1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến sự Libya, Diễn biến, kết quả và hệ luỵ (Phần 2) THÔNG BÁO MỚI TRANG 119

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi unvietnamien, 21/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. John_Rambo

    John_Rambo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    1
    Tham chiến - cách tốt nhất quảng bá chiến đấu cơ
    Được NATO yêu cầu giúp đỡ, Thụy Điển đã quyết định gia nhập liên quân quốc tế đang tiến hành chiến dịch quân sự Libya bằng việc đồng ý cử 8 máy bay tiêm kích Gripen đến quốc gia Bắc Phi này vào hôm qua (02/4). Các chuyên gia đánh giá rằng, bằng việc tham gia chiến dịch quân sự tại Libya, Thụy Điển muốn quảng bá những chiến đấu cơ của mình trong khuôn khổ tranh tài giành hợp đồng tại Ấn Độ.
    Đề xuất của chính phủ gửi chiến đấu cơ đa chức năng Gripen tới Libya để tham gia chiến dịch của liên quân Phương Tây đã được ******** Thụy Điển bỏ phiếu tán thành hôm qua (01/4) với 240 phiếu thuận, 18 phiếu chống và 5 phiếu trắng.

    Đây là một quyết định lịch sử. Được biết, Thụy Điển trong suốt nhiều thế kỷ qua không tấn công những quốc gia láng giềng và hầu như không can thiệp vào các cuộc chiến bên ngoài. Lần đầu tiên sau nửa thế kỷ, quân đội Thụy Điển mới lại tham chiến. Lần cuối cùng quốc gia Bắc Âu này tham chiến trong cuộc khủng hoảng tại Công – gô năm 1961-1963.

    Thực ra, số máy bay chiến đấu Gripen gửi tới Libya không vượt qua con số 8. Một máy bay trinh sát và một máy bay vận tải C-130 Hercules sẽ hộ tống chúng và với quân số 120 người. Máy bay của Thụy Điển có thể được dùng chỉ để tuần tra không phận, không tham gia không kích những mục tiêu trên mặt đất. Thời gian tham gia chiến dịch không vượt quá 3 tháng.

    Theo đánh giá của các quan sát viên thì việc Thụy Điển quyết định gửi chiến đấu cơ Gripen tham gia chiến dịch quân sự ở Libya đã cải thiện rõ rệt các cơ hội bán chiến đấu cơ này ra nước ngoài. Hội bảo vệ hòa bình Thụy Điển đã gọi thẳng đây là “một chiêu PR”. Chủ tịch tổ chức này tuyên bố, “tóm lại, tổ hợp công nghiệp quốc phòng Thụy Điển đang cố gắng tìm kiếm những khách hàng tiềm năng mua Gripen”.

    “Những quốc gia chuẩn bị mua vũ khí sẽ đánh giá chất lượng chiến đấu của máy bay và quan trọng là chúng có thể sử dụng trong cuộc xung đột thực hay không”, chuyên gia của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) Mark Bromley cho hay.

    Từ năm 1982, giá trị dự án chế tạo JAS-39 Gripen đã là hơn 12 tỷ euro. Hiện nay, theo đánh giá của Bộ Quốc phòng Thụy Điển, có cơ hội bán chiến đấu cơ này sang Brazil và Ấn Độ.

    Theo đánh giá của các chuyên gia, Stockholm quan tâm đến vụ đấu thầu lớn nhất cung cấp máy bay cho Không quân Ấn Độ. Trong khuôn khổ vụ đấu thầu này, Thụy Điển sẽ cạnh tranh với chiến đấu cơ Rafale của Pháp, F-18 và F-16 của Mỹ, Typhoon Eurofighter của châu Âu và MiG-35 của Nga. Vụ đấu thầu cung cấp 126 máy bay chiến đấu đa chức năng nói trên trị giá hơn 10 tỷ đôla.

    Không hẹn mà gặp, tất cả 5 chiến đấu cơ từ Phương Tây tranh tài tại Ấn Độ đều tham gia chiến dịch quân sự tại Libya. Các chuyên gia cho rằng, chiến trường Libya có thể trở thành cơ hội để Thụy Điển và Pháp quảng bá chiến đấu cơ “khó xuất khẩu” của họ.

    Chẳng thế mà nước Pháp xuất binh đầu tiên với 8 chiếc Rafale xuất hiện trên bầu trời Libya chiều 19/3 để làm nhiệm vụ trinh sát, ngày hôm sau (20/3), 6 chiếc Rafale thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.

    Phó Giám đốc Viện Quan hệ chiến lược và quốc tế Jean Pierre Maulny hôm 21/3 tuyên bố: “Có thể, đây là một trong những phương pháp quảng cáo nhằm trình diễn khả năng chiến đấu của các máy bay tiêm kích”; còn một sĩ quan giấu tên của Không quân Pháp thì chia sẻ: “Libya sẽ giúp chúng ta bán máy bay này”.

    Trong khi đó, nhà phân tích Christophe Menard của Kepler Capital Markets nói: “Cuộc xung đột tạo cơ hội thể hiện khả năng của máy bay trong điều kiện thực chiến và từ góc độ này, Libya là trường thử để trình diễn các công nghệ”. Theo ông, chiến dịch quân sự chống Libya “sẽ bổ sung thêm những cành nguyệt quế vinh quang cho máy bay chiến đấu”.

    Đại diện của Dassault Aviation Stephane Fort nhấn mạnh: “Tính vạn năng của Rafale tạo ra lợi thế so với F-18 của Mỹ vì loại máy bay này trước khi cất cánh chỉ được sắp xếp để thực hiện một loại hình chiến đấu".

    Được biết, tháng 2 năm nay, quân đội Ấn Độ tuyên bố sẽ xác định công ty thắng thầu vào khoảng tháng 9 tới.



    Ram_bo (Theo VZ)

    hê hê vừa được tiếng giết khủng-bố, giải phóng cứu nhân độ thế......lại được miếng ăn >:) Nga hồi đánh đồng bào Gru đúng là nông cạn, não ngắn, đáng lẽ lôi Mig 35 ra bỏ bom vài thằng ngoẹ Gru có phải năm nay bán được máy bay ko [-(
  2. hgbinh

    hgbinh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2011
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    1
    đấy là tuyệt chiêu mà chỉ có những người khôn mới hiểu được, người ngu xem xong vứt đi, chả hiểu gì đâu, máy bay Nga xài trong chiến tranh Gruzia toàn đồ cổ lỗ sĩ mà bụp thằng GRU chạy té khói, chứng tỏ các máy bay đời sau sẽ cực kì mạng mẽ, có thế làm cỏ cả GRU.:))
  3. halongbienxanh

    halongbienxanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    0
    Một số nguồn tin cho rằng hiện đã có thêm 12 quan chức thân cận rời bỏ Tổng thống Libya tới Anh. Trong khi đó, ông Gaddafi lớn tiếng chỉ trích các nhà lãnh đạo của Mỹ và các đồng minh phương Tây là những kẻ “phát cuồng vì quyền lực” và tuyên bố họ chứ không phải ông sẽ là những người phải ra đi.

    Sau cuộc tẩu thoát ngoạn mục của Ngoại trưởng Libya Moussa Koussa, một nguồn tin cho biết đã có thêm nhiều quan chức rời bỏ ông Muammar Gaddafi tới Anh để sống lưu vong. Không chỉ thế, một nhóm các quan chức hàng đầu của ông Gaddafi cũng đã ở lại Tunisia sau khi được cử sang đó để đàm phán.


