1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-22 Raptor và F-35JSF-máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi abtomat47, 19/09/2008.

  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
  1. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Tên lửa trên J-20, T-50 khiến máy bay Mỹ nguy khốn
    (Vũ khí) - Các tên lửa mới nhất của Nga và Trung Quốc thách thức lực lượng không quân Mỹ và buộc Mỹ phải đầu tư phát triển những tên lửa mới.
    Các tên lửa tầm xa thế hệ mới nhất của Nga và Trung Quốc thuộc loại tên lửa “không đối không” là mối đe dọa nguy hiểm thực sự đối với các các máy bay, hệ thống kiểm soát và cảnh báo của quân đội của Mỹ.

    Chúng bao gồm hệ thống cảnh báo AEW và AWACS, các máy bay trinh sát và giám sát, máy bay tiếp nhiên liệu và còn nhiều loại máy bay khác.

    Sai lầm chính của Hoa Kỳ và các đồng minh của mình chính là họ tập trung phát triển theo hướng nghiên cứu loại tổ hợp tên lửa cho tàu hải quân “đất đối không”, mà không chú ý nhiều đến loại vũ khí này.

    “Những tên lửa “không đối không” được trang bị trên máy bay sẽ mang đến mối đe doạ nghiêm trọng cho Lực lượng không quân Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương và các khu vực tác chiến ở châu Âu”.

    Quân đội Nga và Trung Quốc có thể trang bị các vũ khí này trên máy bay MiG-31, T-50 PAK-FA và J-20, chúng có thể dễ dàng nhận biết và loại bỏ hệ thống cảnh báo AWACS, các máy bay tiếp nhiên liệu, trinh sát.

    Loại tên lửa tầm xa “không đối không” như R-37M (RVV-BD) do Viên thiện kế KB “Vympel”, KS-172 (K-100) do cục thiết kế thử nghiệm OKB “Innovator” của Nga và tên lửa PL-15 của Trung Quốc được chú ý đặc biệt.

    [​IMG]
    Tên lửa R-37M đã sẵn sàng sử dụng trên các máy bay chiến đấu MiG-31BM và sẽ sớm được trang bị trên máy bay Su-35S và T-50 PAK FA.

    Theo một số nguồn tin cho rằng, những vũ khí này có thể tiêu diệt mục tiêu khoảng cách 160 hải lý (khoảng 300 km).

    Các chuyên gia nói rằng, việc khởi động dự án tên lửa này đã bắt đầu vào năm 2014 và trong tương lai nó sẽ là một trong những vũ khí được chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 T-50 sử dụng.

    Loại tên lửa này được phát triển từ thời Liên Xô, để chống lại các mục tiêu không quân NATO - AWACS, trinh sát và tiếp nhiên liệu.

    Chúng rất phù hợp với MiG-31 và T-50, vì chúng có bán kính hoạt động lớn và có khả năng mang theo một lượng lớn tên lửa.

    Các cuộc thử nghiệm với chúng đã diễn ra vào đầu những năm 90. Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ kinh tế đất nước khá khó khăn dự án này bị dừng lại và mãi tới những năm 2000 Nga bắt đầu phát triển lại dự án này.

    Liên Xô đã nhận ra tầm quan trọng trong và mối đe dọa từ Lực lượng không quân của NATO và Hoa Kỳ, do đó đã tích cực phát triển tên lửa để đánh bại AWACS.

    Tên lửa R-37M là loại vũ khí có sức mạnh khủng khiếp, tuy nhiên Nga hiện đang phát triển một mô hình hiệu quả hơn là KS-172, hay còn gọi là K-100. Người ta tin rằng, tên lửa này có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 200 hải lý (370 km).

    Tuy nhiên nhiều người hoài nghi về khả năng này, việc khởi động lại dự án đã “đóng băng” trong một thời gian dài có thể sẽ không thành công như mong đợi. Đặc biệt kinh phí dành cho chúng vẫn đang là một vấn đề lớn. Các nhà đầu tư Ấn Độ đang có ý định hợp tác nhưng vẫn chưa có thỏa thuận nào được đưa ra.

    Trong thời gian này, ở Trung Quốc đang tích cực phát triển loại tên lửa của riêng của họ. PL-15 là một tên lửa có một động cơ phản lực dòng phẳng, chúng có thể đưa tên lửa đến mục tiêu ở khoảng cách ít hơn 200 km một chút. Đây là tên lửa khiến Lực lượng không quân Mỹ e ngại và buộc Mỹ phải thay thế loại tên lửa lỗi thời AIM-120C AMRAAM.

    [​IMG]
    Không chỉ vì PL-15 có khả năng hơn hẳn AMRAAM mà trên thực tế là ở Thái Bình Dương, Trung Quốc có đủ khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không của Mỹ.

    Tất cả các thông tin về máy bay thế hệ mới J-20 của Trung Quốc vẫn đang là môt bí ẩn. Tuy nhiên chắc chắn rằng chúng sẽ có tốc độ cao, tầm xa lớn, khó bị phát hiện và có thể mang theo số lượng lớn tên lửa lớn.

    Trước tình hình này, hiện nay Hoa Kỳ đang vội vàng phát triển các dự án của mình như xây dựng sân bay mới, phát triển các dự án tên lửa chiến lược và phát triển hệ thống phòng thủ của mình. Tuy nhiên họ không có một kế hoạch cụ thể nào để bảo vệ các máy bay trinh sát, tiếp nhiên liệu trên không.http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...khien-may-bay-trinh-sat-my-nguy-khon-3318373/
  2. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Bí mật tiêm kích Su-30: Những cuộc đối mặt trên Biển Đông
    Quang Huy | 18/09/2016 13:30

    1
    [​IMG]
    May mắn đã thuộc về những phi công tiêm kích Su-30 vì nhiên liệu của cả hai chiếc sau trận đầu vẫn còn đủ, nên lãnh đạo đã cho phép họ triển khai thêm một trận đấu nữa.
    Niềm vui lớn: Sân bay Kép chào đón tiêm kích Su-30MK2 về canh trời Đông Bắc!
    "Raptor" có tham gia hay không?

