1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản - 日本国自衛隊 - The Japan Self Defence Forces P2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Minuteman3, 08/06/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngungungu

    ngungungu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2015
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    74
    Tay này tốn vãi, cho thuỳ link và quote là đc rùi
  2. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Soryu truyền thuyết tàu ngầm tốt nhất châu á, sub AIP yên tĩnh nhất thế giới =))

    Vì sao tàu ngầm Soryu hiện đại của Nhật Bản thất bại ngay trước cửa thiên đường?

    Theo số liệu công bố, tàu ngầm Soryu của Nhật Bản tồn tại 4 lỗ hổng chí mạng, không phù hợp với điều kiện kỹ thuật đấu thầu của Australia, cho nên bị loại bỏ không thương tiếc.
    Tạp chí Jane's Defence Weekly của Anh cho hay, gần đây Nhật Bản công bố một số tham số kỹ thuật liên quan đến tàu ngầm Soryu, hiện đại của nước này, lần đầu tiên đính chính những thông số sai mà Đại sứ Nhật Bản tại Australia trước đó cung cấp.

    Theo số liệu được công bố trước kia, tàu ngầm Soryu tồn tại 4 lỗ hổng chí mạng, cơ bản không phù hợp với điều kiện kỹ thuật đấu thầu của Australia, cho nên bị "trượt vỏ chuối". Cụ thể:

    1. Phạm vi hoạt động không đáp ứng yêu cầu

    Căn cứ vào đề bài mời thầu của Dự án SEA-1000 mà Australia đưa ra, bán kính hoạt động tối đa phải đạt là 5.000 km. Còn với tàu Soryu, tuy không công khai số liệu, nhưng từ thông số vận hành ở tốc độ tiết kiệm 5 hải lý/giờ, hành trình lặn 20 ngày, nó chỉ có thể đạt cự ly hơn 2000 hải lý.

    Như vậy, có thể suy đoán, thông số này không thể đáp ứng yêu cầu của Australia, trong khi đó tham số kỹ thuật của tàu Type 216 của Đức tham gia đấu thầu là 2.400 hải lý (tương đương cỡ 4.300 km).

    Vì vậy, bán kính tác chiến của Soryu dường như không đạt yêu cầu đấu thầu của tàu SEA 1000. Nếu điều này đúng, như vậy tàu Soryu có lẽ không thể tham gia tranh thầu với tàu Pháp và tàu Type 216 của Đức.

    [​IMG]
    Nhưng Nhật Bản sớm cho rằng Soryu sử dụng bộ phận kết cấu thân hai lớp vỏ, thông qua việc mở rộng thân tàu và tái thiết kế lại vị trí thùng nhiên liệu, có thể tăng lượng dầu.

    Cũng có thể nói, nếu Soryu trúng thầu, cần phải tiến hành tái điều chỉnh lại không gian bên trong của nó, thông qua việc thiết kế thêm không gian chứa nhiên liệu thì mới có thể đáp ứng yêu cầu về bán kính tuần tra tác chiến mà Australia đưa ra.

    Trong khi đó, rất khó có thể trong một sớm một chiếu tàu Soryu có thể khắc phục được những thiếu sót này.

    Dự trữ sức nổi của tàu Soryu không đủ

    Căn cứ vào số liệu của Nhật Bản, lượng giãn nước tiêu chuẩn của tàu này là 3.600 tấn, lượng giãn nước khi lặn là 4.200 tấn, dự trữ sức nổi là 600 tấn.

    Nếu là tàu ngầm có lượng giãn nước dưới 2.000 tấn, thì con số này có thể đủ dùng, nhưng tàu SEA-1000 có lượng giãn nước hơn 4.000 tấn, nếu sức nâng dự trữ chỉ có 600 tấn, nó không thể đáp ứng yêu cầu.

    Trong khi đó số liệu về về sức nổi dự trữ của tàu Type 216 tham gia thầu có thể là 800 tấn, của tàu Barracuda Pháp là 900–1000 tấn. Vì vậy, trong 3 số gói thầu này, thông số của tàu Soryu là thấp nhất, mà điều này cũng có nghĩa là về phương diện an toàn, nó vẫn chưa đủ.

    Không sử dụng động cơ AIP

    Trong tương lai nó có thể sẽ sử dụng động cơ đẩy độc lập với không khí (AIP) hiện đại để đáp ứng tiêu chí là một trong những tàu ngầm thông thường lợi hại nhất thế giới. Nhưng theo cách nói của Nhật Bản, tàu bán cho Australia sẽ không sử dụng hệ thống AIP, mà sử dụng pin Lithium-ion.

    Do Nhật Bản là quốc gia phát triển và ứng dụng pin Lithium-ion cho tàu ngầm tương đối sớm, vì vậy công nghệ rất phát triển, nếu nước này trúng thầu Công ty sản xuất pin Lithium-ion Toshiba sẽ đầu tư xây dựng nhà máy tại Australia.

