1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-22 Raptor và F-35JSF-máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi abtomat47, 19/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Atlantic Council: Kế hoạch tái sản xuất F-22 của Mỹ là “điên rồ”

    Trong tháng 4 vừa qua, hầu hết các tạp chí chuyên về mảng công nghiệp quốc phòng của Mỹ đều tập trung thảo luận, phân tích kế hoạch của chính quyền nước này về việc sẽ khôi phục dây chuyền sản xuất máy bay tiêm kích F-22 sau 5 năm ngừng hoạt động.
    Su-35 đối đầu F-22, chiến đấu cơ nào ưu thế hơn?
    Trong số các tạp chí phân tích trên, các chuyên gia của Atlantic Council đã đưa ra những nhận định, phân tích khá kỹ lưỡng về kế hoạch này của giới chức Mỹ.

    Theo các chuyên gia, những người ủng hộ kế hoạch khôi phục sản xuất tiêm kích “Chim ăn thịt” này tin tưởng rằng F-22 đang sở hữu các tính năng tác chiến hiện đại nhất, thậm chí hơn cả máy bay tiêm kích vốn tốn nhiều giấy mực thời gian qua là F-35.

    Tuy nhiên, các chuyên gia Atlantic Council cho rằng kể cả F-22 có nhiều tính năng tác chiến ưu việt thì việc khôi phục chương trình sản xuất loại tiêm kích này cũng không khả thi và mang tính chất có thể nói là “điên rồ” xét từ khía cạnh kinh tế.

    “Việc khai thác và sử dụng tiêm kích F-22 rất tốn kém và Không quân Mỹ biết rất rõ về vấn đề này. Ngay từ năm 2013, giới quân sự Mỹ đã công bố tổng số chi phí cho việc khai thác F-22 trong một giờ đồng hồ.

    Việc khai thác F-22 tốn kém nhiều chi phí nhất (so với khai thác các dòng máy bay khác” - báo cáo của giới quân sự Mỹ chỉ rõ.

    Theo những số liệu do Atlantic Council nắm được, 1 giờ bay của F-22 tiêu tốn 68.362 USD. Trong khi đó, cùng giờ bay tương tự, F-15C tốn 41.921 USD, F-15E Strike Eagle tiêu tốn 32.094 USD, còn F-16 Fighting Falcon chỉ tốn 22.514 USD.

    Máy bay tiêm kích F-35 của Mỹ

    Atlantic Council cũng khẳng định rằng, việc bảo dưỡng F-22 thậm chí còn tốn kém hơn nhiều so với chi phí cho một giờ bay của tiêm kích thế hệ mới F-35.

    Một giờ bay của F-35 tốn 42.200 USD và nếu bay trong nhiều giờ đồng hồ thì chi phí trung bình cho một giờ bay chỉ là 32.554 USD.

    Mặc dù tốn kém như vậy nhưng xét về các tiêu chí tác chiến, F-22 bị cho là vẫn “không an toàn” trước các vũ khí của Nga. Cụ thể, các tên lửa “không đối không” tầm xa của F-22 tỏ ra kém hiệu quả trước các kỹ thuật gây nhiễu radar mới mà Nga phát triển mang tên DRFM.

    Hệ thống DRFM của Nga có khả năng phát tín hiệu giống hệt tín hiệu phát ra từ radar máy bay đối phương, từ đó ngăn cản hoạt động của radar đối phương.

    Hệ thống này còn có thể làm mù các radar nhỏ được trang bị trên các tên lửa “không đối không” như AIM-120 AMRAAM - loại tên lửa vốn là vũ khí tầm xa chính của các máy bay Mỹ và đồng minh, trong đó có F-22.

    Xuất phát từ khía cạnh trên, việc sản xuất tiêm kích F-22 đã bị dừng lại từ 5 năm trước. Tuy nhiên, do bối cảnh Không quân Nga và Trung Quốc đang củng cố mạnh mẽ tiềm lực của mình, Quốc hội Mỹ mới lên kế hoạch tái sản xuất F-22.

