1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự CHLB Đức (Deutschland)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi op2, 08/08/2015.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Uy lực tàu ngầm mới nhất của Israel nhận từ Đức

    (Tin Nóng) Hải quân Israel vừa nhận chiếc tàu ngầm mới nhất chạy bằng động cơ không phụ thuộc không khí (AIP) mới nhất từ Đức, chiếc Rahav (Thần biển).
    [​IMG]
    Tàu ngầm Rahav, lớp Dolphin 2 của Israel vừa nhận về từ Đức - Ảnh: FA

    Trang tin FoxtrotAlpha ngày 13.1 cho biết chiếc tàu ngầm này sẽ bổ sung cho lực lượng răn đe hạt nhân của Israel, thành bộ ba vũ khí hạt nhân chủ lực (tên lửa hạt nhân, máy bay ném bom hạt nhân và tên lửa hạt nhân phóng từ tàu ngầm). Cần biết là lâu nay Israel không công khai thừa nhận họ có vũ khí hạt nhân.

    Tàu ngầm Rahav sẽ bổ sung cho đội 5 tàu ngầm lớp Dolphin của nước này, trong đó có 3 chiếc lớp Dolphin 1 gồm Dolphin, Tekuma, Leviathan; và 2 chiếc lớp Dolphin 2 là Tanin và Rahav.

    Thủ tướng Benjamin Netanyahu trong buổi lễ tiếp nhận tàu ngầm Rahav hôm 12.1 phát biểu rằng “Đội tàu ngầm của chúng ta sẽ là đòn răn đe với kẻ thù nào muốn huỷ diệt chúng ta… Công dân Israel cần biết rằng Israel là một đất nước hùng mạnh có thể làm mọi việc để bảo vệ họ ở mọi nơi và mọi trận tuyến”.

    Dolphin, do tập đoàn ThyssenKrupp đóng, là lớp tàu ngầm dựa trên lớp Type 209 nhưng gần với lớp tàu Type 212 hơn, dù Dolphin to lớn hơn. Thậm chí Dolphin 2 còn lớn hơn Dolphin 1 với chiều dài là 68,6 m (Dolphin 1 là 57,3 m), lượng choán nước khi nổi và lặn lần lượt là 2.050 và 2.400 tấn so với 1.565 và 1.720 tấn của Dolphin 1.

    Tàu ngầm Rahav có thuỷ thủ đoàn 35 người và có thể tiếp nhận thêm 10 người cho các sứ mạng đặc biệt. Tàu có tốc độ di chuyển khi lặn là 25 knot (46 km/giờ), hoạt động liên tục 30 ngày.

    Tàu Rahav và chiếc cùng loại trước đó là Tanin trang bị động cơ không dùng không khí (AIP), giúp tàu có thể ở dưới nước hàng tuần không cần trồi lên. Lâu nay chỉ có tàu ngầm hạt nhân là có khả năng ở lì dưới nước không cần nổi lên. Tàu lớp Dolphin 2 trang bị động cơ đẩy AIP với các pin nhiên liệu đời mới giúp tàu chạy rất êm.

    [​IMG]
    Lễ đón tàu ngầm Rahav, lớp Dolphin 2 của Israel vừa nhận về từ Đức - Ảnh: FA
    [​IMG]
    Tên lửa hành trình Popeye Turbo do Israel tự thiết kế sản xuất, lớn hơn Tomahawk, tầm bắn xa 1.500 km
    Rahav trang bị 6 ống phóng ngư lôi loại 533 mm và 4 ống phóng cỡ lớn 650 mm, có thể mang 16 vũ khí. Ống phóng 533 mm dùng phóng ngư lôi và tên lửa chống tàu Harpoon, còn ống phóng cỡ lớn là dùng cho các nhiệm vụ đặc biệt như thả người nhái, tàu lặn điều khiển từ xa, và cả loại tên lửa hành trình cỡ lớn có thể mang đầu đạn hạt nhân.

    Trước đây Israel muốn mua tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ trang bị cho hạm đội tàu ngầm, tuy nhiên chính quyền tổng thống Clinton từ chối. Do vậy Israel tự nghiên cứu chế tạo loại tên lửa hành trình thay thế và phù hợp việc phóng ra từ ống phóng cỡ lớn của tàu ngầm. Đó là tên lửa Popeye Turbo, lớn hơn Tomahawk. Loại tên lửa này đã được Israel bắn thử ở Ấn Độ Dương, tầm bắn xa 1.500 km.

