1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Căng Thẳng Libya Và Tình Hình Chiến Sự

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Lie, 03/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mokurapov

    mokurapov Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2011
    Bài viết:
    1.174
    Đã được thích:
    550
    Tầm bậy. Cậu thiếu ăn học mà lại ăn phải bả đế quốc. Nhà trên đường Lê Duẩn có 2 mặt tiền thôi (Mạc Đỉnh Chi và Lê Duẩn[:D]) và hiện nay "nó" vẫn ở đó=)).

    Đất đai đắt giá là trò ăn cắp của chính quyền. Cái này mình không muốn bàn nhiều với mấy kẻ vô học như cậu nhưng phải đôi lời vắn tắt cho người khác hiểu. Các cậu học kinh tế chính trị mác lênin rồi chứ, hiểu tổng sản phẩm quốc dân rồi chứ? Vậy khi tổng giá trị vật chất trong 1 nên kinh tế không đổi, thằng cầm quyền thổi phồng giá hàng hoá trong tay nó lên bao nhiêu thì các cậu bị móc túi đi đúng số ấy. Vì giá trị vật chất thực có tăng đâu. Có tăng thêm tí sản phẩm hàng hoá nào đâu. Cái trò đất đai bất động sản này là biến tướng của tập trung tư bản, một quá trình đã diễn ra tại tây âu và bắc mỹ trong sự đấu tranh gay gắt hồi nửa cuối thế kỷ 19, nay ta mới nhập khẩu. Nó bắt đầu cho một chu trình bốc lột giá trị thặng dư mới khép kín trong toàn nền kinh tế. Thôi, không lan man nhiều về kinh tế chính trị, cái quá xa xỉ với quangiao. Cứ như tư tuyên truyền kém cỏi ấy thì tình hình tại triều tiên và cuba chắc là bi đát lắm. Giá nhà tại đó thấp lè tè. Quay lại với libia thôi.

    Mịe. Bọn gadafi này kém. Vẫn sợ giặc đến chết khiếp, hôm nay lại cái trò yêu cầu công nhận là đại diện gì loạn cả lên. Hơn 40 năm qua có công nhận mịe đâu vẫn sống tàn tàn em út đầy nhà. Bbao vây cắt nguồn tiếp tế từ bên ngoài, phá huỷ kho tàng lươing thực, nguồn nước là sung sẽ rụng sạch. Có thế cũng không nghỉ ra. Theo suy ghỉ của tớ thì biểu tìn.h đừng có đàn áp mang tiếng lắm, cho nó ở ngoài đường, bao vây lại, cắt nguồn tiếp tế nước uống và lương thực, gây lộn xộn liên tục không cho nó nghỉ ngơi gì hết thì 2 hôm thà thằng nào cũng như con ma ngoan ngoãn leo lên xe về trại giam. Giam nó lại chừng 4 tháng với chế độ ăn luôn luôn thiếu và tuyệt nhiên không có chất béo. Cho nó về chừng 1 tháng sau là từng em hy sinh vì kiệt sức, thiếu vi lượng. Khỏi mang tiếng tử hình tử hiếc. Bọn vô học làm gì nghỉ ra.

    Cái gay go nhất hiện nay của libia là nếu bọn khùng kia mà thắng thì cũng chả biết lãnh đạo đất nước thế nào vì bọn này là thảo khấu biết gì lãnh đạo đâu.
  2. ChuonggaCS

    ChuonggaCS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2010
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    0
    Cứ có vài chú lập cái Đ bên Anh bên Mĩ rồi về làm lãnh đạo như đúng rồi kiểu Iraq với Ap đó thôi. Trình độ thì lẹt đẹt mãi có ngóc đc lên đâu.
  3. SSX100

    SSX100 Guest

    Libya: vòng xoáy xung đột mới giữa chính quyền và đối lập

    http://vietnamese.ruvr.ru/2011/03/05/46996281.html
    Ở Libya lực lượng của chính quyền và phái đối lập đang quyết liệt tranh giành những thành phố quan trọng chiến lược tại những phần khác nhau của đất nước. Thông tin về “chiến quả” của các bên hết sức mâu thuẫn – cả những người nổi dậy cũng như đại diện nhà chức trách, hết bên này lại đến bên kia, liên tục lên tiếng công bố rằng lực lượng của họ “đã thiết lập quyền kiểm soát tại các điểm nóng”.


