1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các ứng cử viên thay thế mig-21 và su-22m4 nhà ta

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi hinado, 05/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Ờ công ty sản xuất xe hơi với công ty sản xuất máy bay SAAB có phải là một ko nhỉ ?
    http://saabcars.com/

    Không phải đâu, Saab Automobile đã bị phá sản từ lâu và phải sang tay nhiều chủ, bao gồm cả GM rồi.

    Thậm chí thằng này ko còn liên quan gì đến tập đoàn Saab nữa, mà thuộc sở hữu của NEVS
    [​IMG]

    Parent: Saab AB (1945–68)
    Saab-Scania (1968–1990)
    General Motors (1990–2010)
    Spyker N.V. (2010–12)
    Nevs (2012–2014)

    Xem lịch sử thì nó bị mẹ nó từ mặt năm 1990 rồi, 26 năm lưu lạc giờ mới dính tý Thiên Tân,
    thế thì nó liên quan gì đến thằng em khác cha Gripen,

    --------------
    Em tự sướng, "báo cáo các bác, em mới mua con Mit, cùng do tập đoàn Mit sản xuất, cũng trắng đỏ, chắc liên quan tý đến em Shin shin X-2 đấy ah "
    [​IMG]

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 11/05/2016
    quangduong90 thích bài này.
  2. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    TQ mua cổ phần của SAAB Group chứ ko chỉ mua của SAAB auto vì sao thì thầy đã nói ở trên (tương tự như mua TSB Liêu Ninh về làm sòng bài, nhưng sau đó hoán cải), chú mấy cái này còn gà lắm đi học tiếng anh đi rồi nói chuyện với thầy.

    GM cũng do TQ sở hữu tới 70% rồi

    http://usactionnews.com/2012/08/obamas-china-bailout-70-of-gm-cars-now-made-in-communist-china/
    Lần cập nhật cuối: 11/05/2016
  3. matcua3

    matcua3 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2011
    Bài viết:
    687
    Đã được thích:
    496
    Kệ m...ẹ mày. Sao không qua đó lấy công nghệ mà cứ đi ăn cắp chi để cho thế giới nó chửi cho như ch..ó vậy?
    Mở mắt ra là mày sủa cho đến tận tối thì ngủ mới ngon hả cu?
  4. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    TQ ko cần công nghệ chắp vá nữa, giờ có J-20/31 rồi cần gì Jas 39, J-10B còn mạnh hơn Jas 39, cái cần là mua cổ phần để phá hoại nền công nghiệp Âu Mỹ
  5. nhunghuounga

    nhunghuounga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2016
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
  6. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Tôi đã từng nói VN ko nên mua F-16 (nick Hắc Công Tử) , nay kienthuc có ngay bài đồng quan điểm (hoặc là có tay trong)

    Việt Nam không nên mua chiến đấu cơ F-16, vì sao?


    Giá đắt, bán kính chiến đấu ngắn, năng lực tác chiến có thể đã bị hiểu rõ là những lý do mà Việt Nam không nên mua chiến đấu cơ F-16.
    Nam Thắng

    [​IMG]

    Có rất nhiều đồn đoán rằng Việt Nam sẽ sớm mua sắm dòng chiến đấu cơ F-16 nổi tiếng của Mỹ để thay thế cho những chiếc MiG-21 đã nghỉ hưu, nhưng liệu điều đó có khả năng xảy ra không? Kiến Thức xin đóng góp một vài góc nhìn về giá trị của loại máy bay này đối với chiến lược nâng cao năng lực phòng thủ đất nước trong bối cảnh căng thẳng biển Đông đang gia tăng hiện nay.

    [​IMG]

    Chiến đấu cơ F-16 là loại máy bay tiêm kích đa nhiệm vụ rất linh hoạt được giới thiệu ngày 17/8/1978. Nó có chiều dài 14,8m, cao 4,8m, sải cánh 16,8m, là loại máy bay đầu tiên sử dụng hệ thống kiểm soát bay fly-by-wire, có thiết kế buồng lái kính tạo cho phi công tầm nhìn không hạn chế.

    [​IMG]

    F-16 được trang bị động cơ F-100-PW-220 hoặc F110-GE-100 cho tốc độ tối đa 2410km/h, trần bay 15.000m,bán kính chiến đấu 550km. Đặc trưng dễ nhận diện nhất trên F-16 là thiết kế cửa hút không khí cho động cơ hình bán nguyệt đặt ở dưới bụng máy bay.

    [​IMG]

    Về hỏa lực, F-16 tuy có kích cỡ nhỏ hơn Su-27/30 của Nga, nhưng tải trọng vũ khí không thua kém nhiều. Theo đó, nó có khả năng mang tới 7,7 tấn vũ khí trên 11 giá treo gồm các loại tên lửa, bom tác chiến không đối không, không đối đất, không đối hải.

    [​IMG]

    Trong nhiệm vụ không đối không, F-16 có khả năng triển khai tên lửa tầm ngắn AIM-9, tầm trung-xa AIM-120. Trong không đối không, nó có thể mang 6 tên lửa AGM-65 Maverick hoặc 4 tên lửa chống radar HARM, các phiên bản hiện đại có thể mang cả tên lửa hành trình AGM-158 JASSM. Ngoài ra, F-16 có thể tác chiến không đối hải với tên lửa hành trình AGM-84 Harpoon.

