalan thiệt mạng. Dù căn cứ không quân Ả Rập Xê-út được bảo vệ bởi các tổ hợp tên lửa phòng không Patriot PAC-3 được quảng cáo có khả năng đánh chặn tên lửa và do chuyên gia Mỹ điều khiển, nhưng cũng chỉ ngăn chặn được 2-3 quả đạn tên lửa Scud phóng tới. Điều này đã dấy lên hoài nghi liệu những lời quảng cáo có cánh của Mỹ về hiệu quả phòng thủ tên lửa của PAC-3 có là sự thực.
    [​IMG]
    Tên lửa Patriot PAC-3 được quảng cáo là có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo ở cự ly 60km.
    Đánh chặn tên lửa có dễ dàng?
    Trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa, tùy vào tầm bắn của tên lửa tấn công có thể phân ra nhiều phương thức đánh chặn khác nhau căn cứ vào pha phóng đạn, ngăn chặn đạn tên lửa trong hay ngoài bầu khí quyển. Trong trường hợp vụ tấn công ở Ả Rập Xê-út, tổ hợp PAC 3 dùng phương thức đánh chặn căn cứ vào pha phóng đạn (ở pha cuối hành trình đạn đạo của tên lửa đối phương).
    Để đánh chặn tên lửa đối phương, ngay khi phát hiện tín hiệu ra-đa và ảnh nhiệt của tên lửa nghi vấn, hệ thống cảnh giới của PAC-3 sẽ cố gắng bám bắt mục tiêu; tính toán đạn đạo, điểm rơi của tên lửa và lên phương án đánh chặn. Ở kịch bản thuận lợi nhất, khi đầu đạn tên lửa trong pha cuối tiếp cận mục tiêu, PAC-3 sẽ phóng tên lửa đánh chặn tiêu diệt mục tiêu bằng đầu đạn tự dẫn kenetic (va chạm động năng) ở khoảng cách 20-35km.
    Tuy nhiên, thực tế không hề dễ dàng như vậy! Việc theo dõi đạn tên lửa bay với tốc độ siêu thanh có thể đạt tới 3km/giây trong thời gian cực ngắn không hề dễ dàng. Đầu đạn đối phương có thể mất dấu bất kỳ lúc nào vì hiệu ứng plamas, mất tín hiệu nhiệt, chưa kể tới việc để ngăn chặn mục tiêu có tiết diện nhỏ như đầu đạn tên lửa, nên bất kỳ sự thiếu chính xác nào của các phương tiện đánh chặn đều dẫn tới thất bại.
    Đối với tổ hợp tên lửa Patriot, điều này từng có tiền lệ xấu. Trong chiến tranh vùng Vịnh lần 1, các tổ hợp Patriot của liên quân từng mất dấu tên lửa Scudcủa Iraq phóng tới Israel vì đầu đạn tên lửa nguội đi quá nhanh, hệ thống giám sát mất tín hiệu ảnh nhiệt của tên lửa và để lọt mục tiêu. Một vụ việc nổi tiếng nữa là tại căn cứ Dharan (Saudi Arabia) ngày 25/2/1991, mặc dù theo dõi được mục tiêu, nhưng do trục trặc của hệ thống đồng hồ trên đạn tên lửa, tổ hợp Patriot đã đánh trượt mục tiêu tới 600m. Hậu quả của vụ tấn công làm 28 binh sĩ Mỹ thiệt mạng.
    Tiếp đến vụ việc ngày 4/6 vừa qua, dù chưa xác định nguyên nhân, nhưng PAC-3 Patriot lại một lần nữa “thảm bại” trước tên lửa Scud có tuổi đời “gần nửa thế kỷ”.
    TIN TÀI TRỢ

