1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các ứng cử viên thay thế mig-21 và su-22m4 nhà ta

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi hinado, 05/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Lý do Nga tin Việt Nam sẽ mua MiG-35

    Nga tin rằng tiêm kích MiG-35 có cơ hội thay thế MiG-21 già cỗi và đã hết hạn sử dụng của Không quân Việt Nam.
    Vì sao MiG-35 không có cửa thắng F-16 và JAS-39 tại Việt Nam?
    Máy bay tiêm kíchMiG-35do Tập đoàn Mikoyan nghiên cứu phát triển trên cơ sở khung thân tiêm kích MiG-29M/M2 tích hợp những công nghệ của máy bay thế hệ 5 tạo nên mẫu tiêm kích thế hệ 4++ (hay 4,5).

    Tuy được giới thiệu từ năm 2007, nhưng mẫu máy bay này cho tới nay vẫn chưa giành được nhiều đơn hàng. Dẫu vậy, các nhà lãnh đạo của MiG vẫn rất lạc quan về tương lai của MiG-35.

    Trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây với Izvestia, Tổng giám đốc MiG - ông Sergei Korotkov, máy bay tiêm kích MiG-35 là ứng viên triển vọng nhất cho việc thay thế MiG-21 ở Việt Nam, ông còn lưu ý rằng Đông Nam Á là một "khu vực chú trọng" của tập đoàn MiG.

    [​IMG]
    Máy bay tiêm kích MiG-35

    Nếu so với Su-30 thì thiết kế MiG-35 hơi kém ở khả năng tác chiến đa nhiệm với nhiệm vụ đối đất và đối hải.

    Tuy nhiên, nếu so về khả năng không chiến thì MiG-35 được các chuyên gia Nga - Ấn Độ tin rằng vượt trội Su-30 và ngang ngửa cả F-22 của Mỹ.

    So với dòng Su-30MK2 xuất khẩu cho Việt Nam, điểm mạnh và ưu việt hơn trong khả năng không chiến của MiG-35 là việc trang bị động cơ phản lực RD-33MK tích hợp công nghệ kiểm soát véc tơ lực đẩy đa chiều, điều này giúp MiG-35 thực hiện các bài bay siêu cơ động.

    Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, sau khi đạt tới tốc độ cần thiết MiG-35 hoàn toàn có thể thực hiện các kỹ thuật bay phức tạp với khả năng bay siêu cơ động.

    Khi thực hiện động tác này máy bay chuyển động nhanh về phía trước với góc tới 120 độ trước khi giảm tốc độ khiến toàn bộ phần thân và động cơ máy bay đều dựng đứng về phía trước theo chiều dọc, sau đó là bổ nhào vào tăng tốc trở lại.

    Với khả năng bay siêu cơ động các phi công lái máy bay chiến đấu của Nga hoàn toàn có thể dành được lợi thế chiến thuật trên không khi không chiến.

    MiG-35 có khả năng đạt tốc độ tối đa ở trần bay cao 2.400 km/h, trần bay thấp là 1.450 km/h, tầm bay cực đại (với 3 thùng dầu phụ) lên tới 3.100 km, bán kính chiến đấu (mang vũ khí) đạt tới 1.000 km - vượt trội F-16 của Mỹ - ứng viên được cho là triển vọng thay thế MiG-21 Việt Nam.

    Đặc biệt, vận tốc leo cao của MiG-35 lên tới 330 m/s, vượt xa Su-30 (230 m/s) và F-16 (254 m/s).

    Rõ ràng nếu nói về nhiệm vụ không đối không, đánh chặn máy bay địch thì MiG-35 có các thông số vượt trội. Nó có thể được xem là hậu duệ xuất sắc nhất của tiêm kích MiG-21 huyền thoại.

    Các thế hệ tiêm kích MiG trước đây thường bị chê bai là kém tiện nghi, nghèo hệ thống điện tử. Tuy nhiên, kể từ MiG-35 những lời chê bai đó đã là dĩ vãng.

    Givi Janjgava - Giám đốc đứng đầu bộ phận nghiên cứu và phát triển của KRET (công ty chuyên phát triển các thiết bị hàng không cho Không quân Nga) cho biết, buồng lái của MiG-35 được thiết kế dựa trên nguyên mẫu buồng lái của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 và được trang bị các công nghệ gần như tương tự.

