1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Ukraina

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi brucelee1, 30/08/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Loại bỏ phương tiện Liên Xô, Ukraine quay sang sắm sửa từ châu Á

    Trong tuần qua, Quân đội Ukraine đã tiếp nhận hàng loạt phương tiện vận tải quân sự hạng nhẹ thế hệ mới để thay thế cho những “lực sĩ” già cỗi đã xuống cấp trầm trọng.
    Nga-Ukraine tuyệt giao, Trung Quốc lao đao đóng tàu đổ bộ Zubr
    Lễ bàn giao đã diễn ra tại Viện Khoa học - Công nghệ Quốc giaUkrainevới nhân vật chính là hai mẫu xe tải đến từ Hàn Quốc và một loại xe bán tải của Trung Quốc, tất cả đều được lắp ráp bởi nhà máy Bogdan Motors.

    Được biết, đây là buổi lễ tiếp nhận phương tiện vận tải quân sự lần thứ ba kể từ khi cuộc xung đột miền Đông Ukraine bùng nổ.

    [​IMG]
    Xe tải HD65 trong bài thử nghiệm của nhà máy Bogdan Motors trước khi bàn giao cho Quân đội Ukraine

    Theo kế hoạch cải tổ ở nhóm vận tải quân sự, Tổng thống Ukraine - ông Poroshenko từng cho biết cần loại biên một số lượng khá lớn xe tải có từ thập niên 1960 - 1970 và chỉ sử dụng tiếp các dòng xe tải hạng nặng được sản xuất sau thời điểm Liên Xô tan rã như Kraz-6322 hay Kamaz-6350...

    Bên cạnh yếu tố xuống cấp, nguyên nhân thứ hai cũng rất quan trọng là Quân đội Ukraine bị mất mát lượng lớn phương tiện quân sự trong cuộc giao tranh với lực lượng ly khai miền Đông.

    [​IMG]
    Hình ảnh trong buổi lễ bàn giao lô xe vận tải cho Lực lượng Vệ binh quốc gia Ukraine

    Vì vậy, để thay thế các dòng xe "nồi đồng cối đá" như UAZ-31512, UAZ-3962 hay UAZ-3909, Quân đội Ukraine đã quyết định biên chế mẫu xe Great Wall Wingle 5 4x4 được chế tạo bởi nhà máy Bogdan Motors tại nước này theo giấy phép từ hãng Great Wall của Trung Quốc.

    Theo thông tin từ trangHyser.ua, Wingle 5 là chiếc xe bán tải chất lượng cao đã được xuất khẩu tới nhiều quốc gia Nam Mỹ bởi giá thành rẻ và hoạt động tương đối ổn định.

    [​IMG]
    Xe bán tải đa nhiệm Great Wall Wingle 5 4x4

    Với công suất máy 107 mã lực từ động cơ diesel 2.5TCI 4 xy lanh, cho phép xe có thể đảm trách nhiều nhiệm vụ hậu cần quân sự với khả năng tải 800 kg hàng hóa.

    Tuy nhiên trên thực tế, chỉ tính riêng ở phân khúc xe dân dụng thì Wingle 5 đã tụt lại phía sau so với hai mẫu xe bán tải thế hệ mới là UAZ New Pickup và Toyota Hilux thường thấy ở nhiều khu vực trên thế giới bởi độ việt dã kém hơn cùng vài yếu tố khác...

    [​IMG]
    Mẫu xe tải Hyundai HD120 dành cho Quân đội Ukraine với gói nâng cấp cầu dẫn động 4x4, nâng cao khoảng sáng gầm xe, công suất máy 180 mã lực được cung cấp từ khối động cơ turbo tăng áp V6 giúp xe dễ dàng tải theo 5 tấn hàng hóa...

    [​IMG]
    ... và đây là mẫu xe Hyundai HD65 với cấu hình 4x4, tải trọng 3,5 tấn phù hợp cho vai trò vận tải quân sự mức độ vừa và nhỏ

    Mặc dù việc lựa chọn không được suôn sẻ lắm, Quân đội Ukraine vẫn kịp thời đưa vào biên chế hai mẫu xe tải hạng trung chất lượng của Hyundai trên thị trường hiện nay là HD65 và HD210. Chúng được cấp giấy phép từ Hyundai Truck&Bus từ Hàn Quốc để chế tạo tại nhà máy Bogdan Motors.

    Nhìn chung đây là mặt hàng tin cậy và khá hiệu quả, hoạt động tốt tại các địa hình bằng phẳng mà không đặt nặng vấn đề việt dã. Chúng giúp cải thiện chất lượng phương tiện vận tải trong hàng ngũ Quân đội Ukraine từ những tổn thất nặng nề trong cuộc nội chiến kéo dài.
    http://soha.vn/loai-bo-phuong-tien-lien-xo-ukraine-quay-sang-sam-sua-tu-chau-a-20160804162754875.htm
  2. TerenceTao

    TerenceTao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2016
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    33
    Những nghi vấn quanh tên lửa đạn đạo mới của Ukraine
    (Vũ khí) - Được Ukraine phát triển với nguồn tài trợ bí ẩn từ nước ngoài, tuy nhiên khi chính thức giới thiệu nguyên mẫu, Grom có hình giáng giống hệt Iskander của Nga.
    Nỗ lực của Ukraine

    Theo Defense (Mỹ), Ukraine sẽ lần đầu tiên phóng thử nghiệm một tên lửa đạn đạo mới vào cuối năm 2016. Được biết, tên lửa đạn đạo chiến thuật mới được định danh là Grom-2 (Thunder-2) đạt tầm bắn 280km dành cho phiên bản xuất khẩu, còn tầm bắn của phiên bản dùng cho Lục quân Ukraine là 450km, tối thiểu là 50km.

    Việc phát triển hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân Grom-2 là bước tiến mới của hệ thống hiện có của Ukraine, nòng cốt của nó là một mạng lưới chỉ huy kiểm soát chiến thuật phức hợp, có thể độc lập vận hành, cũng có thể kết hợp với hệ thống thông tin liên lạc hiện có.

    Điểm đặc biệt là hệ thống sử dụng nền tảng trinh sát mới, chẳng hạn như số liệu vệ tinh trinh sát, máy bay không người lái, xe phóng đơn có thể tấn công nhiều mục tiêu ở khoảng cách khác nhau. Theo nguồn tin từ Ukraine, hệ thống tên lửa Grom-2 kiểu mới này có thể đặt ngang hàng với tên lửa Iskander-M của Nga.