    [​IMG]
    Scud đã thuộc hàng "ông cố" nhưng "thanh niên trai tráng" Patriot PAC-3 vẫn không thể hạ.
    Khi thực chiến không được như lời quảng cáo
    Trong chiến tranh vùng Vịnh lần 1, các tổ hợp Patriot của liên quân có nhiệm vụ chính là ngăn chặn tên lửa Scud và Al Hussein của Iraq tấn công các quốc gia trong khu vực. Bất chấp các tai tiếng, giới chức quân sự Mỹ tuyên bố Patriot đã bắn hạ 70% tên lửa Scud của Iraq phóng đến Saudi Arabia, và 40% bắn đến Israel.
    Tuy nhiên, sau cuộc chiến trên, sự “thành công” của Patriot được thể hiện bằng việc Israel thẳng thừng từ chối mua thêm Patriot và tự phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của riêng mình. Bản thân Mỹ cũng chấp nhận hằng năm chi cho nhà nước Do Thái hàng trăm triệu USD phát triển các loại vũ khí đánh chặn mới. Quân đội Mỹ cũng tích cực hoàn thiện tổ hợp Patriot với việc đưa ra gói nâng cấp và cải tiến đạn đánh chặn với những lời quảng cáo có cánh về khả năng phòng thủ tên lửa.
    Một điểm nữa là giá thành của đạn tên lửa đánh chặn quá đắt đỏ. Mỗi tên lửa đánh chặn MIM-104F có giá tới 5 triệu USD, đắt gấp nhiều lần so với mục tiêu đánh chặn của nó. Trong khi đó, hiệu quả đánh chặn của tổ hợp vẫn là câu hỏi lớn và mới có thêm “câu trả lời ở Ả Rập Xê-út”.
    Xét về bình diện kinh tế, việc đầu tư hàng tỷ USD vào hệ thống đánh chặn tên lửa mang tiếng là hiện đại, nhưng xác suất đánh chặn thấp chắc chắn không phải là khoản đầu tư khôn ngoan.
    https://kienthuc.net.vn/vu-khi/ten-lua-patriot-khong-ha-duoc-scud-my-quang-cao-lao-512576.html

    5 lần phóng, Patriot Mỹ vẫn “vồ hụt” tên lửa Scud cổ
    Tiệp Nguyễn | 10/12/2017 09:
    [​IMG]
    5 tên lửa đánh chặn Mỹ đã thất bại khi cố hạ một tên lửa do người Yemen phóng vào sân bay Riyadh tháng trước. Trong 25 năm, kể từ cuộc chiến vùng Vịnh, người Mỹ vẫn nói dối về hiệu quả của tên lửa Patriot khi đánh chặn Scud, tên lửa do Liên Xô cũ chế tạo.
    Sức mạnh của Su-30MK2 - Tiêm kích hiện đại nhất của Không quân Việt Nam

    Vào tháng trước, có thông tin nhóm Houthis đã bắn một quả tên lửa Scud từ kỷ nguyên Xô Viết vào sân bay Riyadh và bị hạ bởi tên lửa đánh chặn tầm trung của Mỹ. Tên lửa Patriot do quân đội Ả rập Xê-út bắn.

    Ông Donald Trump đã khoe: "Hệ thống của chúng ta đã bắn rơi quả tên lửa. Chứng tỏ chúng ta làm tốt thế nào. Không một ai có thể làm những gì chúng ta làm và bây giờ, chúng ta bán nó trên khắp thế giới".

    Tuy nhiên có 2 điểm có thể sai trong các thông tin trên. Trước tiên, tên lửa có thể không được bắn bởi nhóm Houthis vì theo nhiều nghiên cứu nhóm nổi dậy này không có vũ khí hạng nặng đến vậy. Chính một bộ phận quân đội trung thành với cựu tổng thống Yemen Saleh (một trong những nhóm phản đối liên minh với Ả rập Xê-út) đã bắn quả tên lửa này.

    Tiếp theo, tên lửa Patriot của Mỹ đã không hạ được Scud. Theo các nguồn tin cậy, 5 quả tên lửa đã phóng lên nhưng đều bắn trượt. Tên lửa Scud đã bay qua khẩu đội tên lửa đánh chặn của Ả rập Xê út và rơi ngay sau nó, lệch đường băng của sân bay Riyadh chỉ 300m - sai số hợp lý với một quả tên lửa được chế tạo từ những năm 1960.

    [​IMG]
    25 năm sau Cuộc chiến vùng Vịnh, hệ thống Patriot của Mỹ vẫn chưa đánh bại được tên lửa Liên Xô chế tạo từ những năm 1960.

    Người Mỹ đã nói dối và thổi phồng về hiệu quả của tên lửa Patriot trong thời gian diễn ra Cuộc chiến vùng Vịnh vào 1990-1991. Theo đó, "những quả Patriot đã chặn được phần lớn những quả Scud do Iraq bắn ra" là sự khoe khoang dối trá của họ. Nhưng mặc dù Patriot thất bại, họ đã cải tiến nó và nhiều người nghĩ nó sẽ hoạt động hiệu quả như được quảng cáo.

