1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Naruto123

    Naruto123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    3
    Lầu Năm Góc điều tra video lính Mỹ làm nhục thi thể Taliban

    Thứ năm 12/01/2012 09:33
    (GDVN) - Đoạn video mới xuất hiện trên mạng internet cho thấy các binh sĩ thủy quân lục chiến Mỹ đi tiểu vào thi thể của các chiến binh Taliban.




    Bộ Quốc phòng Mỹ đã mở một cuộc điều tra nhằm làm rõ đoạn video mới xuất hiện trên mạng internet cho thấy các binh sĩ thủy quân lục chiến Mỹ đi tiểu vào thi thể của các chiến binh Taliban.

    [​IMG]
    Ảnh trích dẫn từ đoạn video gây tranh cãi
    Theo đoạn video được đăng tải trên YouTube và được trang TMZ đăng tải lại, 4 lính Mỹ đã cười nói trong lúc đi tiểu vào thi thể của 3 tay súng Taliban đẫm máu đang nằm dưới chân họ.

    Đoạn video trên được tải lên YouTube vào ngày 10/1 bởi một người dùng có tên là "semperfiLoneVoice". Đây là đoạn video duy nhất được tải lên YouTube của tài khoản trên.

    Theo chú thích của "semperfiLoneVoice", những người lính Mỹ xuất hiện trong đoạn video là thành viên của nhóm trinh sát bắn tỉa thuộc Tiểu đoàn 3, Trung đoàn Hải quân 2, một đơn vị với khoảng 800 binh sĩ có trụ sở tại Trại Lejeune, North Carolina.

    Ngay sau khi đoạn video gây xôn xao dư luận, một phát ngôn viên của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ cho biết: "Trong khi chúng tôi chưa xác minh nguồn gốc, tính xác thực của đoạn video này, hành động không phù hợp này không phải là giá trị cốt lõi của chúng tôi và không phải là đặc điểm của lính thủy quân lục chiến trong quân đoàn của chúng tôi. Vụ việc sẽ được điều tra đầy đủ và những người có liên quan sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của họ."
  2. Founding_Father

    Founding_Father Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    0
    Hiến kế tránh thương tật mắt cho binh sĩ
    Cập nhật lúc :7:00 AM, 12/01/2012
    Số thương tật mắt ngày càng tăng của binh lính Mỹ tại chiến trường Afghanistan đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo tìm giải pháp cho vấn đề này.


    [​IMG]
    Đeo kính bảo vệ là biện pháp tối ưu nhất bảo vệ đôi mắt của binh lính trước tác động IED.​
    (ĐVO) 10 năm lăn xả trên chiến trường Afghanistan, tính từ năm 2002, Mỹ đã phát triển công nghệ chiến đấu cũng như hệ thống áo giáp tốt nhất cho binh sĩ của mình. Ngoài ra, họ cũng có thêm những hiểu biết mới nhằm tránh những thương tật với mắt cũng như cách chữa trị cho những người bị tổn thương.

    Ngay từ ngày đầu tham gia chiến trường, trang bị của binh lính đã bao gồm loại kính bảo vệ. Tuy nhiên, theo Đại tá Lục quân Donald Gaglino-giám đốc điều hành Trung tâm Vision of Excellence, các cuộc phục kích bằng bom, mìn tự chế (IED) khiến tổn thương cho mắt gia tăng nhanh chóng, chiếm 29% tổng số thương tật trên chiến trường. Trong khi đó, sự bất tiện khi đeo kính bảo vệ khiến nhiều binh sĩ từ chối công cụ này.

    Chính vì vậy, đồng thời với việc đưa vào các loại giáp bảo vệ đầu và thân cải tiến, việc cung cấp và yêu cầu binh lính đeo kính mắt là nhiệm vụ quan trọng. Giai đoạn đầu, tổn thương mắt giảm ở mức độ nhất định. Tuy nhiên,khi sức mạnh của IED gia tăng, con số thương tật mắt cũng tăng theo.

    Dưới sức ép đó, Bộ Quốc phòng và Trung tâm Vision of Excellene trực thuộc Bộ Chính sách Cựu chiến binh đã tập trung nghiên cứu các biện pháp phòng tránh và cải thiện sự chăm sóc và phục hồi cho những binh lính bị tổn thương.

