1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến sự Libya, Diễn biến, kết quả và hệ luỵ (Phần 2) THÔNG BÁO MỚI TRANG 119

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi unvietnamien, 21/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. darkpanther

    darkpanther Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2009
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    7
    Có gì đâu mà khó, dầu thì không có cửa 0$ rồi, nhưng mà khi dọn dẹp xong bác đại tá thì sẽ có 1 công ty dầu Như Halliburton hay BP xông vào kí hợp đồng khai thác dầu, ví dụ như theo thông lệ thì ăn chia 70-30 với chính phủ thì bây giờ thành 60-40, thế là dân Libi bị cướp trắng 10% dầu của đất nước rồi, mà 10% đó giá trị nó khủng khiếp lắm đấy.
  2. gaume1

    gaume1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2011
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    366
    Các pác bảo bắn súng kiểu này thì xác suất trúng mục tiêu là bao nhiêu %?
    Cầm súng tay phải lại tỳ báng vào ngực trái. Ngón tay cò không đủ sâu để điểm xạ loạt ngắn.
    Show hàng thôi
    [​IMG]
  3. hitqualieu

    hitqualieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2011
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    0
    bác này nói hợp lí, phần trăm bao nhiêu còn tùy thuộc vào người dân Liby, khôn ngoan thì giành được nhiều, chứ ngu thì nó ăn bớt là phải. Mà thằng nước ngoài khi khai thác dầu chả tham, chỉ cần lệch 1% về bên nó thôi là cũng ăn đủ. Ko bít là bọn nước ngoài khi khai thác ở vn nó cho mình ăn bao nhiêu phần trăm nhỉ.
  4. Naruto123

    Naruto123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    3
    Đưa bộ binh vào Libya là NATO tự 'trói' mình?
    Cập nhật lúc :6:17 AM, 27/04/2011
    Diễn biến chiến sự Libya đang đẩy Pháp và Anh, những nước vội vã dấn thân vào quốc gia Bắc Phi này vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Khi quyết định không kích Libya, họ không ngờ rằng, cuộc chiến này lại kéo dài đến vậy.

    Dù liên quân tuyên bố rằng, các cuộc không kích có thể phá hủy 40% lực lượng của Chính phủ Libya nhưng thực tế binh lính của ông Gaddafi vẫn rất ngoan cường và sử dụng nhiều chiến thuật khiến các cuộc không kích của NATO thêm khó khăn.
    Trong khi đó, phe đối lập, lực lượng mà phương Tây đặt nhiều hy vọng lại ngày càng trở nên mong manh và có thể bị đập tan nếu không có sự giúp đỡ của các cuộc không kích của NATO.

    [​IMG]
    Ông Gaddafi vẫn trụ vững trước các cuộc không kích của Libya. Giới phân tích cho rằng, tình thế hiện tại cho thấy, không có bất cứ tia hy vọng nào cho một giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị này. Vào ngày 11/4, một phái đoàn gồm đại diện của các nước thuộc Liên minh châu Phi (AU) như Nam Phi, Mali và Uganda đến đàm phán với phe đối lập Libya, nhằm thúc giục lực lượng này chấp nhận một thỏa thuận ngừng bắn, song cuối cùng cũng bị từ chối.
    Nếu tình trạng này kéo dài, phương Tây chắc chắn sẽ gặp nhiều bất lợi bởi các quốc gia này đang phải mang trên mình gánh nặng tài chính. Chi phí chiến tranh khổng lồ đang dấy lên mối lo ngại trong dư luận trong và ngoài nước. Không chỉ vậy, tại Pháp, quốc gia chuẩn bị tiến hành cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012, vấn đề sa lầy tại Libya rất có thể trở thành bước cản cho ông Sarkozy.
    Tuy nhiên, “đâm lao phải theo lao”, giờ đây để phá vỡ thế bí này, phương Tây không còn cách nào khác là đẩy mạnh các chiến dịch quân sự của mình thông qua việc cử bộ binh sang Libya trong kế hoạch hành động của mình.
    Ngày 20/4, Tổng thống Mỹ Obama và Thủ tướng Anh David Cameron cùng đặt quyết tâm tăng cường sức ép đối với ông Gaddafi. Tuy nhiên, tất cả các bên đều rất thận trọng khi được hỏi rằng, liệu tuyên bố trên có thể hiểu là phương Tây sẽ trực tiếp điều bộ binh sang tham chiến tại Libya.