    Nhưng không phải vậy, hệ thống đánh chặn tên lửa của Mỹ thậm chí không thể tiêu diệt tên lửa cũ từ thời Liên Xô - loại tên lửa Scud đất-đối-đất từ những năm 1960 (không tân tiến hơn mấy so với loại rocket V-2 Đức sử dụng năm 1944).

    Tuy nhiên, điều này chưa đủ để chỉ trích các kỹ sư Mỹ yếu kém. Việc đánh chặn một tên lửa siêu thanh bằng một tên lửa khác là vấn đề cựu kỳ khó khăn. Để chắc chắn độ chính xác cho một vụ đánh chặn vẫn còn là điều mà kỹ thuật hiện tại chưa làm được.

    Nhưng cần chỉ trích cách kinh doanh của Mỹ. Có thể, đây là thời điểm Mỹ nên thôi thổi phồng hệ thống vũ khí của họ khi các sản phẩm hoạt động không hiệu quả.

    [​IMG]
    Mũi tên đỏ: Quỹ đạo ước tính của phần đầu đạn tên lửa; Mũi tên đứt đoạn màu đỏ: Quỹ đạo ước tính của phần thân tên lửa; Mũi tên đen: Hướng của tên lửa đánh chặn.

    Tờ thời báo New York có bản báo cáo từ các chuyên gia tên lửa đã bóc trần sự thật vụ đánh chặn tên lửa thành công của Ả rập Xê-út:

    Một đội nghiên cứu gồm các chuyên gia về tên lửa, đã phân tích các chứng cứ và chỉ ra đầu đạn tên lửa đã bay qua khu vực phòng thủ của Ả rập Xê-út và "suýt" trúng mục tiêu của nó là sân bay Riyadh. Đầu tên lửa đã nổ rất gần ga hàng không nội địa khiến nhiều hành khách hoảng sợ nhảy bật dậy.

    Ông Jeffrey Lewis và những nhà phân tích khác hầu hết thuộc Viện nghiên cứu Quốc tế Middlebury có trụ sở tại Monterey, California, đã hoài nghi khi nghe tin Ả rập Xê-út thông báo đã bắn hạ tên lửa Scud và tiến hành phân tích vụ đánh chặn tên lửa này.

    Các chính phủ đã phóng đại hiệu quả của tên lửa phòng thủ trong quá khứ, bao gồm cả việc chặn được Scud. Trong Cuộc chiến vùng Vịnh, Mỹ đã báo cáo một tỷ lệ gần như hoàn hảo về việc hạ được hàng loạt các tên lửa Scud do quân đội Iraq phóng đi.

    Những phân tích sau đó chỉ ra rằng hầu hết các vụ đánh chặn đều thất bại. Với vụ đánh chặn của Ả rập Xê-út vừa rồi, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các tư liệu được phát tán trên mạng xã hội bao gồm ảnh, video và thời gian, địa điểm các tư liệu này được quay chụp để tiến hành phân tích qua các mảnh vỡ tên lửa, khu vực xảy ra vụ nổ và tác động của vụ nổ.

    [​IMG]
    Điểm bắn dự tính từ Yemen và mục tiêu tại Riyadh cách nhau gần 1.000km.

    Thực tế trần trụi

    Những mảnh vỡ tên lửa ở Riyadh cho thấy tên lửa đánh chặn có thể bắn trúng vào phần đuôi vô hại hoặc hoàn toàn trượt nó.

    Sau khi Ả rập Xê-út phóng tên lửa. Các mảnh vỡ bắt đầu rơi xuống trung tâm Riyadh. Một video trên mạng xã hội quay được cảnh một phần khá lớn của tên lửa rơi xuống một bãi đỗ xe gần trường Ibn Khaldun. Những đoạn video khác cho thấy các mảnh vỡ rơi vào các cụm địa điểm trong một khu vực khoảng 500m cách đường cao tốc.

    [​IMG]
    Những mảnh vỡ tên lửa gồm phần động cơ đẩy, phần thân và (có thể) là hệ thống dẫn đường.