    Theo Đại tá Gaglino, ngoài việc nghiên cứu bảo vệ mắt cho binh lính, Trung tâm Vision còn hy vọng có thể khôi phục thị lực cho những người lính bị suy giảm chức năng này.

    Trong thời gian chờ đợi nghiên cứu, Đại tá Gagliano và cấp phó là Tiến sĩ Mary Lawrence đưa ra vài kiến nghị nhằm ngăn chặn tổn thương mắt khi chiến đấu và đảm bảo hiệu quả chạy chữa nếu gặp tai nạn như sau:

    + Bắt buộc đeo kính bảo vệ: Dù không loại bỏ hoàn toàn tổn thương về mắt nhưng kính bảo vệ sẽ giảm phần lớn sự cố, đặc biệt là chống lại mảnh vỡ nhỏ. Trung tâm Vision đang nghiên cứu cách cải thiện tính năng, độ cứng và chất lượng của thiết bị bảo vệ mắt hiện tại.

    + Tránh đeo kính áp tròng trong môi trường chiến đấu, đặc biệt là những khu vực cát, bẩn nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng.

    + Tiến hành phẫu thuật khúc xạ cải thiện vấn đề tầm nhìn nhằm tránh phải đeo kính cận hoặc kính áp tròng.

    + Không tạo áp lực lên vùng mắt khi chăm sóc cho đồng đội bị tổn thương mắt. Áp lực có thể tốt với một số tổn thương khác, nhưng ở mắt thì đó lại khiến tình hình phức tạp hơn, thậm chí là bị mù.

    + Sử dụng Tấm bảo vệ mắt cáo (FES) lên phần mắt của người bị thương. Hiện nay, FES được trang bị trong các bộ cứu thương của phi công, lính thủy đánh bộ. Trong trường hợp không có tấm chắn, binh sĩ có thể sử dụng bề mặt cứng như đáy cốc cà phê hoặc đệm đầu gối để che chắn cho mắt của bệnh nhân.


    Đại tá Galiano nhấn mạnh: “Thị giác có tác động lớn đến khả năng chiến đấu cũng như chất lượng cuộc sống. Bạn không thể nhìn thì sẽ không thể chiến đấu. Một điểm tối quan trọng nữa, là nó khiến không chỉ bạn mà cả đơn vị rơi vào tình thế nguy hiểm”.


    Quân Mỹ được bảo vệ từ đầu tới chân thế này, bảo làm sao ko mạnh nhất thế giới :x
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Pakistan sắp nhận F-16 dù căng thẳng với Mỹ
    Cập nhật lúc :4:48 PM, 11/01/2012
    Dự kiến, cuối tháng 1/2012, Không quân Pakistan sẽ tiếp nhận 18 máy bay F-16C/D Block 52+ từ Tập đoàn Lockheed Martin.


    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu F-16C/D Block 52+.​
    (ĐVO) Dựa trên chương trình mua bán vũ khí giữa Mỹ - Pakistan, tháng 12/2006 Lockheed đã ký hợp đồng cung cấp 12 F-16C và 6 F-16D Block 52+ cho Pakistan.

    Hợp đồng này được thực hiện khi việc viện trợ quân sự cho Pakistan gần như dừng hẳn do những căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai quốc gia.

    Ngoài việc mua mới, Mỹ cũng làm việc với Không quân Pakistan thực hiện chương trình hiện đại hóa 45 chiếc F-16A/B Block 15. Các máy bay nay đang trải qua các đợt nâng cấp và dự kiến hoàn thiện trong giai đoạn 2012-2013.

    F-16C/D Block 52+ là một trong những biến thể mạnh của F-16, với radar điều khiển hỏa lực AN/APG-68(V)9 tăng 33% tầm phát hiện mục tiêu không đối không (biến thể đời đầu APG-68 có phạm vi quét gần 300km), theo dõi đồng thời nhiều mục tiêu cùng lúc, hỗ trợ chế độ không đối đất.

    F-16C/D Block 50/52+ mang được các loại tên lửa không đối không tầm xa AIM-120C5, tên lửa tầm ngắn AIM-9M-8/9, bom JDAM, tên lửa không đối hạm AGM-84 Block 2 có tầm bắn khoảng 280km.