    Truyền hình quốc gia Libya tuyên bố về việc đội quân của Muammar Gaddafi đã giành quyền kiểm soát trở lại với đô thị dầu mỏ Az-Zawiya. Thành phố này chỉ cách Tripoli vẻn vẹn 50km về phía tây. Trên địa bàn các trận đánh, hơn ba chục dân thường bị thiệt mạng, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em. Phe đối lập chiếm hơn 100 đơn vị kỹ thuật chiến đấu như xe tăng, pháo cao xạ, xe quân sự. Trong khi đó, kênh truyền hình Al-Jazeera thông báo rằng thành phố này vẫn nằm trong tay quân nổi dậy. Tuy nhiên các đại diện đối lập buộc phải thừa nhận rằng trong thời gian đụng độ một thủ lĩnh của họ cùng người phó đã tử vong, một số chỉ huy khác bị bắt làm tù binh.
    Hôm thứ Sáu, lực lượng đối lập đã đẩy bật các đơn vị quân đội khỏi sân bay Ras al-Lanuf cách Tripoli 600 km về phía đông. Gần đó là một trong những cơ sở lọc dầu lớn nhất của đất nước, chuyên hoạt động phục vụ xuất khẩu.


    Theo tin đưa của truyền thông nước ngoài, các lực lượng của Gaddafi đã rút khỏi Ras al-Lanuf, với tổn thất 130 lính đánh thuê bị tiêu diệt. Cả sự hỗ trợ của trực thăng và dàn hỏa tiễn cũng không cứu vãn được tình thế. Toàn bộ đô thị này chuyển sang tay quân nổi dậy. Mặc dầu vậy, phát ngôn viện Bộ Ngoại giao Libya đã nhanh chóng lên tiếng bác bỏ thông tin này. Cùng lúc, hầu như toàn bộ miền đông Libya bây giờ thuộc quyền kiểm soát của phe đối lập. Cụ thể, lực lượng nổi dậy bám trụ vững tại đô thị lớn thứ hai của đất nước là Bengazi. Hôm thứ Sáu, quân Chính phủ Libya đã dội bom xuống kho vũ khí ở ngoại vi thành phố. Hơn hai chục người bị chết. Không quân của Gaddafi cũng giáng đòn tấn công vào căn cứ quân sự và kho tàng ở sát thành phố Adzhadabiya. Nhưng, như tuyên bố của bên đối lập, không có một quả đạn nào rơi trúng địa bàn căn cứ. Những tư liệu trái ngược như vậy cũng là bằng chứng thêm về cuộc chiến thông tin nghiêm trọng giữa các phía đối đầu, - ông Aleksei Vasiliev Giám đốc Viện nghiên cứu châu Phi thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga nhận xét.



    “Nạn nhân đầu tiên của chiến tranh chính là sự thật. Thật khó có thể xác định cái gì hiện đang xảy ra bây giờ ở Libya, nơi mỗi lúc càng dấn sâu vào vòng xoáy nội chiến. Cả hai bên thi nhau thông báo về những thành công của họ, tuy nhiên cuộc nổi dậy chống Gaddafi là tự phát và rất hỗn loạn. Hiện thời không thể nói gì về những lãnh đạo thực tế của phe đối lập, về tổ chức nghiêm túc cũng như về chương trình hành động rõ ràng nào đó. Không loại trừ hiện hữu những bất đồng nghiêm trọng trong nội bộ nổi dậy. Trong bối cảnh này, các phương tiện truyền thông thế giới góp phần tạo ra một bầu không khí cuồng loạn xung quanh nhân vật Gaddafi. Tình hình cũng giống như hồi trước cuộc chiến tranh của người Mỹ ở Iraq, báo giới phương Tây đang dọn đường nhằm biện minh cho động thái xâm nhập của nước ngoài vào Libya”.