    [​IMG]

    Ngoài kho tên lửa hiện đại, như các loại máy bay khác của Không lực Mỹ, F-16 có thể mang được "kho bom khổng lồ" gồm: 8 quả bom chùm CBU hoặc 8 bom đa công dụng Mk 83 500kg hay 12 bom Mk 82 227kg hoặc 8 bom thông minh SDB hoặc 4-6 bom thông minh họ Paveway III hoặc 4 bom lượn tinh khôn AGM-154 JSOW.

    [​IMG]

    Các phiên bản nâng cấp hiện đại (như F-16 Block 50/52 hoặc 50/52+, F-16 Block 60/62) cũng giúp nâng cao năng lực tác chiến của loại máy bay này. Đặc biệt là những thay đổi về hệ thống điện tử, với radar quét mảng pha chủ động(AESA) AN/APG -80 đã cho nó khả năng không chiến ngoài tầm nhìn.

    [​IMG]

    Tuy nhiên, những nâng cấp hệ thống cảm biến điện tử đã khiến giá trị của tiêm kích F-16 tăng chóng mặt. Ví dụ, phiên bản F-16 E/F Block 60 có giá không dưới 90 triệu USD theo thời giá năm 2012, phiên bản F-16C/D Block 52 plus có giá 74 triệu USD (thời giá 2006),..Trong ảnh là phiên bản F-16 E/F Block 60 xuất khẩu cho UAE.

    [​IMG]

    Theo tính toán, Việt nam sẽ cần ít nhất là 36 đến 48 chiếc F-16 để đảm bảo khả năng chiến đấu của các trung đoàn không quân. Nếu mua F-16 mới thuộc các phiên bản Block 50/52 hoặc Block 60 sẽ cần từ 3,5 đến 5 tỷ USD. Đó là quá nhiều cho một dòng máy bay chiến đấu hạng nhỏ. Còn chưa kể đến các chi phí cho công tác huấn luyện đào tạo,cơ sở vật chất và rất nhiều yêu cầu khác để đảm bảo đưa loại máy bay này vào sử dụng.

    [​IMG]

    Một phương án tiết kiệm hơn là mua sắm theo chương trình vũ khí dư thừa của Mỹ mà Indonesia đã làm. Nhưng đây cũng là phương án lợi bất cập hại, những máy bay này là những phiên bản cũ, dự trữ giờ bay không còn nhiều,c hỉ khoảng 2.000giờ. Vì là cũ nên trong quá trình sử dụng sẽ phát sinh hỏng hóc, tiền sửa chữa bảo dưỡng sẽ rất tốn kém.

    [​IMG]

    Cần lưu ý rằng, máy bay F-16 có quá trình phục vụ khá lâu và phổ biến. Có khoảng 4.500 chiếc gồm nhiều phiên bản khác nhau đang được sử dụng ở 26 quốc gia. Tính phổ biến khiến cho loại máy bay này chỉ là một loại máy bay có tính năng chiến thuật và giá trị ở mức trung bình, vì người ta đã hiểu rất rõ năng lực của nó và chắc chắn sẽ tìm ra cách khắc chế hiệu quả.

    [​IMG]

    Chiến đấu cơ F-16 cũng kém các máy bay gốc Nga ở khả năng leo cao nhanh và trần bay, tầm bay cũng là một vấn đề. Trong tương lai mối uy hiếp của ta chủ yếu đến từ phía biển, khoảng cách các đảo ở Trường Sa cách bờ từ 400 đến 600km. F-16 sẽ đuối sức trong những nhiệm vụ bảo vệ biển đảo, tất nhiên nó có thể mang các thùng dầu phụ để tăng thêm tầm bay. Nhưng như thế sẽ làm giảm sự linh hoạt và tải trọng vũ khí. F-16 có khả năng tiếp nhiên liệu trên không nhưng hiện Việt Nam chưa có khả năng mua và vận hành loại máy bay đặc biệt này.

    [​IMG]

    Tại nhiều quốc gia, tiêm kích F-16 đang dần được loại biên, Mỹ đã không sản xuất tiếp cho không quân mà chỉ còn dành cho xuất khẩu. Theo kế hoạch, dây chuyền sản xuất sẽ đóng cửa vào năm 2017 nếu không có bất cứ đơn đặt hàng nào. Hàn quốc đã ngừng phát triển biến thể nội địa KF-16, gần đây Không quân Ấn độ đã loại F-16 khỏi dự án máy bay chiến đấu cỡ trung đa nhiệm...

    [​IMG]

    Điểm đặc biệt cần lưu ý rằng loại máy bay này là xương sống của Không quân Đài loan, hiện có khoảng 150 chiếc thuộc nhiều phiên bản đang phục vụ cho không quân Đài loan. Và họ tiếp tục dùng loại máy bay này vì không mua được các loại máy bay hiện đại hơn do những lý do nhạy cảm về chính trị. F-16 nói đúng hơn chỉ là sự lựa chọn bất đắc dĩ và tạm thời.

