1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ Việt Nam - Campuchia trong lịch sử

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi TranMinhkhochuoi, 09/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.075
    Đã được thích:
    46
    Tin mới:

    1 Động thái về fía CQ VN trong chiều hướng tích cực & Lạc quan trong mối Quan hệ Việt Nam - Campuchia trong lịch sử: Bổ nhiệm Ông Thạch Dư làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền VN tại CAM nâng lên hàm THứ trưởng.

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Thạch_Dư

    http://www.thanhnien.com.vn/chinh-t...h-du-lam-thu-truong-bo-ngoai-giao-400396.html
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.075
    Đã được thích:
    46
    Các Thông tin về NHà Nguyễn có thể tham khảo theo link sau đây:

    Triều Nguyễn (1802_1945):
    http://ttvnol.com/threads/trieu-nguyen-1802_1945.518139/

    Đánh giá lại "công và tội" của vương triều Nguyễn
    http://ttvnol.com/threads/danh-gia-lai-cong-va-toi-cua-vuong-trieu-nguyen.437058/
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.075
    Đã được thích:
    46
    Trở lại v/đ CHÁNH SÁCH KHAI PHÂN & ĐỒNG HÓA VH của thực dân Pháp:

    1.1.3- Léopold Augustin Charles Pallu de la Barrière, một quân nhân trong đạo quân viễn chinh đánh chiếm thành Gia Định năm 1859, trong quyển hồi ký của ông tựa là Histoire de l’expéd_ition de Cochinchine en 1861 (xuất bản bởi Librairie Hachette năm 1864) đã mô tả người Nam Kỳ lạc hậu mà chúng tôi phỏng dịch và trích dẫn một số đoạn như sau :

    « Y phục của người đàn ông Nam Kỳ là áo dài cài nút ở bên hông, cái quần giống như quần của người Trung hoa, chân mang dép da đỏ. Đó là lối ăn mặc của người giàu có, quyền thế, còn hầu hết dân dả như nông dân và người chài lưới thì ở trần, chỉ mặc có một cái chăn (nguyên văn : can-chian) là một miếng vải rộng buộc bằng một sợi dây lưng. Trẻ con thì hoàn toàn trần truồng hay chỉ có tấm vải nhỏ hình trái tim, che bộ phận sinh dục, đầu cạo trọc chỉ chừa vài chỏm tóc. Y phục của phụ nữ thì cũng đại khái như đàn ông…Có nhiều phụ nữ Nam Kỳ cũng rất đẹp, mặt tròn, hai mắt như nhung và xếch rộng ra, da màu lợt, dáng dấp mong manh như trẻ thơ, nhưng đặc biệt người phụ nữ Nam Kỳ ham mê nữ trang còn hơn cả phụ nữ Tây phương…

    Nếu phải nhận định tính khí của một dân tộc qua nơi ăn chốn ở thì phải nói rằng người Annam dồn hết nổ lực vào nơi họ ở sau khi chết. Mồ mã của họ thật là rắc rối…nhưng nhà họ ở lại rất thấp, dơ bẩn và buồn thảm. Mái nhà nghiêng xuống thật thấp do đó bên trong tối om ngay cả giữa ban ngày, nhưng cũng nhờ thế mà trong nhà rất mát mặc dù ngoài trời nóng bức…

    Người Nam Kỳ chỉ biết ngồi bên cạnh chiếc bàn gỗ thô sơ kê sát ngưỡng cửa, miệng đỏ lòm vì ăn trầu. Họ ngồi trong dáng điệu trầm ngâm khiến chúng ta liên tưởng đến các giống thú nhơi cỏ (herbivore)…

    Người Nam Kỳ rất ôn hòa, dễ sai bảo mặc dù sức phản kháng của họ cũng rất mạnh. Họ dễ cong lưng vâng lời nhưng cũng đầy khả năng vươn thẳng dậy, họ suy tư, rụt rè nhưng khá vui vẻ…Họ ham vui chơi, khi làm có tiền là xài hết không cần kiệm như người Tàu. Họ không thích và không có khả năng về THƯƠNG MẠI, do đó ruộng đất phì nhiêu của họ và việc buôn bán thì để mặc cho người ngoại quốc đến khai thác.

    Đất Nam Kỳ miền Tây phì nhiêu, người dân có nhiều phương tiện để trở nên sở hữu chủ đất, dân làng cho nhau mượn trâu để làm việc, triều đình Huế cho vay tiền và ưu đãi nghề nông, do đó người Nam Kỳ có đời sống dễ dàng và
    KHÔNG AI NGHĨ ĐẾN VIỆC DI CƯ ĐI LÀM ĂN NƠI KHÁC. HỌ YÊU MẾN ĐẤT ĐAI CỦA HỌ, ĐẠO GIÁO VÀ LUẬT PHÁP CẤM VIỆC VƯỢT BIÊN, NÊN NGƯỜI TA KHÔNG GẶP MỘT NGƯỜI ANNAM NÀO TRÊN ĐẤT TÀU, PHI LUẬT TÂN, ĐẢO JAVA HAY ẤN ĐỘ.
    Chính đó là những lý do trên khiến người dân Nam Kỳ không chịu đi làm cu li…Nhưng hình như mối ràng buộc của họ với đất đai chỉ là một mặt, bởi lẽ sau khi gặt hái xong, người nông dân trở thành người chèo ghe trên sông rạch, di chuyển khắp nơi trên đất Nam Kỳ. Trong một số trường hợp, vì sợ bắt làm nô lệ hay áp lực chính trị, họ có thể kéo nhau cả làng để ra đi, để lại một cảnh hoang tàn cho kẻ địch. Cách giải quyết như thế rất phù hợp với tính khí của người Nam Kỳ và không giống với bất cứ một dân tộc nào khác ở Á Châu.


