1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

India Aero 2011

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi 5genfighter, 10/02/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Su-30 MKI với BrahMos ​


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    9/2/2011


    [​IMG]










    [​IMG]










    [​IMG]










    [​IMG]










    [​IMG]









    [​IMG]












    [​IMG]










    [​IMG]










    [​IMG]










    [​IMG]










    [​IMG]










    [​IMG]










    [​IMG]











    [​IMG]










    [​IMG]
  2. 5genfighter

    5genfighter Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    343
    Thực sự là với Brahmos, do không bị hạn chế bởi MTCR, Ấn độ hoàn toàn có thể nới rộng tầm của tên lửa Brahmos nếu cần so với tầm 290km được công bố hiện nay. Hiện đang là tên lửa hành trình bay nhanh nhất thế giới đạt tới Mach-3, với phiên bản bằn từ máy bay, Brahmos là teminator đối với bât kì nhóm tác chiến tàu sân bay hiện đại nhất nào bây giờ. Với sơ đồ chiến thuật đơn giản nhất 4 Su-30MKI tấn công nhóm tầu sân bay từ bốn hướng, ngoài tầm tác chiến của F-18E/F, phóng Brahmos để kết thúc sự sống của tàu sân bay. Đó là chưa kể tới phiên bản hypersonic đang được phát triển, đã được test-fired thành công trong lab, và có kế hoạch test-fire thực địa trong năm tới. Việt Nam đầy hi vọng sở hữu loại vũ khí lợi hại này để dùng cho phòng thủ Biển Đông trong tương lai gần. Do vậy tin vui về phiên bản air-launched của Brahmos của người Ấn, cũng nên được xem như là một tin vui nho nhỏ của Việt nam.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    A bit fun with Brahmos:

    [​IMG]
  3. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Trực thăng tấn công hạng nhẹ nội địa của Ấn mẫu thử thứ 2

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. GT13E1

    GT13E1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/01/2011
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    Có ai có thông tin về Indian MRCA competition ai trúng thầu không?
    hợp đồng máy bay ngoài M lớn nhất lịch sử
  5. John_Rambo

    John_Rambo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    1
  6. FieldMarshal

    FieldMarshal Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/02/2011
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Bài tự dịch - thông cảm nếu không hay:)):)):)):)):))
    Máy bay chiến đấu châu Âu dẫn đầu cuộc đua MMRCA
    Bangalore 10 tháng 2 năm 2011, 0:45 IST

    Đó là một cuộc đấu không khoan nhượng tại Aero India 2011 cho một giải thưởng 10 tỷ đô la mỹ (tương đương 455 tỷ rupee). Lần lượt, bốn trong số những loại máy bay chiến đấu tiên tiến nhất thế giới gào rú trên bầu trời, cố gắng thể hiện mình dưới con mắt theo dõi của các quan chức bộ QP Ấn Độ, những người sẽ quyết định loại máy bay nào là tốt nhất cho Không quân Ấn Độ, trong hợp đồng cung cấp 126 máy bay chiến đấu đa năng tầm trung (MMRCA).

    Phần trình diễn của các máy bay đó sẽ phản ánh cơ hội của mỗi máy bay chiến đấu trong cuộc đua MMRCA. Trong nhiều cuộc phỏng vấn các quan chức BQP, các phi công Ấn, và đại diện các nhà sản xuất, các quy tắc đấu thầu đã được tuân thủ chặt chẽ trong cuộc đua MMRCA này. Không một ứng viên nào bị tuyên bố loại bỏ trong các báo cáo đánh giá của Không quân Ấn Độ về các chuyến bay trên các loại máy bay đó, xong những yếu nhân của vụ thầu này đã bày tỏ rằng cuộc đua giờ đây chỉ còn các máy bay châu Âu mà thôi.

    Như vậy, Mig-35 của Nga là minh chứng rõ ràng nhất cho khẳng định trên, Mig-35 thậm chí còn không được đưa đến Areo lần này. Sau nhiều vấn đề xảy ra trong quá trình thử nghiệm đánh giá chuyến bay, nó bị Không quân Ấn Độ đánh giá chỉ là một bản nâng cấp của Mig-29. Và do đó, máy bay chiến đấu Nga chính thức bị loại khỏi cuộc chơi. Ít ảm đạm hơn một chút là Lockheed Martin F-16IN Super Viper, máy bay này được đưa đến Bangalore, nhưng đã không tham gia cuộc đấu súng nhào lộn khai mạc.

