1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến sự Libya, Diễn biến, kết quả và hệ luỵ (Phần 2) THÔNG BÁO MỚI TRANG 119

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi unvietnamien, 21/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Ika

    Ika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2011
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    0
    ******** Mỹ cắt tiền đánh Libya?

    3/28/2011 2:57:33 AM | Lượt xem: 284 PM
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Dự luật cắt tài trợ cho chiến dịch quân sự ở Libya đang được cựu ứng cử viên tổng thống, nghị sĩ Dennis Kucinic đệ trình ******** Mỹ.

    “Tôi đề xuất dự luật này. Chúng ta sẽ chờ xem phản ứng là gì”, - ông Kucinic nói. Hạ nghị sĩ bang Ohio đã giành được sự ủng hộ của một đồng nghiệp ở Hạ viện và một cựu ứng cử viên tổng thống khác là nghị sĩ **** Cộng hòa bang Texas Ron Paul.

    Ông Kucinic nói rằng, việc TT Barack Obama thực tế đã phát động chiến sự mà không có sự tán thành của ******** là vi hiến, điều có thể dẫn đến việc phế truất tổng thống. Trong khi đó, dự kiến ông Obama sẽ có thông điệp với nhân dân Mỹ mục đích chiến dịch Libya.

    Mỗi ngày chiến dịch quân sự ở Libya tiêu tốn của ngân sách Mỹ khoảng 100 triệu USD. Đó là ước tính trung bình của chuyên gia mà báo chí Mỹ dẫn ra. Như vậy, người đóng thuế Mỹ đã phải móc hầu bao gần 1 tỷ USD.

    Do đó, “sáng kiến hòa bình” có thể làm nước Mỹ tốn ít ra mấy tỷ USD chi phí không lường trước và Lầu Năm góc sẽ buộc phải xin ******** thêm tiền từ quỹ đặc biệt.

    “Cứ mỗi 6 giờ chiến dịch ở Libya làm tăng thâm hụt ngân sách của chúng ta thêm 1 tỷ USD mới”, - nghị sĩ Cộng hòa Roscoe Barlett nói

    Trung tâm Đánh giá chiến lược và ngân sách (Mỹ) cho rằng, cái giá của 1 tuần Mỹ tham gia xung đột Libya sẽ không quá 300 triệu USD. Các đánh giá của chuyên gia dựa trên chi phí đạn dược, trang thiết bị sử dụng, giờ bay. Ví dụ, mỗi quả tên lửa Tomahawk có giá 0,75-1,5 triệu USD.

    Mỹ đã huy động 11 tàu chiến, trong đó có 3 tàu ngầm. Chiếc F-15E rơi hồi đầu tuần có giá 40-75 triệu USD. “Cái giá của tự do” đó cho quốc gia Cận Đông đang gây phản ứng tiêu cực của xã hội vốn phẫn nộ trước việc chi phí quân sự tăng cao trong bối cảnh nạn thất nghiệp cao ở ngay nước Mỹ.


    chú Mĩ cắt tiền roài
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Tehran: “Mỹ thả bom mang uranium xuống Libya”
    VIT - Ngày 27/3, hãng thông tấn PressTV của Iran đưa tin, bom và tên lửa thả xuống một số thành phố của Libya trong cuộc chiến mà lực lượng liên minh phương Tây do Mỹ đứng đầu có chứa uranium làm giàu ở mức độ thấp (DU).
    PressTV. không trích dẫn nguồn tin nhưng, khẳng định trên một Website của Liên Quân có loan tin về sự kiện "trong 24 giờ đầu của cuộc chiến ở Libya, Quân đội Mỹ, Anh và Pháp, đã thả hàng chục quả bom chùm và bắn hàng chục quả tên lửa hành trình, tất cả chúng đều mang đầu đạn uranium làm giàu ở mức độ thấp."

    PressTV còn cho biết thêm, máy bay ném bom chiến lược B-2 của Mỹ đã thả 45 quả bom loại 2.000 pound (907kg) xuống các thành phố trọng điểm của Libya.


    [​IMG]

    Máy bay ném bom B-2 của Mỹ.


    Thông tin được PressTV đưa ra khi lực lượng liên minh phương Tây tuyên bố rằng chiến dịch quân sự ở Libya là nhằm bảo vệ thường dân.

    Các loại bom và đạn dược có chứa uranium làm giàu ở mức độ thấp (DU) đang rất gây tranh cãi, bởi vì chúng gây ảnh hưởng lâu dài cho sức khỏe, như tổn thương thận, ung thư, rối loạn da và dị tật di truyền.

    Tuy nhiên, ông Bill Gortney, một chỉ huy trong Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, phát biểu với các phóng viên tại cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc rằng ông không nhận được bất kỳ thông tin gì về việc sử dụng vũ khí uranium nồng độ thấp ở Libya.