    [​IMG]Ngoại trưởng Libya là một trong số những người đầu tiên khơi mào cuộc đào tẩu
    Một tờ báo ở Ả Rập cũng đưa tin, ông Mohammad Abu Al Qassim Al Zawi, người đứng đầu Ủy ban nhân dân cũng là một trong số những người bỏ trốn.

    Ngoài ra, ông Shokri Ghanem quan chức cấp cao trong lĩnh vực dầu khí cũng được đồn đoán là đã đào tẩu.

    Hôm 31/3, ông Shokri đã nói với tờ Reuters rằng ông đang ngồi tại văn phòng của mình để trả lời phỏng vấn và phủ nhận việc tẩu thoát của mình. Tuy nhiên, trong cùng ngày, một quan chức cấp cao khác đã tuyên bố rằng ông sẽ không phục vụ chế độ của Gaddafi nữa.

    Phóng viên Nazanine Moshiri thường trú của hãng thông tấn Al Jazeera ở Tunisia cho biết ông Abu Zayed Dordah, cựu Tổng thống Libya vào những năm 1990 tới 1994 cũng là một trong số các quan chức cấp cao đào tẩu.
    Ông Ali Abdessalam Treki, cựu Ngoại trưởng của Libya đã được tái bổ nhiệm giữ chức vụ này và đã trở thành đại diện của quốc gia này tại Liên Hiệp Quốc sau khi một làn sóng đào tẩu bùng nổ.

    Tuy nhiên, theo một vài trang web của phe đối lập thì ông Treki, người hiện đang ở Cairo đã tuyên bố sẽ không đảm nhận chức vụ đó hay bất kì chức vụ nào khác.
    "Sụp đổ từ bên trong"
    Ngoại trưởng Anh, William Hague nói rằng ông Koussa không được miễn truy tố hình sự và đang “tự nguyện khai báo” với các nhà chức trách ở đây. Hiện ông ta đang ở một nơi an toàn và tham gia vào các cuộc thảo luận với các nhà ngoại giao ở Anh, bao gồm cả những người đã từng làm việc tại Đại sứ quán đã bị đóng cửa của Anh tại Libya trước kia.

    [​IMG]Các quan chức cấp cao của Libya bị nghi là đã trốn thoát khỏi đất nước này
    Ông Hague nói: “Việc ông Kousa từ chức cho thấy chế độ của ông Gaddafi đang bị chia rẽ, chịu những áp lực và đổ nát từ bên trong”.

    Hôm qua, một phát ngôn viên của chính phủ Libya đã xác nhận chuyện ông Koussa từ chức, tuy nhiên khẳng định nhân dân vẫn rất ủng hộ Tổng thống Gaddafi.
    Ông Moussa Ibrahim nói rằng quyết định của ông Koussa “mang tính cá nhân”, tuy nhiên, nhiều người khác sẽ “làm theo và sẽ đào tẩu”. Sở dĩ ông Koussa được cho phép sang Tunisia là bởi ông bị bệnh tiểu đường và cao huyết áp.

    Siết chặt an ninh
    Kể từ ngày 15/2 đến nay, nhiều quan chức chính phủ đã từ bỏ ông Gaddafi để đi tị nạn. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Abdel Fattah Younis và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Mustafa Mohamed cùng nhiều đại sứ khác của Libya trên toàn thế giới đã từ bỏ quyền lực và bỏ trốn.

    Một nhà ngoại giao hàng đầu của Libya, giờ đã về phe phiến quân nổi dậy cho biết do có nhiều người bỏ trốn nên vấn đề an ninh được bảo mật chặt chẽ và việc rời khỏi đất nước này trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khiến nhiều quan chức cấp cao của Libya dù cũng đang nỗ lực bỏ trốn nhưng không thành.

    Ông Ibrahim Dabbashi, Phó đại sứ của Libya tại Liên Hiệp Quốc cho hay giờ ông hoàn toàn ủng hộ phe đối lập và nói: “Chúng tôi biết rằng nhiều quan chức cấp cao của Libya đang cố gắng bỏ trốn. Tuy nhiên, hầu hết trong số họ đều bị kiểm soát chặt chẽ và không thể rời khỏi đất nước. Tôi đảm bảo rằng nhiều người trong số họ sẽ chớp lấy ngay từ cơ hội đầu tiên để có thể rời khỏi đất nước đó”.

    Những câu hỏi hóc búa

    Các nhà chức trách Scotland cho biết họ muốn phỏng vấn ông Koussa về việc đánh bom ở Lockerbie (một thị trấn của Scotland) vào năm 1988. Vụ đánh bom này khiến 259 người thiệt mạng, hầu hết là người Mỹ đang ngồi trên máy bay và 11 người đang ở trên mặt đất.

    [​IMG]Cuộc chiến ở Libya chưa thấy có dấu hiệu hồi kết

    Ở một góc nhìn khác, ông Henry Schuler, nhà ngoại giao kì cựu của Mỹ ở Libya khuyến cáo, nên đề cao cảnh giác với chuyến bay tới Anh của ông Moussa Koussa, Ngoại trưởng Libya vừa tuyên bố từ chức.

    Trả lời phỏng vấn các phóng viên hãng thông tấn Al Jazeera, ông nói các nhà chức trách ở Anh nên cẩn trọng trước những phát ngôn “bề nổi” của ông Moussa: "Chúng ta phải thực sự suy nghĩ về điều bất thường là ông Moussa Koussa có thể rời Libya mà không bị phát hiện. Nhất là khi tên ông ta rõ ràng không có trong các sắc lệnh đóng băng tài sản và cấm xuất ngoại, trong khi chắc chắn đã có cảnh báo giúp ông Gaddafi liệu trước được chuyện gì sẽ xảy ra.

    Chúng ta cũng phải cảnh giác tới trường hợp có "một ai đó" cố tình đẩy ông Moussa đi. Tôi không thể tin lại có chuyện ông Gaddafi dễ dàng từ bỏ đi cơ hội giữ chân Moussa lại. Tôi không dám chắc liệu ông ta xuất ngoại có phải để làm một việc gì đó cho ông Gaddafi - như ông ấy đã từng làm trong suốt nhiều thập kỉ qua - hay không”.

    Bản thân ông Gaddafi vẫn lớn tiếng thách thức khi nói rằng ông sẽ không phải là người phải ra đi, mà lãnh đạo các nước phương Tây – những người đã tàn sát quân đội của ông bằng những cuộc không kích mới phải làm việc đó ngay lập tức.

    Ông Gaddafi còn xem các nhà lãnh đạo Mỹ và các đồng minh phương Tây – những người chỉ huy các cuộc không kích tấn công Libya – là những kẻ “phát cuồng vì quyền lực”.

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Saif al-Islam là một trong những người có ảnh hưởng nhất Libya hiện nay, đặc biệt trong cuộc nội chiến đang diễn ra và cũng là tác nhân từng đưa nhiều người quan trọng ở phương Tây lâm vào thế khó sau khi họ có quan hệ với chính quyền Gaddafi.

    Tung tiền mua quan hệ

    Giám đốc Trường Kinh tế London (LSE) Howard Davies vừa đệ đơn từ chức sau khi thừa nhận "có lỗi trong đánh giá" khi xây dựng mối liên hệ với chính quyền Libya. Ông từng tới thăm Libya để cố vấn cho chế độ Gaddafi về cải cách tài chính và nhận 300.000 bảng Anh tiền "công đức" cho trường từ con trai thứ hai của lãnh đạo Libya là Saif al-Islam, người sau đó làm nghiên cứu sinh tại LSE.

