1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 4)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi steppy, 14/02/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Nga chưa có kế hoạch mua tàu tuần dương Ukraina

    Hiện Nga chưa có kế hoạch mua tàu tuần dương mang tên lửa Ukraina của Kiev, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov tuyên bố trước các nhà báo tại Kiev vào hôm qua (19/4).

    [​IMG]

    “Hiện Nga không quan tâm đến việc sở hữu tàu tuần dương này. Chúng tôi không có nhiệm vụ và mối quan tâm như vậy”, Bộ trưởng Serdyukov nói và bổ sung rằng trong chương trình vũ khí quốc gia Liên bang Nga đến năm 2020 kinh phí dành cho mục đích này cũng không được dự trù.

    Theo tờ Vzglyad của Nga, cuối tháng 3/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Mikhail Yezhel đã bày tỏ tin tưởng rằng Nga sẽ thông qua quyết định sở hữu tàu tuần dương Ukraina trong quá trình hội đàm.

    Ngày 27/2, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov tuyên bố rằng Moscow không phản đối nhận tàu này “nhưng chỉ nhận miễn phí”.

    “Chúng tôi chờ đợi đề xuất có thể chấp nhận được từ phía Ukraine”, Bộ trưởng Quốc phòng Nga tuyên bố khi ấy.

    Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine cho rằng “cuối cùng vấn đề sẽ được giải quyết”.

    “Tôi không nỡ cắt xẻ tàu, tàu đã hoàn thành được 95%”, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine khẳng định khi đó.

    Cuối tháng 5/2010, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã đồng ý với người đồng cấp Ukraine, Tổng thống Viktor Yanukovych rằng Nga sẽ giúp Ukraine đóng nốt tàu tuần dương mang tên lửa Ukraina.

    Mùa xuân năm 2010, thành viên ủy ban quốc phòng thuộc Đuma Quốc gia Nga Mikhail Nenashev tuyên bố rằng tàu tuần dương Ukraina có thể thuộc biên chế Lực lượng Hải quân Nga.

    Tàu tuần dương Ukraina được đóng tại nhà máy đóng tàu Nicolaev, Ukraine hơn 20 năm qua. Ukraine có kế hoạch đóng xong tàu này để bán ra nước ngoài, cụ thể là cho Nga.

    Theo lời mời của người đồng cấp Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã có chuyến thăm làm việc 2 ngày (17-19/4) tại Ukraine.

    [​IMG]

    http://www.pravda.ru/news/economics/19-04-2011/1074240-kreyser-0/
  2. fawkes1992

    fawkes1992 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/08/2009
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    12
    Bác xem tại đây: http://ttvnol.com/quansu/p-18738760#post18738760, http://ttvnol.com/quansu/p-18731636#post18731636
    Cái này là theo 1 nguồn tin mật của BQP Nga (chính xác hơn là của 1 ông kiểu như bác Triump nhà mình)
    Tuy nhiên con Nakhimov tới hôm nay vẫn chưa bắt đầu hiện đại hoá :-w:-w:-w
    http://www.militaryparitet.com/teletype/data/ic_teletype/10533/

    20.04.11 Модернизация тяжелого атомного ракетного крейсера "Адмирал Нахимов" пока не началась - Севмаш

    20 апреля 2011 г.

    ИНТЕРФАКС-АВН, 19 апреля. На Севмашпредприятие (Севмаш, Северодвинск) пока не поступал от заказчика проект модернизации тяжелого атомного ракетного крейсера (ТАРК, пр. 1144) "Адмирал Нахимов", который находится в ремонте 12 лет, сообщил "Интерфаксу-АВН" представитель Севмаша Александр Холодов.

    "Чтобы приступать к модернизации, нужен проект от заказчика. Его пока нет. Но мы ожидаем, поскольку в программе (госпрограмма вооружений-2020, - "ИФ-АВН") такие работы есть", - сказал А.Холодов на выставке "Высокие технологии 21 века" в Москве.

    Он напомнил, что "Адмирал Нахимов" стоит на Севмаше с 1999 года.

