1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những vũ khí tồi tệ nhất của Mỹ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi s.o.g, 09/07/2018.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Vũ khí Mỹ luôn quảng cáo là vô địch thế giới, nhưng sự thật thì có nhiều vũ khí Mỹ kém xa quảng cáo thậm chí cực kì tệ hại, hãy điểm qua 1 vài trong số đó

    Vũ khí Mỹ lọt danh sách sản phẩm tồi tệ nhất

    (Vũ khí) - Trên thế giới có một số loại vũ khí được tạo ra chỉ nhằm mục đích tham khảo và không nên sử dụng nhưng Hoa Kỳ lại sử dụng chúng.
    Tạp chí Business Insider của Mỹ viết rằng, hấu hết mọi người thường biết đến những loại xe tăng và súng trường tốt nhất trong quân đội Hoa Kỳ, cũng như trên thế giới.

    Tuy nhiên thực tế có nhiều loại vũ khí có công nghệ phức tạp, hiệu quả thấp và gây tranh cãi trên thế giới. Vì vậy không nên mua những loại vũ khí này, chúng được tạo ra đơn giản chỉ là để giúp chúng ta nhận biết nên chọn loại vũ khí nào thích hợp.

    [​IMG]
    Loại xe đổ bộ bánh xích - sản phẩm lỗi của quân đội Mỹ.
    Một trong những loại vũ khí mà nguồn tin này đề cập đó là súng trường đó là HK G36 do Heckler & Koch do Đức thiết kế sử dụng loại đạn 5.56x45 mm, chúng được tạo ra để thay thế cho H&K G3.

    Họ gọi đây là “sản phẩm tồi tệ nhất” trên thế giới.

    Nguyên nhân dẫn đến tên gọi này là do chúng có quá nhiều nhược điểm và hoàn toàn thất thế trước các đối thủ cạnh tranh.

    Một số vấn đề như súng quá nóng khi bắn ở chế độ liên thanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ chính xác của súng.

    Theo thống kê khi bắn súng có thể nóng lên tới 86 độ F khiến độ chính xác của súng bắn ở khoảng cách 500 m có thể sai số 6 m.

    Ngoài ra công ty này cũng tiếp tục tạo ra một sản phẩm “thảm họa” nữa mang tên súng máy HK MG5.

    Loại súng này được dùng để tiêu diệt sinh lực địch, hỏa lực và phương tiện vận tải của đối phương, chúng cũng được dùng để chống lại với các mục tiêu trên không.

    MG5 bắt đầu được trang bị cho lực lượng vũ trang Đức nhằm thay thế cho súng máy MG3 lỗi thời. Tuy nhiên độ chính xác của chúng không khác gì so với phiên bản cũ.

    Tiếp theo trong danh sách này đó là loại pháo tự hành M-1978 “Koksan” của Bắc Triều Tiên, loại pháo tự hành 170 mm do Bắc Triều Tiên thiết kế và chế tạo, chúng lần đầu xuất hiện trong cuộc diễu binh năm 1985.

    Loại pháo tự hành này có tầm bắn xa nhất khoảng 60 km, tuy nhiên tốc độ bắn của chúng khá hạn chế khi chỉ 1 hoặc 2 phát bắn trong khoảng thời gian 5 phút. Ngoài ra, khối lượng và kích thước phần chiến đấu nhỏ, uy lực sát thương của chúng không lớn.

    Đối với quân đội Hoa Kỳ, loại vũ khí được coi là “sản phẩm thất bại” của lực lượng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đó là xe đổ bộ bánh xích Amphinious Assault Vehicle 7 (AAV-7) do công ty FMC Corporation sản xuất.

    Chúng được trang bị cho lực lượng Thủy quân Lục chiến vào năm 1972 để thay thế cho LVTP5.

    Hạn chế đầu tiên của sản phẩm này đó là kích thước không phù hợp của chúng. Tiếp theo là hệ thống vũ khí rất yếu, hê thống bảo vệ dễ bị tổn thương, chúng có khả năng vận chuyển tối đa khoảng 21 người.

    Cho đến nay chúng đã phục vụ khoảng 45 năm và đã đến lúc quân đội Mỹ cần phải tìm phương án thay thế và cho phép chúng “nghỉ hưu”

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/vu-khi-my-lot-danh-sach-san-pham-toi-te-nhat-3361463/
    Lần cập nhật cuối: 09/07/2018
  2. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    1. Súng trường tấn công M-16A1





    2. [​IMG]
      Phiên bản hiện đại hóa M-16A4 có lẽ là loại súng trường tấn công nguy hiểm và chính xác nhất được sản xuất từ trước đến nay. Nhưng trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, những người lính thủy đánh bộ Mỹ phải đối mặt với thương vong gây ra do sai sót của phiên bản M-16 đời đầu. Những người bảo vệ M-16 cho rằng “Đó không phải vấn đề của khẩu súng mà là vấn đề của đạn dược” nhưng điều đó chẳng khác nào nói rằng “Đó là 1 chiếc máy bay tốt nhưng động cơ thường xuyên gặp trục trặc sau mỗi 10 chuyến bay”.

    3. Bản thân súng M-16 đã có lỗi. Nó được thiết kế để sử dụng loại đạn với thuốc phóng ép gồm các hạt hình trụ nhưng như một động thái tiết kiệm chi phí, Army Corps Ordnance tạo ra một sự thay đổi khi sử dụng hạt nhiên liệu hình cầu bao gồm một phụ gia cacbonat canxi, điều này nhằm cho phép quân đội tái chế thuốc phóng từ súng đạn và pháo đạn lỗi thời nhưng lại làm cho chất lượng thuốc phóng của đạn M-16 xấu đi. Điều tai hại là Ordnance đã không kiểm tra lại súng trường sau khi thay đổi loại thuốc phóng khiến quân đội trên thực địa đã trở thành những vật thí nghiệm không may.

      M-16 được coi là 1 khẩu súng trường tấn công “Tự làm sạch” nhưng không may muội thuốc phóng và bụi bẩn lọt vào đã làm súng thường xuyên bị kẹt đạn. Cách duy nhất để khắc phục là tháo rời khẩu súng ra để loại bỏ đạn kẹt bên trong. Nhiều binh sĩ được tìm thấy đã chết sau những cuộc đấu súng, vũ khí của họ nằm cạnh trong trạng thái bị tháo rời.

      Phiên bản đời đầu của súng M-16 cũng bị thiếu một lớp mạ Crom cho buồng đạn làm nó dễ bị ăn mòn trong điều kiện khí hậu ẩm ướt, loa che lửa kiểu ngạnh của súng thường bị mắc vào cây rừng gây nhiều bất tiện. Những khuyết điểm trên khiến khẩu súng không được các binh sĩ tin dùng.
      http://soha.vn/quan-su/sung-truong-...-hoa-nhat-trong-lich-su-20140402164538331.htm
    Vì sao lính Mỹ trong chiến tranh VN thích AK- 47 hơn M16

    Trong lịch sử quân sự thế giới, AK-47 và các phiên bản của nó, cùng với AR-15 và bản cải tiến M16 luôn luôn tranh nhau ngôi vị số một. Tuy AR-15 (M16) có tốc độ bắn nhanh, tầm bắn xa, độ chính xác cao

    AK-47 đã trở thành một huyền thoại nhờ uy lực hoàn toàn vượt trội so với M16.

    Ngày 23/12, Mikhail Kalashnikov, "cha đẻ" của loại súng tiểu liên huyền thoại AK-47, đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 94. Sau gần 67 năm, AK vẫn được đánh giá là vũ khí cá nhân thông dụng và uy lực nhất. Nhiều quốc gia vẫn chọn AK là vũ khí cá nhân tiêu chuẩn. Theo dự tính, hơn 100 triệu khẩu súng AK đang được sử dụng trên toàn thế giới và hơn 50 quốc gia đã trang bị nó cho quân đội.



    [​IMG]Minh hoạ mô tả các chiến sĩ giải phóng miền Nam sử dụng tiểu liên AK

    Trong lịch sử quân sự thế giới, AK-47 và các phiên bản của nó, cùng với AR-15 và bản cải tiến M16 luôn luôn tranh nhau ngôi vị số một trong các loại vũ khí cá nhân. Tuy AR-15 (M16) có tốc độ bắn nhanh, tầm bắn xa, độ chính xác cao nhưng uy lực và độ tin cậy kém hoàn toàn so với AK.

    [​IMG]
    Các biến thể khác nhau của AK-47.
    [​IMG]
    Các biến thể khác nhau của M16.
    Trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam, AK-47 đã thắng một cách thuyết phục nhờ tính đơn giản và hiệu quả, đặc biệt là sự phù hợp tuyệt đối của AK-47 với chiến thuật đánh gần, đánh đêm của Việt Nam. Kỹ năng điểm xạ hai viên một lần được quân đội nhân dân Việt Nam rèn luyện tới mức điêu luyện trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Quân đội Mỹ vừa ngưỡng mộ khả năng tác chiến của AK-47, lại vừa sợ hãi uy lực của nó. Theo một số tài liệu, trong chiến tranh tại Việt Nam, lính Mỹ khi nhặt được AK-47 sẵn sàng vứt bỏ súng trường M16 của Mỹ để chuyển sang dùng AK.


    Chúng ta hãy cùng xem clip sau đây để hiểu vì sao AK giành chiến thắng trước M16 và vì sao lính Mỹ lại phải khiếp sợ trước tiếng súng AK.

    Phần thi thứ hai nhằm so sánh uy lực công phá của hai loại súng bằng cách bắn vào những viên gạch. Kết quả uy lực của AK hoàn toàn vượt trội so với M16 nhờ sử dụng loại đạn to hơn (7,62x39 mm) so với M16 (5,56x45 mm). Phần thi thứ ba chứng tỏ độ chính xác khi bắn liên thanh của hai loại súng. Tốc độ và độ chính xác của M16 có vẻ nhỉnh hơn so với AK, lực giật của M16 cũng nhỏ hơn nhiều so với AK.

    Qua clip, chúng ta cũng thấy được mỗi loại súng đều có những điểm mạnh yếu riêng, phù hợp với những cách đánh khác nhau. Nó cũng chứng tỏ một điều rằng con người luôn là nhân tố giữ vai trò quyết định tới sự thành bại của chiến tranh chứ không phải là vũ khí phương tiện.



    Lính Mỹ ở Việt Nam và thảm họa mang tên AR-15
    Nguyễn Thuận / Thứ Ba, ngày 13/9/2016 - 10:52
    [​IMG]

    Lữ đoàn đổ bộ đường không Mỹ 173 dưới làn mưa đạn của Quân Giải Phóng

    M-16. Tôi thực sự không có kinh nghiệm, hoặc quá lười để ra lệnh cho binh sĩ lau súng, mặc dù chúng tôi nghe được những tin đồn đáng ngại về hậu quả của việc xạ kích từ khẩu súng bị bẩn M-16.

    Ba giờ đêm, Quân Giải phóng bất ngờ tấn công, bộ đội Việt Nam được trang bị những khẩu súng tiểu liên AK có độ bền và độ tin cậy đáng ngạc nhiên, các chiến sĩ Giải phóng quân nhiều giờ bò trong cát bụi tiếp cận cao điểm, lôi theo khẩu súng tiểu liên trong bụi bẩn, chẳng có vấn đề gì bộ đội Việt Nam triển khai lưới lửa hỏa lực dày đặc chết người. Nhưng binh sĩ dưới quyền của tôi không có sự may mắn như vậy. Đến bây giờ tôi vẫn bị ám ảnh bởi cảnh ba lính Mỹ gục trên những khẩu súng trường đang tháo dở do bị kẹt đạn mà họ cố gắng tìm cách lau sạch dưới lửa đạn.

    Loại vũ khí đã giết lính Mỹ nửa thế kỷ trước ở Việt Nam đã trải qua nhiều lần hiện đại hóa, tiếp tục giết lính Mỹ ở Afghanistan. Bóng ma của tướng Ripley cho đến tận ngày nay vẫn tiếp tục tồn tại trong quân đội Mỹ. Trong suốt 35 năm phục vụ trong quân đội Mỹ, từ trận chiến Gettysburg đến cao điểm "Hamburger", đường phố của thủ đô Baghdad. Sự mê muội Mỹ trang bị cho quân đội những khẩu súng trường tệ hại là nguyên nhân sự tổn thất đầy hoang mang của rất nhiều mạng sống mà nếu khác đi, hoàn toàn có thể tránh được.