    [​IMG]
    Sự giống nhau kỳ lạ giữa Grom và Iskander của Nga.
    Grom-2 sớm đã được trưng bày cùng với mô hình tên lửa hành trình Korshun, cũng như thiết kế xe phóng tại Triển lãm Quốc phòng Ukraine năm 2014. Nhìn vào mô hình tên lửa mà Ukraine trưng bày gần đây cho thấy, Grom-2 và Iskander của Nga gần như giống hệt nhau.

    Nhà phát triển Ukraine khẳng định, Grom-2 đủ sức để biến những hệ thống tên lửa hiện đại nhất thế giới, bao gồm S-300/400 của Nga thành vô dụng. Tương tự như Iskander, tên lửa Grom dự kiến sẽ đầu đạn có quỹ đạo bay không thể đoán trước.

    Nghi ngờ tính khả thi

    Tuy nhiên, nhà quan sát quân sự Mardasov đặt nghi vấn, liệu nền công nghiệp quân sự Ukraine có thật sự đủ khả năng để chế tạo vũ khí mới. Ông này đã đặt ra 2 câu hỏi quan trọng, có thể trong tương lai gần Lữ đoàn Tên lửa 19 Ukraine đồn trú ở Khmelnitsky sẽ được trang bị hệ thống Grom? Và ai là nhà tài trợ nước ngoài cho dự án?

    Để trả lời, báo Svobodnaya chuyển 2 câu hỏi đến cho một số chuyên gia Nga, bao gồm tiến sĩ Yuri Savelyev, một nhà khoa học tên lửa có trình độ chuyên môn sâu, rộng kiêm cựu hiệu trưởng Đại học Khoa học Kỹ thuật Quốc gia Baltic.

    Savelyev bắt đầu bằng cách nhắc lại rằng Mỹ đang chủ động hợp tác với Ukraine trong lĩnh vực tên lửa. Chẳng hạn, ông nêu rõ trong những năm 1990, Boeing từng tham gia dự án tên lửa du hành vũ trụ SL cùng với Ukraine.

    Tuy nhiên, chuyên gia Nga khẳng định ông không thấy bất kỳ bằng chứng cho thấy Mỹ tham gia dự án Grom. Thực tế, ông tin đó là Đức. Quốc gia châu Âu đang "thuê" Ukraina phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) mới.

    "Đức có thể là nhà tài trợ…Quân đội Đức hiện chỉ đang sử dụng hệ thống MLRS M270 của Mỹ. Nhờ sự giúp đỡ từ Kiev, Berlin sẽ có cả 2 hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm xa trong tương lai", ông Savelyev nhấn mạnh.

    Nhưng, ông Alexander Khramchikhin, phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Moscow cho rằng khách hàng nước ngoài bí ẩn có thể là những quốc gia như Pakistan hoặc Triều Tiên và thậm chí có thể Belarus, các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và không loại trừ đó là Trung Quốc - quốc gia từng đi đêm với Ukraine nhiều năm nay cả về quốc phòng lẫn kinh tế.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nhung-nghi-van-quanh-ten-lua-dan-dao-moi-cua-ukraine-3315973/

    Ukraina cần đến Indonesia cung cấp vũ khí
    (Vũ khí) - Hợp đồng đã được ký kết giữa Ukraine và Indonesia về việc mở rộng hợp tác kỹ thuật- quân sự trọng tâm là đối tác cung cấp vũ khí.
    Ukraine đã mất phần lớn thị trường tiêu thụ, đây là một mất mát lớn cho nền kinh tế nước này. Đồng thời Chính phủ của Ukraine đang tìm kiếm một đất nước để sẵn sàng hợp tác. Và một trong những đối tác nước được tìm thấy là Indonesia, Poroshenko đã bay đến Indonesia và đã đồng ý thỏa thuận về một số lĩnh vực hợp tác.

    Indonesia được Nga và Thổ Nhĩ Kỳ giúp đỡ và hợp tác phát triển xe tăng hạng nhẹ và hạng trung mới cho Lục quân Indonesia.

    [​IMG]
    Xe tăng hạng nhẹ của Lục quân Indonesia.
    Ukraine, ngoài vấn đề kinh tế, các vấn đề liên quan đến chiến tranh như vũ khí và thiết bị quân sự hiện nay thiếu trầm trọng vì vậy chính phủ đã liên tục đề nghị Mỹ và EU cung cấp vũ khí khí tài, nhưng vũ khí sát thương Phương tây không cung cấp.

    Trong tình hình đó Poroshenko vẫn tìm thấy một hướng đi với việc ông đã đạt được thỏa thuận cùng Tổng thống Indonesia Joko Widodo về việc cung cấp vũ khí.

    Hôm mùng 5/8 hợp đồng đã được ký kết giữa Ukraine và Indonesia về việc mở rộng hợp tác kỹ thuật- quân sự. Thỏa thuận này là nhằm mục đích cung cấp vũ khí cho nhau.

    Trong chuyến thăm này Tổng thống Ukraine sẽ gặp Chủ tịch Hạ viện Indonesia Ade Komarudin và Sultan Yogyakarta. Ngoài ra, có kế hoạch ký một số văn bản song phương và ông Poroshenko sẽ tham gia diễn đàn doanh nghiệp Indonesia.

    Tuy nhiên Ukraine không còn gì nhiều để cung cấp đối tác do ngành công nghiệp quốc phòng vốn đang ở trong tình trạng thê thảm. Vì vậy hợp tác kỹ thuật- quân sự lần này tập trung nhiều hơn vào việc cung cấp vũ khí cho Ukraine.

    Tình hình chính trị ở Ukraina vẫn chưa có hồi kết và thậm chí ngày càng trở nên phức tạp hơn. Trước tình hình này đáng ra họ cần được giúp đỡ từ các nước đồng minh thế nhưng họ lại bị Mỹ và phương Tây từ chối cung cấp vũ khí chiến đấu.

    Điều này buộc các nhà lãnh đạo Ukraina phải tự tìm kiếm nguồn cung cấp cho mình nhằm kéo dài chế độ được dự báo sẽ sụp đổ.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ukraina-can-den-indonesia-cung-cap-vu-khi-3315874/
  3. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Ukraine đóng tàu pháo tương tự Việt Nam đối phó Nga
    (Vũ khí) - Để đối phó với sự xâm nhập và đổ bộ của Hải quân Nga tại Biển Đen, Ukraine có kế hoạch đóng loại tàu pháo tương tự như TT-400TP của Việt Nam.
    Thông tin này được trang military-informant (Nga) ngày 16/8 dẫn nguồn tin quân sự Ukraine cho biết. Theo đó, Tư lệnh Hải quân Ukraine, Igor Voronchenko tuyên bố trước truyền thông rằng để đối phó các hoạt động gia tăng của Hải quân Nga ở Biển Đen, Ukraine cần các tàu tuần tra nhỏ để bảo vệ bờ biển và chống đổ bộ, chống xâm nhập.