    "Самое главное, мы выгрузили на нем активную зону. Он стал безопасен в плане проведения работ. Потенциально опасных ядерных работ там нет", - сказал представитель предприятия.

    Он отметил, что передача проектной документации неоправданно затягивается. "Заменить проектантов мы пока не можем. Ну, или пусть поставят нам такую задачу - тогда мы будем развивать эту сферу, набирать людей, получать лицензию и т.д.", - добавил А.Холодов."

    http://cs11091.vkontakte.ru/u2265977/100892242/z_505490cc.jpg
  3. John_Rambo

    John_Rambo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    1
    Bộ Quốc phòng Nga thiếu chuyên nghiệp

    Sự yếu kém và thiếu chuyên nghiệp trong đàm phán mua bán của Bộ Quốc phòng Nga đã dẫn đến nguy cơ phá sản cho thương vụ Mistral.

    Sau một thời gian dài đàm phán, thương vụ mua bán lớn nhất giữa Nga và Pháp đang dần rơi vào thế bế tắc. Hai bên không đạt được bất kỳ sự thống nhất nào về giá cả và công nghệ cho chiếc tàu đổ bộ trực thăng này.

    Theo thông tin được tiết lộ bởi ông Sergey Chemezov, Tổng giám đốc công ty xuất khẩu vũ khí Nhà nước Nga Rosoboronexport: Các cuộc đàm phán đã không đạt được sự thống nhất về giá cả và công nghệ.

    Trong khi phía Nga yêu cầu ngoài chi phí mua sắm chiếc tàu đổ bộ trực thăng này, còn có vấn đề về chuyển giao công nghệ liên quan cho phía Nga thì Pháp lại từ chối.

    “Cuộc đàm phán đang có vấn đề, ban đầu chúng tôi biết rằng giá cả mua tàu đổ bộ trực thăng này có các vấn đề liên quan đến công nghệ. Nhưng khi bắt tay vào cuộc đàm phán ở cấp độ nhà nước thì mọi thứ đã sụp đổ”, Chemezov đã trao đổi như vậy với các phóng viên.
    [​IMG]
    Thương vụ mua bán Mistral tồn tại quá nhiều điều phức tạp.​
    Nguyên nhân của sự bế tắc?

    Theo truyền thống, tất cả các hợp đồng mua bán vũ khí, khí tài quân sự của Nga phải thông qua công ty Rosoboronexport.

    Tuy nhiên, ngoại lệ đã xảy ra, chính Bộ Quốc phòng Nga mà cụ thể là Hải quân Nga, dẫn đầu là Phó đô đốc Nikolai Borissov đã tiến hành các công tác đàm phán đầu tiên với Tập đoàn DCNS của Pháp.

    Đích thân Phó đô đốc Nikolai Borissov đặt bút ký vào bản thỏa thuận sơ bộ liên chính phủ về hợp đồng mua bán Mistral. Tưởng chừng như sau bản thỏa thuận sơ bộ này, tàu đổ bộ trực thăng Mistral sẽ sớm biên chế trong Quân đội Nga.

    Theo thỏa thuận liên chính phủ được công bố vào ngày 24/12/2010, chi phí cho hợp đồng là 1,15 tỷ Euro, trong đó có chi phí mua 2 tàu đổ bộ trực thăng Mistral là 980 triệu Euro, chi phí dịch vụ hậu cần liên quan là 131 triệu Euro, chi phí đào tạo sử dụng là 39 triệu Euro.

    Sau đó, đến khi bước vào vòng đàm phán chính thức với DCNS của Pháp, Rosoboronexport mới té ngửa nhận ra: Thỏa thuận sơ bộ liên chính phủ đã không làm rõ các vấn đề liên quan, mở đường cho công tác đàm phán chính thức.

    Thứ nhất, chi phí cho 2 tàu Mistral nêu trên đã bao gồm giấy phép sản xuất và toàn bộ tài liệu kỹ thuật để đóng 2 chiếc nữa tại Nga hay không?

    Thứ hai, thỏa thuận sơ bộ cũng không chỉ rõ các tàu Mistral của Nga sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn công nghệ nào?