    Buồng lái phi công ở biến thể này cũng tiện nghi, giao diện thân thiện hơn với màn hình tinh thể lỏng đa nỏng, mũ bay có tích hợp hệ thống ngắm mục tiêu.

    Biến thể F-16C/D Block 52+ sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh của lực lượng không quân Pakistan. Hiện, trong biên chế Không quân nước này chiếm đa số là máy bay thế hệ cũ như F-7 (biến thể J-7 Trung Quốc), Mirage 5, Mirage III.


  3. Founding_Father

    Founding_Father Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    0
    Dồn lực cho hai điểm nóng
    Cập nhật lúc :4:11 PM, 12/01/2012
    Để đối phó linh hoạt với nhiều thách thức trong một thế giới biến đổi nhanh chóng, tuần qua, Mỹ đã công bố Chiến lược Quốc phòng mới.


    [​IMG]
    Đại tá Lê Thế Mẫu. (ĐVO) Kỳ 1: Dồn lực cho hai điểm nóng

    Dù có thực dụng hơn khi chuyển từ cách tiếp cận “thắng - thắng” sang “thắng-hòa” với trọng tâm là châu Á - Thái Bình Dương, nhưng chiến lược này vẫn nhất quán theo đuổi tham vọng bất biến của Washington: duy trì vị thế siêu cường thế giới về quân sự.

    Từ bỏ cách tiếp cận giành chiến thắng trong cả hai cuộc chiến tranh cùng lúc, Mỹ sẽ tái cơ cấu lực lượng, tăng cường về chất để duy trì sức mạnh quân sự, tập trung vào 2 điểm nóng địa chính trị: châu Á - Thái Bình Dương và Trung Đông.

    Mở đầu Chiến lược an ninh quốc gia tháng 5/2010, Tổng thống Mỹ Barack Obama viết, "Trong tiến trình lịch sử phát triển của nước Mỹ luôn có những thời điểm phải thay đổi. Rõ ràng, thời điểm hiện nay chính là dấu mốc để bắt đầu những thay đổi đó". Chiến lược Quốc phòng (CLQP) mới của Mỹ được xây dựng trên cơ sở luận điểm cơ bản của Chiến lược An ninh quốc gia (Chiến lược an ninh quốc gia) 2010 với những sửa đổi quan trọng để thích nghi với điều kiện thâm hụt ngân sách nặng nề.

    Thừa nhận nguy cơ bên trong

    Chiến lược an ninh quốc gia xác định các nhiệm vụ chung trong đối nội, đối ngoại, và định hướng phát triển nước Mỹ đến năm 2020. Vì thế, có thể thấy, thuật ngữ "thời đại của những thay đổi" và "thời kỳ quá độ" là những câu chữ phản ánh chính xác nhất nội dung của Chiến lược an ninh quốc gia mới. Ông Obama cho rằng, Mỹ đang trong tình trạng chiến tranh mà chiến thắng phụ thuộc nhiều vào nhịp độ phát triển nhà nước và xã hội Mỹ nói chung.

    Theo Chiến lược an ninh quốc gia mới, nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia Mỹ được mở rộng, từ khủng bố, phổ biến vũ khí hạt nhân cho đến bất ổn kinh tế, biến đổi khí hậu, vi phạm các thể chế dân chủ, tội phạm trong không gian ảo... Nếu như trước đây, chủ yếu tập trung vào các nguy cơ từ bên ngoài, thì nay Chiến lược an ninh quốc gia thẳng thắn thừa nhận nguy cơ đe dọa an ninh xuất phát từ trong nước.

    Do đó, lần đầu tiên, Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ đề cập tới các vấn đề trong nước như thâm hụt ngân sách, nợ công, chống khủng bố ngay trên “sân nhà”. Trên cơ sở Chiến lược an ninh quốc gia 2010, CLQP đã có những sửa đổi quan trọng trong điều kiện thâm hụt ngân sách. Lầu Năm Góc chuẩn bị cắt giảm 450 tỷ USD ngân sách quốc phòng từ nay cho tới đầu thập kỷ sau.