    Ở đất Nam Kỳ, con người trong đám đông không để lộ một cá tính nào cả, không ai tỏ ra hơn kẻ khác, không có sự ganh đua, có lẽ sự tôn thờ hoàng triều san bằng mọi con người. Người Nam Kỳ chiến đấu mạnh khi họ tin rằng họ có thể thắng, nhưng khi họ biết rằng họ thua thì họ chạy tán loạn như đàn chim vỡ tổ hay chui vào bụi rậm như con cọp, đối với họ không có gì nhục nhã. Cũng chính như vậy mà họ đã dùng lao chống lại súng đạn của quân ta trên đồng ruộng ở Mỹ Tho. Ngoài cái can đảm của người Annam mà những người lãnh đạo can trường đã truyền dạy cho họ, ta còn biết được trong ấy có niềm tin dị đoan to lớn. Khi một đồng đội bị giết, họ liền mổ thây móc lấy trái tim còn thoi thóp mà chia nhau ăn ngấu nghiến rồi họ tiến lên bởi họ cho là họ có gan (nguyên văn : ils ont du gan). Truyền thống ăn gan khiến ta lầm tưởng đây là một dân tộc vô nhân đạo, nhưng ta có thể ngược lại khẳng định rằng người Nam Kỳ rất sợ cảnh máu rơi.
    Ở Âu Châu, giết người thường đi đôi với cướp bóc, trái lại bọn cướp ở Nam Kỳ chỉ lột sạch nạn nhân nhưng không giết, trước năm 1859, chưa chắc đã có đến ba vụ giết người trong một năm.


    Người Nam Kỳ chấp nhận những khổ hình vào phút cuối với một thái độ trầm tĩnh đáng nể, không một cử chỉ nào, một lời nói nào cho thấy sự sợ hãi hay hèn nhát.

    Người đàn bà Nam Kỳ được tự do hơn bất cứ nơi nào khác ở Á Châu. Người ta kể rằng ảnh hưởng của họ rất lớn ở làng xã. Nều có một người nông dân bị tù tội oan ức, người vợ sẵn sàng bồng con đến cổng quan mà khiếu nại, không ai cản được ý chí của bà ta. Ngoài đồng ruộng, trên sông nước, họ hát tay đôi với đàn ông, với giọng điệu kỳ diệu và tế nhị…

    Người Nam Kỳ có thói ham mê cờ bạc cao độ. Những phu khuân vác do công binh ta mướn ở các công trường xây cất khi vừa lãnh lương được vài đồng tiền kẽm thì TỤ LẠI ĐÁNH BẠC, chơi chẳn lẻ. Trò chơi thật mau kết thúc, chỉ một thoáng là tất cả thua sạch, chỉ có một người thắng. Họ lại mượn lương của ngày hôm sau và tiếp tục cuộc chơi. Những người chuyên chở hàng hóa ở vùng sông MỹTho, khi ra đi trên những chiếc ghe đầy ắp hàng hóa, khi trở về thì thua hết vì cờ bạc chỉ còn cái chăn trên người. Những người Nam Kỳ ta thấy lúc nào cũng hối hả đem những gì họ vừa kiếm ra được để cờ bạc và hình như họ không tha thiết gì đến việc gìn giữ của cải để làm giàu và không ái ngại sống trong cảnh nghèo khó…» (Pallu, chapitre IX)
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.075
    Đã được thích:
    46
    1.3 CHÁNH SÁCH KHAI PHÂN & ĐỒNG HÓA VH & HẬU TRUOng CT Đông-dương
    Song song với công cuộc khai hóa vật chất, thực dân Pháp cũng gấp rút khai & phân hóa tinh thần người Việt để khiến họ quên đi gốc nguồn, đào tạo lớp người thừa hành và nhân công cần thiết cho guồng máy hành chánh và khai thác KINH TẾ. Trong giai đoạn 20 năm đầu, thời kỳ Soái phủ với các đô đốc cai trị (1859-1879), Pháp đã áp dụng lúc ban đầu chế độ liên hiệp để lấy lòng giới sĩ phu và dân chúng, nhưng Pháp đã gặp phải sự chống đối mãnh liệt, nhiều cuộc nổi dậy võ trang, dân chúng hoặc không tuân theo mệnh lệnh, hoặc lánh xa khiến người Pháp phải thay đổi chính sách trực trị cứng rắn từ năm 1880, bắt đầu từ thời Le Myre de Vilers, viên thống đốc dân sự đầu tiên của Nam Kỳ.