    [​IMG]
    Điều bộ binh sang Libya là quyết định mạo hiểm. Có nhiều lý do chính đáng cho sự thận trọng này của phương Tây. Sở dĩ ban đầu liên quân quyết định chỉ không kích mà không triển khai bộ binh đến Libya cũng là bởi muốn hạn chế tối đa thiệt hại và có thể dễ dàng kiểm soát tình hình. Một khi mở rộng cuộc chiến, rủi ro sẽ tăng lên gấp bội. Libya rộng hơn Iraq gấp bốn lần và chế độ của ông Gaddafi cũng vững chắc hơn nhiều so với của Saddam Hussein trước kia.
    Saddam Hussein không được lòng nhiều người nên khi nguy hiểm cận kề, các binh sĩ bên cạnh ông cũng sẵn sàng từ bỏ nhà lãnh đạo của mình. Trái lại, ông Gaddafi thiết lập chế độ dân túy và người dân được hưởng lợi rất nhiều từ quá trình phát triển của đất nước.
    Vì vậy, nếu phương Tây vội vã điều binh sĩ trong hoàn cảnh này, tình thế sẽ khó khăn hơn trường hợp của Mỹ tại Afghanistan và Iraq rất nhiều.
    Lịch sử có bài học đắt giá cho việc điều bộ binh vội vàng này. Năm 1956, Anh và Pháp cùng đưa binh sĩ sang Ai Cập nhưng chiến dịch của họ nhanh chóng thất bại và họ phải rút toàn bộ quân ra khỏi khu vực. Từ đó, hầu như không quốc gia nào dám trực tiếp điều bộ binh đi tham chiến ở Bắc Phi.
    Winston Churchill cảnh báo: “Không, đừng bao giờ có suy nghĩ rằng, cuộc chiến nào cũng dễ dàng và thuận lợi. Bất cứ ai trước khi ra khơi đều cần phải tính toán kỹ yếu tố thủy triều và bão tố mà anh ta có thể phải đối mặt”.
    Khi chính quyền Bush phát động cuộc chiến tại Iraq, ông Bush tuyên bố rằng “mọi chuyện sẽ trở nên tốt đẹp hơn”, song ông không thể mường tượng ra những khó khăn của việc tái thiết sau chiến tranh, ổn định an ninh và cùng vô số vấn đề khác.
    Do đó, các quốc gia phương Tây chỉ có thể đặt hy vọng vào phe đối lập và đẩy mạnh hoạt động viện trợ vũ khí cho lực lượng này nhằm đạt được một sự thỏa hiệp. Mỹ có kế hoạch cung cấp cho lực lượng nổi dậy các thiết bị quân sự trị giá 25 triệu USD và các quốc gia khác như Anh, Pháp và Italy cũng chuẩn bị cử các cố vấn quân sự cho phe đối lập Libya. Tuy nhiên, rất khó có thể đảm bảo rằng, giải pháp này sẽ đem lại hiệu quả.
    Dù sao, xét về lâu dài, tình thế tiến thoái lưỡng nan tại Libya có thể có lợi cho phương Tây bởi nó giúp các quốc gia này “ngộ” ra một thực tế rằng, cái giá phải trả cho việc can thiệp quân sự vào nội bộ của nước khác là không nhỏ
  5. HungSon12C7

    HungSon12C7 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    3.047
    Đã được thích:
    3.910
    Ôi sinh viên nghèo mà sao đeo cái đồng hồ đẹp thế ta ? Mình kết cái đồng hồ này quá :))
  6. anhduong09

    anhduong09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2009
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Bạn ra chiến trường,chiến đấu vì một ai đó thì bạn có tiền thôi.
    Nhìn khẩu súng mình thích hơn,nhưng súng gì lạ vậy ta.
  7. John_Rambo

    John_Rambo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    1
    súng F2000 hoặc FAL hoặc AK
  8. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    TTg David Cameron: Anh có thể vũ trang cho quân nổi dậy Libya

    Anh có thể vũ trang cho quân nổi dậy Libya nhằm đẩy lui bế tắc kéo dài tại đất nước này, Thủ tướng Anh David Cameron cho hay.


    [​IMG]

    Lời thú nhận trên của ông Cameron được đưa ra khi Ngoại trưởng Anh William Hague cảnh báo các bộ trưởng chuẩn bị cho một chặng đường dài ở Libya.

    Can thiệp quân sự đối với lực lượng của Đại tá Muammar Gaddafi đã bước sang tuần thứ 6, nhưng quân nổi dậy với mong muốn lật đổ nhà độc tài Libya này đã chưa đạt được tiến triển nào đáng kể.

    Thất bại trên đã tạo ra nhiều sức ép với Anh và các quốc gia phương Tây khác phải làm nhiều hơn để giúp đỡ quân nổi dậy. Anh đã đưa cả các trang thiết bị viễn thông và áo giáp chống đạn cũng như triển khai một nhóm nhân viên quân sự tới tư vấn cho quân nổi dậy.

    Ông Cameron đưa ra tuyên bố trên trong bức thư gửi tới Bill Cash, một nghị sỹ Đảng Bảo thủ Anh, người đã đề xuất vũ trang cho quân nổi dậy vào tháng trước.