    Thứ ba, thỏa thuận sơ bộ cũng không chỉ rõ liên doanh để sản xuất các tàu Mistral sẽ đặt ở đâu nếu hợp đồng chính thức được ký kết?

    Các nhà phân tích đã đặt ra sự hoài nghi, tại sao Bộ Quốc phòng Nga vốn không có nhiều kinh nghiệm trong các cuộc mua bán, lại tiến hành đàm phán trực tiếp với nhà cung cấp nước ngoài. Điều lẽ ra phải được thực hiện bởi một tổ chức chuyên nghiệp như Rosoboronexport.

    Theo một thông tin được công bố bởi trang Vedomosti từ giữa tháng 4/2011, giá cả không phải là trở ngại lớn nhất cho cuộc đàm phán. Lý do của sự bế tắc là các tàu Mistral của Nga sẽ không được trang bị các hệ thống điện tử truyền thông và kiểm soát hệ thống hiện đại.

    Dù sau đó hãng tin Ria Novosti trích dẫn nguồn tin khác của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, phía Pháp cam kết hoàn thành tàu Mistral với đầy đủ tính năng của hệ thống. Bao gồm cả hệ thống dữ liệu chiến đấu SENIT9. Tuy nhiên, mã nguồn của hệ thống này sẽ không được chuyển giao cho phía Nga, và Nga sẽ không thể thực hiện các thay đổi cho hệ thống phù hợp với quan điểm tác chiến của Hải quân Nga.

    Rõ ràng sự yếu kém và thiếu kinh nghiệm trong công tác đàm phán ban đầu của Bộ Quốc phòng Nga đã dẫn đến sự bế tắc và có nguy cơ đỗ vỡ của thương vụ này. Trước đó, công tác đàm phán mua máy bay không người lái từ Israel đã bị phá sản chính từ sự thiếu chuyên nghiệp trong đàm phán của Bộ Quốc phòng Nga.


    Tổng hợp
  4. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Putin thông báo kế hoạch sản xuất tên lửa đạn đạo



    VIT - Trong bài phát biểu hàng năm trước ************ vào hôm nay (20/4), Thủ tướng Nga Vladimir Putin cho biết, Nga sẽ tăng gấp đôi số lượng tên lửa đạn đạo sản xuất từ năm 2013.
    “Lực lượng vũ trang sẽ nhận các hệ thống tên lửa chiến thuật mới, chẳng hạn như RS-24 Yars, Bulava và Iskander M”, ************** Putin thông báo. Ông cho biết thêm, số lượng các hệ thống tên lửa đạn đạo này phải được tăng gấp đôi từ năm 2013.

    Cũng trong ngày hôm nay, ông Putin khẳng định, việc nâng cấp lực lượng vũ trang và các hệ thống phòng không sẽ là ưu tiên trong phát triển các lực lượng vũ trang Nga trong tương lai gần.

    “Các lữ đoàn tên lửa phòng không sẽ nhận các hệ thống S-400 (SA-21 Growler) mới. Trong tương lai, việc sản xuất hệ thống tên lửa S-500 sẽ được bắt đầu. Hệ thống này có khả năng đáp ứng nhiệm vụ phòng thủ tên lửa và phòng không cũng như phá huỷ các mục tiêu ở khoảng cách gần”, ông phát biểu trước ************.

    Phát biểu với các quan chức quốc phòng tại Siberia hồi tháng trước, ông Putin cho hay Nga sẽ đầu tư 77 tỷ rub (2,6 tỷ USD) trong hoạt động sản xuất tên lửa đạn đạo trong khuôn khổ chương trình quốc gia về hiện đại hoá lĩnh vực quốc phòng cho đến năm 2020. Các hãng chế tạo tên lửa, trong đó có nhà máy chế tạo tên lửa ở Votkinsk, sẽ nhận 15 tỷ rub (500 triệu USD) trong 3 năm tới để phát triển khả năng sản xuất.

    “Chi phí cấp cho hoạt động này sẽ tăng đều đặn trong tương lai”, ông nói thêm.




