1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực lượng tàu ngầm các nước trên thế giới

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi dragonboy1080, 28/03/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xingcaiha

    xingcaiha Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/07/2007
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    11
    Bạn Bat_Lo_Quan cũng là người chịu khó tìm tòi, đọc các kiến thức trên mạng. Tuy nhiên, bạn nên dành chút thời gian để tiêu hoá trọn vẹn những gì bạn đọc được và hệ thống hoá chúng lại, giúp có sự xâu chuỗi với nhau. Nói ví von thì bạn đang cố ăn, cố nhồi nhét mọi thứ vào bụng và đang bị bội thực do không kịp tiêu hoá.

    Qua những gì trao đổi với bạn và những bài bạn viết trước đó, mình thấy bạn tuy biết các tên các bô phận kĩ thuật tuy nhiên do không nắm rõ nên thường hay bi lẫn lộn khi trình bày chẳng hạn như:

    "Tàu ngầm ngắt động cơ hạt nhân tạm thời chứ có phải ăn ngư lôi như tàu Kursk đâu mà chú lo lắng"

    Trên thế giới hiện không có khái niệm nào là động cơ hạt nhân cả, mình hiểu ý bạn đang nói là lò phản ứng hạt nhân tạo ra điện, dùng điện này để chạy động cơ điện đẩy tàu đi. Đông cơ điện thì có thể tắt đi dễ dàng còn lò phản ứng hạt nhân không phải muốn tắt là tắt ngay được, lý do nằm ở turbine hơi quay máy phát, thường với turbine hơi vài chục MW, thời gian khởi động thường là nửa ngày tới một ngày, turbine hơi vài trăm MW hoặc lớn hơn, thời gian khởi động có thể cả tuần. Nguyên nhân minh không muốn nói chi tiết ở đây. Bình thường độ ồn của turbine là rất lớn so với động cơ điện. Bạn vì không hiểu những điều này cũng như phân biệt tách bạch được các khái niệm, đông cơ, lò phản ứng, bao hơi, turbine, máy phát... nên chuỗi lý luận của bạn về độ ồn của tàu ngầm hạt nhân rất không có tính thuyết phục.

    Tuy nhiên thay vì trao đổi với nhau, bạn Bat_Lo_Quan liên tục và có hệ thống tìm cách công kích cá nhân từ lăng nhuc, bôi bác đến lục tìm những bài cũ của nick này..., đánh lạc hướng chủ đề để giành "chiến thắng". Qua các bài của bạn đến giờ, thì đây có vẻ là một cách quen thuộc hay một "tuyệt chiêu" của bạn thường được đưa ra để đối phó với mọi người.

    Mình nghĩ diễn đàn là nơi trao đổi kinh nghiệm, kiến thức để bổ sung những gì mình còn thiếu sót để củng cố cũng như hoàn thiện bản thân. Bạn không nên tìm "chiến thắng" bằng mọi giá kể cả những cách mà mình phải dùng từ là "bẩn thỉu" chỉ để thoả mãn cái tôi cá nhân của mình. Thực ra cái "chiến thắng" trên diễn đảo ảo theo cách bạn đang làm sẽ không giúp ích được bạn tẹo nào trong cuộc sống thực tế.
  2. Panda_pink