    Thủ tướng Anh viết: “Chúng ta không bác bỏ khả năng cung cấp trang thiết bị gây chết người, nhưng chúng ta không đưa ra quyết định làm như vậy và vẫn còn những câu hỏi thực tế và hợp pháp mà chúng ta cần phải cân nhắc kỹ lưỡng”.

    Lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc, cụ thể là cấm chuyển vũ khí tới Libya, và các bộ trưởng ở Anh trước đó từng đề xuất sẽ không bác bỏ việc cung cấp thiết bị quân sự gây sát thương cho quân nổi dậy, mặc dù nhiều nước trong đó có Qatar cũng thừa nhận làm việc này.

    Ngoại trưởng Hague nói với các nghị sỹ rằng Anh không tin lệnh cấm cung cấp vũ khí là tuyệt đối.

    “Trong những hoàn cảnh nhất định, theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc sẽ là hợp pháp khi cung cấp trang thiết bị bảo vệ cuộc sống người dân”, ông nói.

    Trước đó, ngày 26/4, ông Hague cũng đã phát biểu trong cuộc họp nội các rằng: “sứ mệnh ở Libya đang đi đúng hướng nhưng chúng ta phải chuẩn bị cho một chặng đường dài”.

    Trong khi đó, cuộc chiến ở Libya vẫn chưa có dấu hiệu tích cực. Ngày 25/4, máy bay của Anh và Pháp đã tấn công doanh trại của Gaddafi ở thủ đô Tripoli.

    Cuộc tấn công trên dấy lên hoài nghi rằng liên minh quân sự đang nhằm thẳng vào lãnh đạo Libya, một động thái mà phía Nga đã lên án. Thủ tướng Nga Putin đã chỉ trích mục đích tiêu diệt Gaddafi của liên minh.

    “Ai cho họ quyền kết tội ai đó phải chết bất chấp đó là ai? Họ đã nói, “không chúng tôi không muốn tiêu diệt ông ấy”. Vậy mà sau đó họ lại dội bom vào những nơi ở đó?"

    Trong một diễn biến khác, Libya cũng đã hối thúc Nga triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA) nhằm thảo luận về "cuộc xâm lược" của phương Tây đối với nước này.

    http://www.telegraph.co.uk/news/wor...in-could-arm-rebels-David-Cameron-admits.html
  9. VPA

    VPA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/04/2011
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    1
    Đồng chí nhìn thế nào bảo nó là f-2000 thế nó chỉ là FN Fal thôi
    [​IMG]
    Fn f2000 nó thế này cơ mà:
    [​IMG]
  10. foxbat

    foxbat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/10/2007
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    72
    [:D] em cũng dân ngu cu đen nhưng thỉnh thoảng cũng ngâm kiu tí báo chí vịt, có mấy cái post trả nhời bác đây ạ. cái đỏ đỏ em quote lại của bác thì em không ủng hộ vì bài sau của bác bác đá đít lại chính bác khi bác bảo bác ủng hộ REBEL nhé :D yêu thì cứ bảo là yêu, khiếp, vờ vĩnh mãi làm người ta sốt ruột =))


    theo vietnamnet thì thế này
    Lật tẩy thỏa thuận 'đổi máu lấy dầu" ở Iraq
    Cập nhật lúc 21/04/2011 08:30:00 AM (GMT+7)

    Biên bản ghi nhớ những cuộc họp giữa chính phủ Anh và các hãng dầu của nước này từ 2002 cho thấy, dầu mỏ giữ yếu tố then chốt trong quyết định Anh tham gia cuộc chiến Iraq.
    [​IMG]


    Năm tháng trước khi tham gia cuộc chiến chống Iraq, chính phủ của ************** Anh Tony Blair đã thảo luận các kế hoạch với các công ty nước này về cơ hội khai thác dầu thời hậu Saddam.

    Theo các tài liệu mật, hồi tháng 11/2002 Bộ trưởng thương mại quốc tế Anh lúc đó là Baroness Symons đã nói với các công ty năng lượng rằng họ sẽ có phần trong nguồn dầu khổng lồ của Iraq.

    Các nghị sĩ Công ******* Anh, đại diện cho hãng BP ,cũng vận động hành lang chính quyền Bush vì sợ hãng này bị gạt ra khỏi các thỏa thuận béo bở do lo sợ Mỹ cũng đang thỏa thuận với các nước khác.

    Những thông tin mới tiết lộ trên được ghi trong biên bản các cuộc họp giữa lãnh đạo các công ty dầu và chính phủ Anh vào cuối 2002, dường như bất đồng với tuyên bố chắc như đinh đóng cột của họ rằng nguồn dầu mỏ dồi dào của Iraq không phải là cái đích mà họ nhắm tới trong cuộc chiến chống Iraq hồi tháng 3/2003.