    Hôm thứ Bẩy, tại Bengazi các đại diện của những đô thị miền đông đang nằm trong tay phe đối lập đã tiến hành thảo luận kế hoạch hành động tiếp theo. Họ dự tính đi đến cùng, chiếm lĩnh và đặt miền tây đất nước dưới sự cai quản của mình, sau đó sẽ lật nhào chính quyền trung ương ở Tripoli. Còn ở chính thủ đô Libya thì ngày càng thường xuyên nổ ra những cuộc mit-tinh phản đối. Đáp lại, nhà cầm quyền đã dùng đến hơi cay và vũ khí hỏa lực.
  4. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
    Dẹp chuyện thời chiến sang 1 bên đi bác, bạn ấy đang nói về giá nhà đất VN hiện nay.

    Nhiều bố hàng nước luôn tỏ ra tức tối khi GDP đầu người VN thứ 120 nhưng giá đất thứ 20 TG. Nhưng các bố ấy quên rằng mật độ dân số VN thuộc cỡ khủng trên TG, nhất là vùng đồng bằng sông Hồng. Giá đất nó phản ánh cung-cầu thị trường như mọi thứ khác, có phải thời bao cấp đâu mà NN muốn thấp là thấp[:P]
  5. tekute1976

    tekute1976 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    250
    Tồng chí này unknow thật hay giả vờ unknow thế ;)) Quan trọng là nó khống chế được nguồn cung chiến lược, chứ giá cả thì cũng chỉ là phần nhỏ thôi.
    Quay lại Libya, nhẽ ra giờ này, phải nói là đang nội chiến mới đúng chứ nhỉ?
  6. John_Rambo

    John_Rambo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    1
  7. Khu

    Khu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Bài viết:
    472
    Đã được thích:
    1
    Nguyên nhân đích thực của cơn địa chấn chính trị trong thế giới A-rập
    00:48 | 05/03/2011

    [​IMG]
    Những người chạy khỏi Libi lánh nạn tại khu vực biên giới Tunisia.
    (Nguồn: AFP/TTXVN)

  8. Khu

    Khu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Bài viết:
    472
    Đã được thích:
    1
    Chả cần chờ, "cách mạng" đang ầm ầm đây nè,
    [​IMG]

    Vậy rút cục rận giới muốn hoa gì ta? Lài hay Sen? [:D]:P

    Trong khi phản kháng ở thủ phủ Wisconsin lây lan sang các bang khác ở Hoa Kỳ, [​IMG] bọn nghiệp đoàn đang bị Chính phủ chèn ép, người lao động trong lãnh vực công của Hoa Kỳ xuống đường phản đối cắt giảm chi tiêu công, gây ra nhiều xáo trộn trong tình hình Mỹ quốc thì có vài bọn ăn phân (fund) lại dở hơi cáp hấp, lẽ ra nên ủng hộ người lao động Mỹ, xuống đường phản đối Chính phủ thì chúng lại rỗi hơi đi làm cái trò 3 que này, xem ảnh ở đây!

    Có lẽ chúng sợ mất phần phân (fund) nên không dám theo người lao động trong lãnh vực công của Hoa Kỳ xuống đường :))=))[:P]

    Đến nước Mỹ xin tị nạn và xây dựng cuộc sống mới là sự lựa chọn lý tưởng nhất đối với hàng chục ngàn thanh niên trí thức của Iraq sau những năm ủng hộ và hợp tác với quân đội Mỹ trong cuộc chiến lật đổ chế độ Saddam Hussein năm 2003. Thế nên, theo Tổ chức Di dân Quốc tế (IMO), kể từ khi Mỹ nới lỏng chính sách nhập cư năm 2007 đã có ít nhất 60.000 người Iraq sang xứ sở cờ hoa xin tị nạn với mục tiêu “an cư lạc nghiệp”. Tuy nhiên, không thể kiếm được việc làm trên đất khách quê người là nỗi ám ảnh và thất vọng tràn trề của một bộ phận không nhỏ trong số họ.