    Ông Igor Voronchenko tiết lộ, loại tàu Ukraine đang cần là loại tàu tuần tra LAN do nước này thiết kế. Theo những thông tin được công khai, mẫu tàu tuần tra hạng nhẹ LAN sẽ được đóng tại xưởng đóng tàu mang tên Lenin ở Kiev và xưởng 61 Communards ở Nikolayev.

    [​IMG]
    Mẫu tàu tuần tra LAN của Ukraine với tên lửa chống hạm.
    Nhà sản xuất cho biết, LAN là mẫu tàu tuần tra mang do Trung tâm nghiên cứu thiết kế đóng tàu IPTSK ở Nikolayev thiết kế. Mẫu này trông giống mẫu tàu chiến Gepard thu nhỏ của Nga, có 1 pháo hạm đằng mũi và 2 dàn tên lửa chống hạm phía sau tàu, xếp châu đầu nhau khi không tác chiến.

    Điều làm nên sự khác biệt giữa mẫu LAN mà Ukraine thiết kế cho Việt Nam là do liên doanh Anh – Ukraine mang tên Fast Craft Naval Supplies (UK) Limited thực hiện. Thiết kế của mẫu tàu LAN cung cấp cho Việt Nam chi có pháo chính phía mũi và pháo phòng không bắn nhanh sau tàu, không có tên lửa diệt hạm như LAN ban đầu của IPTSK.

    Ngoài kế hoạch đóng tàu tuần tra LAN, Hải quân Ukraine cũng chuẩn bị được tiếp nhận tàu tấn công bọc thép Centaur. Theo tạp chí Defense Express của Ukraine, Trung tâm Nghiên cứu và Thiết kế đóng tàu Mykolayiv - một doanh nghiệp nhà nước chuyên nghiên cứu, chế tạo và hiện đại hóa tàu thuyền cho Quân đội Ukraine mới đây đã công bố một mẫu thiết kế tàu tấn công bọc thép Centaur.

    Mẫu thiết kế mới này về cơ bản được phát triển trên nền tảng thiết kế của tàu tấn công đổ bộ cao tốc bọc thép Gurza-M Project 58155 đang trong giai đoạn hoàn thiện. Dự kiến Quân đội Ukraine sẽ nhận được hai chiếc Gurza-M đầu tiên vào cuối năm 2016 và nhận đầy đủ 18 chiếc vào năm 2020.

    Tàu tấn công bọc thép Centaur được thiết kế để đối phó với các mối đe dọa ở khu vực ven biển và sông ngòi, để chống lại kẻ thù hoặc tiến hành các hoạt động tấn công đổ bộ.

    [​IMG]
    Tàu tuần tra cao tốc Gurza-M.
    Mặc dù vậy, Quân đội Ukraine cũng như đơn vị thiết kế không công khai chi tiết thông số kỹ thuật của loại tàu này, mà chỉ cho biết Centaur được phát triển hiện đại hơn Gurza-M và tích hợp thêm chức năng cho từng nhiệm vụ cụ thể.

    Tuy nhiên, qua quan sát bản thiết kế có thể thấy tàu tấn công cao tốc bọc thép Centaur có thân tàu dài hơn so với Gurza-M, hệ thống vũ khí trang bị trên tàu cũng có sự khác biệt.

    Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ tuần tra, tàu còn được thiết kế cho nhiệm vụ tấn công đổ bộ, nên số quân trên tàu cũng được tăng lên khoảng 35-37 người bao gồm kíp lái và cả lực lượng tấn công đổ bộ.

    Ngoài ra, các hệ thống cảm biến, thông tin liên lạc cũng được trang bị hiện đại hơn. Còn đối với Gurza-M, loại tàu này có thân tàu ngắn hơn so với Centaur. Gurza-M được xây dựng dựa trên nguyên mẫu tàu Gurza Project 58150 đang có trong biên chế của Quân đội Ukraine.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ukraine-dong-tau-phao-tuong-tu-viet-nam-doi-pho-nga-3316827/
  4. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Không còn là đồn đãi nữa, khách hàng mua tên lửa đạn đạo chiến thuật Grom-2 của Ukraine chính là Arab Saudi. Họ đã tài trợ 40 triệu USD để Ukraine nghiên cứu, hoàn thiện và thử nghiệm Grom-2. Grom-2 có tầm bắn 350 km dành cho bản xuất khẩu, 500 km cho quân đội Ukraine và có khả năng mang được đầu đạn hạt nhân. Ban đầu Arab Saudi được cho là sẽ mua tên lửa đạn đạo Iskander của Nga nhưng có lẽ sự dính lứu của Nga với Syria và ủng hộ kẻ thù Al-Assad đã khiến Arab Saudi tức giận và hủy bỏ mọi dự định mua vũ khí Nga.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Ngoài ra Arab Saudi cũng được cho là đang quan tâm tới tên lửa chống tank bắn từ nòng Falarick của Luch - Ukraine. Họ muốn mua loại tên lửa này để trang bị cho 100 xe bọc thép chở quân VAB Mark 3 do Renault Pháp sản xuất nhưng trang bị tháp pháo CSE 90LP hoặc LCTS 90MP gắn pháo 90mm do ****erill Bỉ sản xuất. Falarick 90 có tầm bắn 4,000m, dẫn đường semi-active laze, đầu đạn đôi nối tiếp có khả năng xuyên thủng lớp thép dày 550mm sau giáp nổ.

    VAB Mack 3 trang bị tháp pháo 90mm
    [​IMG]

    Tên lửa Falarick 90mm bắn từ nòng
    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 20/08/2016
    souri thích bài này.
  5. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Một hệ thống cỡ như vậy mà chi phí đầu tư có vẻ rẻ quá nhỉ
    nguyenvanx thích bài này.
  6. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Ukraine thử thành công tên lửa mang đạn hạt nhân: Thoát Nga
    (Vũ khí) - Ukraine vừa tuyên bố phóng thử thành công tên lửa thế hệ mới Vilha trong nỗ lực khôi phục tham vọng hạt nhân từ lâu.
    Không dùng bất cứ phụ tùng nào của Nga

    Truyền thông Ukraine ngày 28/8 dẫn các nguồn tin quân đội cho biết, nước này đã bắn thử thành công một tên lửa dẫn đường mới nhất với tên gọi Vilha từ hệ thống phóng đa chức năng BM-30 Smech có từ thời Xô Viết.

    Theo đó, tên lửa có tầm bắn lên đến 300km và có thể trang bị nhiều loại đầu đạn, bao gồm đầu đạn hạt nhân.

