1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực lực QS Israel và khả năng phòng thủ, phản công của Iran, Syria

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi tombuys, 19/10/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Israel hạ S-300 của Iran dễ như trở bàn tay
    (Video) - Việc Nga thực hiện hợp đồng S-300 với Iran đối với Israel là cái gai trong mắt, tuy nhiên Tel Aviv đã có cách để triệt hạ hệ thống S-300 này.
    Tờ Jerusalem Post dẫn nguồn tin quân sự Israel cho biết, sau khi Nga đồng ý nối lại hợp đồng bán hệ thống phòng không S-300 cho Iran, chính phủ Israel đang thảo luận về việc nối lại các hợp đồng quân sự bị đình trệ trước đó do Israel "nể" Nga.

    Ngoài ra, nội các nước này còn thảo luận về biện phát triệt hạ hệ thống S-300 của Iran trong trường hợp hệ thống này là một mối đe dọa thực sự với nhà nước Do thái này.

    Dù nguồn tin không cho biết vũ khí nào sẽ nhận nhiệm vụ này trong trường hợp cần thiết, nhưng theo đánh giá của Tạp chí quốc phòng Jane's, rất có thể vũ khí khiến Israel tự tin trước hệ thống S-300 của Iran là bom lượn thế hệ mới Spice 250 - loại bom này lần đầu được giới thiệu tại triển lãm hàng không Paris 2013.

    Bom lượn Spice 250 có thể tấn công mục tiêu ở tầm xa trên 100km với việc trang bị thêm đôi cánh nhỏ cho phép nó có thể bay một quãng đường xa từ máy bay phóng tới mục tiêu. Với khả năng này, nó cho phép máy bay nằm ngoài tầm phòng không đối phương.

    [​IMG]
    Bom lượn Spice 250.
    Phương thức dẫn đường của Spice 250 tương tự bom Spice 1000 và Spice 2000. Theo đó, nó sử dụng dầu tự dẫn 2 chế độ: truyền hình (CCD) và ảnh hồng ngoại (IIR). Ngoài ra, trong chiến đấu còn có sự kết hợp với hệ dẫn đường quán tính INS, định vị toàn cầu GPS.

    Khi chiến đấu, bom sẽ được lắp lên giá treo của máy bay. Mỗi giá treo có thiết bị kết nối truyền dẫn dữ liệu từ buồng lái máy bay tới bom. Một khi quả bom được thả, nó bắt đầu tìm kiếm mục tiêu và điều này có thể được thực hiện bằng nhiều cách:

    Đầu tiên, đó là dẫn đường quang truyền hình CCD hoặc dẫn hồng ngoại IIR (khi điều kiện ánh sáng thấp) kết hợp hình ảnh, các thuật toán sẽ kiểm tra xem hình ảnh mục tiêu trong bộ nhớ của bom với hình ảnh đầu dẫn thu được có khớp không. Bộ nhớ của bom có thể nạp đến 100 mục tiêu khác nhau, gồm hình ảnh về mục tiêu do tình báo cung cấp và tọa độ địa lý mục tiêu.

    Thứ 2, nếu đầu dẫn CCD/IIR không thể tìm được mục tiêu vì bị che khuất, quả bom có thể tự động chuyển sang dẫn đường vệ tinh GPS và quán tính INS. Quả bom nhận dữ liệu về vị trí hiện tại của nó từ vệ tinh GPS, hoặc từ một hệ thống dẫn đường quán tính của máy bay mang phóng. Do đó có thể tính toán tọa độ của bom, của mục tiêu và dẫn đường cho bom đánh chính xác.

    Thứ 3, nếu không tin tưởng vào hai phương pháp trên, sĩ quan điều khiển có thể tự điều khiển bom, qua đường truyền dữ liệu. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ cho phép điều khiển được một quả bom.

    Với phương thức dẫn đường như vậy, Spice 250 được đánh giá có độ chính xác cực cao với bán kính lệch mục tiêu khoảng 3m.

    “Spice 250 có thể tấn công mục tiêu trong vòng trên 100km, nó có kích thước nhỏ hơn so với bom Spice 1000 và 2000 nên tín hiệu phản xạ sóng radar rất thấp. Vì thế, nó gây khó khăn cho hệ thống radar tìm kiếm mục tiêu đường không của đối phương.