    Tiêm kích đa năng MiG-35 còn được trang bị hệ thống radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) Zhuk-AE. Radar này có tầm hoạt động lên tới 120 km có thể theo dõi 30 mục tiêu cùng một lúc và thực hiện tấn công đồng thời 6 mục tiêu trong số đó bằng các tên lửa không đối không.

    Khả năng mang vác vũ khí của MiG-35 không thua kém nhiều Su-30/35 với tải trọng 7 tấn cùng 9 điểm treo (cánh và thân) cho phép mang 4 tên lửa không đối không tầm trung R-27 hoặc 8 tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 hoặc 8 tên lửa không đối không dẫn đường radar chủ động R-77 hoặc kết hợp 4 quả R-27 với 2 quả R-73 hoặc kết hợp với R-77 tương tự.

    Khi cần, MiG-35 vẫn có thể đáp ứng nhiệm vụ không đối đất với khả năng mang 4 tên lửa đối đất Kh-29 cùng bom dẫn đường KAB-500; nhiệm vụ chống hạm với 2-4 quả tên lửa siêu thanh Kh-31A; nhiệm vụ áp chế phòng không đối phương với 2-4 tên lửa chống radar siêu thanh Kh-31P.

    Rõ ràng, tiêm kích đánh chặn thế hệ 4++ MiG-35 của Nga có triển vọng tốt để xuất khẩu sang Việt Nam, trong bối cảnh thời hạn phục vụ của các máy bay tiêm kích đánh chặn có tuổi đời nửa thế kỷ MiG-21 của Việt Nam đã hết.

    Không nhất thiết phải mua?

    Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, trong điều kiện ngân sách còn eo hẹp, Việt Nam sẽ tập trung mua sắm các phiên bản Su-30 hiện đại hơn như Su-30SM, trang bị thêm một số loại vũ khí tấn công uy lực mạnh mẽ hơn. Như vậy, Việt Nam không nhất thiết phải mua sắm Su-35 và MiG-35.

    Trên thực tế, dù sức mạnh của MiG-35 được quảng bá nhiều song việc trang bị loại tiêm kích này cho Không quân Nga cũng diễn ra một cách chậm chạp và bị trì hoãn nhiều lần.

    Trong thời gian 2011-2014, quân đội Nga đã nhiều lần thực hiện báo cáo rằng họ sẽ không từ bỏ việc mua máy bay MiG-35, tuy nhiên các hợp đồng cụ thể đã không được ký kết.

    Vào tháng 4/2015, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Yuri Borisov cho biết như là một phần của chi phí của Chương trình vũ khí nhà nước giai đoạn đến năm 2020 xem xét việc mua 30 máy bay loại MiG-35. Trước đó, các báo cáo đều cho biết con số này là 37.

    Vào đầu tháng 6 vừa qua, Chủ nhiệm Chương trình hành không quân sự của Tập đoàn sản xuất máy bay thống nhất Nga (UAC) ông Vladimir Mikhailov cho biết, MiG-35 sẽ đi vào phục vụ từ năm 2018.

    "Theo hợp đồng với Bộ Quốc phòng Mig-35 hiện vẫn được tiếp tục phát triển. Họ (bộ phận phát triển Mig 35) chậm tiến độ một chút bởi các đối tác công nghiệp, chậm chễ hỗ trợ cung cấp các linh kiến, tuy nhiện hiện chúng tôi có thể nói đã khác phục được vấn đề này để chương trình sẽ bắt kịp tiến độ", ông Mikhailov cho hay.

    "Vào năm 2017 sẽ có một cuộc thử nghiệm các nguyên mẫu của máy bay mới. Trong năm 2018 những chiếc máy bay mới sẽ là một phần của quân đội Nga", vị quan chức của hãng chế tạo máy bay quân sự lớn nhất nước Nga khẳng định.

    Trong khi đó, thương vụ 50 chiếc tiêm kích MiG-35 giữa Nga và Ai Cập đã đi vào hồi kết không như mong muốn của nhà sản xuất khi Cairo đã thay toàn bộ MiG-35 bằng phiên bản khác là MiG-29.

    Ngoài ra, Ấn Độ cũng từng cân nhắc mua dòng chiến đấu cơ này, tuy nhiên cuối cùng Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã quyết định mua tiêm kích Rafale của Pháp mà không phải MiG-35 của Nga.

