1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nga gia nhập NATO

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Al-Qaeda, 05/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. James_Bond_007.

    James_Bond_007. Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/03/2011
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    4

    Thành viên này bị khóa đến 10:00 01/05/2011 vì lý do: Vi phạm trắng trợn nghị quyết LHQ về Lybia =))


    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Nga Tàu ráo riết chuẩn bị chiến tranh rồi nè bà con

    Tàu

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Nga


    Click this bar to view the original image of 700x467px.[​IMG]
    [​IMG]Click this bar to view the original image of 700x467px.[​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. TrymCuBoGia

    TrymCuBoGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2010
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    1
    Hoặc là tập trận chung hoặc là diễn tập định kỳ (nghiêng về cái sau hơn vì thấy T-80BV) ông ạ.
    Chuẩn bị chiến tranh cái gì. Bơm thế cũng đòi bơm. Lởm lắm ông ạ.
  3. John_Rambo

    John_Rambo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    1
    Nga và Na Uy tập trận hải quân quy mô lớn


    Bộ Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc (Nga), Vadim Serga cho biết: Hạm đội và Hải quân Na Uy đã bắt đầu cuộc tập trận 6 ngày tại Barents và biển Na Uy bắt đầu từ ngày 11/5.

    Tham gia tập trận Pomor-2011, có tàu chống ngầm cỡ lớn “Phó Đô đốc Kulakov” của Hạm đội Biển Bắc, chiến hạm “Helge Instad” của Na Uy cùng các tàu bảo vệ bờ biển, trực thăng và máy bay chống ngầm của không quân Hải quân Hạm đội Biển Bắc và Không quân Na Uy.

    Cuộc tập trận bao gồm nhiều bài tập, trong đó có các bài tập bắn đạn pháo vào các mục tiêu trên không và mặt nước; Phát hiện, tấn công tàu ngầm, chế áp các phương tiện tấn công trên không; thực tập các chiến dịch chống cướp biển, bảo vệ các mỏ dầu và tàu dân sự trước sự xâm hại của những phần tử cực đoan có vũ trang...

    Ngoài ra, hai bên sẽ tiến hành các bài tập chung như tập hạ cánh trực thăng trên boong tàu của Nga và Na Uy, cứu thuỷ thuỷ gặp nạn.

    [​IMG]
    Binh lính Hải quân Nga chuẩn bị cho cuộc tập trận chung với Na Uy Đại diện Bộ Quốc phòng Nga cho biết, mục đích chính của cuộc tập trận này là tăng cường sự phối hợp tác chiến giữa Quân đội Nga và Na Uy tại khu vực Bắc cực.

    Vào năm 2010, trong cuộc tập trận chung giữa hai nước, Hải quân Na Uy đã điều tàu khu trục tên lửa Otto Sverdrup, tàu bảo vệ bờ biển Nordkapp, phi cơ tuần tra Orion, các chiến đấu cơ F-16 và trực thăng Lynx tham gia.

    Trong khi đó, Hạm đội Biển Bắc của Nga đưa tới cuộc tập trận tàu chống ngầm cỡ lớn Severomorsk, máy bay IL-38, chiến đấu cơ Su-33 và trực thăng hải quân Ka-27PS.
    (theo Military Paritet)

    Sao lại tập trận với Na uy, Na uy ko phải cùng phường với Đế Quốc Mỹ và bè lũ ALXX NATO còn giề !!!
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Tập trận kiểu gì thế này !!, chắc đang động binh chuẩn bị đánh lớn, đánh Mỹ thì ko thể được đánh Ấn thì lại càng phi lí, Su-37 vừa ra lò đã bay sát nách 3 ship, thêm những hình ảnh sinh động này nữa, càng minh chứng rõ ràng hơn về 1 cuộc vệ quốc mới của Nga ngố chống lại 3 ship hê hê >:)
  4. hgbinh

    hgbinh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2011
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    1
    ảnh người ta điều binh đi tập trận mà kêu là chiến tranh, bó tay. Su-35 đặt cạnh Trung Quốc nhá, không phải Su-37 đâu, mà nó thích đặt đâu thì nó đặt, chú ý kiến ý cò thế, Mỹ đặt vũ khí mới ở biên giới Canada là sắp có oánh nhau à. Nga nó tập trận với thằng nào là quyền của nó, vì hòa bình thế giới thì làm gì có chuyện phân biệt chính trị ở đây cái khỉ gì.
  5. Freedom_Fighter