    Chính vì vậy, Atlantic Council cho rằng kế hoạch khôi phục sản xuất F-22 là một ý tưởng tồi tệ và “điên rồ”.

    http://soha.vn/atlantic-council-ke-hoach-tai-san-xuat-f-22-cua-my-la-dien-ro-20160505013924761.htm
    --- Gộp bài viết: 05/05/2016, Bài cũ từ: 05/05/2016 ---
    AtlanticCouncil là trang mạng thuộc hội đồng cố vấn đại tây dương, 1 trang thông tin thứ 2 của khối Bắc Mỹ-Tây Âu, ngoài các vấn đề quân sự còn có kinh tế, chính trị văn hóa giữa các quốc gia xuyên đại tây dương kể cả ko thuộc NATO, tập hợp nhiều chuyên gia kinh tế, văn hóa lẫn quân sự xuyên Bắc Mỹ-Tây Âu

    https://en.wikipedia.org/wiki/Atlantic_Council
  2. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    cả Tàu, lẫn Nga, có ai vỗ ngực mình đã nắm được công nghệ tàng hình mà cứ bốc phét.
    Mỹ mấy chục năm với công nghệ tàng hình đâu phải trẻ con.
  3. muontatca

    muontatca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2014
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    234
    Hảng lởm mà vẫn bị ăn cắp công nghệ:))

    Theo trang quốc phòng Defence News, hồi tháng 12/2014, Mỹ đã quyết định truy tố kỹ sư Yu Long người Trung Quốc tội ăn cắp bí mật chiến đấu cơ F-35. Theo đó, Yu Long Yu đã bị hải quan Mỹ chặn lại khám xét khi đang làm thủ tục tại sân bay để rời khỏi Mỹ. Và họ phát hiện nhiều tài liệu nhạy cảm liên quan đến một nhà thầu quốc phòng của Mỹ trong hành lý của Yu.
  4. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Tìm hiểu cái chính là nền tảng radar ,tên lửa trang bị trên F-35, để tìm ra đấu pháp hợp lý, MiG-21 cũng lởm hơn F-4, sao Mỹ hồi xưa cũng phải nhọc công đi ăn trộm về làm gì ?
  5. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Cả 2 trang tin chính thống của Mỹ là Atlantic Council và National Interest đều đăng loạt bài phỉ báng F-22, tôi trước đây cũng đã từng nói gửi nhiều nguồn khác nhau, đều đề cập F-22 sẽ ko bao giờ được sản xuất bởi những lý do như thế







    Mỹ sai lầm nếu nối lại sản xuất F-22

    (Vũ khí) - Theo National Interest ngày 6/5, Lầu Năm Góc xem xét đề nghị của một số tướng lĩnh nước này về việc nối lại sản xuất tiêm kích F-22 Raptor.
    Viện dẫn các thành tựu phát triển máy bay tàng hình của Nga và Trung Quốc, nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Virginia, ông Randy Forbes - người từng đứng đầu Không quân Mỹ Michael Wynne có bài viết đăng trên Nhật báo phố Wall (WSJ), nhận định rằng phi đội máy bay tàng hình F-22 hiện không đủ sức để đối phó với một môi trường toàn cầu đầy thách thức và biển đổi nhanh chóng.

    Cả nghị sĩ đảng Cộng hòa Forbes và ông Wynne chỉ ra rằng Nga và Trung Quốc đã phát triển nhanh các chiến đấu cơ mới, trong khi phi đội của Không quân Mỹ trở nên thu hẹp nhất và lạc hậu nhất từ trước đến nay.

    Ông Forbes và ông Wynn viết rằng: “Nga mới cho ra lò loại máy bay tàng hình thế thứ 5 đầu tiên, chiến đấu cơ PAK-FA, vào năm 2010. Một năm sau đó, Trung Quốc cũng tiến hành bay thử chiến đấu cơ J-20, loại giống F-22, vào thời điểm mà Bộ trưởng Quốc phòng Gates lúc đó đang có chuyến thăm Bắc Kinh.

    Tướng Mark Welsh, Tư lệnh Không quân Mỹ, năm ngoái còn cảnh báo rằng các máy bay tương lai của Trung Quốc và Nga sẽ tốt hơn bất kỳ loại máy bay nào chúng ta có”. Ngân sách dành cho việc tái sản xuất F-22 có thể trích từ ngân sách liên bang.

    Trước những đề nghị trên, Trung tướng Không quân Mỹ Arnold Bunch phát biểu trước Quốc hội Mỹ rằng việc tái khởi động sản xuất F-22 sẽ tiêu tốn nhiều tỷ đô la Mỹ và có thể sẽ là sai lầm lớn với Mỹ dù nhiều người tin rằng F-22 mạnh mẽ hơn chiếc F-35.