    [​IMG]
    Mỹ không từ bỏ tham vọng là siêu cường quân sự thế giới.
    Điểm nóng địa chính trị

    CLQP mới của Mỹ được công bố vào thời điểm thế giới đang trải qua những biến động sâu sắc. Hai cuộc chiến tranh do Mỹ phát động ở Afghanistan và Iraq chứng tỏ một chân lý: không thể sử dụng bộ máy quân sự khổng lồ để "xúc tiến dân chủ" sang nước khác. Trong khi đó, những biến động chính trị - xã hội sâu sắc mà phương Tây gọi là "mùa Xuân Arab" lại cho thấy vai trò của các công cụ phi quân sự và lực lượng đặc nhiệm.

    Nước Mỹ cũng đang chứng kiến sự dịch chuyển trọng tâm phát triển của thế giới sang châu Á - Thái Bình Dương. Tại đó, Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ với sức vươn lên chưa từng có đang thách thức vị thế của Mỹ. Do đó, Mỹ quyết định chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực này, và sức mạnh quân sự với vai trò là công cụ thực hiện mục tiêu chính trị không thể không thay đổi.

    Về định hướng chiến lược, nhìn lên bản đồ địa chính trị quốc tế, hiện Mỹ đang đứng trước hai điểm nóng có liên quan với nhau là Trung Đông Lớn và châu Á – Thái Bình Dương. Ở Trung Đông Lớn, Mỹ đang phải đối phó với thách thức lớn nhất từ phía Iran. Còn ở châu Á – Thái Bình Dương, Washington đang bị thách thức từ sự trỗi dậy mau lẹ của Trung Quốc - ứng cử viên sáng giá có thể cạnh tranh với Mỹ ở vị thế lãnh đạo thế giới.

    Hai điểm nóng địa chính trị này có liên quan với nhau, bởi Iran là đối tác kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, và là tâm điểm của nền chính trị quốc tế đương đại. Do đó, thay đổi cơ bản là Mỹ sẽ tập trung vào châu Á – Thái Bình Dương và Trung Đông Lớn nhằm đối phó với thách thức từ Trung Quốc và Iran.

    Tiếp tục duy trì sức mạnh

    Thực hiện định hướng này, Lầu Năm Góc đưa ra một số biện pháp chiến lược. Thứ nhất, tạm thời chia tay với học thuyết sẵn sàng giành chiến thắng đồng thời trong 2 cuộc chiến tranh. Mỹ có thể phát động một cuộc chiến quy mô lớn ở một khu vực, đồng thời kiềm chế ý đồ gây xung đột của đối phương ở một khu vực khác.

    Thứ 2, cắt giảm quân số. Lục quân sẽ giảm quân số từ 565.000 lính chiến đấu thường trực xuống còn 520.000, thậm chí 500.000 sau năm 2014. Lính thủy đánh bộ sẽ giảm từ 202.000 quân xuống mức 186.000. Thứ 3, giảm bớt sự hiện diện tại các căn cứ quân sự trên thế giới, trước hết là ở châu Âu, nơi hiện có 43.000 lính đang đồn trú, chủ yếu là ở Đức.

    [​IMG]
    Tổng thống Obama (giữa) công bố Chiến lược Quốc phòng mới.
    Thứ tư, lấy chất lượng bù số lượng thông qua các chương trình hiện đại hoá vũ khí trang bị. Mỹ sẽ tập trung phát triển các loại vũ khí mới, hiện đại hơn, như máy bay không người lái thế hệ mới, máy bay tàng hình thế hệ mới như F-35, các hệ thống chiến tranh điện tử, vũ khí tiến công mạng, đồng thời cắt giảm kho vũ khí hạt nhân.

    Dù có điều chỉnh, nhưng Mỹ sẽ không thay đổi mục tiêu chiến lược. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta khẳng định: "Chúng ta phải duy trì khả năng quân sự lớn mạnh nhất thế giới để đảm bảo vai trò lãnh đạo thế giới duy nhất của Mỹ". Đây cũng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ dưới thời ông Obama. Mỹ vẫn theo đuổi mục tiêu bất biến là giành và duy trì vị thế lãnh đạo thế giới. Đó là mục tiêu chiến lược lâu dài đã từng được khẳng định và không bao giờ thay đổi qua các đời tổng thống Mỹ.