    Chiến đấu cơ có thể mang số lượng lớn bom cho phép phóng nhiều quả đạn cùng lúc về mục tiêu. Những khả năng như vậy khiến hệ thống phòng không S-300 và nhiều hệ thống khác khó đối phó”, đại diện Rafael cho biết.
    http://baodatviet.vn/video/israel-ha-s-300-cua-iran-de-nhu-tro-ban-tay-3306269/

    Hạ thì hạ được, vấn đề là ngược lại máy bay mang bom cũng bị S-300 bắn rụng, vì Spice 250 tầm bắn quá ngắn, chỉ có 100km chưa tới 150km nên ko thể gây thay đổi cuộc chơi, tốc độ cũng rất thấp, dễ bị phát hiện bằng mắt thường (ban ngày) nên chỉ phù hợp đánh đêm (S-300PMU2 phiên bản sẽ chuyển giao cho Iran: tầm bắn xấp xỉ 200km, độ cao 30km, F-15/16 IDF có RCS lớn, ko được thiết kế giảm RCS, mang bom vào nữa thì tăng RCS, Iran cũng có hệ thống radar, cảm biến chống nhiễu đồ sộ ,phức tạp hơn Iraq, Nam Tư nhiều lần, nên dù F-15/16 IDF có trang bị ECM cũng ko chắc chắn 100% đánh lừa được PK Iran, ngoài S-300 còn có rất nhiều AA, SAM khác đa dạng, muốn đánh Iran ko phài dễ, dựa vào bom tầm bắn ko với tới 150km này thì Do Thái chẳng làm gì được Iran
    [​IMG]

    https://en.wikipedia.org/wiki/Spice_(bomb)
    Lần cập nhật cuối: 22/04/2016
  2. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Phòng thủ Israel không thể thiếu Mỹ
    (Video) - Không chỉ được Mỹ tài trợ và hợp tác sản xuất, lần đầu tiên tên lửa đánh chặn của Israel phóng thành công từ Máy phóng đa sứ mệnh (MML) của Mỹ.
    Không thể thiếu Mỹ

    Vụ bắn thử đã được thực hiện hôm 14/4 tại bệ phóng mới nhất thuộc Bãi phóng tên lửa White Sands ở bang New Mexico, Mỹ. Theo Defense News, một tên lửa đánh chặn Tamir được thiết kế riêng cho hệ thống Vòm Sắt của Israel đã bắn hạ 1 máy bay không người lái (UAV) trong cuộc thử nghiệm này.

    Tên lửa Tamir có đầu dò cảm biến điện tử - quang học, tầm bắn 4- 70 km, có thể đánh chặn các loại đạn cối, pháo, hỏa tiễn - tên lửa tầm trung, tầm ngắn, đặc biệt là các máy bay không người lái.

    "Cuộc thử nghiệm hôm 14/4 là lần đầu tiên một tên lửa đánh chặn của Vòm Sắt được khai hỏa để tiêu diệt UAV trên đất Mỹ”, tờ Jerusalem Post dẫn thông tin từ nhà thầu quân sự Rafael Advanced Defense Systems, công ty Israel hỗ trợ phát triển lá chắn này.

    Theo những thông tin được công khai, MML là một phần của hệ thống lớn hơn được gọi là “Lá chắn Tăng cường Năng lực Bảo vệ trước tấn công không trực tiếp”. Đây là hệ thống được Lục quân Mỹ thiết kế trên nền tảng di động, với mục tiêu bắn hạ UAV, tên lửa hành trình, rốc két, pháo cối…

    Được đặt trên xe chiến thuật cỡ vừa, MML xoay 360 độ và có thể nâng lên từ Không đến góc 90 độ. Mỗi ống phóng trong số tổ hợp 15 ống có thể chứa tên lửa đánh chặn cỡ lớn hoặc một chùm các tên lửa nhỏ hơn.

    Theo các trang tin, việc xây dựng nguyên mẫu MML đã ngốn mất 119 triệu USD của Lục quân Mỹ, và lực lượng vũ trang này chuẩn bị lắp ráp thêm 6 mẫu nữa trong thời gian tới.