    Panda_pink Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/05/2014
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    283
    Ku đấy đang trốn, không phải bó tay chịu thua mà trốn vài bài cho qua trang vì đang bị cụ Kuy truy sát. Rồi lại xuất hiện, kê 1 đống thuật ngữ chuyên môn lái đi hướng khác tiếp. Nếu không giữ bình tĩnh thì không thể nói chuyện được đâu bạn.
  3. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Vấn đề là thế này, nếu dùng Flywhee accumulator (nói đúng hơn là hệ thống lưu trữ năng lượng bằng cơ khí thay vì pin hóa chất như đám li/acid, VN gọi chay là bánh đà) thì dùng của con porsche hoặc module NASA (Flywheel energy storage gọi tắt là FES) cho tàu ngầm phi hạt nhân là khả thi, tuy nhiên nó phải sử dụng liên tục năng lượng cơ học (để dễ hiểu nhất thì chính là những cối xay tuabin gió tạo điện năng ở Châu Âu), do đó tăng tiếng ồn, 1 vấn đề khác đó là tàu ngầm nó có trạng thái lơ lửng, tĩnh dưới nước, pin sạc đồng thời phải xử lý cả các hoạt động khác của tàu ngầm, nên khi tàu ngầm ở trạng thái tĩnh lơ lửng, nó chắc chắn sẽ gặp vấn đề (ở các xe vd porsche-918, ngoài FES nó vẫn có pin acid chứ ko phải ko có, để sử dụng khi trạng thái dừng đèn đỏ, di chuyển tốc độ chậm, FES chỉ sử dụng khi xe tăng tốc và chạy liên tục theo quãng đường nhất định). Và 1 điều quan trọng FES cần phải bảo trì thường xuyên, còn như pin tốt loại lithium ion chỉ có vòng đời 36 tháng, lead-acid còn thấp hơn, FES cũng cần không gian tương đối lớn (phụ thuộc vào kích thước và số lượng các thiết bị điện được trang bị)

    Tham khảo:

    Cám ơn bác đã quan tâm và đóng góp ý kiến. Đúng là tôi gõ nhầm động cơ hạt nhân, cái đó tôi đã có nói lại ở trang 22-23,cá nhân tôi cũng lâu rồi ko còn quan tâm tới cái gọi là "chiến thắng ảo" nữa, chẳng qua là nói cho rõ vì dân an nam ngộ độc nhiều quá rồi.

    Nói thêm tí, ý của tôi ở đây là khi ngắt lò PƯ hạt nhân (tôi gọi tắt nó là reactor, theo đúng tên gọi quốc tế, chứ nếu sử dụng tiếng Việt, thì sẽ nhanh chóng cãi nhau, vì ngữ nghĩa VN ko phù hợp để diễn giải hết các từ chuyên môn), thì tàu ngầm hạt nhân vẫn sẽ ở trạng thái tĩnh được, đối với các reactor mới PWR, nó ko cần tới may bơm nước làm mát (vd Akula, Virginia, Seawolf, Typhoon, Ohio....vì chúng sử dụng phương thức làm mát bằng vòng tuần hoàn tự nhiên, cộng với nhiệt độ xung quanh tàu ngầm dưới bề mặt biển là khoảng 4 độ C, do đó việc làm mát ko là vấn đề lớn đối với lò PWR, ngoài ra vấn đề tồn tại ở nhiệt độ thấp bên trong tàu, của thủy thủ đã có hệ thống Air-Con***ioning và Electrical heating, lò PWR cũng được thiết kế để chịu nhiệt độ lên tới 315 độ C và áp suất 160 atm, độ sâu 1600m) do đó triệt tiêu âm thanh ồn ào tạo ra từ máy bơm nước làm mát cũng như reactor (trạng thái ngắt tạm thời, đối với tàu ngầm Trident cũ của Anh, thời gian khởi động lại nhanh nhất ước tính là 3 ngày). Trong khi đó tàu AIP và diesel vẫn phải sử dụng pin chì axit hoặc li-ion, tuy cũng giảm cường độ âm thanh nhưng lại gặp vấn đề thời gian ngâm dưới nước hạn chế, vì các loại pin sạc này ko phải là FES (Flywheel Accumulator) như đã nói ở trên, nên nó sẽ nhanh chóng cạn kiệt dù ở trạng thái tĩnh, dĩ nhiên nó vẫn có thể nổi lên ở độ sâu kính viễn vọng để kết hợp sạc, tuy nhiên cách này cũng rất nguy hiểm vì ở độ sâu đó thì cũng dễ bị phát hiện bởi hệ thống MAD, FLIR hoặc mắt thường chứ ko chỉ sonar , trong khi tàu ngầm thường nếu được trang bị FES (tuy nhiên vì sao ko được trang bị thì đã nói sơ qua ở trên) thì sẽ rất hiệu quả, do đó luôn phải kết hợp nổi lẫn lặn để đạt hiệu quả tối ưu. Thời gian sạc pin chì axit cũng cực kì lâu, mất tới 8-16 tiếng, điểm chết người của tàu ngầm phi hạt nhân trên bề mặt hoặc độ sâu kính tiềm vọng. Ngoài ra, các tàu ngầm phi hạt nhân có thể thiết kế lớn, để thêm khoang chứa pin tích trữ năng lượng, tuy nhiên kích thước càng lớn thì tốc độ nổi lên càng chậm, mà nếu chỉ cần cạn pin, không khí sẽ hết nhanh chóng, các tàu ngầm hạt nhân thì tỉ lệ sự cố lò PƯ hiện nay rất thấp do công nghệ tiến bộ, hơn nữa khả năng tích trữ máy phát điện và pin sạc cũng nhiều hơn tàu ngầm phi hạt nhân do kích thước lớn hơn, trong trường hợp muốn khởi động lại lò PƯ hiện nay các tàu ngầm hạt nhân đã có nhiều nguồn cung cấp năng lượng tạm thời hơn

