1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quân đội Ấn độ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi chipheovd, 30/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nuocngavidai1st

    nuocngavidai1st Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/07/2018
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    38
    Ấn Độ sẽ tiếp tục dự án FGFA
    (Sự kiện) - Interfax dẫn nguồn tin đại diện ngành chế tạo máy bay Nga cho biết, dự án Fifth Generation Fighter Aircraft (FGFA) của Nga-Ấn sẽ tiếp tục thực hiện.
    Hãng tin “Interfax” dẫn nguồn tin từ đại diện ngành chế tạo máy bay Nga cho biết rằng, dự án Fifth Generation Fighter Aircraft (FGFA) của Nga-Ấn sẽ tiếp tục được thực hiện.

    Chúng sẽ tạo ra loại chiếc máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm triển vọng trong tương lai.

    [​IMG]
    Hình dạng bên ngoài tiêm kích dự án FAGA của Nga-Ấn.
    Hãng tin này nói rằng, tiêm kích thế hệ thứ 5 Su-57 là tổ hợp hàng không “đỉnh cao về kỹ thuật” của tất cả những loại máy bay hiện có.

    Sự xuất hiện của chúng thu hút sự quan tâm của quân đội Ấn Độ, chúng sẽ làm cơ sở để Nga-Ấn Độ tiếp tục phát triển xa hơn nữa của dự án FGFA.

    Trước đó đầu năm 2018 xuất hiện thông tin cho rằng, Ấn Độ đã quyết định rút khỏi dự án chung tạo ra chiếc máy bay tiêm kích thế hệ mới này với Nga. Theo đó, nguyên nhân chính của Delhi khi rút khỏi dự án này là do phía Nga không muốn tiết lộ công nghệ của họ để áp dụng vào dự án này.

    Về phía Nga, chuyên gia hàng đầu Mikhail Aleksandrov của Trung tâm nghiên cứu quân sự-chính trị Trường đại học quan hệ quốc tế Moscow cho rằng, Ấn Độ cần phải hiểu rằng họ không thể có được những công nghệ “đặc biệt” trong ngành chế tạo máy bay từ bất cứ quốc gia nào chứ không chỉ riêng Nga.

    Hãng tin “Interfax” dẫn lời chuyên gia trong ngành chế tạo máy bay cho biết, tại thời điểm này Ấn Độ thực sự không tham gia vào dự án FGFA, tuy nhiên họ sẽ quay trở lại và tham gia phát triển giai đoạn cuối của dự án.

    Dự án FGFA liên quan đến việc thiết kế và phát triển chung máy bay tiêm kích thế hệ mới sử dụng công nghệ “tàng hình”, vũ khí sẽ được bố trí trong thân và chúng mang đặc điểm của máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5.

    Tại thời điểm này tất cả các công việc thiết kế tạo hình dạng của máy bay FGFA đã được hoàn thành.

    Nói về dự án FGFA chuyên gia cho biết, chi phí của hợp đồng năm 2015 ước tính khoảng 11 tỷ USD, dự án này không chỉ liên quan đến sự nghiên cứu phát triển mà còn để sản xuất để trang bị cho cả hai nước.

    Ấn Độ sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển và sản xuất cũng như đào tạo phi công để tiến hành thử nghiệm bay. Nếu dự án thành công, Delhi có kế hoạch mua hơn 200 máy bay mới nhất này.

    Trong khi đó tờ Military Paritet của Nga cho rằng, Ấn Độ không hài lòng với khả năng tàng hình của FGFA khi chúng kém hơn chiếc F-22 và F-35.

    Vì vậy họ muốn ngừng hợp tác. Tuy nhiên dự án FGFA có tiếp tục hay dừng lại, đó sẽ là quyết định chính trị.

    Nguồn tin từ Ấn Độ cho biết rằng, các nhà lãnh đạo nước này sẽ nge báo cáo từ các nhà nghiên cứu, thiết kế sau đó họ sẽ quyết đinh. Tuy nhiên mối quan hợp tác tốt đẹp giữa hai nước này nhiều khả năng sẽ thúc đẩy dự án tiếp tục, mặc dù thực tế cho thấy đây là một dự án rất tốn kém.