    Có một thông tin kích thích sự tò mò liên quan tới cuộc tập trận "RedFlag 2008" mà cho đến nay vẫn chưa được giải quyết.

    Các máy bay tiêm kích F-22A Raptor, theo các thông tin chính thức, không tham gia vào "RedFlag 2008". Tuy nhiên, đối với người Mỹ, việc so sánh 2 máy bay tiêm kích hiện đại nhất trong điều kiện của những trận không chiến gần sát với thực tế là điều hoàn toàn logic.

    Một trong số các phi công Su-30 Ấn Độ đã đưa ra bình luận như sau: "Chúng tôi đã "đấu" với "Raptor". Chúng tôi đã bắn hạ các máy bay này ngay trong cuộc tấn công giải định đầu tiên, và lần nào cũng vậy. F-15 không thể làm được gì". Phía Mỹ không đưa ra bất cứ bình luận nào liên quan tới thông tin trên.

    Ở đây, cần phải nhấn mạnh rằng, người ta cũng giữ im lặng rất lâu về trận chiến giữa F-22A và Rafale vào năm 2009. Tuy nhiên, khi người Pháp công bố đoạn video trận chiến với "Raptor" vào năm 2013, thì người Mỹ buộc phải lên tiếng tranh luận về đề tài ai hơn ai.

    [​IMG]
    Tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ tại RedFlag 2008.

    Những cuộc đối mặt trên Biển Đông

    Cuộc đối mặt chính thức được thừa nhận đầu tiên giữa Su-30MKM và F-22A diễn ra vào năm 2014 ở Malaysia.

    Trong cuộc tập trận "CopeTaufan 2014" đã có sự tham gia của 4 chiếc Su-30MKM thuộc phi đội 11 của Không quân Malaysia và 6 chiếc F-22A thuộc phi đội 19 và 199 của lực lượng tiêm kích số 154 Không quân Mỹ đóng tại Hawaii.

    Như thường thấy tại các cuộc tập trận tương tự, các trận không chiến 1 chọi 1 và 2 chọi 2 là kịch bản bắt buộc.

    Cuộc tập trận này gây nên sự chú ý rất lớn từ giới không quân quốc tế. Tuy nhiên, không một bên tham gia nào của "CopeTaufan 2014" cung cấp những thông tin chính thức về kết quả của các trận không chiến giả định.

    Thế nhưng, một tháng sau khi cuộc tập trận kết thúc, trên báo xuất hiện thông tin về việc "Raptor" bị các phi công Malaysia bắn hạ. Một đoạn ghi chú về trận không chiến giữa Su-30MKM với "Raptor" đã được đăng tải trên tạp chí Life&Time của Malaysia vào cuối tháng 7/2014:

    - "Mogwai" (bí danh của phi công Su-30MKM) phát hiện địch ở bên mạn phải. Các máy bay tiến lại gần với vận tốc khoảng 1665km/h. Các máy bay tiêm kích lao qua rất nhanh, nhưng "Mogwai" kéo cần lái về phía mình và đẩy sang bên khiến chiếc tiêm kích to lớn nghiêng sang trái.

    Áp tải ép viên phi công xuống ghế, nhưng anh ta cố gắng ngoái cổ để không mất dấu kẻ địch. Trong kính ngắm xuất hiện bóng dáng chiếc tiêm kích của Không quân Mỹ Lockheed Martin F-22A "Raptor".

    [​IMG]
    Đội hình F-15, F-22, Su-30, Mig-29N, BAE Hawk and F/A-18 ở Malaysia.

    Viên phi công liên tục sử dụng cần lái. "Mogwai" khoá máy bay địch bằng một mắt, mắt còn lại theo dõi chỉ số vận tốc hiển thị trên màn hình kính chắn gió trước. Khi lượn vòng, Su đã mất tốc và năng lượng, mà trong cuộc rượt đuổi bắt thì điều quan trọng là phải luôn kiểm soát được năng lượng.

    - Hai chiếc tiêm kích triển khai trận chiến cổ điển trên độ cao 4.600m của thao trường Grik, bang Perak (Malaysia). "Mogwai" và "Smegs" (bí danh của phi công điều khiển vũ khí) lái chiếc máy bay tiêm kích đa năng tối tân nhất và hoàn thiện nhất của Không quân Malaysia – Sukhoi Su-30MKM "SuperFlanker".

    Lực đẩy sau của 2 động cơ AL-31FP nghiêng một góc không tưởng, và "Mogwai" bắt đầu đẩy mũi chiếc tiêm kích của mình nhằm hướng giữa thân máy bay "Raptor".

    - "Mogwai" nhìn thấy trước mắt mình chiếc "Raptor" cũng với hệ thống điều khiển lực đẩy véctơ, nhưng chỉ một hướng thẳng đứng. Trên màn hình kính chắn gió trước xuất hiện biểu tượng "khoá" chiếc máy bay khó phát hiện.

    "Mogwai" chờ đợi khi nào trong tai nghe vang lên tín hiệu âm thanh cho phép sử dụng vũ khí, hoặc mục tiêu sẽ bị "đóng khung" vào khung hình ngắm bắn bằng pháo.

    - Trong trận chiến 1 chọi 1 chỉ được phép sử dụng tên lửa điều khiển tầm ngắn và pháo. "Raptor" được trang bị tên lửa điều khiển AIM-9M "Sidewinder" và pháo 6 nòng M-61A "Volcano" 20mm. "SuperFlanker" được trang bị tên lửa điều khiển siêu linh hoạt R-73, ngoài ra, trên Su-30MKM còn có pháo 1 nòng 30mm GSh-301.