    The higher power density decreases not only size but also enhances quiet operation through the elimination of bulky control and pumping equipment
    http://www.ewp.rpi.edu/hartford/~er...tudents/Misiaszek/NuclearMarinePropulsion.pdf
    Lần cập nhật cuối: 07/01/2016
  4. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.371
    Đã được thích:
    26.716
    Đậu ngựa, tầu ngầm của chú @Bat_Lo_Quan giờ không dùng ắc quy thuỷ lực và ắc quy không khí nữa mà chuyển sang dùng ắc quy chong chóng và kính thiên văn....ặc ặc....
    tommyjj, Panda_pink, hk1113331 người khác thích bài này.
  5. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Lộ nơi tiếp nhận tàu ngầm Akula với tên lửa Kalibr
    (Vũ khí) - Theo Đài Russkaya Sluzhba Novostei của Nga, hải quân nước này đang hiện kế hoạch trang bị tên lửa Kalibr cho tàu ngầm hạt nhân lớp Akula.
    "Tên lửa Kalibr sẽ được trang bị trên các tàu ngầm Đề án 971 hiện đại hóa" - Chuẩn Đô đốc Vitok Kochemazov phát biểu trên Đài phát thanh Russkaya Sluzhba Novostei tại Moscow.

    Tàu ngầm đề án 971 Shchuka-B (NATO định danh Akula) là tên gọi dành cho lớp tàu ngầm tấn công hạt nhân đa nhiệm giữ vai trò xương sống trong lực lượng răn đe hạt nhân trên biển của Nga.

    [​IMG]
    Tàu ngầm hạt nhân thuộc Akula.
    Theo kế hoạch, Kuzbass sẽ là chiếc đầu tiên thuộc lớp Akula hiện đang có trong biên chế Hạm đội Thái Bình Dương được tích hợp hệ thống tên lửa hành trình Kalibr-PL sau khi trải qua quá trình nâng cấp.

    Sau khi hoàn thành nâng cấp, chiếc tàu sẽ tăng cường khả năng tàng hình khi được lắp đặt máy chống rung 2 tầng, giúp giảm bớt tác động của những vụ nổ dưới nước đối với hệ thống máy của tàu và thủy thủ.

    Ngoài ra, những con tàu này còn được trang bị những hệ thống mới rất hiện đại bao gồm, hệ thống thông tin liên lạc thủy âm học và vô tuyến...

    Theo thiết kế, tàu ngầm Akula có tổng cộng gần 20 khoang bao gồm một khoang module rất kiên cố để đặt phòng chỉ huy và khoang thiết bị điện tử nằm ở phía trên các thân tàu. Akula có lượng giãn nước khi nổi khoảng 24.500 tấn và khi lặn là 48.000 tấn.

    Thiết kế của tàu ngầm Akula cho phép nó di chuyển nhanh dưới những lớp băng ở vùng biển cực lạnh, chẳng hạn Bắc Cực. Tàu có thể lặn sâu tối đa 500m, vận tốc 12 hải lý khi nổi và 25 hải lý khi lặn.

    Nó có thể hoạt động liên tục 3 tháng dưới biển. Tất cả tàu ngầm Akula có chiều dài 172,8 mét và chiều rộng 23,3 mét, tổng biên chế sĩ quan, hạ sĩ và tân binh 160 người.