    1.3.1- Mở trường Pháp Việt & Pháp CAM
    II.1.1. Ngay từ buổi đầu khi mới đặt chân lên đất Nam kỳ, & Ngay sau khi chiếm xong Gia Định, năm 1861, thực dân Pháp ắt có ý thức sử dụng giáo dục là công cụ phục vụ cho sự thống trịcủa chúng, Pháp đã mở trường Collège annamite - français d’Adran để dạy cho người Việt học tiếng Pháp và người Pháp học tiếng Việt. Sau đó không lâu, một viên “thanh tra công việc bản xứ” (Inspecteur des Affaires Indigènes), Paulin Vial đã viết về Thiếu tướng hải quân, Phó thủy sư đô đốc Bonard, ngườiđã chỉ huy quân đội đánh chiếm Biên Hòa và sau đó là Tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tại Việt Nam: “Đô đốc Bonard mà nhiệm vụ là phải xây dựng một thuộc địa lớn ở Nam kỳ, đã chú ý ngay tức khắc đến việc phát triển các cơ quan giáo dục” ([1][23]). Sự “chú ý ngay tức khắc” của Bonard đối với Biên Hòa là cho quân triệt hạ Văn miếu Trấn Biên vì đây khôngđơn thuần là nơi thờ Khổng Phu tử mà chính là biểu tượng cho sự tôn vinh những giá trị giáo dục, văn hóa truyền thống.

    II.1.2. Để thực hiện chính sách giáo dục mới, thực dân Pháp đã lần lượt thành lập nhiều trường học tại Nam kỳ, chủ yếu ở Sài Gòn, như:Trường thông ngôn (Collège des Interprètes - 1864) để đào tạo thông ngôn, Trường tập sự (Collège des Stagiaires - 1873) để đào tạo nhân viên hành chính; Trường trung học Chasseloup Laubat (Collège Chasseloup Laubat - 1874) giảng dạy cho con em người Pháp và quan lại Việt phục vụ cho bộ máy cai trị...; mặt khác, loại dần nền giáo dục khoa cử Hán học.
    Sau hòa ước Giáp Tuất (1874), chữ nho lần lượt bị bãi bỏ ở trường học. Năm 1878, thống đốc Nam Kỳ Louis Lafont ban hành nghị định theo đó kể từ đầu năm 1882, tất cả các công văn và giao dịch với chánh quyền đều phải viết bằng mẫu tự La-Tinh, có nghĩa là chữ Pháp và chữ quốc ngữ trở thành ngôn ngữ chính thức của Nam Kỳ. Để chuẩn bị cho việc áp dụng chánh sách nầy, ngày 17-3-1879, Pháp thành lập Sở Giáo dục công cộng hay Sở học chánh Nam kỳ (Service de l’Instruction Publique - 1879) để đặt chương trình giáo dục Pháp - Việt tại Saigon và đưa ra chương trình giáo dục ở bậc tiểu học gồm 6 năm theo đó 3 năm đầu học chữ nho, quốc ngữ và Pháp và 3 năm sau chỉ học chữ quốc ngữ và chữ Pháp.Vì thế, ở các tỉnh như Biên Hòa, các trường lớp dạy chữ Nho tự phát trong dân gian hoặc do nhà Nguyễn hình thành mai một dần. Với quyền lực trong tay, từ năm 1869 đến ngày 30 - 1 - 1882, các thống đốc Nam kỳ đã ra 10 nghị định nhằm mục đích này. Nếu như ở Nghị định ngày 26 - 9 -1881, Thống đốc Nam kỳ G. De Trentinian quy định: “Kể từ ngày ký (26 - 9 - 1881), việc sử dụng chữ Pháp được xem là bắt buộc trong các địa hạt và các tổng sau đây:(...) tổng Chánh Mỹ trung, Chánh Mỹthượng, Phước Vĩnh trung, Phước Vĩnh thượng thuộc địa hạt Biên Hòa” thì đến Nghị định ngày 30 - 1 - 1882 của Thống đốc Nam kỳ Le Myre de Vilers thì quyđịnh trên được áp dụng.

    Xuất phát từ mục đích rõ ràng như vậy nên đến những năm 30 của thế kỷ XX, hệ thống giáo dục nô dịch Pháp về cơ bản đã hoàn chỉnh ở các cấp học ([2][24]).


  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.075
    Đã được thích:
    46
    SAU ĐÂY LÀ CÁC SÔ LIỆU SỎ KHỞI:
    II.1.3. Tuy thực dân Pháp xem trọng việc mở mang một nền giáo dục nô dịch, nhưng kết quả lại không hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn đó.

    Những nỗ lực nhằm gấp rút đào tạo "những người ngoại quốc trong xứ sở của họ" (lời của Paul Beau) của thực dân Pháp cũng đã đem lại một số kết quả nhấtđịnh.