    Trang Lê (Theo RIA)


    Nga có kế hoạch triển khai máy bay Su-35 tại Viễn Đông


    VIT - Tạp chí Kanwa Asian Defence dẫn nguồn tin quân sự giấu tên ở Moscow (Nga) cho biết, có ít nhất một trung đoàn trong số 48 máy bay chiến đấu Su-35 giao cho Không quân Nga sẽ được bố trí ở căn cứ không quân 6968, vùng Viễn Đông, chỉ cách biên giới Nga – Trung 300km.
    Theo nguồn tin trên, Không quân Nga bắt đầu nhận những chiếc Su-35 đầu tiên vào năm 2012. Su-35 là chiến đấu cơ thế hệ 4++ hoàn thiện hơn. Không quân Nga hiện chưa thông báo chính thức những chiến đấu cơ Su-35 sẽ thuộc biên chế của đơn vị nào.

    Trước đây, tạp chí Kanwa Asian Defence thông báo rằng, Không quân Nga có 2 trung đoàn (số 23 tại căn cứ 6987 và 22 tại căn cứ 6989) được trang bị máy bay chiến đấu Su-27SM. Những căn cứ này nằm cách biên giới Trung Quốc lần lượt là 308km và 61km. Như vậy, tất cả những chiến đấu cơ Su-27SM và lô máy bay Su-35 đầu tiên sẽ được triển khai tại quân khu phía Đông, giáp với Trung Quốc.

    Cũng theo nguồn tin trên, “thẳng thắn mà nói, Không quân Trung Quốc cũng như Lực lượng Vũ trang nước này nói chung là mạnh nhất trong số các nước láng giềng của Nga. Nga ngăn cách với NATO bởi vùng đệm tự nhiên Belarus và Ukraine còn với Trung Quốc thì không, nên việc không quân Nga tập trung mối quan tâm chiến lược ở Viễn Đông là điều tự nhiên. Ngoài ra, Su-27SM và Su-35 cũng đang được sản xuất tại Viễn Đông, vì thế, việc bố trí những máy bay này ở đây giúp cho việc bảo dưỡng và thử nghiệm đơn giản hơn. Đó cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất”.

    Sau khi triển khai Su-35 tại Viễn Đông, chênh lệch công nghệ giữa Không quân Nga và Trung Quốc sẽ tăng lên và Không quân Nga có thể chiếm ưu thế trên không nhờ có sự hỗ trợ của Su-35.

    Radar Irbis trang bị cho Su-35 có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly 400km và khi hoạt động trên lãnh thổ Nga nó có thể bao trùm được lãnh thổ các tỉnh Hắc Long Giang và Cát Lâm cũng như một phần tỉnh Liêu Ninh của Trung Quốc.

    Vào thời Liên Xô, các căn cứ của hàng không tiền tuyến và máy bay ném bom chiến lược nằm gần biên giới Xô – Trung. Ví dụ, căn cứ Ukrainka có máy bay ném bom chiến lược Tu-95 chỉ nằm cách biên giới Xô – Trung 105km. Từ những năm 1990, quân đội Trung Quốc bắt đầu tái vũ trang bằng việc chuyển sang sử dụng hệ thống pháo phản lực phóng loạt cỡ nòng 300mm và có tầm bắn 150km và tên lửa “đất – đối – đất” DF11A. Những vũ khí này là mối đe dọa đáng kể đối với các căn cứ không quân Nga.




    P. Thảo (Theo Periscope2.ru)
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Indonesia bắn thử tên lửa Yakhont



    VietnamDefence - Hải quân Indonesia theo kế hoạch hôm nay (20.4) tiến hành bắn thử tên lửa chống hạm Yakhont dự kiến ở vịnh Zond.

    [​IMG]
    Kiểm tra các nắp hầm phóng tên lửa Yakhont trên tàu chiến KRI Oswald Siahaan-354. Surabaya, 16.4.2011​

    Phỏng đoán, Indonesia đã lắp được Yakhont cho các bệ phóng thẳng đứng. Việc thử nghiệm có thể cũng còn là để kiểm nghiệm độ tin cậy của giải pháp này xem đáy của những con tàu non trẻ của Indonesia có chịu được hay không.

