1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quân đội Ấn độ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi chipheovd, 30/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Ấn Độ phiên chế MiG-29K cho tàu sân bay Vikrant
    Tùng Dương | 12/05/2016 08:15

    0
    [​IMG]
    Ảnh: RIA Novosti
    Hải quân Ấn Độ đã chính thức thay thế các máy bay chiến đấu trên tàu sân bay Vikrant của nước này bằng MiG-29K do Nga sản xuất.
    MiG-29K - tiêm kích tàu sân bay cho Không quân Hải quân Việt Nam?
    Buổi lễ chính thức diễn ra vào hôm nay, ngày 11/5, tại một căn cứ hải quân của Ấn Độ, với sự tham gia của Tư lệnh Hải quân, Đô đốc R.K. Dhowan.

    Thông báo của Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, các máy bay chiến đấu MiG-29K sẽ thay thế các chiến đấu cơ được phiên chế trước đây trên tàu sân bay hạng nhẹ Vikrant.

    MiG-29K là thế hệ máy bay đa chức năng 4 ++, được thiết kế để thực hiện tấn công trên các tàu sân bay.

    MiG-29K có nhiều ưu thế trong tác chiến trên không, với vũ khí chính xác cao, khả năng kiểm soát mặt nước tốt và có thể tấn công tác mục tiêu mặt đất vào ban ngày và ban đêm trong mọi điều kiện thời tiết.

    Đến nay, Ấn Độ đang sở hữu hơn 900 máy bay quân sự của Nga, bao gồm các máy bay chiến đấu MiG-21 và MiG-29 (phiên bản hải quân là MiG-29K/KUB), máy bay chiến đấu Su-30MKI, máy bay vận tải quân sự Il-76, máy bay tiếp dầu Il-78 và nhiều loại máy bay khác.

    Nga và Ấn Độ được xem là đối tác lớn nhất trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật, với hơn 70% của các loại vũ khí, thiết bị quân sự của các lực lượng quân đội Ấn Độ do Liên Xô và Nga sản xuất.
    http://soha.vn/an-do-phien-che-mig-29k-cho-tau-san-bay-vikrant-20160512021704902.htm
  2. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Thử thành công tên lửa đánh chặn siêu thanh AAD
    (Vũ khí) - Để chứng minh khả năng đánh chặn của tên lửa siêu âm AAD, Ấn Độ đã sử dụng một tên lửa đạn đạo Prithvi làm mục tiêu cho cuộc thử nghiệm này.
    Theo dailyexcelsior, ngày 15/5, Ấn Độ đã thử thành công tên lửa đánh chặn siêu thanh AAD đánh dấu một bước tiến mới trong công cuộc xây dựng một lớp phòng thủ tên lửa chiến lược.

    "Cuộc thử nghiệm để xác nhận các thông số khác khi đánh chặn các vật thể bay đã thành công", Cơ quan nghiên cứu phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) cho biết.

    DRDO đã sử dụng một tên lửa đạn đạo Prithvi phóng đi từ một tàu hải quân neo đậu tại vịnh Bengal làm mục tiêu cho vụ thử. Tên lửa Prithvi bay theo quỹ đạo giả định của tên lửa đạn đạo tầm xa của đối phương.

    [​IMG]
    Tên lửa đánh chặn siêu thanh của Ấn Độ.
    Tên lửa đánh chặn được phóng đi từ đảo Abdul Kalam (Wheeler) sau khi nhận được tín hiêu từ radar theo dõi đã tiêu diệt mục tiệu trên không.

    Theo DRDO, tên lửa đánh chặn, được gọi là tên lửa Phòng không Hiện đại (AAD) - là một tên lửa điều khiển một tầng dài 7,5m, sử dụng nhiên liệu đẩy rắn. Tên lửa, sử dụng riêng một bệ phóng cơ động, được trang bị một hệ thống định vị, một máy tính công nghệ cao và một thiết bị kích hoạt cơ điện, các nguồn tin cho biết.

    Kể từ đầu những năm 2000, Ấn Độ đã phát triển chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo, nhằm đối phó lại các mối đe dọa tên lửa đạn đạo, chủ yếu từ Pakistan láng giềng. Tên lửa AAD được Ấn Độ thử nghiệm trong suốt giai đoạn từ năm 2007 và có thể được sử dụng làm mẫu thử nghiệm.


    Một quả tên lửa đánh chặn AAD có chiều dài 7,5m với động cơ đẩy rocket nhiên liệu rắn có khả năng bay nhanh hơn tốc độ âm thanh và được trang bị bằng hệ thống định vị radar. Tên lửa AAD được phóng từ xe phóng (TEL).