    Chỉ có điều, vai trò lãnh đạo của Mỹ mà chính quyền Obama theo đuổi đã phần nào thay đổi. Đó là "lãnh đạo" một thế giới đang vạn biến không ngừng với những nguy cơ bất định và những rủi ro khó lường. Các nhà hoạch định chiến lược ở Mỹ đã nói tới một kỷ nguyên "trật tự thế giới mạng", trong đó Mỹ đứng ở vị trí "nút mạng", khống chế các mắt xích khác trong toàn mạng. Đó là thực chất của cái gọi là "trật tự thế giới đa cực" được đề cập tới trong Chiến lược an ninh quốc gia 2010.

    Mỹ hay Tàu đều có cả nùi học thuyết siêu cường, nâng tầm cường quốc trong khi Nga trắng đếch có lấy 1 cái gì, vậy mà bè lũ 4 tên Nga xanh đỏ tím vàng tối ngày hà hơi tiếp sức cho cái luận điệu Nga Rẻ Mà Mạnh =))
  4. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Chiến lược duy nhất của Mỹ là duy trị vị trí siêu cường nhưng thế giới thay đổi thì cách làm phải thay đổi. Nước Mỹ không yếu đi nhưng thế giới đang mạnh lên và thu hẹp khoảng cách. Thất bại VNW Mỹ cải tổ chính tri và kỹ thuật QS. Khủng hoảng KT lần này giúp Mỹ nhìn ra điểm yếu cần cải tiến nên về chiến lược là có lợi hơn có hại. Thế giới mạnh lên Mỹ không thể tăng hoài ngân sách QP. Vì vậy cách làm chính là
    1- Hợp tác , kích thích đồng minh tăng cường vũ trang. Tăng vũ trang phe đồng minh vẫn là tốt hơn tự Mỹ tăng ngân sách QP.
    2- Tập trung sức mạnh vào diện chính trong khi duy trì thế canh phòng và phản ứng nhanh ở diện phụ.
    3-Lực lượng nhanh hơn- nhỏ hơn- nhưng chết người hơn. Đây là một thách thức KTQS lớn.
    4- Giúp đối tác tự giải quyết vấn đề an ninh với sự hổ trợ của Mỹ hơn là đưa quân đội Mỹ nhảy vào. Có lẻ đây là sự thay đổi lớn nhất và khiến Mỹ dể được chấp nhận hơn.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Trên là điểm chính AT sẽ đi vào chi tiết khu vực sau.
  5. 35H33553

    35H33553 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    1.606
    Đã được thích:
    0
    Mỹ cũng không tử tế gì đâu, dùng những anh chí như: Iran, Triều Tiên, ... Để giàng buộc và khiến các đồng minh phải phụ thuộc. Vẽ ra trục ma quỷ để triển khai lá chắn tên lửa - đối phó với sức mạnh tên lửa Nga - Trung. Khi xử xong Nga, Trung Mỹ sẽ quay lại làm thịt mấy em đồng mình thôi :))
  6. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    [​IMG]
  7. fawkes1992

    fawkes1992 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/08/2009
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    12
    Chà, nghe nói KQ Mỹ yêu cầu phải lắp thêm hệ thống học khí oxi cho F-22 để đề phòng cho phi công bị nhiễm độc. Giờ mới thấy bọn Mỹ nhìn xa trông rộng ghê, đòi chế gen 6 không người lái bằng được vì gen 5 của nó chuyên hạ độc phi công không =))
    http://www.defensenews.com/story.php?i=8849731&c=AME&s=AIR
  8. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Radar Mỹ làm rơi phi thuyền Nga



    VietnamDefence - một trong các nguyên nhân làm hỏng trạm liên hành tinh tự động Fobos-Grunt của Nga có thể là bức xạ mạnh của một radar Mỹ, các chuyên gia Nga nhận định.


    [​IMG] Một ủy ban liên ngành đặc biệt do chủ tịch Hội đồng Khoa học kỹ thuật tập đoàn quốc doanh Rostekhnologyy Yuri Koptev đứng đầu đang điều tra nguyên nhân rơi trạm Fobos-Grunt.