    Chương trình FGFA được khởi động vào năm 2007, các nhà thầu chính là công ty “Sukhoi” của Nga và Hindustan Aeronautics Ltd của Ấn Độ. Hai quốc gia đã nhất trí về việc tạo ra chiếc máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm dựa trên cơ sở PAK FA, hiện nay là Su-57

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/su-kien/an-do-se-tiep-tuc-du-an-fgfa-3361975/
  2. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Ấn Độ có thể là mắt xích yếu nhất trong 'Bộ Tứ' an ninh đối phó Trung Quốc
    Tác động từ Trung Quốc khiến lập trường của Ấn Độ có thể bị lung lay, dẫn đến khả năng nước này rời khỏi liên minh Bộ Tứ.
    Mỹ, Nhật, Ấn có thể tập trận hải quân ở Đông Á để răn đe Trung Quốc / Đặc nhiệm Trung Quốc diễn tập đánh tập hậu gần biên giới Ấn Độ

    [​IMG]
    Chuẩn đô đốc Nhật Bản Hiroshi Yamamura (trái), Chuẩn đô đốc Mỹ William Byrne (phải) và Phó đô đốc Hải quân Ấn Độ HCS Bisht chụp ảnh trong lễ khai mạc cuộc tập trận hải quân chung tại thành phố Chennai, Ấn Độ. Ảnh: AFP.

    Từ khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố hướng tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương "mở và tự do", giới quan sát rất kỳ vọng vào sự hồi sinh của Đối thoại Tứ giác An ninh, hay "Bộ Tứ", nhằm đạt được mục tiêu này, theo Foreign Policy.

    Bộ Tứ là cơ chế tham vấn không chính thức gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ được thành lập vào năm 2007, nhằm đối phó việc Trung Quốc tìm cách quân sự hóa và kiểm soát các tuyến đường biển chiến lược trong khu vực, cụ thể là Biển Đông.

    Tuy nhiên, quá trình hình thành Bộ Tứ không thuận lợi. Nỗ lực đầu tiên của họ "chết yểu" khi thủ tướng Australia lúc đó là Kevin Rudd quyết định rút khỏi nhóm bởi ông cho rằng Bộ Tứ không cần phải đối trọng với Trung Quốc.

    Sau một loạt lo ngại trước các hành vi của Trung Quốc, Australia cuối cùng quyết định tham gia Bộ Tứ cùng với Mỹ và Nhật Bản và Ấn Độ. Hai cuộc gặp gần đây nhất của nhóm là vào tháng 6 và tháng 11/2017, sau 10 năm "im hơi lặng tiếng".

    Nhưng số phận của Bộ Tứ vẫn còn mong manh, đặc biệt là với vai trò của Ấn Độ. New Delhi tỏ ra kém nhiệt tình hơn với Bộ Tứ sau hội nghị thượng đỉnh không chính thức giữa Thủ tướng Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại thành phố Vũ Hán hồi tháng 4.

    Quan hệ Trung - Ấn từng xuống mức thấp nhất vào năm 2017, chủ yếu do căng thẳng quân sự kéo dài hàng tháng tại cao nguyên Doklam. Đây có thể là nguyên nhân thúc đẩy Ấn Độ quyết định quay lại Bộ Tứ.

    Cuộc gặp tại Vũ Hán được cho là bước đi ngoại giao khéo léo của ông Tập. Ngay sau hội nghị, New Delhi đã lần thứ tư liên tiếp từ chối đề nghị của Canberra được tham gia cuộc tập trận thường niên Malabar giữa Mỹ, Nhật và Ấn Độ.

    Do quyết định đưa ra ngay sau hội nghị Vũ Hán, hành động này của New Delhi được xem là một sự nhượng bộ với Bắc Kinh, bởi việc để Australia lần đầu tiên tham dự Malabar sẽ gửi đi thông điệp rõ ràng rằng Bộ Tứ đã thống nhất và đang hoạt động, còn việc từ chối họ sẽ mang ý nghĩa ngược lại.

    Dấu hiệu thứ hai cho thấy sự lung lay của Ấn Độ trong Bộ Tứ xuất hiện hồi tháng 6 tại Đối thoại Shangri-La. Khi phát biểu về tầm quan trọng của việc đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cũng là mục tiêu của Bộ Tứ, Thủ tướng Modi không đề cập tới liên minh này. Thay vào đó, ông lưu ý rằng "Ấn Độ không nhận thấy khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là một chiến lược hoặc là một nhóm với số thành viên hạn chế".