    “Cho dù thế nào thì các loại tên lửa có gắn uranium nồng độ thấp được mô tả như loại bom bẩn... Tôi muốn nói rằng nó là loại vũ khí hoàn hảo để giết chết nhiều người,” Marion Falk, chuyên gia hóa lý (đã nghỉ hưu), từng công tác tại Phòng thí nghiệm Lawrence Livermore Lab ở California, cho hay.

    Được biết trong cuộc chiến tranh Nam Tư, các máy bay NATO đã từng thả bom tạo ra bụi phóng xạ chì để làm chập mạch hệ thống và phá hủy các nhà máy điện của Nam Tư.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Algeria không cho liên quân dùng không phận đánh Libya

    VIT - Tờ Al-Khabar của Algeria hôm Chủ Nhật (27/3) đưa tin, Algeria không cho phép máy bay của liên minh Phương Tây sử dụng không phận của mình để bay sang lãnh thổ Libya.
    Tờ báo trên đưa tin, theo các kênh ngoại giao và quân sự chính thức, các quốc gia Phương Tây đã xin phép cho máy bay bay qua không phận Algeria từ các căn cứ quân sự của Mỹ, Anh và Tây Ban Nga tham gia các chiến dịch chống lực lượng của chính phủ thân Gaddafi.

    Đó là những máy bay do thám và trấn áp điện tử cũng như máy bay ném bom chiến lược và máy bay tiếp dầu cần tiếp nhiên liệu cho những máy bay tham gia chiến dịch quân sự tại Libya.

    Các nguồn tin của tờ báo trên cho biết thêm, mặc dù thực tế hiện nay hoạt động chiến sự đang diễn ra tại các khu vực của bờ biển Địa Trung Hải nhưng lực lượng liên quân vẫn muốn do thám tình hình tại cả vùng hoang mạc của Libya.

    Lực lượng Phương Tây lo ngại rằng Gaddafi có thể chuyển một phần vũ khí của mình đến đây và tập kết lực lượng trung thành với ông. Ngoài ra, liên quân Phương Tây dự định phá hủy các kho vũ khí để chúng không rơi vào các nhóm ********. Để thực hiện mục đích này, liên quân có kế hoạch sử dụng quân đổ bộ, tờ Al-Khabar cho hay.

    Trước đây, Algeria đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi ngừng các hoạt động chiến sự tại Libya và tiến hành đối thoại hòa bình giữa các bên tham gia xung đột.

    Các quốc gia trong khu vực Bắc Phi lo ngại hoạt động chiến sự tại Libya sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình an ninh trên toàn thế giới.

    Từ giữa tháng 2, tại Libya đã nổ ra các cuộc ********* đòi nhà lãnh đạo Muanmar Gaddafi phải từ chức sau hơn 40 năm cầm quyền. Các tổ chức quốc tế đã tuyên bố con số thương vong lên tới hàng nghìn người do va chạm giữa những người nổi dậy với lực lượng của chính phủ. Ngày 18/3, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết cho phép tiến hành chiến dịch quân sự nước ngoài chống lại lực lượng thân Gaddafi.

    Ngày 27/3, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã nhất trí tiếp quản hoàn toàn quyền chỉ huy các chiến dịch quân sự tại Libya từ liên quân do Mỹ đứng đầu. Quyết định trên đồng nghĩa với việc NATO hiện nắm quyền kiểm soát hoàn toàn mọi phương diện của chiến dịch quân sự này, chấm dứt gần một tuần thương lượng căng thẳng về bộ máy chỉ huy. Người trực tiếp chỉ huy chiến dịch này là Trung tướng Charles Bouchard, người Canada.
  2. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    Tình hình chiến sự tại Lybi đã thay đổi quân nổi dậy với sự yểm trợ của không quân và tên lửa hành trình của liên quân Mỹ NATO đã chiếm hàng loạt thành phos và vũ khí của quân chính phủ sau khi họ phải bỏ chạy dưới sự oanh kích của vũ khí chính xác dùng để tỉa các trang thiết bị vũ khí của họ

    http://news.google.ru/news/story?pz=1&cf=all&ned=ru_ru&ncl=dNyafhDcyGzKEIMEUJzjuYYpVYhAM&topic=w

    http://news.google.com/news/story?pz=1&cf=all&ned=vi_vn&ncl=dKMVjqzebiQH1dMCygdu-g0UROvNM&topic=w

    http://news.google.co.uk/news/more?pz=1&cf=all&ned=uk&ncl=d731ku7xA9gzBCMSSPQhjooBgClDM&topic=h

    Video
    http://news.google.co.uk/news/story...n&ncl=d731ku7xA9gzBCMSSPQhjooBgClDM&rfilter=4


    Tripoli
    [​IMG]
    Protests in the capital had centred on Green Square and various key buildings, like the headquarters of state TV and the People's Hall, were attacked and damaged. But Libyan leader, Muammar Gaddafi, and his supporters are very much in control of Tripoli. Colonel Gaddafi has appeared several times on television from his compound in Bab al-Azizia making defiant speeches condemning the protests.