    Giá 1 chiếc tàu ngầm lớp Dolphin 2 là 500 triệu USD, trong đó chính phủ Đức tài trợ 1/3. Hãng Krupp đang đóng chiếc tàu lớp Dolphin 2 thứ ba cho Israel.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Tàu ngầm Tanin lớp Dolphin 2 tại xưởng đóng tàu của ThyssenKrupp ở Kiel, Đức
    Tàu ngầm là khí tài rất đắt tiền của Israel, và việc duy trì hoạt động của đội tàu ngầm là không hề rẻ. Nếu nước này hạn chế số tàu ngầm là 5, thì chiếc đầu tiên là Dolphin (lớp Dolphin 1, hoạt động từ năm 1998) sẽ được giải ngũ hoặc bán cho nước ngoài.

    Nếu duy trì ít nhất 1 tàu ngầm thường trực ngoài biển thì khi Israel bị tấn công và lực lượng vũ khí hạt nhân trên bộ và trên máy bay bị quét sạch, tàu ngầm này sẽ là nơi tiến hành các đòn giáng trả hạt nhân dữ dằn nhất.
    http://tinnong.thanhnien.com.vn/x-file/uy-luc-tau-ngam-moi-nhat-cua-israel-nhan-tu-duc-55757.html

    Hạm đội tàu ngầm phi hạt nhân cực mạnh của Đức
    Tags: ống phóng ngư lôi, thép không từ tính, Hải quân Đức, nhất thế giới, lượng giãn nước, tàu ngầm, hạt nhân, công nghệ, vũ khí, Nhân Cực, đội tàu, loại, phi, phát
    Kế thừa và phát huy những công nghệ tàu ngầm U-boat, hải quân Đức ngày nay sở hữu dàn tàu ngầm phi hạt nhân hàng đầu thế giới.[​IMG] Type-205 là loại tàu ngầm điện-diesel kế thừa từ công nghệ tàu ngầm lớp U-boat nổi tiếng trong chiến tranh thế giới thứ 2. Nó là một tàu ngầm nhỏ và có tốc độ nhanh do công ty Howaldtswerke chế tạo từ năm 1967. Thân tàu có thiết kế đơn thân từ loại thép không từ tính ST-52 giúp nó khó bị phát hiện hơn dưới nước. Type-205 có chiều dài 43 m, rộng 4,6 m, mớn nước 4,3 m, lượng giãn nước khi lặn 500 tấn. Vũ khí chính của tàu là 8 ống phóng ngư lôi 533 mm. Hải quân Đức đã cho nghỉ hưu toàn bộ tàu ngầm Type-205 từ năm 2004. Ảnh: Wikipedia [​IMG] Những năm chiến tranh lạnh, tàu ngầm Type-206 là những sát thủ cực kỳ nguy hiểm trên vùng biển Baltic. So với Type-205 nó đã tạo ra một bước đột phá lớn về công nghệ, đặc biệt là sự ra đời của loại thép không từ tính siêu bền austenitic. Loại thép mới giúp tàu an toàn hơn trước các loại mìn hải quân và gần như vô hình trước các thiết bị đo nhiễu loạn từ trường MAD dùng để phát hiện tàu ngầm. Kích thước nhỏ gọn, khả năng hoạt động cực êm giúp tàu ngầm này có thể lẻn vào những nơi được bảo vệ kỹ càng để tiến hành các hoạt động do thám. Type-206 có lượng giãn nước khi lặn là 498 tấn, vũ khí chính gồm 8 ống phóng ngư lôi. Từ năm 2011, hải quân Đức đã cho nghỉ hưu toàn bộ tàu ngầm Type-206 để thay thế bằng loại Type-212 hiện đại hơn. Ảnh: Wikipedia [​IMG] Các loại vũ khí trên thế giới nếu muốn xuất khẩu thành công thì phải được quân đội nước sở tại sử dụng. Tàu ngầm Type-209 là một ngoại lệ hiếm hoi trên thế giới. Hải quân Đức không sử dụng Type-209 song nó vẫn là loại tàu ngầm bán chạy nhất thế giới. Howaldtswerke-Deutsche Werft đã sản xuất tổng cộng có 61 chiếc để xuất khẩu cho 13 quốc gia trong giai đoạn 1971-2008. Type-209 đã chứng minh Đức là quốc gia có công nghệ tàu ngầm phi hạt nhân số 1 thế giới. Type-209 có tất cả 5 biến thể với lượng giãn nước từ 1.100-1.500 tấn khi nổi. Ảnh: Naval-technology
    Xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard-2A7, pháo tự hành PZH-2000 hay xe chiến đấu bộ binh Puma là những vũ khí bộ binh hàng đầu thế giới.