    Modi cũng tránh chỉ trích, thậm chí không đề cập tới hoạt động quân sự hóa và những hành động gây hấn ngày càng tăng của Trung Quốc tại Biển Đông. Động thái của Thủ tướng Ấn Độ hoàn toàn đối lập với bài phát biểu lên án Trung Quốc mạnh mẽ của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis.

    "Hồi tháng 4, hai ngày họp thượng đỉnh không chính thức với Chủ tịch Tập giúp chúng tôi củng cố nhận thức rằng mối quan hệ vững mạnh và ổn định giữa hai nước là yếu tố quan trọng cho hòa bình và tiến bộ toàn cầu. Tôi tin chắc rằng châu Á và thế giới sẽ có tương lai tốt đẹp hơn khi Ấn Độ và Trung Quốc hợp tác trong sự tin tưởng và đồng cảm với lợi ích của nhau", Modi cho biết.

    [​IMG]
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) bắt tay với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 27/4 tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

    Bài phát biểu thể hiện rõ mối liên hệ giữa hội nghị Vũ Hán và sự thờ ơ của Ấn Độ với Bộ Tứ. Một tuần sau Đối thoại Shangri-la, Modi tham dự hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Thanh Đảo, Trung Quốc, lần đầu tiên với tư cách thành viên chính thức và gặp ông Tập bên lề hội nghị.

    Diễn biến quan trọng nhất tại đây là New Delhi đã ký vào Tuyên bố Thanh Đảo, trong đó nêu "toàn cầu hóa kinh tế đang đối mặt với sự mở rộng của các chính sách bảo hộ đơn phương", ám chỉ mâu thuẫn về thương mại giữa chính quyền Trump và nhiều nước khác, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ.

    Các bài báo gần đây cho rằng New Delhi muốn sử dụng thương mại song phương làm chỗ dựa để chống lại Washington khi cần. Nếu dự đoán này chính xác, Bắc Kinh có khả năng sẽ kiên quyết thuyết phục Ấn Độ rời khỏi Bộ Tứ để hưởng lợi trọn vẹn từ kế hoạch này.

    Đầu tháng 7, đại sứ quán Ấn Độ tại Trung Quốc tuyên bố nước này ủng hộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở và tự do, nhưng không tin vào việc "kết nhóm" để chống lại Bắc Kinh trong khu vực.

    Có nhiều dấu hiệu cho thấy chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Ấn Độ coi ASEAN là trung tâm của khu vực, đồng nghĩa với việc bác bỏ vai trò của Bộ Tứ và bất kỳ quốc gia đơn lẻ nào.

    Những dấu hiệu trên thể hiện vai trò không ổn định của Ấn Độ trong Bộ Tứ, dù New Delhi và Bắc Kinh vẫn có những nghi ngại nghiêm trọng về nhau, đặc biệt là về sáng kiến Vành đai và Con đường.

    [​IMG]
    Thủ tướng Modi (thứ hai bên phải) bắt tay người đồng cấp tại Nepal Khadga Prasad Sharma Oli (thứ hai bên trái) hôm 7/4 trong lễ tiếp đón ông tại dinh tổng thống Ấn Độ Rashtrapati Bhavan tại New Delhi. Ảnh: Reuters.

    Bởi vậy, bình luận viên Dereck Grossman dự đoán rằng Ấn Độ sớm hay muộn sẽ rời khỏi Bộ Tứ để tránh xung đột với Trung Quốc. Những tranh chấp thương mại toàn cầu ngày càng căng thẳng trong chính sách mới của chính quyền Donald Trump khiến New Delhi không có nhiều lựa chọn ngoài việc níu kéo quan hệ kinh tế với Bắc Kinh, dù phải chịu mức thâm hụt thương mại hơn 51 tỷ USD với nước này.

    Hơn nữa, Thủ tướng Modi có nguy cơ đối mặt với chiến dịch tái tranh cử đầy vất vả, nên việc giữ ổn định tình hình tại Doklam tới hết năm 2019 là điều bắt buộc nếu muốn thắng cử.

