1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CQ - 88

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dongadoan, 03/10/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dunghoiten

    dunghoiten Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    49
    ^:)^ Thật không hiểu nổi bạn
  2. BAOLEO

    BAOLEO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2005
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Cái bài viết ấy đầy chi tiết bịa đặt, có gì vui đâu.
    Bài trước, tôi đã chỉ ra vài chỗ rồi, nay xin chỉ thêm:
    Đoàn M28: ông bạn Quangtrung 2004 chắc có lẽ cũng không biết tên đầy đủ của nó là gì, chứ đừng nói đến biết nhiệm vụ của nó, nên mới bầy đặt chuyện "đoàn M28 chở đất ra Trường Sa'[r23)]
    Tên gọi "đoàn Trường Sa", chắc cũng chẳng biết phiên hiệu đơn vị của nó là gì, nên cứ xưng xưng: "là lính đoàn 125-tên gọi là đoàn Trường Sa"[r23)]
    Không nên muốn nổi tiếng, bằng cách vẽ ra 1 câu chuyện không có thật.>:)
  3. vinaBoy1990

    vinaBoy1990 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2009
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    ĐC bây giờ chỉ còn cái truyền thống thôi. Thế hệ bây giờ ít người qua trận mạc nên kinh nghiệm thì ko có, giáo viên trong trường thì chủ yếu là chạy chọt về để hương thụ, giáo trình cắt bớt, đào tạo ko có trọng điểm, những cái tinh hoa như vĩ thuật thì giấu đi vì sợ thời bình ko dùng đến dễ gây chuyện ở ngoài. Quan trọng nhất nữa là ý chí r2n luyện của bộ đội bây giờ ko có nữa. hi vọng ở nhửng đoàn trọng điểm thì vẫn giữ được như xưa.
  4. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    Bác Bao Leo giờ mới vào hỏi à, sao năm ngoái không thấy bác vào théc méc? [:D]
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Những điều chưa biết về cuộc chiến Trường Sa CQ - 88



    "NẾU NĂM 1988, TRUNG QUỐC ĐỤNG ĐẾN CÁC ĐẢO TA ĐÃ ĐÓNG QUÂN, THÌ SỰ VIỆC KHÔNG DỪNG LẠI NHƯ Ở GẠC MA 14/3/1988"...