    Freedom_Fighter Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2011
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    0
    Xem đây hê hê >:)

    Sức mạnh quân sự Trung Quốc đang vượt Nga


    [​IMG]
    Ông Aleksandr Khramchikhin.​
    Ông Aleksandr Khramchikhin, Phó giám đốc Viện phân tích chính trị quân sự IPVA có một bài viết nhận định về khả năng có hay không một cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga.

    Đối với vấn đề này, tác giả tin rằng, nếu có một cuộc tấn công vào lãnh thổ Liên bang Nga, 95-99% sẽ xuất phát từ Trung Quốc.

    Dưới đây là nội dung bài viết của ông Aleksandr Khramchikhin:

    Nguồn gốc của vấn đề

    Việc đối mặt với áp lực quá tải dân số, sự tăng trưởng kinh tế chóng mặt của Trung Quốc đã tạo ra một tập hợp của các vấn đề phức tạp. Sự khan hiếm tài nguyên, diện tích đất canh tác ngày một thu hẹp, tạo áp lực rất lớn đến an ninh lương thực, an sinh xã hội.

    Đối mặt với những vấn đề này, mở rộng biên giới để nắm bắt các nguồn tài nguyên và vùng lãnh thổ là có thực tế.

    Ông Khramchikhin cũng bác bỏ khả năng mở rộng về phía Đông Nam Á của Trung Quốc, bởi tình về mặt lãnh thổ ở đây có vẻ đã an bài. Khu vực này có nhiều tài nguyên biển, song dân số ở đây cũng rất đông.

    Tuy nhiên tình hình có vẻ ngược lại tại vùng Viễn Đông của Nga, đây là vùng lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên và rất thưa thớt người. Đây chính là khu vực đầy tiềm năng nhất cho việc mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc. Đơn cử như trường hợp Trung Quốc đang coi vùng lãnh thổ Zauralski của Nga là lãnh thổ của mình.

    Một vấn đề xã hội khá bức xúc tại Trung Quốc là tình trạng “thiếu cô dâu”, vì lợi ích lâu dài của dân tộc, không loại trừ khả năng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ chấp nhận hy sinh hàng chục thậm chí hàng trăm ngàn thanh niên cho vấn đề này.
    [​IMG]
    Áp lực dân số là nguyên nhân cơ bản để Trung Quốc gây xung đột với Nga. Trong ảnh hàng ngàn người đang xếp hàng để mua vé tàu.​
    Các vấn đề tranh chấp biên giới giữa Nga và Trung Quốc sẽ là cội nguồn cho các xung đột nếu các vấn đề ở đây không được giải quyết một cách ổn thỏa. Sự “bành trướng hòa bình” vẫn là sách lược hàng đầu của Trung Quốc, nhưng không loại trừ một cuộc xung đột quân sự.

    Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường sức mạnh quân sự với tốc độ chóng mặt, và có nhiều vấn đề để lo lắng ở đây.

    Các cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc ngày một gia tăng, với sự tham gia ngày càng nhiều của các quân binh chủng khác nhau, quy mô ngày càng mở rộng. Đó có thể coi như là một bài tập chuẩn bị cho các cuộc xâm lược.

    Một thực tế trớ trêu là đã từ lâu Nga không nhận ra rằng, Quân đội Nga đã mất không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng các thiết bị quân sự so với Quân đội Trung Quốc.

    Sao chép công nghệ vũ khí: vấn nạn muôn thuở trong quan hệ Nga - Trung

    Quân đội Trung Quốc phụ thuộc vào Liên Xô rất nhiều trong những năm 1950-1960. Tuy nhiên, sau khi hâm nóng mối quan hệ với phương Tây, gián điệp công nghiệp của Trung Quốc đã tiếp cận được các mẫu công nghệ mới của Mỹ và châu Âu. Vào cuối những năm 1980, Trung Quốc đã tiếp cận được các công nghệ mới nhất của Liên Xô (Nga hiện nay).

