1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản - 日本国自衛隊 - The Japan Self Defence Forces P2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Minuteman3, 08/06/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Tiêm kích MiG xuất hiện, phòng không Mỹ-Nhật bị sỉ nhục

    Vượt qua mọi sự truy cản của phòng không Nhật bản, dù đã giảm tốc, nhưng chiếc tiêm kích MiG vẫn trượt ra đầu đường băng, dũi nát khoảng 300 mét đất.
    Sau thắng lợi vang dội từ máy baytiêm kích MiG-21 của Liên Xô tại chiến trường Trung Đông và Việt Nam, thông qua tình báo Israel, Mỹ đã đánh cắp được 1 "con" MiG-21.

    Lúc này, người Mỹ, người Nhật Bản và Phương Tây lại thèm "có trong tay"sơ đồ và công nghệ chế tạo dòng Mikoyan loại máy bay loại MiG-25 Foxbat. Bởi những "tính năng lừng danh" mà tình báo nhiều nước đồn đoán, hoặc bị rò rỉ từ Liên Xô.

    Máy bay MiG-25R do viện thiết kế của các tổng công trình sư Mikoyan và Gurevich chế tạo cuối những năm 1960. Đây là chiếc máy bay bay nhanh thứ 2 thế giới sau chiếc máy bay trinh sát SR-71 của Mỹ (3.900 km/giờ, gấp 3,2 lần vận tốc âm thanh). Nhưng SR-71 của Mỹ chỉ là máy bay trinh sát.

    Thật đáng nể, MiG-25 Foxbat ngay khi xuất hiện đã khiến các nước Phương Tây kinh ngạc về hiệu suất bay, với tốc độ kinh khủng của nó, đạt tới Mach 3,2 (3920km/h), gấp 3,2 lần vận tốc âm thanh, vượt khỏi tầm khống chế của các hệ thống phòng không của đối phương.

    Đến nỗi, nó từng bay qua không phận Israel khoảng 20 lần, nhưng F-4E của không quân Israel luôn đuổi hụt. Người Do thái thực sự không có cách nào để ngăn chặn nổi MiG-25, ngay cả khi biết trước lịch bay, đường bay của Foxbat.

    Chính sự xuất hiện của MiG-25 "tung tăng" trên bầu trời Israel đã góp phần cảnh cáo, "cắt" nguy cơ chiến tranh hạt nhân, khi nước này có trong tay 18 quả bom hạt nhân, họ đã manh nha ý định sử dụng nó.

    Các phi công lão luyện Phương Tây và Mỹ còn "trợn ngược mắt" khi biết gia tốc cực đại mà máy bay MiG-25 chịu được là 11,5 G (112,8 m/s2), kéo dài trong suốt thời gian hỗn chiến bay thấp, mà khung máy bay hầu như không biến dạng. Chắc nó phải làm từ vật liệu cực bền.

    Trong đánh chặn MiG-25 có ưu thế lớn vì mang theo 4 tên lửa không-đối-không R-40 đầu dò hồng ngoại và có thể điều khiển bằng radar, cự ly sát thương ngoài 80 km. Foxbats còn thiết kế cho nhiệm vụ trinh sát điện tử và chụp ảnh độ phân giải cao.

    Một vài Foxbats đã được tối ưu hóa cho vai trò tấn công cao tốc…sau này, phi công thử nghiệm А. Fedorov đã bay MiG-25 lên tới độ cao 37.650 m so với mặt đất.

    Liên Xô xác nhận đã sản xuất hơn 1.000 chiếc MiG-25 Foxbat trang bị cho không quân Xô Viết và vài nước bạn bè.

    Năm 1973, Quan chức Air Force Mỹ là Robert Seamans gọi MiG-25 Foxbat "có lẽ là loại đánh chặn tốt nhất trên thế giới ngày nay."

    Mong được, ước thấy. Mỹ, Nhật Bản và Phương Tây đã có MiG-25 Foxbat trong tình thế bất ngờ. nhiều người từng biết vụ thượng uý phi công Liên Xô Belenko là kẻ đào tẩu đầu tiên, đã đưa máy bay MiG-25 tới Nhật Bản, ngày 6 tháng 9 năm 1976

    [​IMG]
    Chiếc MiG-25 đã lao ra khỏi đường băng tới 300m.

    Bất ngờ bị sỉ nhục, Nhật nhận món quà bất ngờ

    Lúc 13 giờ 11 phút hôm ấy, Belenko phi công trung đoàn bay số 513, lái chiếc máy bay tiêm kích MiG-25 Foxbat rời căn cứ không quân ở vùng Chuguyevka (Vùng Siberia, Nga), hướng về Nhật Bản.

    Đúng 21 phút sau, hệ thống radar cảnh giới Nhật Bản kích hoạt toàn bộ 28 trạm. Sớm nhất, trạm radar tại vùng Okushiri phát hiện ra chiếc MiG 25 cách phía tây tỉnh Hokkaido 180km, nó đang bay ở độ cao 6.000 mét, tốc độ 805km/h

    Lập tức, đài kiểm soát không lưu của Nhật Bản thông báo qua radio, bằng tiếng Nga và tiếng Anh hy vọng tốp bay lạ hiểu được yêu cầu của họ. Nhưng máy thu radio của MiG-25 đang đặt tần số liên lạc nội bộ, nên phi công Belenko không thể nghe được lời cảnh báo.

    Lúc này y chỉ hy vọng có tốp F-4EJ Phantom nào đó xuất hiện để ép, và hộ tống y đến nơi an toàn. Chiếc MiG đã giảm tốc độ hơn, để không tỏ ra nguy hiểm với "chủ nhà".

    Tới 13 giờ 20 phút, hai chiếc Phantom từ căn cứ Chitose cất cánh, chiếm độ cao trên MiG-25. Belenko giảm máy bay chỉ còn 550 mét, "chui" ra khỏi đám mây rộng.

    Điều này đặt chiếc MiG dưới ngưỡng phát hiện radar. Nên "tốp bay lạ" biến mất khỏi màn hình ở Okushiri, Oominato và Kamo.

    Belenko đã hạ cánh tại sân bay dân sự ở Hakodate, dù đã tính toán giảm tốc, nhưng chiếc tiêm kích MiG-25 vẫn trượt ra đầu đường băng, dũi nát khoảng 300 mét đất. Đó là thời điểm 13 giờ 57 phút.

    Trang warisboring.com bình luận, một mình phi công MiG-25 đã đánh bại hệ thống phòng không của Nhật Bản trong 46 phút. Đó là một sự sỉ nhục với lực lương cảnh giới, bảo vệ vùng trời nước này.

    Sau này, Cục phòng vệ Nhật Bản đổ lỗi cho sự việc theo dõi và đánh chặn kém, cho thời tiết xấu, tín hiệu phản xạ yếu. Nhưng thừa nhận rằng thiết bị của họ không hiệu quả khi kiểm soát máy bay độ cao thấp.

    Hơn nữa chiến đấu cơ đánh chặn Phantom không có radar nhìn xuống (shoot-down). Cần có radar look-down chuyên lọc nhiễu địa vật để phát hiện đánh chặn từ trên cao.

    Cảnh sát đến 10 phút sau khi MiG-25 hạ cánh. Họ chặn mọi lối ra – vào sân bay, đặc biệt người từ ngoài tới. Sợ Liên Xô phản ứng, trung đoàn bộ binh số 28 đồn trú tại Hakodate gọi quân tiếp viện, chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến có thể.

    Các đơn vị phía bắc của Lực lượng Phòng vệ không quân Hải quân cũng tăng cường cảnh giác, báo động căng thẳng xung quanh Hokkaido.

    Nhiều phỏng đoán rằng Liên Xô đã gài chất nổ vào vài hệ thống nhạy cảm nhất của Foxbat. Tờ The Chicago Tribune sau này dẫn lời một quan chức quốc phòng đã mô tả, MiG-25 "vừa là quả bom anh đào và một thanh thuốc nổ".

    Nhưng đêm hôm đó, Nhật Bản không tìm thấy chất nổ trên MiG-25, cho dù đó là một đêm căng thẳng ở Tokyo và Hokkaido.

    Về ngoại giao, ngay sau đó Liên Xô đã làm rõ với Tokyo rằng MiG-25 là tài sản của Liên Xô và họ muốn nó trở lại nguyên vẹn. Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã trả lời rằng Belenko là một tội phạm và rằng chiếc máy bay là bằng chứng trong một cuộc điều tra hình sự.