    Báo Kommersant dẫn nguồn từ cơ quan xuất khẩu vũ khí Nga -Rosoboronexport, cho hay Bộ Quốc phòng Ấn Độ có gửi thư cho cơ quan này nêu ra 14 điểm hạn chế của MiG-35. Một trong số đó là MiG-35 lắp loại động cơ RD-33MK, cải tiến từ loại RD-33, sản xuất năm 1972. Ngoài ra, chương trình thiết kế MiG-35 vẫn chưa hoàn tất.
    http://soha.vn/ly-do-nga-tin-viet-nam-se-mua-mig-35-20160704015509744.htm
  2. boysunflower

    boysunflower Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/03/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    72
  3. boysunflower

    boysunflower Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/03/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    72
  4. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    F-16 bãi hay HAL Tejas mới có thể thay thế Mig-21
    và có thể cả Su-22

    F-18 cũng được
  5. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Tiêm kích MiG-29 chính thức hết cơ hội được Việt Nam lựa chọn

    Những tai tiếng xảy ra liên tiếp với các phiên bản MiG-29 Fulcrum đã khiến cho tương lai của dòng tiêm kích này trở nên thật u ám!
    Vì sao MiG-35 không có cửa thắng F-16 và JAS-39 tại Việt Nam?
    Tạp chí quốc phòng IHS Jane's của Anh mới đây cho biết, Hải quân Ấn Độ đã phàn nàn rất nhiều về chất lượng lô hàng 45 máy bay tiêm kích hạm MiG-29K/KUB mua từ Nga.

    Cụ thể, động cơ RD-33MK có hiệu suất hoạt động không được như quảng cáo, hệ thống kiểm soát bay tồn tại nhiều vấn đề "chết người", thời gian bảo trì tăng gấp hơn 2 lần (từ 15,93% lên đến 37,63% với MiG-29K và 21,20% lên đến 47,14% với MiG-29KUB) dẫn tới đội chi phí khai thác cũng như làm giảm tuổi thọ của phi cơ.

    Cách đây không lâu, chính Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã gửi thư cho cơ quan xuất khẩu vũ khí Liên bang Nga Rosoboronexport, nêu ra 14 điểm hạn chế của MiG-35 (phiên bản cao cấp nhất của gia đình MiG-29). Còn trong năm 2008, Algeria cũng đã gửi trả lại Nga 24 chiếc MiG-29SMT với lý do "không đảm bảo chất lượng".

    [​IMG]
    Tiêm kích hạm MiG-29K của Hải quân Ấn Độ

    Những tai tiếng liên tiếp xảy ra với các biến thể mới của MiG-29, kết hợp việc nhiều quốc gia sử dụng thông báo ý định bán tống bán tháo phi đội MiG-29 thế hệ cũ của mình chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến triển vọng của dòng chiến đấu cơ này tại Việt Nam, khi MiG-29M hay MiG-35 từng được nhắc đến như một ứng viên thay thế MiG-21.

    Cần lưu ý rằng MiG-29M chính là MiG-29K bỏ đi móc hãm và thay thế đôi cánh gập lại được bằng cánh cố định, trong khi MiG-35 thực chất chỉ là MiG-29M lắp đặt các thiết bị điện tử hàng không thế hệ mới cùng động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3D mà thôi.

    Kể cả không xảy ra những sự vụ vừa rồi thì triển vọng MiG-29M hay MiG-35 được Việt Nam lựa chọn vẫn là rất thấp, do chúng không phải tiêm kích nhẹ mà đã tiệm cận với trọng lượng của tiêm kích hạng nặng, chi phí khai thác, thời gian hoạt động hay tính năng kỹ chiến thuật không có gì nổi trội, thậm chí trên nhiều mặt còn thua kém Su-30.

    Nếu vì một lý do nào đó Việt Nam vẫn phải lựa chọn tiêm kích hạng nặng để bảo vệ bầu trời thì Su-30 sẽ là phương án tốt hơn hẳn MiG-29M/35. Ngoài những lợi thế đã nêu, chúng ta còn tận dụng được cơ sở hạ tầng kỹ thuật có sẵn để tiết giảm chi phí.