    Đặc biệt, tên lửa Vilha được ngành công nghiệp quốc phòng nước này tự thiết kế và có thể sản xuất đại trà mà không cần bất kỳ loại phụ tùng nào có nguồn gốc từ Nga.

    [​IMG]
    Vilha đạt tầm bắn 300 km và có thể trang bị đầu đạn hạt nhân
    Những hình ảnh vừa được công bố trên truyền hình cho thấy, tên lửa mới phóng từ một dàn phóng BM-30 Smech đặt trên xe tải quân sự MAZ-543 tự hành. Nó sử dụng một hệ thống điều hướng nội bộ và điều chỉnh đường bay dựa vào GPS.

    Cố vấn Tổng thống Ukraina, ông Yuriy Biryukov thuật lại sự kiện trên Facebook: “Vụ phóng đầu tiên đối với tên lửa mới đã được thực hiện. Nó phá hủy mục tiêu rất chính xác”.

    Trong khi đó Tổng thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia và Quốc phòng Ukraina, Oleksander Turchynov khẳng định tên lửa Vilha đã thực hiện thành công các nhiệm vụ đặt ra trước đó và đạt được mục tiêu dự định chính xác.

    “Ngành công nghiệp quân sự của chúng tôi cùng với các nhà khoa học đã xứng đáng với nhiệm vụ được giao. Tên lửa của chúng tôi thực hiện thành công các nhiệm vụ đặt ra trước đó, và đạt được mục tiêu dự định chính xác”, Chúng ta đã bắt đầu bắn thử tên lửa sản xuất ở Ukraine”, ông Turchynov hãnh diện nói với báo Ukraina Hromadske.

    [​IMG]
    Hình ảnh vụ phóng thử tên lửa Vilha của quân đội Ukraine
    Hiện nay chưa có nhiều thông tin về hệ thống tên lửa mới của Ukraine. Tuy nhiên vào năm 2015 Ukraine từng tuyên bố, họ sẽ tích hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Thunder -2 (sấm sét) bởi Cục thiết kế Yuzhnoye và tên lửa Korshun (Kite -diều hâu) vào một hệ thống tên lửa chiến thuật.

    Ukraine và tham vọng vũ khí hạt nhân trong thời điểm nóng

    Ukraine nuôi tiếp tham vọng hạt nhân?

    Tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân của Ukraine được biết đến kể từ khi diễn ra khủng hoảng chính trị tại nước này và đặc biệt sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea đầu năm 2014.

    Đặc biệt vào thời điểm này khi Moskva đang triển khai nhiều vũ khí hiện đại đến Crimea cũng như sát biên giới nước này thì việc Ukraine lên dây cót như vậy có thể hiểu được.

    Đây dường như là câu trả lời mạnh mẽ của chính quyền Tổng thống Poroshenko đối với điện Kremlin. Dù đang ở trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng Kiev vẫn luôn khát khao chinh phục và nỗ lực mọi cách để hiện thực hóa tham vọng hạt nhân.

    Còn nhớ, hồi tháng 4 năm nay, văn phòng báo chí của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine (RNBO) tuyên bố nước này vừa thử thành công loại tên lửa mới có thể mang đầu đạn hạt nhân.

    Phó giám đốc RNBO Oleg Gladkovsky cho biết, vụ thử nghiệm được thực hiện hôm 22/4, loại tên lửa này có thể lắp đặt nhiều loại đầu đạn khác nhau, trong đó có đầu đạn hạt nhân, và có tầm xa khoảng 300km.

    [​IMG]
    Tên lửa Ukraine thử nghiệm hôm 22/4.
    Trong khi đó, báo Svobodnaya Pressa của Nga cho biết, loại tên lửa này “nhiều khả năng sẽ được trang bị thiết bị định hướng bằng GPS và một bộ điều khiển mới được sản xuất trong nước. Hoạt động thử nghiệm được tiến hành với một tên lửa Smerch”.

    Thậm chí để theo đuổi tham vọng của mình, vào năm 2014, Ukraine đã đưa ra xem xét dự luật về việc nước này rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và rút lại chữ ký trong Biên bản Budapest được ký dựa trên hiệp ước này. Như vậy, các nghị sĩ Ukraine đề xuất Ukraine gia nhập câu lạc bộ hạt nhân.

    “Chúng ta - Ukraine, phải lấy lại quy chế cường quốc hạt nhân để có khả năng hiển nhiên bảo vệ mình trong tương lai trước tất cả những kẻ xâm hại đất đai, chủ quyền của chúng ta và tạo ra bất kỳ đe dọa nào đối với dân tộc Ukraine!

    Chúng ta là quốc gia không đủ lớn để đối phó những kẻ xâm lược như Liên bang Nga - vũ khí hạt nhân sẽ buộc tất cả phải tính đến chúng ta, và đây là sự bảo vệ duy nhất của chúng ta để ngăn chặn những tình huống như vậy trong tương lai từ bất kỳ phía nào”, phần ghi chú đi kèm dự luật viết.

    Không chỉ thế, thời gian gần đây Ukraine đã công khai muốn sở hữu và gia nhập câu lạc bộ các quốc gia hạt nhân trên thế giới.

    Theo Kiev Viktor Nebozhenko, một nhân vật gần gũi với đảng của bà Yulia Tymoshenko, kho vũ khí hạt nhân Mỹ vừa ra lệnh rút khỏi Thổ Nhĩ Kỳ nên được triển khai trên lãnh thổ Ukraine.
    “Kiev có thể cho phép mình tiếp nhận vũ khí hạt nhân chiến thuật Mỹ. Đó sẽ là một cơ chế quốc tế hiệu quả khiến Nga bớt hung hăng...”, Kiev Viktor Nebozhenko tuyên bố.

    Ngoài ra, theo nhà phân tích này, việc đưa vũ khí hạt nhân đến Ukraine sẽ khuyến khích Mỹ thiết lập căn cứ quân sự mang tính răn đe cạnh Nga.

    Không chỉ muốn kho bom hạt nhân Mỹ “đồn trú” trên lãnh thổ của mình, người Ukraine còn công khai ý định muốn sở hữu kho vũ khí hạt nhân riêng. Theo tuyên bố của Thủ lĩnh đảng Cấp tiến, nghị sĩ Verkhovnaya Rada Oleh Lyashko, Ukraine cần chế tạo vũ khí hạt nhân riêng của nước mình.

    “Tôi từng nhiều lần nói với Tổng thống, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia và Thủ tướng rằng Ukraine phải xúc tiến công việc về khôi phục tiềm năng hạt nhân của đất nước để phục vụ yêu cầu an ninh.