    Là một tên lửa tầm ngắn phóng từ mặt đất có khả triển khai trong các vụ tấn công tiêu diệt máy bay chiến đấu cũng như các máy bay không người lái, tên lửa đánh chặn AAD có khá nhiều điểm tương đồng với phiên bản hệ thống S-400 Triumph của Nga.

    Với vụ phóng thử này, DRDO đã tiến hành tổng số 12 vụ thử tên lửa đánh chặn. Trong đó, 8 vụ tấn công mục tiêu ở bên trong bầu khí quyển và 4 vụ tấn công ở bên ngoài bầu khí quyển. 10 vụ trong số đó thành công.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/thu-thanh-cong-ten-lua-danh-chan-sieu-thanh-aad-3308483/
  3. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Vũ khí Israel và sức mạnh quân sự Ấn Độ
    9:23 PM, 04/06/2016, Views: 951 | By Nhân Vũ

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    VietnamDefence - Hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Israel và Ấn Độ được thiết lập bởi bối cảnh hai nước đều nằm ngay sát các nước láng giềng Hồi giáo và điều kiện chủ yếu để bảo đảm an ninh quốc gia là một quân đội được trang bị tốt.

    Hai quốc gia đã đẩy mạnh hợp tác về kỹ thuật quân sự từ đầu những năm 2000 và hiện nay công nghiệp quốc phòng Israel là nhà cung vũ khí lớn thứ 4 của Ấn Độ. Cần lưu ý rằng, mức độ tin tưởng giữa hai nước cao đến mức Israel tín nhiệm giao phó cho lực lượng tên lửa Ấn Độ phóng các vệ tinh do thám của họ lên quỹ đạo.
    Không quân

    Năm 2015, quân đội Ấn Độ đã nhận vào biên chế một số (nhiều khả năng 4) máy bay chỉ huy/báo động sớm G550 do Công ty ELTA nằm trong Tập đoàn IAI của Israel chế tạo trên cơ sở máy bay dân dụng Embraer 145. Các máy bay này cho phép quan sát tình hình trên không trong 9 giờ liên tục không cần tiếp dầu, nhưng điểm yếu chủ yếu của nó là không thể hoạt động xa sân bay trú đóng vì hệ thống radar trên máy bay không cho phép theo dõi vùng rẻ quạt không gian lớn.

    Để tăng cường khả năng của Không quân Ấn Độ (IAF) trong phát hiện mục tiêu bay và điều phối hoạt động của máy bay, New Delhi năm 2016 đã chi hơn 3 tỷ USD cho các hợp đồng mới với các công ty Israel. Trong khuôn khổ thỏa thuận đã ký gộp làm một 5 hợp đồng, dự kiến cung cấp cho IAF 3 hệ thống radar phát hiện tầm xa và chỉ huy Phalcon trị giá ước 370 triệu USD. Hệ thống này sẽ được lắp lên các máy bay vận tải quân sự Il-76 của Nga. Các chuyên gia Israel đã tích lũy được kinh nghiệm lắp đặt và nâng cấp các trang thiết bị tinh vi này trong thập niên 1990 ở Trung Quốc khi họ tiến hành nâng cấp các máy bay chỉ huy/báo động sớm А-50 của Nga. Các radar và thiết bị của Israel cho phép phát hiện, nhận dạng và bám chắc chắn đồng thời hơn 200 mục tiêu ở cự ly 800 km trở lên.

    Mặt hàng được quân đội Ấn Độ tiêu thụ mạnh nhất là máy bay không người lái (UAV) do Israel sản xuất. Năm 2013, Tập đoàn IAI đã nhận được đơn đặt hàng 15 UAV trinh sát Heron tổng trị giá 250 triệu USD với điều khoản phụ mua thêm 20 chiếc, còn năm 2015, quân đội Ấn Độ đã điều chỉnh kế hoạch và đặt mua thêm 10 UAV Heron ТР (tức Eitan, trang bị 1 động cơ diesel, thời gian bay đến 37 giờ). Có khả năng IAF cũng đã mua 8 UAV Searcher Mk.2.

    IAI cũng hợp tác với Công ty Alpha của Ấn Độ để cung cấp các lớp UAV mini (cỡ nhỏ) (Bird Eye-650, trọng lượng 30 kg) và micro (siêu nhỏ) (Bird Eye 400, trọng lượng 1,2 kg). Ngoài ra, Công ty Innocon của Israel đang cung cấp cho Hải quân Ấn Độ và IAF các UAV siêu nhỏ sau: Spider (trọng lượng 2,5 kg) và Bluebird (trọng lượng 1 kg). Tổng trị giá các hợp đồng mua bán các UAV này là 1,25 tỷ USD.