    [​IMG]
    Phòng thủ Israel không thể thiếu Mỹ.
    Không chỉ là tiền

    Việc thử nghiệm thành công tên lửa Tamir với MML mở ra một trang mới trong hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và Israel. Được biết, hiện nay bộ 3 hệ thống phòng thủ của Israel gồm Iron Dome, David's Sling và Arrow đều nhận được sự tài trợ đáng kể của Mỹ và do các tập đoàn danh tiếng của Mỹ như: Raytheon, Boeing và Lockheed Martin và phía Issrael tham gia hợp tác nghiên cứu và sản xuất.

    Theo Tổ chức Phòng thủ Tên lửa Israel (IMDO), hệ thống phòng thủ tên lửa mới nhất của Israel là David's Sling đã chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2016. Hệ thống phòng không David's Sling còn được gọi là Magic Wand (đũa thần). Hệ thống có khả năng đánh chặn tên lửa ở cự ly từ 40-300km.

    Hệ thống sử dụng tên lửa Stunner, loại tên lửa nhiên liệu rắn 2 giai đoạn, có khả năng điều chỉnh quỹ đạo ở pha giữa, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Tên lửa Stunner được trang bị 2 loại đầu tự dẫn kết hợp giữa radar và cảm biến quang điện.

    Phương pháp kết hợp này nâng cao khả năng đánh chặn của tên lửa. Theo đó, 2 đầu tự dẫn sẽ bổ sung cho nhau nếu một trong hai gặp sự cố hoặc bị gây nhiễu nặng.

    Được thiết kế với công nghệ “hit-to-kill”, hệ thống có khả năng đối phó hiệu quả với các mối đe dọa đến từ tên lửa và máy bay của đối phương. Theo truyền thông Israel, hệ thống David's Sling có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo Shahab của Iran và Scud nếu tên lửa hoạt động ở quỹ đạo thấp.

    Theo những hình ảnh được công bố, mỗi bệ phóng David's Sling có 16 tên lửa, cùng với một trạm radar tìm kiếm mục tiêu và kiểm soát hỏa lực hiện đại.

    Hệ thống sử dụng radar quét mạng pha điện tử, radar AESA - radar có khả năng phát hiện nhận biết các mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa đánh chặn một cách chính xác, hệ thống có khả năng tham chiến với nhiều mục tiêu cùng lúc.

    Theo một số nguồn tin cho biết, hệ thống David's Sling sẽ bù đắp vào khoảng trống còn lại trong hệ thống phòng thủ của Israel, giữa hệ thống tên lửa phòng thủ Iron Dome có khả năng đánh chặn các phương tiện bay đến 70 km và tên lửa Arrow được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo có tầm bắn từ 400-2000 km.
    http://baodatviet.vn/video/phong-thu-israel-khong-the-thieu-my-3306482/
  3. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Israel bắt đầu thử nghiệm “UAV tự sát” Hero
    Tuấn Sơn | 04/05/2016 14:00

    16
    [​IMG]
    Nguyên mẫu của "UAV tự sát" Hero.
    Ngày 4-5, hãng chế tạo Israel UVision tuyên bố bắt đầu thử nghiệm thế hệ tổ hợp máy bay không người lái "UAV tự sát", có nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu thiết giáp của đối phương bằng cách lao vào chúng.
    Nguồn tin trên cho biết thêm, UAV mới với tên gọi Hero được phát triển trên cơ sở phi đạn tự hành có khả năng “treo” trên không trong thời gian dài. Cụ thể, các phiên bản hạng nhẹ Hero-120 và hạng nặng Hero-400 được thiết kế cho nhiệm vụ chống tăng.

    Tổng trọng lượng UAV Hero-120 chỉ khoảng 12,5kg, trong đó đầu đạn tấn công nặng 3,5kg. UAV này có thể hoạt động trên không liên tục trong 60 phút để tìm kiếm và tấn công mục tiêu được chỉ thị. Trong khi đó, UAV Hero-400 nặng 40kg, mang đầu đạn nặng 8kg và hoạt động liên tục trên không trong vòng 4 giờ.

    Theo lời đại diện Uvision, các dòng “UAV tự sát” hiện nhận được sự quan tâm lớn từ quân đội nhiều quốc gia trên thế giới với những ưu thế về khả năng tấn công chính xác, hạn chế thiệt hại đối với các mục tiêu xung quanh.