    Tuy nhiên, đối với công nghệ mới như pin Lithium-ion, Australia có thể quan tâm đến sự phát triển của hệ thống AIP nhiều hơn. Thực tế, hai tàu ngầm khác tham gia đấu thầu cũng sử dụng pin Lithium-ion, những thậm chí còn có phương án ghép pin Lithium-ion với AIP.

    [​IMG]
    Tàu ngầm Soryu chỉ có tuổi thọ 24 năm

    Do tốc độ đổi mới tàu ngầm mới của Nhật Bản nhanh, thông thường tuổi thọ phục vụ của nó dài nhất khoảng 18 năm, mà tuổi thọ lớn nhất của Soryu tham gia đấu thầu là 24 năm, điều này có khoảng cách so với yêu cầu 30 năm của Australia là tương đối lớn.

    Về vấn đề này, Nhật Bản nhấn mạnh có thể thông qua việc sử dụng công nghệ chống gỉ hiện đại để giải quyết, mà khi thiết kế và đóng thực tế cũng có thể thông qua kỹ thuật sửa đổi hoặc thay chất liệu để thực hiện.

    Tuy nhiên, việc sửa đổi như vậy không thể nhanh chóng được thực hiện nếu không nói là vô kế khả thi.

    http://soha.vn/vi-sao-tau-ngam-sory...y-truoc-cua-thien-duong-20160428165034279.htm

    Tuổi thọ 24 năm, giá đắt lòi kèn, ko có công nghệ AIP chưa kể độ yên tĩnh ko cao do Nhật ko giỏi thiết kế cao su giảm âm, vũ khí tấn công kém, ko có vũ khí tầm xa, Soryu bị loại là đúng
  3. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Nhật Bản "chào hàng" máy bay săn ngầm hiện đại, cạnh tranh với Mỹ
    Anh Tuấn | 21/05/2016 08:15

    1
    [​IMG]
    Với việc hiến pháp Nhật Bản đã nới lỏng hơn trước, nước này đang tận dụng cơ hội để chuẩn bị xuất khẩu một loại máy bay quân sự săn tìm tàu ngầm đầu tiên kể từ sau Thế chiến II tại một cuộc triển lãm quốc phòng ở Mỹ.
    Không phải P-3 hay P-8, đây mới là "sát thủ săn ngầm" phù hợp nhất với Việt Nam?
    Mới đây, đại diện của hãng Kawasaki đã có mặt tại một triển lãm thường niên của Mỹ cùng một mô hình máy bay săn ngầm P-1, phi cơ quân sự đầu tiên được chế tạo trong nước kể từ sau khi đạo luật cấm xuất khẩu vũ khí áp dụng từ sau Thế chiến II được nới lỏng.

    Nhìn bề ngoài, máy bay có hình dáng giống một phi cơ Boeing 737, được lắp đặt một số hệ thống radar và ăng ten ở trên thân máy bay.

    [​IMG]
    Mô hình máy bay săn ngầm Kawasaki P-1

    Đây cũng là lần đầu tiên hãng Kawasaki trình làng máy bay quân sự tại một triển lãm ở Mỹ. Nhật Bản đã sửa đổi hiến pháp của mình vào năm 2014, qua đó cho phép Tokyo có thể xuất khẩu khí tài quân sự.

    Mùa hè năm ngoái, máy bay P-1 cũng đã xuất hiện tại một triển lãm quốc phòng được tổ chức tại Nhật Bản. Sự xuất hiện của máy bay săn ngầm P-1 cũng đúng vào thời điểm Trung Quốc và Triều Tiên đẩy mạnh các hoạt động tuần tra trên biển.

    [​IMG]
    Máy bay săn ngầm P-1 của Nhật Bản bên cạnh P-8A Poseidon của Mỹ

    Kawasaki cho biết, máy bay P-1 có thể là lựa chọn thay thế tối ưu cho các phi cơ P-3 Orion do Mỹ sản xuất, một loại máy bay được nhiều nước Châu Á - Thái Bình Dương như Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, New Zealand, Đài Loan và Thái Lan sử dụng.

    Tuy vậy, đại diện của hãng có mặt tại Mỹ không tiết lộ quốc gia nào đang quan tâm đến chiếc máy bay này.

    “Máy bay P-1 là một loại phi cơ tuần tra trên biển, có khả năng phát hiện tàu ngầm ở tầm xa, qua đó giúp hải quân có thể kiểm soát các vùng biển của Nhật Bản”, hãng Kawasaki cho biết.