    Ngay tại Saigon, số học sinh trung học và tiểu học (kể cả học sinh Pháp và Tàu) vào năm 1883 chưa đến 3000 như ở : Collège Chasseloup-Laubat (Trường «Bổn Quốc» : 293), Collège d’Adran (151), École municipale (Trường «Sở Cọp», gần Sở Thú : 98)Institution Taberd (58), École de Bình Hòa (143), École de Chơlớn (135 học sinh Việt), École chinoise de Cholon (212 học sinh Tàu), các trường tiểu học ở vùng phụ cận (1828 nam sinh, 126 nữ sinh) (Địa dư chí TPHCM, tập 2, tr.708).

    Cho đến năm 1886, "ở Nam kỳ có 17 trường người Âu cầm đầu, có 10 trường nam, 7 trường nữ. Có 48 giáo viên người Pháp và 78 giáo viên Việt Nam dạy cho 1.829 học sinh của 10 trường nam, 25 giáo viên nữ người Pháp và 13 giáo viên Việt Nam dạy cho 992 học sinh của 7 trường nữ. Các trường quận do xứ thuộc địa đài thọ, một số lớn trường làng do ngân sách địa phương đài thọ và một số trường khác tồn tại bằng tiền của các làng và tư nhân. Có 16 trường hàng quận với 24 giáo viên người Pháp và 51 giáo viên người Việt Nam dạy 1553 học sinh; 219 trường hàng tổng với 270 giáo viên Việt Nam dạy 10.441 học sinh; 91 trường xã với 91 giáo viên Việt Nam và 3.416 học sinh" ([5][27]).

    Năm 1904, trên toàn cỏi Nam Kỳ chỉ có 17 000 học sinh trường công và 9 500 học sinh trường đạo Thiên chúa. (Devillers, p.466). Như vậy,đến năm này, toàn Nam kỳ có 343 trường công các loại với 600 giáo viên và khoảng 18.231 học sinh. Đây là kết quả của trên 20 năm thực dân Pháp thực hiện chính sách giáo dục ở Nam kỳ nói chung
    Đó là thời kỳ thực dân Pháp nóng lòng muốn thấy những thành quả giáo dục nên thậm chí đã có những cách thức mị dân nhất như thưởng 200 francs/ năm cho thầy đồ dạy thêm quốc ngữ, đưa học sinh du học, thưởng tiền cho học sinh mỗi tuần 5 xu. Nhưng chất lượng, lại là một chuyện khác, mà chính những người Pháp thực hiện chính sách giáo dục đó đã phải thừa nhận: "Kết quả chẳng ra làm sao cả. Phần đông trẻem đi học chỉ học đọc hay viết chữ quốc ngữ, không mấy đứa học và nói tiếng Pháp. Có nói được cũng kém quá. Sau một năm học, vài đứa bị bắt đi làm thông ngôn ở các đồn lính"([7][29]). Viên Toàn quyền dân sự (gouverneur civil) đầu tiên của Nam kỳ, Le Myre de Vilers còn chua chát hơn: "Vài trăm người An Nam nói tiếng Pháp, vài ngàn người nói sai tiếng Phápđó là những bồi bếp, kéo xe... Dân chúng còn lại không biết tiếng An Nam (tức chữ quốc ngữ - BQH) lẫn tiếng Pháp . Chúng ta hiểu rằng những người An Nam vẫn nói tiếng của họ, nhưng họ không biết viết và biết đọc, vì những lẽ trên, mà chúng tôi đào tạo những người vô học "([8][30]).
    ( Đón xem Bài: tiếng ta lang thang TG "TRần Chiến")
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.075
    Đã được thích:
    46
    II.1.4. Thế nhưng, sự phát triển về văn hóa - giáo dục lại là một chuyện khác.

    Thực ra, Pháp còn giữ lại chữ quốc ngữ trong chương trình học chỉ là giai đoạn tạm thời tiến đến việc Pháp hóa toàn diện bởi lẽ chữ quốc ngữ cũng sử dụng mẫu tự La Tinh. Tuy nhiên, việc mở rộng dạy chữ quốc ngữ trong các trường học ở Nam Kỳ đã gặp trở ngại vì chánh quyền Pháp không đủ tiền để mở các trường học ở các làng xã (phần lớn mỗi tỉnh lỵ chỉ có một trường tiểu học và trường trung học đầu tiên ở Nam Kỳ là Collège de Mỹtho thành lập năm 1879).