    [​IMG]
    Dòng người Iraq xin qua Mỹ tị nạn. Ảnh: AP

    Như Nour al-Khal đang sinh sống ở New York tâm sự: “Tôi đã nỗ lực tìm bất cứ nghề nghiệp gì, từ phiên dịch, dạy học, tư vấn, hướng dẫn viên cho đến giữ mèo, quản gia, nói chung là bất cứ việc nào cũng được”. Người phụ nữ trong độ tuổi 30 này đã trốn khỏi Iraq sau khi bị thương trong vụ tấn công làm chết nhà báo Mỹ Steven Vincent năm 2005. Xuất thân từ thành phố Basra, nơi người Hồi giáo dòng Shiite chiếm đa số, al-Khal với tấm bằng cử nhân Anh văn năm ấy làm thông dịch viên cho Vincent và Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ. Giống như al-Khal, đa số dân Iraq đang sống nương nhờ trên đất Mỹ từng bị đe dọa vì đã làm việc cho các công ty, tổ chức nhân đạo hay cơ quan viện trợ chính phủ của Mỹ.

    Một thống kê cho biết tỷ lệ thất nghiệp của cộng đồng người tị nạn Iraq cao gấp 3 lần mức trung bình 9% của Mỹ. Chính vì cuộc sống vô công rỗi nghề này, al-Khal cho biết người tị nạn Iraq “cảm thấy bị bỏ rơi tại đất nước”. “Họ từng được hứa hẹn nhiều điều trước khi đến Mỹ, nhưng hiện nay họ là những người thừa thải trên mảnh đất xa lạ này”, al-Khal bộc bạch thêm.

    Đối mặt với thực tế phũ phàng, ước tính khoảng 3% người tị nạn Iraq đã từ biệt nước Mỹ trở lại khu vực Trung Đông - Vùng Vịnh, nhưng không phải Iraq mà là các quốc gia láng giềng. Quy cố hương cũng là mong muốn của đa số những người này, nhưng ngặt nỗi điều kiện hiện nay ở Iraq không cho phép họ mạo hiểm. Esam Pasha, nghệ nhân xin tị nạn ở thành phố New London (bang Connecticut), cho biết anh muốn hồi hương nhưng hiểu rằng mình cần có thêm thời gian thăm dò vì Iraq đã thay đổi rất nhiều. Anh cho rằng những nơi mình đã sống và làm việc đều bị phá hủy tất cả, sau đó được xây dựng lại và rồi cũng bị hủy hoại một lần nữa. Bob Carey, thành viên Ủy ban Trợ cứu quốc tế chuyên giúp những người tị nạn thoát khỏi chiến tranh và thảm họa thiên nhiên, khuyên những ai muốn trở về Iraq không nên đánh giá thấp mức độ nguy hiểm của tình hình an ninh hiện nay ở nước này.

    Nhưng bất luận thực trạng khan hiếm việc làm ở Mỹ, nhà sáng lập và chủ tịch Viện A-rập của Mỹ, ông James Zogby, dự báo làn sóng người tị nạn Iraq qua Mỹ sẽ tiếp tục tăng cao sau khi quân đội nước này hoàn tất việc rút tất cả binh sĩ ra khỏi Iraq vào cuối năm nay. Cho nên, nguyện vọng của al-Khal và nhiều người cùng cảnh ngộ khác là có được việc làm để không cảm thấy mình bị mất đi giá trị hay là một gánh nặng trong xã hội Mỹ. PHÚC GIA AN (Theo Reuters)