    Dĩ nhiên là các tập đoàn công nghiệp quốc phòng Israel cũng giúp các công trình sư Ấn Độ nghiên cứu chế tạo các mẫu vũ khí trang bị của mình. Ví dụ, các chuyên gia Israel của Tập đoàn Rafael đã tham gia mạnh mẽ nhất vào việc phát triển tên lửa Derby (tên lửa không đối không, tầm trung, sử dụng hệ dẫn radar chủ động và tự dẫn hồng ngoại). IAI đã cung cấp radar anten mạng pha chủ động EL/M-2052 (thể hiện tốt trên các tiêm kích F-16). IAI cũng đã hỗ trợ các công trình sư Ấn Độ khi phát triển trực thăng hạng nhẹ Dhruv khi cung cấp các hệ thống điện, các thiết bị, máy ngắm và các hệ thống vũ khí.

    Để trang bị cho các đơn vị máy bay ném bom và tiêm kích, từ năm 2013, IAF mua bom chính xác cao Spice 250 của Công ty Rafael (Israel). Loại bom này có trọng lượng 250 kg, trang bị 4 hệ dẫn (vệ tinh, quán tính, laser và truyền hình) nên cho phép tiêu diệt chắc chắn các mục tiêu hạ tầng của khủng bố kể cả trong môi trường nhà cửa đô thị dày đặc. Trọng lượng nhỏ và độ chính xác cao của bom cho phép trang bị 16 quả bom này cho các máy bay MiG-29 và ném bom ở cự ly cách mục tiêu khá xa (đến 100 km). Nhược điểm duy nhất của loại bom này là giá đắt so với bom không điều khiển và các bom có điều khiển khác.

    IAF cũng đã mua 164 thùng treo gắn thiết bị dẫn laser và quang học Lightning 4 để tăng cường tác chiến chống mục tiêu mặt đất cho các tiêm kích Su-30MKI, MiG-29 và các loại máy bay khác.

    Phòng không và phòng thủ tên lửaHải quân Ấn Độ thường xuyên mua các hệ thống tên lửa phòng không Barak 8 (còn có tên là Barak NG) của các nhà sản xuất Israel để trang bị cho các đơn vị phòng không của IAF và cho hệ thống phòng không hạm tàu của Hải quân Ấn Độ. Các hệ thống này cho phép tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu khí động ở cự ly 70 km. Ngoài ra, các công ty IAI và Rafael của Israel hợp tác với các hãng Ấn Độ Bharat Dynamics, Tata Power SE, Larse&Toubro sản xuất các biến thể cơ động của hệ thống tên lửa phòng không Barak 8 cho các đơn vị Lục quân Ấn Độ, cũng như tiến hành công tác nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm nhằm phát triển các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa. Các hợp đồng này trị giá 1,5 tỷ USD.

    Để theo dõi tình hình trên không, phát hiện các vụ phóng tên lửa đường đạn và bảo đảm dẫn cho các tên lửa đánh chặn, các đơn vị phòng thủ tên lửa của quân đội Ấn Độ đang sử dụng radar Green Pine do Israel sản xuất. Chính các trạm radar này đã cho phép thực hiện các cuộc thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia của Ấn Độ.

    Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tên lửa ở Pakistan và Trung Quốc, giới lãnh đạo chính trị-quân sự Ấn Độ đang rất chú trọng xây dựng lực lượng bộ đội tên lửa và các đơn vị phòng thủ tên lửa.

    Hải quânCông ty Elbit của Israel và hãng Windward của Ấn Độ đang phát triển hệ thống quan sát và trinh sát cho Hải quân Ấn Độ. Nền tảng của hệ thống này là các UAV Hermes 900 và Hermes 1500 của Israel. Các UAV này cho phép tuần tra thời gian dài đường biên giới biển, nhận dạng và phân loại các tàu thuyền. Các UAV này sẽ giúp quân đội Ấn Độ đối phó với lực lượng tình báo, trinh sát của hải quân Trung Quốc.

    Trong lĩnh vực phòng không hạm tàu, Hải quân Ấn Độ đang lắp các hệ thống tên lửa phòng không Barak 8 cho các tàu hộ vệ, tàu khu trục hiện đại, cũng như tàu sân bay nội địa của mình. Ngoài ra, công nghiệp quốc phòng Israel đã nhận được hợp đồng 163 triệu USD để cung cấp 262 tên lửa chống hạm Barak 1.