    [​IMG] The Libyan Army is a weak force of little more than 40,000, poorly armed and poorly trained. Keeping the army weak is part of Colonel Muammar Gaddafi's long-term strategy to eliminate the risk of a military coup, which is how he himself came to power in 1969. The defection of some elements of the army to the protesters in Benghazi is unlikely to trouble the colonel. His security chiefs have not hesitated to call in air strikes on their barracks in the rebellious east of the country.

    [​IMG] Libya produces 2.1% of the world's oil. Since the protests began, production has dropped, although Saudi Arabia has promised to make up any shortfall. The high revenue it receives from oil means Libyans have one of the highest GDPs per capita in Africa. Sirte basin is responsible for most of Libya's oil output. It contains about 80% of the country's proven oil reserves, which amount to 44 billion barrels, the largest in Africa.

    [​IMG] Most of Libya's 6.5m poplation is concentrated along the coast and around the country's oilfields. Population density is about 50 persons per square kilometre along the coast. Inland, where much of the country is covered by inhospitable desert, the population density falls to less than one person per square kilometre.


    [​IMG]
    Saturday 19 March
    Western allies launch air strikes against Libyan targets after government forces began a fierce attack against the eastern rebel-held city of Benghazi despite having called a ceasefire 24 hours earlier.
    Summit: Western and Arab leaders met in Paris after the passing of UN Resolution 1973 which authorised military action to defend civilians in Libya. At the end of the meeting, French President Nicolas Sarkozy announced that "all necessary means" would be used to prevent further bloodshed.
    Air strikes: French aircraft fired the first shots in the western assault on Libya, attacking an armoured convoy west of Benghazi.
    US and UK submarines and warships later launched the first of a series of co-ordinated attacks against Libyan targets from the Me***erranearn. Overnight more than 110 Tomahawk missiles were fired from US and UK vessels.
    RAF Tornadoes also flew bombing missions from their base at RAF Marham in Norfolk


    [​IMG]
    Sunday 20 March
    The coalition forces launched a series of air strikes overnight against Libyan military and strategic targets.
    Air strikes: The United States and Britain attacked Libyan air defence, communications or command sites.
    The missiles were fired from two US destroyers, three submarines and a British Trafalgar-class submarine, based off the coast of Libya, in the Me***erranean.
    Air raids were also carried out by British Tornadoes, which took off from RAF Marham in Norfolk, and flew the 3,000-mile round trip to Libya and back again.
    US commanders said the strikes were "very effective" and had succeeded in crippling Gaddafi's air capability and allowing effective enforcement of a no-fly zone.
    It also appears to have halted the advance of the Libyan leader's forces on the rebel-held city of Benghazi.
    [​IMG]
    Monday 21 March
    US and British forces fired 12 Tomahawk cruise missiles at targets overnight, including command and control operations, a Scud surface-to-surface missiles facility and an air defence site.
    Air strikes: French, Spanish, Italian, Danish and US warplanes took part in missions to enforce the no-fly zone over Benghazi.
    On the ground: Forces loyal to Gaddafi pulled back from the rebel stronhold of Benghazi. Advances against Ajdabiya and Misrata were stalled by the coalition attacks, according to a US national security official.
    Reports from Misrata say Gaddafi's troops fired on a crowd of unarmed people in the centre of the city and civilians were reported captured and brought to Misrata by Gaddafi's men, for human shields.