    [​IMG]

    Xét đến yếu tố đối đầu giữa Trung quốc và Đài loan, rõ ràng rằng trong hàng chục năm qua người Trung quốc đã nghiên cứu và nghiền ngẫm mọi phương án đối phó với loại máy bay này. Hơn nữa Trung quốc có lợi thế trong việc tìm hiểu về loại máy bay này do đồng minh của họ là Pakistan đang sở hữu nhiều F-16.

    [​IMG]

    “Biết mình biết người trăm trận trăm thắng”, những kinh nghiệm và hiểu biết của họ đáng được để chúng ta cân nhắc, liệu ta có nên đầu tư cho một dòng vũ khí mà đối phương đã hiểu quá rõ hay không? Trong khi với tiềm lực hạn chế, ta không có quyền chọn lựa sai lầm. Xét về các khía cạnh trên, Việt Nam chưa nên mua sắm dòng máy bay nào. Nó sẽ không tạo ra sự thay đổi về tương quan lực lượng trong bối cảnh năng lực của đối phương đang gia tăng nhanh chóng.

    http://www.baomoi.com/viet-nam-khong-nen-mua-chien-dau-co-f-16-vi-sao/c/19504615.epi
    --- Gộp bài viết: 01/06/2016, Bài cũ từ: 01/06/2016 ---
    Bổ sung thêm ý kiến

    F-16 khi đeo drop tank thì tốc độ giảm, RCS tăng. Khi thả thì mới lấy lại được tốc độ và RCS ban đầu, nhưng dù có drop tank thì bán kính tác chiến vẫn rất kém
    Như báo và tôi đã trình bày, Mỹ sẽ ko bán vũ khí công nghệ cực kì cao cho các nước dễ lung lay, Đài Loan là 1 vd, còn có Pakistan hoặc Vene, Thái....(nên Pakistan, Vene, Thái giờ chuyển sang mua các loại của TQ, Do Thái và Thụy Điển).
    1 động cơ ko đảm bảo độ an toàn như 2 động cơ, F-16 có tỉ lệ tai nạn rất cao, mỗi năm sự cố rơi rụng hàng chục chiếc (cao điểm 2013). FCR F-16 cũng ko có khả năng cao tác chiến biển, do nó chỉ phục vụ chủ yếu cho nhiệm vụ A2G, chế độ tìm kiếm mặt biển của dòng APG-68 kém hơn APG-70, chủ yếu là về vấn đề phạm vi (nên Hàn Quốc sử dụng F-15K cho nhiệm vụ anti ship), kèm nữa là tải trọng kém khi bay biển do chắc chắn phải dùng tới drop tank, buộc phải bỏ trống tối đa 2 mấu đeo vũ khí
    Loại AGM-84D phiên bản mới nhất, tầm bắn 124km, tuy nhiên tùy vào kích thước tàu chiến mà F-16 phát hiện được, vấn đề nữa là chưa tích hợp sử dụng cho dòng F-16. Dòng F-16 chỉ sử dụng AGM-84G tầm phóng 93km

    http://www.deagel.com/Anti-Ship-Missiles/AGM-84D-Harpoon_a001072001.aspx
    Lần cập nhật cuối: 01/06/2016
    macay3 thích bài này.
  7. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.362
    Đã được thích:
    26.705
    Chú làm phu bới bài bên Kiến Thức à? Làm ăn khá hem?

    Thế nhỡ nó cho không thì có lấy không chú nhẩy
    Al-Qaeda thích bài này.
  8. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    J-10 ăn đứt F-16

    J-10 Trung Quốc có đủ sức "bắt nạt" F-16 Block 52?

    [​IMG]
    Trong trường hợp Việt Nam quyết định đặt mua F-16 Block 52, đối thủ xứng tầm của nó sẽ là chiếc tiêm kích nhẹ Chengdu J-10 của Trung Quốc.
    F-16C/D Block 52 Plus áp đảo hoàn toàn Su-30MK2 Trung Quốc?
    Nguồn gốc Chengdu J-10 Trung Quốc xuất phát từ chiếc tiêm kích hạng nhẹ IAI Lavi của Israel, trong khi Lavi lại được thiết kế dựa trên F-16, cho nên giữa J-10 và F-16 có rất nhiều nét tương đồng từ hình dáng bên ngoài cho đến các đặc tính kỹ chiến thuật.

    Vậy nếu xảy ra tình huống đối đầu giữa hai chiếc chiến đấu cơ này thì ai sẽ là người chiến thắng?

    [​IMG]
    Tiêm kích J-10A của Không quân Trung Quốc

    Hiện nay nhiều thông số kỹ thuật cơ bản của "con cưng" Không quân Trung Quốc vẫn được giữ kín trong đó có cả tham số radar.

    Tạp chí quốc phòng Jane's từng cho rằng radar trang bị cho J-10 là loại KLJ-10 do Trung Quốc nghiên cứu phát triển theo nguyên mẫu N010 Zhuk của Nga, có khả năng phát hiện 40 mục tiêu, theo dõi 10 mục tiêu và dẫn đường cho vũ khí tiêu diệt 2 đối tượng cùng lúc.