    [​IMG]Thiềm Thừ - "Đêm 13/3/1988, tôi được lệnh lên HQ-614, chỉ huy lực lượng hành quân lên phía Sinh Tồn!" - Đại tá Nguyễn Văn Dân tiếp tục dòng ký ức về Chiến dịch CQ-88 (P1, P2).
    "Ông chỉ huy cả lực lượng của Anh hùng Liệt sĩ Trần Đức Thông?".
    "Không! Anh Thông vừa đi phép vào, đi tàu HQ-604 từ đất liền ra, cùng với tàu HQ-505. Còn tôi từ Đá Đông lên!".
    Chúng tôi hành quân ngay trong đêm 13/3, đi ở khoảng giữa Châu Viên và Phan Vinh. Có 2 tàu Trung Quốc đến kèm, theo tôi nhớ là tàu 203 và tàu 205. Tàu chúng tôi bắt đầu bị mất liên lạc với đất liền.
    Do bị nó chặn đường, nên đến chiều tối ngày 14/3/1988, chúng tôi mới đến được đảo Sinh Tồn. Lúc đó, HQ-604, HQ-605 đã bị bắn chìm, còn HQ-505 đã lao lên Cô Lin.
    [​IMG]
    Đêm 14/3/1988, chúng tôi đưa anh em thương binh lên đảo Sinh Tồn để cứu chữa, và báo cáo tình hình về nhà. Anh Doan, Chính trị viên tàu HQ-605 hy sinh trên tàu, anh em chèo xuồng đưa được về Sinh Tồn và an táng ở đó.
    Sáng 15/3, chúng tôi ra chỗ tàu HQ-605, HQ-604. Theo vết dầu nổi lên, chúng tôi xác định được vị trí HQ-605 chìm, thả neo đánh dấu.
    Rồi chạy qua chỗ Gạc Ma. Trung Quốc mới dựng cái chòi nhỏ ở đó. Lúc đó HQ-604 không còn dấu vết gì cả...
    Hồi đó nêu tên 74 người mất tích, nhưng sau kiểm lại, thực tế có 71 người hy sinh, mất tích và bị bắt. Anh em còn lại đã về Sinh Tồn, về HQ-505.
    Chúng tôi tiếp tục tìm, đến gần 12 giờ trưa, 2 tàu khu trục Trung Quốc đến ngăn chúng tôi vào khu vực Gạc Ma. Chúng tôi không thể vào được, không xác định được vị trí tàu HQ-604 chìm...
    Hẻm giữa Cô Lin và Gạc Ma rất sâu, nhưng HQ-505 đã lao lên được Cô Lin.
    Còn HQ-604, chúng tôi đoán HQ-604 thả neo ở Tây Nam Gạc Ma, khi bị bắn thì chìm rất sâu nên không thấy vết dầu nổi lên…
    [​IMG]
    Chúng tôi cho tàu HQ-614 cập vào chỗ tàu HQ-505 ở Cô Lin, lập Sở Chỉ huy trực tiếp tại đó. Tôi ở cụm Sinh Tồn, Cô Lin, Len Đao cho đến tận tháng 8/1988.
    Tháng 4/1988, tàu cứu hộ Đại Lãnh với bên Chữ Thập Đỏ ra, anh em lặn tìm tàu HQ-605, chìm ở độ sâu 39m. Theo báo cáo, có một đồng chí Báo vụ hy sinh trong tàu, tổ thợ lặn xuống khảo sát, tìm kiếm kỹ trong tàu nhưng không thấy xác...
    Đó là những ngày rất căng thẳng, nhất là ở khu vực Len Đao, Cô Lin, Gạc Ma.
    Tôi còn nhớ ngày 12/5/1988, tàu pháo Trung Quốc áp sát tàu HQ-614 đang ở cạnh đảo Len Đao, chỉ cách 30 m. Nhưng chúng tôi vẫn bình tĩnh xử lý, không để xảy ra cái gì cho nó gây sự.
    Nói thêm, tàu HQ-614 là tàu vận tải loại cũ, nay không còn sử dụng. Tàu HQ-605, HQ-604 là loại 400 tấn, còn tàu HQ-505 trọng tải 200 tấn, chủ yếu chở nước.
    [​IMG]
    Nói chung dịp 1988, các đảo ta chủ định đóng giữ đều đóng giữ được, trừ Huy Ghơ, Gạc Ma, Châu Viên, Chữ Thập, Ga Ven.
    Chỗ Sinh Tồn là một cụm đảo lớn, Trung Quốc nó đóng 2 điểm, Huy Ghơ và Gạc Ma.
    Ga Ven gần Nam Yết. Dịp đó, có lần tàu chúng tôi giả dạng tàu cá, đi từ đảo Trường Sa lên Đá Lớn, để đưa một tổ ra làm thêm nhà ở Đá Lớn. Do la bàn sai lên tàu chạy vào gần Chữ Thập lúc 12 giờ trưa, rồi mờ sáng sau chạy vào gần Ga Ven.
    Ngày đó phương tiện mình thô sơ đến mức như thế.
    Lúc đó Trung Quốc nó làm nhà ở Ga Ven rồi, nó bắn AK ra…
    "Tại sao hồi ở Gạc Ma, mình không đánh lại?".
    Nói chung, chủ trương của ta hồi đó là không đưa tàu chiến ra.