    Bộ trưởng Quốc phòng Antony khẳng định ngày hôm nay rằng không có ảnh hưởng chính trị nào trong việc lựa chọn người thắng thầu MMRCA, nhưng cấp dưới của ông thì ít ngoại giao hơn,"Chiếc F-16 chỉ còn tham gia cuộc đua trên danh nghĩa mà thôi; người Mỹ sẽ không được phép cung cấp cùng một loại máy bay cho cả Ấn Độ và Pakistan. Ngoài ra, F-16 đã đến cuối vòng đời phát triển của nó. Không còn phạm vi để cải thiện nó hơn nữa." , một quan chức cấp cao nói.

    Lockheed Martin dường như biết rằng cơ hội của mình có vẻ đã kết thúc. Trong hai tháng qua, các quan chức công ty và thậm chí cả Lầu Năm Góc, đã chuyển trọng tâm sang những chiếc F-35, các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm mà Lockheed Martin đang phát triển. Nhưng trong khi giám đốc chương trình mua sắm của Lầu Năm Góc, Ashton Carter, đã ra hiệu sự sẵn sàng của Mỹ cho phép Ấn Độ tham gia chương trình F-35, các quan chức quốc phòng Ấn Độ vẫn làm lơ.

    Về điều này, Antony đã trả lời: "Chúng tôi đang cộng tác với người Nga để sản xuất máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm .... Không có quốc gia nào đã cho chúng tôi những công nghệ này trong quá khứ. Chúng tôi đang xúc tiến [trong quan hệ đối tác với Nga]. Không có vấn đề thụt lùi ở đây. "

    Một ứng viên Mỹ khác, chiếc F/A-18 Super Hornet, đã tiêu khiển khán giả với một màn trình diễn tuyệt vời của các động tác chiến đấu, giới thiệu lịch sử của nó như là một máy bay tiêm kích chiến đấu, chỉ có F/A-18 là bay bằng tên lửa được lắp dưới cánh -- điều tối kị khi bay nhào lộn trình diễn. Nhưng mặc dù Super Hornet bay nhào lộn rất đẹp, xong các động tác của nó được thực hiện ở tốc độ chậm. Điều đó cũng giống như tình trạng trì trệ của nó trong chiến dịch Ấn Độ lần này.

    "Chúng tôi cho điểm kém đối với F/A-18 trong khi đánh giá chuyến bay", một sĩ quan Không quân Ấn Độ là người có liên quan chặt chẽ nói.

    Vậy là chỉ còn ba ứng viên Châu Âu: Eurofighter (từ một tổ hợp bốn quốc gia), Rafale Dasault (từ Pháp) và Saab Gripen (Thụy Điển). Mỗi chiếc máy bay trong số đó đã đưa ra một màn trình diễn tuyệt vời của nhào lộn tốc độ cao, thực hiện các vòng cuộn, và bay lật, và rõ ràng đã đạt tới ranh giới flight envelope của máy bay.

    Máy bay Gripen cho thấy sự nhanh nhẹn trong khi bay leo cao, lợi thế cho phép nó chiếm vị trí lợi hại khi leo cao rất nhanh trong khi không chiến . Vào lúc kết thúc màn trình diễn của mình, phi công của Gripen đã cho thấy một ưu điểm khác của máy bay, đó là hạ cánh trên đường băng ngắn, máy bay dừng lại trong vòng chưa đầy 900 ft.

    Nhưng các quan chức của không quân Ấn đã chỉ ra hai nhược điểm chính của Gripen: "radar AESA của Gripen là kém hiện đại nhất trong tất cả các ứng viên của MMRCA, và là một máy bay tiêm kích một động cơ, nó mang vũ khí ít hơn đáng kể so với các đối thủ mang hai động cơ lớn. "

    Lợi thế hai động cơ đã ngay lập tức thể hiện khi Rafale và Eurofighter nhào lộn trên bầu trời, làm choáng váng khán giả với một vụ nổ của âm thanh. Thật khó để phân cao thấp hai máy bay này, những cú ngoặt với G cao; góc tấn rộng khi bay chậm luôn mang lại khoái cảm cho các khán giả.