    [​IMG]Lau chùi bảo quản khẩu súng trường tấn công M-16 (AR - 15) đòi hỏi phải thường xuyên liên tục, mọi bẩn thỉu bụi bặm đếu có giá bằng sinh mạng người dùng trong cuộc chiến Việt Nam
    [​IMG]Dưới làn mưa đạn Quân Giải Phóng
    [​IMG]Báo Mỹ, trận Đắc Tô, 40 lính Mỹ bị giết
    [​IMG]Thảm họa ở khắp mọi nơi trên chiến trường Việt Nam
    [​IMG]Rõ ràng đây không phải lúc bị kẹt đạn
    Những thập niên sắp tới, Bộ quốc phòng sẽ tiêu tốn khoảng hơn nghìn tỷ đô la cho những máy bay tàng hình F-35, những chiến đấu cơ trong suốt 10 năm thử nghiệm chưa một lần tham gia trong khu vực chiến sự. Nhưng những khẩu súng trường tồi tệ vẫn đồng hành cùng binh sĩ trong mọi cuộc chiến tranh.

    Sau đại chiến thế giới thứ II, đại đa số quân nhân không trực tiếp tham gia chiến đấu diệt kẻ thù. Nhiệm vụ của họ tương tự như công việc dân sự thường ngày. Tìm kiếm, chiến đấu và tiêu diệt là nhiệm vụ của bộ binh, liều mạng sống của mình.

    Bộ binh lục quân, lính thủy đánh bộ và một nhóm lực lượng đặc biệt có tổng quân số khoảng 100 nghìn người, chiếm 5% tổng quân số lực lượng vũ trang Mỹ. Đại chiến thế giới lần thứ II, 70% quân nhân hy sinh do bị đối phương tiêu diệt là bộ binh. Trong các cuộc chiến gần đây, con số đó tăng lên đến 80%. Những binh sĩ này (hầu hết là đàn ông), cuộc sống của họ hoàn toàn phụ thuộc vào vũ khí và đạn dược.

    Trong chiến trận, lính bộ binh có cuộc sống đầy nguy hiểm với những quy luật sống còn bằng móng vuốt và răng nanh của tự nhiên sẽ xác định, họ sẽ sống sót hay bị tiêu diệt. Con người chết rất nhanh chóng. Những hoạt động tác chiến ở Afganistan và Iraq khẳng định bài học mà nội dung chủ yếu của nó là: trong cuộc chiến sử dụng vũ khí bộ binh không có trung thực và chẳng hề cao quý.

    Bộ binh lao vào khu vực tác chiến trong tình trạng kiệt sức, mệt mỏi, bối rối, đói và sợ hãi. Vũ khí và trang bị của họ bẩn thỉu, cũ kỹ, bị va đập và hỏng hóc. Lính thủy đánh bộ bị giết chết trong khi đi tiền tiêu và trinh sát, rơi vào ổ phục kích, bị bắn tỉa, bị trúng mìn và các loại vũ khí nổ tự chế khác nhau. Binh sĩ chỉ có thời gian tính bằng phần chục giây, vồ lấy vũ khí đang sẵn sàng, ngắm và bóp cò nhanh hơn đối phương. Sống hay không - phụ thuộc vào khả năng sử dụng sức mạnh tiêu diệt lớn hơn, trên khoảng cách xa hơn và độ chính xác cao hơn đối phương.

    Bất cứ sự thiếu sót nào, bất cứ sự mất ưu thế nào, dù là nhỏ nhất đều có nghĩa là chết. Kẹt đạn, đối phương nhanh hơn và khó nắm bắt hơn sẽ thoát khỏi đường ngắm hỏa lực và thoát ra khỏi vùng sát thương, không những thế còn có thể phản kích bằng hỏa lực mạnh hơn hẳn.

    Tất cả những điều này sẽ đưa đến bằng 0 (không) ưu thế khổng lồ của hệ thống vũ khí trang bị hỏa lực đắt đỏ mà Mỹ đang sở hữu trên không và trên biển, trong bất cứ giờ phút nào cũng có thể yểm trợ hỏa lực chi viện vô cùng mạnh mẽ cho bộ binh đang chiến đấu trên chiến trường.

    Tân binh trong thời gian huấn luyện được dạy dỗ, súng trường là người bạn tốt nhất và là chiếc vé về nhà của họ. Nếu cuộc sống của một số lượng người khổng lồ phụ thuộc vào một sản phẩm rẻ tiền từ kim loại và nhựa tổng hợp có giá trị khoảng 1.000 USD và khối lượng khoảng 3kg thì quốc gia giàu nhất hành tinh không thể cho họ một loại vũ khí chất lượng cao?

    Câu trả lời cùng một lúc vừa đơn giản vừa phức tạp. Súng carbine tiêu chuẩn của bộ binh Mỹ M4 ngày nay là phiên bản giảm nhẹ khối lượng cũng như chiều dài của súng M16, ở Việt Nam nó là nguyên nhân của số lượng rất lớn binh sĩ Mỹ chết trận – nhưng lại vẫn được sử dụng phổ cập đến tận bây giờ.

    Sáng sớm ngày 13.06.2008 Taliban đã tấn công vào một trạm kiểm soát gần làng Vanati, tỉnh Nuristan, Afghanistan, giết chết 9 lính thủy đánh bộ. Một số binh sĩ sống sót kể lại rằng, trong cuộc chiến đấu, nòng súng nóng rực, gây kẹt đạn.

    Sự cố giết chết lính Mỹ ở làng Vanati cũng tương tự như những gì xảy ra ở Việt Nam. Thực tế, ngoài những bộ phận trang trí làm khẩu súng trở lên hầm hố hơn thì hiệu quả tác chiến của hai loại súng M16 ở Việt Nam và M4 ở Afganistan hoàn toàn giống nhau.

    Tệ hơn nữa là nòng súng thu ngắn của M4 không hiệu quả khi xạ kích tầm xa bằng chính súng M16 của những năm 1960. Đây thực sự là một nhược điểm nghiêm trọng, khi trong chiến tranh hiện đại, các vụ chạm súng thường diễn ra trên khoảng cách lớn.

    М16 bắt đầu cuộc đời vinh quanh của mình như một sáng tạo thiên tài của nhà chế tạo vũ khí nổi tiếng thế giới. Vào 1950 kỹ sư Eugene Stoner đã sử dụng những vật liệu tiên tiến của thế kỷ vũ trụ để hoàn thiện và hiện đại hóa khẩu súng trường bộ binh tiêu chuẩn lúc đó là М14.

    Sự lựa chọn đạn carbine cỡ 5,56 mm không phải là loại đạn tiêu chuẩn dành cho M14 được nâng cấp và hiện đại hóa. Đó chính là loại đạn súng săn "Remington", được sử dụng để bắn những con thú ăn thịt loại nhỏ. Sự ra đời của khẩu súng trường AR‑15 có nhiều ưu điểm: gọn nhẹ, thuận tiện, có thể kiểm soát bắn loạt. AR-15 có chất lượng hơn hẳn khẩu M-14 có sức giật lớn hơn.

    Nhưng lực lượng bộ binh hoàn toàn không muốn tái trang bị. Năm 1981 trong tạp chí của mình James Fallows nhận định, cần phải có sự ủng hộ rất mạnh của tổng thống Kennedy và Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, lực lượng bộ binh mới xem xét lại mỗi quan hệ với khẩu M14 có cỡ nòng lớn hơn. Phải đến năm 1963, quân đối mới bắt đầu trang bị cho bộ binh sáng chế của Stoner.

    М16 được gọi là phiên bản quân sự hóa của súng AR-15. Phiên bản quân sự hóa này bao gồm cả hơn 100 chi tiết thay đổi trong thiết kế, cần được thực hiện để khiến khẩu súng trường có hiệu quả trong chiến đấu. Lớp vũ khí đầu tiên được giao đã gây chết người hàng loạt và số lượng binh sĩ chết trận vô cùng lớn. Thuốc đạn làm theo đơn đặt hàng của bộ binh sau phát bắn đã gây bẩn toàn bộ khẩu súng.

    Các bộ phận gia công chi tiết cẩn thận với độ chính xác cao đã biến M16 thành ‘Công chúa và hạt đậu” trong việc lau chùi bảo quản thường xuyên và bảo dưỡng chăm sóc kỹ thuật. Trong điều kiện chiến tranh Việt Nam môi trường ẩm ướt, bụi và đất cát bẩn đòi hỏi binh sĩ phải rất thường xuyên chăm sóc lau chùi bảo quản nhưng không thoát khỏi cái chết. Trong khi quân đội nỗ lực hoàn thiện khẩu súng thì số lượng lính Mỹ tử trận ngày một tăng.

    Không phải tất cả các vấn đề của М16 đều quy tội cho quân đội. Trong thiết kế cơ bản của M16 mà hiện nay là M4 có một nhược điểm chết người, không thể loại trừ bằng việc tối ưu hóa và chế tạo lại. Trong thiết kế M16 của Stoner, đạn được khóa nòng móc ra khỏi băng và đẩy vào buồng nòng bằng năng lượng của thuốc súng thoát ra từ lỗ trích khí khi viên đạn trước bay ra khỏi nòng súng.

    Khí thuốc, chạy theo ống dẫn khí bằng nhôm tạo ra một lực đẩy mạnh thúc bệ khóa nòng chạy giật lùi về phía đằng sau và được lò xo đẩy về đẩy lên phía trước. Bằng cách này bộ phận khóa nòng và bệ khóa nòng hoạt động tự do nhịp nhàng trong thân súng. Điều đáng tiếc là bụi, bẩn, khí thuốc đọng lại đều có thể khiến khóa nòng bị kẹt hoặc giảm lực đẩy lò xo, khiến khẩu súng trở thành một cây gậy sắt vô dụng.

    Khác với М16, súng trường tự động Liên Xô АК-47 có bộ phận pittong đẩy về khá chắc chắn, được nối liền với bệ khóa nòng. Áp lực của khí thuốc từ lỗ trích khí lên pittong và lên bệ khóa nòng đồng thời, lò xo đẩy về nằm liền trong ống pittong đảm bảo cho bất cứ loại bụi bẩn nào hoặc thời tiết khí hậu hoàn toàn không ảnh hưởng đến hoạt động của súng.

    Lo sợ trước khả năng bộ phận khóa nòng và bệ khóa nòng bị kẹt, một số các lực lượng đặc nhiệm nổi tiếng như Delta, Team Six sử dụng các bộ phận khóa nòng và bệ khóa nòng có độ tin cậy cao hơn. Nhưng quân đội và lính thủy đánh bộ vẫn phải sử dụng các loại vũ khí, dễ bị hỏng hóc hơn rất nhiều so với khẩu súng AK-47 giữa thế kỷ trước. Những hỏng hóc và kẹt đạn của vũ khí ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của trận đánh. Một lính hải quân đánh bộ Nga có thể đơn giản xả liên tiếp 140 viên đạn trong 1 phút, tốc độ bắn của súng M4 thấp hơn gấp hai lần.

    Trong thời gian nội chiến, tướng Ripley khẳng định rằng, lính thủy đánh bộ sẽ rất khó khăn chiến đấu cùng với loại súng phức tạp nhiều đạn. Chúng ta hiện nay cũng nhận được những lập luận khá thuyết phục tương tự như vậy. Binh sĩ hiện nay trong suốt 13 năm không ít lần chứng minh, họ có thể giải quyết được những khó khăn rất lớn. Đó là những chuyên gia, có nhiều năm phục vụ và họ xứng đáng có một khẩu súng trưởng hoàn hảo, tương tự như một đặc nhiệm danh tiếng, khi muốn có thể mua một khẩu súng dân sự và trang bị tốt hơn.

    Một khẩu súng trường bộ binh đa nhiệm thế hệ mới sẽ như thế nào? Nó cần có một cấu trúc thiết kế dạng module. Hiện nay trên một thân súng cơ bản có thể tạo thành nhiều loại vũ khí. Binh sĩ của phân đội có thể được phép tự trang bị cho mình loại vũ khí mà họ cần trong chiến đấu: lắp các loại nòng khác nhau, báng súng, hệ thống nạp đạn và các phụ kiện khác nhau. Kết quả là anh ta có thể có súng máy hạng nhẹ, carbine, súng trường tự động hoặc súng tiểu liên bộ binh.