    Mình khẳng định chủ quyền là của mình, đưa chủ yếu các phương tiện vận tải, anh em Công binh ra giữ chủ quyền.
    Nếu có đưa tàu chiến ra Trường Sa, chỉ là để tăng cường hỗ trợ bảo vệ, chứ không phải để đối đầu, gây chiến. Chủ quyền là của mình, mình có trách nhiệm tiếp tục đóng giữ, bảo vệ.
    [​IMG]
    Chủ trương của mình là vậy. Một lý do nữa, tôi chưa nói được…
    Còn Trung Quốc, họ muốn có chủ quyền bằng sức mạnh.
    Tức là, một cái tàu đưa người định đến đóng đảo nào thì đều có tàu chiến đi cùng, thậm chí là tàu tuần dương. Họ đi đâu đều có phương tiện đủ bộ, sẵn sàng nổ súng.
    Nói thêm chỗ Gạc Ma, Sinh Tồn. Chỗ đó mình không nổ súng, vì từ Sinh Tồn ra đến Gạc Ma mấy chục cây số, sao mà nổ súng tới?.
    Hồi đó, mình đã đưa không quân ra Trường Sa?
    Máy bay mình bay ra, máy bay Trung Quốc cũng bay đến.
    [​IMG]
    Ngày 14-15-16/3/1988, máy bay AN26 của mình có bay ra Cô Lin, Len Đao. Nhưng cũng rất kìm chế.
    Tôi chỉ có nghĩ thế này: Trung Quốc họ nói thế này thế nọ, nhưng họ hành động bằng vũ lực, chứ không đối thoại.
    Qua CQ-88, tôi rút ra mấy cái:
    Một là. Chủ quyền bây giờ ta có được là do đánh giá đúng âm mưu, ý đồ, thái độ của các bên đối phương đối với các điểm đảo Trường Sa, cả đảo nổi và đảo chìm. Cho nên, có quyết tâm kịp thời, khắc phục khó khăn để giữ được các đảo.
    Cái thứ hai. Mặc dù có khó khăn về phương tiện, nhưng nỗ lực rất lớn. Mỗi người tham gia bảo vệ Trường Sa đều có quyết tâm lớn.
    [​IMG]
    Lúc bấy giờ, có những cái rất căng thẳng, có những thời điểm quá khắc nghiệt.
    Trên tàu, mấy chục anh em chúng tôi cùng đi với nhau, lúc đầu cũng có hoang mang.
    Nhưng sau khi chứng kiến sự việc, chúng tôi củng cố, quyết tâm hơn.
    Ở nhà, lúc đầu tưởng tôi đã hy sinh, vì tàu bị mất liên mạc, tưởng Trung Quốc bắn rồi.
    Danh sách hy sinh không ghi tên tôi, nhưng ở quê cứ đồn tôi hy sinh rồi…Vợ tôi ốm là vì thế.
    Sau có tàu Đại Lãnh về đất liền, tôi nhờ cái ông đó điện về nhà, mới hồi dần.
    Có lúc tàu chúng tôi hết cả cái ăn, nước uống, quần đùi may ô suốt, may có Mỹ Á ra tiếp tế… Cái lòng bền bỉ, sự kiên quyết của anh em rất là lớn.
    [​IMG]
    Cái thứ ba. Trước các tình huống khi đó, chỉ huy trực tiếp - gián tiếp đều rất linh hoạt, kịp thời.
    Hồi đó, phương tiện thiếu thốn, nhưng lên chỗ nào để tìm địa điểm làm nhà, đưa quân đóng giữ, thấy có điều kiện là làm ngay.
    Đồng thời, đối sách hết sức khéo léo, không để dẫn đến nổ súng, ví dụ như tình hình ở Len Đao, tôi đã kể.
    Hoặc tình hình căng thẳng hồi tháng 4/1988, khi tàu cứu hộ Mỹ Á ra thay cho tàu Đại Lãnh, phía Trung Quốc cho 5 tàu chiến vây ép 2 tàu này và HQ-614.
    Đối phương cho rằng mình lợi dụng cứu hộ để mang tên lửa ra, nó gây căng thẳng lắm.
    Mình vẫn bình tĩnh xử lý được. Thái độ họ hung hăng, nhưng mình bình tĩnh, việc ai người ấy làm, chủ quyền mình mình giữ.
    Năm 1988, ta đã để cho Trung Quốc chiếm đảo?
    Ai cho rằng Việt Nam để cho Trung Quốc chiếm các đảo chìm, bãi chìm, không đúng.
    [​IMG]
    Quần đảo Trường Sa quá rộng, các điểm đảo cách nhau rất xa, mình hết sức cố gắng đóng giữ với khả năng của mình.
    Nhưng có những điểm, khi mình đưa lực lượng đến đóng giữ thì Trung Quốc gây sự.