    Ít ngày sau Tokyo trao Belenko cho đại sứ quán Mỹ, ngay lập tức phi công này được chở đến Hoa Kỳ.

    Ngày 25 tháng 9, Quân đội Nhật xả MiG-25 thành từng miếng, nhờ Không quân Hoa Kỳ dùng máy bay vận tải C-5 Galaxy chở các bộ phận đến căn cứ không quân Hyakuri gần Tokyo. Sợ Liên Xô trả thù, hoặc cướp lại MiG-25, họ phải dùng chiến đấu cơ F-4H Phantom hộ tống.

    Có tới 200 đoànchuyên gia, đủ các bộ môn khoa học hàng không của Nhật Bản tới kiểm tra, với sự "quan sát" mải mê của Mỹ, trong đó họ nghiên cứu "từng giẻ xương" của máy bay phản lực MiG-25

    [​IMG]
    Món quà từ trên trời rơi xuống đối với Nhật và Mỹ.

    Mỹ, Nhật và Phương Tây "mổ sẻ" được gì?

    Lại nói, Phòng Công nghệ nước ngoài của Không quân Hoa Kỳ lúc này đã có một cơ hội để thử nghiệm radar FOXFIRE mới của MiG-25. Trong suốt một tháng trời, họ đo, bổ ngang, bổ dọc động cơ máy bay MiG -25, được coi là rất khoẻ, có tên Tumansky R-15.

    Người Mỹ hay người Nga đều hiểu, để bay nhanh, bay xa cần động cơ cực khoẻ và khung "xương" máy bay cứng, nhưng phải nhẹ, chịu nhiệt tốt... Do đó vật liệu hàng không là điều cần "phân chất".

    Tạp chí An ninh toàn cấu (globalsecurity.org/military) viết, Các chuyên gia Mỹ-Nhật "ngã ngửa người" hoá ra khả năng cơ động, phạm vi và khả năng cận chiến của MiG-25 cực kỳ hạn chế.

    Thì ra người Nga lắp ráp nhiều bộ phận máy bay bằng tay, và có mối hàn bằng tay. Từ lâu tin rằng Foxbat có một khung thân titan, nên Hoa Kỳ đánh giá máy bay này nhẹ hơn 25 phần trăm so với kích thước định tính.

    Nhưng không phải thế, Foxbat họ sử dụng hợp kim niken-thép cho phần lớn kết cấu thân. Nên bay tốc độ cao không bảo đảm kháng được nhiệt như khung titan. Vì thế trọng lượng không có vũ khí của MiG-25 lên tới 29 tấn, cơ động kém!

    Ngay cả tốc độ khủng khiếp của nó có vấn đề, dù lực đẩy có sẵn, cho phép đạt tốc độ Mach 3.2. Tuy vậy giới hạn tốc độ để ngăn chặn sự phá hủy của động cơ, chỉ ấn định là Mach 2.8. Ngay cả Mach 2.8 cũng khó khăn đạt được nếu không kích hoạt cho tuabin vọt tốc.

    Máy bay được trang bị hai động cơ phản lực đơn trục R-15B-300, bố trí ở phần sau thân. Nó tạo ra 11,200kgf lực đẩy với luồng đốt sau.

    Như vậy, Liên Xô khi thiết kế MiG-21 đã phải hi sinh một số tính năng khác để đạt được vận tốc lớn, độ cao lớn, và vận tốc vọt cao lớn.

    Nên MiG-25 thiếu khả năng cơ động khi đang bay ở trạng thái đánh chặn, quần lộn, máy bay rất khó điều khiển khi bay ở độ cao thấp, máy bay chỉ có tầm không chiến ngắn, nếu bay ở tốc độ siêu âm.

    Thiết kế MiG-25, Liên Xô sử dụng phần lớn đèn điện tử chân không sợi đốt, thay vì dùng thiết bị đèn transistor, làm cho công suất của thiết bị tăng cao, lại chịu nhiệt tốt hơn, dễ bảo trì. Nhờ đó, một rada rất mạnh là Smerch-A của MiG-25 có, công suất khoảng 600 kW.

    Với rada này thì gần như mọi biện pháp phòng thủ điện tử (EMC) đều trở nên vô dụng. Tuy vậy, MiG-25 cũng không có radar nhìn xuống / shoot-down. Điều này làm cho nó vô dụng, khi chống lại mục tiêu bay thấp hơn.

    MiG-25P còn được trang bị thiết bị điện tử nhận dạng bạn-thù (IFF). Việc kiểm soát chuyến bay và thiết bị định vị, bao gồm la bàn vô tuyến ARK-10, đo độ cao vô tuyến RV-4 và hệ thống chuyển hướng hạ cánh Polyot-11.

    Rõ ràng khả năng cơ động của Mig-25 đã bị phóng đại. Nhóm nghiên cứu Nhật Bản đã vạch ra nhiều nhận định sai lầm của cộng đồng tình báo của Mỹ về máy bay này. Kết quả kiểm tra làm người Mỹ cảm thấy thất vọng. Foxbat chỉ tỏ ra hiệu quả trong vai trò trinh sát hơn là đánh chặn.

    Robert Farley, một cộng tác viên thường xuyên của tờ National Interest viết, những thiếu sót sẽ được tha thứ, nếu Foxbat đã từng được thực hiện vai trò đánh chặn tầm cao, nhưng trong thực tế hầu hết các phi vụ như thế ít xảy ra.

    Sự đào tẩu của Belenko khiến những bí mật về hệ thống radar và tên lửa của MiG-25 đã bị Mỹ, Nhật và Phương Tây khám phá.

    Mig-25 không phải là một máy bay chiến đấu có ưu thế trên không mà Liên Xô thiết kế để nó leo cao với tốc độ rất lớn. Có lẽ người ta chế tạo nó để đối chọi với máy bay trinh sát SR-71.

    Nhưng, cũng theo nguồn dẫn, phi công Belenko khai, Mig-25 không thể đánh chặn SR-71 vì SR-71 bay quá cao và quá nhanh; Mig-25 vẫn không thể đuổi được nó và chặn nó. Các tên lửa thiếu tốc độ để vượt qua SR-71, hệ thống hướng dẫn bắn không thể điều chỉnh kịp với SR-71.

    Sau 67 ngày, chiếc máy bay MiG-25 đã được trả lại Liên Xô dưới dạng linh kiện rời, như một cử chỉ "thiện chí".

    Nhờ cú sốc do Belenko mang lại, Tokyo vội đẩy nhanh việc mua radar nhìn xuống (look-down), dự án này từng "nghiền ngẫm" trong nhiều năm.

    Ngay sau đó, những chiếc máy bay chỉ huy, báo động sớm E-2C Hawkeyes, đầu tiên đã được mua về năm 1979, đủ 13 chiếc về trong năm 1983. Nhật Bản từ đây đã có thể yên tâm tránh khỏi các mối đe dọa mới nhất từ máy bay siêu âm Tu-22M Backfire ném bom hạt nhân của Liên Xô.

    Với Liên Xô, ngay sau đó, năm 1978, các nhà thiết kế đã nhanh chóng phát triển một phiên bản cải tiến mới, MiG-25PD ("Foxbat-E"), với một radar RP-25 Saphir look-down/shoot-down mới, hệ thống dò tìm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST).

    MiG-25 được lắp động cơ mạnh hơn. Khoảng 370 chiếc MiG-25P đã được nâng cấp theo tiêu chuẩn mới và có tên gọi là MiG-25PDS. Việc chế tạo MiG-25 dừng lại năm 1984, nhường chỗ cho loại máy bay tiên tiến hơn là MiG-31.

    Không ngừng hoàn thiện năng lực tác chiến tầm cao, bay xa, bay nhanh, phát hiện trước đối phương, bắn tên lửa từ xa… người Nga đã sắp có loại tiêm kích tốt hơn nữa là MiG-41, hiện thông tin về nó còn rất hạn chế.