    Chúng ta có đủ mọi khả năng. Chúng ta có cơ sở khoa học, có uranium, có các sáng chế, có Pivdenmash (doanh nghiệp về sản xuất kỹ thuật tên lửa-vũ trụ, nằm ở Dnepropetrovsk). Chúng ta thừa sức chế tạo tên lửa hạt nhân”, - nghị sĩ Lyashko khẳng định.

    Tuấn Hùng(Tổng hợp)
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...-mang-dan-hat-nhan-thoat-nga-3317437/?paged=2

    Ukraine ‘khoe’ tên lửa Alder thế hệ mới trước mặt Nga
    (Vũ khí) - Ukraine tiến hành bắn thử tên lửa chiến thuật thế hệ mới Alder trong bối cảnh Nga đang triển khai các hệ thống vũ khí hiện đại đến Crimea.
    Bộ phận báo chí của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine (RNBO) vừa tuyên bố, quân đội nước này đã thử thành công tên lửa đất đối đất chiến thuật thế hệ mới Vilha (Alder) tại một trường thử gần thành phố Odessa của nước này.

    [​IMG]
    Ukraine tiến hành bắn thử tên lửa chiến thuật thế hệ mới Vilha trong bối cảnh Nga đang triển khai các hệ thống vũ khí hiện đại đến Crimea.
    Theo nguồn tin, đây là lần bắn thử đầu tiên của tên lửa Alder khi nó được đưa vào sử dụng trong lực lượng vũ trang Ukraine. Tên lửa Alder có tầm bắn 300 km và có thể trang bị nhiều loại đầu đạn khác nhau kể cả đầu đạn hạt nhân. Nó là sản phẩm của Cục thiết kế Kiev.

    Ông Oleksander Turchynov, Thư ký RNBO tự tin khẳng định, tên lửa Alder đã thực hiện thành công các nhiệm vụ đặt ra trước đó và đạt được mục tiêu dự định chính xác.

    [​IMG]
    Ông Oleksander Turchynov khẳng định, tên lửa Alder đã thực hiện thành công các nhiệm vụ đặt ra trước đó và đạt được mục tiêu dự định chính xác.
    “Các tổ hợp công nghiệp quân sự của chúng tôi, các nhà khoa học và các nhà thiết kế của chúng tôi được giao nhiệm vụ với mục đích đảm bảo rằng tên lửa Ukraine có thể được sản xuất mà không cần tới các bộ phận từ Liên bang Nga. Ngành công nghiệp quân sự của chúng tôi cùng với các nhà khoa học đã xứng đáng với nhiệm vụ được giao. Tên lửa của chúng tôi (Alder) thực hiện thành công các nhiệm vụ đặt ra trước đó, và đạt được mục tiêu dự định chính xác”, ông Oleksander Turchynov nhấn mạnh.

    [​IMG]
    Ukraine ‘khoe’ tên lửa Vilha thế hệ mới trước mũi Nga

    Hiện nay chưa có nhiều thông tin về hệ thống tên lửa mới của Ukraine. Tuy nhiên vào năm 2015 Ukraine từng tuyên bố, họ sẽ tích hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Thunder -2 (sấm sét) bởi Cục thiết kế Yuzhnoye và tên lửa Korshun (Kite -diều hâu) vào một hệ thống tên lửa chiến thuật.

    Tuyên bố trên của Kiev được đưa ra trong bối cảnh Nga đang tăng cường triển khai nhiều vũ khí hiện đại tới Crimea cũng như sát biên giới nước này để phục vụ các hoạt động tập trận.

    Giới phân tích cho rằng, đây là lời đáp mạnh mẽ mà Tổng thống Poroshenko muốn ngầm hướng tới Nga khi nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của nước này đang bị đe dọa.

    Còn nhớ, hôm 24/8, khi phát biểu trên truyền hình nhân ngày Lễ Quốc khánh, người đứng đầu chính phủ Ukraine tuyên bố Nga mong muốn nhìn thấy toàn bộ Ukraine là một phần của "đế chế Nga".

    “Nga không cần Donetsk hay Lugansk, họ cần tất cả đất nước tôi phụ thuộc vào đế chế Nga”, ông Poroshenko nói.

    Theo ông, mục đích duy nhất của Moscow là đạt được “thế giới ổn định và an toàn hơn”.

    Ngoài ra, Tổng thống Poroshenko cũng tuyên bố rằng cuộc chiến vì "tự do, dân chủ, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ vẫn đang tiếp diễn ở Ukraine kể cả 25 năm sau khi giành độc lập".

    Tổng thống Ukraine Poroshenko một lần nữa cáo buộc Moskva can thiệp vào cuộc xung đột ở miền Đông Nam nước này, khi nhấn mạnh rằng trong thời gian gần đây, 80% các vụ tấn công ở Donbass đều do Nga và quân đội của các nước cộng hòa tự xưng thực hiện.

    Kiev coi hai nước Cộng hòa nhân dân Lugansk tự xưng và Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng do Nga “chống lưng” là những tổ chức khủng bố.

    Thậm chí trước mối lo ngại từ Nga, Ukraine cũng tuyên bố đặt quân đội ở miền đông và vùng giáp Crimea trong tình trạng báo động.

    “Căn cứ vào tình hình những sự kiện vừa xảy ra, tôi yêu cầu tất cả các đơn vị quân sự thuộc lực lượng biên phòng, cảnh vệ, an ninh của Ukraine phát lệnh báo động cao nhất, sẵn sàng chiến đấu. Đặc biệt là các đơn vị quân sự nằm dọc theo khu vực hành chính với bán đảo Crimea và trong các khu vực chiến tuyến quân sự ở miền Đông Donbass”, ông Poroshenko tuyên bố.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ukraine-khoe-ten-lua-alder-the-he-moi-truoc-mat-nga-3317391/

    An-178 Ukraine sẽ chết: Nga nói đúng hay ghen ăn tức ở?
    (Bình luận quân sự) - Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin vừa có bình luận về tương lai không mấy tươi sáng của dòng máy bay An-178 của Ukraine.
    Phó thủ tướng Nga dự đoán tương lai An-178Ukraine

    Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin vừa đưa ra lời bình luận trên trang Facebook cá nhân của mình về tin Ukraine khởi động sản xuất hàng loạt máy bay vận tải tầm ngắn An-178.

    Theo đó, vị Phó Thủ tướng phụ trách Công nghiệp Quốc phòng và Hàng không Vũ trụ Nga không tin dự án An-178 sẽ hoàn vốn.

    "Mười máy bay chưa phải là quá trình sản xuất hàng loạt. Để bù đắp các chi phí từ khi triển khai nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy bay, bất cứ một hãng chế tạo hàng không nào cũng cần phải sản xuất một số lượng máy bay lên tới hàng trăm chiếc" - ông Rogozin viết.