    Theo tuyên bố hôm 19.4 của Đô đốc Indonesia Tri Prasodjo, tàu mục tiêu trong quá trình thử nghiệm dự định sẽ là tàu Teluk Bayur bị loại khỏi trang bị, ở cách xa frigate KRI Oswald Siahaan-354 là tàu sẽ phóng Yakhont, 200 km. Vị đô đốc còn cho biết, Indonesia mua các tên lửa Yakhont với giá 1,2 triệu USD/quả, song không nói số lượng tên lửa đã mua. Ông nói: “Hiển nhiên là chúng tôi đã mua không chỉ một quả. Vì thế, nếu cần, chúng tôi sẽ bắn lại”.

    Cùng với các tên lửa Yakhont, Hải quân Indonesia sẽ thử cả tên lửa chống hạm Exocet MM-40 và các vũ khí khác. Tham gia đợt bắn thử có gần 1.000 binh sĩ Hải quân Indonesia và các chuyên gia Nga. Có tin, các nhà lãnh đạo như Bộ trưởng Quốc phòng, Tư lệnh và Tham mưu trưởng Hải quân Indonesia cũng có mặt.

    Đợt bắn thử có ý nghĩa quan trọng đối với hãng NPO Mashinostroenia của Nga vì việc lắp đặt Yakhont đã tốn rất nhiều công sức, khiến thời hạn thử nghiệm bị trì hoãn.

    Xét tới yếu tố tên lửa Yakhont mới đây đã được Việt Nam đưa vào trang bị trong biên chế hệ thống tên lửa bờ biển Bastion, nên uy tín của sản phẩm này trên thị trường Đông Nam Á đầy triển vọng, nơi mâu thuẫn giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đang gia tăng, có thể phụ thuộc vào kết quả đợt bắn thử ở Indonesia. Hơn nữa, Indonesia còn phóng thử cả loại tên lửa đối thủ cạnh tranh của Yakhont là tên lửa chống hạm Exocet của Pháp.

    • Nguồn: P2, 20.4.2011.
    http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/Indonesia-ban-thu-ten-lua-Yakhont/20114/50420.aspx
  5. John_Rambo

    John_Rambo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    1
    Nga bắt đầu thụt lùi trên thị trường tăng-thiết giáp


    Vị trí của Nga trên thị trường tăng-giáp hạng nặng thế giới xem ra khá mâu thuẫn, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Konstantin Makienko nhận định.

    [​IMG]
    Т-90S của Lục quân Ấn Độ(armyrecognition.com)​
    Rõ ràng, Nga đã bắt đầu chầm chậm mất vị trí vì không thể chào bán các sản phẩm hiện đại và có sức cạnh tranh.

    Tính mâu thuẫn nằm ở chỗ, một mặt trong giai đoạn 2000-2009, Nga thực tế là nhà cung cấp tăng-giáp lớn nhất ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, sự gia tăng doanh số bán tăng chủ lực Т-90S chủ yếu là nhờ Ấn Độ và Algeria, trong khi ngoài các nước này, xe tăng T-90S của Nga không có sự đột phá lớn. Hơn nữa, xe tăng VT1A của Trung Quốc bắt đầu có tiếng.

    Theo ông Makienko, “sự trì trệ về trình độ kỹ thuật của Т-90” đồng thời với giá tăng của T-90 dẫn tới việc VT1A đã vượt qua được Т-90S trong cuộc thầu cung cấp tăng chủ lực cho Maroc.

    Ngoài ra, Trung Quốc bắt đầu ráo riết hơn trong việc chào bán các xe tăng rẻ tiền hơn là Type 96 và trong tương lai có thể đưa ra thị trường tăng Type 99. Như vậy, Trung Quốc thực tế sẽ có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ở các phân khúc giá và tính năng kỹ thuật khác nhau.

    Một tín hiệu đáng báo động nữa, theo ông Makienko là việc Т-90S thất bại trong cuộc thầu mua xe tăng của Malaysia. Trong cuộc thầu này, T-90 đã thua PT-91M của Ba Lan, loại tăng được chế tạo dựa trên Т-72 của Liên Xô. Nguyên nhân khiến Nga dần mất vị thế trên thị trường thế giới là “chủng loại sản phẩm chào bán của Nga quá nghèo nàn”, sự lạc hậu của vũ khí trang bị và “phản ứng kém linh hoạt đối với nhu cầu của thị trường”. Để khôi phục vị thế của Nga, cần phải tạo đột phá về chất lượng.