    “Kính trước lớn của máy bay và cửa sổ cho phép tầm nhìn của máy bay được mở rộng”. Không chỉ có vậy, máy bay cũng có thể sẽ được trang bị bom, tên lửa, ngư lôi và mìn trong khoang chứa hoặc được lắp vào hai bên cánh.

    Dự án phát triển máy bay P-1 được khởi động vào năm 2001. Đến năm 2007, phiên bản thử nghiệm đầu tiên của máy bay đã được cất cánh. Từ năm 2013 đến nay, phi cơ đã chính thức được đưa vào sử dụng trong quân đội.

    Máy bay P-1 sẽ dần thay thế các phi cơ P-3 Orion mà nước này đang có, và Tokyo mong muốn có ít nhất 28 máy bay P-1 vào cuối thập niên này và đến năm 2027 số lượng có thể tăng lên thành 70 chiếc.

    Nội dung được thực hiện qua tham khảo trang tin công nghệ quốc phòng Defense One của Mỹ. Defense One chuyên cung cấp tin tức, các bài phân tích về các chủ đề và xu hướng sẽ định hình tương lai của quốc phòng và an ninh quốc gia Mỹ.
    http://soha.vn/nhat-ban-chao-hang-may-bay-san-ngam-hien-dai-canh-tranh-voi-my-20160520233516904.htm
  4. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.214
    Đã được thích:
    8.427
  5. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Nào là xe tank số 1 thế giới Type 10, máy bay săn ngầm số 1 thế giới P-1, máy bay chiến đấu hạng nhẹ số 1 thế giới F-2, rồi thì tàu ngầm AIP số 1 thế giới Soryu, toàn số 1 thế giới nhưng ở phân khúc ko bán được và giá đắt nhất, vũ khí Nhật nhìn vũ khí TQ bán đắt như tôm tươi có mà khóc hận (JF-17, Type 59, F-7, S-20, Type 035), tương lai GX-6 cũng sẽ bán được hơn P-1, chí ít là Pakistan đã quan tâm
    Lần cập nhật cuối: 07/06/2016
  6. TerenceTao

    TerenceTao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2016
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    33
    Soi tàu khu trục số 1 của Nhật sánh ngang với tàu sân bay

    Tàu khu trục DDH183 Izumo được xem là đối thủ đáng gờm với tàu sân bay Liêu Ninh được biên chế vào năm ngoái của Trung Quốc.

    [​IMG]

    Theo các chuyên gia quân sự, với kích cỡ và chức năng, tàu DDH183 Izumo không khác gì một tàu sân bay hiện đại. Tàu có tên gọi là tàu khu trục, tuy nhiên, xét về khả năng tải trọng và độ giãn nước, tàu mang tiêu chuẩn là 1 tàu sân bay trực thăng. DDH183 Izumo được xem là đối thủ đáng gờm với tàu sân bay Liêu Ninh được biên chế vào năm ngoái của Trung Quốc.

    DDH183 Izumo là chiếc tàu sân bay trực thăng đầu tiên thuộc lớp 022DDH tối tân của Nhật Bản. JS Izumo (DDH-183) là một tàu sân bay trực thăng (chính thức được phân loại theo Nhật Bản như là một máy bay trực thăng tàu khu trục) và chiếc dẫn đầu trong Izumo lớp của Lực lượng Phòng vệ hàng hải Nhật Bản (MSDF).

    Đây là tàu chiến thứ hai được đặt tên cho tỉnh Izumo , với con tàu trước đó là tàu tuần dương bọc thép Izumo (1898).

    Tàu trị giá 1,2 tỉ USD. Tàu hải quân Nhật Bản lớn nhất kể từ Thế chiến II , được đặt lườn vào ngày 27 tháng 1 năm 2012 và ra mắt vào ngày 6 tháng 8 năm 2013. Mặc dù được thiết kế để mang tới 14 máy bay trực thăng, giới chuyên môn cho rằng tàu sân bay này có thể được sửa đổi để sử dụng như một tàu sân bay thông thường.


    Tàu Izumo có thể đồng thời cất và hạ cánh 5 máy bay trực thăng, có năng lực sửa chữa máy bay trực thăng trên biển và tiếp dầu cho tàu chiến khác.

    Với chiều dài 248 mét, chiều rộng 38 mét và lượng rẽ nước toàn tải là 27.000 tấn, chiếc tàu được xếp vào loại tàu khu trục của Nhật nặng hơn các tàu sân bay hạng nhẹ của Anh, Tây Ban Nha và Ý.

    Izumo có thể được sử dụng làm trung tâm chỉ huy để điều phối các lực lượng trên đất liền, trên không và trên biển trong trường hơp xảy ra một cuộc xung đột với Trung Quốc liên quan đến quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
    Chiếc tàu có trọng lượng rẽ nước tối đa 19.500 tấn, nặng hơn khoảng 6.000 tấn so với lớp tàu lớn nhất của Nhật trước đó là Hyuga và được đánh giá là một sự nâng cấp mạnh mẽ về khả năng hoạt động. Theo thiết kế, tàu sân bay (truyền thông Nhật gọi là tàu khu trục) Izumo có thể chở theo 9 chiếc trực thăng.