    Các nhà quân sự cần phải thay đổi cỡ nòng và đạn cho vũ khí mà bộ binh sử dụng. Loại đạn Stoner cỡ 5,56 mm rất lý tưởng, nó làm giảm độ giật của súng carbine trong cuộc chiến tranh thế giới thứ II, cho phép tiến hành bắn liên thanh. Nhưng loại đạn này quá nhỏ trong cuộc chiến tranh hiện đại. Khối lượng nhỏ khiến viên đạn chỉ hiệu quả trong tầm bắn đến 400m. Loại cỡ đạn tốt nhất cho súng trường tự động của tương lai nằm trong khoảng giữa 6,5 và 7 mm. Loại đạn mới cũng sẽ nhẹ như đạn 5,56 mm với vỏ đạn bằng đồng thau, nếu sử dụng vỏ đạn bằng nhựa tổng hơp, được phát triển cho lực lượng lính thủy đánh bộ.

    Lực lượng bộ binh có thể được nhận các loại vũ khí tàng hình, nếu lắp trên mỗi khẩu súng một ống giảm thanh thế hệ mới. Ống giảm thanh mới ngoài việc triệt tiêu tiếng nổ, thiết kế hiện đại còn cho phép thổi khí gas về phía trước nhằm giảm thiểu tối đa chớp lửa và tiếng nổ ở mặt cắt đầu nòng súng. Tất nhiên, đối phương sẽ nghe thấy tiếng nổ giảm thanh từ đầu nòng súng, nhưng cũng như các loại vũ khí khác có tính năng giảm thiểu khả năng phát hiện, đối phương sẽ rơi vào tình huống cực kỳ khó chịu khi xác định chính xác vị trí của xạ thủ.

    Máy tính mini, lắp đặt trên kính ngắm súng cũng cho phép thực hiện những đường ngắm có độ chính xác cao. Tất cả những gì cần thiết nhất của bộ binh, được trang bị kính ngắm hiện đại là đưa điểm ngắm đỏ vào mục tiêu và nhấn nút trên hộp kính ngắm. Máy tính sẽ tính tốc độ gió, khoảng cách và tốc độ, chỉnh đường ngắm theo góc bắn đón và tiến hành phát bắn khi đảm bảo sác xuất trúng mục tiêu cao nhất. Kính ngắm cũng có thể cho phép thấy được mục tiêu ban ngày và ban đêm trên khoảng cách hơn 600 m. Rơi vào dấu chữ thập của kính ngắm loại này, binh sĩ của đối phương chết trước khi kịp hiểu, họ đã bị phát hiện. Tất nhiên với tầm bắn, ống giảm thanh và kính ngắm như vậy, đối phương hoàn toàn không có cơ hội phản kích hỏa lực.

    Hiện nay, bộ binh không có những khẩu súng trường thông minh, nhưng thợ săn thì lại có. Thực tế loại vũ khí và đạn như vậy hiên nay đã được sản xuất tại các cơ sở sản xuất dân sự. Những nhà nhập khẩu từ nước ngoài đã mua sắm loại vũ khí này và trang bị cho các lực lượng đặc nhiệm.

    Khác hẳn so với bộ binh, các đơn vị đặc nhiệm đang ở trên đỉnh cao của hệ thống quân sự nước Mỹ, không bị trói buộc bởi muôn vàn các đạo luật về mua sắm vũ khí trang bị. Đặc nhiệm có nguồn ngân sách tốt và khả năng tự do hành động, sử dụng những quyền hạn có sẵn họ có thể đòi hỏi các công ty tư nhân chế tạo các loại vũ khí thuận tiện và hiệu quả tác chiến cao. Thông thường những loại vũ khí trang bị đặt hàng có được hiệu quả tốt: Độ chính xác cao, độ tin cậy cao, khả năng tiêu diệt lớn.

    Quân đội tuyên bố: để có được một thế hệ súng bộ binh mới cần khoảng hơn 2 tỷ USD và trong giai đoạn này, ngân sách cho lục quân không thể đáp ứng yêu cầu. Nhưng lục quân và lính thủy đánh bộ mua súng trường mới chỉ để dành cho những quân nhân đang phải chiến đấu trên chiến trường. Nếu như mỗi khẩu súng có giá khoảng 1000 USD, số lượng bộ binh thực chiến trên chiến trường khoảng 100 nghìn người thì tổng số tiền chỉ khoảng 100 triệu USD. Rẻ hơn nhiều so với một chiếc F-35.

    Lục quân và Lính thủy đánh bộ có thể giữ những khẩu súng М4 và М16 dành cho lực lượng dự bị động viên và những lực lượng không phải là lục quân và lính thủy đánh bộ trong những trường hợp khó xảy ra, nếu họ rơi vào một cuộc chiến.

    Từ thời điểm tướng Tướng James Ripley đến nay, lục quân và lính thủy đánh bộ vì rất nhiều các nguyên nhân khác nhau không được trang bị vũ khí những loại súng cá nhân an toàn nhất và hiệu quả cao nhất. Nếu chính quyền và Bộ Quốc phòng Mỹ bỏ ra vài đô la lúc này, có thế giữ được nhiều mạng sống của những quân nhân của các thế hệ sau.

    Bài viết "Gun Trouble" của tác giả là Robert H. Scales, thiếu tướng về hưu và là cựu giám đốc Đại học chiến tranh Mỹ.

    https://viettimes.vn/linh-my-o-viet-nam-va-tham-hoa-mang-ten-ar15-76332.html
    Lần cập nhật cuối: 09/07/2018
  3. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Vì sao F-104 lại là tiêm kích tồi tệ nhất lịch sử?

    Ngày 31/10/2004, tiêm kích F-104 đã kết thúc cuộc đời không mấy vẻ vang của mình bằng chuyến bay đẹp mắt, an toàn, không tai nạn.
    [​IMG]

    The Aviationist mới đây đã đăng tải loạt ảnh đẹp ghi lại chuyến bay cuối cùng của tiêm kích F-104 của Không quân Italy sau gần nửa thế kỷ phục vụ tích cực. Đây cũng là những chiếc F-104 cuối cùng trên thế giới. Nguồn ảnh: Aviationist

    [​IMG]

    Trong ảnh là 5 phi công kỳ cựu của Không quân Italy thực hiện chuyến bay cuối cùng trên tiêm kích F-104. Nguồn ảnh: Aviationist

    [​IMG]

    Một chiếc được sơn màu đỏ chót trong khi 4 chiếc còn lại sơn màu trắng bạc. Nguồn ảnh: Aviationist

    [​IMG]

    Đội hình chữ V 5 tiêm kích đánh chặn F-104. Nguồn ảnh: Aviationist

    [​IMG]

    Tiêm kích F-104 “Chiến binh ngôi sao” (Starfighter) cất cánh lần cuối cùng sau nửa thế kỷ phục vụ tích cực với đầy tai tiếng về vấn đề an toàn trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: Aviationist

    [​IMG]

    F-104 Starfighter là máy bay tiêm kích đánh chặn tốc độ siêu thanh một động cơ do Tập đoàn Lockheed sản xuất từ giữa những năm 1950. F-104 nằm trong seri máy bay chiến đấu thế kỷ gồm 6 mẫu máy bay tiêm kích, tiêm kích - bom: F-100 Super Sabre; F-101 Voodoo; F-102 Delta Dagger; F-104 Starfighter; F-105 Thunderchief; F-106 Delta Dart. Trong ảnh là nguyên mẫu XF-104. Nguồn ảnh: Wiki

    [​IMG]

    Dù mang cái tên chói lọi – “chiến binh ngôi sao” (Starfighter), tuy nhiên tiêm kích đánh chặn F-104 lại đem tới cơn ác mộng khủng khiếp với không quân Mỹ và đồng minh của Mỹ suốt chừng ấy năm nó phục vụ. Nguồn ảnh: Wiki

    [​IMG]

    Ví dụ điển hình, trong quá trình sử dụng F-104, Không quân Hoàng gia Canada đã mất đến 50% số CF-104 (phiên bản cho Canada) có trong biên chế; tại Tây Đức, khoảng 30% trong tổng số gần 1.000 chiếc F-104 đã bị rơi làm 115 phi công thiệt mạng; tại Italy, khoảng 38% số F-104 bị mất vì tai nạn trong tổng số 360 máy bay... Nguồn ảnh: Wiki

    [​IMG]

    Tình hình tai nạn trong quá trình sử dụng “chiến binh ngôi sao” F-104 tại Tây Đức nghiêm trọng tới nỗi, phi công danh tiếng Không quân Tây Đức là Erich Hartmann đã quyết định nghỉ hưu để phản đối quyết định triển khai tiêm kích F-104 trong lực lượng này. Nguồn ảnh: Airlines.net

    [​IMG]

    Nguyên nhân dẫn tới tỉ lệ tai nạn cực cao của tiêm kích F-104 không có một lý do nào chung nhất. Các nghiên cứu trong và sau này chỉ ra vì lỗi kỹ thuật, lỗi của phi công và thời tiết. Và một phần lỗi nằm ở kiểu ghế phóng khẩn cấp “đau khổ” của “chiến binh ngôi sao”. Theo đó, các phiên bản đầu đều dùng ghế phóng kiểu hướng xuống dưới thay vì bắn lên trên để tránh va phải cánh đuôi. Đã có khoảng 21 phi công Không quân Mỹ không thoát ra được khỏi máy bay hỏng của họ trong tình huống khẩn cấp ở cao độ thấp vì nó. Nguồn ảnh: Airlines.net

    [​IMG]

    F-104 sở hữu hình dáng độc đáo vào thời bấy giờ với thân thon cao, vuốt nhọn về phía mũi kết hợp với cánh nhỏ. Nhờ đó mà lực cản phát sinh giảm đi đáng kể, giúp F-104 có được gia tốc xuất sắc, tốc độ leo cao, vận tốc tối đa tuyệt vời. Nguồn ảnh: Airlines.net

    [​IMG]

    F-104 trang bị động cơ phản lực J79-GE-11A cung cấp tốc độ bay tối đa 2.600km/h (nhanh hơn cả MiG-21), tốc độ leo cao xuất sắc vào thời bấy giờ 244m/s, bán kính chiến đấu 670km. Tuy nhiên, khả năng duy trì lượn vòng khá kém, bị nhiều người ví von như là xe tải giao sữa hơn là một chiếc máy bay tiêm kích. Nguồn ảnh: Airlines.net

    [​IMG]

    Tuy sở hữu tốc độ cao, cơ động, linh hoạt nhưng những sai lầm trong thiết kế đã khiến tiêm kích F-104 trở thành thảm họa. Điều đó khiến nó bị xếp vào top tiêm kích tồi tệ nhất lịch sử thế giới. Nguồn ảnh: Airlines.net

    [​IMG]

    Về vũ khí, tiêm kích F-104 được trang bị một khẩu pháo "hỏa thần" 6 nòng cỡ 20mm M61 cùng 7 giá treo cho phép mang 1,8kg vũ khí. Trong không chiến, nó có thể mang theo 4 tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder. Nguồn ảnh: Airlines.net

    [​IMG]

    F-104 từng được Mỹ triển khai trong cuộc chiến trnah xâm lược Việt Nam và đã chịu thiệt hại hơn 20 chiếc. Ảnh: F-104 Mỹ tại căn cứ liên hợp quân sự Đà Nẵng. Nguồn ảnh: Wiki

    https://baomoi.com/vi-sao-f-104-lai-la-tiem-kich-toi-te-nhat-lich-su/c/20762725.epi
    Lần cập nhật cuối: 09/07/2018
  4. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    M48 quá kém M60 mới là đối thủ của T54

    Không phải là M48 mà hóa ra chính thế hệ xe tăng M60 Patton là thiết kế được tạo ra để đối địch với tăng chủ lực T-54/55 của Liên Xô. Mặc dù M60 thuộc thế hệ xe tank thứ 3 tương đương T72

    [​IMG]

    Chỉ trong vòng hơn 10 năm từ 1946 đến 1958, 35.000 chiếc xe tăng T-54 đã được Liên Xô sản xuất, trang bị cấp tốc cho toàn bộ đạo quân hàng triệu người của liên bang và các nước thuộc khối Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu. Sự xuất hiện nhanh khủng khiếp của dòng xe tăng T-54 đã khiến cho Mỹ và đồng minh Tây Âu “chóng mặt và lo sợ”. Điều đó đã thúc đẩy Mỹ khẩn cấp phát triển xe tăng mới để trang bị cho đồng minh nhằm chống lại cuộc tấn công tiềm tàng từ nước Nga Xô Viết. Nguồn ảnh: Wiki

    [​IMG]

    12.000 chiếc xe tăng hạng trung M48 Patton đã được chế tạo khẩn trương trong vòng có 7 năm từ 1952-1959 để bước đầu trang bị cho một số quốc gia Tây Âu và châu Á như Tây Đức, Tây Ban Nha, Na Uy.