    Khi được hỏi về máy bay này, Trung tướng Christopher Bogdan, Giám đốc dự án sản xuất F-35 đã gợi ý “hãy hỏi những phi công đã lái cả hai loại F-22 và F-35 để có câu trả lời chính xác nhất”.

    Vấn đề lớn nhất của chiếc F-22 chính là chi phí vận hành. Để một chiếc F-22 bay lượn trên bầu trời mỗi giờ, chi phí bỏ ra là quá lớn. Năm 2013, số liệu từ hệ thống Chi phí Không quân và Vận hành bay (AFCAP) đã công bố chi tiết về số tiền bỏ ra mỗi 60 phút trên trời, trong đó F-22 mất gần 70.000 USD.

    [​IMG]
    Sẽ là sai lầm nếu Mỹ nối lại sản xuất F-22.
    Con số này hầu như đắt gấp đôi so với những chiếc máy bay như F-15 hay A-10. Trong khi đó, chi phí vận hành F-35 chỉ là 32.000 USD, khá rẻ so với tính năng kĩ chiến thuật của loại máy bay ưu việt này.

    Với chi phí vận hành ở mức 32.000 đến 42.000USD một giờ, khi phi đội F-35 được tăng lên trong tương lai, các phi công quen dần với việc điều khiển F-35 thì số tiền chắc chắn sẽ hạ xuống. Dù con số này không thể rẻ hơn chiến đấu cơ F-16 ở mức 25.000 USD nhưng so với F-22 đã là một bước giảm đáng kể.

    Một lí do nữa là F-35 có đội ngũ nhà máy hỗ trợ toàn diện hơn so với F-22 nên chi phí sản xuất hàng loạt máy bay này chắc chắn rẻ hơn sản xuất lại F-22. Ra mắt lần đầu năm 2005 nhưng chỉ 6 năm sau, dây chuyền sản xuất F-22 đã bị yêu cầu đóng cửa do chi phí quá cao. Chỉ có 187 chiếc F-22 được sản xuất trong khi con số dự kiến ban đầu là 750 chiếc.

    Ngoài ra, công nghệ trên F-22 hiện cũng được coi là lạc hậu so với tốc độ phát triển hiện nay. Hiện tại F-22 là tiêm kích tàng hình số 1 của Mỹ, nhưng nếu nối lại việc sản xuất F-22 sẽ khiến Không quân Mỹ gặp rắc rối trong tương lai.

    Một trong những vấn đề lớn với F-22 là công tác bảo trì. Gần đây, một cựu chỉ huy không quân tiết lộ rằng, ông cùng các cộng sự từng gặp rắc rối trong việc tìm kiếm linh kiện chính xác cho F-22. Nguyên nhân là vì dây chuyền chính đã đóng cửa, các công đoạn phụ khó lòng đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe trên chiếc tiêm kích này.

    Do đó, nếu Không quân Mỹ muốn nối lại sản xuất F-22, họ phải đầu tư rất nhiều tiền để khôi phục dây chuyền. Nghĩa là, muốn nối lại dây chuyền Raptor cần khá nhiều thời gian chuẩn bị. Yếu tố thứ hai cần xem xét là hệ thống điện tử. Ngay khi Không quân Mỹ chính thức đưa F-22 vào hoạt động năm 2005, hệ thống điện tử trên Raptor đã không còn phù hợp với thời đại.

    Mặc dù là tiêm kích hiện đại nhất của Mỹ nhưng đáng buồn là máy tính trên chiến đấu cơ này lại là sản phẩm của thập niên 1990. Bộ vi xử lý của F-22 chỉ có tốc độ 25 Mhz, trong khi tốc độ vi xử lý của Iphone 6 lên đến 1,4 Ghz (gấp 56 lần). Sở dĩ tiêm kích này dùng bộ vi xử lý kém là vì từ giai đoạn thiết kế đến sản xuất quá dài, trong khi công nghệ điện tử thay đổi một cách chóng mặt.

    Bên cạnh đó, phần mềm điều khiển của F-22 rất khó nâng cấp, điều này lý giải tại sao việc tích hợp tên lửa AIM-9X và AIM-120D lại rất khó khăn. Nếu muốn khôi phục sản xuất, Không quân Mỹ phải cập nhật toàn bộ hệ thống điện tử mới và cần rất nhiều kinh phí để thực hiện điều đó. Trong bối cảnh giảm ngân sách thì rõ ràng đây không phải là giải pháp khả thi.