    Lục quânCác nhà sản xuất vũ khí Israel đang cung cấp các hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển Spike cho các đơn vị Lục quân Ấn Độ. Được biết, một hợp đồng cung cấp 321 bệ phóng và 8.356 tên lửa đi kèm đã được ký kết.

    Các công ty Israel cũng đang tham gia phát triển các loại đạn pháo 155 mm cho pháo tự hành, cũng như tên lửa phóng từ pháo tăng Ấn Độ Arjun Mk.1.

    Hợp tác tình báoTheo thông tin của tình báo quân sự Trung Quốc, Ấn Độ và Israel đang tích cực hợp tác về các vấn đề chống khủng bố. Các cơ quan tình báo Israel là Mossad, SHABAK và AMAN đã tiến hành huấn luyện, đào tạo các chuyên gia chống khủng bố của Ấn Độ. Ngoài ra, 3.000 lính Ấn Độ đã qua huấn luyện trong các đơn vị đặc nhiệm của quân đội Israel. Quan chức chỉ đạo hoạt động hợp tác chính trị-quân sự của Israel với Ấn Độ là Cố vấn An ninh quốc gia của Thủ tướng Israel, người đứng đầu Hội đồng An ninh quốc gia, Chuẩn tướng dự bị Avriel Bar-Yosef.

    Như vậy, có thể khẳng định rằng, công nghiệp quốc phòng Israel đang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sức mạnh quốc phòng và an ninh của Ấn Độ. Một trong những dự án chung gần đây của các công trình sư Ấn Độ và Israel là dự án “Bức tường laser”, trong khuôn khổ dự án sẽ xây dựng hệ thống hiện đại để quan sát biên giới với Pakistan. Vũ khí trang bị của Israel có vai trò quan trọng vì chúng giúp duy trì sự cân bằng chính trị-quân sự trong khu vực, nơi mà Trung Quốc đang mưu toan áp đặt luật chơi của mình.



    Nguồn: M.V. Kazanin // IIMES, 20.3.2016


    http://vietnamdefence.com/Home/phantich/Vu-khi-Israel-va-suc-manh-quan-su-An-Do/20166/54925.vnd
  4. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.169
    Đã được thích:
    8.423
  5. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    tàu sân bay công nghệ ngú thấy chán quá
  6. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Chất lượng vũ khí Ấn độ

    Rò khí độc trên tàu sân bay Ấn Độ, 2 người chết


    Hai người, trong đó có một thủy thủ của Hải quân Ấn Độ đã thiệt mạng do hít phải khí độc trong quá trình bảo dưỡng trên tàu sân bay INS Vikrama***ya vào hôm qua.
    Mỹ sẽ khiến TQ "hít khói" tàu sân bay Ấn Độ nếu làm điều này
    NDTV dẫn lời phát ngôn viên của Hải quân Ấn Độ cho hay, sự cố rò rỉ khí trên tàu INS Vikrama***ya xảy ra vào khoảng 5h tại căn cứ hải quân Karwar ở bang Karnataka. Khi đó, tàu đang trong quá trình bảo dưỡng định kỳ.

    [​IMG]
    Tàu sân bay INS Vikrama***ya của Ấn Độ. Ảnh: Indian Express

    4 người, gồm hai thủy thủ và hai công nhân, hít phải khí độc khi đang sửa chữa tại bộ phận xử lý nước thải trên tàu.

    Họ được đưa vào bệnh viện Hải quân tại Karwarngay ngay sau đó. Tuy nhiên, thủy thủ Rakesh Kumar và công nhân Shri Mohandas Kolambkar không qua khỏi. Sức khỏe của hai người còn lại hiện ổn định.

    Hải quân Ấn Độ đã mở cuộc điều tra về vụ việc.

    INS Vikrama***ya là tàu sân bay Ấn Độ do Nga sản xuất. Nó là tàu hải quân lớn nhất của Ấn Độ và được trang bị nhiều loại vũ khí và hệ thống cảm biến điện tử tiên tiến.