    Phạm vi theo dõi mục tiêu có diện tích phản xạ radar (RCS) 3 m2 của KLJ-10 đạt khoảng 90 km ở chế độ đối không và 40 km ở chế độ đối đất. Thông số này thực sự không gây nhiều ấn tượng.

    Tuy nhiên theo trang mạng Chinadefence Mashup, radar của J-10 thực tế là KLJ-3 được chế tạo trên cơ sở công nghệ hai loại radar EL/M 2032 và EL/M 2035 của Israel.

    KLJ-3 có khả năng bám bắt mục tiêu là máy bay tiêm kích từ cự ly 100 km hoặc tàu khu trục cách xa 130 km trong điều kiện làm việc lý tưởng.

    So sánh với radar AN/APG-68 (V5) của F-16 Block 52, tầm trinh sát tối đa là 296 km đối với máy bay cỡ lớn hoặc 105 km đối với tiêm kích có diện tích phản xạ radar 5 m2, theo dõi được 10 mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa tiêu diệt 6 mục tiêu cùng lúc.

    Như vậy, thông số kỹ chiến thuật cơ bản theo lý thuyết của cảm biến chính trên J-10 cũng như F-16 Block 52 là tương đương, nhưng hiệu suất thực tế của radar J-10 lại luôn gây nghi ngờ, khi trong các bài tập đối kháng với J-11 nó dễ dàng bị gây nhiễu, dẫn tới bỏ lọt mục tiêu.

    [​IMG]
    Tiêm kích F-16 Block 52 Plus

    Còn trong chế độ không chiến quần vòng cự ly gần thì rõ ràng ưu thế nghiêng hẳn về phía J-10.

    Với động cơ kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều AL-31FN (hoặc động cơ nội địa WS-10A) kết hợp cùng cánh mũi mà khả năng cơ động của J-10 tốt hơn hẳn F-16. Ngoài ra 2 bình nhiên liệu 600 gallon của biến thể Block 52 Plus cũng làm cho F-16 trở nên nặng nề hơn nhiều.

    Nhược điểm trên của F-16 cũng có thể khắc phục phần nào nếu nó được trang bị các loại tên lửa không đối không có chức năng khóa mục tiêu sau khi phóng và tầm bắn xa như Python-5, ASRAAM hay AIM-9X block II.

    [​IMG]
    F-16 Block 52 Plus và J-10 sẽ là cặp kỳ phùng địch thủ trên biển Đông?

    Nếu Việt Nam quyết định lựa chọn F-16 Block 52 (Plus) làm tiêm kích hạng nhẹ thế hệ mới để thay thế cho MiG-21, kỳ phùng địch thủ của nó sẽ là chiếc Chengdu J-10 của Trung Quốc.

    Hai loại chiến đấu cơ này đều sở hữu những ưu và nhược điểm riêng, phần thắng khi đối đầu (nếu có) sẽ phụ thuộc chủ yếu vào chiến thuật cũng như trình độ của phi công điều khiển.

    http://soha.vn/j-10-trung-quoc-co-du-suc-bat-nat-f-16-block-52-20160601145356958.htm

    Bổ sung và chỉnh sửa 1 vài ý kiến

    J-10A có RCS lớn hơn F-16C, rõ ràng yếu điểm trước F-16 trong BVR (cả 2 loại đều mang ECM nhưng ko đảm bảo hiệu quả như J-11 vs F-15), còn đến phiên bản J-10B hoàn toàn áp đảo cả BVR lẫn, MVR, WVR, dogfight

    [​IMG]

    J-10B được thiết kế giảm RCS tối đa, DSI, RAM các thứ, nó là hệ Gen 4,5/4+, được trang bị KLJ-10 AESA, tầm phát hiện lên tới 130-160km (tương đương APG-80, cả 2 loại đều là radar AESA) đối với mục tiêu máy bay chiến đấu và ném bom, trong khi APG-68(V)5 (phiên bản nội địa) chỉ có tầm phát hiện 70km, với mục tiêu là máy bay chiến đấu (tầm 5m2), còn APG-68(V)7 (phiên bản xuất khẩu) cũng tầm 80km. Tuy nhiên Mỹ hiếm khi xuất khẩu radar AESA, vd Đài, Pakistan đều vận hành F-16 nhưng ko có radar AESA APG-80, nên đừng mong Mỹ sẽ bán APG-80/83 cho VN

    J-10B giữ lại toàn bộ đặc tính bay, cơ động của J-10A, còn thêm HMDS và PL-10, trong khi ko dễ gì mà Mỹ xuất khẩu AIM-9X Block II + JHMCS cho các nước như VN, như đã nói, ngay cả Pakistan, Đài cũng ko có trong trang bị, Pakistna từng chuyển giao vài hệ thống AIM-9, HMDS cũ của F-16 Block 50/52 cho TQ tìm hiểu và sau đó ra đời JF-17, PL-9.... và cho dù có trang bị phiên bản F-16E Block60 Viper với trang bị JHMCS + AIM-9X Block II thì cũng ko chắc đã vượt trội J-10B, do cả 2 máy bay đều hạn chế về tải vũ trang, tuy nhiên J-10B lại có IRST nên ưu thế hơn trong tầm hồng ngoại, điểm yếu là PL-10 chỉ có tầm bắn 20km, trong tương lai có thể sử dụng được cả R-27ET (đã tăng tầm bắn >100km) hạ gục F-16E Block 60(AIM-9X Blk II phạm vi ngắn hơn tầm 22-26km), dòng J-11 sử dụng được R-27, nhưng ko rõ dòng J-10 có sử dụng được hay ko !