    Hiện tàu sân bay này đóng vai trò lớn trong các sứ mệnh cứu trợ thảm họa cũng như bảo vệ lãnh thổ và các tuyến đường biển của Nhật. Lực lượng Phòng vệ biển Nhật cũng khẳng định chưa nghĩ đến chuyện nâng cấp hoặc thay đổi chức năng từ tàu khu trục sang tàu sân bay. Thực tế, chính quyền Tokyo vẫn đang nhấn mạnh vào tác dụng phòng thủ của Izumo, nên hầu như chưa có thông tin gì về hệ thống vũ khí trên tàu.
    http://kienthuc.net.vn/quan-su/soi-tau-khu-truc-so-1-cua-nhat-sanh-ngang-voi-tau-san-bay-699205.html
  7. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Hợp tác kỹ thuật quân sự Pháp-Nhật
    6:38 PM, 26/06/2016, Views: 940| By PM
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    VietnamDefence- Một số chi tiết thú vị về hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Pháp và Nhật Bản đã được tiết lộ trong cuộc điều trần ở Thượng viện Pháp liên quan đến việc phê chuẩn hiệp định chuyển giao công nghệ quân sự Pháp-Nhật.

    Cụ thể, được biết hiệp ước đối tác chiến lược đã được ký vào năm 1995, còn tháng 6/2013, đã thông qua “lộ trình 5 năm” nhằm củng cố quan hệ đối tác đặc biệt giữa hai nước.

    [​IMG]
    Hệ thống tìm kiếm và tiêu diệt thủy lôi bằng các thiết bị lặn ngầm không người lái của tập đoàn Thales của Pháp (Thales)

    Không gian để đối thoại riêng trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự đã được lập ra vào tháng 1/2014 dưới hình thức ủy ban hợp tác kỹ thuật quân sự và nó đã họp 5 lần. Trong khi đó, Nhật Bản chỉ là khách hàng lớn thứ ba mua vũ khí Pháp ở Đông Bắc Á - trong giai đoạn 2010-2014, Nhật đã mua 107 triệu euro vũ khí, tức trung bình là 20 triệu euro một năm.

    Trước hết, Nhật mua các phương tiện an ninh, nhưng tỷ trọng của các nhà xuất khẩu Pháp và châu Âu trên thị trường Nhật là rất nhỏ mặc dù ngân sách quốc phòng của Nhật năm 2015 đã lên tới 41 tỷ euro, trong đó kinh phí mua sắm vũ khí là 8 tỷ euro. Trên thực tế, các nhà sản xuất vũ khí không phải từ Mỹ đang vấp phải lệnh cấm vào thị trường Nhật.

    Hiện nay, người ta không đề cập đến những chương trình hợp tác lớn mà mối quan tâm chung nằm trong lĩnh vực máy bay không người lái (UAV) trên hạm, thiết bị lặn không người lái, phương tiện tìm kiếm và phá hủy thủy lôi, hệ thống robot lục quân, cũng như trạm thủy âm kéo. Hiện nay, từ góc độ công nghiệp quốc phòng Pháp thì hứa hẹn nhất là dự án phát triển các thiết bị lặn không người lái dùng để tìm kiếm và phá hủy thủy lôi.

    Tập đoàn Thales từng có kinh nghiệm làm việc nhất định với Nhật đang đàm phán về vấn đề này vì một trong các công ty con của nó là TDA đã chuyển giao cho công ty Nhật Sumitomo 2 giấy phép sản xuất sản phẩm quân dụng là loại cối 120 mm nòng rãnh nổi tiếng và đạn dược dùng cho nó.

    Tập đoàn Airbus đang đàm phán về hợp tác phát triển UAV chiến đấu, cũng không mất hy vọng nối lại hợp tác với hãng Kawasaki Heavy Industries về việc hợp tác phát triển trực thăng. Mặc dù Bộ Quốc phòng Nhật đã từ bỏ ý tưởng này vào tháng 7/2015 khi chọn dự án hợp tác với Mỹ (Bell Helicopter) tuy trước đó 3 tháng đã ký thỏa thuận với người Pháp.
    http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/thegioi/Hop-tac-ky-thuat-quan-su-PhapNhat/20166/54961.vnd
  8. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.374
    Đã được thích:
    26.728
    Chúng tôi chỉ bơm tín dụng cho bọn VN nó mua Heron cho KN dùng là tầu khựa đã khóc thét
  9. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.886
    Đã được thích:
    17.409
  10. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    1 con Soryu giá tầm 540 triệu đô la
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này