    http://soha.vn/ro-khi-doc-tren-tau-san-bay-an-do-2-nguoi-chet-20160611153432174.htm
    --- Gộp bài viết: 12/06/2016, Bài cũ từ: 12/06/2016 ---
    Ấn độ là nước tư bản, nền kinh tế cũng lớn, được tiếp cận với hầu hết KTQS Âu Mỹ, nhưng vẫn kém xa TQ. Điều đó chứng tỏ CNXH đã thắng thế
  7. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    ấn đụ dc nga ngú hổ trợ rất nhiều kể cả đóng tân trang nâng cấp dùm cho (tất nhiên là mất tiền) dưng trình của thầy nga ngú về mảng đóng tàu sân bay củng ko quá khá là mấy, cho nên cả thầy lẫn trò về mặt này chưa chắc hơn dc trung quốc, dự là tàu sân bay thứ 2 do trung quốc hoàn toàn tự đóng sẽ xong trc, và ngon hơn cái dự án tàu sân bay thay con kunhetxop ở 1 tương lai xa xôi nào đó của ngú .
    bro có thể so sánh liêu ninh và kunetxop dc ko, về trang bị lẫn độ ổn định, khả năng sẵn sàng chiến đấu, đám j 15 hiện thế nào rồi.
  8. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    ko phải 1 mảng, nhiều mảng đều thua TQ kể cả có Tây Âu hỗ trợ

    khả năng sẵn sàng chiến đấu Liêu Ninh thua Kuznetsov, tuy nhiên khi đi vào hoạt động thì >, vì J15 về tải trọng hơn hẳn MiG-29K (tuy nhiên vẫn kém MiG-29K về khả năng anti ship, do chưa thấy khả năng mang Ashm), và công nghệ hơn Su-33 (radar AESA, điện tử mới, Su-33 còn ko sử dụng được R77, trong khi J15 trang bị cả Pl12)

    TSB Ấn ngoài MiG-29K thì còn Harrier, nhưng cũng ko vượt trội hơn J15, ngoại trừ khả năng cất cánh ngắn, có điều MiG-29K Ấn được trang bị HMDS TopOwl, hiện J15 chưa công bố có HMDS, có lẽ mới chỉ dừng ở HMS, tuy nhiên được trang bị Pl12, thì cũng tám lạng nửa cân, ngoài ra J15 có radar AESA như đã nói lại có tầm phát hiện xa hơn, có điều MiG-29K ko phải MiG-29B, nên RWR của nó chắc chắn tiên tiến hơn, tuy nhiên MiG-29K lại có RCS nhỏ hơn (tuy ko đáng kể), nên dự báo nếu xung đột thì tất cả đều trong tầm MVR/WVR (vì kiểu gì 2 bên cũng điều A50I, KJ-2000 ra tham chiến). Có điều chỉ là giả định vì khó xảy ra do cả 2 nước đều chưa có khả năng tung hạm đội (trừ tàu ngầm) tới vùng biển của nhau được

    [​IMG]

    [​IMG]

    Giờ J-15 chỉ cần cải thiện khả năng Ashm là ok rồi, ăn đứt cả FA18EF, Rafale-M luôn, chứ ko cần so với MiG-29K, nhưng đến giờ vẫn chưa thấy khả năng như vậy, do đó TQ vẫn phải dựa vào DF21D, H6K và Type 039/93 để chống hạm đội đối thủ, hạm đội Liêu Ninh nếu đi vào hoạt động, vẫn chưa thể tác chiến chống hạm hiệu quả được, chỉ có thể làm nhiệm vụ đánh chặn, chiếm ưu thế trên khu vực biển tác chiến 1 thời gian ngắn, giống HĐ TSB Mỹ thời còn sử dụng F14A/D (trước khi có FA18), TQ cũng ko có loại máy bay nào tương tự EA6B, A4 trên TSB cả. Ưu điểm MiG-29K so với FA18, J15 là tốc độ sản xuất nhanh, mang số lượng nhiều hơn J15. VD INS Vikrama***ya mang được 26 MiG-29K, trong khi Liêu Ninh chỉ mang được 24 J15

    Điểm yếu cả cả Trung và Ấn là khả năng ASW hạn chế trên 2 tàu, dĩ nhiên cả Nga, Mỹ, Âu cũng vậy. Nói thêm về mang số lượng máy bay, lớp Nimitz khoe là 80-90 máy bay kì thực là như thế này