    [​IMG]
    Planes from the US-led coalition have been in action over Libya for a third consecutive night, firing missiles at targets in and around the capital, Tripoli.
    A US Air Force F-15 fighter crashed in Libya overnight after apparent engine failure. A US spokesman said the crew was safe.
    Air strikes: The Libyan government said a naval base east of Tripoli had been targeted, as well as locations in Sebha, to the south and a fishing village known as Area 27. Spokesman Moussa Ibrahim said the missile strikes had caused "numerous" civilian casualties, especially at the civilian airport of Sirte. US Defence Secretary Robert Gates said the coalition forces were going to great lengths to avoid civilian casualties.
    On the ground: Fighting between Gaddafi's forces and the rebels are continuing. In Misrata, a rebel-held city in western Libya, residents are reported to have suffered another night of heavy shelling. There are also reports of heavy fighting in Zintan, near the Tunisian border. In the east, troops loyal to the Libyan leader opened fire with tanks on opposition forces outside Ajdabiya
    [​IMG]
    Wednesday 23 March
    International air strikes against Muammar Gaddafi's forces succeeded in repelling an attack on the rebel held town of Misrata in western Libya reports said. Col Muammar Gaddafi's air force "no longer exists as a fighting force", the commander of British aircraft operating over Libya said. Air Vice Marshal Greg Bagwell said the allies could now operate "with near impunity" over the skies of Libya.
    Air strikes: There have been reports of air strikes in the area of the rebel-held city of Misrata, where there is said to have been fierce fighting betweeen Gaddafi's forces and rebel fighters for the past few days. Loud explosions have been heard in and around the capital Tripoli.
    On the ground: The situation in Misrata is getting increasingly desperate with supplies of food, water and medicine running low. Government tanks shelled the city hospital, hours after being forced to pull back under air assault from international forces.
    And there are also reports of fierce fighting between rebels and pro-Gaddafi forces in the strategic eastern town of Ajdabiya. Residents fleeing the town described shelling, gunfire and houses on fire. Fighting is also continuing for control of the rebel-held town of Zintan.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Thursday 24 March
    The international coalition has kept up air strikes on Libya, as fighting continues between rebels and pro-Gaddafi forces in a number of key cities.
    Air strikes: Loud explosions were heard in the Libyan capital Tripoli, and in the Tajoura region east of Tripoli. A French warplane destroyed a Libyan aircraft that had been flying in breach of the UN no-fly zone, just after it landed in Misrata.
    On the ground: In Misrata, western Libya, fresh fighting has been reported. One doctor said pro-Gaddafi forces had killed more than 100 people and injured 1,300 in the past week.

    Further east in the strategically important city of Ajdabiya, residents described shelling, gunfire and houses on fire. One report said rebels were moving closer to the city but remained out-gunned by pro-Gaddafi forces.
    Thursday 24 March

    The international coalition has kept up air strikes on Libya, as fighting continues between rebels and pro-Gaddafi forces in a number of key cities.

    Air strikes: Loud explosions were heard in the Libyan capital Tripoli, and in the Tajoura region east of Tripoli. A French warplane destroyed a Libyan aircraft that had been flying in breach of the UN no-fly zone, just after it landed in Misrata. Late on Thursday British jets launched missiles at Libyan armoured vehicles that had been threatening civilians from Ajdabiya.

    On the ground: In Misrata, western Libya, fresh fighting has been reported. One doctor said pro-Gaddafi forces had killed more than 100 people and injured 1,300 in the past week.
    Further east in the strategically important city of Ajdabiya, residents described shelling, gunfire and houses on fire. One report said rebels were moving closer to the city but remained out-gunned by pro-Gaddafi forces.


    [​IMG]

    Friday 25 March
    After a sixth night of airstrikes the UK foreign secretary said that there had been no confirmed evidence of civilian casualities and Nato announced that it would take command of the no-fly zone over Libya, in the coming days. The Pentagon said Libyan leader Col Muammar Gaddafi had a "diminishing ability to command and sustain his forces on the ground" and was arming volunteers.
    In Misrata rebels say they have regained the port, but the city remains under siege as pro-Gaddafi forces continued shelling.
    In Ajdabiya coalition forces launched strikes against Libyan tanks. Rebels tried to mount an attack after the strikes but were repelled.
    Explosions in Tripoli have also been reported

    [​IMG]


    Saturday 26 March


    The rebels recapture the eastern frontline oil town of Ajdabiya from Gaddafi loyalists. It was the first town to be retaken by the rebels since the campaign to enforce a UN resolution began a week ago.
    A Libyan minister said government forces had pulled out after being bombed by allied aircraft. He accused them of directly aiding the rebels.
    A BBC correspondent in Ajdabiya saw government tanks and vehicles that had been destroyed and abandoned.
    Air attacks were also reported on Gaddafi forces in Misrata.
    And explosions rocked a suburb of Tripoli, with witnesses saying a military radar station was ablaze.


    [​IMG]


    Sunday 27 March


    Rebels recaptured the oil town of Ras Lanuf, on the coast road leading towards the major Gaddafi stronghold of Sirte, after taking Brega and Uqayla earlier in the day.
    The Libyan government said coalition forces launched air strikes between Ajdabiya and Sirte resulting in "many" military and civilian lives being lost.
    A BBC correspondent who visited the recaptured towns said that after days of stalemate the rebels have finally gathered some momentum - even if this only because they have had so much help from coalition air strikes that destroyed Col Gaddafi's tanks and artillery.
  3. halongbienxanh

    halongbienxanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    0
    Đài truyền hình trên cho hay: "Các khu vực dân sự và quân sự tại thủ đô Tripoli đã bị những kẻ xâm lược thực dân tấn công."

    Trước đó, đã có hơn năm tiếng nổ lớn tại thủ đô Tripoli, tiếp sau loạt pháo cao xạ của lực lượng Libya. Theo người dân địa phương, con đường nối sân bay quốc tế và khu vực lân cận thủ đô Tripoli nằm trong các khu vực bị liên quân không kích.