    Chẳng hạn, có thể cải thiện đôi chút tình hình bằng cách nâng cấp các tăng hiện có cho đáp ứng các tiêu chuẩn hiện đại, ví dụ như Т-90АМ. Ông Makienko cho biết, Т-90АМ (Objekt 188М) là biến thể nâng cấp mới của Т-90 do Viện thiết kế chế tạo máy vận tải Ural (UKBTM) phát triển, được trang bị tháp xe mới, máy nạp đạn tự động với một phần cơ số đạn được bố trí ở đuôi xe, các khí tài quan sát, phương tiện bảo vệ và có khả năng lắp pháo mới 125 mm 2А82. Ở cấu hình này, xe có tính năng tương đương những mẫu tăng thế hệ 3 hiện đại nhất của phương Tây. Năm 2009-2010, đã chế tạo một số mẫu thử nghiệm Т-90АМ, song lập trường của Bộ Quốc phòng Nga đối với xe tăng này vẫn không rõ ràng nên chưa biết xe tăng này có được phát triển tiếp hay không.
    Trong một thời gian dài, loại tăng Objekt 195 ( (Т-95) có cấu tạo hoàn toàn mới cũng gieo hy vọng lớn. Loại tăng chủ lực này có kíp xe được bố trí trong khoang cách ly, pháo được đưa ra ngoài (các pháo 152 mm và 30 mm), các hệ thống quan sát và điều khiển hỏa lực tối tân, hệ thống thông tin-chỉ huy, hệ thống phòng vệ tích cực và động cơ mới tiên tiến. Các mẫu chế thử T-95 đã được thử nghiệm năm 2010. Nhưng Bộ Quốc phòng Nga đã dừng cấp kinh phí cho dự án T-95 vào năm 2010 với lý do là giá thành xe tăng quá đắt và quá phức tạp về kỹ thuật.

    Rõ ràng là vị trí cao của Nga trên thị trường tăng-giáp hạng năng trong vài năm tới vẫn được duy trì, song khi các mẫu trang bị mới được phát triển, doanh số bán tăng Nga có thể sút giảm.

    Để duy trì vị thế dẫn đầu của Nga, ông Makienko cho rằng, “phải có bước nhảy vọt về chất trong chế tạo binh khí kỹ thuật tăng-giáp thế hệ mới”.

    Tháng 9.2010, được biết, từ năm 2006-2009, Nga đã xuất khẩu 482 xe tăng, tổng trị giá 1,57 tỷ USD. Xét về khối lượng xuất khẩu, Nga đứng thứ nhất, vượt qua Đức (292 xe tăng) và Mỹ (209 xe tăng).

    Theo dự báo của Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới, năm 2010-2013, khối lượng xe tăng bán ra thị trường thế giới sẽ là 859 chiếc. Đánh giá này dựa trên các hợp đồng đã ký, cũng như ý định mua sắm của một số nước.

    • Nguồn: TW, Lenta, 14.4.2011.
  6. TuanRussia

    TuanRussia Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Bài viết:
    629
    Đã được thích:
    626

    Kém vẫn còn nhiều gấp 2 lần thằng Mẽo ^^, chờ đến lúc nó giỏi thì chắc Mẽo chạy đứt dép cũng không theo được nhất là sau mấy màn quảng cáo M1A- tung giáp do bị RPG bắn ^^
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Hình như do thằng Pháp chơi bẩn không đưa những thứ cần thiết như Đỏ ở trên đấy chứ? Bác Rambo vác súng máy to thế kia mà thằng bán súng nó bảo tao chỉ bán khẩu súng không có cò cho mày, bác có mua không. Nhưng em nghĩ theo trí tuệ của bác chắc là bác vẫn mua keke
  7. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Nga mua 60 máy bay vận tải quân sự An-70 của Ukraine



    VIT - Bộ Quốc phòng Nga dự định bắt đầu mua máy bay vận tải quân sự An-70 của Ukraine từ năm 2015-2016.
    Tờ Sự thật Ukraine cho hay, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov đã tuyên bố về điều này trong chuyến thăm Kiev từ ngày 17-19/4.