    Ở tầm xa (BVR) J-10B như đã nói áp đảo hoàn toàn, cả 2 đều có 11 giá treo, tuy nhiên J-10B trang bị được cả PL-15, tầm bắn >150km (tầm bắn hiệu quả >96km), trong khi dù là F-16E Block 60 cũng chưa trang bị được AIM-120D (160km), còn AIM-120C7 thì chỉ đạt phạm vi 110km (tương tự AIM-120C5 nhưng ECCM cải thiện) cả 2 bản cũ chỉ ngang với PL-12/12D của TQ mà thôi. F-16 cũng như J-10 chỉ mang được 1 ECM là tối đa, do đó ko thể gây nhiễu 4-8 loạt tên lửa bắn vào cùng lúc

    J-10B là câu trả lời trước F-16E Block 60 (nếu được trang bị toàn diện APG-83/AIM-120D)
    Lần cập nhật cuối: 02/06/2016
  9. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Báo ĐVO tiếp tục đồng quan điểm với Hắc Công Tử

    Vì sao Việt Nam nên nói không với tiêm kích F-16 Mỹ?
    (Vũ khí) - Sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí, nếu Việt Nam chọn mua một loại máy bay chiến đấu của phương Tây thì đó chắc chắn không phải là F-16.
    Cùng với tiêm kích hạng nặng F-15, tiêm kích hạng nhẹ thiên về đánh chặn của Mỹ là F-16 thuộc dòng máy bay phổ biến nhất, được sử dụng trong nhiều quân đội các nước nhất nhưng có lẽ nó không phù hợp với đường lối phát triển trang bị và yêu cầu bảo vệ Tổ Quốc của Việt Nam.

    Điều này xuất phát từ yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, đặc điểm địa lý của đất nước và chiến lược phát triển vũ khí trang bị của Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung và lực lượng không quân trong tình hình mới.

    Các vấn đề chung đối với máy bay phương Tây và F-16

    Vừa qua, một số phân tích cho rằng, dây chuyền sản xuất F-16 sẽ đóng cửa vào năm 2017 nếu không có bất cứ đơn đặt hàng nào. Nếu Việt Nam đặt vấn đề mua thì chúng ta sẽ nhanh chóng được cung cấp máy bay ngay trong năm 2017 vì dây chuyền đang trống.

    [​IMG]
    Tiêm kích F-16.
    Tuy nhiên, việc F-16 ngay lập tức được cấp cũng không giải quyết được vấn đề gì bởi việc sở hữu và đưa vào sử dụng một loại máy bay chiến đấu phương Tây không phải là vấn đề Việt Nam ngay lập tức có thể làm được, bởi đó là sự dịch chuyển trong cơ cấu vũ khí của cả một quân chủng.

    Trước khi mua bất cứ loại vũ khí gì, trước hết phải cân nhắc xem chúng có phù hợp với chiến lược phát triển trang bị, tính tương tác với các loại vũ khí khác, yêu cầu tác chiến và điều kiện thổ nhưỡng khí hậu của Việt Nam hay không, nếu quyết định mua thì mới tính đến các yếu tố khác.

    Sau đó, cần phải có sự chuẩn bị về mặt con người bao gồm công tác huấn luyện đào tạo phi công và nhân lực bảo đảm hàng không, nhân viên kỹ thuật và các cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng, linh, phụ kiện máy bay…

    Mục tiêu khác của chúng ta hướng tới là tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến từ nước ngoài để phát triển công nghệ quốc phòng trong nước, để sau này dần dần tự chủ trong sản xuất trang bị-vũ khí, nên việc mua sắm vũ khí cũng phải xem xét đến yếu tố này.

    Về F-16, điều cần lưu ý rằng, loại máy bay này đã có quá trình phục vụ khá lâu và phổ biến trên thế giới. Hiện có khoảng 4.500 chiếc gồm nhiều phiên bản khác nhau đang được sử dụng ở 26 quốc gia, trong đó có các nước Đông Nam Á.

    Việc quá phổ biến cũng khiến cho loại mọi tính năng kỹ, chiến thuật của nó đã bộc lộ hoàn toàn và chắc chắn các nước trên thế giới sẽ tìm ra cách khắc chế hiệu quả về phương diện kỹ thuật.

    Ví dụ như loại máy bay này hiện đang là xương sống của không quân Đài Loan, với khoảng 150 chiếc thuộc nhiều phiên bản khác nhau. Xét đến yếu tố đối đầu giữa Đài Loan và Đại Lục, rõ ràng rằng trong hàng chục năm qua Bắc Kinh đã nghiên cứu và tính toán phương án đối phó với F-16.