    [​IMG] Type-214 là một biến thể của Type-212 dành cho xuất khẩu. Nó ứng dụng hầu hết công nghệ của Tyep-212 bao gồm cả động cơ không khí độc lập AIP. Điểm khác biệt lớn nhất là loại thép không từ tính tuyệt mật trên Type-212 không được sử dụng cho Type-214. Hàn Quốc, Hy Lạp và Bồ Đào Nha đã đặt hàng loại tàu ngầm phi hạt nhân tối tân này cho hải quân của mình. Vũ khí trên tàu gồm 8 ống phóng ngư lôi 533 mm, ống phóng này có thể phóng tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon. Ảnh: Wikipedia

    Type-214 là một trong những tàu ngầm phi hạt nhân hàng đầu thế giới

    [​IMG] Type-212 hội tụ những tinh hoa công nghệ tàu ngầm Đức biến nó thành sát thủ dưới mặt nước đáng sợ nhất thế giới. Thiết kế thủy động lực học độc đáo cho phép tàu ngầm này hoạt động ở những vùng nước sâu chỉ 17 m. Điều đó cho phép nó tiếp cận bờ biển gần hơn so với bất kỳ loại tàu ngầm nào trên thế giới. Type-212 là tàu ngầm đầu tiên của Đức áp dụng công nghệ động cơ không khí độc lập AIP cho phép hoạt động êm hơn và lâu hơn dưới nước. Tháng 4/2006 tàu ngầm Type-212 số hiệu U-32 đã lập kỷ lục dành cho tàu ngầm phi hạt nhân khi lặn liên tục quãng đường 1.500 hải lý mà không trồi lên mặt nước. Tháng 5/2013 tàu ngầm U-36 đã lập một kỷ lục khác khi lặn liên tục trong 18 ngày mà không cần sử dụng ống thở. Ảnh: Allmystery [​IMG] Vũ khí trên tàu ngầm Type-212 gồm 8 ống phóng ngư lôi 533 mm. Ống phóng này có thể bắn loại ngư lôi dẫn hướng bằng cáp quang DM24A. Ngư lôi này có tầm bắn 50 km, tốc độ tối đa 92,6 km/h. Type-212 còn có trang bị 1 hệ thống tên lửa đối không tầm thấp IDAS để chống lại các mối đe dọa đường không tầm thấp. Một trong những tính năng đỉnh của tàu ngầm Type-212 là loại thép không từ tính tuyệt mật giúp nó vô hình trước thiết bị MAD. Ảnh: Wikipedia

    http://vietbao.vn/The-gioi/Ham-doi-tau-ngam-phi-hat-nhan-cuc-manh-cua-Duc/120473615/162/
    halosundespair thích bài này.
  2. Hanoi1979

    Hanoi1979 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/12/2015
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    118
    Vũ khí bộ binh Đức theo tiêu chuẩn Đức chứ không theo tiêu chuẩn nước khác nên dù có không đạt chuẩn Đức cũng tốt hơn nhiều chuẩn còn lại cho nên quân đội Đức vẫn vô tư với G 36
    Và một điều trớ trêu thay là đám Kurden hèn nhát đã đem vũ khí Đức viện trợ bán cho du kích IS với giá cao hơn nhiều lần M 16 để lấy tiền đưa gia đình đi tỵ nạn .

    Súng máy Đức viện trợ cho Kurden

    [​IMG]


    Và trong tay du kich IS

    [​IMG]
  3. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Sự trỗi dậy của người Đức với vũ khí nội địa
    (Vũ khí) - Bộ Quốc phòng Đức vừa công bố kế hoạch mua sắm vũ khí có trị giá lên đến 130 tỷ euro, trong đó phần lớn là vũ khí Đức tự sản xuất.
    Bản kế hạch này vừa được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen đệ trình lên Quốc hội nước này. Theo kế hoạch mua sắm, đến trước năm 2030, chi phí quốc phòng của Đức tăng bình quân hàng năm 8,6 tỷ euro, còn trước đây chỉ tăng bình quân/năm là 4,7 tỷ euro.

    Một khi bản kế hoạch này được thông qua, nó được đánh giá lầ sẽ không tác động nhiều đến số lượng trang thiết bị, vũ khí của lực lượng hải quân và không quân Đức bởi trọng tâm của nó là thực hiện đầu tư trang bị cho lục quân nước này.