    Xứ Nam kỳ, nơi thực dân Pháp đặt chế độ trực trị, có ưu đãi hơn so với Bắc kỳ và Trung kỳ; nhưng mãi đến năm 1916 bậc tiểu học Pháp - Việt mới chỉ có khoảng 798 trường với 51.137 học sinh (so với Bắc kỳ là 36 trường với 4.620 học sinh). Ởbậc trung học, toàn xứ Nam kỳ lúc đó chỉ có 3 trường: Mĩ Tho, Gia Định, Chasseloup Laubat. Về sau, số học sinh và trường học có tăng nhưng nếu so với dân tỷ lệ vẫn rất thấp. Năm 1923, cả nước có 46.000 học sinh; năm 1924: có 72.000 học sinh. Sáu năm sau, do nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân, học sinhđòi phát triển giáo dục, số học sinh có tăng lên. Tới năm học 1936 - 1937, bình quân 100 người dân mới có 2 học sinh sơ học (2%); 100 người dân có 0,4 học sinh tiểu học (0,4%). Cũng năm học này, ở bậc cao đẳng tiểu học (tương đương trung học cơ sở ngày nay), cả Việt Nam chỉ có 16 trường. Riêng Nam kỳ, với 4,616 triệu dân nhưng chỉ có 4 trường: Collège Le Myre de Vilers (nay là Trường trung học Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho), Collège de Cần Thơ (Trường PTTH Châu Văn Liêm, Cần Thơ), Pétrus Ký (sau chuyển thành trường trung học, nay là Trường PTTH Lê Hồng Phong, TP Hồ Chí Minh), Trường Áo Tím (tức trường nữ, sau đổi là Trường Gia Long, nay là trường PTTH Nguyễn Thị Minh Khai, TP Hồ Chí Minh). Còn bậc trung học công lập, từ năm 1936 - 1945, toàn cõi Việt Nam chỉ có 3 trường: Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký (Nam kỳ), Lycée du Protectorat (còn gọi Trường Bưởi, Bắc kỳ) và Lycée Khải Định (Trung kỳ). Trong Bản án chế độ thực dân Pháp, xuất bản bằng tiếng Pháp ở Paris năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã thống kê tình hình giáo dục tại Việt Nam thời đó: "Lúc ấy, cứ 1.000 làng thì có đến 1.500 đại lý bán lẻ rượu và thuốc phiện. Nhưng cũng trong số 1.000 làng đó, lại chỉ có vẻn vẹn 10 trường học" ([9][31]). Cũng theo Nguyễn Ái Quốc, nhân dân "khẩn khoản đòi mở trường học vì trường học thiếu một cách nghiêm trọng. Mỗi năm, vào kỳ khai giảng, nhiều phụ huynh phải đi gõ cửa, chạy chọt mọi nơi thần thế, có khi chịu trả tiền gấp đôi tiền nội trú, nhưng vẫn không tìm được chỗ cho con học. Và hàng ngàn trẻ em đành chịu ngu dốt vì nạn thiếu trường". Người cho rằng "làm cho dân ngu để dễ trị" là chính sách mà thực dân Pháp "ưa dùng nhất" ở các thuộc địa ([10][32]).

    Từ những năm cuối thế kỷ XIX đến năm 1945, sau một thời gian định "thủ tiêu" giáo dục phong kiến nhưng bất thành vì "làm như thế chẳng khác gì phế bỏ sông Hồng vì nó cũng bắt nguồn từ Trung Quốc", thực dân Pháp đã "tóm lấy nó, thu thập nó để có lợi " (lời của Dumoutier) rồi bãi bỏhoàn toàn chữ nho, đưa giáo viên từ Pháp sang để phổ biến tiếng Pháp. Hoặc từchỗ buộc trẻ con đi học khiến học sinh "phần lớn là kẻ vô phúc do các làng thuê học" (lời của Bá tước Comte Lafont, Thiếu tướng hải quân, Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh, Thống đốc Nam kỳ từ 16- 10 - 1878 đến 6 - 7 - 1879) đến công thức phát triển "giáo dục theo chiều ngang chứ không phải theo chiều đứng" của Toàn quyền Merlin (20 - 2 - 1923 đến 27 - 7 - 1925) v.v... Tuy nhiên, mục tiêu của nền giáo dục nô dịch ấy không thay đổi, khiến đội ngũ trí thức địa phương chậmđược đào tạo, mặt bằng dân trí rất thấp, đại đa số nhân dân mù chữ.
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.075
    Đã được thích:
    46
    II.1.5. Về giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề:

    Thời phong kiến trên đất nước VN không có loại hình trường chuyên nghiệp hay dạy nghề do Nhà nước lập ra như ngày nay. Các nghề được đào tạo theo kiểu "cha truyền con nối" hay ở các làng nghề.

    Buổi đầu khi mới chiếm được Nam kỳ, giáo dục phổ thông chưa phải là ưu tiên phát triển đối với người Pháp. Các trường đầu tiên là những trường mang tính chất "dạy nghề" như Trường Pigneau de Béhaine (thành lập theo nghị định ngày 21 - 9 - 1861 của Phó thủy sư đô đốc Charner) để đào tạo thông ngôn, thưký mà người học là binh lính, viên chức; Trường thông ngôn (Collège des Interprèses, theo Nghị định ngày 16 - 7 - 1864 của Thống đốc Nam kỳ Bonard); Trường tập sự (Collège des Stagiaires, 20.2.1873) đào tạo nhân viên hành chính...