    Trung Quốc có lợi thế trong việc tìm hiểu về loại máy bay này do đồng minh của họ là Pakistan đang sở hữu nhiều F-16. Do đó, việc Việt Nam sở hữu loại tiêm kích của Mỹ cũng chưa chắc đã nắm được ưu thế vượt trội và rút ngắn tương quan lực lượng.

    F-16 chỉ có thể thay thế cho vai trò của MiG-21

    Chiến đấu cơ F-16 mặc dù được thiết kế với ý tưởng ban đầu là một loại máy bay tiêm kích đánh chặn (mặc dù các phiên bản sau đã trở thành đa năng), cũng kém các máy bay Nga ở khả năng leo cao nhanh và đồng thời trần bay, tầm bay cũng là một vấn đề.

    Với nền tảng của một loại máy bay tiêm kích đánh chặn, F-16 có bán kính tác chiến rất ngắn (khoảng 550km). Nếu muốn tăng tầm bay thì phải mang các thùng dầu phụ nhưng sẽ làm giảm sự linh hoạt và tải trọng vũ khí của nó nên khả năng chiến đấu ở biển xa sẽ hạn chế.

    [​IMG]
    Tiêm kích MiG-21.
    Các đảo của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa có những nơi cách xa đất liền hơn 600km, các máy bay chiến đấu cần có bán kính tác chiến tầm 1000km mới đủ dự trữ nhiên liệu cho thêm vài chục phút chiến đấu, còn F-16 không thể bay ra đến nơi chứ đừng nói là tác chiến được ở đó.

    F-16 có khả năng tiếp nhiên liệu trên không, với các quốc gia có máy bay tiếp dầu thì bán kính tác chiến của máy bay không phải là vấn đề quá quan trọng nhưng hiện Việt Nam chưa có loại máy bay này và mua sắm nó cũng chưa phải là nhu cầu quá bức thiết.

    Đối với Việt Nam, các nhiệm vụ tác chiến của không quân tập trung vào nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ trên đất liền và biển đảo, với phạm vi tác chiến không quá xa, trong tầm với của các tiêm kích đa năng như Su-30MK2. Việc sở hữu máy bay tiếp dầu nếu có thì tốt, nhưng chưa quá cần thiết.

    Do đó, nếu muốn F-16 tham gia vào nhiệm vụ bảo vệ biển đảo, Việt Nam sẽ phải sắm máy bay tiếp dầu để phục vụ cho một nhiệm vụ chiến đấu cách đất liền hơn 600km là quá lãng phí trong thời điểm ngân sách quốc phòng của chúng ta còn quá eo hẹp.

    Hơn nữa, giả sử nếu có máy bay tiếp liệu thì để F-16 có đủ dự trữ nhiên liệu bay ra tác chiến ở Trường Sa và bay về, máy bay tiếp dầu sẽ phải tiếp cho chúng ở sát khu vực tác chiến và điều đó không khác gì là mang mồi ngon mời máy bay của đối phương tấn công.

    Như vậy, nếu mua F-16 Việt Nam sẽ không thể sử dụng nó trong tác chiến biển đảo và đơn thuần đảm nhận nhiệm vụ tác chiến đối không như MiG-21 và triển khai nó ở khu vực phía bắc, làm nhiệm vụ đánh chặn. Vừa qua, cũng đã có một số chuyên gia quân sự nêu ra ý tưởng đó.

    [​IMG]
    Tiêm kích Su-30MK2 và F-16.
    Sau khi xác định được vai trò đơn thuần là đánh chặn của F-16, chúng ta cần xét đến vấn đề việc mua sắm F-16 có phù hợp hay không đối với chiến lược phát triển trang bị không quân, bao gồm các yếu tố tác chiến đa nhiệm và phù hợp với yêu cầu ngân sách.

    Việt Nam có xu hướng mua sắm máy bay đa năng

    Trước đây, chúng ta sở hữu rất nhiều các máy bay tiêm kích hạng nhẹ có tốc độ cao, tác chiến linh hoạt làm nhiệm vụ đánh chặn, bảo vệ không phận như MiG-21. Tuy nhiên, chúng có bán kính tác chiến hạn chế, mang được ít vũ khí, khả năng đảm nhận nhiệm vụ đơn nhất.

    Nguyên nhân là do trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, các vùng biển Việt Nam bị không quân hải quân Mỹ hoàn toàn kiểm soát, chúng ta chỉ đơn thuần là bảo vệ không phận miền Bắc chống lại sự tấn công của máy bay Mỹ, nên chỉ cần những máy bay có khả năng đánh chặn tốt là đủ.

    Đồng thời, yêu cầu cấp thiết về một loại máy bay có khả năng tấn công đối đất, đối hải chưa được đặt ra vào thời điểm đó.

    Tuy nhiên, do đặc điểm địa lý là một đất nước chạy dài theo bờ phía tây của Biển Đông, trong bối cảnh tranh chấp biển đảo căng thẳng như hiện nay, các cuộc tấn công tiềm tàng nhất chủ yếu xuất phát từ hướng biển. Do đó, Việt Nam cần có những máy bay chiến đấu đa năng có tầm bay xa và có khả năng tác chiến toàn diện đối không, đối hải và đối đất.