    Chương trình mua sắm vũ khí trong bản kế hoạch này chủ yếu là tăng mua vũ khí lục quân như: Hiện nay có 225 xe tăng chủ lực Leopard 2 sẽ được tăng lên 320 chiếc; 217 chiếc xe trinh sát Fennek sẽ tăng lên 248 chiếc;

    xe bọc giáp chở quân Boxer từ 272 chiếc được tăng lên 402 chiếc; pháo phóng lựu tự hành 155mm PzH 2000 từ 89 khẩu sẽ được nâng lên 101 khẩu. Ngoài ra, 192 chiếc xe bộ binh SPz Marder hiện có sẽ được tăng thêm 342 chiếc xe bộ binh Cougar.

    Được biết, gần như tất cả trong số vũ khí mua sắm lần này của Bộ Quốc phòng Đức đều do nước này sản xuất. Ngoài việc mua sắm vũ khí mới, khoản ngân sách nói trên còn được Quân đội Đức dùng để sửa chữa và nâng cấp vũ khí đang sử dụng.

    [​IMG]
    Pháo tự hành 155mm PzH 2000 được vận chuyển bằng máy bay.
    Ngay khi bản kế hoạch mua sắm này được khai, tờ Der Spiegel của Đức đã nhận định đây là sự trỗi dậy của vũ khí nội trong chính quân đội nước này. Cũng theo tờ báo này, trước đó, chính phủ Đức cũng đã quyết định chi 6 tỉ euro nâng cấp hệ thống vũ khí đang xuống cấp.

    Der Spiegel dẫn lời người đại diện Bộ Quốc phòng Đức cho biết: “Chúng tôi sẽ đầu tư 6 tỉ euro trong vòng 7 đến 8 năm tới, nhằm cải thiện trong các hệ thống vũ khí và thiết bị quân sự”. Theo các tài liệu được trích dẫn bởi tờ Der Spiegel thì những vấn đề về thiết bị quân sự đã gây áp lực lên khả năng hoạt động của Quân đội Đức.

    Một trong những vấn đề này có thể kể đến là radar của chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon hay dây tời ở máy bay trực thăng vận tải NH90 đang gây khó khăn cho việc sử dụng. Hiện tại chỉ có 4 trên tổng số 39 chiếc NH90 của quân đội Đức đang đủ khả năng vận hành.

    Tuy nhiên theo nhận định của hãng Sputnik, nâng cấp vũ khí chỉ là cái cớ của người Đức. Theo đó, những phương tiện và vũ khí như tiêm kích Typhoon, trực thăng NH90 hiện vẫn đang trong tình trạng hoạt động rất tốt.

    Sputnik phân tích, với năng lực quốc phòng của người Đức, không bao giờ người Đức để vũ khí xuống cấp tới mức trầm trọng mới tính đến chuyện nâng cấp. Đặc biệt số trực thăng NH90 và máy bay Typhoon chỉ mới hoạt động trong quân đội nước này chưa đến 10 năm, vì vậy không có chuyện vũ khí Đức xuống cấp như những gì công bố.

    [​IMG]
    Tiêm kích Typhoon của Không quân Đức.
    Không chỉ nâng cấp, người Đức còn tiến hành mua sắm và thay thế một số loại vũ khí mới. Theo Sputnik, từ chương trình mua sắm và nâng cấp quốc phòng của Đức cho thấy, đây rõ ràng là biện pháp tăng cường sức mạnh quốc phòng nhằm đối phó với tình hình bất ổn trong khu và độc lập vũ khí với Mỹ.

    Nhận định trên hoàn toàn có cơ sở khi đầu tháng 6/2015, Chính phủ Đức quyết định mua hệ thống phòng không tầm trung hiện đại MEADS do công ty MBDA của Đức và Italia cùng Lockheed Martin (Mỹ) hợp tác phát triển. Bản hợp đồng có tổng giá trị khoảng 4,5 tỷ USD.

    Nói về quyết định mua sắm này, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen cho biết, mua sắm hệ thống MEADS để thay thế hệ thống phòng không Hawk và Patriot do Mỹ sản xuất đang có trong trang bị của lực lượng phòng không Đức.