    Nhưng ngay cả khi rời khỏi Bộ Tứ, Ấn Độ nhiều khả năng sẽ không thay đổi hợp tác song phương và đa phương vốn đang rất tốt đẹp với các thành viên trong nhóm. Bất chấp quyết định về cuộc tập trận Malabar, quan hệ quốc phòng giữa Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Australia đang tốt đẹp hơn bao giờ hết. Hơn nữa, cơ chế an ninh ba bên gồm Ấn Độ, Australia và Mỹ dường như đang hoạt động tốt và đã có cuộc gặp vào tháng 12/2017.

    Nhìn chung, Ấn Độ nổi tiếng với chính sách ngoại giao không liên kết, vốn không phù hợp với Bộ Tứ, nên quốc gia này có thể là mắt xích yếu nhất trong liên minh nhằm đối trọng với Trung Quốc và ngăn chặn quân sự hóa Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Grossman nhận định.

    https://vnexpress.net/tin-tuc/the-g...bo-tu-an-ninh-doi-pho-trung-quoc-3783046.html
  3. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Lý do Ấn Độ vung tiền mua... máy bay chiến đấu cũ
    Đỗ Trọng Phương | 29/07/2018 14:37

    2

    [​IMG]
    Nhằm kéo dài thời hạn sử dụng cho 118 chiếc tiêm kích Jaguar đang phục vụ trong lực lượng không quân, Ấn Độ sẽ thu mua máy bay cũ trên toàn thế giới để lấy phụ tùng.
    Không cần Mỹ ra tay, 1 tên lửa BraMos cũng đủ khiến tàu sân bay mới của Trung Quốc đi tong

    Theo Defense News ngày 27/7, Ấn Độ cũng có kế hoạch nâng cấp cho tiêm kích Jaguar hệ thống radar và động cơ mới.

    Một quan chức cấp cao của Bộ quốc phòng Ấn Độ nói: “Đây là một phần của kế hoạch mới, chúng tôi sẽ nâng cấp những phi đội Jaguar đảm bảo có thể phục vụ thêm 20 năm nữa”. Trong vòng 5 năm tới, Ấn Độ sẽ chi 3 tỷ USD cho kế hoạch này.

    Sắp tới, Ấn Độ sẽ được “tặng” một lô máy bay chiến đấu cũ từ Oman và Jaguar đã “nghỉ hưu” của không quân Pháp. Ngoài ra, Anh cũng sẽ nhượng lại một lô với giá cực rẻ, quan chức này cho biết.

    Hiện tại, Ấn Độ đang đối mặt với vấn đề thiếu phụ tùng máy bay nghiêm trọng do công ty British Airways (BAE) của Anh đã ngừng sản xuất tiêm kích Jaguar và dây chuyền lắp ráp phụ tùng Hindustan (HAL) của Ấn Độ cũng đã đóng cửa từ lâu. Kế hoạch mua máy bay cũ có thể đáp ứng nhu cầu phụ tùng của không quân Ấn Độ trong 15 năm tới.

    Bên cạnh đó, Không quân Ấn Độ cũng đã ký một đơn đặt hàng với công ty Honeywell của Mỹ mua một lô động cơ phản lực F-125IN để nâng cấp cho 80 chiếc tiêm kích Jaguar. HAL dự kiến mua 200 động cơ F125IN với giá 5 triệu USD mỗi chiếc, trong đó 40 động cơ để dự trữ thay thế.

    http://soha.vn/ly-do-an-do-vung-tien-mua-may-bay-chien-dau-cu-20180729110407115.htm
  4. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Sự ảo tưởng của Ấn Độ, Ấn Độ tuyên bố radar Rafale có tầm phát hiện 130km và AESA, vượt trội hoàn toàn so với bất kì loại nào của TQ, Pakistan, trong khi TQ đã trang bị radar AESA từ lâu cho J-10B/C, J-11B/D (hạn chế), J-15/16, J-20/31, còn Pakistan thì có JF-17 1 sản phẩm hợp tác với TQ cũng trang bị radar AESA cho Block 2 mới nhất

    [​IMG]

    Fitted with an active electronic scanning array (AESA) radar manufactured by Thales, that has a target detection range of at least 130 kilometres and it can simultaneously scan and track several targets such as aircraft and incoming missiles fired by enemy aircraft or launched from the ground. The array weapon systems that the Rafale of the IAF will field will be a game changer for India as neither China nor Pakistan currently possess such capability.