    Theo đó, Nga dự kiến sẽ mua 60 máy bay vận tải quân sự mới. Kế hoạch này nằm trong chương trình vũ khí quốc gia Nga giai đoạn 2011-2020.

    Bộ Quốc phòng Nga đang thực hiện chương trình thử nghiệm quốc gia và cấp giấy chứng nhận quốc gia cho loại máy bay An-70. Dự án chung giữa Nga và Ukraine đang trong giai đoạn hoàn tất. “Chúng tôi thích và cần máy bay này”, Bộ trưởng Quốc phòng Serdyukov bổ sung.

    Thông tin hồi đầu tháng 3/2011 cho biết, việc cung cấp seri An-70 sẽ được bắt đầu sớm nhất vào năm 2013. Theo kế hoạch trước đó, máy bay bắt đầu được cung cấp vào năm 2012. Việc lùi thời gian bắt đầu cung cấp máy bay là do cần phải tu sửa An-70 cho phù hợp với những yêu cầu của quân đội Ukraine và Nga.

    Việc chế tạo máy bay An-70 được thực hiện với sự đóng góp kinh phí chung của Nga và Ukraine. Đến năm 2013, Nga cần chi chương trình phát triển An-70 2,4 tỷ rub (85,1 triệu USD), còn Ukraine – 480 triệu hryvnia (60,2 triệu USD). Theo thông báo trước đây, Bộ Quốc phòng Ukraine có kế hoạch sở hữu 2 chiếc An-70.

    Máy bay vận tải quân sự An-70 có khả năng bay với vận tốc 780km/h và tầm bay xa là 7800km. An-70 có thể chở được 300 lính đổ bộ hoặc 47 tấn trang thiết bị.

    Ngoài ra, trong chuyến thăm Kiev, Bộ trưởng Quốc phòng Serdyukov cũng cho biết, trong 5 năm tới Bộ Quốc phòng Nga dự định tiến hành nâng cấp những máy bay vận tải An-124 Ruslan hiện có, còn từ năm 2015-2016 Nga bắt đầu mua những máy bay hiện đại hóa tại Ukraine.




    Huy Linh (Theo Lenta)



    Nga tiếp tục cung cấp hệ thống S-300 cho Belarus


    VIT - Ngày 20/4, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov cho biết, nước này sẽ tiếp tục cung cấp các hệ thống phòng không S-300 cho Belarus.


    Belarus đã có nhiều tiểu đoàn được trang bị các hệ thống phòng không S-300 do Nga sản xuất và hiện đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu thuộc một phần của mạng lưới phòng không hỗn hợp Nga-Belarus.



    "Chúng tôi đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên hiện đại hóa các hệ thống phòng không S-300 của Belarus và đã đồng ý sẽ tiếp tục tăng cường cung cấp thêm các hệ thống phòng không này cho Belarus," Bộ trưởng Serdyukov cho biết sau một cuộc hội đàm giữa các quan chức quốc phòng Nga và Belarus tại Minsk.



    Tháng 2/2009, Moscow và Minsk đã ký kết một thỏa thuận về việc cùng bảo vệ không phận của Nhà nước Liên minh Nga-Belarus và thành lập một mạng lưới phòng không khu vực hỗn hợp.
    Bộ trưởng Quốc phòng Nga nhấn mạnh rằng phòng tuyến tây bắc là khu vực đảm trách của một hệ thống phòng không khu vực duy nhất của Nga và Belarus. "Chúng tôi sẽ tăng cường mạng lưới phòng không này," ông cho biết.



    Ông Serdyukov cho biết thêm rằng, những lĩnh vực ưu tiên khác trong chương trình hợp tác chung này là tăng cường hợp tác chung về thông tin không gian và kỹ thuật quân sự.
    Giữa tháng 9/2005, Nga và Belarus đã ký hợp đồng cung cấp các hệ thống phòng không S-300 cho Belarus tại Minsk.