    [​IMG]

    Tuy nhiên, có một thực tế là M48 Patton chỉ là một giải pháp tạm thời bởi chúng vốn sở hữu hỏa lực kém hơn so với T-54. So sánh với T-54, M48 Patton vẫn bị đánh giá ở cấp độ thấp hơn. Nguồn ảnh: Armored Warfare

    [​IMG]

    Theo Military-Today, xe tăng M60 Patton mới chính mới chính là thiết kế được tạo ra để đối địch với xe tăng T-54 và T-55 của Liên Xô. Đây cũng là thế hệ xe tăng chiến đấu chủ lực đầu tiên của nước Mỹ và là thiết kế cuối cùng kết thúc gia đình xe tăng hạng trung Patton. Nguồn ảnh: Wiki

    [​IMG]

    Chiếc xe đầu tiên được chế tạo bởi Chrysler vào năm 1959, dây chuyền sản xuất hàng loạt được khởi động từ năm 1960 và kết thúc vào năm 1987 với 15.000 chiếc trang bị cho Quân đội Mỹ, Thủy quân Lục chiến Mỹ và nhiều quốc gia đồng minh khắp thế giới. Nhưng có một sự thật trớ trêu là hầu như các quốc gia ở Tây Âu không mặn mà lắm với M60 Patton, các đồng minh chủ chốt Anh - Pháp - Đức chọn cách tạo ra chiếc xe tăng của riêng mình. Nguồn ảnh: Wiki

    [​IMG]

    M60 Patton được phát triển dựa trên cơ sở dòng tăng M48 với cấu trúc khung thân tương tự, nhưng được nâng cấp về giáp bảo vệ, hỏa lực, động cơ...Nó có trọng lượng lên tới 50-54 tấn tùy phiên bản, dài 6,94m hoặc 9,3m (tính cả nòng pháo), rộng 3,6m và cao 3,2m. Nguồn ảnh: Wiki

    [​IMG]

    So với các thế hệ đầu dòng M48 Patton chỉ được trang bị khẩu pháo 90mm vốn có sức xuyên, uy lực kém xa pháo 100mm D-10T trên tăng T-54, M60 Patton nhận được khẩu pháo rãnh xoắn 105mm M68 (phiên bản của khẩu L7 Anh Quốc) có khả năng xuyên giáp dày 120mm ở cự ly bắn tối đa 2.000m. Nguồn ảnh: Wiki

    [​IMG]

    Uy lực của pháo 105mm được đánh giá là ngang cơ 100mm của Liên Xô, đủ sức xuyên thủng giáp tăng T-54 thời bấy giờ. Cơ số đạn khẩu pháo 105mm là 60 viên – nhiều hơn con số 34-40 viên 100mm của T-54/55. Nguồn ảnh: Wiki

    [​IMG]

    Xe tăng chiến đấu chủ lực M60 Patton thời kỳ này nằm trong số ít các dòng xe tăng trên thế giới được trang bị khẩu đại liên 12,7mm điều khiển tự động nằm trên nóc tháp pháo. Cơ số đạn 900 viên. Nguồn ảnh: Wiki

    [​IMG]

    Thân của M60 là một mảnh thép đúc, được chia làm ba ngăn, với phần điều khiển ở phía trước, phần chiến đấu ở ngăn giữa và động cơ ở phía sau. Ban đầu, tháp pháo M60 cơ bản có hình dạng vỏ sò cùng tháp pháo như M48, nhưng sau đó đã được thay đổi bằng một thiết kế khác. Nguồn ảnh: Wiki

    [​IMG]

    Giáp bảo vệ của xe tăng M60 tốt hơn hẳn so với M48, giáp trước dày 93mm nhưng được vát nghiêng 65 độ cho độ dày tương đương 220mm thép (phiên bản M60A1/A2/A3 con số lần lượt là 109 và 258mm). Trong khi giáp trước tháp pháo dày 180mm (phiên bản M60A1 là 250mm, đến M60A2/A3 là 290mm). Nguồn ảnh: Wiki

    [​IMG]

    Về động cơ, xe tăng M60 được trang bị động cơ diesel AVDS-1790-2 công suất 750 mã lực cho phép chạy với tốc độ 48km/h trên đường bằng phẳng, dự trữ hành trình khoảng 480km. Nguồn ảnh: Wiki

    https://baomoi.com/khong-phai-m48-patton-day-moi-la-doi-thu-cua-tang-t-54-55/c/21409556.epi

    Tìm hiểu loại tăng mạnh nhất của quân đội Sài Gòn trước 1975
    ANTĐGốc
    M-48 Patton được coi là biểu tượng của sức mạnh lực lượng thiết xa quân đội Sài Gòn, chúng là đối thủ trực tiếp với xe tăng T-54/55 của Việt Nam, tuy nhiên sức mạnh hỏa lực yếu hơn mặc dù giáp bảo vệ có nhiều chỗ tốt hơn T-54/55. Type 59
    M48 Patton là xe tăng chiến đấu chủ lực do Mỹ thiết kế từ năm 1951 và sản xuất hàng loạt trong giai đoạn 1952 - 1959 với khoảng 12.000 chiếc xuất xưởng. Xe tăng M48 có trọng lượng 49,6 tấn, trang bị pháo chính 90 mm, cơ số 62 viên đạn được lắp động cơ diesel 750 mã lực, cho tốc độ tối đa 48 km/h và tầm hoạt động 463 km. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã được Mỹ viện trợ 3 thiết đoàn chiến xa M48A3 với tổng số 160 chiếc. Chúng được coi là biểu tượng sức mạnh của quân đội Sài Gòn.

    [​IMG]

    Xe tăng M-48 bị quân đội Việt Nam thu giữ và sử dụng

    So với thế hệ M47 Patton, chiều dài toàn bộ xe tăng M48 Patton đã bao gồm pháo dài hơn 1m và rộng hơn 15mm. Chiều dài khung gầm mà không có pháo là 6,767m. Tuy nhiên nó nhỏ gọn hơn M47 nhờ tháp pháo thấp, chiều cao tổng thể là 3,10m so với 3.35m của M47. Trọng lượng tổng thể khi thiết kế là 49,6 tấn.

    Giáp trên xe tăng M48 đã được cải thiện tốt do các báo cáo tình báo về khả năng của pháo chính trên T-54. Mặt trước phía trên M48 có độ dày là 110mm, độ dốc là 60° nên độ dày sẽ tăng lên đến 220mm, mặt trước phía dưới có độ dày từ 100mm đến 61mm và có dộ dốc là 53°. Ở 2 bên hông phía trước giáp dày 76mm và 2 bên hông phía sau dày 51mm.

    Mặt trên phía sau khung gầm dày 35,1mm, độ dốc là 30°, mặt dưới phía sau khung gầm dày 25mm, độ dốc là 60°. Mặt trên khung gầm dày 57,2mm, mặt dưới khung gầm (sàn xe) dày 35mm.

    Bộ truyền động của xe tăng M48 bao gồm 6 cặp bánh chịu tải bằng thép tráng cao su, bánh xích chủ động 11 răng, bánh dẫn hướng và 5 cặp bánh đỡ xích.

    M48 sử dụng bộ xích lớn hơn và nặng hơn nên phải cần tới 5 cặp bánh đỡ xích, và nhờ chiều rộng xích lớn hơn nên có thể dễ dàng đi qua địa hình có đất mềm.

    Bộ xích của M48 là mắt xích đôi, guốc cao su, rộng 710mm, khoảng cách mỗi mắt xích là 170mm. 79 miếng xích hình thành chiều dài tiếp xúc mặt đất khoảng 4m và có áp lực tác dụng lên mặt đất là 786kg/cm².

    Điểm yếu nhất của động cơ M48 là tầm hoạt động, với lượng nhiên liệu hạn chế và một động cơ xăng, nó chỉ có thể chạy với quãng đường dài 110 km. Trong thực tế, kíp chiến đấu của M48 thường dành một phần trong ngày để chạy và ngày hôm sau để chờ những chiếc xe tải chở nhiên liệu bắt kịp. Điều đó là tốt, đủ để hoạt động trên một điểm cụ thể trên bản đồ, hỗ trợ bộ binh, nhưng không phải ở góc độ cơ động, nhanh, tếp cận sâu vào lãnh thổ đối phương.

    Vũ khí chính trên M48 là khẩu 90mm M41 với giá pháo M87. Nó có thể mang theo 60 viên đạn với các loại đạn nổ mạnh hay xuyên giáp. Nó có vũ khí đồng trục là súng máy 7,62mm M1919A4E1 với 5.900 viên đạn.

    Tốc độ quay tháp pháo là 24°/giây, góc phương vị của tháp pháo là 360°, góc tà của pháo là -9° và +19°. Hệ thống điều khiển quay tháp pháo và nâng pháo sử dụng điện-thủy lực nên hiệu quả hơn và tốc độ nhanh hơn so với quay cơ khí (quay tháp pháo bằng tay).

    Cùng xem thông số của loại tăng này qua infographic dưới đây.

    [​IMG]
    https://baomoi.com/tim-hieu-loai-tang-manh-nhat-cua-quan-doi-sai-gon-truoc-1975/c/22152496.epi
    Lần cập nhật cuối: 09/07/2018
  5. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Lịch sử đối đầu tồi tệ của F-4

    Thành tích diễn tập không phải là tất cả

    Dù gây được ấn tượng với kết quả đạt được trong diễn tập nhưng điều đó không che giấu được thành tích tệ hại của F-4 trong thực chiến khi phải đối đầu với MiG-21 do Liên Xô sản xuất.

    F-4 và MiG-21 lần đầu tiên đối đầu nhau là trên bầu trời miền Bắc Việt Nam ngày 23/4/1966. Ba ngày sau, lần đầu tiên máy bay F-4 hạ được 1 chiếc MiG-21 bằng tên lửa. Tuy nhiên thành công này của F-4 sớm chấm dứt khi xuất hiện MiG-21F-13 và MiG-21PF (trang bị radar điều khiển bắn và thích hợp cho vùng nhiệt đới), khiến phi công Mỹ gánh nhiều thiệt hại.

    [​IMG]
    Tiêm kích MiG-21 của Không quân Syria.
    Từ tháng 5 đến tháng 12/1966, Không quân Mỹ mất 47 máy bay trong các cuộc không chiến với Bắc Việt Nam trong khi phía Việt Nam chỉ mất 12 chiếc. Tất cả đều cho biết MiG-21 di chuyển và cơ động trên không tốt và nhanh nhẹn hơn F-4, điều này góp phần quyết định cho chiến thắng của MiG-21 trước F-4 dù có thua kém về radar và tên lửa.

    Từ năm 1966 đến tháng 11/1968, Không quân Việt Nam giành phần thắng trong các cuộc không chiến với không quân Mỹ. Trong 268 cuộc không chiến, Không quân Việt Nam bắn hạ 244 máy bay Mỹ và bị thiệt hại chỉ 85 chiếc. Trong số này có 27 chiếc F-4 và 20 chiếc MiG-21 bị bắn rơi.

    Những năm sau đó cho đến năm 1972, năm cuối của cuộc chiến tranh của Mỹ phá hoại miền Bắc Việt Nam, trên bầu trời Bắc Việt Nam diễn ra 201 cuộc không chiến với kết quả 90 máy bay Mỹ bị bắn rơi và Việt Nam thiệt hại 54 chiếc. rong số này có 74 chiếc F-4 và 37 chiếc MiG-21. Chỉ trong năm 1972, MiG-21 đã hạ 67 máy bay Mỹ các loại.