    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Liên Quân chuẩn bị đổ bộ chiếm Sân Bay thủ đô Libya
  4. mrs2mschip

    mrs2mschip Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2009
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    2
    Mặt trận dân tộc giải phóng miền Tây Li bi tuyên bố đã khôi phục, sẵn sàng bán dầu cho tất cả các đối tác. Ước tích sản lượng ban đầu 200.000 thùng thùng barrel biển Bắc mỗi ngày :)).
    [​IMG]
  5. Ika

    Ika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2011
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    0
    Liên quân khó rút chân khỏi Libya

    Cuộc không kích Libya của liên quân đã bước sang tuần thứ hai và có khả năng đang bắt đầu một cuộc chiến tranh kéo dài tại đây như lời thách thức của đại tá Muammar Gadhafi.

    Sau khi nghị quyết của Liên Hợp Quốc thông qua ngày 17/3 cho phép “thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ thường dân Libya đang có nguy cơ bị tấn công”, có 13 quốc gia tham gia can thiệp vào nước này với mức độ khác nhau, nhưng các cuộc oanh tạc trực tiếp chỉ do 3 nước Mỹ, Anh và Pháp thực hiện.
    [​IMG]
    Lực lượng chống đối Libya ăn mừng bên chiếc xe tăng bị liên quân tiêu diệt. Ảnh: AFP Chiến dịch mang tên Bình minh Odyssee đã cứu phe đối lập Libya ở thành phố miền đông Benghazi không bị lực lượng thân Gadhafi từ miền tây sang đè bẹp. Không tuyên bố rõ ràng nhưng các dấu hiệu đều cho thấy liên quân quyết đánh Libya từ ngày 19/3 nhằm làm cho chế độ Gadhafi sụp đổ bằng cách chống lưng cho lực lượng đối lập từ miền đông tiến chiếm Tripoli, lập ra chính quyền mới.
    Giai đoạn đầu của chiến dịch được coi là thành công khi liên quân khẳng định loại khỏi vòng chiến đấu lực lượng phòng không không quân của quân đội Libya, để các máy bay quốc tế thoải mái tuần tra vùng cấm bay. Tuy nhiên, dự đoán ban đầu về việc loại bỏ lực lượng này của đại tá Gadhafi sẽ dọn đường cho phe chống đối nhanh chóng chiếm nốt các vùng đất do ông nắm giữ đã không diễn ra.
    Sau hơn một tuần được liên quân hậu thuẫn bằng chiến dịch không kích, do trang bị kém, không được huấn luyện và thiếu tổ chức nên lực lượng chống Gadhafi tỏ ra quá yếu để có thể sớm làm lên chuyện, ngoài một số bước tiến hồi đầu tuần này khi chiếm được các thành phố Ạdabiya, Brega, Ras Lanuf và Ben Jawad.
    Trong khi đó, việc lực lượng ủng hộ đại tá Gadhafi phải chấp nhận rút lui tại một số mặt trận nhưng vẫn bảo toàn thủ đô Tripoli cho thấy họ không dễ “bị bắt nạt”. Tuy nhiên, lực lượng này từ nay không còn sự trợ giúp của không quân nên khó có thể tiếp tục chiến dịch đông tiến để áp đảo phe chống đối.
    Như vậy liên quân vẫn chưa thể khai thông thế bế tắc tại Libya với phần phía tây thuộc phe Gadhafi và phía đông thuộc phe chống đối, đẩy nước này tới khả năng sẽ bị chia cắt lâu dài. Cả hai phe đều tuyên bố sẽ không để điều này xảy ra, nhưng họ có thể không còn lựa chọn nào khác là phải chấp nhận nó.
    Giáo sư ngành an ninh Nicolas Gvosdev thuộc trường Naval War College của Mỹ cho rằng, câu hỏi không có lời đáp hiện nay là sứ mệnh quân sự của nước ngoài ở Libya là nhằm bảo vệ thường dân hay cố tạo ra sự thay đổi chế độ tại nước này. Theo ông, dù câu trả lời là gì thì ngày càng có nhiều khả năng liên quân sẽ phải can dự vào một cuộc chiến kéo dài hơn những gì họ tính toán.
    [​IMG]
    Liên quân không dễ gạt bỏ chế độ Gadhafi tại Libya: Ảnh: Telegraph Sự nhùng nhằng tại Libya cũng đặt ra câu hỏi về việc liệu liên quân sẽ duy trì chiến dịch không kích được bao lâu nữa. Pháp và Anh đi đầu vận động để Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết cho phép can thiệp vào Libya, nhưng Mỹ mới là nước góp nhiều sức mạnh nhất cho chiến dịch. Ví dụ trong ngày 22/3 có 175 đợt không kích Libya thì các máy bay Mỹ thực hiện tới 113 vụ trong số này.
    Trong khi đó, Mỹ đang muốn giảm dần sự can dự vào Libya và bước đi đầu tiên của họ là trao lại quyền chỉ huy chiến dịch cho các đối tác khác trong NATO. Thực tế này sẽ là một khó khăn cho các đại diện châu Âu vốn đang phải cắt giảm chi phí quân sự do khủng hoảng tài chính, nay lại phải gánh cả một cuộc chiến thay cho Mỹ.
    Bối cảnh trên khiến các toan tính đánh nhanh rút nhanh bằng lực lượng không quân áp đảo của lực lượng đa quốc gia tại Libya khó thành hiện thực. Việc đại tá Gadhafi chưa bị lật đổ cũng là kết quả mà liên quân không hề mong muốn vì chừng nào ông còn cầm quyền ở một nửa đất nước, có nghĩa nguy cơ với thường dân theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc vẫn còn.
    Nói cách khác, nếu không "giải quyết" nhanh được chính quyền Gadhafi, liên quân sẽ đối mặt với tương lai phải duy trì vùng cấm bay rất tốn kém tại Libya một cách vô thời hạn. Điều này làm người ta nhớ đến vùng cấm bay tại Iraq trước đây, chiến dịch phải kéo dài tới hàng thập kỷ cho tới khi Mỹ cầm đầu liên quân đưa cả bộ binh vào đánh chiếm Iraq và lật đổ chế độ Saddam Hussein năm 2003.
    Diễn biến hiện nay dẫn đến nghi ngại có thể liên quân sẽ trang bị vũ khí cho lực lượng đối lập Libya, thậm chí triển khai bộ binh để giúp lật đổ nhanh chế độ Gadhafi. Nhưng động thái này sẽ vượt quá giới hạn của nghị quyết Liên Hợp Quốc. Hơn nữa Mỹ và Anh cũng ít có khả năng dám mạo hiểm tung bộ binh vào thêm một chiến trường nữa sau Afghanistan và Iraq.
    Interfax dẫn lời đại sứ Nga tại NATO Dmitry Rogozin bình luận: "NATO đang ngày càng lấn sâu vào cuộc chiến ở Bắc Phi và có nguy cơ bị đẩy vào một cuộc chiến toàn diện tại Libya". Nguồn tin tình báo do hãng tin khác của Nga là Ria Novosti trích dẫn cũng dự đoán có thể lực lượng đa quốc gia đang tích cực lên kế hoạch cho binh sĩ đổ bộ vào Libya vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 tới.
    Trong khi đó, NATO bắt đầu tiếp quản quyền chỉ huy chiến dịch Libya từ ngày 24/3 thay cho Mỹ và các quan chức khối quân sự này dự tính chiến dịch can thiệp vào Libya có thể kéo dài khoảng 90 ngày và sẽ thay đổi tuỳ theo tình hình. Như vậy nếu tình hình không như tính toán của liên quân, thì thời gian cho chiến dịch sẽ phải tính bằng đơn vị tháng hay thậm chí bằng đơn vị năm là điều khó tránh khỏi.
    Đình Nguyễn
  6. John_Rambo