    [​IMG]
    Uvision hiện phát triển nhiều phiên bản của UAV Hero mang nhiều loại đầu đạn khác nhau tùy chọn cho khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên biệt.

    Trước Hero, hãng chế tạo Israel IAI từng tiến hành thử nghiệm “UAV tự sát” mang tên Harop trong tháng 6-2015. UAV Harop có khả năng triển khai trên bộ và biển; khả năng hoạt động bất kể ngày đêm trong các nhiệm vụ trinh sát, viễn thám và khi cần nó sẽ lao thẳng vào mục tiêu.

    UAV này có khả năng hoạt động hiệu quả trong vòng 6 giờ đồng hồ với sải cánh 3m và mang được một đầu đạn có khối lượng 15kg.

    Do chi phí chế tạo đắt đỏ, Quân đội Israel chưa đưa vào trang bị dòng “UAV tự sát” này. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin cho biết, Ấn Độ có thể chi 1 tỷ USD để sở hữu công nghệ UAV Harop.
    http://soha.vn/israel-bat-dau-thu-nghiem-uav-tu-sat-hero-20160504113024761.htm
  4. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Tên lửa Iran khiến phương Tây ngỡ ngàng
    (Vũ khí) - Iran vừa thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo có tầm phóng lên tới 2.000km với độ chính xác cực cao khi có bán kính chệch mục tiêu (CEP) chỉ 8m.
    Công nghệ tên lửa

    Thông tin về vụ phóng tên lửa này được đích thân Phó tham mưu trưởng Quân đội Iran, Ali Abdollahi cho biết trong bài phát biểu tại hội nghị Khoa học quốc phòng được tổ chức vào sáng 9/5.

    "2 tuần trước, chúng tôi đã bắn thử một loại tên lửa mới có tầm bắn 2.000km với CEP 8m", ông Ali Abdollahi tuyên bố đồng thời cho biết thêm rằng vụ thử diễn ra thuận lợi có nghĩa tên lửa không gặp lỗi.

    Tuy nhiên, Tướng Abdollahi đã từ chối đưa ra thông tin chi tiết về tên lửa hoặc tên gọi của nó. "Chúng tôi chỉ có thể tiết lộ đây là một loại tên lửa đạn đạo", ông nói với các nhà báo được phép vào bên trong hội nghị tác nghiệp.

    Trước khi diễn ra vụ phóng tên lửa này, Iran cũng đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung Emad (Cột trụ). Đây là loại tên lửa có khả năng tấn công hạt nhân, tầm phóng vươn tới tận Israel.

    [​IMG]
    Loại tên lửa "bí ẩn" Iran vừa thử nghiệm.
    Anthony Cordesman, một nhà nghiên cứu ở Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế cho biết, tên lửa mới thử nghiệm của Iran có tên Emad, thuộc loại tên lửa tầm trung, có tầm phóng khoảng 1.700km, độ chính xác trong vòng bán kính 500m và có đầu đạn nặng 750 kg.


    Đây được cho là một biến thể của tên lửa Shahab-3 sử dụng nhiên liệu lỏng, đã từng được biên chế hồi năm 2003 và có tầm bắn tương đương. Tuy nhiên, Emad được cho là vũ khí dẫn đường chính xác đầu tiên của Tehran (độ sai lệch mục tiêu 500m so với 2.000m của Shahab-3).

    Hiện tuy Tehran chưa đạt đến trình độ phát triển được tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mà mới chỉ sở hữu các tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM). Tuy nhiên, công nghệ chế tạo tên lửa của Iran trong những năm gần đây đã tiến bộ rất nhanh.

    Giai đoạn đầu, Iran cũng chế tạo tên lửa theo nền tảng công nghệ của dòng tên lửa đạn đạo tầm ngắn, nhiên liệu lỏng Scud của Liên Xô, thông qua con đường mua lại các phiên bản cũ của Lybia và phiên bản nội hóa của Triều Tiên, với sự giúp đỡ kỹ thuật của Bắc Kinh và Bình Nhưỡng.

    Tiếp theo, Tehran đã nỗ lực nâng cao trình độ công nghệ với việc cải tiến tên lửa nhiên liệu lỏng thành nhiên liệu rắn. Đến năm 2005, Iran đã thành công với tên lửa đạn đạo tầm trung Shahab-3, có tầm phóng vào khoảng 2000km, có khả năng tấn công vào lãnh thổ Israel.

