1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Mỹ đã đặt chân lên mặt trăng chưa ? (Phần 3)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi mig1000, 08/12/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.659
    Đã được thích:
    4.642
    Trong phi vụ Apollo-Soyuz thì thực tế 2 tàu ghép nối 2 lần trên không gian, một lần do tàu Soyuz chủ động ghép nối và một lần do tàu Apollo chủ động. Kieneev cũng quên không nhắc đến thực tế là cái module chuyển đổi (giữa mount Apollo và mount Soyuz) nặng hai tấn phải do Apollo vác lên chứ không phải Soyuz.
  2. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Vladimir Mikhailovich Komarov

    Vladimir Mikhailovich Komarov (tiếng Nga: Владимир Михайлович Комаров; 1927-1967) là một phi hành gia của Liên Xô. Ông là người đầu tiên hy sinh trong một phi vụ vào vũ trụ trên tàu Soyuz 1, và là phi hành gia Liên Xô đầu tiên vào vũ trụ hơn một lần.

    Ông sinh ngày 16 tháng 3 năm 1927 ở Moskva, Liên Xô (nay là Nga).

    Xuất thân là một học viên của Học viện Hàng không, ông trở thành một phi công chiến đấu thực thụ vào năm 1949. Mười năm sau, ông trở thành một phi công lái máy bay thử nghiệm. Năm 1960, ông được chọn trở thành phi hành gia trong nhóm các phi hành gia đầu tiên. Sau khi làm phi công dự bị cho Pavel Romanovich Popovich trên Vostok 4, chuyến bay vào vũ trụ đầu tiên của ông là phi vụ Voskhod 1. Ở chuyến bay thứ hai, Soyuz 1, ông hy sinh khi quay lại mặt đất, khi phi thuyền rơi xuống đất vì dù không mở ra vào ngày 24 tháng 4 năm 1967.

    Chỉ ngay trước tai nạn, thủ tướng Liên Xô Alexey Nikolayevich Kosygin nói với Komarov là đất nước tự hào về ông. Một trạm nghe lén của NSA đặt ở Istanbul nói rằng lời đáp của Komarov không nghe rõ[1], mặc dù các lời đồn đại nói rằng Komarov khi trước khi chết nguyền rủa các nhà thiết kế phi thuyền và nhân viên điều khiển chuyến bay. Không biết thực hư thế nào, một băng ghi âm từ trạm theo dõi ở Tây Đức với vài lời cuối cùng của Komarov được gửi về Cơ quan Đo đạc điều khiển của Liên Xô sau khi tai nạn xảy ra và nói là có từ "bị giết", trộn với những lời không rõ của Komarov, cùng với các thông tin bay được ghi lại trên radio của Tây Đức. Băng ghi âm được ghi lại trên một trong những vòng bay quanh quỹ đạo cuối, có thể là cuối cùng.

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Vladimir_Mikhailovich_Komarov

    Mỹ lên mặt trăng hay chưa thì cứ đi hỏi những người còn sống, là sẽ rõ như ban ngày . Còn Nga Sô lên vũ trụ thành công hay thất bại....thì biết hỏi ai giờ !!! vì ai cũng chết hết rồi. Ngay cả Yuri Gagarin, cũng là người chết đầu tiên :-ss
  3. Capricon2000

    Capricon2000 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/03/2012
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    2


    Hê hê, hỏi rồi có dám trả lời đâu lại giở thói du côn đánh người, xem bài trang trước, són ạ[:D] .

    Còn có một tồng chí Mỹ định tranh đi trước Gagarin lên vũ tru, cuối cùng lại đi gặp cụ mác, cụ Lê .
    Không tin cứ hỏi wiki[:D]

    Còn muốn hỏi thành công hay thất bại của tàu con thoi thì biết hỏi ai giờ

    vì ai cũng chết hết rồi.
  4. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.932
    Đã được thích:
    1.547
  5. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    2 chú Nhựt lùn, dùng mô phỏng để tính bức xạ trên mặt trăng:
    http://www.astro.isas.jaxa.jp/conference/g4space5/slide/14/Moon_eng_08_2_14.pdf