    Các chuyên gia không loại trừ khả năng trạm có thể đã lọt vào vùng hoạt động của radar Mỹ đặt trên đảo san hô атолле Kwajalein, quần đảo Marshall vốn đang theo dõi quỹ đạo chuyển động của một tiểu hành tinh, một nguồn tin trong ngành tên lửa-vũ trụ Nga cho biết.

    “Không loại trừ giả thiết, theo đó trạm đã tình cờ lọt vào vùng hoạt động của radar, sau đó do tác động của xung radar cỡ MW đã xảy ra trục trặc trong thiết bị điện tử. Sau đó, thiết bị điện tử không thể phát lệnh bật động cơ của trạm Fobos”, nguồn tin cho biết.

    Fobos-Grunt bị rơi vào tối 15.1 cách đảo Wellington của Chile 1.250 km. Fobos-Grunt được phóng vào đêm mùng 8, rạng sáng mùng 9.11.2011. Nhưng vài giờ sau, động cơ của trạm dừng hoạt động. Vệ tinh đã không thể định hướng đúng về phía mặt trời.

    Kết quả là Fobos-Grunt nằm lại quỹ đạo gần trái đất, mọi nỗ lực liên lạc với vệ tinh này đều thất bại. Các kết quả điều tra sơ bộ của ủy ban sẽ được trình cho Phó Thủ tướng Dmitri Rogozin vào ngày 30.1.2012.




    Ha ha :)) =)):)) Nga trắng vẫn giữ cái tư tưởng từ thời XHCN, cứ nghĩ dân tư bẩn đang sống trong hang hốc ý còn mềnh thì lên tít được vũ trụ (ai dè nó lên hành tinh khác cắm cờ luôn) =)), tưởng bở ai răng rùa ăn may cho cái vụ RQ kia, ai dè ăn quả đậm vụ phi thuyền này =))
  9. Naruto123

    Naruto123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    3
    nhầm
  10. oanh89

    oanh89 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    4.413
    Đã được thích:
    5.408
    Học thuyết “Tác chiến không-biển” hóa giải chiến lược “chống tiếp cận” của Trung Quốc

    Lầu Năm góc hôm thứ tư đã hé mở tấm màn bí mật về khái niệm tác chiến mới nhằm đối phó với các nỗ lực quân sự của Trung Quốc nhằm ngăn chặn tiếp cận các khu vực gần lãnh thổ của họ và trong không gian điều khiển học.

    Khái niệm tác chiến không-biển (Air Sea Battle) là sự khởi đầu của cái mà các quan chức quốc phòng Mỹ nói là giai đoạn đầu của một đối pháp quân sự kiểu chiến tranh lạnh đối với Trung Quốc.

    Kế hoạch trù tính việc chuẩn bị cho Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ nhằm đánh bại “các vũ khí chống tiếp cận, ngăn chặn khu vực” (anti-access, area-denial weapons) của Trung Quốc, bao gồm vũ khí chống vệ tinh, vũ khí điều khiển học, tàu ngầm, máy bay tàng hình và tên lửa tầm xa có thể tấn công tàu sân bay trên biển.

    Các quan chức quân sự từ 3 quân chủng Mỹ nói với các phóng viên trong cuộc họp báo rằng, khái niệm mới không nhằm vào một quốc gia duy nhất nào. Nhưng họ đã không trả lời câu hỏi vậy nước nào ngoài Trung Quốc đã phát triển các vũ khí chống tiếp cận tiên tiến.

    Một quan chức cao cấp trong chính quyền Obama thẳng thắn hơn khi nói rằng, khái niệm mới là một sự kiện quan trọng báo hiệu một cách tiếp cận mới, kiểu chiến tranh lạnh đối với Trung Quốc.

    “Tác chiến không-biển có ý nghĩa đối với Trung Quốc cũng giống như chiến lược hải quân của Mỹ đối với Liên Xô”, quan chức này nói.

    Thời chiến tranh lạnh, các lực lượng hải quân Mỹ trên khắp thế giới đã sử dụng chiến lược hiện diện toàn cầu và phô trương sức mạnh để răn đe, kiềm chế bước tiến của Moskva.

    “Đó chính là chiến lược triển khai phía trước quả quyết, nói lên rằng chúng ta sẽ không ngồi sau để bị trừng phạt”, một quan chức cao cấp nói. “Chúng ta sẽ khởi xướng”.