    Tàu có 2 lò phản ứng hạt nhân OK-650V công suất 190 MW, 2 tua-bin công suất 45.000 – 50.000 mã lực và 2 động cơ Diesel công suất 800 kW. Lớp tàu ngầm này có thể mang 20 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-39 đạt tầm bắn hơn 8000km, có thể mang được đầu đạn nổ thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân sức công phá 500 kiloton.

    Ngoài khả năng phóng tên lửa đạn đạo, tàu ngầm này còn mang theo nhiều loại ngư lôi để tiêu diệt các tàu ngầm địch, gồm có 6 ống phóng với 20 máy phóng. Những vũ khí này có thể tấn công đồng thời 200 mục tiêu lớn trên mặt đất với tổng diện tích 7.000km 2 ở khoảng hơn 8000km.

    Điều đó có nghĩa, tàu ngầm Akula đủ khả năng gây thiệt hại lớn cho những thành phố lớn như Washington, New York và California của Mỹ hoặc Bắc Kinh và Thượng Hải của Trung Quốc, thổi tung một quốc gia có diện tích nhỏ bé ở châu Á…

    Hải quân Nga hiện vận hành khoảng 10 chiếc Akula trong Hạm đội phương Bắc, Hạm đội Thái Bình Dương và đã cho Ấn Độ thuê 1 chiếc (tàu INS Chakra) với thời hạn 10 năm.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/lo-noi-tiep-nhan-tau-ngam-akula-voi-ten-lua-kalibr-3303404/
  6. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Tàu ngầm Nhật thua xa tàu ngầm Pháp

    Nhật Bản ngơ ngác mất hợp đồng tàu ngầm 39 tỷ USD
    (Vũ khí) - Sau khi Pháp thắng thầu trong gói mua sắm tàu ngầm của Australia, Nhật Bản vẫn chưa hiểu tại sao tàu ngầm AIP Soryu không được chọn.
    Nhật Bản không phục

    RIA Novosti sáng 26/4 dẫn tuyên bố của Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cho biết, công ty đóng tàu DCNS của Pháp đã vượt qua các đối thủ là công ty đóng tàu ThyssenKrupp Marine Systems (Đức) chi nhánh tại Australia và công ty Mitsubishi Heavy Industries (Nhật Bản) để giành gói thầu xây dựng 12 tàu ngầm mới cho nước này, có tổng giá trị lên tới 39 tỷ USD.

    Tuyên bố của Thủ tướng Malcolm Turnbull đưa ra sau cuộc họp của Ủy ban An ninh Quốc gia thuộc nội các Australia vừa kết thúc ít giờ đồng hồ trước đó về việc lựa chọn đối tác đóng mới 12 tàu ngầm cho nước này.

    Phản ứng ngay sau tuyên bố Pháp thắng thầu, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cho biết quyết định của Auatralia là "vô cùng đáng tiếc". Ông nói thêm: "Chúng tôi sẽ yêu cầu Canberra giải thích tại sao họ không chọn thiết kế của chúng tôi".

    Cũng trong ngày 26/4, phát biểu tại TP Adelaide, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cho rằng quyết định của nước này trong việc chọn nhà thầu là "vấn đề chủ quyền".

    "Tôi muốn cảm ơn công ty TKMS (Đức) và chính phủ Nhật Bản vì những đề xuất chất lượng cao. Tuy nhiên, sau quá trình đánh giá của Bộ Quốc phòng và các chuyên gia, thiết kế của Pháp đáp ứng tốt nhất các yêu cầu đặc biệt của Australia - ông Turnbull nói thêm.

    [​IMG]
    Mô hình tàu ngầm Barracuda.
    Đâu là nguyên nhân Pháp thắng thầu

    Theo hồ sơ chào thầu, nhà thầu DCNS của Pháp giới thiệu tàu ngầm 5.000 tấn phiên bản sử dụng động cơ diesel-điện của tàu ngầm hạt nhân lớp Barracuda.

    Trong khi đó, Nhật Bản đưa ra phiên bản tàu ngầm 4.000 tấn lớp Soryu còn Đức giới thiệu tàu ngầm 2.000 tấn loại Type 214.

    Theo DCNS, tàu ngầm đóng cho Australia chỉ thay đổi duy nhất động cơ hạt nhân bằng diesel-điện và hầu như mọi kết và trang bị trên tàu vẫn giữ nguyên so với phiên bản chạy động cơ hạt nhân.