    Ngoài ra, Đức cũng đưa vào trang bị hệ thống phòng không tầm ngắn LeFlaSys (ASRAD) - sản phẩm do Công ty Krauss-MAFFEI Wegmann (Đức) phát triển. ASRAD được trang bị các tên lửa Stinger với đầu tự dẫn hồng ngoại được sử dụng như là vũ khí tiêu diệt chính của tổ hợp LeFlaSys. Ngoài ra, tổ hợp có thể sử dụng các loại tên lửa Igla-1, Igal, Mistral.

    Cơ số đạn tên lửa bổ sung được dùng để nạp lại ở chế độ nạp bằng tay có thể bố trí trong xe chiến đấu. Kíp chiến đấu bắn mục tiêu ở trong cabin hoặc ở vị trí ẩn nấp bằng cách sử dụng thiết bị điều khiển từ xa.

    Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành ASRAD dùng để yểm trợ cho các sở chỉ huy, các đầu mối liên lạc, căn cứ không quân và các đơn vị bộ đội khi hành quân và trên chiến trường trước các cuộc tấn công của máy bay và trực thăng hoạt động tầm thấp và cực thấp.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/su-troi-day-cua-nguoi-duc-voi-vu-khi-noi-dia-3299808/
  4. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    [​IMG]
  5. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    "Không được trả đủ tiền, lính Đức đồng loạt bỏ tập trận NATO"

    Theo báo Nga, vụ bê bối mới tại cuộc tập trận không chỉ làm cho ban lãnh đạo NATO mất mặt, mà còn khiến tuyên bố về khả năng sẵn sàng chiến đấu cao của lực lượng NATO bị nghi ngờ.
    Chuyên gia: Khả năng sẵn sàng chiến đấu của Nga gấp 10 lần NATO
    Tờ politexpert (Nga) ngày 12/4 cho biết, những binh lính Đức được điều động tham gia vào cuộc tập trận gần đây của NATO ở Na Uy đã rời khu vực huấn luyện (cách không xa biên giới Nga) vì lý do đơn giản: Họ không được thanh toán tiền ngoài giờ.

    Giải thích cho hành động của mình, các binh lính này cho biết, thời gian làm việc trong 1 tuần của họ đã vượt quá mức cho phép.

    Vấn đề ở chỗ, trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen đã áp dụng quy định hạn chế về thời gian đối với các cuộc tập trận và chiến dịch quân sự.

    Cụ thể, tuần làm việc của binh lính Đức không được phép vượt quá 41 giờ/tuần. Khi cần tăng giờ, các binh lính Đức sẽ được hưởng tiền làm ngoài giờ hoặc được bố trí thời gian nghỉ ngơi bổ sung.

    Tuy nhiên, ban lãnh đạo NATO khi tổ chức cuộc tập trận tại Na Uy đã không thực hiện điều đó, khiến binh lính Đức tức giận bỏ về.

    Theo Telegraph, binh lính Đức đang phải chịu cảnh "ngồi chơi xơi nước" vì thời gian huấn luyện của họ bị rút ngắn đáng kể.

    Trong khi đó, theo tờ Telegraph (Anh), lính Đức phải lục tục kéo nhau về nước do đã hết thời gian huấn luyện theo quy định mới.

    Một trong những lực lượng chiến đấu thiện chiến nhất châu Âu giờ đây đang phải chịu cảnh "ngồi chơi xơi nước" vì thời gian huấn luyện của họ bị rút ngắn đáng kể.

    Trong cuộc tập trận kéo dài 4 tuần, các binh sĩ Đức đã phải về nước chỉ sau 12 ngày.

    Telegraph cho biết, theo khung thời gian mới do Bộ trưởng Quốc phòng Đức đề ra, nếu làm việc quá 41 giờ/tuần, các binh sĩ nước này sẽ không được trả thêm phụ cấp hoạt động ngoài giờ, mà chỉ được bù bằng thời gian nghỉ khác.

    Ông Hans-Peter Bertels, một nghị sĩ quốc hội Đức phụ trách giám sát các lực lượng vũ trang, cho biết quy định mới đã khiến các trung tâm huấn luyện của quân đội Đức buộc phải đóng cửa lúc 16h30.

    Hậu quả là những quân nhân ở xa đi làm bằng tàu điện ngầm phải lang thang trong căn cứ sau thời gian này để chờ đến lúc được về nhà.

    Quân đội Đức phàn nàn với cơ quan giám sát ở Quốc hội rằng họ đang bị "trói tay trói chân" cả ngày không thể làm gì nên hồn theo quy định mới.

    "Chúng tôi không thể thực hiện các nghĩa vụ với NATO do vượt quá khung thời gian cho phép theo quy định mới" - ông Bertels nói.