    Có điều chắc chắn rằng, nó sẽ bay nhanh hơn tên lửa với tốc độ có thể đạt đến Mach 4 (nhanh gấp 4 lần tốc tộ âm thanh, tương đương 4.900 km/h), nhằm chống lại mọi mối đe doạ trên không. Khi có radar tốt, tên lửa uy lực cao, thì đây mới chính là niềm tự hào của Không quân Nga trên bầu trời trải dài hơn 10 múi giờ của họ.
    http://soha.vn/tiem-kich-mig-xuat-hien-phong-khong-nhat-ban-bi-si-nhuc-2016073012041313.htm

    MiG-25 từng 3 lần bay trên đầu các hệ thống PK-KQ chuẩn NATO, vụ 1973 ở Trung Đông-Do Thái, tới 1976 bay qua đầu PKKQ Nhật-Mỹ, 2 vụ này cắt đuôi cả F-4 được đánh giá là máy bay Gen 3, vụ ở Trung Đông bay qua cả thủ đô Tel Aviv của Do Thái tới 20 lần, đa nhiệm siêu thanh hiện đại nhất lúc bấy giờ của phe TBCN, rồi năm 1999 kì tích siêu tốc tới nỗi F-14/15/18 ko thể nào bắt kịp, cả loạt đạn AIM7/54/120 đều hụt. MiG-25/31 và SR-71/72 chúng lấy khả năng siêu thanh để tránh sự theo dõi liên tục của radar, đã có người nói trước đây trong 4rum này, siêu tốc cũng chính là 1 khả năng giảm bị phát hiện
    Lần cập nhật cuối: 01/08/2016
  2. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Hệ thống PK Nhật-Mỹ vẫn gặp rắc rối với mục tiêu cổ

    Lo ngại tên lửa từ Triều Tiên, Nhật Bản nâng cấp lá chắn tên lửa

    Ngày 30-7, chỉ một ngày sau khi Bình Nhưỡng đưa ra cảnh báo có thể tuyên bố tình trạng chiến tranh với Mỹ và quan ngại về khả năng công nghệ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, Tokyo đã quyết định nâng cấp toàn bộ hệ thống “lá chắn tên lửa” nội địa.
    Theo đó, Nhật sẽ nâng cấp tổ hợp tên lửa đánh chặn Patriot PAC-3 trước khi Thế vận hội Tokyo Olympic Games dự kiến sẽ diễn ra trong năm 2020. Liên quan tới vấn đề này, tờ báo Japan Times đăng tải, giới chức quốc phòng Nhật mong muốn hiện đại hóa sâu hệ thống PAC-3 để tăng tầm bắn cũng như độ chính xác để chống lại các dòng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

    Trong báo cáo đệ trình Quốc hội Nhật, Bộ Quốc phòng nước này tiếp tục đề xuất đã bị trì hoãn suốt một thập niên qua là nâng cấp toàn bộ hệ thốnglá chắn tên lửađể ngăn ngừa khả năng Bình Nhưỡng có thể tấn công phủ đầu Hàn Quốc và Nhật bằng tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, mặc dù đây có thể là hành động tự sát và khơi mào cho cuộc trả đũa hạt nhân.

    Hiện chưa có nhiều thông tin về gói nâng cấp hệ thống PAC-3 của Nhật, nhưng nhiều khả năng chúng sẽ được nâng cấp lên chuẩn Missile Segment Enhancement giúp tăng gấp đôi tầm bắn hiệu dụng của các tổ hợp lên tới 30km và chương trình sẽ được khởi động ngay từ đầu năm 2017.

    "Việc nâng cấp hệ thống PAC-3 là cần thiết để đối phó với tên lửa Musudan của Triều Tiên", một quan chức quốc phòng Nhật giấu tên nói với tờ Japan Times.

    Theo nhiều nguồn tin khác, hãng chế tạo Mitsubishi Heavy Industries (MHI), sẽ nâng cấp các tổ hợp PAC-3 của Quân đội Nhật theo giấy phép từ các hãng chế tạo Mỹ Lockheed Martin và Raytheon. Chương trình này sẽ bắt đầu từ tháng 4-2017.

    Trong khi nhiều chuyên gia quân sự đánh giá tuyên bố của Bình Nhưỡng về khả năng tuyên chiến với phương Tây là xa vời và viển vông, nhưng Bộ Quốc phòng Nhật lại có lý do để lo ngại về vấn đề này. Đặc biệt là tuyên bố hồi đầu năm của Triều Tiên về khả năng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân đủ để lắp trên các tên lửa đạn đạo.

    Mặc dù các vụ thử tên lửa mới đây của Triều Tiên, trong đó có tên lửa Musudan, cơ bản thất bại, nhưng cũng đủ để Tokyo cảm thấy đang ở trong tầm ngắm. Giới chuyên gia quân sự phân tích, tên lửa Musudan ở pha cuối có thể cung cấp sơ tốc cho đầu đạn mang theo (thông thường hoặc hạt nhân) đạt vận tốc tới vài km/giây.

    Với vận tốc này, hệ thống PAC-3 của Quân đội Nhật hiện nay hoàn toàn không có khả năng ngăn chặn.

    http://soha.vn/lo-ngai-ten-lua-tu-trieu-tien-nhat-ban-nang-cap-la-chan-ten-lua-20160730210214069.htm
  3. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Từ năm 1976 tới nay, nhiều lần máy bay Nga, TQ và tên lửa BTT liên tục xâm phạm không phận Nhật, với tần suất lớn, thường là bất ngờ, thình lình xuất hiện, càng cho thấy hệ thống PKKQ, cảnh giới rồi cả Aegis Mỹ-Nhật tung hô vô đối hoàn toàn bịa đặt

    Hồ sơ các lần đánh chặn ko kể nổi của phi công Nhật:


    Các tư lệnh Lực lượng phòng vệ trên không của Nhật (ASDF) mới đây tiết lộ mỗi ngày, ít nhất một lần máy bay chiến đấu F-15 của Nhật phải cất cánh từ căn cứ ở đảo Naha để chặn đầu máy bay nước ngoài, phần lớn là Trung Quốc trên không phận biển Hoa Đông.
    [​IMG]
    Các máy bay của Nhật trong một cuộc diễn tập. (Ảnh: NYT)

    New York Times (NYT) ngày 9/3 dẫn lời các phi công người Nhật cho hay họ thường xuyên phải đối đầu với các máy bay do thám bay sát không phận Nhật Bản trước khi quay đầu. Thậm chí, với tần suất chính xác được giữ bí mật, họ phải đối mặt với những thử thách nguy hiểm về khả năng lái và tự kiềm chế trong các lần chặn đầu các chiến đấu cơ hiện đại của Trung Quốc.

    “Đánh chặn máy bay chiến đấu luôn là nhiệm vụ khiến thần kinh căng thẳng”, NYT dẫn lời trung tá Hiroyuki Uemura, chỉ huy đội bay gồm 20 chiếc chiến đấu cơ F-15 đóng ở căn cứ không quân Naha, cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc cũng đòi chủ quyền khoảng 20 phút bay.

    Trung tá Uemura cũng nói thêm: “Chúng tôi không bao giờ khiêu khích mà chỉ giữ vững vùng biển và vùng trời của mình”.

    Trong vài năm qua, Trung Quốc liên tục điều tàu tuần tra và máy bay tới tiếp cận khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Để đối phó, Nhật thường xuyên triển khai máy bay chiến đấu và máy bay radar hiện đại E-2 để ngăn chặn.

    Lực lượng không quân Nhật tại căn cứ Naha phải liên tục tập luyện để đối phó với sự khiêu khích thường xuyên. Gần đây nhất, 2 chiếc F-15 của Nhật đã tham gia tình huống giả lập bay chặn sự xâm nhập của 3 chiếc F-15 khác.

    Các chiến đấu cơ Trung Quốc xuất hiện thường xuyên đến nỗi, căn cứ Naha dự tính sẽ tăng cường thêm một đội bay F-15 nữa trong năm nay. Tính từ tháng 4 đến tháng 12-2014, chiến đấu cơ Nhật đã được triển khai để chặn máy bay Trung Quốc 379 lần, cao gấp sáu lần năm 2010.

    Những vụ chạm trán trên không ở biển Hoa Đông khiến cho vùng trời của khu vực chiến lược này luôn ở trong tình trạng vô cùng căng thẳng. Chỉ một sơ suất cũng có thể dẫn đến một cuộc chiến Trung-Nhật và kéo cả Mỹ vào vòng xoáy chiến tranh.