    Sự ra đi của người đứng đầu LSE, một trong những trung tâm học thuật đẳng cấp thế giới, càng cho thấy mối liên hệ với chính quyền Gaddafi của nhiều người quan trọng tại phương Tây đang khiến họ lâm vào thế bí. Người dẫn dắt vị giám đốc trên tới mối quan hệ có nhiều hệ lụy này không ai khác chính là Saif al-Islam Gaddafi.

    [​IMG]Saif được xem là đứng đằng sau cha trong cuộc nội chiến ở Libya.
    Saif al-Islam sinh năm 1972, là con thứ hai trong số 9 người con của Đại tá Gaddafi. Khác với những người anh em khác chỉ chú trọng ăn chơi hưởng thụ từ gia tài kếch xù của bố mẹ, năm 1997, Saif lập ra Quỹ phát triển và nhân đạo quốc tế mang tên cha mình khá nổi tiếng. Sau đó ông đi vào con đường học thuật để lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) tại ĐH Vienna năm 2000 và bằng tiến sĩ tại Trường LSE London năm 2008.

    Tư cách quý tử nhà Gaddafi, lãnh đạo suốt 4 thập kỷ tại đất nước dầu mỏ Libya, là thế mạnh giúp Saif al-Islam có mối quan hệ với nhiều nhân vật quan trọng tại Anh cũng như phương Tây. Bên cạnh đó, ấn tượng tốt của người này với giới truyền thông cũng góp phần nối dài danh sách những yếu nhân nước ngoài mà Saif có dịp giao thiệp.

    Với dáng người cao ráo, điển trai và nói thứ tiếng Anh hoàn hảo, Saif al-Islam dần tạo thiện cảm với giới truyền thông nước ngoài như là gương mặt "có thể chấp nhận được" của chế độ Gaddafi. Saif nhờ đó được đánh giá là thuộc mẫu người cải cách và là niềm hy vọng cho sự mở cửa của đất nước Libya trong tương lai.

    Tuy nhiên, "bảo bối" quan trọng nhất để Saif được giới chính trị, doanh nhân và học thuật có ảnh hưởng ở phương Tây ưu ái là việc họ nhìn thấy người đàn ông này chính là cửa ngõ để tiếp cận với nguồn dầu mỏ dồi dào của Libya. "Nếu Libya là một đất nước không có trữ lượng dầu mỏ, tôi không nghĩ Saif có thể thuyết phục được phương Tây"- BBC dẫn nhận xét của Tiến sĩ Omar Ashur thuộc ĐH Exeter.

    Giống như những người con còn lại của Gaddafi, Saif sống trong nhung lụa từ bé. Lớn lên khi bước chân vào nền chính trị dọn sẵn, Saif cũng như cha khi khẳng định bản thân không hề giữ bất cứ chức vụ chính thức nào trong chính quyền. Ông cũng phủ nhận việc nắm những khoản ngân quỹ khổng lồ như lời lưu truyền trong "dân gian".

    Bí mật nắm giữ ngân quỹ quốc gia

    Nhưng khác với tuyên bố của Saif, hiện ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy quý tử thứ của nhà Gaddafi này đang kiểm soát khoản ngân quỹ quốc gia trị giá nhiều tỷ USD mang tên Cơ quan Đầu tư Libya (LIA). Tổ chức này được cho là đang nắm giữ khối tài sản trị giá từ 80 - 100 tỷ USD, có các văn phòng ở nước ngoài như tại London.

    LIA cũng là đối tác trong bản hợp đồng thăm dò dầu mỏ giữa Libya với hãng BP năm 2007, trị giá 900 triệu USD. Ngoài ra, LIA còn nắm cổ phần trong câu lạc bộ bóng đá Juventus của Italia, đại gia dầu mỏ Italia Eni và trong Tập đoàn Pearson, công ty mẹ của Nhà xuất bản Penguin và tờ Financial Times danh tiếng.

    Trong tiếng Arab, cơ quan LIA có nghĩa là "mẹ của các ngân quỹ", được lập ra với mục đích quản lý số tiền dư thừa từ nguồn xuất khẩu dầu mỏ của Libya để dành cho các thế hệ tương lai. Theo nguồn tin BBC, Saif bổ nhiệm một bạn cũ thời ĐH là Mustafa Zarti thay mặt điều hành LIA vì sự trung thành và thân cận của người này.

    Cách thức hoạt động khác thường của LIA ở chỗ Saif có quyền như "bố già" nhưng lại không chịu trách nhiệm cụ thể về bất cứ việc gì. Thông thường ông bàn thảo về các bản hợp đồng với những người bạn siêu giàu của mình tại các bữa tiệc riêng tư, hoặc sử dụng người trung gian và sau đó Zarti sẽ được chỉ đạo làm như thế nào. Nhưng cuối cùng thì cả Saif lẫn Zarti đều không đặt bút ký để chịu trách nhiệm về bất cứ thỏa thuận nào.

    Bộ đôi Saif và Zarti bị cho là tác giả của nhiều thỏa thuận gây thua lỗ nhiều triệu USD cho LIA, như hợp đồng kinh tế với siêu lừa Bernie Madoff và với doanh nhân Anh bạn thân của Saif là Nat Rothschild. Nói cách khác, LIA là một phần liên quan đến gia đình Gaddafi đang khiến một bộ phận người Libya nổi giận, dẫn tới bạo loạn hoành hành khắp cả nước.

    Gương mặt nổi bật sau cha trong cuộc nội chiến

    Trong khi đó, bản thân các tài sản của LIA cũng bị nước ngoài phong tỏa theo lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc nhằm vào Libya. Cá nhân bộ đôi quyền lực nhất của tổ chức tài chính này là Saif và Zarti đang bị "sờ gáy" và cùng có tương lai chưa rõ ràng như nhau.

    Những mũi dùi từ bên ngoài chĩa vào Saif từ khi bạo loạn bùng lên ở Libya hơn hai tuần trước và ông trở thành người hay xuất hiện trên truyền hình với tư cách như phát ngôn viên của chính quyền Gaddafi. Mở đầu cho chuỗi xuất hiện này là việc Saif cảnh báo trên truyền hình quốc gia Libya hôm 20/2 về nguy cơ đất nước nổ ra nội chiến đẫm máu. Saif cũng nhiều lần lên tiếng phủ nhận việc chính quyền Gaddafi cho không quân trấn áp người ********* chống đối và khẳng định sẽ đứng về phía cha đến cùng.


    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Một cô bé trong "hàng rào sống" đã nói với Reuters: “Các ông cứ nói với chúng tôi về quyền con người, nhưng lại cứ tiếp tục ném bom vào những người dân Libya. Chúng tôi sẵn sàng bảo vệ vị lãnh tụ của mình và chúng tôi đang ở Libya để đấu tranh chống lại các tay súng và lực lượng ********”. Nhấn F5 để cập nhật thông tin mới nhất.


    14h 14’

    Lực lượng ủng hộ dân chủ ở Libya – phiến quân - đang tập kết, cố gắng giành lại thị trấn Brega từ tay quân đội của Gaddafi. Được sự trợ giúp đắc lực từ Mỹ và các nước đồng minh phương Tây, họ giờ như “hổ thêm cánh” sẵn sàng chiến đấu tới cùng với các binh sĩ chính phủ.