    Trong điều kiện hiện nay, vấn đề này là yếu tố tiên quyết khi Việt Nam hiện đại hóa lực lượng không quân phù hợp với điều kiện ngân sách của mình. Với tiêu chí này, máy bay chiến đấu F-16 với mức giá quá đắt và chỉ thiên về không chiến quần vòng có thể là sẽ không phù hợp.

    Theo các hợp đồng chính thức đã được công bố, phiên bản F-16 E/F Block 60 có giá không dưới 90 triệu USD theo thời giá năm 2012, phiên bản F-16C/D Block 52 plus có giá 74 triệu USD (thời giá 2006). Ở thời điểm hiện nay, giá thành của F-16 đã tăng lên khá nhiều.

    Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, không quân Việt Nam được Liên Xô viện trợ hoàn toàn nên vấn đề số lượng máy bay tiêm kích đánh chặn lớn không đặt gánh nặng nên ngân sách quốc gia. Nhưng ở thời điểm hiện nay, Việt Nam không thể mua sắm ồ ạt mà phải có tính toán.

    Để mua được 12 chiếc F-16 chúng ta phải bỏ ra tầm 1 tỷ USD, để thay thế khoảng 140 chiếc MiG-21 hiện còn trong biên chế Không quân Nhân dân Việt Nam, chúng ta cần có một khoản ngân sách khổng lồ, bởi giá thành của F-16 thuộc dạng đắt nhất thế giới.

    Việt Nam có nên mua F-16 đã qua sử dụng?

    Một phương án tiết kiệm hơn là mua sắm theo chương trình vũ khí dư thừa của Mỹ mà Indonesia đã làm. Theo Defense News, Việt Nam có thể mua các chiến đấu cơ F-16 từ Mỹ theo Chương trình bán trang bị quốc phòng dư thừa (EDA) của Lầu Năm Góc.

    Theo thỏa thuận giữa Mỹ và Indonesia ký kết hồi tháng 12/2012, Mỹ sẽ cho không Indonesia 24 máy bay chiến đấu F-16 Block 25 đã qua sử dụng, Indonesia sẽ bỏ tiền để Mỹ nâng cấp lên chuẩn Block 52. Ngoài ra, Mỹ còn cung cấp 6 máy bay cùng loại để lấy phụ tùng.

    Ước tính Indonesia sẽ chỉ phải bỏ ra khoảng 750 triệu USD để sở hữu số chiến đấu cơ trên. Tính ra, bình quân một chiếc F-16 Block 52 của Indonesia sau nâng cấp sẽ tiêu tốn hơn 31 triệu USD, rẻ hơn một nửa so với mức giá 78 triệu USD của máy bay sản xuất mới.

    Phương án này có ưu điểm là ngoài giá mua máy bay cũ rẻ hơn, nếu tiến hành nâng cấp hệ thống điện tử hàng không và hệ thống vũ khí thì các máy bay chiến đấu này vẫn có thời gian phục vụ tác chiến lên tới 25 năm, trong tình hình bình thường.

    Tuy nhiên, đây là trong điều kiện lí tưởng, bởi những máy bay này không còn khả năng nâng cấp lên thế hệ tiếp theo, đồng thời do là những phiên bản cũ khung thân sản xuất đã lâu, dự trữ giờ bay không còn nhiều, chỉ khoảng chưa tới 3000 giờ.

    Và dĩ nhiên là do cũ nên trong quá trình sử dụng sẽ phát sinh hỏng hóc, tiền sửa chữa bảo dưỡng kỹ thuật sẽ rất tốn kém, chi phí cho mỗi giờ bay sẽ tăng cao hơn nhiều so với con số 22.500 USD/giờ của các phiên bản mới, gấp 5 lần so với Jas 39 Gripen của Thụy Điển (4700 USD/giờ).

    Trên đây là những điều Việt Nam cần suy xét kỹ khi nhắc tới việc mua sắm loại chiến đấu cơ này của Mỹ.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...-khong-voi-tiem-kich-f-16-my-3310188/?paged=3
    --- Gộp bài viết: 04/06/2016, Bài cũ từ: 04/06/2016 ---
    Cần nói thêm, nếu muốn bán kính tác chiến >1000km, bay biển, mang vũ trang chống hạm, F-16 phải mang 2-3 drop tank, mà như vậy thì độ tiêu hao nhiên liệu rất lơn so với cấu hình vũ trang đối không, hơn nữa khi tác chiến chống hạm, buộc F-16 phải bay thấp, như vậy bán kính tác chiến còn ngắn hơn, tiêu hao nhiên liệu còn nhiều hơn (áp suất khí quyển cao/mật độ không khí), như vậy là F-16 chỉ có thể mang cấu hình A2A cùng với drop tank để ra HS-TS tác chiến mà thôi

    F-16 còn ko thể giao tiếp, nhận hỗ trợ trực tiếp với đài radar mặt đất của VN, kể cả đài radar có khả năng hướng dẫn vị trí tác chiến cho máy bay (GCI), do khác hệ thống giao tiếp, dữ liệu. Dù có 2 đài radar mua của Fap và Do Thái cũng ko thể (2 đài đó cũng ko tích hợp khả năng liên kết, giao tiếp với F-16 hay bất kì loại máy bay do Mỹ sản xuất)