    http://www.spsmai.com/experts-speak/?id=271&issue=121&q=Rafale-Finally-a-Reality

    Radar AESA TQ, Pakistan


    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 18/08/2018
  5. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    Cái vụ này loằng ngoằng phết nhỉ, tưởng chết rồi :D
    KHABAROVSK (Russia) (Sputnik) - Moscow and New Delhi are going ahead with discussions on the fifth generation fighter aircraft (FGFA) project despite media reports on India’s withdrawal, Yury Slyusar, the president of the Russian United Aircraft Corporation (UAC), said on Sunday.

    "We have not closed the topic, we continue to discuss with India the joint development of the fifth generation [aircraft]. The topic is not closed. It was reported quite intensely that the Indians are exiting this project – they are not withdrawing from it, they just ask a really large number of questions, to which, in our opinion, we give exhaustive answers. As before, we proceed from the premise that the amount of technology that we are ready to transmit to India, no other country is not ready to transfer," Slyusar told the Rossyia 1 broadcaster.

    First Stage of Tests of Russian 5th Generation PAK FA Fighter Jet Ends
    In April, Director for International Cooperation at Russia's Rostec Viktor Kladov told Sputnik that Moscow had not received any notification from India on New Delhi's alleged withdrawal from FGFA, thus denying media reports about India's intention to leave the project.

    The project implies that India will not only acquire new generation fighter jets, but will also launch their licensed production, according to the executive. Slyusar expressed his hope that the sides would switch to the design stage soon.

    Under the Russian-Indian FGFA project, both sides would invest $4 billion each at the developmental stage, while the total cost of constructing 127 fighter jets is estimated to amount to $25 billion. In the project, the Russian side is represented by the Sukhoi aircraft manufacturer and the Indian side by Hindustan Aeronautics. The initial FGFA agreement was signed in 2007, the final agreement, which will include the project's financing con***ions, is yet to be signed.
  6. Pinkolous

    Pinkolous Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Bài viết:
    472
    Đã được thích:
    484
    Vụ này chết rồi sống lại có lẽ không có gì lạ . Ấn Độ lùi dự án để gây sức ép với Nga nhưng nhanh chóng nhận ra rằng không thằng nào nó chuyển giao công nghệ lõi cho ông, thế là quay lại cái máng lợn.
    Nga om được kèo máy bay và tăng của Ấn. Quá thơm, chưa kể các loại khác.
  7. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Nhờ Ấn mà nhiều fan Nga mới ngớ người ra khi biết được nền hàng không, kĩ thuật quân sự Nga đang có khó khăn vd

    Su-30, T90 dùng cảm biến của Israel, Fap, Pak, MiG-35 thì ko đạt yêu cầu bị loại

    Ấn hiện nay đang vật lộn nâng cấp SU-30 để cân J20, trong khi J16 đã vượt xa Su-30
  8. Longbow

    Longbow Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2016
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    100
    Ấn Độ tiến thêm một bước trong việc chi tiêu hàng tỷ USD vào việc trang bị các máy bay trực thăng mới cho hải quân từ Mỹ và các đồng minh

    [​IMG]

    Cơ quan mua sắm của Bộ Quốc phòng Ấn Độ thông qua việc mua 24 máy bay trực thăng đa nhiệm MH-60 Romeo từ Hoa Kỳ với chi phí hơn 2 tỷ USD.

    Ấn Độ cũng đã thông qua việc mua 111 máy bay trực thăng chuyên biệt cho hải quân, trị giá khoảng 3,39 tỷ USD, được chế tạo theo chính sách "Make in India".

    https://www.defensenews.com/naval/2018/08/27/india-is-one-step-closer-to-spending-billions-on-new-naval-helicopters-from-us-allies/
  9. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
  10. kimdungmk2

    kimdungmk2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/09/2017
    Bài viết:
    1.135
    Đã được thích:
    892
    mịa ăn ở không đi copy tin tức mà cũng đi mót tin cũ rích cách đây cả tháng ;)) đưa làm méo gì chật tài nguyên , có ai xem hay like đâu mà đưa quài
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này