    Thông tin sản xuất hàng loạt An-178 được doanh nghiệp nhà nước Antonov của Ukraine thông báo ngày 26 tháng 8. Theo đó, hiện công ty đã nhận được đơn đặt hàng chính thức đầu tiên gồm 10 máy bay từ hãng hàng không dân dụng Silk Way Airlines.

    Theo Thủ tướng Ukraine Vladimir Groisman, Hãng hàng không của Azerbaijan đã bày tỏ ý định đặt mua loại máy bay này ngay trong chuyến bay thử đầu tiên của nó vào tháng 5/2015. Hợp đồng chính thức đã được ký kết giữa hai bên vào ngày ngày 8/6/2016.

    Ngoài ra, nguồn tin từ Ukraine cũng cho rằng, hiện đang có hàng loạt nước đã bày tỏ ý định mua An-178, gồm có Hãng hàng không Maximus Air của Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE - chưa rõ số lượng), Không quân Hoàng gia Saudi Arabia (khoảng 30 máy bay) và không quân Iraq (2 chiếc).

    Được biết, An-178 là một máy bay vận tải tầm ngắn, hạng nhẹ được Hãng chế tạo Hàng không Antonov (Ukraine thừa kế sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ) bắt đầu thiết kế, chế tạo từ tháng 2/2010, dựa trên phiên bản An-158 (An-148-200), với cả 2 phiên bản dân dụng và quân sự.

    An-178 ra mắt trước công chúng lần đầu tiên vào ngày 16/4/2015 và có chuyến bay thử đầu tiên vào ngày 7/5/2015. Chuyến bay đã kéo dài suốt 1 tiếng đồng hồ, dưới sự vận hành của phi hành đoàn gồm 2 phi công và 1 thợ kỹ thuật bay, trong điều kiện thời tiết không thuận lợi.

    [​IMG]
    Máy bay An-178 của Ukraine (phiên bản quân sự được sơn màu xám)

    Hiện nay, An-178 đang trong những khâu kiểm tra cấp giấy chứng nhận cuối cùng. Từ tháng 5/2015 đến nay, chiếc máy bay vận tải tầm ngắn này đã hoàn thành tổng cộng hơn 100 chuyến bay thử, với 160 giờ bay và loạt thử nghiệm mặt đất, vận chuyển ba xe SUV quân sự Humvee của Mỹ.

    Máy bay vận tải An-178 sử dụng hai động cơ phản lực Progress D-436-148FM, đặt trên giá treo dưới cánh, giúp nó có khả năng chuyên chở 18 tấn hàng hóa hoặc 99 binh sĩ với hành trình bay xa 1.000 km. Nếu mang 10 tấn hàng hóa, An-178 có thể mở rộng hành trình bay tới 4.000 km.

    Các phi công thử nghiệm của Ukraine cho biết, máy bay An-178 có tốc độ khoảng 800km/h, trần bay cao tối đa 13km, hành trình bay ổn định cao và có thể đáp xuống hầu hết các địa hình, đáp ứng tốt công tác vận tải hàng hóa hay đổ quân ở những địa hình sơn địa.

    Ukraine có kế hoạch từ nay đến năm 2032 sẽ sản xuất tổng cộng khoảng 200 chiếc An-178 để thay thế các dòng máy bay vận tải cũ như An-12, An-26 và An-32, hiện đang được sử dụng trong không quân nước này và phục vụ công tác xuất khẩu.

    Với đơn giá ước tính từ 25-40 triệu USD/chiếc, An-178 là một đối thủ cạnh tranh tiềm năng của Alenia C-27J Spartan từ Ý, EADS CASA C-295 từ Tây Ban Nha, Lockheed Martin C-130J từ Hoa Kỳ, Embraer KC-390 của Brazil và Ilyushin Il-214 từ Liên bang Nga.

    Vậy tại sao Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin lại tiên đoán tương lai không mấy tươi sáng cho dòng máy bay này? Hay là Nga đang “ghen ăn tức ở” với Ukraine sau khi không mua được giấy phép sản xuất dòng máy bay vận tải hạng trung An-140 từ Antonov?
    Nga “ghen ăn tức ở” hay nói đúng về tương lai của An-178?

    Hồi tháng 5 vừa qua, Nga đã bày tỏ ý định mua lại giấy phép sản xuất máy bay vận tải tần gần An-140 của Antonov, sau đó nội địa hóa hoàn toàn các hệ thống thiết bị.

    Sở dĩ Nga có ý định như vậy là để đỡ mất công thiết kế, chế tạo mới từ đầu một khung thân máy bay vận tải.

    Máy bay An-140 được Văn phòng thiết kế hàng không Antonov của Liên Xô (trước đây đặt tại Ukraine) bắt đầu phát triển trong giai đoạn những năm 1980. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Antonov chính thức thuộc quyền quản lý của Ukraine và nước này bắt đầu sản xuất An-140 trong giai đoạn 1993 - 1999.

    Máy bay Antonov An-140-100 của hải quân Nga mang số hiệu RF-08851

    Sau đó, kể từ năm 2001, An-140 vươn ra nước ngoài với việc được sản xuất tại Iran. Từ năm 2005, nhà máy Aviacor ở Samara của Nga cũng bắt đầu tham gia vào chương trình sản xuất, theo Hiệp định liên chính phủ về hợp tác kỹ thuật-quân sự mà 2 nước ký vào tháng 5/1993.

    Tuy nhiên, sau vụ đảo chính trên Quảng trường Độc Lập ở thủ đô Kiev tháng 2/2014, lật đổ chính quyền của ông Viktor Yanukovych, dẫn tới việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào lãnh thổ của mình và cuộc nội chiến nổ ra ở Donbass, quan hệ Nga-Ukraine trở nên căng thẳng.

    Aviacor buộc phải rút lui khỏi việc sản xuất An-140 do chính quyền Kiev đã quyết định chấm dứt thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Moscow, khiến chương trình sản xuất An-140 không thể thực hiện do thiếu phụ tùng, linh kiện được sản xuất từ 34 nhà máy cung cấp của Ukraine.

    Trong một khoảng thời gian ngắn, Nga không có cách nào thay thế được những linh kiện do các nhà máy Ukraine sản xuất nên đã buộc phải hỏi mua lại giấy phép sản xuất An-140. Tuy nhiên, đề nghị này đến nay vẫn không nhận được phản hồi gì.

    Do đó, một số bình luận cho rằng, Nga có vẻ “ghen ăn tức ở” khi Ukraine chế tạo thành công và tiềm tàng khả năng xuất khẩu dòng máy bay mà Nga cũng đang muốn sản xuất là An-178. Tuy nhiên, mọi việc chưa hẳn là như vậy mà trong bình luận của ông Rogozin cũng có cơ sở.