    - Đây là trận chiến thứ hai sau khi cất cánh từ căn cứ không quân Butterworth của Không quân Malaysia… Trong trận đầu, may mắn đã thuộc về những chàng trai lái máy bay Su.

    Vì trong bình nhiên liệu của cả hai chiếc tiêm kích sau trận đầu vẫn còn đủ, nên lãnh đạo cuộc tập trận đã cho phép họ triển khai thêm một trận đấu giả định nữa…

    - Vào thời điểm khi "Mogwai" đã chuẩn bị triển khai pháo, phi công của "Raptor" bất ngờ chổng mũi và hất đuôi để thực hiện cú vút lên phức tạp.

    Từ hai cánh của "Raptor" có thể thấy rõ luồng khí mạnh. Phi công Mỹ bật buồng đốt sau, từ đuôi 2 động cơ F-119 của "Raptor" xuất hiện luồng lửa xanh. Nó lao lên trên gần như theo phương thẳng đứng giống một thiên thần.

    - Pacak! Pacak! Diapacak, bai! – "Smegs" kêu lên. "Pacak" theo tiếng lóng của các phi công Không quân Malaysia có nghĩa là "lao thẳng lên". "Mogwai" kéo cần lái về vị trí "Zone 5", bật buồng đốt sau. Đã không thể đuổi kịp "Raptor".

    - Sau cuộc tập trận này, các phi công của Không quân Malaysia đã chia sẻ với Life&Time những ấn tượng của mình về "CopeTaufan" kéo dài 2 tuần. "Nói một cách khách quan, trong những cuộc tập trận kiểu này không có kẻ thắng người thua.

    Đối với chúng tôi điều quan trọng là tích luỹ thêm kinh nghiệm mới… Cuộc tập trận giúp chúng tôi kiểm tra được chất lượng công tác chuẩn bị và tổ chức bay", phi công của "SuperFlanker" nói.

    Các phi công lái máy bay tiêm kích khi lên kế hoạch cho các cuộc không chiến thường sử dụng những biểu đồ năng lượng/tính linh hoạt (energymanoeuvringcharts, Emcharts).

    "Chúng tôi có Emcharts đối với F-15, nhưng chúng tôi không hề biết gì về "Raptor", bởi vì đây là những thông tin vô cùng bí mật. Từ giờ chúng tôi đã biết được chút ít và có thể tổ chức các trận đánh căn cứ vào những khiếm khuyết của chiếc tiêm kích này", viên phi công lái "Su" bổ sung.

    - Khả năng mặt đối mặt với chiếc máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 duy nhất trên thế giới hiện nay đã làm cho các phi công của Không quân Malaysia phấn chấn. Nhiều người muốn thử tài chiếc tiêm kích này.

    Mặc dù các kết quả của cuộc tập trận được giữ bí mật, nhưng một số phi công Malaysia đã thể hiện được khả năng của mình trong các trận đấu giả định với "Raptor"…

    Nếu như các phi công của Không quân Malaysia đã từng đối mặt với F-15 trong những cuộc tập trận trước, thì "CopeTaufan 2014" là lần xuất hiện đầu tiên của "Raptor" tại Đông Nam Á.

    [​IMG]
    Su-30MKM của Không quân Malaysia đối mặt với F-22 (dưới).

    Kết luận

    Căn cứ vào sự tham gia của các máy bay tiêm kích Su-30 tại những cuộc tập trận quốc tế, có thể đưa ra một loạt những kết luận quan trọng.

    Trong những trận đấu vượt quá tầm nhìn bằng mắt thường, Su-30SM (phiên bản hoàn thiện hơn Su-30MKI) không hề thua kém so với các máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4 của phương Tây, thậm chí cả trong điều kiện khi đối phương sử dụng các máy bay AWACS.

    Ở các trận đấu giả định trong tầm nhìn bằng mắt thường, Su-30SM giành chiến thắng nhờ tỷ lệ lực đẩy trọng lượng cao và tính năng siêu linh hoạt (nhờ hệ thống điều khiển véctơ lực đẩy).

    Chiếc tiêm kích duy nhất có thể đấu lại Su-30MKI trong những trận cận chiến giả định là tiêm kích thế hệ thứ 5 F-22A "Raptor".

    Bên cạnh đó, vai trò cận chiến trên không hiện nay không được đánh giá đúng mức. Có nhiều tình huống được đề cập tới khi các máy bay MiG-21 phiên bản nâng cấp của Ấn Độ đã "xử đẹp" những máy bay F-15 của Mỹ bằng hệ thống tác chiến điện tử và "giáp lá cà" với chúng.

    Ngoài hệ thống định vị sóng mạnh và hệ thống trao đổi thông tin cho phép tấn công đối phương theo chỉ dẫn của Su-30SM thứ hai, chiếc tiêm kích này có ưu thế trước đối phương dưới dạng trạm định vị quang học mà giúp Su-30SM phát hiện và độc lập tấn công đối phương trong chế độ điện đàm tắt.

    Đồng thời, danh sách vũ khí gồm các tên lửa "không đối không" và "không đối đất" là hết sức phong phú và đa dạng, còn thiết kế mở của hệ thống điện tử Su-30SM cho phép nó bổ sung những loại thiết bị và vũ khí mới.

    [​IMG]
    Tiêm kích Su-30M2

    Về các phẩm chất chiến đấu của mình, Su-30SM gần như là một chiếc Su-35 2 chỗ ngồi, chỉ với những tính năng kỹ thuật-bay và hệ thống radar kém hơn một chút.