    Hệ thống phòng không S-300 được thiết kế để bảo vệ các cơ sở công nghiệp và hành chính lớn, các căn cứ quân sự và các sở chỉ huy chống lại các cuộc không kích của đối phương.



    S-300 có khả năng tiêu diệt các mục tiêu đạn đạo, và về lý thuyết, chúng có khả năng tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Phiên bản tên lửa S-300 mới nhất có thể tiêu diệt máy bay và tên lửa đạn đạo của đối phương ở khoảng cách 150 km và ở độ cao khoảng 27 km.




    Linh Trang (Theo RIA)
  8. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Putin: Ngân sách quốc phòng không nên "chảy ra ngoài"

    Thủ tướng Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng kinh phí thuộc ngân sách quốc phòng không nên “chảy ra nước ngoài”, mà nên dùng để nuôi sống ngành công nghiệp quốc phòng nội địa.

    [​IMG]
    Thủ tướng Nga Vladimir Putin

    “Tuy nhiên, thậm chí có thể Nga rất cần mua những công nghệ riêng biệt, vật mẫu từ nước ngoài nhưng nên hiểu rằng sẽ không có ai bán công nghệ tương lai mới nhất cho chúng ta. Và tất nhiên tự chúng ta cũng không mang tất cả những gì mình có ra thị trường vũ khí thế giới”, ông Putin nói trong buổi báo cáo kết quả hoạt động của chính phủ năm 2010 tại Đuma Quốc gia.

    Theo lời ông, cần phải làm tất cả những gì có thể để tự mình chiếm giữ những ưu thế trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng then chốt, trong lĩnh vực chế tạo những hệ thống vũ khí quan trọng.

    “Tôi cho rằng, kinh phí thuộc ngân sách quốc phòng không nhất thiết phải đổ ra nước ngoài. Tiền này nên lưu thông ở Nga, nuôi sống ngành công nghiệp và khoa học của chúng ta, tạo ra công ăn việc làm mới, chất lượng cao”, Thủ tướng Putin nhận định.

    “Việc cấp kinh phí cho các doanh nghiệp thuộc tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cần được thực hiện một cách nhịp nhàng và đúng hạn. Tất nhiên cũng có những vấn đề như các đại biểu chỉ ra một cách công minh. Chúng ta sẽ kiểm soát đặc biệt những vấn đề đó”, Thủ tướng Putin nói.

    Thủ tướng Putin cho rằng, lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga hiện đại, khoảng 5 nghìn tỷ rub sẽ được chi cho việc khôi phục và phát triển Lực lượng Hải quân – đó là những kế hoạch nằm trong chương trình vũ khí quốc gia. Thủ tướng Putin nói, dự kiến Nga sẽ chi khoảng 20 nghỉn tỷ rub để thực hiện chương trình vũ khí quốc gia.

    Theo lời ông, việc tăng ngân sách dành cho vũ khí là vì nhiều hệ thống vũ khí đang được loại bỏ dần và cần có vũ khí mới thay thế cho chúng, trong khi sự thay thế này cần được thực hiện dựa trên nền tảng công nghệ mới.

    Ông Putin nhắc lại, ngành công nghiệp quốc phòng, công nghệ hạt nhân và chế tạo tên lửa hùng mạnh đã có tại nước Nga từ những thế hệ trước.

    “Các đại biểu kính mến, những gì thời Liên Xô truyền lại chúng ta, chúng ta đều tự hào về chúng. Một lần nữa chúng ta cúi chào những người đã tạo ra những hệ thống này và chúng ta sẽ phát triển theo hướng đi đó”, Thủ tướng Nga nói.

    http://rian.ru/defense_safety/20110420/366419157.html
  9. xinloiemyeu

    xinloiemyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Bài viết:
    1.249
    Đã được thích:
    1
    đạn pháo 20mm bắn thủng giáp trước chứ bác [:D][:D][:D][:D][:D]
    bojn Pháp bẩn thật thế mà có thằng nó vẫn kêu gào mua máy bay Pháp về thay thế Mig 21 vs Su22 đấy.;));))
  10. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Tàu tuần tra Project 22160 tại EURONAVAL-2010

    [​IMG]

    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này