    "Cuộc đua MMRCA bây giờ chỉ còn là giữa Eurofighter và Rafale", một sĩ quan Không quân Ấn Độ nói sau khi đánh giá chuyến bay. "Vấn đề chỉ còn là giá cả. Nhưng nếu BQP chấp nhận một máy bay chiến đấu nhỏ hơn, với một radar còn có thể tiếp tục nâng cấp trong tương lai, máy bay Gripen với giá rẻ của nó (khi so với hai ứng viên còn lại) có thể là chú ngựa ô trong cuộc đua này."
  7. GT13E1

    GT13E1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/01/2011
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi đặt ra là khi cả thế giới lên cơn sốt với 5th gen thì người Ấn bỏ 10 tỉ ra mua 4th++ gen làm gì? Khi mà hợp đồng chưa ký (7-2011) thì máy bay đã lỗi thời?
    Ngay trên các forum của ấn người ta cũng đặt ra câu hỏi trên + với cách chi tiền vô tội vạ của người ấn như scandal mua tàu sân bay cũ Nga gần 3 tỉ obama.
  8. John_Rambo

    John_Rambo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    1
    thì lũ Ấn thân Nga còn nhiều mà, khi nào trung quốc hết cộng sản thì Ẩn Nga cũng cắt đứt bang giao, Nga chỉ còn cách bán tháo vừa cho tào khựa vừa cho Ấn kích đểu 2 thằng để làm lợi cho mình thâm vl

    PS: người chiến thắng là EF =D>
  9. BoyPio

    BoyPio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2011
    Bài viết:
    449
    Đã được thích:
    0
    Máy bay Su: Nỗi ám ảnh của Không lực Hoa Kỳ

    VietnamDefence - Các máy bay Su, đặc biệt là Su-30MKI và Su-35BM, đang được coi là mối đe doạ nghiêm trọng đối với ưu thế trên không của Mỹ, Australia và có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh không quân tại châu Á-Thái Bình Dương.


    Quật ngã “Đại bàng” Mỹ

    Điều khiến Mỹ và đồng minh lo lắng nhất là các máy bay Su tỏ ra có ưu thế hơn nhiều các máy bay tiêm kích chủ lực thế hệ 4 của Mỹ như F-15 Eagle (Đại bàng), F-16 Fighting Falcon (Chim ưng chiến), F/A-18 Hornet (Ong bắp cày), thậm chí có thể thách thức F-22 Raptor và F-35 Lightning II thế hệ 5.


    Máy bay tiêm kích đa năng thế hệ 4++ Su-35BM Flanker E của Không quân Nga. Ảnh: ausairpower. net


    Năm 1992, phi công Nga Aleksandr Kharchevsky đã lái Su-27 lần đầu tiên vượt Đại Tây Dương sang Mỹ diễn tập và trong các tình huống không chiến với F-15, Su-27 đều giành chiến thắng. Trong cuộc tập trận không quân Mỹ-Ấn Cope India 2004 tổ chức tại Ấn Độ, F-15 của Không quân Mỹ đã bị Su-30K, MiG-21 và MiG-27 đánh bại nhiều lần, trong đó đặc biệt xuất sắc là MiG-21 và Su-30K.

    Sau cuộc tập trận chung Cope India 2005 với Không quân Ấn Độ, bản tin Inside Air Force của Không quân Mỹ sau đó đã nêu những số liệu gây sốc với phía Mỹ vì các máy bay Su-30MKI, MiG-27, MiG-29 và thậm chí cả loại lạc hậu MiG-21 Bizon của Ấn Độ đã “giao tranh” với loại máy bay chủ lực của Không quân Mỹ là F-15C/D Eagle và giành thắng lợi ròn rã, các phi công Mỹ đặc biệt ấn tượng với MiG-21 Bison và Su-30MKI. Su-30MKI đã giành thắng lợi trong đa số các cuộc “giao chiến” với cả F-16 và F-15 của Không quân Mỹ. Washington ProFile đã gọi thành công của các máy bay Nga là “điều hoàn toàn bất ngờ” đối với các phi công Mỹ.

    Tướng Hal M. Homburg, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Không quân chiến đấu (Air Combat Command) - Không quân Mỹ, nói đây là điều hoàn toàn bất ngờ đối với các phi công Mỹ, công nghệ Nga trong tay người Ấn Độ đã phát một “tín hiệu cảnh tỉnh” Không quân Mỹ và nói: “Các máy bay tiêm kích Su-30MKI của Nga tốt hơn máy bay tiêm kích chủ lực của Mỹ F-15С Eagle. Không quân các nước được trang bị những máy bay này có ưu thế nhất định và trong tương lai có thể là mối đe doạ với ưu thế trên không của Mỹ ”.