    Thêm một ưu điểm của Su-30SM – đó là nó có thể thực hiện vai trò chỉ huy huấn luyện-chiến đấu đối với chính các máy bay Su-35.

    Các máy bay Su-30, về tiêu chí "hiệu quả-giá thành" vượt trội hơn tất cả "những bạn đồng niên" của mình và là một trong những cỗ máy hấp dẫn nhất. Điều này được chứng minh bằng các hợp đồng đặt mua chúng.

    Hiện nay, Không quân Nga đã nhận bàn giao 20 chiếc Su-30M2 và 56 chiếc (trong tổng số 72 chiếc) Su-30SM và dường như Bộ Quốc phòng Nga chưa có ý định dừng lại…

    Như vậy có thể thấy rằng còn lâu những chiếc máy bay tuyệt vời này mới hết thời.
    http://soha.vn/bi-mat-tiem-kich-su-30-nhung-cuoc-doi-mat-tren-bien-dong-20160918064421256.htm
  3. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Mới vào biên chế, Không quân Mỹ đã cho tiêm kích F-35 nằm đất

    [​IMG]
    Phiên bản F-35A dành cho Không quân Mỹ. Ảnh: DefenseTalk.
    Ngày 17-9, kênh truyền hình Mỹ CNN đăng tải, Không quân Mỹ vừa quyết định tạm dừng hoạt động của 10 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 Lightning II vừa mới tiếp nhận chưa đầy một tháng.
    Nguyên nhân được đưa ra là do các máy bay trên có nhiều khiếm khuyết trong thiết kế gây mất an toàn khi hoạt động.

    Theo đó, các chuyên gia Không quân Mỹ đã phát hiện ra vật liệu cách nhiệt trong hệ thống làm mát khoang nhiên liệu trên một số máy bay F-35 chỉ một thời gian ngắn sử dụng đã biến dạng và có nguy cơ bục vỡ.

    Lỗi này được phát hiện trên 57 chiếc F-35 dành cho Không quân Mỹ, trong đó đã có 15 máy bay đã được đưa vào biên chế. Đại diện Không quân Mỹ tuyên bố, vấn đề này sẽ được khắc phục sớm nhất có thể.

    "Chúng tôi đang hoàn thiện máy bay F-35, nên việc phát hiện các lỗi kỹ thuật là chuyện thường xuyên. Tuy nhiên, đa phần chúng đều có thể được khắc phục nhanh chóng", đại diện Không quân Mỹ cho biết.

    [​IMG]
    Phiên bản F-35A dành cho Không quân Mỹ. Ảnh: DefenseTalk.

    Đầu tháng 8-2016, các máy bay chiến đấu F-35A đầu tiên đã được Không quân Mỹ chấp nhận vào biên chế. Chúng được phiên chế cho Không đoàn số 388 và chuyển trạng thái sẵn sàng cho các nhiệm vụ tiêm kích phòng không hoặc tấn công mặt đất.

    Máy bay F-35A phiên bản không quân mới đây cũng bị phát hiện có vấn đề với hệ thống ghế phóng thoát hiểm. Do trang bị bay quá nặng, khi sử dụng ghế phóng có thể gây thương tích cho phi công, đặc biệt là phần cổ.

    Ngoài ra, hệ thống tái tạo dưỡng khí trên khoang của máy bay F-35, cũng như nhiều dòng máy bay chiến đấu khác của Không quân Mỹ cũng đang gặp vấn đề nghiêm trọng mà chưa tìm ra nguyên nhân để khắc phục.

    Liên quan tới dòng máy bay chiến đấu thế hệ 5 này, Lầu Năm góc vừa thực hiện thử nghiệm tích hợp F-35 với các tổ hợp phòng thủ tên lửa Aegis trong chương trình NIFC-CA.

    Theo đó, F-35 đã phát hiện và chỉ thị mục tiêu để tổ hợp Aegis phóng tên lửa SM-6 tiêu diệt thành công mục tiêu giả lập. Đây được coi là một trong những bài thử nghiệm quan trọng trong chương trình phát triển máy bay F-35.

    Máy bay F-35A phiên bản dành cho không quân là một biến thể của chương trình Máy bay tấn công liên quân (JSF) được hãng chế tạo Mỹ Lockheed Martin phát triển từ năm 2001 theo yêu cầu của Lầu Năm góc.

    Dòng máy bay thế hệ thứ 5 này được kỳ vọng thay thế hoàn toàn các đơn vị máy bay F-16, A-10 của Không quân Mỹ; F/A-18 của Hải quân Mỹ và AV-8B của Thủy quân lục chiến Mỹ.

    Tuy nhiên, chính vì các yêu cầu kỹ thuật phù hợp với nhiều quân binh chủng khác nhau, quá trình phát triển và thử nghiệm máy bay F-35 gặp rất nhiều vấn đề nghiêm trọng. Những vấn đề này không chỉ làm kéo dài thời gian phát triển mà có thể đẩy giá thành mỗi máy bay thế hệ thứ 5 này lên mức khó có thể chấp nhận.