    Nếu tình hình Libya xấu đi, nước Mỹ sẽ hứng thêm dóng người Libya tị nạn, giống như trong trường hợp I Rắc ở trên, tình trạng thất nghiệp của Mỹ sẽ thê thảm hơn, cắt giảm chi tiêu công của Mỹ sẽ nhiều hơn, nhưng đám ăn phân (fund) kia chắc hẳn không bận lòng đến việc đó. [r2)]

    Trở lại Trung Đông - Bắc Phi, ngày 4-3, khoảng 5.000 người Jordanie xuống đường biểutình ở thủ đô Amman đòi giải tán Hạ viện và cải tổ hệ thống chính trị, trong đó có việc ban hành luật bầu cử mới, đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng. Cuộc biểutình có sự tham gia của Mặt trận Hành động Hồi giáo, Đ ảng Đoàn kết nhân dân, các hiệp hội thương mại... Cuộc biểutình diễn ra một ngày sau khi Thủtướng Maruf Bakhit bác bỏ lời kêu gọi thành lập chế độ quân chủ lập hiến với lý do điều đó sẽ “làm mất cân bằng hệ thống chính trị của Jordanie”. Trước đó, ngày 3-3, chính phủ của ông Bakhit đã vượt qua được cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốchội, đồng thời khẳng định quyết tâm thúc đẩy đối thoại dân tộc và nhanh chóng tiến hành cải cách chính trị và kinh tế.

    Tại Iraq, hàng ngàn người biểutình tại ít nhất 10 thành phố và thị trấn nhằm phản đối tình trạng thất nghiệp và dịch vụ công kém. Khoảng 2.000 người tụ tập tại Quảng trường Tahrir ở thủ đô Baghdad, 1.500 người tụ tập tại thành phố Mosul ở miền Bắc và khoảng 1.000 người biểutình tại các thành phố Nasiriyah và Basra ở miền Nam. Cảnh sát đã phải sử dụng vòi rồng để giải tán đám đông.

    Làn sóng biểutình tại Iraq bắt đầu từ tháng trước, trong đó rầm rộ nhất là các cuộc biểutình hôm 25-2 tại ít nhất 17 thành phố và thị trấn, làm 16 người thiệt mạng và hơn 130 người bị thương do các vụ đụng độ giữa lực lượng an ninh và người biểutình. Ít nhất 4 quan chức cấp cao Iraq đã từ chức, trong đó có ba tỉnh trưởng ở miền Nam và Thị trưởng Baghdad. Trước tình hình trên, Thủtướng Nuri Al Maliki đã gia hạn 100 ngày cho các bộ trưởng tiến hành những thay đổi cần thiết hoặc sẽ bị sa thải.

    Sao không thấy Hoa Kỳ cất tiếng lên án hai quốc gia trên nhỉ???[r37)][r37)][r37)]
  9. SSX100

    SSX100 Guest

  10. vovinamvn

    vovinamvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/10/2007
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    1
    Nhiều năm tôi xem diễn đàn Hải ngoại, phải nói có một nghịch lý là diễn đàn TTVNOL này là dân chủ nhất trong tất cả các diễn đàn của người Việt. Chuyện tốt/xấu, ý kiến tích cựu/tiêu cực, tin thật/tin rởm đều có mặt và tồn tại.

    Mấy bố ở Hải ngoại, cứ hô hào này nọ nhưng nói ngược về VNCH là a xô lô vào như chó đàn.

    Trước có Vietweekly, nay Đàn Chim Việt (C+ khét tiếng) đang có nguy cơ bị đánh hội đồng vì cái tội đăng bài đi theo lề bên trái VNCH. Lề bên trái của Hải ngoại là bị đòn hội đồng ngay :))

    ------------

    Về tình hình chiến sự Libi các ơn các bác copy & paste, dịch lại từ các nguồn khác không phải của Anh, Mỹ. Qua những vụ bạch hoá tự thú của các cựu nguyên thủ Anh, Mỹ về chiến tranh ở Việt Nam, Irắc....nói chung chỉ có giá trị tham khảo =))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này