    Yếu tố thứ ba cần xem xét là kết cấu khung máy bay. Thiết kế của Raptor bắt nguồn từ thập niên 1980, trong khi chiến đấu cơ này đã hoạt động tròn một thập kỷ. Công nghệ tàng hình trên F-22 đã cũ, động cơ, hệ thống điện tử, kết cấu khung máy bay đã có một chặng đường phát triển dài kể từ khi dự an Raptor được khởi động.

    Nếu Mỹ đầu tư hàng chục tỷ USD để nối lại sản xuất F-22, không có gì đảm bảo những công nghệ hiện có sẽ đảm ứng được các mối đe dọa trong tương lai. Đến năm 2035, F-22 đã có 30 năm hoạt động, khi đó, hầu hết các hệ thống của nó đã trở nên lỗi thời.

    Không quân Mỹ sẽ phạm sai lầm nếu nối lại sản xuất F-22, công nghệ hiện tại của Raptor rõ ràng không phù hợp với các mối đe dọa ở năm 2030. Đặc biệt, so với tiêm kích thế hệ 5 PAK FA T-50 của Nga, hay J-20 của Trung Quốc thì F-22 đã lạc hậu.

    Thực tế, Không quân Mỹ bắt đầu đặt nền móng cho chiếc tiêm kích chiếm ưu thế trên không thế hệ tiếp theo trong dự án FX. Thông tin về dự án vẫn chưa được công bố, nhưng chắc chắn nó được thiết kế để chống lại các nguy cơ trong tương lai.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-sai-lam-neu-noi-lai-san-xuat-f-22-3307762/?paged=2
    Lần cập nhật cuối: 08/05/2016
  6. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Thầy nói đố có sai :cool:

    Bộ vi xử lý trên tiêm kích F-22 kém xa iPhone 6

    (Vũ khí) - Theo Lenta, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter vừa chính thức khẳng định nước này sẽ không nối lại việc sản xuất tiêm kích F-22.
    "Tôi sợ rằng, việc này sẽ chỉ hút mất kinh phí khỏi các chương trình quốc phòng quan trọng hơn. Đây sẽ không phải là cách hiệu quả nhất để tiến lên phía trước", Bộ trưởng Carter tuyên bố.

    Người đứng đầu Lầu Năm Góc cho rằng, hiện tại, nên tập trung vào việc hiện đại hóa các máy bay hiện có.

    "Nhiệm vụ của chúng ta là hoàn thiện các máy bay để trang bị vô tuyến điện tử của chúng sẽ vẫn đáp ứng những yêu cầu cao nhất", ông Carter nhấn mạnh.

    Theo nhận định của một số chuyên gia trong lĩnh vực hàng không quân sự, ngoài việc Mỹ cần tập trung nguồn lực cho việc phát triển những chương trình khác quan trọng như ông Ashton Carter tuyên bố, nguyên nhân đằng sau khiến nhà lãnh đạo của Lầu Năm Góc không nói ra chính là cỗ máy này đã trở nên lạc hậu so với công nghệ trên tiêm kích thế hệ 5 ngày nay.

    [​IMG]
    Mỹ sẽ không nối lại sản xuất với F-22.
    Hiện tại F-22 là tiêm kích tàng hình số 1 của Mỹ, nhưng nếu nối lại việc sản xuất F-22 sẽ khiến Không quân Mỹ gặp rắc rối trong tương lai. Một trong những vấn đề lớn với F-22 là công tác bảo trì. Gần đây, một cựu chỉ huy không quân tiết lộ rằng, ông cùng các cộng sự từng gặp rắc rối trong việc tìm kiếm linh kiện chính xác cho F-22. Nguyên nhân là vì dây chuyền chính đã đóng cửa, các công đoạn phụ khó lòng đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe trên chiếc tiêm kích này.

    Do đó, nếu Không quân Mỹ muốn nối lại sản xuất F-22, họ phải đầu tư rất nhiều tiền để khôi phục dây chuyền. Nghĩa là, muốn nối lại dây chuyền Raptor cần khá nhiều thời gian chuẩn bị. Yếu tố thứ hai cần xem xét là hệ thống điện tử. Ngay khi Không quân Mỹ chính thức đưa F-22 vào hoạt động năm 2005, hệ thống điện tử trên Raptor đã không còn phù hợp với thời đại.