    13h 18’

    Ngoại trưởng Đức, Guido Westerwelle nói rằng thảm họa ở Libya không thể giải quyết bằng các hoạt động quân sự mà các bên cần phải tiến tới thỏa thuận chính trị. Trong một chuyến thăm Trung Quốc, ông Westerwelle nhấn mạnh bước đầu tiên phải là thực hiện lệnh ngừng bắn.
    [​IMG]"Hàng rào chắn" cho ông Gaddafi đã thưa thớt dần kể từ sau những cuộc không kích của liên minh
    Đồng tình với quan điểm của Ngoại trưởng Đức, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Yang Jiechi (Dương Khiết Trì) cũng bày tỏ sự ủng hộ của Trung Quốc đối với giải pháp đàm phán để giải quyết xung đột. Ông Dương Khiết Trì cho biết, Trung Quốc lo ngại trước các báo cáo về các cuộc đụng độ căng thẳng vẫn tái diễn và những con số thương vong kinh hoàng.

    Cả Đức và Trung Quốc đều bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về quyền thành lập một vùng cấm bay ở Libya về việc yêu cầu lực lượng quân đội của chính phủ Libya rời khỏi các khu vực đông dân cư.

    12h 48’

    Tại Bab al-Aziziya, hàng trăm người dân mà chính phủ Libya gọi họ là “lá chắn tình nguyện” vẫn tập hợp lại thành một đám đông mặc dù số lượng người giảm dần kể từ khi cuộc không kích của liên minh bắt đầu.

    [​IMG]Người dân Libya sắp phải đương đầu với những trận mưa bom mới từ phía liên minh
    Đêm qua, họ đã mở “tiệc” tại khu vực này với việc vẫy cờ và đánh trống bày tỏ sự ủng hộ với Tổng thống Gaddafi.
    11h 43’

    Eman Al Obeidi, người phụ nữ từng xông vào một khách sạn ở Tripoli – thủ đô của Libya – để tố cáo chuyện các binh sĩ chính phủ ******** mình hiện vẫn đang mất tích.

    [​IMG]Bà Eman, người từng tố binh sĩ chính phủ ********, mất tích
    Tổ chức xã hội dân sự Avaaz vừa lập một bản kiến nghị yêu cầu ********* Thổ Nhĩ Kì, ông Erdogan kêu gọi ông Gaddafi trả tự do cho bà Eman.

    Sở dĩ uy tín của ông Erdogan lớn như vậy là bởi trong khi Tổng thống Gaddafi “phớt lờ” quan điểm của các nhà chính trị gia hàng đầu trên thế giới ở các quốc gia hùng mạnh, thì ông ta chỉ lắng nghe ý kiến của ********* Thổ Nhĩ Kì trong việc nên phóng thích các nhà báo nước ngoài.

    Khoảng hơn 189.000 người đã kí tên vào bản kiến nghị trên.

    11h 30’

    Ông Mustafa Gheriani, phát ngôn viên của phe đối lập đã ví ông Gaddafi như một “con thú đang bị thương”. Ông Mustafa nói: “Chúng tôi tin rằng chế độ này đang suy thoái từ bên trong. Một con sói bị thương sẽ trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều so với một con sói khỏe mạnh khác. Nhưng chúng tôi hi vọng rằng sẽ có thêm nhiều người bỏ trốn và tôi nghĩ rằng ông ấy sẽ tự nhận thấy chẳng có ai sát cánh cùng ông ta cả”.
    9h 30’

    Tờ Guardian đưa tin ông Mohammed Ismail, một “trợ lý cấp cao” của ông Saif al-Islam Gaddafi, một trong số các con trai của Tổng thống Gaddafi đã được cử tới London (Anh) để đàm phán với các nhà chức trách ở đây.

    Tuy nhiên, nữ phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Anh không xác nhận cũng chẳng phủ nhận tin đồn trên.

    [​IMG]Trợ lý của con trai Saif al-Islam của Gaddafi bí mật sang Anh đàm phán
    Bà nói: “Chúng tôi sẽ không đưa ra những lời bình luận về mối liên hệ giữa chúng tôi và các nhà chức trách ở Libya. Mà dù có bất cứ sự liên hệ nào đi chăng nữa, chúng tôi cũng đều giữ quan điểm rõ ràng rằng ông Gaddafi phải ra đi, phải từ bỏ quyền lực”.
    8h 35’

    Ông Henry Schuler, nhà ngoại giao kì cựu của Mỹ ở Libya khuyến cáo, nên đề cao cảnh giác với chuyến bay tới Anh của ông Moussa Koussa, Ngoại trưởng Libya vừa tuyên bố từ chức.
    [​IMG]Một quan chức Mỹ lo ngại về mục đích tới Anh của Ngoại trưởng Libya
    Trả lời phỏng vấn các phóng viên hãng thông tấn Al Jazeera, ông nói các nhà chức trách ở Anh nên cẩn trọng trước những phát ngôn “bề nổi” của ông Moussa: "Chúng ta phải thực sự suy nghĩ về điều bất thường là ông Moussa Koussa có thể rời Libya mà không bị phát hiện. Nhất là khi tên ông ta rõ ràng không có trong các sắc lệnh đóng băng tài sản và cấm xuất ngoại, trong khi chắc chắn đã có cảnh báo giúp ông Gaddafi liệu trước được chuyện gì sẽ xảy ra.

    Chúng ta cũng phải cảnh giác tới trường hợp có "một ai đó" cố tình đẩy ông Moussa đi. Tôi không thể tin lại có chuyện ông Gaddafi dễ dàng từ bỏ đi cơ hội giữ chân Moussa lại. Tôi không dám chắc liệu ông ta xuất ngoại có phải để làm một việc gì đó cho ông Gaddafi - như ông ấy đã từng làm trong suốt nhiều thập kỉ qua - hay không”.

    8h 10’

    Nhiều hãng truyền thông vừa đưa tin: tại Tripoli, việc có những phát ngôn chống lại nhà cầm quyền lâu năm – ông Muammar Gaddafi là điều rất nguy hiểm; tại đây vừa xảy ra cuộc đàn áp bằng bạo lực khủng khiếp đối với những người từng nói với giới truyền thông rằng họ ủng hộ phe đối lập với chính phủ.

    Không chỉ thế, mọi hoạt động của các nhà báo tại đây cũng bị hạn chế đi rất nhiều.

    7h 47’

    Mật danh của NATO khi nhận nhiệm vụ chỉ huy các hoạt động quân sự tại Libya là "Người bảo vệ thống nhất". Đồng thời họ cũng phải tuân thủ theo Nghị định được ban hành vào năm 1973 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

    7h 25’
    [​IMG]Những người ủng hộ ông Gaddafi tạo thành "lá chắn sống" bảo vệ ông
    Những người ủng hộ ông Gaddafi tập trung lại tạo thành một “lá chắn sống” ở quê nhà của ông và ở khu vực thuộc miền nam thủ đô Tripoli.

    7h 5’

    Một nguồn tin tiết lộ: Cục dự trữ liên bang Mỹ đã cho ngân hàng của Libya vay một khoản tiền khổng lồ lên tới 26 tỷ USD trong suốt thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tại đây.

    Arab Bank Corporation – công ty hiện có 59,3% sở hữu của chính phủ Libya – đã vay Ngân hàng trung ương Mỹ 1,175 tỷ USD.

    Hãng thông tấn AFP cho biết tại thời điểm vay nợ, các ngân hàng này chưa thuộc sở hữu chính của chính phủ Libya.