    Lính Đức phải dùng chổi sể để thay súng.

    Đây không phải lần đầu tiên xảy ra bê bối trong các đợt tập trận của NATO.

    Trước đó, vào tháng 9/2014, tại cuộc tập trận được tổ chức trên lãnh thổ Na Uy nhằm đối phó Nga, các binh lính của Đức phải nhận chổi sể thay vì nhận súng.

    Các cây chổi sể dùng để dọn dẹp vệ sinh đã được cải tiến: Cán chổi được sơn thành màu đen và gắn lên các xe thiết giáp chở quân.

    Bộ Quốc phòng Đức thừa nhận họ đã thay thế các khẩu súng bằng chổi sể, cơ quan này giải thích một cách ngượng ngùng rằng việc đó hoàn toàn nhằm mục đích giảm trọng lượng của các xe thiết giáp.

    Thế nhưng, các phóng viên đã tìm hiểu thông tin từ phía binh lính Đức có liên quan tới vụ việc và được biết đó hoàn toàn là lý do để chữa thẹn, sự thật là Bộ Quốc phòng Đức không đủ vũ khí cung cấp cho binh lính.

    http://soha.vn/khong-duoc-tra-du-tien-linh-duc-dong-loat-bo-tap-tran-nato-20160414103851129.htm
  6. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Khu trục hạm hiện đại nhất của Hải quân Đức ra biển thử nghiệm
    [​IMG]
    Chiếc tàu khu trục Type 125 đầu tiên của Hải quân Đức đã bắt đầu tiến hành các thử nghiệm trên biển nhằm đánh giá đặc tính kỹ chiến thuật.
    Chiến hạm Mỹ khẳng định đẳng cấp trước khu trục hạm Leader
    Tạp chí Jane’s Defence Weekly cho biết, khu trục hạm Type 125 đầu tiên mang tên FGS Baden-Württemberg đã bắt đầu chạy thử nghiệm trên biển Bắc và biển Baltic từ ngày 6/4, đánh dấu cột mốc quan trọng cho dự án sau 5 năm triển khai.

    Đợt thử nghiệm đầu tiên tập trung đánh giá hệ thống động lực và một số thiết bị mới của tàu, để có những điều chỉnh phù hợp với điều kiện hoạt động thực tế. Dự kiến con tàu sẽ được bàn giao cho Hải quân Đức trong năm 2017.

    Dự án tàu khu trục thế hệ mới Type 125 (số hiệu sản xuất ARGE F125) được khởi xướng từ năm 2004. Nhà thầu thi công là liên danh ThyssenKrupp Marine Systems, Lürssen, và PeeneWerft (nay là một phần của Lürssen).

    Chiếc đầu tiên trong lớp được đặt ky vào ngày 2/11/2011, hạ thủy tháng 3/2014. Hải quân Đức có kế hoạch đóng tổng cộng 4 chiếc nhằm nâng cao sức mạnh tác chiến trên biển.

    Thiết kế hiện đại...

    Tàu khu trục F222 chuẩn bị ra biển thử nghiệm lần đầu tiên. Ảnh: Marine Systems ThyssenKrupp

    F125 được thiết kế theo công nghệ tàng hình, rất khó bị phát hiện bởi các phương tiện trinh sát điện tử, hồng ngoại cũng như âm thanh, nó đảm đương tốt nhiệm vụ tác chiến chống tàu mặt nước, phòng không, tấn công mặt đất, trinh sát.

    Hải quân Đức phân loại F125 là tàu hộ vệ (frigate), nhưng lượng giãn nước lại tương đương với khu trục hạm (destroyer). Tàu có chiều dài 150 m; rộng 18,8 m; mớn nước 5 m; lượng giãn nước toàn tải 7.200 tấn.

    Vũ khí trang bị của F125 gồm: 1 pháo hạm Oto Melara 127 mm, tầm bắn tiêu chuẩn 23 km, hoặc tăng lên tới 100 km khi bắn đạn có điều khiển Vulcano.

    Ngoài ra trên tàu còn có 2 pháo tự động 27 mm, 5 súng máy hạng nặng 12,7 mm điều khiển từ xa, 2 súng điều khiển bằng tay đi kèm 2 cụm phóng tên lửa hải đối không tầm thấp RIM-116.

    Vũ khí mạnh nhất của F125 là 8 tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon tầm bắn 124 km. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời cho đến khi tên lửa RBS 15 đi vào hoạt động. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho 2 trực thăng chống ngầm NH-90.