    Mỹ vẫn dùng nhiều FA18CD, số lượng FA18EF tầm dưới 20 chiếc mà thôi (có thể là 15 chiếc), hơn nữa tàu Mỹ còn phải dựa vào E2, EA6B (nay là EA18G, số lượng mang sẽ ít hơn do kích thước, chiếm diện tích nhiều hơn của khung thân Super Hornet), về vận hành, tải trọng thì Nga, Trung, Ấn ko đọ được với các lớp TSB Mỹ (nhóm máy phóng/Catapult), tuy nhiên về A2A trên biển chưa biết mèo nào cắn miu nào, phương thức hoạt động TSB LX/Nga đều gần bờ, có hỗ trợ radar OTH, vệ tinh, AWACS A50 rồi MiG-31, Tu-22M2/3, TQ thì cũng tương tự (lại có thêm DF21D), Ấn cũng đang xây dựng kiểu vậy, nói chung là nhóm TSB nhảy cầu (ski jump), liên quan tới học thuyết và 1 phần là tiền bạc ít hơn, nhưng mà bù lại Nga, TQ xây dựng hạm đội tàu ngầm thông thường cực mạnh, chi phí vận hành rẻ hơn, chất lượng lại ko thua kém tàu ngầm hạt nhân Mỹ (phần lớn đã cũ về vật lý, công nghệ vd lớp LA)
    Lần cập nhật cuối: 12/06/2016
    arrow2 thích bài này.
  9. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    J-16 ăn đứt Su-30MKI

    Mới đây, cổng thông tin quân sự Trung Quốc Mil.news.sina.com.cn đã đăng tải một bài viết so sánh hai loại máy bay tiêm kích hiện đại Sukhoi Su-30MKI và Shenyang J-16.

    Theo Mil.news.sina.com.cn, máy bay chiến đấu Trung Quốc Shenyang J-16 có 2 lợi thế lớn so với đối thủ cạnh tranh Ấn Độ. Lợi thế đầu tiên đó là hệ thống điện tử. Máy bay J-16 của Trung Quốc được trang bị radar với anten mạng pha chủ động (AESA).

    Theo một số nguồn tin nước ngoài, anten radar máy bay J-16 có đường kính khoảng 1 mét với 2.000 phần tử thu phát. Anten có công suất tối đa 6 kW và công suất trung bình 2 kW. Trong khi đó, Su-30MKI mà Nga cung cấp cho Ấn Độ lại được trang bị radar N011 Bars với anten mạng pha thụ động. Công suất tối đa và công suất trung bình của loại radar này lần lượt là 6 kW và 1 kW.

    [​IMG]
    Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.

    Dựa trên sự khác biệt về công suất và kiểu loại anten, các tác giả Trung Quốc kết luận rằng máy bay chiến đấu J-16 có ưu thế vượt trội, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của công suất trung bình. Điều này có nghĩa rằng các máy bay J-16 Trung Quốc có thể phát hiện Su-30MKI Ấn Độ trước khi bay vào khu vực kiểm soát và có được nhiều lợi thế về chiến thuật.

    Theo Mil.news.sina.com.cn, ưu thế thứ hai của Shenyang J-16 so với Sukhoi Su-30MKI là “áo giáp” bảo vệ, cụ thể là tên lửa đối không PL-10. Tên lửa này được trang bị hệ thống dẫn đường hồng ngoại với độ phân giải 128x128 và độ nhạy cao, động cơ vector lực đẩy có điều khiển và nhiều đặc tính thiết kế khác. Nhờ những tính năng này mà tên lửa PL-10 có thể bắn hạ các mục tiêu trên không khác nhau một cách hiệu quả đồng thời có khả năng chống nhiễu tốt.

    Trong khi ca ngợi J-16, tác giả cổng thông tin Mil.news.sina.com.cn cũng đã chỉ ra những lợi thế nhất định của Su-30MKI Ấn Độ. Ưu điểm chính của loại máy bay này là cánh mũi. Nhờ thiết kế này, máy bay chiến đấu Ấn Độ có hiệu suất cao hơn và khả năng cơ động tốt hơn. Tuy nhiên, việc bổ sung cánh mũi vô hình chung làm tăng đáng kể diện tích phản xạ hiệu dụng của máy bay trước radar của đối phương.

    [​IMG]
    Máy bay J-16 của Không quân Trung Quốc.

    Trung Quốc và Ấn Độ đang cạnh tranh vị trí lãnh đạo khu vực châu Á và hàng không chiến thuật (đặc biệt là máy bay chiến đấu J-16 và Su-30MKI) là một trong những công cụ trong cuộc chiến này. Vì vậy, theo tác giả bài viết, sự phát triển của các máy bay và sự cạnh tranh sẽ vẫn tiếp tục.

    Như đã biết, Sukhoi Su-30MKI và Shenyang J-16, cũng như một số biến thể khác nhau của Su-27 đều có kích thước và trọng lượng tương đương. Các máy bay này đều có đặc tính nổi tiếng: tốc độ tối đa đạt 2.100 km/h và tầm hoạt động lên đến 3.000 km.