    Ngoài Quân đội Mỹ, F-35 hiện đang được các nước Anh, Hà Lan, Italia, Israel, Canada, Na Uy, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc quan tâm đặt mua.
    http://soha.vn/moi-vao-bien-che-khong-quan-my-da-cho-tiem-kich-f-35-nam-dat-20160918072720259.htm
    Lần cập nhật cuối: 18/09/2016
  4. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Máy bay chiến đấu thế hệ 5 F- luôn có nguy cơ bục bình nhiên liệu. Thế khác nào F-35 là quả bom bay có người lái như Yokosuka MXY-7 Ohka của Nhật thời Thế Chiến 2, chỉ khác ở chỗ quả bom bay này ko cảm từ (vì pilot Mỹ rất sợ chết, chiến tranh TT,VN,Iraq pilot Mỹ thường nhảy dù để máy bay rớt khi dogfight với máy bay địch), ngoài ra giá thành của nó >300 triệu đô và trang bị nhiều hệ thống điển tử tinh vi nhất, rồi lắp được vũ khí (cơ mà để làm gì khi nó có thể nổ tung bất kì lúc nào). Vậy sao Mỹ ko rèn F-35 thành UAV cảm tử thì hay hơn

    F-35 lộ lỗi chưa thể khắc phục sau khi trang bị

    (Vũ khí) - Theo Defense News, Không quân Mỹ vừa quyết định dừng hoạt động của 10 chiếc tiêm kích F-35 Lightning II vừa mới tiếp nhận chưa đầy một tháng.
    Nguyên nhân được đưa ra cho quyết định này là do các máy bay trên có nhiều khiếm khuyết trong thiết kế gây mất an toàn khi hoạt động, nguồn tin không quân Mỹ cho biết.

    Cihr trong thời gian ngắn được tiếp nhận, Không lực Mỹ đã phát hiện ra vật liệu cách nhiệt trong hệ thống làm mát khoang nhiên liệu trên một số máy bay F-35 đã biến dạng và có nguy cơ bục vỡ.

    [​IMG]
    Tiêm kích F-35.
    Vấn đề đặc biệt nguy hiểm khi lỗi này được phát hiện trên 57 chiếc F-35A, trong đó đã có 15 máy bay đã được đưa vào biên chế. Tuy nhiên, đại diện Không quân Mỹ vẫn tự tin tuyên bố, vấn đề này sẽ được khắc phục sớm nhất có thể.

    "Chúng tôi đang hoàn thiện máy bay F-35, nên việc phát hiện các lỗi kỹ thuật là chuyện thường xuyên. Tuy nhiên, đa phần chúng đều có thể được khắc phục nhanh chóng", Defense News dẫn lời đại diện Không quân Mỹ cho biết.

    Mặc dù Mỹ trấn an rằng lỗi này được khắc phục nhanh nhất có thể, tuy nhiên theo trang Defense Aerospace (của Pháp), lỗi mới phát hiện trên F-35 gần như chắc chắn có liên quan đễn sự cố trên dòng máy bay đắt đỏ này được phát hiện hồi đầu năm 2016 nhưng nhà sản xuất vẫn chưa thể khắc phục được.

    Theo nguồn tin này, tiêm kích F-35 không thể cất cánh khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng cho phép vào mùa hè tại Trung Đông, hoặc những vùng có khí hậu nóng (Mỹ không nói cụ thể "ngưỡng nhiệt độ nhiên liệu" của F-35 là bao nhiêu).

    Tuy nhiên, mức 43 độ C được Không quân Mỹ đề cập cho thấy ngưỡng này khá thấp, đặc biệt trong điều kiện đường băng và sàn đỗ máy bay bằng bê tông thường phản xạ lại nhiệt mặt trời và làm tăng nhiệt độ của những phương tiện dừng đỗ trên đó.

    Điểm yếu này của F-35 có thể trở thành cơ hội cho các đối thủ của Mỹ. Những quốc gia thù địch này chắc chắn sẽ thận trọng chờ tới mùa hè (thậm chí là một đợt nắng nóng) mới tiến hành tấn công bởi họ biết rõ rằng đối thủ F-35 sẽ không thể cất cánh để đối phó.

    Trước thông tin này, trang Defense Aerospace còn mỉa mai rằng 2 giải pháp mà Không quân Mỹ đưa ra cho vấn đề này đặc biệt ấn tượng, sáng suốt, nhất là giải pháp xây dựng các bãi đỗ trong bóng râm dành cho xe chở nhiên liệu.

    Theo Defense Aerospace, những cách giải quyết này sẽ "đặc biệt hữu ích" đối với Thủy quân lục chiến Mỹ khi lý do để họ mua biến thể cất hạ cánh thẳng đứng F-35B là khả năng triển khai chúng tại các vị trí đổ bộ không bao lâu sau khi tiến hành đợt đổ bộ đầu tiên.

    Cuối cùng bài viết đặt câu hỏi: "Phải chăng giờ đây họ sẽ phải tính toán kế hoạch lên bờ, xây bãi đỗ râm mát cho các xe chở nhiên liệu trước khi F-35 có thể hạ cánh và các binh sĩ nhận được sự yểm trợ trên không?".

    Và nếu thông tin tạp chí Pháp đưa là đúng thì vấn đề đã trở nên đặc biệt nguy hiểm bởi trong khi chưa thể khắc phục được lỗi chết người này, Không quân Mỹ đã vội vàng đưa phi đội F-35 vào hoạt động chính thức.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/f-35-lo-loi-chua-the-khac-phuc-sau-khi-trang-bi-3318957/
    --- Gộp bài viết: 18/09/2016, Bài cũ từ: 18/09/2016 ---



    Này thì F-35 đã biên chế, hấp tấp biên chế cho có lệ để bọn chư hầu nó mua chứ có gì:)) cách đánh nhau của F-35 sẽ là lao vào máy bay, boongke hoặc tàu chiến địch và phát nổ, dựa vào khả năng tàng hình, hệ thống radar, cảm biến tối tân và trình độ pilot. Đây chính là khả năng vô địch của F-35, bom bay có người lái tàng hình giá trăm triệu đô

    Lần cập nhật cuối: 18/09/2016
  5. toiyeutrunghoa

    toiyeutrunghoa Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2016
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    6
    Siêu tiêm kích F-35 đắp chiếu hàng loạt: Nghìn tỷ mua lỗi
    (Bình luận quân sự) - Siêu tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 của Mỹ đã bị đình chỉ hoạt động chỉ sau 1 tháng được không quân Mỹ đưa vào trực chiến đấu.
    F-35 đắp chiếu sau 1 tháng đưa vào trực chiến

    Theo đài truyền hình CNN, vẻn vẹn chỉ sau một tháng kể từ khi máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 là F-35 của Mỹ được tuyên bố là "đã sẵn sàng chiến đấu", Không quân Hoa Kỳ đã đình chỉ hoạt động của máy loại được chế tạo trong khuôn khổ “dự án nghìn tỷ” này.