    Ngoài ra, Iran cũng đã tự nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung QADR1 có tầm hoạt động 1.800-2000 km. Loại tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn này đã được trưng bày lần đầu tiên vào “Ngày quân đội quốc gia” năm 2008.

    Iran cũng đã chế tạo thành công tên lửa đạn đạo chống hàng không mẫu hạm hạm có uy lực cực lớn, đặt tên là Khalije Fars (Persian Gulf), chế tạo trên cơ sở của tên lửa Conqueror-110. Theo các phương tiện truyền thông của Iran, tên lửa này có tốc độ siêu âm, đầu đạn 650kg và tầm phóng 1200-1500km.

    Cũng trong giai đoạn này, Iran đã tìm cách phát triển các hệ thống chở-phóng tên lửa cơ động. Vào cuối những năm 1990, Iran đã có khoảng 100 bệ phóng di dộng dựa trên các xe di động của Liên Xô và Đức. Sau đó, nước này đã tìm kiếm sự giúp đỡ của Trung Quốc cho các tên lửa lớn hơn, tầm phóng xa hơn.

    Iran cũng đẩy mạnh phát triển tên lửa hành trình với sự hỗ trợ của Trung Quốc và Triều Tiên, sau đó tự thiết kế, chế tạo. Hiện tên lửa hành trình chống tàu của nước này đã đạt được những kết quả khả quan, ví dụ như tên lửa Raad có tầm bắn 400km, khả năng diệt được cả tàu sân bay với đầu đạn 500kg.

    Nước này cũng đã mua từ Ukraine các tên lửa hành trình đối đất, phiên bản phóng từ máy bay ném bom của Liên Xô là Kh-55, với tầm phóng lên tới 2500km. Sau đó, Tehran đã mổ xẻ nghiên cứu và phát triển các biến thể tên lửa hành trình đất đối đất.

    Đến năm 2013, Tehran đã làm chủ công nghệ tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm xa khi tuyên bố đã phát triển thành công tên lửa Sejil và Ghadr có tầm bắn 2.000km, khiến Israel và các căn cứ Mỹ ở Vùng Vịnh đã nằm trọn trong tầm ngắm của tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình Iran.

    Giai đoạn thứ 3 trong kế hoạch phát triển tên lửa của Iran là chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Tuy hiện nay, các tên lửa đạn đạo Iran với chỉ vươn tới tầm trung (giới hạn ở tầm phóng 4000km) nhưng trong tương lai không xa, Iran có đầy đủ khả năng phát triển thành công ICBM.

    Cũng giống như Triều Tiên chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa KN-08 trên cơ sở tên lửa đẩy vệ tinh Unha-3, việc Iran có khả năng phóng thành công vệ tinh nhân tạo bằng tên lửa đẩy đã cho thấy khả năng tiềm tàng trong lĩnh vực chế tạo ICBM (2 loại có thiết kế và cơ chế phóng tương tự như nhau).

    Và như thế, chắc chắn Iran không thể dừng chương trình hạt nhân của mình, bởi một tên lửa đạn đạo liên lục địa không có đầu đạn hạt nhân thì ngoài tầm phóng xa hơn, uy lực sát thương của nó còn thua cả bom thông thường, chẳng khác gì “hổ không nanh vuốt”.

    Trong tương lai không xa, rất có thể Iran sẽ trở thành một cường quốc thực sự, sở hữu khả năng răn đe hạt nhân bằng lực lượng tên lửa chiến lược.

    Không chỉ là tên lửa

    Không chỉ khiến phương Tây sửng sốt bởi thành tựu trong phát triển tên lửa, Iran còn thành công trong việc đóng hàng loạt tàu ngầm và chiến hạm với vũ khí nội địa cực mạnh.

    Trong một cuộc phỏng vấn hôm 9/5, Đô đốc Hải quân Gholam Reza Biqam nói nước này đang thử nghiệm chiếc tàu ngầm nội địa mang tên Fateh (Conqueror).

    Tàu Fateh (Conqueror) nặng 527 tấn khi nổi và 593 tấn khi lặn là một tàu ngầm hạng trung được trang bị với thiết bị radar âm thanh cho việc tìm kiếm và xác định loại tàu đối phương. Fateh có thể phóng ngư lôi và rải thủy lôi.