    Sự kiên trì không lui bước của Nhật sau hàng tháng trời đối đầu trên không cũng thể hiện sự cứng rắn về quân sự của đất nước này dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe.
    http://dantri.com.vn/the-gioi/hoa-d...i-chan-chien-dau-co-trung-quoc-1426698159.htm

    Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 21 tháng 10 dẫn mạng tin tức Nhật Bản JNN ngày 20 tháng 10 đưa tin, số liệu do Bộ Quốc phòng Nhật Bản mới công bố cho biết:

    Từ ngày 1 tháng 4 đến ngày 30 tháng 9 năm 2015, để đánh chặn máy bay quân sự Trung Quốc áp sát không phận Nhật Bản, số lần điều động máy bay chiến đấu khẩn cấp cất cánh của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản đã lập kỷ lục mới, lên tới 231 lần.

    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản
    Theo bài báo, căn cứ vào thống kê của Bộ tổng Tham mưu liên quân, Bộ Quốc phòng Nhật Bản, trong khoảng thời gian nêu trên, trong các sự kiện máy bay quân sự nước ngoài áp sát không phận và Nhật Bản khẩn cấp điều động máy bay chiến đấu, máy bay quân sự Trung Quốc chiếm khoảng 67%, máy bay quân sự Nga chiếm khoảng 32%, các nước khác khoảng 1%.

    Trong đó, trung đoàn hàng không tây nam - lực lượng chủ yếu ứng phó Trung Quốc, đã điều động 222 lần, quân đoàn hàng không phương bắc (ứng phó Nga) điều động 91 lần.

    Bài báo cho biết, về cơ bản, máy bay quân sự Trung Quốc áp sát không phận Nhật Bản từ hướng biển Hoa Đông, nhưng vẫn chưa xuất hiện sự kiện xâm phạm không phận Nhật Bản.

    Tuy nhiên, tháng 7 năm nay, cụm máy bay ném bom và cụm máy bay vận tải Trung Quốc đã bay xuyên qua vùng biển giữa đảo Okinawa và đảo Miyako, nhiều lần ra vào bầu trời Thái Bình Dương.

    Dựa vào số liệu do Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố, năm 2011, số lần cất cánh khẩn cấp ứng phó máy bay quân sự Trung Quốc của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản là 156 lần, năm 2012 tăng lên 306 lần, năm 2013 và năm 2014 lần lượt lên tới 415 và 464 lần.

    Trong đó, con số cùng kỳ của năm 2014 (như năm nay) là 207 lần, trong khi đó, số lần cất cánh khẩn cấp để đánh chặn máy bay chiến đấu Trung Quốc của Lực lượng Phòng vệ trong cùng kỳ năm 2015 đã tăng 24 lần.

    Bài báo lo ngại, xét tới việc xu thế áp sát không phận Nhật Bản của máy bay quân sự Trung Quốc tăng lên chứ không giảm đi, trong tương lai, tần suất cất cánh khẩn cấp đánh chặn máy bay quân sự Trung Quốc sẽ càng thường xuyên hơn.

    Trong khi đó, trong cùng kỳ, số lần áp sát không phận Nhật Bản của Nga năm nay giảm mạnh, so với 369 lần cùng kỳ năm 2014, cùng kỳ năm nay chỉ 108 lần. Nhưng, nguồn tin của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, điều này hoàn toàn không có nghĩa là hành động của Nga đã giảm đi, còn phải tiếp tục theo dõi.


    Để đánh chặn máy bay quân sự Trung Quốc áp sát từ hướng biển Hoa Đông, những năm gần đây, Nhật Bản không ngừng tăng cường thực lực của Lực lượng Phòng vệ Trên không trên hướng tây nam.

    Tờ "Mainichi Shimbun" Nhật Bản cho biết, Nhật Bản có kế hoạch tăng cường triển khai máy bay chiến đấu F-15 ở căn cứ Naha, Okinawa từ 1 phi đội (trung đội) hiện nay lên 2 phi đội.

    Hiện nay, căn cứ Naha triển khai 20 máy bay chiến đấu F-15, "nằm ở trạng thái sẵn sàng trong nhiệm vụ cất cánh khẩn cấp ứng phó máy bay quân sự Trung Quốc".

    Xét tới hoạt động của máy bay quân sự Trung Quốc trong tương lai sẽ thường xuyên hơn, Bộ Quốc phòng Nhật Bản quyết định điều 20 máy bay chiến đấu F-15 từ căn cứ Tsuiki, tỉnh Fukuoka chuyển sang triển khai ở Naha.

    http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Giao-...chan-may-bay-quan-su-Trung-Quoc-post162724.gd
    Nhật Bản chặn máy bay xâm nhập tăng kỷ lục

    TP - Nhật Bản cho biết, số lần máy bay chiến đấu cất cánh đã đạt tần suất cao kỷ lục kể từ thời Chiến tranh Lạnh kết thúc 3 thập kỷ trước, để ngăn chặn nguy cơ xâm nhập của chiến đấu cơ Trung Quốc ở phía nam và máy bay ném bom Nga ở phía bắc, South China Morning Post (Hong Kong) ngày 16/4 đưa tin.
    [​IMG]
    Tính đến ngày 31/3/2015, chiến đấu cơ Nhật Bản đã xuất kích tổng cộng 944 lần, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, lực lượng phòng vệ Nhật cho biết. Đây là số lần cất cánh ngăn chặn máy bay nước ngoài cao thứ hai được thống kê trong vòng một năm kể từ kỷ lục bắt đầu được ghi nhận năm 1958 và chỉ kém kỷ lục xuất kích năm 1984.

    Nhật đang tăng chi tiêu quốc phòng. Gần đây, máy bay ném bom Nga và máy bay tuần tiễu thường có mặt tại không phận sát đảo Hokkaido phía bắc Nhật Bản, cũng như 4 đảo nhỏ mà cả Nhật và Nga đều tuyên bố chủ quyền. Còn máy bay chiến đấu Trung Quốc tập trung xâm nhập không phận khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

    http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/nhat-ban-chan-may-bay-xam-nhap-tang-ky-luc-849626.tpo

    Máy bay quân sự Nhật - Trung gia tăng đối đầu

    Số lần xuất kích của máy bay quân sự Nhật Bản truy cản máy bay quân sự Trung Quốc tăng gấp đôi trong những tháng đầu năm 2016, báo hiệu thời kỳ căng thẳng mới giữa 2 nước.

    Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm 22.4 cho biết trong 3 tháng đầu năm 2016, chiến đấu cơ của nước này có 198 lần xuất kích đối đầu với máy bay của không quân Trung Quốc trong những lần Tokyo cho là nhằm ngăn chặn sự xâm nhập trái phép của Trung Quốc vào không phận của Nhật Bản.

    Theo Reuters, số liệu thống kê của những vụ đụng độ cùng kỳ năm ngoái chỉ có 93 lần. Tính cả năm kết thúc vào tháng 3 hàng năm, tổng số lần đối mặt của máy bay quân sự 2 nước tăng 23% so với 1 năm trước đó được ghi nhận là 571 lần, mức cao nhất kể từ năm 2001, theo hãng tin Kyodo.

    “Số lần đụng độ bản thân không nói lên toàn bộ câu chuyện, nhưng chúng ta cần phải thấy rằng gia tăng số lần đụng độ là dấu hiệu của môi trường an ninh bất ổn”, ông Kazuhiko Fukuda, trưởng bộ phận đối ngoại của Quân đội Nhật Bản, nói với các nhà báo.
    http://thoibao.today/paper/may-bay-quan-su-nhat-trung-gia-tang-doi-dau-388270

    Xem thêm: http://thoibao.today/paper/nhat-ban...-may-bay-trung-quoc-tren-bien-hoa-dong-703057
    --- Gộp bài viết: 01/08/2016, Bài cũ từ: 01/08/2016 ---
    Đây cũng là 1 phương pháp gián tiếp chiến tranh tiêu hao đối phương, nhưng ko cần bắn 1 phát đạn nào, vì tuổi thọ khung thân, động cơ dòng F-15J, F-2 đang rệu rã, tần suất xuất kích liên tục, tinh thần, thể sức phi công giảm sút, trong khi các dự án X-2, F-3 thì vẫn chưa đâu vào đâu (F-15J còn là dòng F-15 có tỉ lệ tai nạn cũng khá cao). Cũng như việc TQ, Nga cố tình hướng tên lửa đẩy sang phía Mỹ, cũng nhằm mục đích thử nghiệm khả năng cảnh báo NMD.