    Các máy bay chiến đấu trên đều được trang bị vũ khí gồm pháo tự động 30 mm cùng tên lửa và bom được treo dưới 12 giá bên dưới thân và cánh máy bay với tổng trọng lượng vũ khí lên đến 8 tấn. Máy bay có thể mang các loại tên lửa, bom có điều khiển và không điều khiển khác nhau được sử dụng trong Không quân Trung Quốc hay Ấn Độ.

    [​IMG]
    Máy bay Su-30MKI

    Một điểm khác biệt của máy bay chiến đấu Shenyang J-16 và Sukhoi Su-30MKI so với người tiền nhiệm của chúng - máy bay chiến đấu Liên Xô/Nga Su-27 đó là vì sử dụng buồng lái 2 chỗ ngồi nên các tiêm kích của Trung Quốc và Ấn Độ nặng hơn 1 tấn so với máy bay cơ sở Su-27, mà theo đó sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng. Ngoài ra, động cơ FWS-10 và AL-31FP trang bị trên J-16 và Su-30MKI cung cấp cho các máy bay chiến đấu cùng một lực đẩy khoảng 25 tấn.

    Sự khác biệt đáng chú ý giữa 2 máy bay chính là hệ thống điện tử. Như đã đề cập ở trên, các máy bay chiến đấu của Trung Quốc được trang bị radar với anten mạng pha chủ động, trong khi máy bay Ấn Độ lại sử dụng radar thụ động.

    Việc so sánh 2 loại chiến cơ J-16 và Su-30MKI khiến chúng ta nhớ lại câu chuyện tương tự cách đây chưa lâu. Trong năm 2012, báo chí Trung Quốc đem tiêm kích trên hạm mới nhất của nước này Shenyang J-15 ra so sánh với Sukhoi Su-33 của Nga, được coi là "tổ tiên" của tiêm kích hạm Trung Quốc rồi khẳng định rằng J-15 không hề thua kém và thậm chí trong một số trường hợp nó còn vượt trội chiến đấu cơ của Nga.

    [​IMG]
    Máy bay J-16

    Phải thừa nhận là các nhà thiết kế máy bay Trung Quốc đã thành công khi tạo ra một máy bay chiến đấu trên tàu sân bay có khả năng so sánh với Su-33 của Liên Xô/Nga, tuy nhiên, tiêm kích trên hạm Su-33 bay lần đầu tiên vào tháng 8 năm 1987 trong khi bản sao Trung Quốc J-15 chỉ mới thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình vào cuối mùa hè năm 2009. Chính vì vậy, ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc đã được kế thừa những thành công của các đồng nghiệp Liên Xô hai thập kỷ trước đây. Do đó, việc J-15 có những tính năng ưu việt hơn Su-33 cũng là điều dễ hiểu.

    Su-30MKI được Sukhoi thiết kế riêng cho Không quân Ấn Độ vào giữa những năm 90 của thế kỷ trước. Nguyên mẫu Su-30MKI bắt đầu bay thử vào năm 1996 và đến năm 1997, Ấn Độ đã nhận được lô máy bay chiến đấu Su-30MKI đầu tiên. Hiện tại Su-30MKI trong Không quân Ấn Độ đã được chế tạo trong nước theo giấy phép của Nga. Cho đến nay, quân đội Ấn Độ có khoảng 200 máy bay Su-30MKI. Dự kiến đến cuối thập kỷ này số lượng các máy bay chiến đấu loại này sẽ tăng lên 270 chiếc.

    Trong khi đó, Shenyang J-16 mới chỉ được biết đến vào giữa năm 2012. Ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc đã hoàn thành quá trình phát triển cũng như thử nghiệm, và hiện đang bắt đầu sản xuất hàng loạt. Đầu năm 2014, một số báo cáo cho biết Trung Quốc đã có ít nhất 24 máy bay mới. Rõ ràng, J-16 đã bắt đầu phục vụ trong lực lượng vũ trang nước này.

    Có thể nói, 2 loại chiến đấu cơ trên đã cho thấy rất nhiều về xu hướng của ngành công nghiệp hàng không Nga, Ấn Độ và Trung Quốc trong khoảng thời gian hơn 15 năm. Trước hết, nó cho thấy rằng Trung Quốc vẫn tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh mặc dù nước này đã có những nỗ lực liên tục để bắt kịp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các máy bay chiến đấu Su-30MKI của Ấn Độ mặc dù không có sự phục vụ của radar AESA cũng như các tên lửa tầm cỡ như PL-10, nhưng cũng không thể phủ nhận tính ưu việt của loại chiến cơ này.
    http://soha.vn/quan-su/j-16-co-the-...-bay-vao-vung-kiem-soat-20140518215753319.htm
  10. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Việt Nam có nên mua linh kiện Su-30 từ Ấn Độ?
    (Vũ khí) - Công ty hàng không Hindustan Aeronautics Limited (HAL) của Ấn Độ có kế hoạch bán linh kiện cho tiêm kích Su-30MK2 của Việt Nam.
    Trang Nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ (IDRW) dẫn lời một quan chức quốc phòng nước này cho biết, tên lửa hành trình BrahMos không phải là hệ thống vũ khí duy nhất mà Ấn Độ có kế hoạch xuất khẩu cho Việt Nam.