    6h 38’

    Bộ trưởng Louis Farrakhan, nhà lãnh đạo Hồi giáo ở Mỹ - người từng coi Tổng thống Gaddafi như “một người anh em” – cũng đã nói với hãng thông tấn AP rằng Libya đã vay “hàng triệu USD” cho các hoạt động của ông.
    [​IMG]Phiến quân Libya đang nhận được sự trợ giúp lớn từ Mỹ và các đồng minh phương Tây của họ
    6h 20’

    Tờ Reuters đưa tin, những người ủng hộ ông Gaddafi lại có một đêm nữa tụ tập thành “hàng rào lá chắn sống” ở bên ngoài dinh thự của Tổng thống và khu Bab al-Azizia – ngoại ô thủ đô Tripoli.

    Một cô bé trong đám đông trên đã nói với hãng Reuters: “Các ông cứ nói với chúng tôi về quyền con người, nhưng lại cứ tiếp tục ném bom vào những người dân Libya. Chúng tôi đang có mặt ở đây và chẳng sợ gì hết. Chúng tôi không sợ khu vực cấm bay của các ông. Chúng tôi sẵn sàng bảo vệ vị lãnh tụ của mình và chúng tôi đang ở Libya để đấu tranh chống lại các tay súng và lực lượng ********”.


    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Các chuyên gia và các đại sứ ở Liên Hợp Quốc bộc lộ lo ngại các nước liên quân có thể sẽ tạo ra một thảm họa ngoại giao nếu họ trang bị vũ khí cho phiến quân nổi dậy.

    Dưới đây là tình hình chiến sự tại Libya trong ngày 2/4. Nhấn F5 để cập nhật thông tin mới nhất.


    16h20’

    Một video clip vừa được tung lên Youtube từ một người ủng hộ phiến quân nổi dậy. Nó được cho là ghi lại cảnh một bác sĩ bị thương đang nằm trên mặt đất, còn binh sĩ chính phủ yêu cầu vị bác sĩ này lặp lại câu nói “Fatah muôn năm, Tổng thống Gaddafi muôn năm”. Nhưng thay vì đọc theo như vậy, bác sĩ này đã nói “Allah Akbar, Al Hamdillilah”. Tức giận, binh sĩ chính phủ xả đạn không thương tiếc vào bác sĩ này, sau đó ném xác anh ta vào sau một chiếc xe bán tải được bao quanh bởi một số binh sĩ khác.

    Hãng thông tấn Al Jazeera cho biết họ chưa xác định được tính xác thực của video trên.

    15h 20’

    Video này được tung lên Facebook cho thấy phiến quân tổ chức ăn mừng sau khi một xe tăng của quân đội Gaddafi bị phá hủy trên đường phố ở Misurata.

    14h 58’

    Phóng viên thường trú của hãng Al Jazeera đưa tin 13 người thuộc phiến quân Libya đã thiệt mạng và 7 người khác bị thương nghiêm trọng khi NATO ném bom tấn công vào 4 chiếc xe chở họ ở phía Tây thành phố Ajdabiya. Chính phủ Libya cũng cho hay cuộc không kích đã khiến 6 người dân thiệt mạng và 12 người khác bị thương.

    14h 30’

    Phóng viên Laurence Lee của hãng Al Jazeera đưa tin từ Benghazi nói rằng quân đội của ông Gaddafi đã ngưng sử dụng xe tăng để tránh việc dễ dàng bị các máy bay chiến đấu của NATO phát hiện.

    [​IMG]Quân đội của TT Gaddafi không dùng xe tăng nữa mà dùng xe bán tải như phiến quân để tránh bị phát hiện
    Thay vì xe tăng, họ sử dụng xe bán tải với súng cối ở phía sau trông khá giống với cách làm của phiến quân nổi dậy.

    Cả hai phía đang bị sa lầy vào chiến tranh và tình hình chiến sự lúc này càng làm dấy lên mối lo ngại không gì có thể ngăn chặn cuộc giao tranh quyết liệt này.

    13h 34’

    Hãng AP đưa tin Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle nói rằng đòi hỏi cần phải có một giải pháp chính trị để giải quyết tình hình cấp bách ở Libya.

    [​IMG]Nhiều người tỏ ra lo ngại trước con số thương vong ngày càng tăng tại Libya
    12h 41’

    Nhiều nguồn tin cho biết lượng lượng trung thành với ông Gaddafi vừa tấn công vào thị trấn đang thuộc sự chiếm đóng của phiến quân – thị trấn Misurata.

    Một phát ngôn viên của phiến quân trả lời phỏng vấn của AFP cho biết, lực lượng của ông Gaddafi đã tấn công vào Misurata vào đêm hôm thứ 6 bằng xe tăng và tên lửa.

    Đài truyền hình địa phương đưa tin những người dân và binh sĩ chính phủ ở vùng phía đông và phía tây nam của thủ đô Tripoli đang chìm trong khói lửa dưới sự tàn phá nặng nề từ những trận mưa bom của liên minh.
    [​IMG]Khu vực đang xảy ra tranh chấp ở Libya
    Ở phía đông thủ đô Tripoli, Brega vẫn là tiền tuyến, tuy nhiên thế trận đang lâm vào bế tắc. Hội đồng chuyển giao quốc gia Libya cho biết họ sẵn sàng thực thi lệnh ngừng bắn nếu lực lượng trung thành với ông Gaddafi rút khỏi một số thị trấn chủ chốt.

    Tuy nhiên, phát ngôn viên của chính phủ Libya cho rằng lệnh ngừng bắn chỉ là một thủ thuật lừa đảo: “Phiến quân sẽ chẳng bao giờ mang đến hòa bình đâu. Chúng tôi mới là những người mang tới cuộc sống hòa bình trong vài tuần trước. Xin nói rằng chúng tôi sẽ đàm phán. Đó chỉ là một trò lừa đảo”.

    12h 10’

    Các chuyên gia và các đại sứ ở Liên Hợp Quốc biểu lộ với hãng AFP rằng các quốc gia đạo diễn màn không kích tấn công vào quân đội chính phủ Libya có thể sẽ tạo ra một thảm họa ngoại giao nếu họ trang bị vũ khí cho phiến quân nổi dậy.
    [​IMG]Phiến quân với sự trợ giúp của NATO như hổ thêm cánh
    Các nhà lập pháp cho rằng bất kì việc cung cấp vũ khí nào cho phiến quân cũng sẽ vi phạm lệnh cấm vận cung cấp vũ khí của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc – điều mà cả Mỹ, Anh và Pháp đều đã cam kết thực hiện.

    11h 55’

    Theo thông tin ngày hôm qua (1/4), con trai của Tổng thống Gaddafi là ông Saif đang cố gắng liên lạc với cơ quan tình báo Anh và Italia. Sự việc này khiến nhiều người đồn thổi rằng chính cậu con trai này đang có ý định đào tẩu, phản bội cha mình.

    Nếu quả thực như vậy, ông Gaddafi sẽ lại bị đâm từ sau lưng một đòn chí mạng, đồng thời điều đó sẽ kéo theo một làn sóng “đào tẩu” mới ở Libya.

    11h 38’

    Tờ Guardian đưa tin chính phủ Libya bắt đầu đàm phán với các nước phương Tây nhằm mau chóng chấm dứt xung đột.