    Với nền kinh tế đang giảm sút, dân số già hóa, chẳng mấy chốc Nhật tự cảm thấy ko còn lực để đấu vs TQ mà tự thua
    Lần cập nhật cuối: 01/08/2016
  4. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    @kuyomuko @despair 2 đồng chí bình luận sao ? tôi đã phân tích nhiều về độ yếu kém của hệ thống radar Nhật rồi, các đồng chí có nghe đâu :))

    Nhật mất niềm tin vào hệ thống cảnh báo tên lửa

    (Vũ khí) - Dù được trang bị 2 hệ thống cảnh cáo sớm tên lửa J-Alert và Em-Net, nhưng hiện người Nhật đang mất niềm tin vào những hệ thống này.

    Theo NHK, để tăng cường khả năng đối phó với sự nguy hiểm đến từ tên lửa của Triều Tiên, Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch tăng cường số nhân viên trong hệ thống cảnh báo khẩn cấp trên cả nước.

    Theo nguồn tin này, ngoài việc tăng cường yếu tố con người, hiện Nhật Bản đã đưa vào trang bị 2 hệ thống cảnh báo sớm J-Alert và Em-Net nhằm thông báo cho người dân các vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng và điểm rơi của chúng.

    Để kiểm nghiệm khả năng của những hệ thống này, hồi tháng 2/2016, Cơ quan Cứu hỏa và Quản lý thảm họa của Nhật Bản (FDMA) đã tiến hành một cuộc diễn tập với hệ thống J-Alert.

    [​IMG]
    Tên lửa phòng không Nhật Bản.
    Trong cuộc diễn tập, FDMA đã sử dụng hệ thống báo động khẩn cấp J-Alert để phát thử một thông điệp tới chính quyền các tỉnh, thành phố, thị trấn và làng xã. Các chính quyền địa phương có nhiệm vụ thông báo cho FDMA biết nếu nhận được thông điệp.

    Hệ thống J-Alert phát báo động nhanh chóng từ chính phủ trung ương tới các chính quyền địa phương để khẩn trương sơ tán cũng như có các hành động kịp thời trong tình huống xảy ra thảm họa.

    Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch tổ chức các cuộc diễn tập tại tỉnh Okinawa, khu vực có nhiều khả năng nhất nằm trên đường đi của tên lửa Triều Tiên, trong đó có việc phát đi các thông điệp báo động tới người dân qua các hệ thống thông báo công cộng.

    Dù được ra đời với tham vọng rất lớn nhưng hiện người Nhật đang tỏ ra mất lòng tin với hệ thống J-Alert. Theo FDMA, hệ thống J-Alert đã nhiều lần thất bại và không phát hiện được các dấu hiệu chuẩn bị phóng tên của Triều Tiên trong năm nay, trong đó có vụ phóng hôm 3/8/2016.

    Hồi tháng 2/2016, Triều Tiên được cho là đã phóng thử một tên lửa chiến lược tầm xa. Nhật Bản cũng xác nhận Triều Tiên đã tiếp tục phóng 8 tên lửa chiến lược sau đó.

    Hôm 3/8, Triều Tiên cũng được cho là đã phóng một tên lửa tầm trung bay xa khoảng 250 kilomet và lần đầu tiên rơi vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Sau vụ phóng này, giới chức Nhật Bản lo ngại Triều Tiên đang che giấu tốt hơn việc chuẩn bị tiến hành các vụ phóng tên lửa.

    Để đối phó với các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, Nhật Bản ngày 8/8 đã ra lệnh cho các lực lượng phòng vệ sẵn sàng bắn hạ bất cứ vật thể nào được bắn về phía lãnh thổ nước này.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nhat-mat-niem-tin-vao-he-thong-canh-bao-ten-lua-3316748/
  5. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Nhật quyết định mua AAV7 sau khi được dùng thử
    (Vũ khí) - Sau khi được BAE Systems cho mượn 4 chiếc AAV7 dùng thử, Nhật hoàn toàn bị thuyết phục và quyết định móc hầu bao mua mua 30 trong tổng số 52 chiếc.
    Đại diện của Tập đoàn BAE Systems cho biết hôm 7/4 cho biết, họ sẽ cung cấp cho Nhật Bản biến thể mới nhất của chiếc AAV7 là AAV7A1 RAM/RS, được trang bị động cơ mạnh hơn, cho phép xe có hiệu suất hoạt động vượt trội so với phiên bản ban đầu.

    Theo hợp đồng, việc chế tạo số xe bọc thép này sẽ được thực hiện tại cơ sở của BAE Systems ở bang Pennsylvania vào tháng 8/2016. Chiếc xe đầu tiên sẽ bắt đầu được bàn giao đúng một năm sau và hoàn thành vào cuối năm 2017.

    Để đạt được thỏa thuận cung cấp 30 chiếc AAV7A1đầu tiên này, trước đó Nhật Bản đã chi gần 500 triệu JPY (khoảng gần 4,9 triệu USD) để mua thử nghiệm 4 chiếc xe AAV7.

    "AAV7” là trang bị mà lực lượng tự vệ Nhật Bản lần đầu tiên được sử dụng, nên Bộ Quốc phòng Nhật sẽ kiểm tra kỹ tính năng của nó, để làm cơ sở nghiên cứu về sau. Việc mua sắm các xe thiết giáp này nằm trong "Kế hoạch phòng vệ trung hạn" mà Tokyo đã xây dựng.

    [​IMG]
    Xe thiết giáp đổ bộ AAV7.
    Căn cứ vào kế hoạch này, trong vòng 5 năm tới, Nhật dự chi ngân sách 24,67 nghìn tỷ Yên (tương đương 239 tỷ USD); thành lập các “Trung đoàn thủy - lục cơ động” thuộc lực lượng tự vệ trên đất liền.

    Đây chính là lực lượng nòng cốt, chịu trách nhiệm phòng vệ các đảo xa của Nhật Bản. Để phục vụ cho nhiệm vụ này, các phương tiện tác chiến đổ bộ là yếu tố không thể thiếu được, do đó, kế hoạch của Nhật là sẽ mua tổng cộng 52 chiếc xe thiết giáp đổ bộ AAV7A1.

    Ngoài ra, Nhật còn mua sắm 17 chiếc máy bay vận tải cánh quạt nghiêng V-22 Osprey, 3 máy bay trinh sát không người lái chiến lược, tầm cao - tầm xa RQ-4 Global Hawk để nâng cao khả năng giám sát và năng lực cơ động tác chiến. Số máy bay này sẽ được triển khai bố trí tại Okinawa, cùng với lực lượng của Trung đoàn đổ bộ đường không số 1 thuộc lực lượng tự vệ trên bộ, trong vòng 10 phút có thể triển khai đổ bộ xuống Senkaku.

    Theo đại cương kế hoạch phòng vệ mà chính phủ Nhật xây dựng tháng 12/2013, Tokyo sẽ xây dựng thành công biên chế cơ bản của lực lượng tác chiến đổ bộ trong vòng 5 năm tới. Lực lượng này được xây dựng trên nền tảng “Trung đoàn thủy - lục cơ động”, với biên chế chuẩn 3.000 quân, nhiều gấp 4 lần biên chế của Trung đoàn bộ binh cơ giới trực thuộc lực lượng tự vệ trên bộ khu vực phía tây (khoảng 700 người).

    Việc mua sắm máy bay vận tải cánh quạt nghiêng V-22 Osprey và xe thiết giáp lưỡng thê AAV-7 là nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng các trung đoàn thủy - lục cơ động. Có thể nhận thấy, các trung đoàn này sẽ sử dụng V-22 Osprey và AAV-7 để đổ bộ đánh, tái chiếm đảo, mục đích chính là nhằm vào quần đảo đang tranh chấp với Trung Quốc ở Senkaku/Điếu Ngư.

    Ngoài ra, lực lượng tự vệ trên biển của Nhật cũng đã công bố kế hoạch mua thêm một chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Osumi nặng 9.000 tấn, đưa tổng số tàu lớp này lên 4 chiếc. Sau khi đưa 2 chiếc tàu khu trục chở trực thăng lớp Hyuga 19.000 tấn vào biên chế, họ còn có kế hoạch chế tạo thêm 2 chiếc tàu chở trực thăng 27.000 tấn nữa để hỗ trợ các hoạt động đổ bộ đánh chiếm đảo.