    Không phải là vì chỗ này chỗ kia, Việt Nam không đóng nên Trung Quốc đóng đâu. Mà Trung Quốc cố tình đưa phương tiện, lực lượng vũ trang hiện đại đến, dùng sức mạnh áp đảo để chiếm đóng.
    Tôi nói điển hình như vụ Gạc Ma. Chủ quyền của mình rồi, mình mới đưa anh em lên giữ đảo, để thể hiện chủ quyền của mình thôi.
    Nếu Trung Quốc có thiện chí, họ sẽ thể hiện thái độ bằng con đường này con đường khác.
    [​IMG]
    Nhưng khi bộ đội Việt Nam tay không lên đảo, họ dùng hoả lực tàu chiến, dùng pháo bắn tới tấp lên tàu, bắn lên anh em tay không trên đảo. Tàu 604, anh em đi trên 100 người…
    Vụ đó, nếu Trung Quốc nói rằng họ đã cắm cờ ở Gạc Ma, rồi mình lên nhổ cờ của họ nên họ mới bắn, là hoàn toàn sai.
    Vì Sinh Tồn gồm Sinh Tồn Lớn, Sinh Tồn Đông, rồi một vòng chìm xuống là Đá Hốc, Cô Lin, Len Đao… là một cụm gắn với nhau. Cả một vòng gắn với nhau, mình đã đóng mà Trung Quốc ngang nhiên lên đó. Họ nói thế, là chính họ thừa nhận họ làm sai.
    Về chủ quyền biển đảo, các thế hệ của mình đã có mặt ở Trường Sa từ xưa đến giờ.
    [​IMG]
    Không những sau khi đất nước Việt Nam hoàn toàn giải phóng, mà từ trước đó, chế độ Sài Gòn, họ vì con người Việt Nam, đã đưa người Việt Nam ra giữ biển đảo của mình, chủ quyền của mình. Đó là cái ý nghĩa cơ bản, lâu dài của việc giữ chủ quyền.
    Năm 1988, chỉ là một thời điểm trong cả quá trình. Nếu ta có điều kiện, có tiềm lực, đã đóng giữ hết từ trước. Nhưng mình làm từng bước một, khả năng có đến đâu làm đến đấy. Củng cố những nơi có điều kiện cho bộ đội ở ổn định, rồi tiếp tục làm những chỗ khác.
    Các nước tổ chức lực lượng, dùng sức mạnh của họ ra chiếm đóng là hành động trái phép. Nó tạo nên căng thẳng ở biển Đông.
    [​IMG]
    Năm 1988, xác định được đối phương như thế nên mình đã phản ứng nhanh chóng, chính xác.
    Từ nhận định cho đến xử tình huống là kịp thời, không gây quá nhiều tổn thất đối với lực lượng mình, cho anh em, nhưng thể hiện quyết tâm giữ chủ quyền.
    Dù là đảo nổi, đảo chìm đều là vùng biển, hải đảo mà mình có trách nhiệm quản lý và sử dụng.
    Nếu năm 1988 hoặc năm nào đó, các lực lượng đối phương đụng đến các đảo ta đã đóng quân, như Sơn Ca, như Song Tử, sự việc không dừng lại như ở Gạc Ma, như Hoàng Sa 1974.
    [​IMG]
    Năm 1988, Trung tá Nguyễn Văn Dân và tàu HQ 614 đều được tặng Huân chương Chiến công hạng Ba.
    Ông được giao phụ trách quan hệ với Liên Xô ở Vùng 4 Hải quân, từ năm 1994 phụ trách Hệ đào tạo sau đại học của Học viện Hải quân.
    Ông nghỉ hưu năm 2000.
    Hiện nay, Đại tá Dân là Chủ tịch Hội Khuyến học phường Vĩnh Nguyên, Nha Trang.
    -------------------------------------------------------------
    * Hình ảnh minh họa của Nhà báo Nguyễn Viết Thái (Nha Trang, Khánh Hòa)
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Tàu 614 chìm ở Thuyền Chày năm 1989, không rõ bác Dân lúc đó còn là thuyền trưởng tàu này không?
  6. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Các bác sai bét hết roài, Liên Sô là đồng bào miền nam gọi còn Liên Xô là người miền bắc gọi. Còn Nga Sô mới là bọn ngọe, cơ mà Trung Quốc CS họ tự gọi họ là Trung + đó (vd từ hoảng xả = hoàng thượng), các bác ko tin tìm tài liệu về dịch thuật, hoặc xem các bộ phim tuyên truyền của Tàu là ngộ ra, gần đây có phim Kiến Đảng vĩ nghiệp
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Nền giáo dục Việt Nam thế này đây sao =((