    9h 35’

    Một tuần sau khi các máy bay chiến đấu của liên minh chống lại Tổng thống Gaddafi cất cánh để mở màn cho các cuộc giao tranh khốc liệt tại Libya, Hội đồng chuyển giao quốc gia Libya của phe nổi dậy chống chính phủ - tổ chức có trụ sở ở Benghazi – đã đưa ra một thỏa thuận ngừng bắn.Tuy nhiên, các quan chức chính phủ đã nhanh chóng bác bỏ thỏa thuận đó.
    [​IMG]Các nhà chức trách của Libya đang có ý định đàm phán với các nước tham chiến phương Tây để mau chóng chấm dứt chiến tranh
    Thỏa thuận này được đưa ra sau khi đặc phái viên Abdelilah al-Katib của Liên Hiệp Quốc tới thăm cả lực lượng trung thành với ông Gaddafi ở thủ đô Tripoli và các nhà chức trách của phe đối lập ở Benghazi.

    Phóng viên Al Jazeera đưa tin từ Benghazi về những nỗ lực mới nhất trong việc khai thác thông tin nội bộ của chính quyền Gaddafi.

    8h 57’

    Video dưới đây đã được tung lên mạng trong nhiều giờ qua. Nó ngụ ý cho mọi người thấy sức mạnh của máy bay chiến đấu mà lực lượng phiến quân nổi dậy được NATO trang bị từ sáng sớm ngày hôm nay (2/4) ở Misurata trong cuộc chiến chống lại ông Gaddafi.

    8h 19’

    Trả lời hãng tin AFP, một phát ngôn viên của phiến quân nổi dậy chống chính phủ Libya ở Misurata cho biết trong suốt 3 ngày đấu tranh kịch liệt vừa qua, đã có 28 người thiệt mạng ở đây. Ông cũng lên án việc “sử dụng bạo lực không cân sức”: “Tội ác của lực lượng quân đội của ông Gaddafi là đã bắn phá thành phố này bằng tất cả các loại đạn, tên lửa và bom. Ngày hôm nay, họ muốn giành lại cảng dầu mỏ ở đây nên đã phá hủy mọi thứ cản đường”.

    Vào hôm thứ 2 vừa qua, Bộ Ngoại giao Libya cho biết cuộc tấn công phản pháo lại phe nổi dậy ở Misrata đã tạm ngừng lại sau khi vấn đề an ninh được khôi phục.

    8h 15’

    Cuộc chiến ở miền Bắc Libya tiếp tục kéo dài ròng rã suốt đêm. Nhiều vụ nổ đã liên tiếp xảy ra ở Homs, đồng thời các cuộc tấn công vào Misurata vẫn tái diễn.

    Một cư dân ở Homs, khu vực cách thủ đô Tripoli khoảng 120 km, đã nói với hãng thông tấn AFP rằng ông ta nghe thấy tiếng nổ phát ra từ một căn cứ quân sự ở địa phương mình – nơi từ lâu vốn đã trở thành mục tiêu tấn công của NATO.

    Tuy nhiên, đài truyền hình Libya lại đưa tin về các cuộc không kích vào các khu vực đông dân cư này như sau: "Những khu vực có binh sĩ chính phủ và người dân Libya sinh sống ở Al Khums (Homs) và ở Al Rojban chính là mục tiêu tấn công của những kẻ xâm lược phương Tây, quân viễn chinh và bọn thực dân."

    7h 40’

    Ngày hôm qua, nhiều quan chức chính phủ ở Libya đã cung cấp cho các hãng truyền thông quốc tế thông tin về những khu vực sắp phải gánh chịu các cuộc không kích kinh hoàng của NATO.

    Một bác sĩ yêu cầu được giấu tên ở Sabha đã nói với các nhà báo: “Mục tiêu tấn công của họ sẽ là rất nhiều ngôi nhà ở gần bệnh viện. Tôi nghĩ rằng có thể họ sẽ tấn công vào các bệnh viện hoặc gần đó. Ngọn lửa sẽ bùng cháy giống như khi đánh bom hạt nhân vậy”.

    Phát ngôn viên chính phủ Libya, ông Mussa Ibrahim cho biết đã có 13 người thiệt mạng và 185 người bị thương trong các cuộc tấn công tại đây.
    [​IMG]Nhiều người đã thiệt mạng trong cuộc chiến khốc liệt này
    6h 40’

    Nhiều bất ngờ trong mối quan hệ ngoại giao giữa Nicaragua và Libya. Đầu tiên là tuyên bố Cựu Ngoại trưởng Miguel D'Escoto của Nicaragua sẽ trở thành đại diện mới của chính quyền Gaddafi tại Liên Hiệp Quốc sau khi sự lựa chọn hàng đầu của ông Gaddafi, nhà ngoại giao tài ba Ali Treki bị từ chối visa nhập cảnh vào Mỹ.

    Các quan chức Mỹ đã liên tục “dội gáo nước lạnh” vào chuyện này. Họ cho rằng ông D'Escoto, 78 tuổi, chỉ mới được chấp nhận là một vị khách du lịch ở Mỹ chứ chưa cho phép ông ta thay mặt chính phủ Libya hoạt động như một đại diện của quốc gia này tại Liên Hiệp Quốc.

    Giờ thì Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega đã chỉ định ông D'Escoto làm đại sứ của Nicaragua tại Liên Hợp Quốc để mở đường cho ông D'Escoto có những phát biểu hợp pháp trước tổ chức quốc tế này, đồng thời có thể sử dụng quyền hạn của mình để lên tiếng bảo vệ chế độ của ông Gaddafi.

    Tuy nhiên, các nhà chức trách Liên Hợp Quốc cho biết, họ vẫn chưa nhận được thông tin chính thức về chuyện này.

    6h 1’

    Cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ Libya, ông Abdel Fattah Younes al Abidi – người từng được bổ nhiệm làm chỉ huy các lực lượng phiến quân nổi dậy sau khi đào tẩu – đang đến một điểm kiểm soát gần tiền tuyến, khu vực bên ngoài Brega ở miền đông Libya.

    5h 40’
    [​IMG]Liệu Tổng thống Gaddafi có chấp nhận giải quyết xung đột bằng đàm phán chính trị trong hòa bình?

    Các cư dân ở thành phố Misurata nói với các phóng viên của tờ Reuters rằng thành phố của họ vẫn đang bị tàn phá nặng nề.
    Lực lượng trung thành với ông Gaddafi đã tấn công vào các cửa hàng và nhà cửa của họ ở trung tâm thành phố khi lực lượng phiến quân nổi dậy đang có chiều hướng suy yếu dần.

    Phát ngôn viên có tên Sami của phiến quân đã nói với hãng tin này như sau: "Họ sử dụng xe tăng, lựu đạn tên lửa tự hành, đạn súng cối và các loại đạn khác để tấn công thành phố trong ngày hôm nay. Đó là sự bắn phá tùy tiện và rất dữ dội. Chúng tôi không còn nhận ra nơi này nữa. Sự phá hủy tàn tạ đến mức không thể mô tả nổi. Họ phá hủy mọi thứ cản đường mình. Mục tiêu của họ bây giờ là tất cả mọi người, bao gồm cả cư dân nơi đây”.

    5h 30’

    Italia không loại trừ khả năng sẽ cung cấp vũ khí chống lại ông Gaddafi ở Libya. Tuy nhiên, chính phủ này cho biết họ vẫn đang rất “thận trọng tại thời điểm này”.

  4. SSX100

    SSX100 Guest

    Giống thời Saddam đây mà, đạn đô la hạ gục khối chú. Kể ra, đời quan chức dưới thời Gaddafi cũng khổ, tuyệt đối không được làm quan tham, đạo Hồi cho lấy 4 vợ thì Gaddafi cấm chỉ cho 1. Giờ theo Gaddafi thì chẳng biết sống chết thế nào, theo đô la thì sống nhởn nhơ vương giả.