    Tàu ngầm Barracuda được thiết kế với ưu thế hoạt động giảm tiếng. Ngoài ra, Barracuda có tốc độ cơ động, khả năng phát hiện mục tiêu dưới nước cực mạnh.

    Kết cấu thân Barracuda được làm bằng 21 vòng thép. Tàu được trang bị ăng ten đa năng, hệ thống kết nối dữ liệu vệ tinh SHF. Hệ thống bánh lái hình chữ X giúp tàu xử lý tốt hơn trong quá trình tàu nổi lên và và lặn xuống.

    Tàu ngầm tấn công Barracuda được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ như: tác chiến chống ngầm, chống tàu nổi, tấn công các mục tiêu trên bờ và đất liền, hỗ trợ hoạt động tác chiến của lực lượng đặc biệt, thu thập tình báo...

    Barracuda có lượng giãn nước khi lặn gần 5.000 tấn, khi nổi 5.300 tấn, dài 99,4m, thủy thủ đoàn 60 người. Tàu được trang bị hệ thống vũ khí hiện đại và mạnh mẽ gồm: Ngư lôi hạng nặng F21 - biến thể của mẫu Black Shark do Italy sản xuất, đơn giá mỗi quả lên tới 2,4 triệu USD. F21 lắp đầu nổ PBX B2211, tầm bắn 50km với tốc độ bơi 93km/h.

    [​IMG]
    Tàu ngầm Soryu của Nhật Bản.
    Tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm MdCN được công ty MBDA phát triển dành riêng cho Hải quân Pháp, đơn giá khoảng 3,3 triệu USD/quả. Tên lửa nặng 1,4 tấn, dài 6,5m, trang bị động cơ phản lực Microturbo cho tốc độ 800km/h, tầm bắn hơn 1.000km, độ chính xác cực cao nhờ hệ thống dẫn đường hỗn hợp (tự dẫn quán tính, đo đạc địa hình, radar chủ động, đầu dẫn hồng ngoại, GPS).

    Tên lửa hành chống tàu tầm ngắn SM39 Exocet đạt tầm bắn 70km. Thủy lôi FG29. Vũ khí Pháp thường có truyền thống sở hữu hệ thống điện tử cực kỳ hiện đại, tối tân. Dĩ nhiên lớp tàu ngầm Barracuda cũng không là ngoại lệ.

    Theo thông tin được công bố, Barracuda trang bị hệ thống cảm biến điện tử và ngụy trang, hệ thống thông tin liên lạc và kiểm soát chỉ huy chiến đấu DCNS SYCOBS, các hệ thống radar tân tiến và hệ thống định vị thủy âm (gồm: sonar Thales S-CUBE, hệ thống sonar phát hiện - tránh ngư lôi và chướng ngại vật, hệ thống sonar chặn băng thông Thales VELOX-M8, hệ thống sonar dẫn đường Thales Nuss-2F MK2)...

    Với trang bị này, rõ ràng Barracuda vượt trội hơn tàu ngầm Soryu khi chỉ được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm cho phép triển khai ngư lôi hạng nặng Type 89 và tên lửa hành trình UGM-84C có tầm bắn tới 140-150km.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nhat-ban-ngo-ngac-mat-hop-dong-tau-ngam-39-ty-usd-3306872/
  7. happyhp

    happyhp Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/10/2015
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    8
    Bạn Kuy nói chuyện hay quá đọc mà phì cười :)) đọc tài khoản mình chuyển tiền cho bạn = tháng lương của bạn,mình thưởng cho bạn vì bạn làm mình cười :))
  8. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Hình ảnh sonar display của Seawolf, để cho thấy khả năng ASW cực kì phức tạp, chứ ko phải thấy rõ như tank vs tank, do đó, như tôi đã nói trước đây rất lâu, trong chủ đề này, ASW là 1 quá trình công phu, phức tạp, đòi hỏi kĩ thuật cao hơn A2A hay Tank vs Tank, Ship vs Ship, người vận hành, nghe âm thanh, xem màn hình tác chiến phải rất giỏi

    [​IMG]

    Lấy vd biển đông

    Thứ nhất, trên Biển Đông có rất nhiều tàu thuyền đi lại do đây là tuyến đường hàng hải quốc tế nhộn nhịp bậc nhất. Việc xác định chính xác đó là loại gì, to hay nhỏ, vận tốc ra sao thực sự khó khăn. Chưa kể biển Đông được đánh giá là vùng biển có nhiều tàu chiến mặt nước, tàu ngầm của nhiều nước liên tục hoạt động.