    [​IMG]

    Dân ta phải biết sử ta là thế huh! hinado
  7. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.260
    Đã được thích:
    1.571
    Đã gọi là nhớ mang máng lần nào đó coi trên các đảo ở Biển Đông thì lại có cờ Thái lan Trong đó mới thấy lạ mà hỏi
  8. Wehrmacht1

    Wehrmacht1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Bài viết:
    852
    Đã được thích:
    2
    Bác Báo Lèo hok nên cứ săm soi vào những chỗ tiệu tiết như vầy. [-(
    Nhìn là phải nhòm vào cái cục đại ( hay còn gọi là đại cục).

    Ví dụ như ô. Bùi 7 Tín trả lời p/v dịp 17/2/2010 cũng nhầm lẫn loạng xạ quâng khu 1 với q/k VB, mặc dù chính ông này có đi thực tế chiến trường năm vào năm 79 đó.

    Hay như cựu công binh Trương Văn Hiền trả lời p/v đài Be-be-xê tháng 9/2009 cũng nhắc đến "pháo 175ly " của bạng Tàu dập cho tàu ta đến tang nác. Đấy là cựu công binh Hiền còn là nhân chứng trực tiếp đấy.

    Thời giang đủ sức xói mòng tấc cả, rồi c/s bộn bề nhiều thứ có khi khiếng người ta nhớ lại chuyện mấy chục năm trước có thể nhầm lẫn một vài con số hay phiên hiệu.

    Cái chính là, những người như ông bạng của bác daccongchandat là nhân chứng sống trực tiệp đã trại nghiện qua những sự kiệng by hùng đó.
    Nếu ổng có kể lại mà chẳng may nhầm lần 5 với 6 thì bọ qua cũng được !
  9. TrymAiToThe

    TrymAiToThe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/11/2010
    Bài viết:
    295
    Đã được thích:
    0
    Dek có người lính nào nhầm lẫn phiên hiệu đơn vị mình phục vụ cả não ngắn ạ.
    Mà ông thần làm ơn viết tiếng Việt cái, nghiên cứu lịch sử cái kiểu gì mà tiếng Việt viết ko sõi thì ông nghiên cứu cái éo gì ? Đọc tức hết cả ass
  10. mavienlaogia

    mavienlaogia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2009
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Năm 1988 ở Trường Sa pọn ngộ làm ệch gì có pháo 175mm hả vét máng tồng chí?

Chia sẻ trang này