    Ngoài ra Đô đốc Biqam còn tiết lộ thông tin về chiếc tàu khu trục mang tên Sahand đã được hoàn thiện tới 80%. Ông Biqam cho biết tàu Sahand sẽ có các thiết bị hải quân mới nhất. Sahand sẽ có trực thăng và hệ thống sonar phát triển để phát hiện được tàu ngầm trong vùng biển sâu.

    Chương trình phát triển vũ khí của Iran luôn khiến phương Tây nghi ngại, tuy nhiên Tehran tuyên bố họ phát triển kỹ thuật quân sự chỉ với mục đích phòng vệ.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ten-lua-iran-khien-phuong-tay-ngo-ngang-3308029/?paged=2
  5. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Tên lửa Trung Quốc dọa chiến hạm Mỹ tại vịnh Ba Tư

    Trang Sputnik dẫn tuyên bố của Tướng hải quân Iran Ali Fadavi hôm 11/5 rằng sẽ đánh chìm tàu chiến Mỹ ở vịnh Ba Tư nếu cảm thấy bị đe dọa.
    Mỹ - Israel không sợ khi Iran tuyên bố có S-300
    Tướng Ali Fadavi, Tư lệnh hải quân thuộc Vệ Binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cảnh báo: "Bất cứ nơi nào người Mỹ xuất hiện, họ sẽ thấy chúng tôi.

    Chúng tôi sẽ nhấn chìm các tàu chiến Mỹ nếu họ có bất cứ sai lầm dù nhỏ nhất nào ở vùng vịnh Ba Tư, eo biển Hormuz, hoặc biển Oman".

    Ngoài ra, Tướng Ali Fadavi cũng gọi sự hiện diện của Mỹ ở vịnh Ba Tư là "Một tội ác. Hiện có khoảng 60 tàu quân sự nước ngoài ở vịnh Ba Tư, hầu hết là của Mỹ, Pháp và Anh. IRGC đang giám sát chặt chẽ các tàu này từng giờ”, ông Fadavi nói.

    [​IMG]
    Tên lửa chống hạm C-704.

    Theo nhận định của chuyên gia Dave Majumdar trên tạp chí The National Interest, cơ sở để Iran tự tin có thể đánh chìm tàu chiến Mỹ là dựa vào kho tên lửa diệt hạm của mình. Đáng ngại nhất trong số đó là C-704 do Trung Quốc sản xuất.

    Tên lửa chống hạm C-704 của Trung Quốc là loại tên lửa với nhiêu phiên bản và có thể triển khai trên tàu chiến, xe tải và máy bay. Trung Quốc đã bán cho Iran loại tên lửa này và Iran đã tự phát triển một phiên bản tương tự.

    Theo thông tin của tạp chí Mỹ, tên lửa chống hạm này được thiết kế để đánh mục tiêu là các tàu có trọng tải từ 1000 tấn đến 4000 tấn. Loại tên lửa này lớn hơn các tên lửa TL-6 và C-701 nhưng nhỏ hơn loại C-802.

    Chuyên gia Dave Majumdar cho biết, C-704 có đầu đạn nặng khoảng 130 kg với tốc độ cận âm, tầm bắn 35 km.

    Độ cao hành trình đầu đạn từ 15 đến 20m so với mặt biển. Nó được Trung Quốc tuyên bố là có xác suất đánh trúng mục tiêu khoảng 97,7%.

    Tên lửa C-704 sử dụng đầu đạn bán xuyên giáp, động cơ đẩy nhiên liệu rắn và hệ thống dẫn đường chủ động. Ở giai đoạn hành trình tiếp cận mục tiêu, đầu dò sẽ tự động tìm kiếm phát hiện và lái tên lửa vào mục tiêu.

    Theo tuyên bố của các nhà phát triển tên lửa, radar dẫn đường của nó gồm hai dải tần số hồng ngoại từ 3-5 um và từ 8-12 um, cung cấp một số trợ giúp chống lại các mục tiêu tàng hình.

    Ngoài việc nhập khẩu C-704, Iran còn phát triển tên lửa hành trình chống hạm mang tên Zafar có hình dáng bề ngoài của nó rất giống tên lửa C-704 do Trung Quốc sản xuất.