    [​IMG]
    Tiêm kích MiG-29 Fulcrum gần như không có cơ hội xuất hiện trên bầu trời Việt Nam

    Tuy nhiên viễn cảnh Việt Nam mua tiếp Su-30 cũng đang bị đặt một dấu hỏi lớn, liên quan đến chất lượng máy bay chiến đấu Nga thời gian gần đây có dấu hiệu đi xuống rõ rệt, có thể thấy ví dụ việc Không quân Indonesia phát hiện ra lỗi nứt khung nghiêm trọng trên nhiều chiếc Su-30MK2 mới bàn giao.

    Ngoài ra trong vụ rơi máy bay Su-30MK2 số hiệu 8585 của Việt Nam, phi công Nguyễn Hữu Cường cho biết đã có tiếng nổ phát ra trong buồng lái, đây là dấu hiệu cho thấy khả năng xảy ra lỗi kỹ thuật là tương đối cao.

    Nếu các nhà sản xuất vũ khí Nga không nhanh chóng thay đổi cách thức làm việc, viễn cảnh họ để mất nhiều thị trường truyền thống vào tay những tập đoàn công nghiệp quốc phòng hùng mạnh đến từ Mỹ hay châu Âu là điều chắc chắn./.

    http://soha.vn/tiem-kich-mig-29-chinh-thuc-het-co-hoi-duoc-viet-nam-lua-chon-20160801002400566.htm
  6. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Bây giờ mua máy bay nào cũng được, vấn đề là sức khỏe, thể chất pilot VN có chịu được ko ? đó mới là vấn đề. Dù có mua được F-22/35 mà ko vận hành hiệu quả thì = 0

    Tôi từng đọc tài liệu nói rằng rất nhiều MiG-17/21 sản xuất viện trợ cho VN đều phải làm lại (chủ yếu ở Ukraine, Đông Đức) để phù hợp với thể chất pilot VN, phiên bản MiG-19 aka J-5 do TQ sản xuất, cũng được pilot VN sử dụng hiệu quả, về sau TQ thiết kế ra J-7 aka MiG-21 (made in china) để pilot TQ tác chiến hiệu quả nhất. Có thể vd 1 điều nữa là dòng MiG-29, Su-27/30 đều cobra được, nhưng tất cả đều do pilot Nga thực hiện, trong khi các quốc gia sử dụng # ko thể thực hiện được ( thậm chí Su-33 cũng có khả năng cobra trong khi ko hề được trang bị 3D TVC như Su-30MKI), về máy bay Mỹ, ko giống Nga, người Mỹ vốn xuất khẩu phiên bản hiện đại ngang hoặc hơn cho đồng minh (vd F-16E, F-15SA/SG), tuy nhiên đó chỉ là PR, còn thực tế như các nước có tiềm lực, ko muốn phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ như Nhật, Hàn, Đài, họ tự thiết kế máy bay riêng để phù hợp với thể chất pilot, vd F-15J tỉ lệ tai nạn cao khi vừa vận hành lô F-15J đầu tiên (do Mỹ sản xuất hơn 1 nửa), về sau người Nhật cuống cuồng rèn ra F-15J 100% sản xuất tại Nhật bởi lý do đó, Su-30MKK cũng được TQ yêu cầu Nga thiết kế theo chuẩn của TQ đưa ra, bởi vậy nó chưa có tai nạn nào

    the first F-15J built in St. Louis was delivered to the United States Air Force for its first flight on 4 June 1980, and a subsequent cruise on 15 July to Japan.
    https://en.wikipedia.org/wiki/Mitsubishi_F-15J
    https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_F-15_losses

    Các vụ tai nạn F-16 Hàn Quốc: http://www.f-16.net/aircraft-database/F-16/mishaps-and-accidents/airforce/ROKAF

    F-16 rơi nhiều nên HQ sợ quá nên phải rèn ra phiên bản nội địa KF-16 (tuy cũng chỉ chiếm 1 số ít, vì phần lớn KF-16 lô đầu và giữa vẫn sản xuất theo tiêu chuẩn Mỹ - http://www.f-16.net/f-16_users_article18.html)

    F-15K được đào tạo cho vai trò A2G chủ yếu, nên nó ko gặp tai nạn như F-15J/DJ (vốn là F-15C/D chuyên dành cho mục đích luyện tập, đào tạo A2A)