    Từ cơ sở đó tạo ra bước nhảy vọt về công nghệ, "người Trung Quốc luôn có khả năng đặc biệt để đánh cắp công nghệ", ông Khramchikhin nhận xét.
    Năm 1980, tình báo Trung Quốc đã tiếp cận được bản vẽ của đầu đạn hạt nhân W-88 dành cho tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident-2. một số lượng lớn chi tiết kỹ thuật của đầu đạn này đã bị đánh cắp.

    Không có một bằng chứng nào cho thấy Nga bán hệ thống rocket phóng loạt 9K58 Smerch, hoặc giấy phép sản xuất loại này cho Trung Quốc. Tuy nhiên, không lâu sau khi hệ thống 9K58 Smerch được giới thiệu, Trung Quốc đã cho ra đời hệ thống A-100 gần như giống hoàn toàn.

    Không lâu sau đó là hệ thống PHL-03, một bản sao hoàn chỉnh của 9K58 Smerch. Hệ thống pháo tự hành PLZ-05 cũng là bản sao của hệ thống pháo tự hành Msta. Tất cả chưa bao giờ bán hay xuất giấy phép cho phía Trung Quốc.

    [​IMG]
    Hệ thống MRLS A-100 đánh cắp toàn bộ công nghệ của 9K58 Smerch.​
    Đối với vũ khí phòng không, người Nga đã không ngăn được việc hệ thống tên lửa đối không tầm xa S-300 bị sao chép thành HQ-9. Tương tự, người Pháp cũng bị đánh cắp công nghệ của hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Crotale, tên lửa chống hạm Exocet...

    Người Trung Quốc cũng rất thành công trong việc trong việc tổng hợp công nghệ nước ngoài và thêm vào chút ít công nghệ trong nước để tạo ra các hệ thống vũ khí mới. Ví dụ như pháo tự hành PLL-05, pháo chống tăng tự hành PTL-02 và còn rất nhiều hệ thống vũ khí khác nữa.

    Trung Quốc cũng đang dần thay đổi súng trường Kalashniskovs bằng một loại súng trường tự động mới dựa trên sự kết hợp AK và súng trường tự động FAMAS của Pháp.

    Thu hẹp sức mạnh quân sự

    Sự vượt trội về các loại vũ khí thông thường của Nga so với Trung Quốc đã là quá khứ, các hệ thống vũ khí có nguồn gốc từ Nga có mặt đầy rẫy ở Trung Quốc.
    [​IMG]
    J-11B một bản sao hoàn hảo của Su-27. Dù một số chuyên gia của Nga nhận định, Trung Quốc đang phụ thuộc vào Nga như là nhà cung cấp vũ khí chính. Vì thế, theo họ để tấn công Nga là điều không thể. Tuy nhiên, thực tế thì nhận định này đã là quá khứ của những huyền thoại.

    Trên thực tế, Trung Quốc đã có được một phần các công nghệ của Nga, chúng sẽ được dùng để chống lại Nga trong trường hợp xảy ra xung đột.

    Sau khi sản xuất được 95 chiếc Su-27 và đã đạt được các hiểu biết cơ bản về công nghệ. Trung Quốc đã từ chối gia hạn giấy phép sản xuất loại máy bay này để sao chép thành J-11B với 70% các công nghệ trong nước.

    Hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc trên bờ sụp đổ. Công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc đang dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga. và nền công nghiệp quốc phòng Nga mất dần khả năng kiểm soát Trung Quốc.

    "Xét về khả năng không chiến J-11B có thể tương đương với Su-27, khả năng của J-10 cũng tương đương với Mig-29. Như vậy khả năng chiếm ưu thế trên không của Nga gần như không có, và ưu thế về số lượng đang nghiêng về phía Trung Quốc. Trong khi đó khả năng của hệ thống phòng không tại vùng Viễn Đông là rất yếu kém", ông Aleksandr Khramchikhin nhận xét.