    Theo các quan chức quốc phòng, khái niệm bắt nguồn từ những lo ngại rằng, các vũ khí tấn công chính xác mới của Trung Quốc đe dọa tự do hàng hải trên những tuyến đường biển chiến lược và tuyến giao thông toàn cầu khác.

    Các quan chức quốc phòng hiểu rõ khái niệm đã nói trong số các ý tưởng đang được xem xét có:

    • Chế tạo một máy bay ném bom tầm xa mới.

    • Tiến hành các chiến dịch hiệp đồng tàu ngầm và máy bay tàng hình.

    • Một máy bay tiến công không người lái tầm xa với tầm tới 1.000 hải lý do liên quân sử dụng.

    • Sử dụng Không quân Mỹ bảo vệ các căn cứ hải quân và các lực lượng hải quân được triển khai.

    • Tiến hành các cuộc tiến công hiệp đồng của Hải quân, Thủy quân lục chiến và Không quân Mỹ trong nội địa Trung Quốc.

    • Sử dụng máy bay của Không quân Mỹ để rải thủy lôi.

    • Các cuộc tiến công hiệp đồng của Không quân và Hải quân Mỹ chống các tên lửa chống vệ tinh của Trung Quốc bên trong lãnh thổ Trung Quốc.

    • Tăng khả năng cơ động của các vệ tinh để chúng khó bị tấn công hơn.

    • Phát động các cuộc tiến công điều khiển học hiệp đồng giữa Hải quân và Không quân vào các lực lượng chống tiếp cận của Trung Quốc.

    Bí thư báo chí của Lầu Năm góc George Little nói [việc thành lập]ư một văn phòng mới (Air Sea Battle Office - ASBO) “là sự kiện khó khăn mới có được và quan trọng về mặt tác chiến nhằm đối phó với những mối đe dọa đang nổi lên đối với sự tiếp cận toàn cầu của chúng tôi”.

    “Văn phòng này sẽ giúp hướng dẫn việc tích hợp có ý nghĩa các khả năng chiến đấu không quân và hải quân của chúng tôi, tăng cường sức răn đe quân sự của chúng tôi và duy trì ưu thế của Mỹ trước sự phổ biến các công nghệ và khả năng quân sự tiên tiến”, ông Little nói.

    Ông lưu ý rằng, đây là một ưu tiên của Lầu Năm góc để tái cân bằng các lực lượng liên quân nhằm răn đe tốt hơn và đánh bại sự gây hấn trong “các môi trường chống tiếp cận”.

    Đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon E. Panetta, khi thăm châu Á, đã nói rằng, các lực lượng Mỹ sẽ tái định hướng sang châu Á khi các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan kết thúc. Trọng tâm mới sẽ bao gồm “các khả năng quân sự mở rộng”, ông nói mà không nêu chi tiết.

    Các quan chức quân sự ở Lầu Năm góc, hôm thứ tư, đã không thảo luận các nội dung cụ thể của khái niệm mới. Ngoại trừ một sĩ quan nói rằng, một ví dụ có thể là sử dụng các máy bay cường kích A-10 tấn công mặt đất của Không quân Mỹ để phòng thủ các hạm tàu trên biển chống các cuộc tiến công ồ ạt của các “bầy” tàu nhỏ.

    Trong những năm gần đây, Trung Quốc trở nên quyết đoán hơn ở các vùng biển gần Trung Quốc, quấy rối các tàu thám sát của Hải quân Mỹ ở Biển Đông và Hoàng Hải.

    Trung Quốc cũng tuyên bố những phần lớn của Biển Đông là lãnh thổ của họ. Các quan chức Mỹ nói người Trung Quốc đòi hỏi cái là “lối vào nhà của chúng tôi”.

    Lầu Năm góc cũng lo ngại đối với tên lửa đường đạn chống hạm mới của Trung Quốc DF-21D, có thể tấn công các tàu sân bay trên biển. Các tàu sân bay là năng lực tung sức mạnh then chốt ở châu Á và sẽ được sử dụng để bảo vệ Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

    “Khái niệm “Tác chiến không-biển” sẽ h ướng dẫn các quân chủng khi họ phối hợp với nhau để duy trì ưu thế liên tục của Mỹ trước sự phổ biến các công nghệ quân sự và khả năng [chống tiếp cận/phong tỏa khu vực] tiên tiến, Lầu Năm góc nói trong thông báo về việc thành lập một văn phòng chương trình phụ trách khái niệm mới - Văn phòng ASBO.