    Trái tim của chiếc khu trục hạm này là hệ thống động lực CODLAG (kết hợp turbine khí, động cơ điện và máy phát điện diesel) truyền động 2 trục, cho tốc độ tối đa 26 hải lý/giờ, tầm hoạt động 4.000 hải lý.

    Cảm biến chính của tàu là radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) TRS-4 đem lại khả năng nhận dạng chính xác mục tiêu trên không và trên biển. Bên cạnh đó là tổ hợp dữ liệu chiến đấu tiên tiến cùng hệ thống tác chiến điện tử hiện đại.

    ... nhưng vũ khí chưa tương xứng

    Tàu khu trục FGS Baden-Württemberg F222 đang lắp đặt radar sau khi được hạ thủy vào năm 2014. Ảnh: ThyssenKrupp Marine Systems

    Một số chuyên gia quân sự nhận xét rằng vũ khí trang bị của F125 chưa tương xứng với một chiến hạm cỡ lớn. Thiếu sót đáng kể nhất là tàu không có hệ thống định vị thủy âm (sonar) cũng như vũ khí chống ngầm.

    Để đối phó với tàu ngầm đối phương, F125 chỉ trông cậy được vào sonar loại nhúng thả từ trực thăng NH-90 nên khả năng giám sát bị ngắt quãng, không liên tục như sonar tích hợp trên thân tàu.

    Điểm yếu thứ 2 là vũ khí phòng không. Một tàu chiến có lượng giãn nước toàn tải lên tới 7.200 tấn nhưng chỉ lắp tên lửa phòng không tầm thấp RIM-116, không đủ năng lực tạo nên chiếc ô bảo vệ từ xa, khiến tàu đối mặt với nguy cơ lớn từ các cuộc tấn công đường không.

    Tuy vậy, khối kết cấu phía trước đài chỉ huy có thể đang được bỏ trống để chờ tích hợp tên lửa tầm xa, do con tàu sử dụng kết cấu module rất linh hoạt.

    http://soha.vn/khu-truc-ham-hien-dai-nhat-cua-hai-quan-duc-ra-bien-thu-nghiem-2016041314071512.htm
  7. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.210
    Đã được thích:
    8.426
  8. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Đức phụ thuộc vũ khí công nghệ cao của Israel
    (Vũ khí) - Dù là nước xuất khẩu quốc phòng với những sản phẩm hàng đầu thế giới, nhưng Đức vẫn phải phụ thuộc vào vũ khí công nghệ cao do Israel sản xuất.
    Trang vpk.name dẫn nguồn tin quân sự Israel cho biết, Bộ Quốc phòng Đức vừa kí với Tập đoàn Aerospace Industries của Issarael hợp đồng trị giá 600 triệu Euro để mua 5 máy bay không người lái (UAV) Heron-TP.

    Hợp đồng này được ký kết cũng đồng nghĩa với việc đây là lần đầu tiên Israel đồng ý bán UAV Heron-TP phiên bản được trang bị tên lửa tấn công cho khách hàng nước ngoài.

    Để giành được chiến thắng trong gói mua sắm UAV của Đức, Heron-TP đã vượt qua những ứng viên nặng ký khác như UAV Raptor do Loockheed Martin, Boeing, General Dynamic hợp tác nghiên cứu phát triển và UAV Predator của Hãng General Atomics.

    [​IMG]
    UAV Heron do Israel sản xuất.
    Theo các điều khoản được ký kết trong hợp đồng, Issrael sẽ bàn giao toàn bộ số UAV này cho Quân đội Đức trước khi kết thúc năm 2018. Được biết, UAV Heron-TP là thương vụ mới nhất của Đức trong gói mua sắm vũ khí từ Israel.

    Được biết, tại Triển lãm quân sự Eurosatory-2016, hãng Rheinmetall Defence của Đức đã giới thiệu nguyên mẫu xe chiến đấu bộ binh IFV Lynx thế hệ mới được trang bị vũ khí chủ lực do Israel cung cấp.

    Theo đó, IFV Lynx được trang bị mô-đun chiến đấu Lance với pháo bắn nhanh 35mm với đạn xuyên giáp và đạn điều khiển nổ điện tử (chủ động kích nổ đầu đạn theo tính toán của máy ngắm để tăng sát thương nổ phá mảnh).