    Mặc dù là tiêm kích hiện đại nhất của Mỹ nhưng đáng buồn là máy tính trên chiến đấu cơ này lại là sản phẩm của thập niên 1990. Bộ vi xử lý của F-22 chỉ có tốc độ 25 Mhz, trong khi tốc độ vi xử lý của iPhone 6 lên đến 1,4 Ghz (gấp 56 lần). Sở dĩ tiêm kích này dùng bộ vi xử lý kém là vì từ giai đoạn thiết kế đến sản xuất quá dài, trong khi công nghệ điện tử thay đổi một cách chóng mặt.

    Bên cạnh đó, phần mềm điều khiển của F-22 rất khó nâng cấp, điều này lý giải tại sao việc tích hợp tên lửa AIM-9X và AIM-120D lại rất khó khăn. Nếu muốn khôi phục sản xuất, Không quân Mỹ phải cập nhật toàn bộ hệ thống điện tử mới và cần rất nhiều kinh phí để thực hiện điều đó. Trong bối cảnh giảm ngân sách thì rõ ràng đây không phải là giải pháp khả thi.

    Yếu tố thứ ba cần xem xét là kết cấu khung máy bay. Thiết kế của Raptor bắt nguồn từ thập niên 1980, trong khi chiến đấu cơ này đã hoạt động tròn một thập kỷ. Công nghệ tàng hình trên F-22 đã cũ, động cơ, hệ thống điện tử, kết cấu khung máy bay đã có một chặng đường phát triển dài kể từ khi dự an Raptor được khởi động.

    Nếu Mỹ đầu tư hàng chục tỷ USD để nối lại sản xuất F-22, không có gì đảm bảo những công nghệ hiện có sẽ đảm ứng được các mối đe dọa trong tương lai. Đến năm 2035, F-22 đã có 30 năm hoạt động, khi đó, hầu hết các hệ thống của nó đã trở nên lỗi thời.

    Không quân Mỹ sẽ phạm sai lầm nếu nối lại sản xuất F-22, công nghệ hiện tại của Raptor rõ ràng không phù hợp với các mối đe dọa ở năm 2030. Đặc biệt, so với tiêm kích thế hệ 5 PAK FA T-50 của Nga, hay J-20 của Trung Quốc thì F-22 đã lạc hậu.

    Thực tế, Không quân Mỹ bắt đầu đặt nền móng cho chiếc tiêm kích chiếm ưu thế trên không thế hệ tiếp theo trong dự án FX. Thông tin về dự án vẫn chưa được công bố, nhưng chắc chắn nó được thiết kế để chống lại các nguy cơ trong tương lai.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quoc-phong-viet-nam/viet-nam-se-dong-tau-chien-3308940/?paged=2
  7. imagic2

    imagic2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/04/2015
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2.026
    Giống như lụm m-16 nhưng sau này tự ra súng gali. Israel, nhật mua hàng vì công nghệ còn thiếu, chứ chưa chắc tổng thể ngon.
  8. thanhlam16783

    thanhlam16783 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/11/2014
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    961
    Phần mềm excel trên F35 thần thánh liên tục đòi reset lại máy tính .... =))
  9. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    F-35A sắp sửa đạt mức có thể chiến đấu bước đầu:
    Điều đó có nghĩa, MỌI không đoàn được giao vận hành F-35A đã :
    - Nhận số lượng kha khá ( 1/4 - 1/3 kế hoạch ) và có đủ nhân lực được đào tạo, vật lực, phụ tùng thay thế ... để vận hành bay F-35, kiểm tra, tiếp nạp, bảo trì, sửa chữa, thay thế ... cho F-35A một cách độc lập.
    - Công tác làm quen với F-35 đã kéo dài một thời gian,
  10. toiyeutrunghoa

    toiyeutrunghoa Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2016
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    6
    F-35 sẽ là “thằn lằn sấm” lợi hại hay là mồi ngon của Trung Quốc và Nga?

    [​IMG]
    Mới đây, một sĩ quan không quân thuộc Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ đã đánh giá về F-35 rằng máy bay đã thể hiện khả năng của mình trong các cuộc diễn tập quân sự, mặc dù phần mềm vẫn chưa thỏa mãn yêu cầu của Lầu Năm Góc.
    Anh lo không đủ trang bị hỗ trợ tiêm kích F-35
    • Nga triển khai radar có khả năng phát hiện máy bay tàng hình F-35 của Mỹ
      Trung tướng Jon Davis, phó chỉ huy các phi đội máy bay của Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ đã mô tả hoạt động huấn luyện tại căn cứ không quân Yuma, bang Arizona (Mỹ) mà F-35 đã tham gia.