    Theo giới chức lãnh đạo không quân Mỹ, tổng cộng 57 chiếc F-35A bị ảnh hưởng bởi lỗi này, trong đó 13 máy bay đã được đưa vào biên chế và những chiếc còn lại hiện vẫn trong dây chuyền sản xuất. Không quân Mỹ đã buộc phải tạm dừng hoạt động tất cả các máy bay F-35 hiện có.

    Các chuyên gia Mỹ từng cho rằng, những sự cố là điều không thể tránh khỏi đối với bất cứ dự án phát triển chiến đấu cơ thế hệ mới nào, đặc biệt là đối với siêu tiêm kích F-35 thì càng dễ hiểu, bởi nó được tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến và phức tạp hàng đầu thế giới.

    Theo nguồn tin, các siêu tiêm kích của Mỹ đã xuất hiện vấn đề nghiêm trọng với thùng chứa nhiên liệu, hay nói đúng hơn, các lớp vật liệu cách nhiệt trong hệ thống làm mát của khoang nhiên liệu máy bay không thể sử dụng bình thường được.

    Điều hiển nhiên là tất cả mọi thứ liên quan với hệ thống nhiên liệu đều rất nghiêm trọng. Trong khi đó, chương trình chế tạo F-35 đã tiêu tốn khoảng 1,5 nghìn tỷ USD (kể cả lạm phát), để trở thành chương trình sản xuất vũ khí đắt đỏ nhất trên toàn thế giới.

    [​IMG]
    Dự án phát triển F-35 đã vượt thời hạn 7 năm, tiêu tồn hàng tỷ USD

    Những nhà thiết kế chế tạo máy bay đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trên tất cả các bộ phận kết cấu thân máy bay và các hệ thống vận hành của nó. Máy bay đã bị chậm đưa vào biên chế ít nhất là 7 năm so với dự tính. Vậy mà, các vấn đề vẫn liên tục phát sinh.

    Nhà bình luận quân sự Nga Viktor Baranesh nhận xét tình hình máy bay của Mỹ trên Sputnik rằng, một trong những vấn đề hàng không quan trọng nhất liên quan đến độ bền vững của các thùng nhiên liệu. Thường là chúng phải được chế tạo bằng các loại vật liệu siêu bền, ví dụ như Titan.

    Người Mỹ muốn thể hiện mình có trình độ cao đến nỗi có thể bỏ qua các định luật vật lý nên đã làm thùng chứa xăng bằng vật liệu tổng hợp, nhưng loại vật liệu này có một nhược điểm lớn là không bền, khi quá tải nghiêm trọng, chúng bắt đầu vỡ vụn ra từng mảnh.

    Theo tuyên bố của lực lượng không quân Mỹ, hiện các chuyên gia kỹ thuật của Văn phòng điều phối chương trình F-35 và nhà thầu Lockheed Martin cùng với đội kỹ thuật hàng không của không quân Mỹ đang đề ra kế hoạch để khắc phục vấn đề này “sớm nhất có thể”.

    Tuy nhiên, “sớm nhất có thể” là trong thời gian bao lâu thì Lầu Năm Góc vẫn chưa có câu trả lời cụ thể.

    Nga và Mỹ đã từng hợp tác trong chế tạo hàng không

    Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ John McCain đã từng chỉ trích thậm tệ chương trình máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm Lockheed Martin F-35 là không bằng chiếc chiến đấu cơ thế hệ cũ F-16 và cho đó là thất bại thảm hại của Mỹ.

    “Chương trình F-35 là những tai tiếng và bi kịch về chi phí, thời gian và chất lượng công việc. Sự phát triển F-35 đã kéo dài hơn 15 năm. Chi phí tăng hơn gấp đôi so với ước tính ban đầu" - ông McCain phát biểu trong một phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ.

    Ông McCain liệt kê các vấn đề gặp phải trong thiết kế máy bay, trong số đó có những vấn đề như radar bất ổn, hạn chế trong hoạt động của các bộ cảm biến và hệ thống nhiên liệu, hạn chế trong hệ thống cứu hộ phi công, động cơ không đáng tin cậy, phần mềm hệ thống đầy lỗi...

    Ngoài ra, kế hoạch chế tạo máy bay không được hoàn thành. Theo dự kiến từ khi lập dự án, đến năm 2016 Lockheed Martin đã phải chế tạo được hơn 1000 chiếc F-35 với 3 phiên bản khác nhau. Nhưng trong thực tế, mới chỉ được sản xuất được 179 máy bay nhưng đã gặp vô vàn lỗi.

    Hiện nay, các nhà thiết kế và kỹ sư Mỹ đang đau đầu suy nghĩ xem phải làm gì bây giờ - tiếp tục “chiến đấu” với thùng composite hay là chuyển sang thùng Titan? Dù là bất cứ phương án nào thì việc khắc phục lỗi này sẽ tiếp tục đẩy chi phí sản xuất máy bay tăng cao hơn nữa.

    Theo ý kiến của chuyên gia Victor Baranesh, thông tin mới về sự có nghiêm trọng của F-35 không thể không ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của máy bay đối với những người mua tiềm năng, kể cả quân đội Mỹ và các nước đồng minh đã bỏ tiền đầu tư cho dự án siêu đắt đỏ này.