    [​IMG]
    Nga đang muốn mua giấy phép sản xuất máy bay vận tải Antonov An-140-100

    Một thông tin rất đáng chú ý là ngay sau buổi thử nghiệm bay đầu tiên của An-178, đại diện của Antonov đã có buổi làm việc với các đối tác khách hàng đến từ Công ty Công nghệ và Vũ trụ Trung Quốc, có trụ sở tại Bắc Kinh và hãng hàng không Silk Way Airlines của Azerbaijan.

    Trong đó, đối tác Azerbaijan đã đặt hàng Ukraine 10 chiếc máy bay vận tải An-178. Riêng phía Trung Quốc chỉ đặt mua 2 chiếc An-178 và ký kết cùng Ukraine phát triển một chiếc tại Trung Quốc.

    Với việc đưa ra gói hợp đồng trị giá thấp, mua có… 2 chiếc sản xuất tại Ukraine mà yêu cầu được cấp giấy phép sản xuất… 1 chiếc tại Trung Quốc, dường như Bắc Kinh đang có ý định chỉ bỏ ra số tiền rất nhỏ nhưng lại sở hữu được toàn bộ công nghệ chế tạo An-178.

    Thời gian qua, Ukraine đang trong giai đoạn khó khăn nên sẵn sàng chấp nhận mọi yêu cầu của đối tác nước ngoài, nhất là Trung Quốc. Hợp đồng mua tàu sân bay Varyag, nguyên mẫu tiêm kích hạm Su-33 phiên bản Ukraine là T-10K hay tàu đổ bộ đệm khí Zubr đã cho thấy điều đó.

    Tuy hiện chưa có thông tin chính thức về hợp đồng với Trung Quốc, nhưng các chuyên gia dự đoán nhiều phần là chính quyền Kiev sẵn sàng chấp nhận một hợp đồng nhỏ kèm theo một số ưu đãi của Bắc Kinh.

    Nếu nắm được công nghệ sản xuất An-178, với khả năng nhái siêu hạng của mình, Bắc Kinh sẽ cho ra đời một phiên bản An-178 “phẩy” nào đó. Và với những mối quan hệ ngoại giao và thủ thuật trong xuất khẩu, rất có thể Trung Quốc sẽ khiến Ukraine phải “ôm hận”.

    Do đó, dự đoán của ông Rogozin rất có thể sẽ thành sự thực!
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...a-noi-dung-hay-ghen-an-tuc-o-3317430/?paged=2
    Lần cập nhật cuối: 29/08/2016
  7. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Ukraine bất ngờ trình làng robot chiến đấu
    (Vũ khí) - Ngày 30/8, tập đoàn Ukroboronprom của Ukraine đã bất ngờ cho ra mắt loạt vũ khí tối tân, trong đó có robot chiến đấu Phantom và UAV Horlytsia.
    Truyền thông Ukraine cho biết, hoạt động giới thiệu vũ khí và công nghệ chiến tranh hiện đại của Ukroboronprom nhằm kỷ niệm 5 năm thành lập công ty. Trong lần ra mắt này, đang chú ý nhất là xe chiến đấu tự động đa mục đích Phantom và máy bay không lái Horlytsia là 2 trong những mô hình vũ khí xuất hiện trong sự kiện.

    Theo giới thiệu của nhà sản xuất, Phantom là thiết vận đa mục đích không người lái được thiết kế để thu thập thông tin tình báo, cung cấp vũ khí và sơ tán thương binh. Phantom được trang bị 1 súng máy cỡ nòng 12,7mm, thiết bị ảnh nhiệt và động cơ điện có một máy phát cho phép nó hoạt động trong trạng thái tự động khoảng 1 tháng.

    [​IMG]
    Ukraine giới thiệu robot Phantom.
    Trong khi đó, Horlytsia là chiếc UAV có thể bay ở tầm cao tối đa đến 5 km và ở trên không khoảng 7 giờ để phục vụ cho nhiệm vụ do thám. Máy bay sẽ phục vụ quân đội Ukraine sau khi những chuyến bay thử nghiệm hoàn tất vào cuối năm 2016. Ngoài những vũ khí tự động kể trên, Ukroboronprom còn giới thiệu súng cối cỡ nòng 60mm theo tiêu chuẩn NATO, tên lửa R-27...

    Được biết, đây không phải là lần đầu tiên Ukraine giới thiệu những vũ khí đỉnh cao của mình kể từ đầu năm 2016 đến nay, đặc biệt là khi tình hình miền Đông nước này đang có những diễn biến bất ổn.

    Đầu tháng 4/2016, Vệ binh Quốc gia Ukraina cho biết, lực lượng này bắt đầu thử nghiệm loại súng trường thế hệ mới được trang bị công nghệ ảnh nhiệt hoàn toàn mới. Theo giới thiệu, loại súng trường này được cải tiến hơn so với loại súng trường được quân đội Ukraine sử dụng trên chiến trường miền Đông trong thời gian qua.

    Điểm đặc biệt của loại súng mới này là chúng được trang bị ống ngắm hiện đại kiểu kính viễn vọng và công nghệ ảnh nhiệt thật sự lý tưởng để chiến đấu liên tục 24/24.

    Nói về tầm quan trọng của loại súng này vè nhiều vũ khí khác do Ukraine sản xuất, lãnh đạo Vệ binh Quốc gia, ông Oleksandr Turchynov cho biết: “Chúng tôi đã đặt ra mục tiêu cho các nhà sản xuất vũ khí phải trở thành đẳng cấp thế giới và từng bước dần loại bỏ vũ khí Liên Xô, hướng đến chỉ sử dụng vũ khí do chính Ukraine tự sản xuất”.

    [​IMG]
    Máy bay không người lái Horlytsia.
    Vị quan chức này tiết lộ, súng trường mới của Vệ binh Quốc gia Ukraine có tầm bắn 1,2km, nặng khoảng 4,5kg và sử dụng đạn 7,62mm. Phát biểu sau cuộc thử nghiệm với súng mới, ông Turchynov lạc quan cho rằng:

    "Trong tương lai gần, một phòng thí nghiệm khoa học sẽ được thành lập ở trung tâm đào tạo đặc công bắn tỉa, phòng thí nghiệm có nhiệm vụ nghiên cứu và sản xuất đạn đặc biệt dành riêng cho vũ khí bắn tỉa để giúp tiêu diệt kẻ thù ở khoảng cách xa”.

    Trước khi thông tin về loại súng trường mới này được tiết lộ, đầu năm 2016, Quân đội Ukraine cũng đã bắt đầu thử nghiệm "siêu vũ khí" được lực lượng Vệ binh Quốc gia tự thiết kế.