    John_Rambo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    1

    Tehran: “Mỹ thả bom mang uranium xuống Libya” Trùng bài rồi nhé >:) spam vừa vừa thôi
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Tôi thấy nhiều người vẫn coi ông Nguyễn Ánh là có công trong việc phát triển , khai sáng đất nước đấy thôi [-(
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Quan chức Mỹ biện minh cho lý do tấn công Libya


    Chính quyền Obama đang đối mặt với những chỉ trích gay gắt trong nước từ cả báo giới và các chính trị gia vì không thông báo mục tiêu rõ ràng và tham vấn trước khi tiến hành tấn công quân sự đối với Libya vào ngày 19/3.
    Trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống hồi tháng 12/2007 của mình, ông Obama đã khẳng định với tờ Boston Globe rằng, “Tổng thống không có quyền đơn phương yêu cầu tấn công quân sự nếu không nhằm ngăn chặn mối đe dọa trực tiếp đối Mỹ.”

    Tuy nhiên, ngày 19/3/2011 Mỹ đã cùng với Liên Quân là Pháp, Anh, Ý, và Canada bất ngờ tấn công đánh chiếm Libya. Mục đích của cuộc tấn công này được Liên Quân lý giải là để "Thực thi nghị quyết thiết lập vùng cấm bay đối với Libya theo uỷ quyền của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc."

    Đề cập tới vấn đề này, hôm thứ Bảy (26/3), Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nói rằng sứ mệnh quân sự do Mỹ dẫn đầu ở Libya là “rõ ràng và tập trung” và đạt được thành công đáng kể.

    Tổng thống Mỹ Barack Obama được biết đến như một nhà hùng biện có tài và nổi tiếng câu nói "Chiến tranh đôi khi là cần thiết và có lý do chính đáng của nó." Obama đã nhận giải thưởng Nobel vì hòa bình năm 2009.