    Phải phân định rõ, nếu mua máy bay đánh đất, thì nên mua F-15E nếu có đủ tiền, còn nếu mua máy bay chiến đấu đối không (ko phải đánh chặn nhé), thì nên mua Su-30 (vì máy bay Nga thường thiết kế phù hợp với yêu cầu sử dụng của khách hàng hơn máy bay Mỹ, tuy nhiên điểm yếu là họ thường tinh giảm tính năng chiến đấu so với hàng nội địa, về tải trọng, động cơ, radar, cảm biến, vũ khí....)
    --- Gộp bài viết: 15/08/2016, Bài cũ từ: 15/08/2016 ---
    Máy bay chiến đấu Mỹ vốn có truyền thống thiết kế kém cơ động, linh hoạt và đặc biệt thiếu an toàn khi ở tốc độ cao. Bằng chứng lớn nhất là F-104, rơi rất nhiều, pilot thiệt mạng cũng nhiều (>100), mà trong đó phần lớn là bởi pilot phương tây (Canada, tây Đức), F-104 sản xuất và xuất khẩu cũng rất nhiều trên 10 quốc gia và >2000 chiếc

    http://www.dailykos.com/story/2015/2/2/1360449/-The-not-quite-right-stuff-F-104-Starfighter

    Sau này Đức, Canada đều tự phát triển máy bay riêng như Tornado, Typhoon hoặc yêu cầu sản xuất 1 phiên bản riêng (CF-18). Những bài học từ thất bại thảm hại của F-105, F-4, F-104, FA18 Hornet rồi sự thành công của F-14/15/16/18 Super Hornet được Mỹ rút tỉa ra con F-35, tuy nhiên vẫn ko được như kì vọng, mà dần trở thành gánh nặng như F-105/104 ngày xưa

    Tốc độ bình thường so với máy bay chiến đấu (Mach 1.6) - ko đủ để đánh chặn, dù có được trang bị AIM-120D, NCADE cũng ko phát huy hiệu quả, độ cơ động thấp (5g), khả năng nhanh nhẹn cũng ko có do kích thước cục mịch, ưu điểm duy nhất là tàng hình và radar AESA, nhưng nhược điểm lớn nhất chính là lại đi lên vết xe đổ của F104, FA18 Hornet, F22 khi rất khó vận hành, bằng chứng là nó liên tục thua trong mô phỏng với các máy bay # ngay cả diễn tập thực tế cũng thua chính F16 - loại máy bay mà nó sẽ thay thế, cách thiết kế tù túng đến nỗi pilot dù có mũ JHMCS tối tân vẫn bị mù phía sau, thực ra thì pilot đều mù phía sau, các fighter ra đời trước ý tưởng của F35 dùng MAWS, nói thêm ý tưởng của F35 là dùng EO-DAS + JHMCS để soi toàn bộ 360, chứ ko phải chỉ giới hạn như MAWS, tuy đó là ý tưởng hay, nhưng khi hình thành nó ko thể hiện khả năng như PR, độ nhạy của DAS có khi còn kém hơn MAWS, như Su-30, J-11 còn kết hợp MAWS với RWR sau đuôi. Hệ thống cảm biến lớn và mạnh nhất của F-35 (sau radar) là EOTS, cũng lỗi thời hơn 10 năm

    The F-35 EOTS, which is an integral component of the new stealth fighter, was envisioned as a replacement for targeting pods altogether to preserve the JSF’s stealth frame. (Targeting pods can bulge out a bit, and leak out unwanted signals.) But along with the stealth came performance compromises that also hinder the ability to upgrade the system—the specifications of which were set more that 15 years ago—far before anyone imagined a jet would be providing video imagery to ground forces. http://www.thedailybeast.com/articl...ealth-fighter-10-years-behind-older-jets.html
    --- Gộp bài viết: 15/08/2016 ---
    Máy bay Mỹ tốt nhất mà VN nên mua là F-14D và S-3B, có thời gian tôi sẽ nói về ưu điểm của 2 loại máy bay này, được nhận xét là 2 loại máy bay tốt nhất do Mỹ sản xuất, chúng ko có đối thủ trực tiếp phía LX/Nga/EU, đáng tiếc là vì lý do chính trị, vận động hành lang và tham nhũng nên chúng ko còn được sản xuất, phục vụ
    Lần cập nhật cuối: 15/08/2016
  7. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128

Chia sẻ trang này