    Vì vậy mà phim ảnh của Mỹ về chiến tranh Việt Nam hầu như chẳng đả động đến các cuộc không chiến, cũng như chẳng tự hào về chiến thắng của không quân Mỹ trên bầu trời Bắc Việt Nam. Năm 1973, Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, đến năm 1975 chiến tranh Việt Nam chấm dứt.

    Tuy nhiên cuộc đối đầu MiG-21 và F-4 vẫn còn tiếp diễn. Tháng 10/1973, xảy ra cuộc chiến ở Trung Đông trong 18 ngày gọi là cuộc chiến Yom Kippur giữa Israel và Syria. Trong cuộc chiến này, tiêm kích MiG-21 của không quân Syria đã bắn rơi khoảng 100 máy bay F-4 và Mirage của Israel trong khi chỉ mất 57 chiếc.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/lich-su-doi-dau-cua-f-4-va-may-bay-nga-3294062/

    F-105 Mỹ bị MiG-17 của Việt Nam hạ gục thế nào?

    (Kiến Thức) - Cường kích F-105 hiện đại của Mỹ đã bị máy bay cổ lỗ MiG-17 hạ gục ngay trên bầu trời Thanh Hóa trong chiến tranh Việt Nam.
    *Bài viết có sử dụng tư liệu trong cuốn: Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam 1965-1975, NXB Quân đội nhân dân
    Sau trận đánh thắng đêm ngày 3/4/1965, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân nhận định, Không quân Mỹ sẽ không từ bỏ nhiệm vụ đánh phá cầu Hàm Rồng nhằm làm gián đoạn giao thông. Để duy trì yếu tố bất ngờ, Bộ Tư lệnh đề ra chiến thuật sử dụng biên đội nghi binh bay ở độ cao 8.500 mét để thu hút tiêm kích Mỹ, biên đội tấn công sẽ bay ở độ cao thấp rồi bất ngờ lấy độ cao để giành ưu thế chiến thuật.
    Sáng sớm ngày 4/4/1965, đội hình tấn công của Không quân Mỹ gồm 48 chiếc F-105D, 10 chiếc F-100D làm nhiệm vụ hộ tống, ngoài ra còn có 30 chiếc F-4B của Hải quân làm nhiệm vụ hỗ trợ khi cần thiết.

    Cuộc chạm trán không cân sức giữa MiG-17 và F-105


    [​IMG]
    Xét về tính năng, F-105 hiện đại hơn rất nhiều so với MiG-17 song nó là loại máy bay tổn thất nhiều nhất tại chiến trường Việt Nam.
    MiG-17 là một máy bay chiếm ưu thế trên không do Phòng thiết kế Mikyoan phát triển cho Không quân Liên Xô vào năm 1950. MiG-17 có thiết kế cánh xuôi tương tự MiG-15. Giải pháp thiết kế này cho phép máy bay đạt lực nâng trên cánh lớn giúp nó cơ động hơn.

    Nó sử dụng động cơ phản lực KV-1, nhược điểm của MiG-17 cũng như các hậu duệ của nó là MiG-19 và MiG-21 là cửa hút không khí cho động cơ nằm ngay mũi máy bay. Điều này khiến máy bay thiếu radar tầm xa ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng chiến đấu.

    Một hạn chế khác là MiG-17 chỉ được trang bị pháo với 1 khẩu 37 mm và 2 khẩu 23 mm hoặc rocket không điều khiển hay bom rơi tự do. Biến thể đời đầu của MiG-17 thiếu bộ ngắm bằng radar cho pháo, các biến thể nâng cấp về sau mới được bổ sung thêm bộ phận này. MiG-17 chỉ có tốc độ cận âm, tốc độ tối đa khoảng 1.145 km/giờ.

    Trong khi đó F-105 Thunderchief là một máy bay chiến đấu-ném bom tốc độ siêu âm. Nó thực hiện chiến chuyến bay đầu tiên vào năm 1955, đi vào phục vụ trong Không quân Mỹ từ năm 1958. F-105 sử dụng động cơ phản lực J57-P-25, cửa hút không khí bố trí hai bên gốc cánh. Phần mũi của nó lắp radar AN/APG-31.

    F-105 có thể đạt tốc độ tối đa gấp 2 lần vận tốc âm thanh (khoảng 2.208 km/h). Người ta trang bị cho nó đậm đặc các thiết bị điện tử cho phép thực hiện nhiệm vụ trong môi trường đe dọa cao. Một biến thể Wild Weasel chuyên dùng cho áp chế phòng không đối phương SEAD cũng được Mỹ cho ra đời sau các cuộc chạm trán với phòng không Bắc Việt. Về vũ khí, F-105 có thể mang bom, tên lửa với tổng tải trọng 6,4 tấn. Ngoài ra, nó còn có một pháo 20 mm cùng 1.028 viên đạn.

    Bắt thóp điểm yếu của F-105


    [​IMG]
    Một chiếc F-105 bốc cháy trên bầu trời Việt Nam.
    Xét về tính năng, F-105 vượt trội hơn rất nhiều so với MiG-17 cổ lỗ, nhưng không vì thế mà nó là máy bay bất khả chiến bại trên bầu trời. Sau thời gian nghiên cứu đặc tính hoạt động của F-105 tại chiến trường Việt Nam cho thấy. F-105 thường bay vào đánh phá miền Bắc với 8 quả bom Mk117 250 kg cùng 2 thùng dầu phụ có dung tích 1.700 hoặc 1.500 lít.

    Với tải trọng vũ khí và nhiên liệu lớn như vậy nên F-105 mất đi khả năng cơ động. Một hạn chế khác về mặt chiến thuật là những rất nhiều chiếc F-105 nhận nhiệm vụ ném bom vào cùng một mục tiêu nên chúng phải thường bay vòng chờ tới lượt ném bom.

    TIN TÀI TRỢ
    Khi vào đội hình vòng chờ ném bom (Orbit), những chiếc F-105 đều bay ở tốc độ 600-650 km/h, đây là tốc độ rất bất lợi khi chuyển sang không chiến. Đây là thời điểm thuận lợi nhất để những chiếc MiG-17 nhanh nhẹn công kích đội hình F-105.

    10h20 phút sáng 4/4/1965, Trung đoàn không quân 921 giao cho biên đội gồm phi công Lê Trọng Long, Phan Văn Túc, Hồ Văn Quỳ, Trần Minh Phương cất cánh làm nhiêm vụ nghi binh thu hút tiêm kích Mỹ ở độ cao 8.000 mét. Biên đội tấn công gồm số 1 Trần Hanh, số 2 Phạm Giấy, số 3 Lê Minh Huân và số 4 Trần Nguyên Năm cất cánh sau đó khoảng 2 phút.


    [​IMG]
    Ngày 4/4/1965 những chiếc MiG-17 lạc hậu đã lập chiến công bắn rơi 2 chiếc F-105 đầu tiên trên bầu trời Bắc Việt Nam.
    10h30 phút, số 1 Trần Hanh phát hiện tốp 4 chiếc F-105D đang kéo lên cao sau khi cắt bom nên hoàn toàn rơi vào thế bất lợi. Biên đội MiG-17 của Trần Hanh khéo léo chen vào giữa tốp F-105D và F-100D để chiếm vị trí công kích. Chiếc MiG-17 của phi công Hanh bám theo một chiếc F-105D (mật danh Zin 01), đến cự ly 400 mét, phi công Hanh bắn 3 loạt đạn, chiếc F-105D bốc cháy và rơi cách Thanh Hóa 30 km.

    Đây là chiếc F-105 đầu tiên bị bắn rơi trên bầu trời Bắc Việt Nam. Cùng lúc đó, số 3 Lê Minh Huân tiếp cận vị trí thuận lợi và bắn cháy chiếc F-105D (Zin 02). Sau khi hạ 2 chiếc F-105D, biên đội MiG-17 được lệnh nhanh chóng thoát ly khỏi khu vực chiến đấu.

    Nhận thấy những chiếc MiG-17 công kích biên đội F-105, biên đội F-100D vội vả quay lại hộ tống nhưng tốp MiG-17 đã nhanh chóng cơ động thoát khỏi khu vực. Trận không chiến ngày 4/4/1965 cho thấy rằng, với chiến thuật hợp lý cùng sự khéo léo của phi công, những chiếc MiG-17 lạc hậu vẫn hoàn toàn có thể bắn hạ những chiến đấu cơ hiện đại nhất của Mỹ thời đó.
    Không chỉ F-105 mà sau này các phi công MiG-17 của Không quân Nhân dân Việt Nam còn lập công bắn hạ cả loại siêu tiêm kích mạnh nhất Mỹ lúc bấy giờ - F-4 Phantom II.
    https://kienthuc.net.vn/vu-khi/f-105-my-bi-mig-17-cua-viet-nam-ha-guc-the-nao-415637.html
    Lần cập nhật cuối: 09/07/2018
  6. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    "F-35 không hơn gì kẻ từng bại trận trước MiG-21 Việt Nam"
    Hải Vy | 09/07/2015 07:44

    10

    [​IMG]
    Sau thất bại ê chề của F-35 trước F-16, nhà báo David Axe đã ví von mẫu tiêm kích này với các chiến đấu cơ F-105 của Mỹ từng thất bại trước MiG-21 trong chiến tranh Việt Nam.


    Dưới đây là bài viết của nhà báo David Axe đăng trên trang mạng "War is Boring":

    Tiêm kích thế hệ mới F-35 của quân đội Mỹ đã không đủ nhanh nhạy để đánh bại "máy bay bà già" F-16 trong trận không chiến giả định.

    Điều này đã được minh chứng trong bản báo cáo của viên phi công thử nghiệm trực tiếp điều khiển F-35 trong trận đấu.

    Vậy bằng cách nào F-35, tiêm kích chủ lực tương lai của Không quân Mỹ, có thể sống sót trong cuộc chiến với những đối thủ còn cơ động hơn đến từ Nga và Trung Quốc?

    Hãy nhìn lại lịch sử để tìm câu trả lời.

    Sự tương đồng khó tin

    50 năm trước, Không quân Mỹ đã rơi vào tình cảnh tương tự.

    Chiến đấu cơ chủ lực của Mỹ khi đó là F-105 Thunderchief, một mẫu máy bay tấn công hạng nặng, công nghệ cao, tương tự như F-35 ngày nay. Và nó cũng được kỳ vọng là có thể đánh bại các máy bay chiến đấu của đối phương.

    Tuy nhiên, trên thực tế, F-105 không khác gì F-35. Nó vòng tránh quá chậm chạp để có thể đánh bại được các tiêm kích MiG-21 do Nga chế tạo, trong khi đây lại là đối thủ chính của F-105 lúc bấy giờ.

    Vì vậy, Không quân Mỹ đã phải dày công nghiên cứu những chiến thuật đặc biệt để F-105 có thể sống sót khi giao chiến.

    [​IMG]
    [​IMG]
    F-35 (trên) được cho là có nhiều điểm tương đồng về cấu tạo và gặp phải những vấn đề tương tự như F-105.

    F-35 và F-105 có nhiều điểm tương đồng tới mức khó tin. Trong một bài viết năm 2004, chuyên gia phân tích hàng không vũ trụ Australia Carlo Kopp nhận định:

    "F-105 và F-35 đều là máy bay chiến đấu tấn công cỡ lớn, 1 chỗ ngồi, 1 động cơ, trang bị loại động cơ hiện hành mạnh nhất, có khối lượng rỗng rơi vào khoảng hơn 12.000kg và sải cánh trên 10m.

    Cả 2 đều có khoang vũ khí trong thân và nhiều mấu cứng bên ngoài thân để treo vũ khí cùng các thùng dầu phụ. Chúng ước tính có bán kính tác chiến vào khoảng 400 hải lý.

    Hai máy bay đều không đạt tiêu chuẩn tỷ lệ lực đẩy trên khối lượng hay khả năng cơ động cần thiết đối với các máy bay đánh chặn và máy bay chiếm ưu thế trên không vào thời kỳ hoạt động tương ứng của từng loại".

    Khả năng tàng hình có giúp F-35 sống sót?