    Nguồn tin này cũng cho biết thêm Iran thậm chí còn phát triển một tên lửa tên là Noor vốn là phiên bản nâng cấp của tên lửa chống hạm C-802 Trung Quốc. Tên lửa Noor có tầm bắn xa hơn C-802 và có các hỗ trợ điện tử tốt hơn.

    Xét về lý thuyết, chỉ với những tên lửa này, Iran cũng đủ khả năng đe dọa bất cứ dòng chiến hạm nào. Tuy nhiên chúng có chạm vào được chiến hạm Mỹ hay không lại là vấn đề khác, chuyên gia Dave Majumdar nhận định.

    http://soha.vn/ten-lua-trung-quoc-doa-chien-ham-my-tai-vinh-ba-tu-20160513081421842.htm
  6. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
  7. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Iran sử dụng S-300 cho mục đích gì?

    [​IMG]
    Bộ trưởng Quốc phòng Iran, Tướng Hossein Dehghan tuyên bố vào ngày 10-5, hệ hống tên lửa di động S-300 chống máy bay chiến đấu được lắp đặt tại căn cứ Khatam al-Anbya, kết nối với toàn bộ hệ thống phòng không của nước này và được điều hành bởi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).
    Sở hữu S-300, Iran sẽ phải đối mặt với những nguy cơ mới
    Khatam al-Anbiya, trong tiếng Iran có nghĩa “Tử cấm thành của Thiên sứ Thượng đế”đã ngưng phục vụ Không quân Iran từ năm 2008 và được chuyển đổi thành một cơ sở quân sự đặc biệt theo chỉ đạo của lãnh đạo tối cao, đại giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei.

    [​IMG]
    Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hussein

    Tướng Hussein cho biết Iran đang bắt đầu sản xuất hệ thống phòng không riêng tương tự như S-300 có tên gọi Bavaria-373, nó có thể phát hiện, theo dõi và tiêu diệt nhiều mục tiêu cùng một lúc, bao gồm tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, máy bay chiến đấu và máy bay không người lái.

    “Các dây chuyền sản xuất sẽ được khởi động trong năm nay”, nguồn tin chính phủ Iran hé lộ.

    Năm 2007, Nga và Iran đã ký một hợp đồng cung cấp hệ thống S-300 có tổng giá trị 900 triệu USD.

    Tuy nhiên, Nga chỉ bắt đầu bàn giao công nghệ này sau khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc dỡ bỏ chính sách trừng phạt Iran vì chương trình hạt nhân.

    Bộ trưởng Ngoại giao Iran, ông Hussein Jaber Anssari xác nhận lô S-300 đầu tiên đã đến Iran vào ngày 11-4.

    Phát triển hệ thống phòng không đang trở thành một trong những yếu tố quan trọng đối với quân đội Iran.

    Vào tháng 10-2015, Tehran công bố một đoạn video cho thấy một kho chứa tên lửa được đặt bí mật dưới lòng đất sâu 500m.

    Vào thời gian đó, Chỉ huy Lực lượng Không quân Iran, Amir Ali Hajizadeh tuyên bố cơ sở chỉ là một trong nhiều căn cứ tên lửa dưới lòng đất trên khắp cả nước.

    Một trong những lý do khiến Tehran kiên quyết phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa là “tự vệ”trước những mối đe dọa từ bên ngoài, đặc biệt Israel.

    Vào tháng 8-2012, Iran bắt đầu xây dựng cơ sở phòng không lớn nhất gần thành phố Anbad ở tỉnh Fars thuộc miền Trung, cách phía Đông Nam thủ đô Teharan vài km. Khu vực này nằm trên độ cao 1.800m so với mực nước biển.

    S-300 sẽ kết hợp với hệ thống radar Rassid-32 cũng như hệ thống tên lửa chống máy bay và pháo binh hiện đại được thử nghiệm thành công vào năm 2014 trong thời gian quân đội Iran tiến hành cuộc tập trận Misbah al-Hoda (Ánh sáng của Thượng đế), theo thông tấn Fars, cơ sở đang nhận được nhiều thiết bị mới.

    Tháng 5-2015, Bộ Quốc phòng Israel tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo thuộc chương trình nâng cao năng lực quốc phòng có tên gọi Jericho đạt tầm bắn 4.000km.