    Nhưng thằng phản chủ thì bất cứ chủ nào nó cũng có thể cả.
  5. thanhhai06

    thanhhai06 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2009
    Bài viết:
    1.135
    Đã được thích:
    0
  6. phuocrautdm

    phuocrautdm Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    1.649
    Đã được thích:
    0
    Gà Fi đúng là gương mẫu, chỉ cho có 1 vợ nhưng có một đám nữ vệ sĩ đi theo để phục vụ @-)
  7. soofar

    soofar Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/09/2008
    Bài viết:
    429
    Đã được thích:
    32
    báo nào lề phải hả nghẹo,mày giở lại mấy trang trước mà đọc bài báo Nhân dân ấy,lề cmm!
  8. SeaWolfTG

    SeaWolfTG Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2003
    Bài viết:
    1.309
    Đã được thích:
    2.027
    Đừng có khoe dốt.
    Khái niệm trinh nữ là một biểu tượng thiêng liêng của nhiều nền văn hóa. Nhất là nền văn hóa nặng tôn giáo. Có thể kể đến như Joan of Arc , Trinh nữ Pháp là vợ của...chúa.
    Ông ta thích tuyển trinh nữ là sự thật, có bằng chứng nào nói ông ta bậy bạ với họ chưa, hay suy bụng ta ra bụng người. =))
  9. soofar

    soofar Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/09/2008
    Bài viết:
    429
    Đã được thích:
    32
    Ông nằm dưới gầm giường Gà hay sao mà biết hay vậy?Hay là ngồi ở Việt Nam đánh hơi cũng biết ở Lybia con nào là ruồi đực,con nào ruồi cái,con nào còn con nào mất.........?Nếu hay đến thế thì để mai tới cắp sách tới lạy làm thầy.^:)^
  10. SSX100

    SSX100 Guest


    Sau khi có ý kiến khác nhau trong vấn đề Libya giữa Medvedev và Putin, thăm dò ý kiến công dân Nga đã cho kết quả nghiêng về Putin với khoảng 2/3 số được hỏi ủng hộ. Chỉ số uy tín của Putin đang lên còn Med đang tụt cho dù có chiến công diệt trùm khủ ngbố.

    http://en.m4.cn/archives/6734.html

    Thư mở từ các bác sĩ Nga và CIS tại Libya gửi Medvdev và Putin


    Tổng thống Liên bang Nga Medvedev

    Thủtướng Liên bang Nga Putin

    Từ các công dân Ukraine, Belarus và Nga, làm việc và sinh sống tại Libya

    Ngày 24 Tháng Ba 2011, Tripoli, Libya

    Thưa Ngài Medvedev và Vladimir Putin,

    Ông nói rằng các công dân Liên Xô cũ đã trở thành công dân ngày hôm nay của các nước Slavic CIS khác nhau - Ukraine, Belarus và Nga. Mặc dù vậy, chúng ta đều tin rằng Nga kế thừa Liên Xô, là chủ thể DUY NHẤT của chúng ta bảo vệ cho lợi ích của các quốc gia của chúng ta và an ninh cho các công dân của chúng ta. Vì vậy, chúng tôi kêu gọi ông giúp đỡ và phán xét.

    Ngày nay, có sự xâm-lược trắng trợn từ bên ngoài của Mỹ và NATO chống lại một quốc gia có chủ quyền - Libya. Và nếu có ai có thể nghi ngờ điều này, thì chúng tôi nói điều này như một thực tế hiển nhiên biết rõ, bởi vì tất cả điều này xảy ra trước mắt chúng ta, và những hành động của Mỹ và NATO đe dọa cuộc sống của không chỉ các công dân của Libya, mà còn là đe dọa chúng tôi, những người đang ở trên lãnh thổ Libya. Chúng tôi bị tổn thương bởi cuộc đánh bom man rợ vào Libya, hiện đang được thực hiện bởi một liên minh của Mỹ và NATO.

    Các vụ đánh bom Tripoli và thành phố khác ở Libya nhằm vào không chỉ các mục tiêu phòng không và không quân Libya và không chỉ chống lại quân đội Libya, mà còn nhằm vào cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự. Hôm nay, ngày 24 tháng 3 năm 2011, máy bay NATO và Mỹ ném bom suốt đêm và sáng vào vùng ngoại ô Tripoli - Tajhura (nơi đặc biệt là Trung tâm nghiên cứu hạt nhân của Libya). Các căn cứ phòng không và không quân ở Tajhura đã bị phá hủy trở lại trong 2 ngày đầu tiên của cuộc tấn công và nhiều căn cứ quân sự đang hoạt động trong thành phố vẫn còn nguyên, nhưng hôm nay các mục tiêu của cuộc đánh bom là doanh trại của quân đội Libya, xung quanh đó mật độ dân số dày đặc ở các khu dân cư, và bên cạnh đó - Trung tâm tim mạch lớn nhất của Libya. Dân thường và các bác sĩ không cho rằng các khu chung cư sẽ bị phá hủy, do đó, không ai trong số các dân cư hoặc bệnh nhân bệnh viện đã đi sơ tán.

    Bom và tên lửa tấn công nhà ở và rơi gần bệnh viện. Kính của tòa nhà Trung tâm tim mạch đã bị vỡ, và trong các tòa nhà khu các bà mẹ mang thai mắc bệnh tim có bức tường đã bị sụp đổ cùng một phần mái nhà. Điều này đã làm cho 10 bà mẹ bị sẩy thai, theo đó mười đứa trẻ bị chết, đó là những phụ nữ đang được chăm sóc đặc biệt, các bác sĩ đang chiến đấu cho sinh mạng của họ. Các đồng nghiệp của chúng tôi và chúng tôi đang làm việc bảy ngày một tuần để cứu người. Hậu quả trực tiếp của bom và tên lửa rơi vào các tòa nhà dân cư dẫn đến hàng chục người chết và bị thương, hiện giờ họ đang được chúng tôi phẫu thuật và cứu chữa. Một số lượng lớn người bị thương và chết như thế, như trong ngày hôm nay, không phải là hậu quả trong toàn bộ các cuộc xun gđột bạ ođộng ở Libya. Và điều này được gọi là "bảo vệ thường dân"?

    Với trách nhiệm là người chứng kiến và tham gia vào những gì đang xảy ra, chúng tôi tuyên bố Mỹ và đồng minh đang thực hiện tội ác diệt chủng chống lại nhân dân Libya - như trường hợp tại Nam Tư, Afghanistan và Iraq. Tội ác chống nhân loại, được thực hiện bởi các lực lượng liên minh tương tự như những tội ác của cha và ông nội các lãnh đạo phương Tây ngày nay và tay sai của họ ở Hiroshima, Nagasaki Nhật Bản và Dresden Đức, nơi mà thường dân cũng bị tiêu diệt để ngăn chặn, để bẻ gãy ý chí kháng cự của người dân (nước Đức nhớ điều đó, và do đó họ từ chối tham gia vào lò sát sinh mới này). Hôm nay bọn chúng muốn nhân dân Libya giao nộp lãnh đạo của họ và chính phủ hợp pháp theo cách như thế, ngoan ngoãn từ bỏ sự thịnh vượng dầu mỏ quốc gia họ cho những quốc gia liên minh.

    Chúng tôi hiểu rằng thỉnh cầu "cộng đồng quốc tế" để cứu những người dân Libya và chúng tôi, những người hiện đang sống ở Libya là vô ích. Hy vọng duy nhất của chúng tôi - là Nga có quyền phủ quyết tại Liên Hiệp Quốc, và đặc biệt là các lãnh đạo Nga - Tổng thống và Thủtướng Chính phủ.