    Áp đảo về số lượng và khả năng triển khai nhanh

    Ông còn đánh giá rằng: Gần như không có khoảng cách đáng kể nào giữa những chiếc xe tăng tốt nhất của Nga là T-72B, T-80U và T-90S so với Type-96, Type-98 và Type-99 của Trung Quốc. "Bởi đây là những chiếc tăng chiến đấu chủ lực này là “họ hàng gần gũi nhau”, đặc điểm hiệu suất của chúng là tương tự nhau", ông Khramchikhin viết.
    [​IMG]
    Chuyên gia Aleksandr Khramchikhin đánh giá chất lượng tăng thiết giáp Trung Quốc hoàn toàn tương đương với Nga.​
    Xét về mặt số lượng, tăng thiết giáp Trung Quốc đang vượt trội so với Nga, trong kho của Trung Quốc có đến 6.000 chiếc xe tăng cũ như Type-59 và Type-60. Trong trường hợp xảy ra xung đột những chiếc tăng này sẽ được sử dụng để áp đảo về số lượng.

    Xét về các hệ thống vũ khí hiện đại, khoảng cách giữa Nga và Trung Quốc đang được thu hẹp. Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, chỉ một thời gian ngắn nữa, ưu thế sẽ thuộc về Trung Quốc.

    Một thực tế bổ sung cho lập luận này, 2 trong số 7 đại quân khu mạnh nhất của Trung Quốc là Quân khu Bắc Kinh và Thẩm Dương được bố trí gần biên giới với Nga.

    Tương quan lực lượng tại đây là không thể so sánh, quân khu mạnh nhất của quân đội Nga được bố trí tận Kaliningrad. Việc điều quân tới đây trong trường hợp xảy ra xung đột là rất khó khăn.

    Về khả năng cơ động

    Trong huấn luyện chiến đấu tại các đơn vị, đặc biệt là trong các đơn vị hiện đại, tinh nhuệ, Trung Quốc đã vượt mặt Nga từ lâu, ông Khramchikhin nhận định.

    Khả năng hoạt động tác chiến của đơn vị pháo binh số 38 của đại quân khu Bắc Kinh gần như được tự động hóa hoàn toàn. Tuy còn kém so với Mỹ về khả năng chính xác nhưng đã vượt Nga. Đơn vị này có khả năng hành quân tác chiến với tốc độ 1.000km/tuần.

    Thật không may, xét về vũ khí hạt nhân chiến lược, Trung Quốc cũng có thừa khả năng này. Lực lượng tên lửa hạt nhân của họ đủ sức thổi bay tất cả các thành phố của Nga và châu Âu. Trong biên chế của lực lượng tên lửa chiến lược của Nga, không có tên lửa đạn đạo tầm trung mang đầu đạn hạt nhân nào, trong khi đó Trung Quốc có rất nhiều.

    Kết thúc bài viết, tác giả Aleksandr Khramchikhin nhấn mạnh đến khả năng tạo ra sự răn đe quân sự hợp lý đối với Trung Quốc và vấn đề này cần được xem xét một cách hết sức nghiêm túc tại điện Kremlin.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Ngày tàn của Nga đến nơi roài ha ha ha :)), tận số roài các Nga vàng thờ Nga ơi ha ha :)), ha ha ha :)) cứ làm bạn của Mỹ cho chắc ăn đếck sợ thằng nào cả ha ha ha ha :))
  6. TuanRussia

    TuanRussia Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Bài viết:
    629
    Đã được thích:
    626
    Haha đoán ngay thế nào chú Đờm cũng post cái này lên mà, đọc cũng phải biết lọc thông tin mà đọc, đưa lên người ta chửi cho ngu bao lần mà không thấy nhục à.

    Vài điểm đơn giản thôi nhé:

    1 - 6 000 con tanks cũ của Tàu Khựa cất trong kho tưởng nhiều hả, kiểm tra xem thằng Nga nó có mấy chục nghìn cái các loại cất trong kho?

    2 - Hành quân 1000 km trong 1 tuần, nghe phát khiếp, đi trong lãnh thổ của mình, trên đất bằng mà một tuần đi 1000 km cũng tự hào??? Nếu trên thế giới này có thằng nào chuyên gia về việc chuyển quân đông trong thời gian ngắn thì cứ nhìn thằng Nga. Chưa có nước nào có những kinh nghiệm chuyển hàng triệu quân cộng khí tài quân sự như thằng Nga.