    [​IMG]
    Phiên bản F-35C trên tàu sân bay Mỹ

    Tài trợ cho dự án F-35 bao gồm một số nước NATO quan tâm đến việc mua loại máy bay chiến đấu tương lai, đó là Canada, Anh, Italia, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, Na Uy và Đan Mạch. Ngoài ra, còn có một số nước không tài trợ nghiên cứu mà sẽ mua máy bay như Nhật Bản, Israel…

    Không ai muốn mua sản phẩm có những lỗi nghiêm trọng như vậy. Nếu không muốn bị vứt ra thùng rác, các chuyên gia thiết kế F-35 sẽ phải làm tất cả để giải quyết khuyết điểm. Người Mỹ đã quá vội vàng khi tung hô rầm trời về một sản phẩm còn đầy lỗi như vậy.

    Vị chuyên gia này nhấn mạnh, trước đây, khi các chuyên gia Mỹ lâm vào bế tắc, không thể giải quyết được một số vấn đề kỹ thuật, họ đã từng không ngần ngại nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia hàng không Nga tham gia tư vấn, mời kỹ sư thiết kế Nga đến hiệu chỉnh các vấn đề kỹ thuật.

    Khi không có lối thoát, Nhà Trắng phải nhờ cậy đến Khối công nghiệp quân sự Nga, sự hợp tác này đã giúp Washington chữa được “căn bệnh ấu trĩ" của máy bay Mỹ. Nhưng sau đó, họ đã tự cắt đứt mọi hợp tác bằng cách tuyên bố trừng phạt Nga.

    Hiện nay, sự hợp tác giữa hai bên là điều không tưởng vì lý do chính trị hoặc lý do kinh tế, bởi Moscow sẽ không tự gây thiệt hại cho chính mình. “… chúng tôi hoàn toàn có lý khi nói rằng: Này các bạn, chúng ta quay lưng lại với nhau và không có tiếp xúc nào hết” - ông Victor Baranesh nói.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...u-hang-loat-nghin-ty-mua-loi-3319223/?paged=2
  6. toiyeutrunghoa

    toiyeutrunghoa Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2016
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    6
    Cái gì đến rồi sẽ đến tai nạn đầu tiên của F-35, thầy đoán đố có sai

    Vừa đi vào phục vụ, F-35A của Không quân Mỹ đã bị cháy
    [​IMG]
    Nguồn tin từ Không quân Mỹ xác nhận với tờ Defense News rằng 1 chiếc F-35A đã bị bắt lửa khi đang tham gia cuộc tập trận ở Căn cứ không quân Mountain Home, bang Idaho.
    Không quân Mỹ tiếp tục phàn nàn về "Tia chớp” F-35A
    Vụ tai nạn xảy ra vào buổi trưa ngày 23/09 với một chiếc F-35A thuộc phi đội tiêm kích 61 đóng tại Căn cứ không quân Luke. Không có chấn thương nghiêm trọng với phi công hay các nhân viên kỹ thuật gần đó.

    "Phi công đã phải thoát khỏi máy bay trong quá trình khởi động động cơ do cháy ở phía sau. Đám cháy đã nhanh chóng bị dập tắt.

    Như một biện pháp phòng ngừa, 4 nhân viên bảo trì và phi công thuộc phi đội 61, cùng 3 nhân viên thuộc đội bảo trì 366 đã được đưa đến trung tâm y tế của căn cứ để khám tiêu chuẩn", Đại úy Mark Graff, phát ngôn viên của Không quân Mỹ cho biết.

    [​IMG]
    Một chiếc F-35A tại Căn cứ không quân Luke.

    7 chiếc F-35A từ Căn cứ Không quân Luke, một trong những đơn vị chịu trách nhiệm huấn luyện phi công cho chương trình F-35 đã được triển khai đến Căn cứ Mountain Home nhằm thực hiện cuộc huấn luyện đất đối không từ ngày 10 - 24/9.

    Nguyên nhân gốc rễ của vụ việc đang được điều tra, ông Graff nhấn mạnh. Tại thời điểm vụ tai nạn được công bố, người ta vẫn chưa biết được vị trí chính xác của ngọn lửa bắt nguồn từ động cơ F135 do Pratt & Whitney sản xuất.

    "Chúng tôi nhận thức được sự cố liên quan đến một chiếc F-35A từ Căn cứ không quân Luke đang hoạt động tại Mountain Home, nhưng chưa có thêm bất kỳ thông tin chi tiết nào vào lúc này.

    Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Không quân Mỹ và Văn phòng chương trình hợp tác F-35 (JPO) trong quá trình điều tra của họ," người phát ngôn của Pratt & Whitney, ông Matthew Bates cho biết.

    [​IMG]
    Không quân Mỹ liên tục gặp rắc rối với những chiếc F-35A

    Hiện vẫn chưa rõ có sự liên quan nào giữa các vấn đề gần đây với hệ thống làm mát của F-35A khiến 15 chiếc bị đình chỉ bay hay không?

    Trong thời gian bảo trì, các kỹ thuật viên phát hiện ra các tấm cách nhiệt xung quanh ống làm mát bên trong thùng nhiên liệu đã bị vỡ, Văn phòng chương trình F-35 cho rằng các nhà cung cấp đã sử dụng vật liệu không đúng chuẩn để sản xuất các tấm cách nhiệt.

    Lỗi tấm cách nhiệt cũng gây ảnh hưởng tới 42 chiếc F-35 đang được chế tạo tại dây chuyền của Lockheed Martin.

    Khi vấn đề xảy ra vào thứ sáu tuần trước, các quan chức thuộc JPO đã khẳng định chắc chắn rằng không có máy bay nào khác bị ảnh hưởng.