    Theo thông tin của IDRW, hiện Bộ quốc phòng nước này đã đồng ý cho công ty hàng không Hindustan Aeronautics Limited (HAL) và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) có các cuộc đàm phán thêm với phía Việt Nam để xuất khẩu các loại vũ khí phòng thủ khác ngoài tên lửa BrahMos.

    IDRW cho biết thêm, HAL đang có kế hoạch tăng cường hợp tác huấn luyện phi hành đoàn, cung cấp bộ phận phụ tùng linh kiện cho phi đội tiêm kích Su-30MK2 hiện đại của Không quân Việt Nam.

    Trong khi đó, DRDO muốn cung các hệ thống radar (sản xuất tại Ấn Độ), trang bị thông tin liên lạc, giám sát trinh sát cho Hải quân Việt Nam.

    [​IMG]
    Tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam.
    Việc Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho phép nhà sản xuất trong nước xuất khẩu linh kiện Su-30 cho Việt Nam đồng nghĩa với việc, trên tiêm kích đa năng Su-30MK2 của Việt Nam sẽ có thêm linh ngoài Nga.

    Tuy nhiên, theo nhận định của tạp chí The Diplomat, mua linh kiện chiến đấu cơ Ấn Độ chưa hẳn đã là tin tốt lành với những quốc gia có ý định này.

    Theo thống kê của tạp chí Nhật, tỷ lệ tai nạn của MiG-21 mới do Ấn Độ tự lắp ráp và hiện đại hóa từ linh kiện sản xuất trong nước còn cao gấp nhiều lần phiên bản nhái J-7 của Trung Quốc cũng như MiG-21 cũ đã qua sử dụng nhiều năm của các nước.

    Các chuyên gia Nga sau khi điều tra đã đưa ra kết luận là quy trình sản xuất phụ tùng máy bay tại Ấn Độ đang tồn tại nhiều sai sót cực kỳ nghiêm trọng, không thể chấp nhận.

    Gần đây nhất, hãng Dassault của Pháp cũng từ chối việc bảo hành cho những chiếc Rafale sẽ được Ấn Độ lắp ráp trong nước vì lo ngại chúng sẽ không được làm đúng quy trình.

    Ngoài ra, hiện nay tại Ấn Độ đang tồn tại hàng loạt linh kiện điện tử hàng không có nguồn gốc không rõ ràng.

    Chính vì vậy, khi Ấn Độ ký hợp đồng nhập khẩu Su-30MKI từ Nga, do không hài lòng với việc máy bay bị cắt giảm tính năng nên Ấn Độ đã quyết định chỉ giữ lại những thành phần cơ bản.

    Sau đó, họ đi mua những thiết bị điện tử hàng không từ nhiều quốc gia khác nhau để tự lắp cho máy bay. Su-30MKI của Ấn Độ với cấu hình trên được đánh giá có tính năng chiến đấu còn cao hơn cả Su-30 nguyên bản của Nga.

    Tuy nhiên do trên một máy bay tích hợp quá nhiều thiết bị do các quốc gia khác nhau sản xuất nên đôi khi gây ra tình trạng xung đột hệ thống vì phần mềm quản lý không tương thích.

    Trong trường hợp nhẹ thì xảy ra lỗi không dẫn bắn được vũ khí còn nặng hơn thì có thể khiến máy bay rơi.

    Đã có nhiều tai nạn của Su-30MKI bị cho rằng rơi vì lỗi phần mềm tích hợp nhưng phía Ấn Độ không xác nhận thông tin này.

    Trước thực tế này, tạp chí Nhật cho rằng, chất lượng máy bay của Ấn Độ và linh kiện do nước này sản xuất chưa bao giờ được thế giới đánh giá cao và cũng chưa bao giờ là thế mạnh của nền công nghiệp quốc phòng nước này.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/viet-nam-co-nen-mua-linh-kien-su-30-tu-an-do-3311365/
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này