    Chúng tôi vẫn hy vọng vào ông, như đã từng hy vọng trong quá khứ, khi chúng tôi quyết định ở lại Libya để giúp đỡ người dân họ, trách nhiệm y tế đóng vai trò đầu tiên. Sau nỗ lực đảochính thất bại vào cuối tháng 2, tình hình tại Libya yên tĩnh và chính phủ đã thành công trong việc khôi phục trật tự. Đối với tất cả dân chúng Libya, rõ ràng rằng nếu không có sự can thiệp của Mỹ đất nước sẽ sớm trở lại cuộc sống bình thường. Tin tưởng rằng nước Nga có quyền phủ quyết, không cho phép sự xâm lược của Mỹ và đồng minh, chúng tôi quyết định ở lại Libya, nhưng chúng tôi đã bị nhầm lẫn: Nga, thật không may, đã tin tưởng vào sự bảo đảm giả dối của người Mỹ và không phản đối quyết định tội ác của Pháp và Mỹ.

    Chúng tôi là người Ukraina, Nga và Belarus, những người có các nghề nghiệp khác nhau (chủ yếu là bác sĩ), làm việc tại Libya hơn một năm (từ 2 đến 20 năm). Trong thời gian đó, chúng tôi đã trở nên quen thuộc với cuộc sống của người dân Libya và một số công dân các dân tộc khác sống trong tiện nghi xã hội, như là người Libya. Họ được quyền chữa bệnh miễn phí, và bệnh viện của họ được trang bị y tế tốt nhất thế giới. Giáo dục ở Libya miễn phí, người trẻ có khả năng có cơ hội học tập ở nước ngoài với chi phí của chính phủ. Khi kết hôn, các cặp vợ chồng trẻ nhận được 60000 dinar Libya (khoảng 50.000 USD) trợ giúp tài chính. Các khoản vay không lãi suất của nhà nước, như thực tế cho thấy, không có kỳ hạn. Nhờ chính phủ trợ cấp giá xe hơi ở đây thấp hơn nhiều so với ở châu Âu, và chúng là phải chăng với mọi nhà. Xăng dầu và bánh mì có giá tính bằng tiền xu, không đánh thuế đối với những người tham gia vào nông nghiệp. Dân chúng Libya sống trầm lặng và thanh bình, không có xu hướng uống rượu và rất sùng tôn giáo. Ngày nay, dân chúng đang đau khổ. Trong tháng 2, cuộc sống thanh bình của dân chúng bị xâm phạm bởi các băng nhóm tội phạm và đám thanh thiếu niên nghiện ngập mất trí - những kẻ mà các phương tiện truyền thông phương Tây vì lý do nào gọi là "biểutình hòa bình". Chúng sử dụng vũ khí và tấn công các trạm cảnh sát, cơ quan chính phủ, các đơn vị quân đội - hậu quả là máu đổ. Những kẻ lèo lái họ, theo đuổi một mục tiêu rõ ràng - tạo ra sự hỗn loạn và thiết lập quyền kiểm soát dầu mỏ của Libya. Chúng thông tin sai lạc ra cộng đồng quốc tế, và nói rằng dân chúng Libya đang đấu tranh chống lại chế độ. Hãy nói cho chúng tôi, những kẻ nào không thích một chế độ như thế? Nếu một chế độ như thế đang có ở Ukraine hay Nga, thì chúng tôi sẽ không phải ở đây, và đã làm việc cũng như hưởng những tiện nghi xã hội ở nhà mình trong các đất nước của chúng ta và trong mọi cách có thể một chế độ như thế sẽ được bảo vệ.

    Nếu Mỹ và Liên minh châu Âu ngày nay không có việc gì để làm, hãy để họ chuyển sự chú ý của họ vào hoàn cảnh của Nhật Bản, các vụ đánh bom của Israel vào Palestine, sự táo tợn mà không bị trừng phạt của cướp biển Somali, hay hoàn cảnh khó khăn của người nhập cư Ả Rập tại Pháp, và hãy để người Libya tự mình thu xếp các vấn đề nội bộ của họ. Chúng tôi thấy rằng ngày hôm nay tại Libya chúng muốn làm thành một Iraq. Thực hiện tội ác diệt chủng toàn bộ dân Libya và những người đã chiến đấu cùng họ. Chúng tôi mắc MÓN NỢ Y TẾ và không thể bỏ rơi người Libya một mình trong rắc rối, bỏ họ bị tàn phá bởi các lực lượng liên minh, ngoài ra, chúng tôi hiểu rằng khi tất cả những người nước ngoài đã rời đi, sẽ không ai nói lên sự thật (những nhân viên nhỏ bé của cơ quan ngoại giao (Nga) đã câm lặng từ lâu), những người Mỹ sẽ sắp đặt ở đây một cuộc tắm máu. Cơ hội sinh tồn duy nhất của chúng tôi - là vị trí dân sự vững chắc của Nga trong Hội đồng Bảo an LHQ.

    Chúng tôi hy vọng rằng ông, Ngài Tổng thống, và ông, Ngài Thủtướng, như một công dân Nga và như một người tử tế sẽ không cho phép phát xít Mỹ và châu Âu của thế kỷ 21 tiêu diệt những người yêu chuộng tự do Libya và những người ngày hôm nay sát cánh cùng họ.

    Do đó chúng tôi khẩn thiết yêu cầu Nga sử dụng quyền phủ quyết của mình, quyền có được từ hàng triệu sinh mạng người dân Xô viết trong Thế chiến II, để ngăn chặn cuộc xâm lược chống lại một nước có chủ quyền, để tìm cách chấm dứt ngay các chiến dịch ném bom của Mỹ và NATO và yêu cầu đưa quân của Liên minh châu Phi vào khu vực xung đột Libya.

    Lưu ý: Các đại diện của Hội đồng Liên minh Hòa bình và an ninh châu Phi được chấp nhận bởi cả chính phủ Libya và các lãnh đạo phiến quân để làm trung gian giải pháp hòa bình giữa các bên, đã bị Hội đồng bảo an LHQ từ chối cho vào Libya. Hành động này nên bị Nga và Trung Quốc khiển trách, 2 nước cần nghiên cứu các nghị quyết, nhiệm vụ và hỗ trợ các quyết định của Liên minh châu Phi.

    KHÔNG ĐƯỢC ĐỤNG ĐẾN Libya!

    Với sự Tôn trọng và Hy vọng

    Trí tuệ và Sự trung thực của ông,

    Công dân Ukraine, Belarus và Nga,

    ở tại Libya

    Bordovsky S., Vasilenko, S., Vegerkina A., IV Henry, Henry H., L. Grigorenko, DraBragg, A., Drobot V. Drobot, N., Yemets E., Kolesnikova, T., Kuzin, I. , Kuzmenko, B., Kulebyakin V. Kulmenko T., Nikolaev AG, Papelyuk Selizar V. V. Selizar Giới. Smirnov, O. Smirnova, R., Soloviev DA, Stadnik VA, Stolpakova T. Streschalin G. Stakhovich Yu, Sukacheva L. Sukachev Tarakanov V., T. Tikhon, N. VI Tikhonov, Tkachev AV, Hadareva E., Tchaikovsky, O., Chukhno D. Chukhno O. Yakovenko D. và cộng sự

    Bộ sưu tập các chữ ký dưới thỉnh cầu đến các lãnh đạo Nga và dưới yêu cầu tòa án quốc tế ở La Hay xét xử tội ác Mỹ và NATO ở Libya.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này