    3 - So sánh vũ khí hạt nhân của Tàu với Nga hahaha?? Đờm đọc đoạn này mà không thấy cái thằng phóng viên viết bố láo à? Cả thằng Nga thằng Mỹ đàm phán Start 2 không thèm để nửa con mắt tới thằng Tàu. Có thằng ngu cỡ Đờm mới dám phóng quả hạt nhận vào Nga chứ cỡ Hồ Cẩm Đào với Tập Cận Bình bố bảo cũng chả dám.

    Nói cho nó vuông, vũ khí Tàu nhiều, quân đông, tiến bộ nhiều nhưng chất còn kém và kinh nghiệm đại chiến còn xa lắm. Tập trận với choảng nhau thật khác xa nhau lắm. Ngày xưa bắt nạt mấy thằng lặt vặt thôi chứ lịch sử cận đại Tàu chị bị đánh cho te tua chứ cũng chẳng đập được thằng nào cho ra hồn.

    Nếu so các nước lớn bây giờ, nước nào có nhiều nukes hơn nước đấy mạnh. Vũ khí thông thường chỉ để đập mấy thằng như Gà, Irap, Afghan thôi. Đập mấy thằng đấy còn chầy chật chứ đừng nói đập thằng đẻ ra vũ khí nhất nhì thế giới.
  7. John_Rambo

    John_Rambo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    1

    Tuấn ơi là Tuấn >:D<


    Không quân Trung Quốc đe dọa an ninh khu vực

    Nhà phân tích quân sự Alexander Samsonov của Nga nhận định, chất lượng và tốc độ nâng cấp không quân Trung Quốc đang đe dọa an ninh của Nga và khu vực.


    [​IMG]
    Alexander Samsonov, sinh ngày 10/10/1964, là một kỹ sư hệ thống kỹ thuật, nhà tâm lý học, hiện công tác tại Ủy ban Công nghiệp Quân sự MIC thuộc Chính phủ Nga. Ông là tác giả của một loạt các bài viết nổi tiếng phân tích sự suy yếu của nền công nghiệp quốc phòng Nga. Ông cũng là người đưa ra nhiều nhận định nhất về ảnh hưởng của sức mạnh quân sự Trung Quốc đối với an ninh quốc gia Nga và khu vực.​
    Trung Quốc đang đầu tư phát triển tất cả các xu hướng trong tác chiến hàng không quân sự. Một số nhận định cho rằng, các máy bay trong biên chế Không quân Trung Quốc đa phần là lạc hậu thiếu khả năng hàng không chiến lược.

    Tuy nhiên, có một điều rất quan trọng cần phải lưu tâm, đó là các nhà thiết kế của Trung Quốc không đứng yên. Họ làm việc một cách cật lực, cải tiến những sẵn có, tạo ra các mô hình mới dựa trên công nghệ của Nga và phương Tây.
    Điển hình là gần đây, Trung Quốc đã cải tạo và hiện đại hóa thành công mẫu máy bay ném bom Tu-16 từ thời Liên Xô thành máy bay ném bom chiến lược H-6K,và đó là cơ sở quan trọng để Trung Quốc tạo ra một mẫu máy bay ném bom chiến lược mới.

    Công nghiệp hàng không Trung Quốc đã có những bước chuyển mình quan trọng. Trong những năm 1970-1980, Trung Quốc hợp tác chặt chẽ với Liên Xô trong phát triển công nghiệp quốc phòng và bảo vệ lãnh thổ.

    Bước qua những năm 1990, công nghiệp hàng không Trung Quốc đã có bước nhảy vọt quan trọng. Dựa vào mẫu thiết kế Lavi của Israel để phát triển thành công tiêm kích J-10 đa nhiệm.

    Cũng thời gian này, Bắc Kinh mua giấy phép sản xuất Su-27 từ Nga, để rồi sau khi sản xuất được 95 chiếc và đạt được những hiểu biết cơ bản đã ngưng gia hạn giấy phép để sao chép thành J-11B.