    Ngày 27/3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates và Ngoại trưởng Hillary Clinton đã trả lời phỏng vấn của hãng tin ABC và tiết lộ về lý do Mỹ tham gia chiến dịch quân sự tấn công Libya vào ngày 19/3.

    Khi trả lời câu hỏi về việc liệu ông có nghĩ rằng Libya là “mối đe dọa thực tế hay tiềm tàng” đối với Mỹ, ông Gates nói “Không, không” và cho biết thêm rằng, “đó không phải là lợi ích quốc gia trọng yếu đối với Mỹ.” Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cũng cho rằng Libya không phải là “mối đe dọa trực tiếp hay tiềm tàng” đối với Washington trước khi Mỹ bắt đầu chiến dịch quân sự tấn công quốc gia Bắc Phi, và việc thay đổi chế độ ở đó “không bao giờ là một phần của sứ mệnh quân sự.”

    Ông Gates nói tiếp: “Thay đổi chế độ là vấn đề vô cùng phức tạp, đòi hỏi một thời gian dài. Đôi khi, việc này cũng có thể diễn ra nhanh chóng, nhưng đó chưa từng là mục tiêu của Mỹ”.

    Tổng thống Obama đã nhiều lần kêu gọi nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi từ chức, tuy nhiên, việc thay đổi chế độ không phải một trong những mục tiêu cho các hoạt động quân sự của Washington tại Libya.

    Ông Gates cũng khẳng định rằng, Quân đội Mỹ tham chiến là do vấn đề nhân đạo, và lo ngại làn sóng di cư từ Libya có thể gây bất ổn cho các quốc gia trong khu vực như Tunisia và Ai Cập. Hai quốc gia này đã xảy ra bất ổn và rồi người dân trong nước đã lật đổ tổng thống cầm quyền nhiều năm ở Tunisia hồi tháng Giêng và Ai Cập vào tháng Hai.

    Ngoại trưởng Hillary Clinton, cùng tham gia trả lời phỏng vấn của hãng ABC với ông Gates, cho biết: “Tại sao và làm sao bạn có thể không hành động khi, bạn biết rõ rằng, Pháp, Anh và nhiều quốc gia châu Âu khác, Liên đoàn Ả Rập cùng với các đối tác Ả rập của chúng ta yêu cầu chúng ta phải hành động.”

    Khi đề cập tới thời điểm kết thúc cuộc tấn công quân sự vào Libya, ông Gates né tránh và trả lời rằng “Tôi không nghĩ rằng ai đó biết câu trả lời về vấn đề này.”

    Dự tính Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mike Mullen và Giám đốc tình báo quốc gia James Clapper cũng có kế hoạch sẽ tổ chức họp báo về tình hình Libya vào thứ Tư (30/3) trước các nghị sĩ.

    Hiện tại, người Mỹ quá mệt mỏi với cuộc chiến tại Afghanistan đã kéo dài gần 10 năm qua, cũng như cuộc chiến tại Iraq, kéo dài trong gần 8 năm.

    Thời khắc của phe Diều Hâu Nga/Tàu đây rồi :))
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Tương quan lực lượng trên chiến trường Libya



    Một vài số liệu về lực lượng của các bên tham chiến ở Libya tại thời điểm thông qua Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an LHQ về Libya 17.3.


    [​IMG] Quân đội Libya:

    211 máy bay chiến đấu kiểu cũ, 47 trực thăng;

    2 tàu ngầm, gần 800 xe bọc thép và gần 800 xe tăng kiểu cũ;

    1.000 khẩu pháo, lựu pháo và hệ thống rocket phóng loạt, 600 khẩu cối, 45 hệ thống tên lửa chiến thuật,

    Hàng chục bệ phóng tên lửa phòng không;

    12.000 lính đặc nhiệm, 2.000 lính đánh thuê.

    Liên minh phương Tây:

    30 tàu chiến (trong đó có 4 tàu sân bay), 4 tàu ngầm;

    4.000 lính thủy đánh bộ;

    Gần 300 máy bay tiêm kích và ném bom hiện đại.

    Quân nổi dậy Libya:

    Gần 10 máy bay chiến đấu chiến lợi phẩm;

    Một số binh khí kỹ thuật chiến lợi phẩm;

    1.000-5.000 tay súng trang bị vũ khí nhỏ.