    Mãi đến gần cuối thế kỷ XX, những trường dạy nghề mới thực sự ra đời như: Trường bá nghệ ở Hà Nội (École professionnelle de Hanoi, 5.1898), Trường cao đẳng công chính (École Supérieure des Travaux Publics, 25.12.1918)... Đây là thời kỳ chính quyền thuộc địa thực hiện cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai. Giáo dục chuyên nghiệp được chú trọng hơn nhằm mục đíchđào tạo thợ chuyên m ôn hoặc đốc công, đáp ứng nhu cầu mở rộng công nghiệp ởViệt Nam. Chính Klobukowski, viên Toàn quyền Đông Dương áp dụng chính sách dùng cường quyền, đóng cửa đại học, các hội đồng đại biểu và Nha học chính đã khẳng định: "Giáo dục trung học chuyên nghiệp có một nguồn tư bản rất quan trọng ở một xứ kỹ nghệ địa phương và kỹ nghệ Âu châu đang phát triển rầm rộ" ([14][36]).

    Những năm này, chính quyền thuộc địa liên tục cho mở các Trường kỹ nghệ ở Sài Gòn, Hà Nội, Trường bách công ở Huế, các Trường mỹ nghệ ở Biên Hòa,Thủ Dầu Một, Hà Tiên, Sa Đéc, Cần Thơ, Nam Định, Hải Phòng, Hưng Hóa, Sơn Tây... dạy nhiều nghề khác nhau.
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.075
    Đã được thích:
    46
    TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH YẾU:
    - Léopold Augustin Charles Pallu de Barrière. Histoire de l’expé***ion de Cochinchine en 1861. – Paris : Librairie Hachette &Cie, 1864.
    - Henri Aurillac. Cochinchine, Annamites, Moïs, Cambodgiens.- Paris : É***eur Challamel Aîné, 1870.- Albert Morice. Saigon récit- Paris : Magellan &Cie, 2007. (Texte intégral ayant pour titre : Voyage en Cochinchine, publié en 1875 dans Le Tour du Monde)
    - Georges Taboulet. La geste française en Indochine. - Paris: Maisonneuve, 1956.
    - Philippe Franchini. Saigon 1925-1945 : de la Belle Colonie à l’éclosion révolutionnaire. – Paris : É***ions Autrement, 1992.
    - Philippe Franchini. Continental Saigon.- Paris : Métaillé, 1995.
    - Philippe Devillers. Français et annamites, partenaires ou ennemis ?- Paris : Denoël, 1998.
    - Samuel P. Huntington. Le choc des civilisations. –Paris :É***ionsOdile Jacob, 1997.
    - Philippe Héduy. Histoire de l’Indochine, la p erle de l’Empire 1624-1954.- Paris : Albert Michel, 1998.
    - Nguyễn Thế Anh. Việt Nam thời Pháp đô hộ. Saigon : Lửa Thiêng, 1970.
    -Nguyễn Xuân Thọ. Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam (1858-1897) . Paris : Tác giả xb, 1995. (dịch từ : Les débuts de l’installation du système colonial français au Viet Nam).
    - Địa dư chí TPHồ chí Minh. Tập 2. – TPHCM: Nxb TPHCM, 1998.
    - Trần Văn Giàu. Chống xâm lăng: lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1898. - TPHCM : Nxb TPHCM, 2001.
    - Sơn Nam. Lịch sử khẩn hoang miền Nam. –TPHCM: Nxb Trẻ, 2002.- Huỳnh Lứa. Lịch sử phong trào công nhân cao su VN. – TPHCM : Nxb Trẻ, 2003.
    - Nguyễn Thanh Lợi. Tạp chí Xưa &Nay, số 286, số 6, 2007.
    - Nguyễn Văn Trung. Lục Châu Học. (http://namkyluctinh.org)
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.075
    Đã được thích:
    46
    Theo Bài: "tiếng ta lang thang" (TG. TRần Chiến)
    Thời Pháp thuộc:
    Khoảng năm 1915-1917, những hoạt động khoa cử theo Nho giáo cuối cùng diễn ra. Giai đoạn phổ biến tiếng Pháp cho tầng lớp trên, sau đó là Quốc ngữ cho đại chúng bắt đầu. Quốc ngữ, trên một chừng mực, mang theo tinh thần dân tộc, được cách mạng tận dụng triệt để trong công cuộc chống ngoại xâm, đã có sức sống mạnh mẽ. Vả chăng nó có những lợi thế rõ ràng để phổ cập: đánh vần được, âm thanh thì vẫn ta mà con chữ lại “gần gần” của người Tây phương. Tức là học nó rất dễ, nâng cao dân trí, tuyên truyền cách mạng nhanh chóng. Trong thôn hương, bên cạnh những ông đồ lại có trí thức bình dân, trình độ cao hơn cộng đồng nhưng “ăn nói dễ hiểu, ít tầm chương trích cú”.
    Giáo sư Đặng Văn Ngữ kể chuyện khi trở về nước, thấy dân làng nọ phải đánh vần “a bờ cờ” được mới có thể đi qua trạm kiểm soát để vào chợ, ông đã run lên vì cảm động.