    Trung Quốc đã xây dựng lực lượng không quân của mình thành lực lượng lớn thứ 2 thế giới về số lượng máy bay. Đến nay, Không quân Trung Quốc có hơn 3.000 máy bay chiến đấu và hỗ trợ các loại.

    Năng lực tác chiến của Không quân Trung Quốc đã vượt ra ngoài tầm bảo vệ không phận, lực lượng này đã xây dựng cho mình khả năng tác chiến ở các vùng trời ngoài đất nước Trung Quốc.

    Với tàu sân bay sắp được đưa vào sử dụng, Không quân Trung Quốc sẽ có thừa khả năng tác chiến tầm khu vực.

    [​IMG]
    Không quân Trung Quốc đang có tốc độ phát triển chóng mặt cả về con người và trang thiết bị. Nhiệm vụ chủ yếu của Không quân Trung Quốc

    Theo nhận định của chuyên gia Alexander Samsonov, chuyên gia quân sự Nga, nhiệm vụ chủ yếu của Không quân Trung Quốc gồm:

    - Bảo vệ biên giới, giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với các nước trong khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản, Nga.

    - Tạo ưu thế áp đảo trước không quân Đài Loan, trong trường hợp một quyết định chính trị nhằm “khôi phục toàn vẹn lãnh thổ” bằng một giải pháp quân sự. Với nhiệm vụ này, Trung Quốc có thể đã hoàn thành, áp đảo Không quân Đài Loan cả về số lượng lẫn chất lượng.

    - Đạt được sự cân bằng tầm khu vực với Không quân Mỹ đang đồn trú trong khu vực, thậm chí và tạo được ưu thế trên không với lực lượng không quân hải quân Mỹ.

    - Tạo được ưu thế trên không trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Nga, đơn cử cho nhiệm vụ này là học theo Mỹ, Trung Quốc đã xây dựng trung tâm huấn luyện tác chiến trên không với phi đội “kẻ xâm lược” mà đối thủ ở đây không ai khác chính là các máy bay Su-27.
    [​IMG]
    Bản đồ bố trí các sân bay quân sự của Trung Quốc.​
    Đẩy nhanh tốc độ phát triển lượng và chất

    Trong biên chế của lực lượng ném bom chiến lược, Không quân Trung Quốc có khoảng từ 80-120 chiếc máy bay ném bom H-6. Trung Quốc buộc phải nâng cấp số máy bay này, vì hiện tại chưa có mẫu nào có thể thay thế. Việc mua máy bay ném bom chiến lược từ nước ngoài gần như là điều không thể.

    Trong năm 2006, Trung Quốc đã nâng cấp thành công biến thể H-6M, nâng tầm hoạt động và khả năng tác chiến. Gần đây, Trung Quốc đã giới thiệu tiếp một biến thể nâng cấp khác là H-6K. Những máy bay ném bom này có khả năng tác chiến đến vùng Viễn Đông, Siberi, Trung Á, bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản và quần đảo Phillipines.

    Các máy bay ném bom này sử dụng tên lửa hành trình tấn công mặt đất ALCM DH-10 được phát triển từ tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kh-55 của Nga kết hợp với một số công nghệ của Mỹ. Tên lửa DH-10 được cho là có tầm bắn khoảng 1500km với sai số CEP khoảng 10-15 m.
    [​IMG]
    Máy bay ném bom chiến lược H-6M với tên lửa hành trình ALCM DH-10.​
    Không chỉ vậy, nước này còn tăng gấp đôi số lượng máy bay ném bom chiến thuật JH-7, Trung Quốc cũng đã đầu tư rất lớn cho phát triển các máy bay không người lái UAV.

    Trong triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải năm 2010, Trung Quốc đã trình làng hàng chục mẫu UAV mới. Điển hình là loại UAV vũ trang WJ-600, ngày 10/5/2011, Trung Quốc cũng đã thử nghiệm thành công trực thăng không người lái V750.

    Từ mẫu nghiên cứu T-10 của tiêm kích trên hạm Su-33 của Nga, Trung Quốc đã sao chép và phát triển thành tiêm kích trên hạm J-15, được dự định sẽ sử dụng trên tàu sân bay Thi Lang sắp hoàn thành hoán cải từ tàu sân bay Varyag của Nga.