    Theo Kopp, Không quân Mỹ trang bị 83 chiếc F-105 và đã thiệt hại không dưới 334 chiếc trong chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1965-1970. Trong đó, các tiêm kích MiG của bộ đội Bắc Việt Nam đã bắn hạ 22 chiếc F-105.

    Mặc dù F-105 cũng bắn hạ được ít nhất 27 chiếc MiG (tương đương với con số bị thiệt hại) nhưng Lầu Năm Góc không hài lòng với kết quả này.

    [​IMG]
    F-105 bộc lộ nhiều điểm yếu khi đối đầu với MiG-21 Việt Nam.

    Để cải thiện chiến thuật tác chiến, năm 1969, Không quân Mỹ đã tiến hành các trận không chiến giả định giữa F-105 và một chiếc MiG-21 cũ của Iraq, trong khuôn khổ một chương trình mang tên "Have Doughnut" của Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ.

    Viên phi công lái MiG-21 đã đào thoát sang Israel cùng chiếc máy bay và người Israel đã rất hào phóng cho Mỹ mượn chiếc chiến đấu cơ hạng nhẹ, cơ động này để nghiên cứu.


    Song, cuộc thử nghiệm không diễn ra suôn sẻ với F-105. Nếu thời gian giao chiến kéo dài, khả năng chiến đấu của chiếc máy bay sẽ sụt giảm nghiêm trọng do mất năng lượng và suy yếu khả năng cơ động.

    Nó được khuyến cáo nên tránh cận chiến kéo dài với MiG-21, thay vào đó nên dùng chiến thuật áp sát và tấn công nhanh từ phía sau.

    Trong trận đấu giả định với F-16, phi công F-35 cũng đề cập tới vấn đề tương tự.

    Tuy nhiên, trong khi F-105 có ưu thế về tốc độ bay thẳng đối với hầu hết các đối thủ thì F-35 ngày này còn chậm chạp hơn cả các máy bay chiến đấu của Sukhoi (Nga), Thẩm Dương và Thành Đô (Trung Quốc).

    May thay, F-35 là máy bay "tàng hình" với những đặc điểm thiết kế giúp nó tránh bị các cảm biến tầm xa của đối phương phát hiện trong những tình huống nhất định.

    Nếu F-35 muốn sống sót trong các cuộc chiến tương lai, người vận hành nó phải đưa ra được những chiến thuật có thể tận dụng lợi thế này.

    Theo Kopp, "yếu tố quyết định đối với F-35 trong cuộc chiến sẽ là khả năng tàng hình có hạn của nó".

    http://soha.vn/quan-su/f-35-khong-hon-gi-ke-tung-bai-tran-truoc-mig-21-viet-nam-201507081628588.htm
  7. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Mỹ thất bại với chương trình APS nội địa

    Dù Mỹ đã thực hiện thành công những cuộc thử nghiệm với hệ thống APS cả chục năm nay nhưng Lầu Năm Góc vẫn phải mua sản phẩm tương tự của Israel.
    Theo những thông tin được Mỹ công khai, Iron Curtain - Bức màn sắt là Hệ thống phòng vệ chủ động (APS) do Tập đoàn Artis của Mỹ nghiên cứu phát triển, nó có một số điểm khác biệt so với Trophy-A của Israel và phù hợp hơn cho việc lắp đặt trên xe thiết giáp chở quân bánh lốp.

    Tổ hợp APS này đã được Quân đội Mỹ triển khai thử nghiệm từ cách đây gần 10 năm, những kết quả thu về là rất khả quan. Tuy nhiên, không rõ vì lý do gì khiến Mỹ vẫn phải mua hệ thống tương tự Trophy-A - sản phẩm của Tập đoàn Israel Aerospace Industries (IAI).

    [​IMG]
    Xe chiến đấu Stryker.
    Và việc Mỹ thực hiện thương vụ này với IAI khiến chính truyền thông Mỹ cho rằng, chương trình APS Iron Curtain đã chết yểu dù chúng hội tụ tất cả những tính năng của một hệ thống APS mẫu mực.

    Theo giới thiệu của Tập đoàn Artis, đặc điểm nổi bật của Iron Curtain là nó sử dụng radar CrossCue hoạt động trên băng tần C, có khả năng phát hiện, phân loại và xác định chính xác quỹ đạo đạn rocket hay tên lửa chống tăng đối phương bắn tới.

    Quá trình đánh chặn của Iron Curtain được tiến hành khi đầu đạn tiếp cận mục tiêu. Cụ thể, đạn đánh chặn được bố trí trên nóc xe sẽ đánh chụp trực tiếp vào đạn chống tăng bắn tới để giảm khả năng công phá hoặc phá hủy hoàn toàn nó.

    Do biện pháp đánh chặn là dựng rào cản bằng áp lực thuốc nổ theo hướng từ trên xuống dưới và sát với mục tiêu cần bảo vệ, cho nên binh sĩ đứng ngay gần xe thiết giáp không hoặc khó bị tổn hại.

    Nhà sản xuất tự tin tuyên bố ưu điểm của Iron Curtain nằm ở khả năng phòng thủ vòng tròn, trọng lượng nhẹ, bố trí đơn giản, có nhiều đạn, xác suất kích hoạt nhầm rất nhỏ và rẻ tiền. Nó tiêu diệt được cả tên lửa chống tăng sử dụng phương pháp tấn công top attack lẫn đầu đạn tandem.

    Xe thiết giáp chở quân M1126 Stryker đang phục vụ trong biên chế Quân đội Mỹ vốn có thế mạnh về độ cơ động cao, cung cấp tiện nghi cũng như độ an toàn cho binh sĩ trước hỏa lực chống tăng lẫn phương tiện nổ tự chế của đối phương.

    Nếu phát triển thành công và trang bị thêm hệ thống phòng vệ chủ động nội địa Iron Curtain, những chiếc Stryker này càng trở nên lợi hại hơn, không quá lời khi cho rằng đây là chiếc taxi chiến trường tốt nhất thế giới thời điểm hiện tại.

    Theo kế hoạch trang bị, cùng với xe chiến đấu Stryker, xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams, hệ thống Iron Curtain cũng sẽ được tích hợp trên xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley.

    Tuy nhiên, dù những cuộc thử nghiệm thành công Iron Curtain đã được ghi nhận cả chục năm nay nhưng hiện Mỹ vẫn phải nhập khẩu Trophy-A và tiến độ phát triển Iron Curtain không được Mỹ nhắc đến.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-that-bai-voi-chuong-trinh-aps-noi-dia-3361199/
  8. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Mỹ thừa nhận M1 Abram thua xa T-90
    (Vũ khí) - Tuyên bố trước Ủy ban Quốc phòng thượng viện Mỹ, Tướng Lục quân Mỹ John M. Murray thừa nhận M1 Abrams thua T-90 cùng nhiều loại tăng khác.
    Thừa nhận của Mỹ

    Theo Tướng Murray, trong ngắn hạn, xe tăng M1 sẽ đạt đến khả năng tối đa của mình và nó không còn vượt trội so với xe tăng các nước khác. Và vấn đề còn trở nên nghiêm trọng hơn khi vị tướng này được yêu cầu nêu tên dòng tăng M1 đang bị lép vế.

    "Đó có thể là mẫu Merkava của Israel, T-90 của Nga hay Challenger 2 của Anh. Mọi người nhắc nhiều đến Armata, tuy nhiên, nó vẫn chưa được đưa vào hoạt động. Sẽ là lạc quan khi nói chúng ta chỉ đang ngang bằng với nhiều quốc gia khác trong lĩnh vực này", Tướng Murray thừa nhận.

    Ngay trước khi tướng Mỹ đưa ra tuyên bố này, tờ Stern của Đức dẫn nhận định của chuyên gia quân sự nước này cho rằng, do không được đầu tư đúng cách nên tăng M1 Abrams dần lạc hậu trước đối thủ và thời hoàng kim của dòng tăng này đã không còn.

    [​IMG]
    Tăng M1 bản SEP V2 của Mỹ.
    Sau khi nghiên cứu 2 video xe tăng T-90 và M1 Abrams bị hỏa lực chống tăng tấn công, chuyên viên của tờ Stern đã nhận định rằng, mặc dù có khả năng tấn công tương tự như nhau, nhưng khả năng bảo vệ của loại xe tăng Nga tốt hơn rất nhiều so với tăng Mỹ.

    Trong video cuộc chiến ở ngoại ô thành phố Mosul của Iraq mà IS mới tung lên Internet cho thấy, một quả tên lửa chống tăng đã bắn trúng chiếc M1 Abrams của Mỹ, biến chiếc xe tăng hạng nặng cồng kềnh thành một quả cầu lửa.

    Người Mỹ đã nhận ra sự yếu kém này và đang quyết tâm phát triển dòng tăng thế hệ mới đủ mạnh để có thể chiến đấu sòng phẳng với bất kỳ loại tăng nào trên thế giới.

    Hướng phát triển

    Hiện nay, Bộ Quốc phòng Mỹ đang song song tiến hành 2 hướng phát triển cho chương trình đầy tham vọng nhằm tạo ra những cỗ xe tăng robot đầu tiên. Bắt đầu từ quý I năm 2017, Lầu Năm Góc đã tiến hành thử nghiệm người máy hỗ trợ kíp lái trên xe tăng M1 Abrams, xe thiết giáp M113 và xe bọc thép Humvee.

    Mục tiêu chính của dự án là tăng khả năng nhận biết tình hình cho các xe thiết giáp và yểm trợ bộ binh, mà không cần bổ sung tổ chức đơn vị mới. Ngoài ra, theo thông tin được tờ Dailymail tiết lộ, đây là dự án song song của Lầu Năm Góc nhằm tạo ra thế hệ xe tăng chiến đấu robot đầu tiên trên thế giới.

    [​IMG]
    Tăng T-90 của Nga.
    Nguồn tin từ Quân đội Mỹ cũng tiết lộ, họ đang thử nghiệm một thế hệ xe tăng công nghệ cao không người lái, được phát triển dựa trên khung gầm của xe địa hình Ripsaw - sản xuất bởi Howe & Howe.

    Những chiếc xe tăng không người lái này sẽ được điều khiển hoàn toàn từ xa, chúng thậm chí có thể thay đổi vũ khí cũng như nạp đạn chỉ cần thông qua một nút bấm. Những người đứng đầu Lầu Năm Góc cho rằng đây là tương lai của bộ binh và rất kỳ vọng vào sự thành công của dự án này.

    Chuyên gia Bob Testa đến từ trung tâm nghiên cứu Kỹ thuật và Phát Triển Vũ khí nói rằng, mặc dù những chiếc xe tăng không người lái vẫn còn trong giai đoạn phát triển, nhưng chúng đã được thử nghiệm và có khả năng điều khiển không dây trong phạm vi lên tới 1 km.

    "Thay vì chế tạo một chiếc xe mới, nhóm làm việc của chúng tôi đã chọn ripsaw- một chiếc xe đã được sản xuất bởi Howe và Howe Technologies", Tesla cho biết thêm. Ngay từ năm 2009, tạp chí Popular Science đã gọi Ripsaw phát minh của năm và Tesla cùng nhóm của ông đã chuyển đổi chúng cho mục đích quân sự.

    Về nguyên lý hoạt động, toàn bộ hệ thống điều khiển sẽ nằm trong một chiếc xe thiết giáp M113. Một sỹ quan ngồi trong M113 sẽ điều khiển ripsaw, và một sỹ quan còn lại sẽ phụ trách việc điều khiển hệ thống vũ khí.

    Nhóm phát triển đã gắn một hệ thống vũ khí điều khiển từ xa có tên là CROWS lên những chiếc ripsaw này. Thực tế, CROWS đã từng được sử dụng trong các trận chiến như ở Iraq năm 2004, nó cho phép một sỹ quan sử dụng vũ khí của mình một cách an toàn từ bên trong xe thiết giáp bảo vệ như một chiếc xe tăng, Humvee hoặc bất kỳ phương tiện quân sự khác.

    Tuy vậy, những người lính điều khiển hệ thống này vẫn có thể bị tấn công và gặp những rủi ro khi gặp hỏa lực mạnh từ địch. Do đó, nhóm nghiên cứu của Testa đã tiến thêm một bước nữa: họ hoàn toàn loại bỏ những người lính ra khỏi xe.