    Đồng thời, có thể Nhật sẽ mua sắm máy bay chiến đấu cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng F-35B để trang bị cho lực lượng hải quân đánh bộ.

    Tàu sân bay trực thăng thế hệ mới nhất 22DDH chuyên chở trực thăng tấn công, nhưng được xây dựng theo mô hình các tàu đổ bộ tấn công Mỹ nên có khả năng mang theo tới 12 chiếc F-35B. Lực lượng này sẽ càn quét các chiến đấu cơ, đánh phá các căn cứ bờ và tiêu diệt các chiến hạm Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng tác chiến đổ bộ.

    Ngoài ra, ngày 5/1, Nhật đã quyết định tái biên chế 7 sư đoàn và lữ đoàn trong tổng số 15 sư đoàn/lữ đoàn thuộc lực lượng tự vệ trên bộ (lục quân) trong toàn quốc, thành các sư đoàn và lữ đoàn cơ động phản ứng nhanh, chuyên trách bảo vệ khu vực cụm đảo tây nam. Động thái này chủ yếu để thay đổi thể chế lực lượng tự vệ trên bộ, được xây dựng trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nhằm đối phó với tình huống đổ bộ quy mô lớn của đối phương.
    Được biết, trong thời gian 5 năm - bắt đầu từ năm 2015, lực lượng tự vệ trên bộ của Nhật Bản sẽ tái biên chế sư đoàn 6 và sư đoàn 8; lữ đoàn 11 và lữ đoàn 14 thành các sư đoàn và lữ đoàn cơ động. Trong thời gian 5 năm kế tiếp, sẽ tiếp tục tái biên chế các sư đoàn 2; lữ đoàn 5 và lữ đoàn 12 nhưng vẫn giữ nguyên địa điểm đóng quân của các Bộ tư lệnh sư đoàn/lữ đoàn này.

    Ba sư đoàn và 4 lữ đoàn cơ động mới thành lập sẽ trở thành lực lượng cơ động phản ứng nhanh. Có thể nhận định là trong vòng 5 năm nữa, binh chủng hải quân đánh bộ này của Nhật Bản sẽ trở nên rất mạnh, có khả năng áp đảo hoàn toàn 2 lữ đoàn hải quân đánh bộ số 1 và 164 của Trung Quốc.

    Chương trình xây dựng lực lượng quân đội lần này của Nhật Bản trước hết là để đối phó về một cuộc tấn công ồ ạt của Trung Quốc đang hiển hiện. Bởi theo Đại tá James Fannell, Phó tham mưu trưởng tình báo Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ hôm 19/2 tiết lộ, Trung Quốc đã tập luyện chiến đấu chớp nhoáng chống Nhật nhằm chiếm quần đảo tranh chấp Điếu Ngư mà Tokyo gọi là Senkaku.

    Đại tá James Fannell cho biết thêm: “Chúng tôi đã chứng kiến cuộc tập trận đổ bộ chiếm đảo quy mô lớn của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Có thể kết luận rằng PLA đã nhận nhiệm vụ mới để có thể tiến hành một cuộc chiến chớp nhoáng nhằm tiêu diệt quân đội Nhật Bản ở biển Hoa Đông, nhằm chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư…”
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...a-aav7-sau-khi-duoc-dung-thu-3318002/?paged=2
  6. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Những điểm yếu của lực lượng Phòng vệ Nhật
    Quốc Việt|12/09/2016 09:30

    3
    [​IMG]
    Thiếu năng lực đổ bộ, khả năng phối hợp tác chiến giữa các lực lượng chưa tốt là những hạn chế ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng chiến đấu của lực lượng Phòng vệ Nhật Bản .
    Tạp chíNational Interestcho biết, cuối tháng 8, lực lượng Phòng vệ mặt đất Nhật Bản (JGSDF) đã tổ chức cuộc tập trận bắn đạn thật thường niên mang tên ‘Sức mạnh Phú Sĩ” tại khu huấn luyện Higashi-Fuji, gần Gotemba, tỉnh Shizuoka.

    Cuộc tập trận với sự tham gia của hàng trăm xe tăng, thiết giáp, trực thăng và nhiều trang bị khí tài khác. Kịch bản của cuộc diễn tập là tái chiếm một hòn đảo bị đối phương chiếm đóng trước đó. Khoảng 26.000 khách tham quan cuộc tập trận cảm thấy “mãn nhãn” với “bữa tiệc súng đạn”.

    [​IMG]
    Binh sĩ Nhật Bản đổ quân từ trực thăng. Ảnh: JGSDF

    Tuy nhiên, Grant Newsham, nhà nghiên cứu cao cấp tại Diễn đàn Nghiên cứu Chiến lược Nhật Bản lại nhìn thấy trong đó nhiều thiếu sót, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng chiến đấu củalực lượng Phòng vệ NhậtBản (JSDF).

    Ông cho rằng, chính phủ và JSDF cần khắc phục các thiếu sót dưới đây nhằm đáp ứng khả năng bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới, đặc biệt là sự trỗi dậy của quân đội Trung Quốc.

    Thiếu năng lực đổ bộ

    Về mặt lý thuyết, Trung Quốc có thể đe dọa các quần đảo ở tây nam Nhật Bản. Do đó, JGSDF đang xây dựng năng lực đổ bộ thông qua việc hình thành lữ đoàn đổ bộ phản ứng nhanh (ARDB). Tuy nhiên, kế hoạch này đang thực hiện kiểu nửa vời.

    [​IMG]
    Xe tăng lực lượng mặt đất Nhật Bản bắn pháo sáng trong cuộc tập trận ở núi Phú Sĩ. Ảnh: JGSDF

    Một số sĩ quan chỉ huy của JGSDF phản đối kế hoạch thành lập đơn vị đổ bộ phản ứng nhanh mà muốn tăng cường hợp tác với không quân và hải quân để bảo vệ các quần đảo ở tây nam. Một số ý kiến lại hoài nghi khả năng phối hợp với các lực lượng khác.

    Ông Newsham cho rằng, kế hoạch xây dựng đơn vị đổ bộ phản ứng nhanh là cần thiết và phù hợp. Nhưng sự thành công của đơn vị này lại phụ thuộc vào sự hợp tác với lực lượng Phòng vệ Biển (JMSDF) và lực lượng Phòng vệ trên không (JASDF).

    Khả năng phối hợp kém

    Kịch bản cuộc tập trận năm nay là JGSDF được lệnh tái chiếm hòn đảo với sự phối hợp và hỗ trợ từ JMSDF và JASDF. Tuy nhiên, sự hợp tác giữa 3 lực lượng này không thực sự tốt. 3 lực lượng quân sự chủ chốt của Nhật Bản có xu hướng chống lại sự hợp tác cùng nhau.

    Khả năng phối hợp giữa các đơn vị kém là một trong những điểm yếu lớn nhất của lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Một điều khó hiểu là các sĩ quan của JSDF được đào tạo ở các học viện quân sự giống nhau, nhưng khi biên chế về đơn vị, họ lại có xu hướng phục tùng cho phương châm hoạt động riêng của đơn vị đó và tránh hợp tác chung.

    [​IMG]
    Trực thăng tấn công AH-64 phối hợp với xe thiết giáp trong một kịch bản tập trận. Ảnh: JGSDF

    Những năm gần đây, lực lượng mặt đất và hải quân đã thực hiện nhiều hơn các cuộc tập trận phối hợp, nhưng sự hợp tác giữa các đơn vị vẫn cần được cải thiện nhiều hơn nữa. Trong cuộc tập trận năm nay, một tiêm kích F-2 của JASDF đã xung trận và bắn tên lửa chống tàu mô phỏng.

    Tuy nhiên, sự xuất hiện của chiếc F-2 không phải với vai trò máy bay yểm trợ hỏa lực tầm gần thường thấy trong các hoạt động đổ bộ. Bên cạnh đó, sự chia sẻ thông tin liên lạc giữa các lực lượng cũng không thực sự tốt.

    Giữa các lực lượng quân sự chủ chốt của Nhật dường như quá khó để liên lạc với nhau. Điều này không còn là một bí mật. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đã chỉ đạo cho 3 lực lượng khắc phục vấn đề kết nối thông tin, nhằm nâng cao hơn nữa sự phối hợp.