    Phó chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học các vấn đề Địa chính trị của Nga, giáo sư Konstantin Sivkov bình luận: “Để ngăn chặn một hệ thống S-300, cần phải có ít nhất 36 máy bay, 5 hệ thống thì cần 180 máy bay”.

    “Nếu có một ứng dụng tích hợp gây nhiễm hệ thống, mức độ thiệt hại chỉ đạt 10%. Nếu Iran có biện pháp ngụy trang hiệu quả để đối phó với tác chiến điện tử, mức độ thiệt hại sẽ từ 20-30%.

    Đối với NATO, trong trường hợp giả định, liên minh quân sự này tấn công Iran, đó là mất mát không thể chấp nhận, như vậy khoản lỗ của NATO rất cao”, ông Sikov kết luận.

    Ông Gafurov, giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu Chính trị Trung Đông và Châu Phi cho biết mục tiêu chính của việc triển khai S-300 là nhằm bảo vệ cơ sở khoa học và công nghiệp Iran tránh các cuộc tấn công có thể xuất phát từ Israel.
    http://soha.vn/iran-su-dung-s-300-cho-muc-dich-gi-20160515093233234.htm
  8. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Israel thử nghiệm "vòm sắt trên biển" đánh chặn tên lửa tầm ngắn
    Phan Hoàng | 21/05/2016 10:01

    1
    [​IMG]
    Quân đội Israel đã thử nghiệm thành công hệ thống tên lửa đánh chặn phiên bản hải quân có tên Iron Dome of the Sea - "Vòm Sắt trên biển".
    Sức mạnh robot sát thủ Israel vừa ra mắt
    Video được Hải quân Israel công bố ghi lại cuộc thử nghiệm hệ thống tên lửa đánh chặn phiên bản hải quân Iron Dome of the Sea (tạm dịch: “Vòm sắt trên biển”). Theo Times of Israel, hệ thống này có khả năng đánh chặn các tên lửa tầm ngắn:

    Giám đốc phụ trách các hệ thống tác chiến của hải quân Israel, đại tá Ariel Shir, cho biết trong vụ thử được tiến hành hai tuần trước, hệ thống này đã bắn hạ được các tên lửa và rocket tầm ngắn được phóng từ bờ biển, giống với những quả rocket thường được bắn từ Dải Gaza.

    Đại tá Shir khẳng định các vụ thử thành công "đã chứng minh năng lực của Hải quân Israel trong việc bảo vệ các tài sản chiến lược của Israel trên biển trước các rocket chiến lược tầm ngắn".

    [​IMG]
    Hình ảnh thử nghiệm hệ thống Iron Dome of the Sea của Hải quân Israel.

    Khác với phiên bản đất liền, phiên bản hải quân của hệ thống “Vòm Sắt trên biển” có thể vận hành trên một chiếc tàu đang chạy với tốc độ cao và bắn hạ các loại đạn được phóng đi từ một chiếc tàu đang di chuyển khác.

    Ngoài nhiệm vụ bảo vệ các tàu chiến, Vòm sắt trên biển còn có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho các tài sản chiến lược của Israel như các giàn khoan khí tự nhiên trên biển.

    Các giàn khoan này nằm cách Dải Gaza khoảng 16 hải lý (30 km), và từng là mục tiêu tấn công của lực lượng Hamas.


    [​IMG]
    Cuối cùng, đại tá Ariel Shir nhấn mạnh rằng sẽ chỉ mất thêm “ít thời gian nữa” để hoàn toàn tích hợp hệ thống phòng thủ tên lửa này vào hải quân Israel.

    Trong cuộc chiến giữa Israel với lực lượng Hamas và các nhóm phiến quân Palestine khác tại Dải Gaza hồi năm 2014, quân đội Israel đã triển khai hệ thống “Vòm Sắt” phiên bản trên bộ để bắn hạ các rocket được bắn qua biên giới, với hiệu quả tiêu diệt ước tính lên đến 80-90%.
    http://soha.vn/israel-thu-nghiem-vom-sat-tren-bien-danh-chan-ten-lua-tam-ngan-20160521003222456.htm
  9. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.214
    Đã được thích:
    8.427
  10. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    nhửng vũ khí của israel dc trưng bay tại triển lãm quốc phòng Eurosatory 2016

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này