    Hệ thống CROWS trên những chiếc ripsaw này sẽ được trang bị một loạt vũ khí, bao gồm một súng máy M2.50-caliber, súng phóng lựu tự động Mk19 40-mm, súng máy M240B 7,62 mm và cả súng tự động M249 Squad.

    Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, trong tương lai gần, nhóm phát triển của Tesla có thể nâng cấp phiên bản tiếp theo của ripsaw là những chiếc xe tăng robot- nghĩa là chúng có thể vận hành hoàn toàn tự động.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-dung-tang-robot-dau-voi-nga-3332603/

    Lý do lữ đoàn chủ lực Iraq thay thế xe tăng Mỹ bằng T-90 Nga
    [​IMG]Đăng Nguyễn - Sputnik [​IMG]Thứ Hai, ngày 18/06/2018 21:10 PM (GMT+7)

    (Dân Việt) Lữ đoàn cơ giới số 35 của Iraq đã thay thế xe tăng chủ lực Mỹ bằng xe tăng Nga, trong bối cảnh Mỹ và Nga đều nói khác về quyết định này.



    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga.

    Theo Sputnik, Bagdad đặt hàng 73 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 và T-90SK của Nga. Đơn hàng đầu tiên đã được bàn giao vào tháng 2.2018.

    Tuần trước, 39 xe tăng T-90SK đã chính thức được giao cho lữ đoàn cơ giới số 35. Đây là đơn vị từng chiến đấu ác liệt với khủng bố IS trong trận đánh ở Mosul và Kirkuk năm 2016 và 2017.

    Bộ Quốc phòng Iraq cho biết, các xe tăng M1 Abrams còn lại được chuyển lại cho lữ đoàn cơ giới số 34, vốn chỉ được trang bị xe tăng T-72.

    Phía Mỹ tỏ ra khá lạc quan về quyết định này, nói rằng xe tăng Mỹ sẽ có ít cơ hội rơi vào tay các lực lượng thân Iran hơn. Hồi tháng 2.2018, Lầu Năm Góc nói lực lượng dân quân thân Iran vận hành 9 xe tăng M1 Abrams, nhưng quân đội Iraq đã thu hồi hết số xe tăng này trước sự phản đối của Mỹ.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Iraq sở hữu khá nhiều xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ.

    Theo chuyên gia quân sự Vladimir Tuchkov, quyết định của Iraq không ảnh hưởng nhiều bởi lý do chính trị, mà thực tế là các xe tăng T-90 Nga hoạt động hiệu quả hơn hẳn xe tăng Mỹ.

    Iraq mua 140 xe tăng M1 Abrams vào năm 2008, nhưng chỉ còn 40 chiếc hoạt động được tính đến tháng 12/2014. Washington chuyển cho Iraq 175 xe tăng nữa nhưng có tới 48-80 chiếc bị phá hủy trong cuộc chiến chống khủng bố IS.

    Bên cạnh đó, một chiếc M1 Abrams có giá lên tới 6 triệu USD, trong khi mua xe tăng Nga, Iraq chỉ mất 2,5 triệu USD.

    Phiên bản M1 Abrams Mỹ chuyển cho Iraq cũng không được trang bị các hệ thống phòng thủ mới nhất. Đó là lý do khủng bố IS chỉ cần một phát đạn chống tăng cũng loại kíp lái khỏi vòng chiến đấu.

    “Phần đầu xe tăng Nga nhỏ hơn 30% so với phía Mỹ”, chuyên gia Tuchkov nói. “Điều đó có nghĩa là khó bắn trúng xe tăng Nga ở khoảng cách xa. Chiếc Abrams cũng dài hơn T-90 tới 1,5 mét”.


    Xe tăng Abrams biến thành "bó đuốc sống" ở Iraq.

    Chiếc T-90 phiên bản tiêu chuẩn được trang bị giáp phản ứng nổ (ERA) Kontakt-5, rất phù hợp chống lại tên lửa chống tăng TOW 2, ông Tuchkov nói.

    Cuối cùng, chiếc Abrams không thể di chuyển linh hoạt được như T-90. Xe tăng Mỹ nặng tới 70 tấn trong khi T-90 chỉ nặng 46 tấn.

    Người Mỹ trang bị cho M1 Abrams động cơ công suất 1.500 mã lực, trong khi phía Nga chỉ là 1.000 mã lực. Về lý thuyết, xe tăng Mỹ chiếm ưu thế hơn dựa vào tỷ suất sức mạnh/trọng lượng (23,8-26,9 mã lực/tấn so với 18,2-20,4 mã lực/tấn của xe tăng Nga).

    Nhưng trong môi trường tác chiến trên sa mạc Trung Đông, nơi những cơn bão cát thường xuyên xuất hiện, động cơ của xe tăng Mỹ yêu cầu bảo dưỡng kỹ lưỡng hơn.

    Binh sĩ Iraq phải thường xuyên lọc sạch cát, nếu không động cơ có thể ngừng hoạt động giữa chừng.

    Ngược lại, động cơ T-90 đơn giản hơn, nhỏ hơn, rẻ hơn và quan trọng nhất là hoạt động đáng tin cậy hơn, chuyên gia Tuchkov kết luận.

    http://danviet.vn/the-gioi/ly-do-lu-doan-chu-luc-iraq-thay-the-xe-tang-my-bang-t-90-nga-886222.html
  9. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Mỹ ngưng sản xuất Tomahawk vì thành tích quá kém

    Ở góc nhìn chiến thuật thì tỷ lệ bị bắn hạ quá cao là điều không thể chấp nhận cho bất kỳ đòn tấn công bằng tên lửa Tomahawk hay bằng không quân nào của Mỹ

    Thế nào là "sứ giả thần chết" và "ngoại giao Tomahawk"?

    Được phát triển và lần đầu tiên được đưa vào hoạt động trong những năm 1980, công nghệ tên lửa hành trình đã cho phép Mỹ tiêu diệt các mục tiêu sâu trong lãnh thổ đối phương mà không bị hỏa lực đối phương gây nguy hiểm cho các phi công, thủy thủ.

    Được phóng từ máy bay, tàu chiến, hoặc tàu ngầm, tên lửa hành trình Tomahawk bay ở độ cao rất thấp khiến chúng khó phát hiện và khó bắn hạ… Chính nhờ những thuộc tính này, cộng với độ chính xác cao, Tomahawk là lựa chọn đầu tiên không thể tranh cãi của các nhà hoạch định tấn công quân sự Mỹ và các đồng minh.

    Thực tế cho thấy, tên lửa hành trình Tomahawk tấn công trên đất liền của Mỹ là một yếu tố không thể thiếu của mọi hành động quân sự lớn trong hơn hai thập kỷ - bao gồm cả các cuộc tấn công năm 2017 và 2018 để trừng phạt Syria với lý do sử dụng vũ khí hóa học.

    Tomahawk được coi như là "sứ giả của thần chết" luôn tiên phong mở màn cho cuộc chiến tranh, là loại vũ khí để gây "áp chế cứng" trong tác chiến điện tử làm tê liệt hệ thống phòng không (radar, tên lửa, sân bay, bến cảng…) hiệu quả, nguy hiểm nhất cho đối phương.

    [​IMG]
    "Sứ giả thần chết" Tomahawk tấn công Iraq năm 2003.


    Tomahawk vì thế cũng trở thành vũ khí ngoại giao mạnh, gây áp lực, răn đe, đe dọa trong chính sách đối ngoại của Mỹ theo kiểu "ngoại giao Tomahawk" với bất kỳ quốc gia nào mất khả năng chống trả và thực tế là Mỹ chưa ghi nhận Tomahawk bị thất bại bao giờ.

    Hàng ngàn quả Tomahawk rình rập ngoài khơi trong hạm đội chiến đấu tàu sân bay Mỹ luôn là một thách thức cho bất kỳ quốc gia nào dám đi ngược lại lợi ích Mỹ.

    Cho đến tận tháng 4 năm 2018, sứ mệnh của Tomahawk vẫn được coi là "sứ giả thần chết" và Mỹ vẫn sử dụng lối "ngoại giao Tomahawk" trong quan hệ quốc tế.

    Hải quân Mỹ từ chối Tomahawk

    Nhưng thật ngạc nhiên không ngờ khi các quan chức mua lại và các nhà lập pháp dường như sẵn sàng cắt giảm sản xuất vũ khí tấn công sâu sắc này ngay cả khi nhu cầu đối với họ ngày càng tăng.

    Đây là sự thật từ Lầu Năm Góc mà Defense One đã dẫn: "Hải quân Mỹ muốn ngừng sản xuất tên lửa tầm xa hữu ích nhất của Mỹ mà chỉ nâng cấp hàng tồn kho. Họ chắc chắn rằng, một sự thay thế sẽ đến mà không có sự chậm trễ".

    Vậy, một câu hỏi đặt ra là tại sao Hải Quân Mỹ lại muốn loại bỏ tên lửa hành trình Tomahawk khỏi biên chế?

    [​IMG]
    Chiến hạm Mỹ phóng tên lửa hành trình.


    Sự thành công của Tomahawk, theo Defense One thể hiện: "những nỗ lực của Nga và Trung Quốc để sao chép chúng và chống lại chúng bằng cách phát hiện sớm hơn ở khoảng cách xa hơn, gây nhiễu và sử dụng hệ thống đánh chặn như S-400 của Nga để giảm tỷ lệ trúng 85% của Tomahawk".

    Rõ ràng, nếu Tomahawk đang còn "ngon lành" như vậy thì việc ngừng sản xuất vì Hải quân không nhận nữa chỉ có thể 2 lý do:

    Thứ nhất là Hải quân Mỹ đã có phương tiện mang mới và có tên lửa mới tiên tiến hiện đại hơn Tomahawk…

    Theo Defese One thì "vũ khí tiếp theo thay thế cho Tomahawk có thể siêu âm, chính xác hơn, và hiệu quả ngay cả trong một cuộc chiến điện tử đầy thử thách và môi trường chống tên lửa... vào khoảng năm 2025 và 2030 mới được triển khai".

    Như vậy, lí do này bị loại, vì thực tế cho thấy, Mỹ chưa có phương tiện mang mới nào và cũng chưa có loại tên lửa nào tương tự như Tomahawk mà hiện đại, tiên tiến hơn ngay lúc này.

    Thứ hai là do tên lửa Tomahawk đã bị đối phương, cụ thể là Nga, "bắt bài", nên giá trị sử dụng của nó hay hiệu quả chiến đấu của nó đã trở nên rất thấp, tốn kém mà không hiệu quả. Vì vậy, dù "đang chờ thay thế không chậm trễ" nhưng Tomahawk vẫn không thể dùng.

    Lí do thứ hai này có vẻ là hợp lý.

    [​IMG]
    Các mảnh vỡ thu được khi tên lửa Tomahawk bị bắn rơi ở Syria.


    Nga "bắt bài" Tomahawk ra sao?

    Ngày 7/4 năm ngoái, Mỹ đã phóng 59 quả Tomahawk vào sân bay Shayrat của Syria , có 23 quả trúng mục tiêu nhưng 36 quả bị mất tích và cho đến nay không có lời giải thích lý do mất tích chính thức của đôi bên từ Mỹ và Nga.

    Ngày 14/4/2018, Mỹ, Anh, Pháp, đứng đầu là Mỹ, với sự cổ vũ của đồng minh NATO đã lại bất ngờ tấn công bằng việc phóng ồ ạt 105 quả tên lửa Tomahawk vào Syria.

    Mỹ tuyên bố, tất cả tên lửa Tomahawk đều đạt mục tiêu. Trong khi Nga tuyên bố đã bắn hạ 66 quả (có 2 quả bị bắt sống), 22 quả trúng đích phát nổ, hàng chục quả khác Nga cũng chịu, không biết chúng bay mất tích đi đâu (sau này Pháp công nhận có 10 quả bị xịt, rơi xuống biển)... có vật chứng hẳn hoi.

    Xung quanh chuyện này là một cuộc chiến truyền thông đôi bên về thành công, thất bại của Tomahawk khiến cho dân chúng và thậm chí cả giới quân sự nước ngoài không phân biệt thực hư… Tuy nhiên, đó là việc của giới truyền thông và ngoại giao mà không phải của giới quân sự.