    Thiếu ngân sách dự phòng

    Thủ tướng Shinzo Abe đã cam kết tăng chi tiêu quốc phòng trong thời gian tới. Nhưng nhiều thập kỷ, ngân sách quốc phòng Nhật Bản luôn ở mức thấp, dẫn đến thiếu trang bị và đào tạo kém. Trong cuộc tập trận vừa qua, lực lượng mặt đất bắn rất nhiều đạn, nhưng chủ yếu là để phô trương.

    Thực tế, họ thiếu kinh phí cho các hoạt động đào tạo thực tế. Các phi công thiếu giờ bay, khả năng bắn vũ khí trong thực tế và thiếu nhân sự được đào tạo tốt. Kinh phí eo hẹp được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến các lực lượng hạn chế hợp tác với nhau.

    Các vũ khí được sử dụng trong cuộc tập trận đều là những khí tài hiện đại nhất của JGSDF, nhưng chúng chỉ chiếm số lượng rất ít. Chính sách mua sắm của Tokyo thực hiện theo kiểu “mua cái này một ít, cái kia một ít” và các vũ khí đều do công nghiệp quốc phòng trong nước sản xuất.

    Tuy nhiên, chính sách cấm xuất khẩu quốc phòng khiến các vũ khí do Nhật Bản sản xuất với số lượng ít dẫn đến đơn giá cao ngất ngưỡng. Do đó, Nhật Bản chi rất nhiều tiền để mua vũ khí, nhưng số lượng lại rất ít, chi phí vận hành, bảo trì, linh kiện thay thế vì thế cũng cao hơn nhiều so với các quốc gia khác.

    Ông Newsham nhận định, 3 lực lượng quân sự chủ chốt của Nhật Bản đều có năng lực tác chiến rất mạnh. Vấn đề cơ bản của lực lượng Phòng vệ Nhật Bản là cải thiện sự hợp tác giữa các lực lượng, cần có kế hoạch cụ thể để buộc các lực lượng tập trung vào hoạt động chung

    http://soha.vn/nhung-diem-yeu-cua-luc-luong-phong-ve-nhat-20160912092208625.htm
  7. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.177
    Đã được thích:
    8.424
  8. toiyeutrunghoa

    toiyeutrunghoa Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2016
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    6
    [ẢNH] Nhật Bản tiếp nhận siêu tiêm kích F-35 đầu tiên
    Tùng Dương|26/09/2016 20:00

    16
    [​IMG]
    Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã tiếp nhận tiêm kích thế hệ năm F-35A đầu tiên do hãng Lockheed Martin sản xuất.
    Vừa đi vào phục vụ, F-35A của Không quân Mỹ đã bị cháy
    [​IMG]
    Phát biểu tại buổi lễ tiếp nhận diễn ra ở bang Texas (Mỹ) hôm 23/9, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kenji Wakamiya đánh giá rất cao loại máy bay F-35A, ông cho rằng với khả năng bị phát hiện thấp cũng như hệ thống vũ khí tiên tiến đây là một trong những cỗ máy trên không hiện đại nhất.

    [​IMG]
    Ông Wakamiya cho biết với tình hình an ninh xung quanh Nhật Bản đã diễn biến phức tạp, F-35A với sự xuất sắc của nó rất quan trọng trong nền quốc phòng của Tokyo.

    [​IMG]
    Nhật Bản năm 2011 đã đặt hàng 42 chiếc F-35A để thay thế phi đội 80 chiếc F-4 Fantom đã 50 tuổi của mình. Thương vụ này còn bao gồm xây dựng nhà máy lắp ráp tại Nhật Bản, đồng thời cung cấp dịch vụ duy tu bảo dưỡng và đào tạo kỹ thuật bảo dưỡng cho phía Nhật Bản.

    [​IMG]
    Theo thỏa thuận, lô đầu tiên 4 chiếc F-35A từ AX-1 cho đến AX-4 sẽ được lắp ráp tại cơ sở sản xuất và lắp ráp Fort Worth của Công ty Lockheed Martin, còn 38 chiếc tiếp theo sẽ do cơ sở kiểm nghiệm và hoàn thiện của Công ty Mitsubishi Nhật Bản lắp ráp và bàn giao.

    [​IMG]
    F-35 là loại máy bay đa năng, có thể thực hiện các cuộc tấn công trên đất liền, trên biển và cả nhiệm vụ trinh sát. F-35 do một tổ hợp công nghiệp hàng không, dẫn đầu là tập đoàn Lockheed Martin cùng các thành viên BAE Systems và Northrop Grumman thiết kế và chế tạo. Các quốc gia tham gia tài trợ gồm Anh, Italy, Na Uy, Đan Mạch, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, Canada.

    [​IMG]
    Theo công bố ban đầu, giá trị hợp đồng của dự án này là 391 tỷ USD. Một số báo cáo gần đây cho biết Lầu Năm Góc phải bỏ ra khoảng 1.400 tỷ USD để mua và duy trì hoạt động của phi đội siêu tiêm kích F-35 gồm khoảng 2.400 chiếc. Điều này biến nó trở thành thứ vũ khí đắt giá và tốn kém nhất thế giới.

    [​IMG]
    Theo dự tính ban đầu, mỗi chiếc F-35 sẽ có giá khoảng 70 triệu USD/chiếc (xấp xỉ giá một chiếc F-15), tuy nhiên do chậm trễ và các lỗi phát sinh, tới năm 2011 giá thành mỗi chiếc F-35 được ước tính đã lên tới 120 - 145 triệu USD tùy phiên bản.

    http://soha.vn/anh-nhat-ban-tiep-nhan-sieu-tiem-kich-f-35-dau-tien-20160926143813827.htm
  9. toiyeutrunghoa

    toiyeutrunghoa Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2016
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    6
    Mỹ - Nhật thử tên lửa có tầm bắn gấp đôi SM-3
    Đan Nguyên | 30/09/2016 08:45

    9
    [​IMG]
    Dù phiên bản tiêu chuẩn SM-3 có độ cao đánh chặn tới 500 km, nhưng trần bay này chỉ bằng một nửa so với phiên bản do Mỹ - Nhật phát triển.
    SM-3 Block IIA Mỹ: Nga-Trung chỉ biết ngước nhìn và ngưỡng mộ?
    Theo tờ The Asahi Shimbun ngày 28/9, các đơn vị liên quan của hai nước Mỹ và Nhật bắt đầu sản xuất các thành phần của tên lửa đánh chặn SM-3 Block 2A tại Nhật Bản.

    Tên lửa đánh chặn mới sẽ tiếp tục được thử nghiệm vào đầu năm 2017 trên các tàu chiến được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tại một địa điểm gần Hawaii.

    Thông tin về việc sản xuất tên lửa đánh chặn mới được đưa ra chỉ một ngày sau khi Triều Tiên công bố video thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.

    Các nhà phân tích cho rằng, động thái mới của Washington và Tokyo là một phản ứng trước mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

    [​IMG]
    Mỹ thử nghiệm tên lửa SM-3 Block 2A

    Theo tiến sĩ Lawrence, Giám đốc kỹ thuật của Raytheon, hiện nay, SM-3 Block 2A do công ty Raytheon chế tạo trong khuôn khổ chương trình hợp tác Mỹ - Nhật, với tổng chi phí đầu tư khoảng 2 tỷ USD.

    Chúng sẽ được sử dụng trong các hệ thống tác chiến Aegis do công ty Lockheed Martin của Mỹ phát triển. Mỹ và Nhật Bản, mỗi nước đóng góp 1 tỷ USD để thiết kế, thử nghiệm và sản xuất thế hệ tên lửa mới này, nhằm nâng cao khả năng bảo vệ quốc gia trước các nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.

    Mỹ sẽ trang bị chúng trên khoảng trên 100 chiến hạm, bao gồm các tuần dương hạm lớp Ticonderoga, khu trục hạm lớp Arleigh Burke và khu trục hạm lớp Zumwalt, còn Nhật Bản sẽ trang bị trên các tàu khu trục lớp Atago và các khu trục hạm thế hệ mới của mình.

    Hồi tháng 6/2015, Hội nghiên cứu và phát triển công nghệ (TRDI), Bộ quốc phòng Nhật Bản và Cục phòng thủ tên lửa Hoa Kỳ đã tiến hành thử nghiệm tên lửa đánh chặn SM-3 Block 2A tại bãi thử Point Mugu, ngoài khơi bang California vào ngày 6/6/2015.