    Ngoài ra, mô-đun chiến đấu này còn được trang bị súng máy 7,62mm điều khiển từ xa và khối phóng 2 đạn tên lửa chống tăng Spike (do Israel sản xuất). Toàn bộ mô-đun chiến đấu đều được ổn định 3 trục bằng hệ thống con lăn cơ điện.

    Sau khi mua sắm hàng loạt vũ khí và Không quân được trang bị hệ thống phòng vệ laser phòng vệ so Israel cung cấp, Đức đang rất nỗ lực cho ra đời sản phẩm của riêng mình. Theo trang trang Defense-update, Công ty Rheinmetall và German Bundeswehr của nước này đã thử nghiệm thành công thiết bị laser lắp trên chiến hạm.

    [​IMG]
    Xe chiến đấu thế hệ mới của Đức dùng tên lửa Spike.
    Thành công này sẽ mở đường cho việc trang bị vũ khí laser năng lượng cao cho chiến hạm của Hải quân Đức và cho thấy bước tự tiến lớn của Berlin sau khi nước này phải nhập khẩu loại vũ khí công nghệ cao do Israel sản xuất trang bị cho Không quân.

    Theo tờ Tấm Gương của Đức, công ty sản xuất vũ khí Elbit Systems của Israel vừa cho biết họ đã cung cấp một hệ thống vũ khí laser chống tên lửa cho các chiến đấu cơ của không quân Đức.

    Các hệ thống này đã được trang bị đầu tiên trên máy bay vận tải quân sự Airbus A400M. Bộ Quốc phòng Đức cho biết việc trang bị các thiết bị laser này góp phần đảm bảo tính an toàn hơn cho các máy bay của Đức trước mối đe dọa tên lửa đối phương.

    Trong khi đó, đại diện của Elbit Systems, ông Bezhalel Machils cho biết: "Việc hợp tác với Đức nhằm đưa hệ thống laser DIRCM lên máy bay quân sự đã chứng tỏ năng lực của chúng tôi. Tôi nhấn mạnh hệ thống này có thể bảo vệ hiệu quả những mối de dọa từ tên lửa vác vai hay nhiều loại vũ khí phòng không tương tự."

    Đại diện của Israel còn nhấn mạnh, hệ thống laser của họ hoàn toàn có thể đảm bảo an toàn trước sự tấn công của tên lửa vác vai dòng MANPADS - niềm tự hào của quân đội Nga và được phát triển rộng rãi trong biên chế các nước phương Đông, thậm chí là trong tay những tổ chức khủng bố.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/duc-phu-thuoc-vu-khi-cong-nghe-cao-cua-israel-3313017/
  9. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Quân đội Đức tức giận với chất lượng máy bay vận tải A-400M
    [​IMG]
    Dẫn theo nguồn tin từ cổng thông tin tiếng Pháp 360-opex thì người phát ngôn Không quân Đức ( Luftwaffe ) đã xác nhận vào ngày 30/6 , 2 chiếc máy bay vận tải quân sự A-400M số hiệu 54-1 và 54-2 đã phải nằm đất dài ngày vì vấn đề ở hộp số động cơ , cụ thể đã nó nứt hộp số mặc dù máy bay vẫn còn rất mới khi chuyển giao vào cuối 2014 và đầu 2015, chiếc đầu mới trải qua khoảng 365 giờ bay và chiếc còn lại là 189 giờ bay
    Đại diện của Airbus , Kieran Daly đã xác nhận vụ việc và cho biết 2 trong 3 chiếc máy bay của Đức có vấn đề và phải sửa chữa . Airbus cũng khuyến cáo Luftwaffe phải cẩn trọng khi bảo dưỡng và phải kiểm tra sau 200 giờ bay hoặc nếu phát hiện bất thường phải kiểm tra lập tức sau 20 giờ bay
    Quân đội Đức rất thất vọng khi chất lượng A-400M đi xuống và trong 53 chiếc đặt hàng từ Airbus thì mới chỉ chuyển giao có 3 , Đức phải lùi lại thời hạn nghỉ hưu của máy bay vận tải Transall C-160 và đang suy nghĩ việc mua thêm máy bay vận tải C-130J Hercules
    Trong tháng 5 năm 2016, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen đã tuyên bố có thể bắt Airbus phải bồi thường trong hợp đồng mua bán A-400M

    http://www.opex360.com/2016/07/02/d...s-cloues-au-sol-pour-des-problemes-de-moteur/
    Tifavnbeta22 thích bài này.
  10. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.210
    Đã được thích:
    8.426
    XE BỌC THÉP CHỞ QUÂN BÁNH XÍCH G5

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này