    Tuy chả phải độc tôn, chủ yếu ở tầng lớp trên, tiếng Pháp vẫn là tấm “thông hành” để trở thành trí thức thượng lưu hay chiếm vị trí quyền lực thực sự trong bộ máy cai trị (chỉ chữ Nho không thì nhiều khi chỉ có hư quyền).
    Chả thế mà có một tầng lớp làu thông cả Nho lẫn Pháp, như “Tứ hổ Tràng An” Quỳnh - Vĩnh - Tố – Tốn, không chỉ có thể phiên dịch mà còn tư duy được bằng hai ngữ ấy.
    Nhưng chữ Nho “đứt” dần. Văn hoá Pháp, lợi quyền làm quan quyến rũ lớp người trẻ. Người Việt, hình như không có âm “pờ”, bắt đầu làm quen với “pin”, “pích”, “poóc – ba – ga”, “ping – pông”, “pê – nan – ty”...
    Người “có chữ” là phải biết đến chấm, phảy, xuống dòng, mệnh đề, khác hẳn mấy sinh đồ trẻ đố nhau đánh dấu một văn bản.
    Giới bình dân biết đến những “xà phòng”, “phi dê” đã Việt hóa, hát “Học sinh cao bồi mặc áo sơ mi ca rô” rất thuần thục.

    Giống như mọi xứ, sự tiếp biến ngôn ngữ ở ta cũng có sắc thái hài hước, tức là pha trộn theo nguyên tắc phải gây cười. Các cụ Nho – Tây làm thơ tứ tuyệt bằng âm “tây” rất đúng âm luật:

    Đờ puy cờ giơ tơ cổn nét (# Depuis que je te connait)
    Giuýt ki xì xít xết an nê (# jusque ici six sept année)
    Ẳng tăng đồng xíp lê xà lúp (# Entendont sipplet chaloupe)
    Tú xơ là xà cúp mông cơ (# Tout cela ca coupe mon coeur)

    (Từ khi em biết anh đến nay đã sáu bẩy năm rồi, (giờ) nghe tiếng còi tầu thuỷ thét vang như xé tim em)

    Đây chắc là “cõi lòng” của một “me” khi gã “quỷ hồng mao” “ngược” về trời tây.
    Có những câu khác, mang sắc thái chế giễu nhiều hơn, nhắc lời bồi ta tả con cua cho chủ tây:

    “Luý to cẩm manh, luý a uýt cẳng đơ càng, (Lui To comment, Lui a huit cẳng deux càng)
    luý (LUI) cắp đau chết cha,
    rô ti luý thơm cẩm (COMME) nước hoa,
    "măng giê luý bố cu bồng" (MANGER LUI BEAUCOUP BON) quên chết,
    tức là
    “nó to bằng bàn tay, tám cẳng hai càng
    nó cắp đau chết cha, rán nó lên thơm như nước hoa,
    ăn nó ngon quên chết”.

    Lại có những “từ” được phiên sang âm Hán, chả biết nghiêm túc đến đâu, như gọi máy chữ là “cơ khí tự”, đánh máy chữ là “đả cơ khí tự”, người đánh máy là “đả cơ khí tự viên”.

    Rồi đánh Pháp, tinh thần dân tộc, tinh thần giai cấp trên hết, tiếng Tây lắm lúc như hủi. Những đốc tờ thầy cãi theo kháng chiến gặp nhau nói tiếng Tây như ăn cắp, chỉ sợ bị đánh giá. Chiến dịch Biên giới nổ ra, cùng với những ảnh hưởng của Trung Quốc, âm Hán (bạch thoại?) hoặc trở lại hoặc tràn vào, như “phương vị” của pháo binh, “thổ cải” thời cải cách ruộng đất. Những “hoả xa”, “lý trình” của ngành giao thông còn mãi đến ngày nay.
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.075
    Đã được thích:
    46
    Trước đó, 1 Ng đả sống & trãi nghiệm Bối cảnh MTVHXH ấy là Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương(陳濟昌), tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đầu là Trần Duy Uyên. Ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1870 (tức ngày 10 tháng 8 năm Canh Ngọ), ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (sau đổi thành phố Hàng Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định). Ông mất ngày 29 tháng 1 năm 1907.[1]

    Cuộc đời ngắn ngủi có 37 năm của ông đã nằm gọn trong một giai đoạn bi thương nhất của đất nước. Trước lúc ông ra đời 3 năm thì 6 tỉnh nam kỳ mất trọn cho Pháp. Tú Xương lên 3 (1873) thì Pháp đánh Hà Nội(Bắc Kỳ) lần thứ nhất trong đó có Nam Định bị tấn công lần thứ nhất. Tú Xương 12 tuổi, Bắc Kỳ, Nam Định bị tấn công lần thứ 2 và mất nốt.

    Hiệp ước Harmand 1883 rồi hiệp ước Patenôtre 1884 thừa nhận quyền thống trị của Pháp trên đất Việt Nam. Năm Ông mười bốn tuổi (1884) triều đình ký hàng ước dâng đất nước VN cho giặc. các phong trào kháng chiến chống Pháp diễn ra sôi nổi nhưng lần lượt thất bại. Tú Xương sinh ra và lớn lên trong bối cảnh sục sôi và bi thương đó.