    Vụ phóng thử này đã đánh dấu lần đầu tiên thành công trong thử nghiệm tính năng bay; các chức năng của đầu đạn; khả năng kiểm soát chức năng của các tầng; khả năng phân tách của thiết bị trợ đẩy, các tầng đẩy thứ 2 và 3 của tên lửa SM-3 Block 2A.

    Theo những thông số được công khai, phiên bản Block 1A/B có tầm phóng vào khoảng 700 km, độ cao đánh chặn 500 km, tốc độ 3 km/s; Block 2A tầm phóng 2.500 km, độ cao đánh chặn khoảng 1.000 km, tốc độ hơn 4,5 km/s.

    Tên lửa SM-3 Block 2A là tên lửa đánh chặn với thiết kế 3 tầng chính và 1 tầng trợ đẩy, sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn. Tên lửa có trọng lượng 1,5 tấn, chiều dài 6,55 m.

    [​IMG]
    Sự khác nhau giữa các phiên bản SM-3

    Các tên lửa SM-3 được sử dụng trên tàu chiến trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực Aegis kiểu 5.1 và hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng Mk 41. Mỗi chiến hạm Aegis của Mỹ được trang bị từ 4 hoặc 6 quả tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo SM-3.

    Quá trình đánh chặn của SM-3 chia làm 4 giai đoạn: 2 giai đoạn đầu, hệ thống động lực đẩy tên lửa bay vào tầng khí quyển, giai đoạn 3 nó điểm hỏa hai lần, đẩy tên lửa đánh chặn bay vượt lên trên tầng khí quyển trái đất.

    Trước khi mỗi động cơ của tên lửa điểm hỏa, nó thu nhận và đọc dữ liệu của hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để hiệu chuẩn đường bay đến mục tiêu.

    Giai đoạn 4 là nhiệm vụ của đầu đạn đánh chặn động năng ngoài tầng khí quyển hạng nhẹ (LEAP), có trọng lượng chỉ 23 kg. Đầu tiên, nó sử dụng bộ cảm biến hồng ngoại để gây nhiễu mục tiêu, sau đó mới bắn hạ.

    Cụ thể, tầng khởi động lúc bắt đầu phóng của tên lửa SM-3 Block 2A sử dụng động cơ khởi động nhiên liệu rắn Mk 72. Sau khi rời hệ thống phóng thẳng đứng Mk 41, SM-3 Block 2A chủ yếu được dẫn đường bằng hệ thống quán tính.

    Khi cháy hết nhiên liệu, tên lửa sẽ tách tầng thứ nhất là Mk 72 và kích hoạt động cơ tăng tốc hành trình hai chế độ Mk 104. Giai đoạn này, tên lửa được dẫn hướng thông qua radar Aegis SPY-1 bố trí trên tàu mẹ.

    Với sự hỗ trợ của hệ thống định vị toàn cầu GPS, sau khi tách tầng đẩy MK-104, động cơ đẩy tăng cường MK-136 bắt đầu hoạt động. Hệ thống động cơ này hoạt động trong 30 giây sẽ kích hoạt và đưa tên lửa vượt ra ngoài tầng khí quyển.

    Khi tầng đẩy MK-136 hết nhiên liệu, tên lửa sẽ tách lần cuối cùng và kết cấu tự dẫn sẽ đi vào hoạt động. Kết cấu tầng tự dẫn LEAP nặng 23kg được kích hoạt để kiểm soát và tấn công phá hủy mục tiêu.

    Với việc Mỹ hợp tác sản xuất tên lửa SM-3 block 2A với Nhật Bản được nhiều chuyên gia cho rằng nó thể hiện quyết tâm xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ không chỉ nằm ở việc triển khai vũ khí mà còn sản xuất những vũ khí mang tính chất răn đe cao dành cho đối thủ của Mỹ và đồng minh.
    http://soha.vn/my-nhat-thu-ten-lua-co-tam-ban-gap-doi-sm-3-20160930021254405.htm
  10. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Tên lửa Triều Tiên để lộ tử huyệt của Nhật Bản?
    Lê Thu | 04/10/2016 20:00

    2
    [​IMG]
    Tên lửa Musudan của Triều Tiên
    Các đợt thử nghiệm tên lửa thành công đã đưa Triều Tiên vươn lên dẫn trước trong cuộc đua vũ trang với Nhật Bản.
    TQ "run rẩy" khi biết cấu trúc bí ẩn đặt trái phép trên đảo Ba Bình là radar
    Reuters dẫn lời các nguồn tin quân sự cho hay, trong trường hợp Bình Nhưỡng tập kích, Tokyo sẽ hoàn toàn sơ hở nếu như không có sự yểm trợ của Mỹ.

    Triều Tiên đã thử nghiệm 21 tên lửa đạn đạo từ đầu năm tới giờ, khiến nhiều nước lo ngại.

    “Họ đạt được tiến triển nhanh hơn dự đoán. Còn những gì mà hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo hiện nay của chúng tôi có thể làm được vẫn còn hạn chế” – một chỉ huy quân sự cấp cao của Nhật Bản cho hay.

    Việc nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) theo kế hoạch vẫn chưa thể tiến hành cho tới tháng 4 năm sau, trong khi việc triển khai các hệ thống mới phải cần tới nhiều năm mới hoàn tất.

    Các nguồn tin ẩn danh cho biết thêm, do kế hoạch sản xuất bị trì hoãn và ngân sách hạn hẹp nên các chương trình không thể tăng tốc, Nhật Bản có thể phải phụ thuộc nhiều hơn nữa vào Mỹ trong việc phòng thủ.

    [​IMG]
    Hệ thống Aegis của Nhật



    “Phương án duy nhất cho lúc này có thể là phụ thuộc vào Mỹ” – một nguồn tin khác trong Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cho hay.

    Tokyo và Bình Nhưỡng bị lôi vào cuộc chạy đua vũ trang kể từ năm 1998, khi Triều Tiên phóng tên lửa bay qua Nhật Bản.

    Tháng 6/2016, một tên lửa tầm trung Musudan đã đạt tới độ cao 1.000km (620 dặm) trên đường đạn võng. Đây được coi là một bước đột phá, cho phép tên lửa của Bình Nhưỡng vượt qua các tàu khu trục trang bị tên lửa Aegis của Nhật, tuần tra ở biển Nhật Bản.

    [​IMG]
    Tên lửa Rodong của Triều Tiên

    Điều này cũng đồng nghĩa với việc các dàn tên lửa PAC-3 Patriot bảo vệ các thành phố lớn, bao gồm cả Tokyo, trở thành phòng tuyến cuối cùng.

    Một chương trình nhằm cải thiện tầm bắn và độ chính xác của hệ thống này có trị giá lên tới 1 tỷ USD sẽ bắt đầu vào tháng 3 tới, nhưng sẽ không thể vận hành cho tới kỳ Olympics Tokyo năm 2020.

    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa Aegis

    Các tên lửa của Bình Nhưỡng như Rodong, có tầm bắn khoảng 1.300km, có thể bay với vận tốc trên 3km trong vòng 1 giây. Nhưng các tên lửa như Musudan, có thể bay 3.000km với vận tốc gần 21 km/giây, quá nhanh so với hệ thống tên lửa Patriot mới.


    Các nguồn tin của Nhật không chắc rằng tên lửa SM-3 của Nhật hiện nay có thể bắn hạ tên lửa Musudan của Triều Tiên.



    Về lâu dài, Nhật Bản đang cân nhắc xem có nên mua hệ thống phòng không tầm cao giai đoạn cuối THAAD của hãng Lockheed Martin hay không, để bổ sung vào các lớp trung của BMD, hoặc xây dựng các hệ thống Aegis trên bờ để củng cố phòng thủ.



    Tuy nhiên, dù chọn phương án nào thì Nhật cũng phải mất vài năm để nghiên cứu công nghệ, đảm bảo tài chính và xây dựng và tích hợp hệ thống. Trong quãng thời gian đó, các tên lửa mới của Triều Tiên vẫn có đủ uy lực để uy hiếp Nhật.
    http://soha.vn/ten-lua-trieu-tien-de-lo-tu-huyet-cua-nhat-ban-20161004180536852.htm
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này