    1. Không có khả năng chiếm ưu thế trên không, thua kém hoàn toàn J-10A + AWACS hoặc chỉ cần J-10B là đủ
    2. Không thể hiệp đồng thông tin với bất kì hệ thống radar, GCI nào của VN, do học thuyết thiết kế nó # với MiG-21-29
    3. Bán kính tác chiến ngắn, phụ thuộc vào drop tank, máy bay tiếp dầu thậm chí AEW/AWACS do radar nhỏ, công suất chỉ vừa đủ dùng tầm trung ngắn hạn, vì nó dựa vào học thuyết của Mỹ, NATO tác chiến hi-lo kèm biên đội F-15/16/18 + E-2/3
    5. Mỹ sẽ không bán cho VN phiên bản tốt nhất, vd F-16E Block 60, phiên bản có thể đủ khả năng cạnh tranh với bất kì J-10B, Su-30MKK2 nào, nếu được trang bị radar APG-80/83 (APG-83 là phiên bản nâng cấp cho đám Block 40/50, APG-80 là bản nâng cấp cho Block 60), AIM-120D, AIM-9X Block II, JHMCS

    Học thuyết quân sự, không quân 2 phía đã khác nhau, kinh tế VN cũng eo hẹp, ko thể đi theo con đường hiện đại-hại điện tiêu chuẩn Mỹ được, kể cả mua MiG-29SMT hay MiG-35 cũng vậy, các dòng máy bay đa nhiệm nhưng tầm ngắn, MiG-35, Jas 39, Mirage 2000-5D, F-16E, J-10B, F-2 đều phụ thuộc ko ít thì nhiều vào GCI hoặc AWACS (theo từng học thuyết Lx/Nga, Mỹ, Nga hiện nay đã thay đổi hẳn học thuyết, chú trọng vào AWACS lẫn độc lập tác chiến, kể cả TQ cũng vậy, nên các dòng MiG-31, Su-27 có khả năng mini/medium awacs, đánh chặn, BVR độc lập ko cần tới GCI lẫn AWACS). Minh chứng rõ nhất là trong chiến tranh Nam Tư 1999, F-16AM bắn hạ 1 MiG-29B, nhưng cũng nhờ E-3 AWACS dẫn bắn AIM-120B, còn nếu ko có E-3 thì F-16AM cũng khó lấy mạng MiG-29B, trường hợp ko có GCI, AWACS hỗ trợ thì ngay cả F-15, MiG-25, FA18, F-16D cũng bị bắn hạ hoặc trọng thương bởi các loại máy bay vốn bị đánh giá kém hơn là MiG-21, F-5E, Mirage 2000 và MiG-25, bởi hệ thống FCR ko thể lúc nào cũng hoạt động như quảng cáo, để đối thủ vào tầm WVR/dogfight thì dù F-15 cũng xêm xêm MiG-21 mà thôi (ngoại trừ trang bị IIR, HMDS), trường hợp FA18 bị MiG-25 bắn rụng bằng tên lửa R-40 BVR theo tiêu chuẩn lúc đó, mặc dù FA18 theo thông số giấy tờ có khả năng phát hiện MiG-25 từ phạm vi xa hơn và bắn AIM-7F trước, nhưng sự thật nếu thiếu AWACS thì nó chết

    Chưa kể, F-16 vốn hạn chế mang vác tầm xa như đã nói, nó giảm khả năng mang ECM, ECM trang bị trên F-16 cũng nhỏ, công suất kém, ko đảm bảo bảo vệ F-16 sống sót trước hệ thống SAM trên tàu chiến, các đảo mà TQ triển khai, F-16 ko thể sống sót trước HHQ-9A/B và HQ-9, kể cả F15/18 cũng ko dám chắc an toàn trước SAM TQ.

    TQ cũng được trang bị hệ thống GCI khủng, đặc biệt cũng có radar OTH (OTH-B), lẫn vệ tinh và UAV, tàu ngầm, tàu nổi, máy bay trinh sát các loại. Kể cả B-2, F-22 cũng ko chắc vô hình trước các hệ thống này, đầu tư vào tàu ngầm hiệu quả hơn là F-16
    Lần cập nhật cuối: 04/06/2016
  10. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Giờ lại đang thấy tán vào Super Hornet ...
    kể ra có tiền sắm cũng ổn.

    Nhưng mình khoái nhất là gạ được Mẽo bán cho vài trăm quả SM-6

    con này hay, siêu âm Mach 3.5 có khả năng phòng không tầm xa, mới thử nghiệm cả chống hạm tầm xa, bắn 1 phát chìm con hơn 5,000 tấn.

    và có 1 tính năng hay ho là có thể phóng lên chưa khóa mục tiêu, và giao quyền cho AWACS hoặc chỉ huy trên không chỉ thị mục tiêu, bằng cách này có thể bắn xa trên 400 km,

    có mấy trăm con đặt bờ hay ngon hơn là đặt lên tàu mặt nước và vài cái máy bay AWACS thì bớt được nhu cầu phòng không hạm đội và giảm cả áp lực phòng thủ mặt nước trong phạm vi 250 hải lý.
    Lần cập nhật cuối: 05/06/2016

Chia sẻ trang này