      Ông cho biết, trong khi một nửa số máy bay tham gia vào cuộc diễn tập như Boeing AV-8B Harrier, F/A-18C và EA-6B Prowlers không thể vượt qua hệ thống phòng không hiện đại của bài huấn luyện, F-35 lại có thể tiêu diệt chúng mà không gặp mấy khó khăn.

      [​IMG]
      Máy bay F-35 của Mỹ

      “F-35 đã tiêu diệt toàn bộ mục tiêu có mặt”, ông Davis nói. “Cảnh tượng giống như một con thằn lằn sấm đang săn mồi vậy. Chúng tôi rất mong chờ được sử dụng loại máy bay đó”.

      Ông Davis không nói rõ máy bay F-35 đã phải đối đầu với những hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nào, song ông cho biết Lực lượng Thủy quân Lục chiến đã tiến hành kiểm tra kỹ thuật đối với F-35 và đang tuyển người để vận hành máy bay.

      Tuy nhiên, phiên bản F-35 dành cho lực lượng này (còn có tên gọi khác là F-35B) đến nay mới chỉ có thể cất cánh và được trang bị rất ít vũ khí. Trong khi đó, quân đội Mỹ phải nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện đại để hỗ trợ các phi công huấn luyện.

      Ngay cả khi F-35 phát huy được hết khả năng chiến đấu của mình trong các buổi huấn luyện, nhiều người vẫn nghi ngờ về tính hiệu quả của loại máy bay này trước các hệ thống phòng không tân tiến của Trung Quốc và Nga.

      Nga đã và đang đầu tư phát triển các loại radar bước sóng dài hoạt động trên các dải tần UHF và VHF trong vòng hai thập kỷ qua nhằm đối phó với các loại máy bay tàng hình của Mỹ, cụ thể là máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit mới ra mắt của Mỹ.

      “Vấn đề ở đây là mức độ bí mật của các máy bay hiện đại của Mỹ sẽ như thế nào khi hoạt động trong các khu vực có radar bước sóng dài UHF/VHF, được thiết kế để có thể xác định những loại phi cơ tàng hình”, ông Mike Kofman, một nhà nghiên cứu công nghệ quân sự của Nga trả lời tạp chí National Interest.

      “Có thể F-35 sẽ qua mặt các loại radar này, nhưng bản thân nó là một chiếc máy bay đắt tiền và sẽ gặp khó khăn khi tìm cách thoát thân”.

      [​IMG]
      Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga

      Ngoài ra, ông Kofman cho biết F-35 còn có một điểm yếu lớn khác, đó là động cơ Pratt & Whitey F135 của nó.

      Mặc dù có công suất rất lớn khi có thể tạo ra lực đẩy cực lớn, song nó cũng dễ nóng lên khi hoạt động. Khác với máy bay F-22 Raptor với động cơ F119 được thiết kế có hình dáng phẳng để giảm bớt tín hiệu nhiệt, thiết kế của F-35 không có cách nào để ngăn đối phương nhận ra được động cơ của máy bay.

      Nga có rất nhiều hệ thống cảm biến hồng ngoại lợi hại, và họ có thể dùng tín hiệu nhiệt của F-35 để phát triển một loại vũ khí mới để đối phó với F-35.

      “Có thể nói rằng F-35 có động cơ nóng nhất trên thế giới hiện nay”, ông Kofman nói. Vì vậy, Lầu Năm Góc phải chủ yếu tập trung khắc phục nhược điểm này, nếu không trong tương lai nó sẽ khiến F-35 gặp khó khăn trong chiến đấu.
    Loại TP-23 IRST cũ trên MiG-23M phát hiện mục tiêu như F-16 (đuôi đốt sau) 40km , OLS-27 cũ trên Su-27P/S/SK phát hiện mục tiêu cỡ F-16 (đuôi đốt sau) 70km, đối với loại mới như EORD-31 của J-31 có khả năng phát hiện mục tiêu cỡ F-22 (đuôi đốt sau) 200km

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    TQ và Nga còn tích hợp được vũ khí, để sử dụng cho thông số mục tiêu mà IRST phát hiện (vd tên lửa R-27/73, trong khi Mỹ, Âu hoàn toàn ko có vũ khí tương tự mà phải chuyển sang FCR hoặc HUD/HMDS để ngắm bắn)

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 09/07/2016

Chia sẻ trang này