    Thậm chí các âm thanh từ các đàn cá cũng lọt vào phổ âm thanh thu được. Trong hàng loạt tín hiệu âm thanh, từ tính thu được đó cần phải tìm được tín hiệu cần thiết.

    Thứ hai là cơ sở dữ liệu có sẵn không bao giờ đủ. Một mặt thì theo qui tắc bất thành văn của các hợp đồng mua bán vũ khí thì bên cung cấp sẽ không chuyển giao toàn bộ những phổ âm thanh, từ trường có tầm chiến lược hoặc thuộc về đặc tính của các tàu chiến, tàu ngầm của chính nước cung cấp.

    Mặt khác sự đa dạng về chủng loại và tốc độ cập nhật nhanh chóng về công nghệ của vũ khí phương tiện cũng khiến cho cơ sở dữ liệu nhanh chóng bị lạc hậu so với thực tế. Một tàu chiến tối tân mới ra đời có thể có phổ âm thanh giống như một tàu cá loại nhỏ nhờ áp dụng các công nghệ hiện đại về thủy động lực học, cơ khí, điều khiển….

    [​IMG]

    Mỗi thời điểm công nghệ tàu ngầm lại được nâng cao, gần như êm ái yên tĩnh trước hệ thống sonar, công nghệ mới cho phép thiết kế nhanh, hình học cải thiện, chân vịt cải tiến, các lớp gạch giảm âm thiết kế mới, động cơ, máy bơm yên tĩnh hơn, thậm chí có lò phản ứng mới ko cần tới máy bơm làm mát.....vd tàu ngầm TQ từ Type 091-094 đã giảm tiếng ồn rất lớn (tương đương LA, Virginia, Akula, Oscar).

    Thứ ba là tín hiệu âm thanh, từ trường thay đổi theo từng vùng nước biển có độ mặn, độ sâu, dòng chảy và thậm chí thời tiết từng ngày. Do vậy luôn có những sai số nhất định so với cơ sở dữ liệu có sẵn. Ví dụ: Tín hiệu thu được ở vùng Biển Đen sẽ khác với tín hiệu thu được ở Biển Đông. Tín hiệu thu được ở ngày nóng sẽ khác với ngày lạnh…Thậm chí các âm thanh từ các đàn cá, rồi dịch chuyển của đáy biển (ở các khu vực hay có động đất như Ấn Độ dương, Nam Trung Hoa).... cũng lọt vào phổ âm thanh thu được. Trong hàng loạt tín hiệu âm thanh, từ tính thu được đó cần phải tìm được tín hiệu cần thiết. Cường độ âm thanh cũng chủ yếu là ước tính, vì nó ko có tính có định khi di chuyển, tùy thuộc vào phạm vi, độ sâu, khu vực địa lý biển đó, dòng nước.... nó sẽ tạo ra dB khách nhau (cũng như thông số RCS hay IR)

    [​IMG]
    [​IMG]

    Đó là chưa nói tới việc nghe âm thanh là 1 chuyện, còn phải theo dõi liên tục âm thanh đó lại là chuyện khác, ồn ào như Type 091, nhưng thủy Mỹ ASW phải theo dõi (nghe) mấy tiếng đồng hồ

    halosun thích bài này.
  9. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Sonar Room nuclear & non-nuclear

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    halosun thích bài này.
  10. bonjourtinhyeu

    bonjourtinhyeu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    52
    Bác này nói chuyện rất có văn hóa, mình đã từng bị bác kia mắng mỏ vì hỏi một câu ngu ngơ trong một bài viết về vũ khí của Nga ngố. Lúc đó có hơi khó chịu, nói chung là chuyện xưa rồi nhưng cũng mong trên diễn đàn TTVNOL không phải là nơi chiến đấu/ hạ thấp nhau bằng kiến thức.

Chia sẻ trang này