    • Nguồn: VZ.
    Thế này tại sao Gà fi vẫn chưa chịu đầu hàng nhể cơ hội 1% là nhiều lắm rồi !!! khùng điên ngoan cố , chỉ tội cho binh lính và gia đình hắn ta thôi.
  7. ccvn22

    ccvn22 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2011
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Xem ra Mẽo chắc cũng chẳng ưa gì bọn phiến quân vô dụng này, trong bụng chắc đang hậm hực lắm. Đánh thì đánh mịa cho nó nhanh, làm mỗi ngày ôg đây mất cả triệu đô, lại thêm bị chửi ra rả. Kiểu này nếu thắng đc xong thì khoét bù dầu cũng phải thôi. Chả ai cho ko cái gì.
  8. John_Rambo

    John_Rambo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    1
    bọn phiến quân đó, được phong cái mỹ từ quân cách mạng (chủ yếu là mấy anh ngọe dùng) chứ đúng ra là quân ô hợp ăn hại, như cái bọn quân cách mạng, đòi giải phóng Cu3 của bác Fidel hồi những năm 60
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Liên quân tiếp tục giáng đòn xuống Libya

    Các cuộc tấn công của liên quân phương tây tiếp tục với tốc độ hối hả nhằm vào Libya, riêng đêm 26, ngày 27.3, đã có 160 lượt xuất kích, so với 153 lượt của ngày hôm trước.
    Hai phần ba phi xuất là để thực hiện không kích, số còn lại là để giám sát vùng cấm bay, theo số liệu công bố tính đến 19h30 GMT (2h30, 27.3, giờ Hà Nội) của Bộ Quốc phòng Mỹ.

    [​IMG]
    Lực lượng đối lập Libya tụ tập bên những xác xe tăng
    của quân đội Gadhafi tại thành phố Ajdabiya (AFP)​
    Việc giám sát vùng cấm bay sẽ được chuyển giao cho NATO chỉ huy trong vài ngày tới, còn việc bảo vệ thường dân, trong đó có việc cho máy bay tiêm kích tấn công các mục tiêu dưới mặt đất của lubya, sẽ do liên quân các nước thực hiện.
    Kể từ khi chiến dịch tấn công Libya bắt đầu hôm 19/3, liên quân đã tiến hành 1.257 phi vụ, trong đó có 540 lần tấn công các mục tiêu Libya. Số lượt máy bay được điều động đa phần thuộc về quân đội Mỹ, AFP dẫn tin quốc phòng Mỹ cho hay.
    Đến hôm qua, quân đội trung thành với nhà lãnh đạo Libya Muammar Gadhafi đã phải rút lui về phía tây, trong khi đội quân của phe đối lập, được sự hỗ trợ từ các cuộc không kích của liên quân, đã tiến một nước sang phía tây, chiếm lại các thành phố Ajdabiya và Brega. Đây là bước tiến đáng kể nhất của phe đối lập kể từ khi chiến dịch tấn công quân đội Gadhafi do liên quân thực thi bắt đầu. Thành phố Misratah hôm qua là nơi quân đội của Gadhafi tiến hành những cuộc tấn công trên bộ.
    Truyền hình Libya cho hay các cuộc oanh kích của liên quân khiến nhiều thường dân thiệt mạng. Tuy nhiên, giới chức Mỹ nói rằng, các quan chức của ông Gadhafi đã đem xác người chết đặt ở những địa điểm bị dội bom.
    Hiện bắt đầu xuất hiện các thông tin liên quan đến khả năng liên quân triển khai trên bộ ở Libya. Trong một lá thư viết cho TT Pháp Nicolas Sarkozy do tờ Le Figaro đăng tải, đại diện chính phủ lâm thời Libya (phe đối lập) nói rằng, họ cảm ơn người Pháp đã đưa máy bay đến đập tan những chiếc xe tăng mà Gadhafi định dùng để đè bẹp căn cứ đối lập Benghazi, tuy nhiên, nhấn mạnh họ không cần sự giúp đỡ của quân đội nước ngoài.
    "Chúng tôi sẽ thắng trận đầu nhờ sự giúp đỡ của các ngài. Chúng tôi sẽ thắng trận tiếp theo nhờ những cách thức riêng của chúng tôi", lá thư có đoạn.
    Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Nikolai Makarov, trò chuyện với hãng Interfax, bình luận rằng, "tấn công trên không không mang lại kết quả mà họ mong muốn". "Nếu mục đích của họ là lật đổ chế độ Gadhafi, họ sẽ khó mà đạt được nếu không tham gia giai đoạn triển khai trên bộ", tướng Makarov nói. "Tôi không loại trừ khả năng đó".
    Nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ cho phép "dùng mọi phương thức" để bảo vệ dân thường. Từ khi cuộc tấn công của liên quân bắt đầu nổ ra, đã có nhiều câu hỏi về mục tiêu thực sự của chiến dịch. Chẳng hạn ở Mỹ, các nghị sĩ Cộng hòa yêu cầu chính phủ phải giải thích rõ chiến dịch sẽ kéo dài baio lâu, mục tiêu là bảo vệ thường dân hay lật đổ chế độ ở Libya.
  9. thangnm098

    thangnm098 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2008
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
  10. Bonmua

    Bonmua Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    1.885
    Đã được thích:
    350
    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này