    Ở góc nhìn quân sự thì tỷ lệ bắn hạ quá cao là điều không thể chấp nhận cho bất kỳ đòn tấn công bằng tên lửa hay bằng không quân nào.

    Còn nhớ, tại chiến dịch Linebacker II của Mỹ, các nhà quân sự Việt Nam đã tính toán: N1 (tỷ lệ Mỹ chịu đựng được) là 1-2% (trên tổng số B-52 tham chiến của Mỹ); N2 (tỷ lệ làm Nhà Trắng rung chuyển) là 6-7%; N3 (tỷ lệ buộc Mỹ thua cuộc) là trên 10%.


    Và, Mỹ thua cuộc đúng như bảng tính tỷ lệ, số B-52 bị hạ 17,6%.

    [​IMG]
    Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 của Syria được cho là chủ công trong đánh chặn Tomahawk


    Tuy nhiên, bảng tính tỷ lệ Tomahawk khác với B-52 vì "Siêu pháo đài bay" bị bắn hạ không chỉ là tài sản vật chất được tính bằng USD mà còn cả tính mạng phi công, trong khi Tomahawk chỉ tính bằng tiền, cỡ 1,41 triệu USD/quả (tùy từng phiên bản sẽ có giá chênh nhau) nên tỷ lệ sẽ khác.

    Nhưng, khi hàng ngàn quả Tomahawk, tức hàng tỷ USD, "tấn công vào sa mạc" hay như "Don Kihote tấn công vào cối xay gió" thì dù giàu có mấy cũng không thể chịu đựng nổi.

    Tại chiến trường Syria, "trận lượt đi" mất tích 36/59 đang khiến cho Hải quân Mỹ nghi ngờ, chưa tin, thì "trận lượt về" có 83/105 quả vô tác dụng, mất tích đã khiến họ - giới quân sự Mỹ, "tâm phục khẩu phục" công nhận sự thật cay đắng này không còn cách nào khác.



    Nói thật, với Mỹ, thì tỷ lệ Tomahawk bị hạ chưa quan trọng, điều quan trọng nhất khiến họ lo lắng và sợ hãi là thông báo của Nga ngay và luôn số lượng tên lửa phóng ra, phóng từ phương tiện nào, phóng về hướng nào bao nhiêu, mất tích, bị hạ bao nhiêu… không sai với sự thật.

    Đây là điều mà có lẽ khiến cho giới quân sự Mỹ kinh ngạc nhất là với lối hành trình của Tomahawk thì đếm nó còn khó gấp hàng trăm lần "đếm cua trong giỏ", nhưng sau 3 lần ra đòn của Mỹ, Israel vào Syria thì Nga đếm không sai một quả.

    Rõ ràng, chỉ khi Nga có một hệ thống tác chiến điện tử siêu đỉnh mới quản lý chắc, đếm mồn một tới từng quả Tomahawk như thế. Và, khi đã như vậy thì bắn hạ hay không, bắn bao nhiêu, hướng nào… không quá khó đối với lực lượng phòng không Nga.

    Thế là quá đủ, Hải quân Mỹ xin chào tạm biệt Tomahawk và cảm ơn vì đã một thời gắn bó, cùng hưởng vinh quang trong thời gian qua.

    http://soha.vn/my-bi-nga-bat-bai-ky...a-than-chet-da-ket-thuc-20180525152335656.htm
  10. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    SM-2 tên lửa phòng không tồi tệ nhì lịch sử, nó chưa từng bắn hạ được máy bay chiến đấu hay tên lửa chống tàu nào, thậm chí còn bắn nhầm máy bay chở khách

    Ngày 3.7.1988, tuần dương hạm Vincennes của Hải quân Mỹ bắn rơi máy bay Airbus A300B2 của Iran bằng tên lửa phòng không, khiến 306 người thiệt mạng. Đây là một trong những thảm họa lớn nhất trong lịch sử hàng không thế giới.

    [​IMG]
    Tên lửa phóng từ tuần dương hạm Vincennes của Hải quân Mỹ
    US NAVY

    Hai quả tên lửa định mệnh
    Vào ngày hôm đó, chiếc máy bay của hãng hàng không Iran Air thực hiện chuyến bay 655 từ Tehran tới Dubai và có điểm tạm dừng tại sân bay ở thành phố Bandar Abbas, nơi cũng có máy bay quân sự của Iran. Chiếc Airbus trên được trang bị bộ phát sóng dân sự, bay trên một tuyến đường tiêu chuẩn trong hành lang hàng không quốc tế. Thông thường, thời gian bay bên trên Vịnh Ba Tư là khoảng 30 phút.
    Hai tên lửa phòng không của tàu tuần dương Vincennes đã bắn trúng chiếc máy bay này ở độ cao 4.000 m khiến nó vỡ tan ngay tức khắc. Không một ai có mặt trên máy bay sống sót. Theo báo cáo của chính phủ Mỹ, thủy thủ đoàn đã nhầm lẫn, tưởng rằng chiếc Airbus dân sự này là máy bay tiêm kích F-14 Tomcat của không quân Iran đang có ý định tấn công con tàu.
    Về sau, các thủy thủ giải thích rằng sở dĩ họ phải ra tay là vì chiếc máy bay này đã không phản ứng gì trước yêu cầu lặp đi lặp lại của Mỹ về việc cần phải đổi hướng bay. Nhưng thực tế thì việc họ đã cố gắng liên lạc với phi hành đoàn của một chiếc máy bay dân sự trên một tần số vô tuyến quân sự không quen thuộc là hành động vô ích.
    Hành động đe dọa?



    Trên thực tế, Iran và Mỹ vào thời điểm đó đang trên bờ vực chiến tranh. Tình hình trong khu vực rất căng thẳng, tàu chiến của hải quân Mỹ luôn đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Trong những tháng cuối của cuộc xung đột Iran-Iraq, Mỹ đã nhiều lần tấn công các tàu quân sự và dân sự của Iran, phá hủy nhiều giàn khoan dầu của nước này.

    Theo phân tích của giới quan sát quốc tế, người Mỹ lúc đó cố tình “dằn mặt” Tehran và muốn chứng minh cho Iran thấy rằng họ sẽ bắn hạ bất kỳ chiếc máy bay nào của nước này, kể cả máy bay dân sự, nếu thấy là một mối đe dọa cho tàu bè của họ. Đó là một yếu tố gây áp lực rất lớn lên Tehran.
    Sau thảm họa này, cả thế giới lo ngại sẽ có một cuộc xung đột quy mô lớn giữa Iran và Mỹ. Tuy nhiên, sự kiện này chỉ khiến cho phía Iran đưa ra quyết định… chấm dứt chiến tranh với Iraq. Tehran không thể chiến đấu cùng lúc trên hai mặt trận, vì như vậy sẽ là tự sát, theo nhận xét của giới quan sát.
    Vụ bắn hạ máy bay chở khách trên Vịnh Ba Tư được coi là một trong những trang đẫm máu nhất trong cuộc xung đột Iran-Iraq. Vào thời điểm đó, cuộc đối đầu đã kéo dài 8 năm, tổn thất đã lên đến hàng trăm ngàn sinh mạng ở mỗi bên. Iran và Iraq lần lượt xâm chiếm lãnh thổ của nhau, sử dụng vũ khí hóa học, liên tục tiến hành các cuộc tấn công tên lửa.
    Tuần dương hạm mang tên lửa Vincennes là thành viên của một nhóm tàu chiến Mỹ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các đoàn tàu thương mại và tàu chở dầu trước khả năng có thể bị Hải quân Iran tấn công. Lúc bấy giờ Mỹ hậu thuẫn Iraq và đã cử tàu chiến đến vùng Vịnh Ba Tư vào giữa năm 1988.
    Tuần dương hạm Vincennes bắt đầu phục vụ trong hạm đội từ năm 1985. Tàu này mang tên lửa hành trình Tomahawk, có hỏa lực pháo và ngư lôi rất mạnh, đồng thời có cả tên lửa điều khiển chống máy bay SM-2MR. Tàu được trang bị hệ thống chiến đấu hiện đại Aegis.
    Không dễ sai lầm



    Tất nhiên không thể loại trừ những sai sót trong hành động của bộ phận phòng không trên con tàu Mỹ, vì tình hình ở Vịnh Ba Tư lúc đó vô cùng căng thẳng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, một nhân viên điều hành radar có kinh nghiệm sẽ dễ dàng xác định chủng loại máy bay mà radar phát hiện, ngay cả khi không có thông tin đầy đủ về nó.

    Rất khó tránh khỏi sai lầm, đặc biệt là ở những nơi đang xảy ra chiến sự. Nhưng việc nhận nhầm một máy bay chở khách thành máy bay chiến đấu thì quả thật khó tin. Các chuyên gia quân sự trong lĩnh vực phòng không cho đến nay vẫn thắc mắc về một chi tiết quan trọng trong tình huống này - dựa trên những dữ liệu nào mà các quân nhân Mỹ trên tàu quyết định bắn hạ chiếc máy bay này?
    Về nguyên tắc, khi radar phát hiện mục tiêu, ngay lập tức nhân viên phụ trách radar nhận được những thông tin kèm theo và một nhân viên có kinh nghiệm có thể nhanh chóng xác định chủng loại đối tượng máy bay; trong trường hợp đang xét thì căn cứ độ cao và tốc độ di chuyển của nó chắc chắn đảm bảo rằng nó không phải là máy bay chiến đấu mà chỉ là máy bay hành khách đang di chuyển trên tuyến đường lập sẵn.
    Nếu thông tin được gửi đến người chỉ huy bộ phận radar dưới dạng thông tin thứ cấp là biểu mẫu thì dữ liệu phải được phản ánh trong các hình và biểu tượng. "Đây là một thiếu sót rõ ràng của các cấp chỉ huy radar Mỹ, có thể là do thiếu năng lực, thiếu sự chuẩn bị các phép tính cần thiết. Họ đã không sử dụng tất cả các khả năng hiện có trong tay để xác định chủng loại máy bay" – đại tá Khodarenok, một chuyên gia radar của Nga nhận xét.
    Ông Khodarenok nói thêm trong thời bình, ở những khu vực có các hoạt động nhộn nhịp của hàng không dân sự, hệ thống tên lửa phòng không có xu hướng không bắn vào máy bay nghi là đột nhập chỉ dựa trên cơ sở dữ liệu radar. Đầu tiên, một máy bay chiến đấu sẽ cất cánh, bay đến gần đối tượng khả nghi để tiếp xúc trực quan trên không. Phi công sẽ liên lạc với chiếc máy bay lạ này ở tần số quốc tế, thiết lập một cuộc điện đàm vô tuyến và hỏi về ý định của đối tượng. Ở trường hợp chiếc máy bay hành khách của Iran, người Mỹ đã không thực hiện bước này, mặc dù họ có tất cả các phương tiện cần thiết.
    Bắn nhầm vẫn được… thưởng
    Cho đến nay, Chính phủ Mỹ vẫn không thừa nhận bất kỳ hành vi vi phạm nào của thủy thủ đoàn trên tàu tuần dương Vincennes. Không một thủy thủ nào phải chịu trách nhiệm về việc chiếc máy bay chở khách bị bắn hạ. Thậm chí thủy thủ đoàn của tàu này còn được thưởng “vì đã thi hành chuẩn xác nhiệm vụ chiến đấu”.

    https://thanhnien.vn/the-gioi/vi-sao-my-ban-ha-may-bay-cho-khach-cua-iran-980333.html


    Operational history:
    During the Iran-Iraq War (1980-1988) the United States had deployed standard missiles to protect its navy as well as other ships in the Persian Gulf from Iranian attacks. According to the Iranian Air Force, its F-4 Phantom IIs were engaged by SM-2ERs but managed to evade them, with one aircraft sustaining non-fatal damage due to shrapnel.

    http://www.seaforces.org/wpnsys/SURFACE/RIM-67-Standard-Missile-ER.htm

    On April 18, 1988, during Operation Praying Mantis, the frigate USS Simpson fired four RIM-66 Standard missiles and the cruiser USS Wainwright fired two RIM-67 Standard missiles at Joshan, an Iranian (Combattante II) Kaman-class missile boat. The attacks destroyed the Iranian ship's superstructure but did not sink it.

    https://en.wikipedia.org/wiki/RIM-67_Standard
    Lần cập nhật cuối: 09/07/2018
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này