    Trong cuộc tập trận mô phỏng trên máy tính ở căn cứ không quân Hickam, Hawaii, Mỹ vào tháng 8/2008 với sự sự tham dự của các đại diện Không quân Hoàng gia Australia, các máy bay Su-30 “ảo” cũng đã đánh bại một cách thuyết phục máy bay tiêm kích thế hệ 5 F-35 vốn đang được quảng cáo ồn ào mà Australia dự kiến chi 16 tỷ USD để mua sắm 100 chiếc.

    Tiến sĩ Carlo Kopp, chuyên gia phân tích hàng đầu của Trung tâm Nghiên cứu khoa học Air Power Australia cho rằng, các máy bay mới của Nga mà các nước châu Á-Thái Bình Dương mua có thể “tước vũ khí” các máy bay tiêm kích tiên tiến của Không quân Australia. Các máy bay Su-30 mang được số tên lửa tầm xa nhiều gấp nhiều lần nên khi chúng tấn công bằng mấy tên lửa một lúc sẽ bắn hạ bất kỳ máy bay Australia với xác suất gần như 100%. Theo ông Kopp, kịch bản khả quan nhất đối với Không quân Australia “1 đổi 1”, tức là để tiêu diệt 1 chiếc Su-30, họ phải mất 1 chiếc F/A-18E/F Super Hornet hoặc F-35 Lightning II và hơn nữa, sau một số lần tấn công, các máy bay Australia sẽ hết sạch tên lửa và trở nên bất lực trước Su-30.

    Sau cuộc tập trận không quân Red Flag 2008 tại Mỹ, tạp chí hàng không uy tín của Anh Flight, tháng 11/2008, đã đề nghị các độc giả website của mình bầu chọn loại máy bay tiêm kích tốt nhất thế giới từ một danh sách, trong đó có Su-30MKI, F-22 và F-15. Su-30MKI đã được bầu chọn là loại máy bay tiêm kích tốt nhất thế giới, hơn cả máy bay tiêm kích thế hệ 4 F-15 và máy bay tiêm kích thế hệ 5 duy nhất hiện nay F-22 khi giành được 59% số phiếu bầu; so với 37% của F-22 và 4% của F-15. Tạp chí Seguranza&Defesa (Brazil) số tháng 4/2009 cũng đăng bài thừa nhận Su-35 là loại máy bay tốt nhất trong các máy bay cùng loại và các công nghệ máy bay tiêm kích thế hệ 5 áp dụng cho Su-35 tạo cho nó có ưu thế so với các máy bay cùng loại đang được sản xuất và phát triển trên thế giới.

    Tháng 2/2009, tại Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ thuộc **** Cộng hoà James Inhofe đã nói: “Tất cả chúng ta đều thừa nhận rằng, trừ máy bay F-22 và F-35 JSF (Joint Strike Fighter), người Nga đang chế tạo các máy bay Su vượt trội các máy bay tiến công tốt nhất của chúng ta là F-15 và F-16” và kêu gọi tăng thêm 5,3 tỷ USD để mua máy bay tiêm kích thế hệ mới và các vũ khí tiên tiến khác để duy trì ưu thế về kỹ thuật của Mỹ so với các đối thủ tiềm tàng trên chiến trường.

    Tình báo Mỹ săn lùng bí mật của máy bay Su


    Su-30MKI của Không quân Ấn Độ. Ảnh: ausairpower.net


    Lo lắng trước số lượng ngày càng tăng và tính năng chiến đấu ưu việt của Su-27/Su-30, tình báo và Không quân Mỹ đang ráo riết dò la các bí mật tính năng và khả năng chiến đấu của chúng để tìm ra chiêu thức đối phó, chuẩn bị cho những cuộc đối đầu trên không với máy bay Su có khả năng diễn ra trong tương lai.



    Trong họ Su, Su-30MKI của Không quân Ấn Độ là một trong những loại có khả năng chiến đấu cao nhất, gần với máy bay mới Su-35 thế hệ 4++ của Nga mà Mỹ coi như đối thủ nhiều khả năng nhất thời gian tới của F-22 và F-35. Bởi vậy, tình báo Mỹ rất chú ý tìm hiểu Su-30MKI để tìm ra các điểm mạnh yếu và có kinh nghiệm đối phó các máy bay Su.