    Trung Quốc cũng đã tiến hành các thử nghiệm để xây dựng lực lượng tác chiến không gian. Đầu năm 2011,Trung Quốc cũng đã tiến hành thử nghiệm thành công một mẫu thử nghiệm tàu vũ trụ không người lái mang tên Thần Long.
    [​IMG]
    Sự xuất hiện của mẫu thử nghiệm J-20 làm gia tăng mối lo lắng trong khu vực. Gây xôn xao hơn cả là hoạt động phô diễn mẫu thử nghiệm tiêm kích thế hệ 5 J-20 dựa trên các hiểu biết về công nghệ tàng hình từ Nga và Mỹ.

    Cùng với đó, nước này không ngừng mở rộng và xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng sân bay, hơn 400 sân bay cùng hầm trú ẩn cho máy bay, kho lưu trữ đạn dược, nhiên liệu trong lòng đất, thay thế các thiết bị liên lạc đầu cuối, nâng cấp năng lực kiểm soát không lưu, cung cấp khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

    Theo một số nguồn tin, mạng lưới hạ tầng cơ sở này có khả năng đáp ứng hoạt động tới 9.000 máy bay.
    Alexander Samsonov cho rằng tốc độ phát triển chóng mặt của Không quân Trung Quốc là do các nguyên nhân sau: Không tiếc tiền tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu, phương hướng phát triển hợp lý, hoạt động gián điệp công nghiệp có kỹ năng nhộn nhịp khắp thế giới. Sao chép các công nghệ tiên tiến của Nga và các nước phương Tây bằng mọi giá để tạo ra các hệ thống vũ khí tối tân.

    Tuy vậy, Không quân Trung Quốc vẫn tồn tại những điểm yếu và phải đối mặt với một số khó khăn như: thiếu các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không hiện đại, năng lực tác chiến điện tử còn hạn chế; Không đủ số lượng các máy bay tiếp dầu trên không, đây là một trở ngại lớn cho các hoạt động tác chiến ở nước ngoài.

    Các nhà phân tích phương Tây cho rằng, năng lực phát hiện các mục tiêu bay thấp còn yếu, độ kháng nhiễu của các hệ thống radar cảnh giới và dẫn bắn còn yếu. Tuy nhiên, chắc chắn là người Trung Quốc không ngồi yên, họ liên tục nỗ lực làm việc để thu hẹp khoảng cách này.

    Tốc độ gia tăng sức mạnh không quân nói riêng và sức mạnh quân sự Trung Quốc nói chung khiến nhiều quốc gia khác phải lo lắng. Với đường lối phát triển, xây dựng lực lượng như hiện tại chứa đựng nhiều mối nguy cơ với an ninh và ổn định trong khu vực, chuyên gia Alexander Samsonov nhận định.

    (theo Topwar)
  8. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352
  9. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
  10. TuanRussia

    TuanRussia Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Bài viết:
    629
    Đã được thích:
    626

    Ơ thế tưởng là hàng nghìn năm nay thằng Tàu là chuyên gia cầm quân đi chiếm nước khác ? Cần gì có tàu lớn với máy bay to nó mơi đe doạ an ninh nước khác. Chưa cần nói đâu xa, nó hạ thuỷ cái tàu sân bay thì mẫu quốc Mẽo của Rambo có khi cũng bị đe doạ ý nhỉ.

    Còn nói trắng ra là Nga, Mỹ, Tàu sẽ chẳng bao giờ còn có cơ hội choảng nhau bằng lục quân, không quân hay hải quân nữa, có chăng chỉ là vài cuộc đụng độ lẻ tẻ rồi lại đàm phán. Mấy thằng này mà choảng nhau, khi khói bụi tan đi chúng ta sẽ lại bắt đầu vòng tuần hoàn mới từ vi khuẩn cho đến vượn người, rồi người trong vài trăm triệu năm. Mới cái Fukushima bị rò rỉ mà phóng xa lan khắp toàn cầu h vài trăm quả bom nguyên tử nó nổ thì không biết đi về đâu.

    Nói nước này đe nước kia cho nó hay thôi.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này