    Mặc dù, Văn phòng được lập ra vào tháng 8, nhưng buổi họp báo hôm thứ tư là lần đầu tiên Lầu Năm góc chính thức đưa ra khái niệm mới.

    Lục quân Mỹ được trông đợi cũng tham gia Văn phòng khái niệm mới ASBO trong tương lai.

    Một quan chức quốc phòng nói, Lục quân Mỹ đang tham dự các sáng kiện chiến tranh điều khiển học vốn sẽ hữu ích khi đối phó với các vũ khí chống tiếp cận.

    “Nói một cách đơn giản, chúng ta đang nói về quyền tự do tiếp cận ở các tuyến giao thông toàn cầu. Tầm hỏa lực chính xác gia tăng đang đe dọa những các tuyến giao thông toàn cầu đó theo những cách thức mở rộng mới”, một quan chức quân sự giấu tên nói. “Đó là cái mà nói vắn tắt là điều khác biệt”.

    Các quan chức quốc phòng Mỹ nói rằng, một số quan chức chính quyền phản đối khái niệm mới do những lo ngại là nó sẽ Trung Quốc khó chịu. Kết quả dẫn đến một sự thỏa hiệp đòi hỏi các quan chức quân sự và quốc phòng là làm mờ đi việc Trung Quốc chính là trọng tâm trung tâm của kế hoạch tác chiến mới.

    Quan chức quân sự thứ hai thì nói, khái niệm mới cũng nhằm chuyển đổi điểm nhấn của quân đội Mỹ hiện nay là chống nổi dậy sang chống các mối đe dọa chống tiếp cận.

    Văn phòng ASBO được tiết lộ khi Tổng thống Obama tuần này có chuyến đi châu Á nhằm củng cố các liên minh. Ông dự định gặp chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào ở Hawaii vào ngày thứ bảy.

    Khái niệm xuất phát từ Bản đánh giá quốc phòng 4 năm một lần (Quadrennial Defense Review - QDR) năm 2010 và ở những giai đoạn đầu của nó không hề nhắc đến sức mạnh quân sự gia tăng của Trung Quốc.

    Nhưng Trung Quốc đã được bổ sung vào báo cáo QDR sau khi có sự can thiệp của Andrew Marshall, Giám đốc Văn phòng Đánh giá Mạng (Office of Net Assessment) của Lầu Năm góc, và Tướng Thủy quân lục chiến James N. Mattis, khi đó là Tư lệnh Bộ Chỉ huy Các lực lượng liên quân (Joint Forces Command).

    Chuyên gia về quân sự Trung Quốc Richard Fisher nói rằng, Văn phòng ASBO là cần thiết song có thể đã “muộn trong cuộc chơi”.

    “Một văn phòng của Lầu Năm góc tập trung vào những thách thức quân sự của Trung Quốc ở châu Á hoặc xa hơn nữa sẽ là không đủ”, ông Fisher thuộc Trung tâm Đánh giá và Chiến lược quốc tế (International Assessment and Strategy Center). “Thách thức này sẽ đòi hỏi sự liên kết chính sách chiến lược, chính trị và kinh tế ở mức độ như chiến tranh lạnh, vượt ra ngoài tầm với của Lầu Năm góc”.

    Cựu chuyên gia về Trung Quốc ở Bộ Ngoại giao Mỹ John Tkacik đánh giá: “Khái niệm mới “Tác chiến không-biển” là bằng chứng cho thấy, Washington cuối cùng đang đối mặt với mối đe dọa hiện thực là Trung Quốc đã trở nên một cường quốc quân sự, hải quân và hạt nhân thù địch ở châu Á, và cách duy nhất để cân bằng với Trung Quốc là đem sức nặng của các lực lượng không quân và hải quân Mỹ bổ sung cho các lực lượng mặt đất của các đồng minh của chúng ta ở châu Á-Thái Bình Dương”.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này