    Kết quả, không có bảo vệ thì liều chiếu xạ tối thiểu với lượng bức xạ ngoài vành đai Van Allen (ngoài ảnh hưởng từ trường trái đất), khi hoạt động của mặt trời nhỏ nhất, là 0,71mSv/ngày = 259mSv/năm
    Liều chiếu xạ tối đa với lượng bức xạ mặt trời lớn nhất theo CREME96 worst day (bức xạ cực đại từ mặt trời đo trên quỹ đạo địa tĩnh GEO) là 4100mSv/ngày = 1496 Sv/năm (1.496.000 mSv/năm). Để rõ thêm, chỉ cần phơi dưới luồng này 3 tiếng, sẽ nhận được 1 liều chiếu xạ khoảng 0,5 Sv, tương đương với liều chiếu xạ tối đa mà các anh hùng xông vào dập lò Fushikama phải gánh.

    Dưới lớp vỏ nhôm 10g/cm2 (dày khoảng 3,7cm) thì liều chiếu xạ sẽ tương ứng là 0,55 mSv/ngày = 200,75 mSv/năm và 36 mSv/ngày = 13.140 mSv/năm, nói chung là số tương đối khủng so với chụp X-quang

    Lưu ý, liều bức xạ max là dùng số liệu bức xạ mặt trời ở quỹ đạo GEO của trái đất, đoán là nhỏ hơn ở trên mặt giăng, nhưng cụ thể bao nhiều thì chưa bàn vội!
  6. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.659
    Đã được thích:
    4.642
    Chưa bàn đến độ tin cậy của mô phỏng vội, nhưng tớ không thấy có vấn đề gì lớn trong các số liệu trên. Ai lại đi so liều bức xạ mặt trời không có bảo vệ với liều bức xạ các chú dập lò có mặc đồ bảo vệ thế hở cụ? Sao không đi so với mấy cụ cởi trần đánh ô ăn quan cạnh cái lõi lò ấy? Liều bức xạ 13.140 mSv/năm chẳng nói lên được gì cả. Chẳng ai điên phơi ra bức xạ đó trong vòng cả 1 năm, và mặt trời cũng không thể phát xạ maximum liên tục trong cả năm. Nếu xét đến phơi trong một ngày ăn 0.55mSv thì chỉ bằng hơn hai mươi lần một liều X-ray chuẩn (0.02 mSv).
  7. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Số liệu NASA cả, tin hay không thì tùy. Các nghiên cứu để đưa ra các số liệu này từ các chương trình của NASA quãng những năm 199x.

    Năm 69 và các năm sau không phải là thời gian mặt trời dịu dàng nhất, và các số mô phỏng của giá trị max là tính ở quỹ đạo GEO, nhỏ hơn ở trên mặt trăng.

    Phơi dưới quãng 2400mSv/ngày trong vài ngày thì hẳn là bằng nằm trong máy X-Quang cả năm, nhỉ [-(
  8. son_of_cratos

    son_of_cratos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    1
    Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng qua đời
    (Dân trí) - Nhà du hành vũ trụ nổi tiếng người Mỹ Neil Armstrong, người đầu tiên trên thế giới đặt chân lên mặt trăng, đã qua đời vì biến chứng sau khi phẫu thuật tim, gia đình ông hôm qua cho biết. Ông thọ 82 tuổi.
    >> Tìm thấy cuốn băng Neil Armstrong “dạo bộ” Mặt trăng
    Neil Armstrong
    Neil Armstrong

    Armstrong đã phải phẫu thuật tim vào đầu tháng này sau khi các bác sỹ phát hiện động mạch vành bị tắc.
    [​IMG]


    Ca ngợi Armstrong là “anh hùng Mỹ bất đắc dĩ”, gia đình ông cho biết họ rất đau buồn và nhấn mạnh nhà vũ trụ tiên phong đã “tự hào phục vụ đất nước mình, khi là một phi công lái chiến đấu cơ của hải quân, là phi công bay thử nghiệm và là du hành gia”.