    • Tú Xương lấy vợ năm 16 tuổi, vợ ông là bà Phạm Thị Mẫn.
    • Ông đi thi từ lúc 17 tuổi, đó là khoa Bính Tuất (1886). Các tài liệu khác chép nhầm là khoa Ất Dậu (1885)[5]
      Tuổi thơ của Tú Xương trôi qua trong những ngày đen tối và ký ức về những cuộc chiến đấu của các phong trào khởi nghĩa chống Pháp cũng mờ dần. Nhất là sau cuộc khởi nghĩa của Phan Ðình Phùng (1896) bị thất bại thì phong trào đấu tranh chống Pháp dường như tắt hẳn.

      Năm 1897, Pháp đặt nền móng cai trị đất nước, xã hội có nhiều biến động, nhất là ở thành thị. Tú Xương lại sinh ra và lớn lênở thành thị vào thời kỳ chế độ thực dân nửa phong kiến được xác lập, nền kinh tế tư bản phát triển ở một nước thuộc địa làm đảo lộn trật tự xã hội, đảo lộn đời sống tinh thần của nhân dân. Nhà thơ đã ghi lại rất sinh động, trung thành bức tranh xã hội buổi giao thời ấy và thể hiện tâm trạng của mình.
    • Cuộc đời ông chỉ gắn liền với thi cử, tính ra có tất cả 8 lần. Đó là các khoa: Bính Tuất (1886); Mậu Tý (1888); Tân Mão (1891); Giáp Ngọ (1894); Đinh Dậu (1897); Canh Tý (1900); Quý Mão (1903) và Bính Ngọ (1906). Sau 3 lần hỏng thi mãi đến lần thứ tư khoa Giáp Ngọ (1894) ông mới đậu tú tài, nhưng cũng chỉ là tú tài thiên thủ (lấy thêm). Sau đó không sao lên nổi cử nhân, mặc dù đã khá kiên trì theo đuổi.
    • Khoa Quý Mão (1903) Trần Tế Xương đổi tên thành Trần Cao Xương tưởng rằng bớt đen đủi, nhưng rồi hỏng vẫn hoàn hỏng, đến phát cắu lên:

    Tế đổi làm cao mà chó thế,
    Kiện trông ra tiệp hỡi trời ôi !


    Xã hội bấy giờ, cái bằng tú tài thuộc loại dang dở dở dang (tú tài không được thi Hội, cử nhân mới được thi, tú tài không được bổ quan, cử nhân mới được bổ). Cho nên đậu tú tài, muốn đậu cử nhân phải đợi 3 năm sau thi lại.
    • Cuộc sống của ông về vật chất rất thiếu thốn. Đúng năm ông đậu tú tài (1894) thì ngôi nhà số 247 phố Hàng Nâu (nay là phố Minh Khai) bị cháy. Tú Xương đã phải than:Nhà cửa giao canh nợ phải bồi. Nghèo đói đã cứa xé Tú Xương. Sự đểu cáng đã vả vào Tú Xương. Hoàn cảnh đó được in đậm trong thơ phú của Tú Xương sự vất vả, cay cú, phát phẫn, buồn phiền.
      Bức tranh hiện thực trong thơ Tú Xương là một bức tranh xám xịt, dường như chỉ có rác rưởi, đau buồn, vì hiện thực của xã hội thực dân - nửa phong kiến là như vậy! Cảm hứng trong thơ Tú Xương hầu như không hướng nhiều về phía phản ánh những cái tốt lành, những cái thuộc về sức sống, về bản lĩnh của dân tộc, của nhân dân, dù có bị ẩn kín xuống nhưng vẫn không bao giờ mai một trong hoàn cảnh lịch sử tang tóc đó.
      Thi sĩ Tú Xương biết buồn đau trước vận nước vận dân. Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời.

      1.1.Ðả kích thực dân Pháp:


      Ðối với thực dân Pháp, tuy chua phải là đối tượng chính để tập trung phê phán nhưng ta vẫn bắt gặp bóng dáng những tên thực dân xuất hiện với dáng vẻ rất buồn cười. Ðó là hình ảnh những ông Tây, bà Ðầm rất nghênh ngang lố bịch (Vịnh khoa thi Hương năm Ðinh Dậu). Với ngòi bút châm biếm sắc sảo, Tú Xương đả kích chúng không khoang nhượng, vạch trần thói gian ác, bần tiện, thủ đoạn kiếm ăn dơ bẩn của chúng bằng bút pháp trào phúng sâu sắc (Ông Cò).

      Trong bức tranh xã hội của Tú Xương còn có những nho sĩ đi thi, những ông Nghè, ông Cống; có hìnhảnh của trường thi, của một nền nho học đang xuống dốc trầm trọng. Thời Tú Xương không còn tìm thấy hình ảnh uy nghi, trang trọng của một trường thi chữ Hán xưa kia nữa mà nó đang lùi dần trước uy thế của kẻ thù.

      Ông phản ánh thực trạng nho học suy đồi bằng tiếng thở dài áo não (Than đạo học). Ông còn chế giễu những người kéo nhau đi thi ở những trường lớp mới mở của thực dân (Ðổi thi).
      (Còn Tiếp)

Chia sẻ trang này