    Sau một cuộc gặp vào tháng 10/2002, Edward Chaplin khi đó là giám đốc khu vực Trung Đông của Bộ Ngoại giao đã nói: "Chúng ta quyết tâm phải có một phần công bằng cho các công ty Anh trong thời hậu Saddam ở Iraq".

    Với tư cách là **************, ông Blair đã phủ nhận đề xuất rằng dầu mỏ là nhân tố thúc đẩy cho việc nước này tham chiến ở Iraq. Hãng Shell mô tả đề xuất trước cuộc chiến là không chính xác trong khi BP phủ nhận họ có một mối quan tâm chiến lược.

    Tuy nhiên, trong biên bản ghi nhớ của một cuộc họp vào tháng 10/2002 với, BP, Shell và British Gas lại có đoạn: "Baroness Symons nhất trí rằng các công ty Anh sẽ khó được chấp thuận ở Iraq nếu chính Anh vẫn là một ủng hộ viên đầy nghi ngờ của chính phủ Mỹ trong suốt cuộc khủng hoảng".

    Các tài liệu trên không được nộp cho những người thực hiện cuộc điều tra Chilcot về Iraq. Greg Muttitt, đồng giám đốc tổ chức vận động dầu mỏ Platform đã có được các văn bản trên theo đề xuất Tự do Thông tin.



    Greg Muttitt nói: "Họ cung cấp bằng chứng về những thứ mà chúng tôi nghi ngờ: Dầu mỏ chính là tâm điểm suy nghĩ của chính phủ Blair về Iraq". BP và Shell từ chối bình luận thông tin này.
    • Hoài Linh (Theo DailyMail)
    còn theo cái TẦM NHÌN CHẤM NÉT thì nó nêu lý do mỹ và bộ sậu tại sao cùng 1 vấn đề mà thằng thì được NATO RẢI FÓNG thằng thì chỉ bị nhắc nhở nhẹ nhàng


    Vì sao phương Tây chỉ đánh Libya?
    "Quyền lợi Mỹ luôn là trên hết"

    Tại sao Libya, Yemen và Bahrain đều sử dụng vũ lực để đè bẹp các cuộc ************, nhưng Mỹ và các đồng minh phương Tây chỉ lên kế hoạch phản ứng quân sự với Libya?

    Câu trả lời thật dễ dàng vì Bahrain và Yemen là đồng minh của Mỹ - đặc biệt là Bahrain, nơi Mỹ có căn cứ hải quân lớn - còn Libya thì không.

    Bà Marina Ottaway, giám đốc chương trình Trung Đông tại Carnegie Endowment for International Peace ở Washington, nói: “"Mỹ luôn luôn rao giảng những giá trị mà chính họ lại không thể tuân thủ. Suy cho cùng thì quyền lợi của Mỹ luôn là trên hết."

    Khi cuộc nổi dậy đã lan ra khỏi Bắc Phi với Bahrain và Saudi Arabia, Washington đã tỏ ra thận trọng với cách tiếp cận riêng biệt đối với mỗi nước. Với Mỹ, sự ổn định tại các quốc gia giàu dầu mỏ hiện nay dường như quan trọng hơn là nguyện vọng của các phong trào đòi dân chủ ở những nước này.

    Yemen có ý nghĩa rất quan trọng đối với Mỹ trong cuộc chiến chống al-Qaeda. Điều này khiến chính quyền Obama phải hết sức thận trọng trong việc gây áp lực với Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh.

    Bà Ottaway cho biết: "Mỹ rất sợ rằng nếu ông Saleh ra đi, Yemen sẽ sụp đổ".

    Mặc dù đã lên án vụ bạo lực mới nhất tại Yemen khiến cho ít nhất 30 người ************ thiệt mạng, nhưng Tổng thống Mỹ Obama chỉ kêu gọi “qui trách nhiệm” cho "những người có liên quan” mà không trực tiếp chỉ trích Tổng thống Saleh.

    Phản ứng của Washington đối với Bahrain càng trở nên phức tạp hơn bởi nước láng giềng Saudi Arabia - đồng minh số một của Mỹ trong thế giới Arập. Chính giới Saudi Arabia đã không hài lòng khi chứng kiến cảnh Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak phải ra đi.

    Quyết định từ bỏ một đồng minh cũ là Tổng thống Mubarak đã khiến cho người ta có cảm giác rằng Mỹ đang sẵn lòng áp dụng những giá trị chung và từ bỏ chính sách trước đây ở Trung Đông ( kiểu vắt chanh...)

    Theo giới phân tích, đây là một cảm giác nguy hiểm, khiến cho những người ************ kỳ vọng nhiều hơn đồng thời khiến cho các vương triều ở vùng Vịnh chịu áp lực nhiều hơn.


    Minh Bích (tổng hợp)​
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này