    Các quan chức Ả rập Xê-út nói các mảnh vỡ được tìm thấy là của tên lửa Burqan-2 cho thấy vụ đánh chặn đã thành công. Nhưng một phân tích các mảnh vỡ cho thấy phần đầu đạn tên lửa - thành phần tạo ra những vụ nổ đã biến mất. Phần đầu đạn bị mất báo hiệu những điều quan trọng cho các nhà phân tích: tên lửa Scud có thể đã tránh được vụ đánh chặn của Ả rập.

    Tên lửa phải bay qua một quãng đường gần 1.000km, được thiết kế để có thể tách thành 2 phần khi gần đến mục tiêu. Phần chứa động cơ đẩy giúp tên lửa bay gần hết quỹ đạo sẽ tách ra và rơi xuống. Phần đầu đạn nhỏ hơn và khó nhắm trúng sẽ tiếp tục bay tới mục tiêu.

    Điều này giải thích tại sao các mảnh vỡ ở Riyadh chỉ có phần đuôi tên lửa. Và có thể chứng minh người Ả rập Xê út đã bắn trượt tên lửa hoặc chỉ nhắm trúng phần đuôi rơi xuống sau khi tên lửa đã chia tách.

    Một số viên chức Mỹ cũng thông tin là không có bằng chứng nào cho việc Ả rập đã bắn trúng tên lửa. Thay vào đó, các mảnh vỡ có thể rơi xuống do áp lực trên quỹ đạo bay. Những gì Ả rập Xê út đưa ra để chứng minh vụ đánh chặn thành công có thể đơn giản là phần tên lửa đã tách rời.

    [​IMG]
    Phần đầu đạn (không tìm thấy trong những mảnh vỡ), phần thân và phần động cơ đẩy.

    Tiếng rít cách sân bay Riyadh khoảng 20km cho thấy có thể đầu đạn tiếp tục bay tới mục tiêu mà không bị ngăn trở. Vào khoảng 9h tối, cùng thời gian các mảnh vỡ rơi xuống Riyadh có một vụ nổ lớn gần ga dân sự tại sân bay quốc tế Hoàng đế Khalid tại Riyadh.

    Có một vụ nổ tại sân bay", một người đàn ông nói trong video quay ngay sau vụ nổ. Ông ta và nhiều người khác chạy ra cửa sổ khi các xe cấp cứu chạy trên đường băng.


    Một đoạn video khác được quay trên đường nhựa cho thấy cảnh các chiếc xe vận tải ở cuối đường băng. Bên họ là những đụn khói lớn, xác nhận vụ nổ đã xảy ra và điểm tác động của đầu đạn. Phát ngôn viên của Houthi nói tên lửa có mục tiêu là sân bay.

    Có những lý do khác khiến các nhà phân tích nghĩ rằng đầu đạn đã bay qua khu vực phòng thủ tên lửa. Họ xem video quay khu vực khẩu đội Patriot đã bắn tên lửa và phát hiện đầu đạn đã bay qua khu vực này.

    Các viên chức Ả rập thông báo vài mảnh vỡ rơi từ tên lửa đánh chặn của họ xuống sân bay. Như vậy sẽ rất khó tưởng tượng vì sao một mảnh vỡ có thể "lang thang" thêm 20km và tại sao nó lại nổ khi va chạm.

    Vụ nổ

    Khói và những khu vực bị tàn phá cho thấy đầu đạn đã tấn công vào gần nhà ga nội địa của sân bay. Hình ảnh các tín hiệu cấp cứu và các chùm khói cũng tiết lộ thông tin về bản chất của vụ nổ.

    Một bức ảnh chụp chùm khói từ một khu vực khác trên đường nhựa cho thấy khói giống hệt như khói sinh ra từ các vụ nổ đầu đạn tên lửa. Điều này, cho thấy vụ nổ không phải từ một mảnh vỡ hay từ một vụ tai nạn.

    Bằng việc xác định các tòa nhà trong ảnh và video, đội của Lewis có thể tiếp cận điểm ảnh được chụp và tìm ra tọa độ của chùm khói: vài trăm mét cách đường băng 33R, khoảng 1km cách nhà ga nội địa. Một nhà phân tích cho biết: vụ nổ nhỏ, các hình ảnh vệ tinh chụp sân bay trước và ngay sau vụ nổ không đủ chi tiết để có thể nhìn được miệng hố sinh ra do đầu đạn.

    Nhưng có thể thấy, các vùng bị hư hại từ những chiếc xe cấp cứu, ủng hộ giả thiết đầu đạn đã phóng trúng đường băng.