    Đầu tuần này, Giám đốc JPO, Trung tướng Christopher Bogdan nói rằng, Lockheed đang lên kế hoạch kiểm tra sửa chữa trong tuần tới và nếu hiệu quả, các đội kỹ thuật thuộc công ty sẽ được triển khai vào tuần kế tiếp để bắt đầu sửa chữa.
    http://soha.vn/vua-di-vao-phuc-vu-f-35a-cua-khong-quan-my-da-bi-chay-20160924103525241.htm
  7. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
  8. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Mặc dù USAF đưa ra quyết định nghỉ hưu cho F-117 NightHawk nhưng một số chiếc vẫn duy trì bay thử

    2 chiếc này bay từ căn cứ không quân Tonopah ở sa mạc Neveda
  9. Longbow

    Longbow Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2016
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    100
    . F-22 Raptor đã trực chiến hơn 10 năm, số lương gần 200 chiếc.

    . F35 là một thiết kế hoàn toàn mới, có đến 3 phiên bản và phục vụ cho 3 mục đích hoàn toàn khác nhau, vì thế nó là một dòng chiến đấu cơ phức tập nhất cho đến giờ. Chuyện gặp trục trặc liên tục trong quá trình mới đưa vào sử dụng chắc chắn là điều không thể tránh khỏi.

    . Nhìn sang dòng SU 30MK, dù được hiện đại hóa dựa trên thiết kế của dòng SU 27 đã có từ thập niên 70 của thế kỷ trước nhưng việc SU 30MK gặp trục trặc liên tục gần đây cũng là điều không thể tránh khỏi.

    .Tương tự là dòng Mig 29K, dù đã có thiết kế hoàn chỉnh từ đầu thập niên 90 nhưng khi được cung cấp cho Ấn độ từ năm 2009 thì vẫn gặp rất nhiều sự cố.

    . Với 2 dòng được phát triển riêng rẻ cho 2 mục đích khác nhau (SU30MK và Mig29K) và có thời gian đưa vào sử dụng đã lâu mà vẫn còn gặp rất nhiều trục trặc không tránh khỏi thì việc F35 mới đưa vào phục vụ với 3 dòng khác nhau liên gặp trục trặc chắc không phải là điều gì quá khó hiểu!

    . Với J-20 và T50 thì hiện chỉ là những bản thử nghiệm với số lượng ít ỏi nên chưa thể nói lên điều gì và cũng không có gì là chắc chắn sẽ được sản xuất với số lượng lớn trong thời gian sắp tới (tất cả chỉ là dự kiến).

    + Tóm lại, là những người đam mê khoa học, thiết nghĩ chúng ta dù có trái tim nóng nhưng phải giữ được cái đầu lạnh để những lời bình luận về khoa học của mình càng thêm có giá trị.
    toido thích bài này.
  10. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    So Gen 5 vs Gen 4, chưa phải 4+ nữa, trong khi MiG-29K, Su-30 nó bay hàng nghìn giờ thì so với thằng F-35 quanh năm nằm đất vừa mới nằm tiếp, so khôn vkl :)) so Su-30 thì phải so với F-15 chứ ? F-15 thi tai nạn còn hơn Su-30 nhiều

    Đưa vào hoạt động # với thực chiến nhé, F-22 chưa bao giờ thực sự chiến đấu đúng khả năng của nó cả

    Người ta chửi F-35 là vì từ khi thiết kế, thử nghiệm đầy lỗi và tới khi tuyên bố mồm hoàn thiện, đưa vào hoạt động vẫn đầy lỗi và mới đây nằm đất, nhưng vẫn bô bô đã hoàn thiện, rồi mấy con giời rồ Mỹ nâng bi, còn mặt dày đi xuất khẩu nữa chứ,

    F-4 ngày xưa ban đầu cũng có 3 phiên bản, dành cho 3 mục đích đấy cháu :)) mà lỗi của nó hầu như ko có ngoại trừ thiết kế khí động học ko dành cho dogfight/gunfight


    The F-35A is the Air Force's version of the jet, the US Marines and Navy will also have their own F-35 variants.
    F-4s were built, becoming the mainstay of the US Air Force, Navy and Marine fighter forces

    https://warisboring.com/is-the-f-35-joint-strike-fighter-the-new-f-4-75aee4a354bc#.xbo7n5hj4


    Ghê quá F-35 tới 3 phiên bản luôn cơ à :)) F-4 nó cả đống phiên bản còn chưa khoe

    https://www.f35.com/about/variants
    https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_McDonnell_Douglas_F-4_Phantom_II_variants

    VL thiết kế mới :))

    Cửa hút khí thì # gì mấy con F-x cũ rích ? vẫn đặt bên mép thân ngay sát khoang lái, khí động học này chỉ dùng cho mấy con đánh chặn thôi, chứ dành cho dogfight rất kém
    Thiết kế DSI của intakes F-35 thì trước đó đã áp dụng cho F-16

    Ống xả bản F-35B thì khác gì Yak-141, đi nhái công nghệ LX
    Radar AESA APG-77 của F-22 có peak power là 20 kW còn APG-81 thì ko tới, APG-81 cũng dùng lại công nghệ của APG-77

    More than one hundred APG-77 AESA radars have been produced to date by Northrop Grumman, and much of the technology developed for the APG-77 is being used in the APG-81 radar for the F-35 Lightning II.

    https://en.wikipedia.org/wiki/AN/APG-77

    IRST/EOTS thì F-14 đã có trước đó

    Đúng hơn là 1 nồi cám lợn thì có chứ thiết kế mới gì

    Sao ko so sự cố MiG-29K vs FA18 xem con nào sự cố nhiều và thảm khốc hơn ? về số tai nạn Gen 5 thì F-22 vô địch thầy đồng ý :))
    Lần cập nhật cuối: 10/10/2016

Chia sẻ trang này