    Năm 2004, Không quân Mỹ đã cử F-15 cất công lặn lội bay sang tận Ấn Độ tham dự cuộc tập trận chung Mỹ-Ấn đầu tiên Cope India để “mục sở thị” khả năng của Su-30MKI. Trong khi đó, Không quân Ấn Độ lại muốn thấy F-16, loại máy bay hiện đại nhất của đối thủ truyền kiếp Pakistan. Không thấy F-16 xuất hiện, Ấn Độ cũng “giấu phỏm”, không chịu đưa ra Su-30MKI mà chỉ cho Su-30K tham gia. Tuy vậy, trong các cuộc không chiến giả định, Su-30K vẫn gây ra một cú sốc đối với Không quân Mỹ khi dễ dàng khuất phục F-15. Trong Cope India 2005, Su-30MKI chính thức “xuất trận”, hạ gục cả “Đại bàng” F-15 và “Chim ưng chiến” F-16 của Mỹ.

    Năm 2008, Mỹ đã “khẩn khoản” mời được Không quân Ấn Độ cử 6 máy bay tiêm kích Su-30MKI lần đầu tiên dự cuộc tập trận quốc tế Red Flag 2008 tổ chức tháng 7-8/2008 tại căn cứ không quân Nellis, Las Vegas, bang Nevada, Mỹ. Theo hãng tin Headlines Today, khi tốp máy bay Ấn Độ bay vượt đại dương, Mỹ đã cho 2 máy bay trinh sát RC-135 bám theo chặn thu mã vô tuyến và tần số công tác của radar trên Su-30MKI. Trong quá trình tập trận, phía Mỹ tiếp tục trắng trợn dò xét tính năng kỹ thuật của radar N-011М Bars của Su-30MKI. Nắm được các tín hiệu của radar, Mỹ sẽ không chỉ xác định được tần số công tác để từ đó nhận dạng từ xa chủng loại radar theo tín hiệu, biết được tính năng kỹ-chiến thuật và thực hành chế áp điện tử hiệu quả. Mỹ còn quan tâm đến tính năng của các trang thiết bị khác như hệ thống bảo vệ và đối phó với tên lửa đất-đối-không của Su-30MKI.

    Để có “giáo cụ trực quan” thường xuyên, Mỹ còn tìm cách mua Su-27 để sử dụng trong huấn luyện phi công Mỹ và tìm ra các biện pháp đối phó. Theo Strategypage ngày 11/5/2009, Mỹ đã mua được 2 Su-27 của Ucraina và sẽ sử dụng để huấn luyện phi công Mỹ và kiểm tra hiệu quả của các radar mới, hệ thống chế áp điện tử của Mỹ.


    đời đau khổ cho thằng Mĩ.......................
  10. FieldMarshal

    FieldMarshal Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/02/2011
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Ấn tạo ra vụ thầu MMRCA là lá bài có nhiều mục đích:

    1. Gây sức ép với Nga về ToT, có hiệu quả tức thì, Nga lập tức chuyển giao công nghệ 100% ở dự án FGFA.

    2. Mua những công nghệ 5 gen mà Ấn chưa từng có, và là latest vesion mà nước bán có thể có, như AESA, avionics.....

    3. Đa dạng hoá nguồn cung, và chọn những gì tốt nhất thế giới có.

    4. Lộ trình phát triển 5 gen fighter không phải là thay thế được ngay một loạt, và cũng không thể chờ tới lúc 5 gen fighters ready mới có thể mua, mà là một quá trình diển ra trong nhiều năm - trong thời gian đó nếu có CT với Tầu khựa hay Pak thì Ấn chấp về không quân? Chả cứ Ấn mà giàu như Mỹ cũng phải vậy, F-15 giờ còn được nâng cấp để tiếp tục phục vụ.

    5. Bản thân máy bay thế hệ 5 cũng chưa chắc đã ưu việt hoàn toàn khi so với 4+

    6. Do 5. nên nếu nâng cấp hay mua các máy 4+ mà có trang bị công nghệ thế hệ 5 như radar, avionics, missile thì vẫn rẻ hơn nhiều so với mua máy bay thế hệ 5. Su-30MKI là điển hình.

Chia sẻ trang này