    [​IMG]
    Mũi tên đỏ: Quỹ đạo của đầu đạn tên lửa, đầu đạn nổ gần nhà ga sân bay; Mũi tên đỏ đứt đoạn: Quỹ đạo phần thân tên lửa rơi vào trung tâm thành phố.

    Khi nhóm Houthis trượt mục tiêu. Ông Lewis phân tích: Họ đã đạt tới gần mục tiêu cho thấy tên lửa của họ có thể nhắm trúng mục tiêu và vượt qua được cả hàng phòng thủ của Ả rập Xê-út. "1 km là độ lệch bình thường với một tên lửa Scud".

    Ông Lewis cũng nói ngay cả Houthis cũng không nhận ra thành công của mình. Trừ phi, họ có nguồn tin tình báo tại sân bay, họ có rất ít lý do để nghi ngờ các thông báo chính thức. "Houthis đã đạt rất gần tới mục tiêu vô hiệu hóa sân bay".

    Laura Grego- một chuyên gia về tên lửa tại tổ chức Union of Concerned Scientists nhấn mạnh báo động rằng khẩu đội phòng thủ của Ả rập Xê-út đã bắn tới 5 lần để chặn quả tên lửa đang đến. "Bạn bắn 5 lần vào quả tên lửa đó và tất cả chúng đều trượt. Thật sốc", bà nói, "Và còn sốc hơn bởi người ta vẫn nghĩ hệ thống này có thể hoạt động".
  4. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Kể cũng lạ Boeing 747 nó cũng quá tệ mà tập đại đế tin dùng trong khi H6K khựa nói tốt hơn 747 nhiều mà không dám dùng chở tập đi công du, đúng lũ khựa nhát gan quá.
  5. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    B747 có phải vũ khí tấn công đâu, ngu thế! H6K ai nói tốt hơn B747 ? có mỏ chó mày sủa chứ chả ai nói 1 con chở khách 1 con ném bom, óc chó hèn gì hay sủa để người ta biết
  6. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    Nếu quả thực những gì bài báo nói ở đây là đúng. Thì rồ Mỹ sẽ úp mặt vào bồn cầu tự sát. Vì mọi thứ đều sụ đổ. Pac trúng 100% lưu danh sử sách. Hóa ra là tuyên bố sóc lọ.
    Quá đau cho 6 Đĩ. Đi rồ Mỹ tưởng mình là mạnh. Ai dè bị Houthi bắn tên lửa vào thủ đô. PAC nó lại trượt 100% khiến 6 Đĩ đau như cắt chym thì mất tỷ đô vào cái thứ phản chủ.
    s.o.g thích bài này.
  7. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Rõ ràng mà bạn, rồ Mỹ trong này chỉ biết sủa như dog chứ đâu có cãi được
  8. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    Tới giờ này, có thể kết luận rằng. Nước Mỹ không được bảo vệ trước vù khí của Nga- Trung - Trieu.
    Iran thì còn xa lắm. Tuy nhiên ICBM của triều nên xuống thì PAC cũng không cản nổi. Dân Mỹ như cá nằm trên thớt. Vậy mà đòi đi đánh ông bọ, hiếp bà kia.
    Chưa nói đên Đông Phong 41 và Satan của Nga thì xác xuất sống sót của dân Mỹ là 0%.
    Thực tế, Mỹ chỉ có khả năng trả đũa chứ không có khả năng chống lại VKHN của Nga- Trung.
    Thảo nào Trum sợ Putin và Tập 1 phép.
    s.o.g, convitbuocBRICS thích bài này.
  9. nuocngavidai1st

    nuocngavidai1st Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/07/2018
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    38
    Đồ Mỹ cùi bắp
  10. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    914
    Chi tiêu quân sự thì ai bằng Mỹ được $1200 cho một cái ly đựng cafe hoặc $10k cho toilet seats?... :D. Đắt như vàng... :D.
    Bọn đồng minh Nato không chịu chơi, chịu chi kiểu đó cho đồ Mỹ (đạt chuẩn... :D) thì nhảy dựng lên bắt chúng nó tăng chi tiêu quốc phòng. Chi 4% GDP một năm (theo đúng tweet mới nhất của Trump) thì chắc chỉ 10 năm bọn châu Âu đi ăn mày hết để mua ly, BCS, toilet seats của Mỹ... :D

    Ref
    https://www.rt.com/usa/432816-trump-nato-pentagon-budget/
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này