    Armstrong và đồng nghiệp trên tàu Apollo 11 Edwin "Buzz" Aldrin đã đặt chân lên mặt trăng vào ngày 20/7/1969, trước con mắt dõi theo của hàng trăm triệu người trên khắp thế giới. Lời đầu tiên khi bước chân lên mặt trăng của ông đã được lưu mãi trong lịch sử: “Đây là một bước tiến nhỏ cho một con người, nhưng là một cú nhảy lớn cho nhân loại.”



    Với tư cách là chỉ huy sứ mệnh Apollo 11, cũng là Armstrong, người đã thông báo cho bộ phận điều khiển sứ mệnh rằng con tàu đã hạ cánh thành công.



    Tuy nhiên, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng sau khi đi vòng quanh thế giới 17 nước và được cả nước Mỹ vinh danh sau sứ mệnh Apollo 11, đã không bao giờ được thấy thoải mái với sự nổi tiếng của mình. Sau đó ông đã tránh xa ánh đèn hào quang.



    Armstrong thậm chí ngừng ký kết sau khi biết cuốn tự truyện của mình bị bán với giá cắt cổ.



    Sinh ra ở Wapakoneta, Ohio ngày 5/8/1930, Armstrong ngay từ đầu đã đam mê máy bay và khi còn nhỏ ông làm việc gần một sân bay. Ông bắt đầu học bay vào năm 15 tuổi và nhận bằng lái máy bay cho phi công vào sinh nhật lần thứ 16.


    Khi là phi công trong Hải quân Mỹ, ông từng thực hiện rất nhiều sứ mệnh bay.


    Ông học kỹ sư hàng không tại đại học Purdue ở Indiana và sau đó có bằng thạc sỹ về kỹ sư hàng không tại Đại học Nam California.



    Sau khi phục vụ trong hải quân từ 1949-1952, ông gia nhập cơ quan tiền thân của NASA, Ủy ban tư vấn hàng không học quốc gia năm 1955. Tại đây ông làm kỹ sư, phi công bay thử nghiệm, du hành gia, nhà quản lý NACA và sau đó là NASA trong suốt 17 năm tiếp theo.



    Sau khi về hưu ở NASA năm 1971, ông dạy ngành kỹ sư hàng không tại đại học Cincinnati trong gần một thập niên và làm quản lý ở nhiều công ty như Lear Jet, United Airlines và Marathon Oil.

    RIP :(

    Nếu Mỹ chưa lên MT thì cuối đời Neil Armstrong đã công khai rồi
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Cơ mà đến cơ quan hàng không vũ trụ của Liên Xô (sau này là Nga Roscosmos) và Châu Âu (ESA) không bác bỏ vụ đổ bộ lên mặt trăng, chỉ có độc nhất các chiên da ttvnol là phỉ báng sự kiện lịch sử này thôi :))
  9. phuplix

    phuplix Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Nhiều bác cứ rỗi hơn ngồi chứng minh là Mỹ chưa lên mặt trăng

    Nếu mà Mỹ giả mạo lên mặt trăng thì vài ngàn nhà khoa học gia Liên Xô đã vạch trần ra rùi.... chẳng lẽ vài ngàn cái đầu của họ (nhữn người ăn nằm ngủ ị với không gian) lại kém hơn cái đầu của mấy anh bồi bút hay "chiên da" nghiên cứu; không kiếm ra được lí luận và bằng chứng để công kích anh Mỹ

    Còn các anh Việt Nam ngồi nhà móc *** mũi thì lại vỗ ngực : À đây rùi... bằng chứng Mỹ ko lên mặt trăng đây nhé.. rõ rùi đây nhé

    Tương tự như vậy... lên vũ trụ thì Liên Xô đưa lên đầu tiên.. khỏi cãi khỏi bàn tào lao... còn chuyện có ám sát hay không thì nếu có thì cả ngàn tời báo thế giới đưa tin rùi.... Chỉ 1 -2 tờ đưa tin thì 99,9999% là giả mạo
  10. senk

    senk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2012
    Bài viết:
    965
    Đã được thích:
    0
    các bác cứ đùa , người Mỹ lên mặt trời rồi đấy , mặt trăng ăn thua gì

Chia sẻ trang này