    Trung đoàn Azov (Vệ binh quốc gia) Ukraine tuyên bố vũ khí mới chế tạo là một “xe tăng thông minh” có tên gọi Azovets hiện đang trải qua hàng loạt thử nghiệm để đánh giá khả năng. Đây là một loại chiến xa đặc biệt được thiết kế lần đầu tiên ở Ukraine và rất có ưu thế trong chiến đấu ở đô thị”, một đại diện của Trung đoàn Azov tuyên bố.

    Azovets có thể chở tối đa 4 sĩ quan, được trang bị pháo 2 nòng tự động và dàn phóng tên lửa chống tăng. Hơn nữa, những nhà thiết kế Azovets còn khẳng định khả năng phòng vệ của xe rất tốt vì có công nghệ tàng hình giúp nó trở nên “vô hình” trước mọi loại vũ khí chống tăng hiện nay.

    Chiếc xe lần đầu tiên được thuyết trình trước Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, Arsen Avakov vào tháng 11/2015, ông ca ngợi nó là “xe tăng tự sáng tạo’ đầu tiên của Ukraine. Theo chuyên gia thiết kế vũ khí Mykola Stepanov, giá sản xuất Azovets rất rẻ chỉ có 500.000USD.

    Hiện chưa rõ liệu cho đến khi nào quân đội Ukraine sẽ sử dụng loại thiết xa mới này. Trước đó, ngày 3/3, các kỹ sư tại Học viện Khoa học Quốc gia Ukraine cho biết họ đã phát triển thành công một loại máy bay chiến đấu không người lái trang bị tên lửa.

    Máy bay có thể phát hiện nhiều mục tiêu và phá hủy vũ khí kẻ thù trong tầm bắn 50km, đài truyền hình 25TV đưa tin. Nó bay đạt tốc độ 800km/h, do đó sẽ khó bị hỏa lực kẻ thù phát hiện. Ngoài tên lửa thông thường, các nhà phát triển chưa tiết lộ loại vũ khí mà loại máy bay này sẽ được trang bịhttp://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ukraine-bat-ngo-trinh-lang-robot-chien-dau-3317655/
  8. Teacher_Of_Dumbers

    Teacher_Of_Dumbers Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/08/2016
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    492
    Ukraine mời trình làng bản nâng cấp BMP-2. Điểm đặc biệt xe nâng cấp được trang bị tháp pháo 2 người vận hành mới gắn 2 súng 30mm ZTM-2 (Tên Ukraine của 2A42), 2 súng 7.62mm, 1 súng phóng lựu 30mm và 4 tên lửa chống tank Barrier, dẫn đường SACLOS bằng laze có tầm bắn 5km.

    Xe được trang bị hệ thống FCS máy tính hóa, hệ thống trinh sát và ngắm bắn ngày (tầm 8km) và đêm (tầm 4km) và có thể nâng cấp lên 10km (ngày) và 8km (đêm).

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Phương Tây tuồn đạn và tên lửa hết date vào Ukraine?
    (Vũ khí) - Theo Business Insider, Mỹ và phương Tây vừa quyết định viện trợ tên lửa chống tăng và đạn dược cho Ukraine. Tuy nhiên, gói viện trợ này đang khiến Kiev nghi ngại.
    Đạn thải loại

    Hãng tin RT dẫn nguồn tin quân sự Lithuania cho biết, nước này đã quyết định cấp cho quân đội chính phủ Ukraine hơn 150 tấn đạn được, chủ yếu sử dụng cho súng trường tấn công AK-47 do Vilnius không cần lô đạn nói trên sau khi trở thành thành viên của NATO.

    Việc Lithuania bàn giao lô đạn này được thực hiện theo cam kết từ năm 2014 nhằm hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến chống lại lực lượng li khai miền Đông nước này. Bộ Quốc phòng Lithuania cho biết, họ bàn giao cho Ukraine lô đạn dược mà binh lính nước này đã sử dụng trước khi thay đổi theo tiêu chuẩn của NATO.

    [​IMG]
    Binh sĩ Ukraine với khẩu Ak-47.
    Được biết, sau khi Lithuania là thành viên của NATO (năm 2004), nước này đã trải qua quá trình tái vũ trang theo tiêu chuẩn NATO và từ đó phải loại bỏ đi những loại vũ khí từ thời Liên-xô.

    Như vậy, lô đạn được Vilnius viện trợ cho Kiev đã được nước này lưu kho từ trên 10 năm nay. Bên cạnh việc giúp đỡ quân đội Ukraine cải tổ và tái trang bị, Lithuania còn cho biết, họ còn giúp đỡ các binh lính bị thương của Ukraine.

    Ngoài Lithuania quyết định viện trợ cho Ukraine, theo tuyên bố mới nhất của ông Anders Fogh Rasmussen - Cựu Tổng Thư ký NATO đồng thời là Cố vấn của Tổng thống Ukraine, cho rằng phương Tây sẽ cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev trong trường hợp Nga "gây bất ổn tình hình ở miền Đông Ukraine".

    Trả lời phỏng vấn trong bài viết đăng tải trên trang mạng "apostrophe" ngày 4/9, ông Rasmussen cho biết Ukraine không phải là thành viên NATO, và vì vậy liên minh quân sự lớn nhất hành tinh này không có nghĩa vụ bảo đảm an ninh cho Ukraine.

    Tuy nhiên, nếu Nga không thực hiện các Thỏa thuận Minsk và tiếp tục gây bất ổn ở miền Đông Ukraine, thì tôi nghĩ rằng đã đến lúc phương Tây và NATO cung cấp cho Ukraine vũ khí sát thương để phòng thủ. Và khi đó, quân đội Ukraine có thể bảo vệ tốt hơn trước cuộc xâm lược của Nga.

    Ông Rasmussen cho biết thêm, quân đội Ukraine đã có bước tiến lớn trong việc củng cố khả năng phòng thủ.

    [​IMG]
    Tên lửa M136 AT-4.
    Tên lửa lưu kho

    Cùng với Lithuania, thành viên khác của NATO là Mỹ cũng đã quyết định viện trợ vũ khí theo cách riêng của mình. Tạp chí quân sự Business Insider dẫn thông tin từ một số tướng lĩnh cấp cao của Quân đội Mỹ cho biết, Lầu Năm Góc đã quyết định viện trợ tên lửa chống tăng cho quân đội chính phủ Ukraine.

    Dù báo Mỹ không cho biết đây là vũ khí nào, tuy nhiên hãng thông tấn AP dẫn nguồn tin nội bộ từ Lầu Năm Góc tiết lộ danh sách những vũ khí sát thương Mỹ quyết định viện trợ cho Ukraine.

    Đứng đầu danh sách là tên lửa M72. Tên lửa chống tăng M72 LAW chính thức phục vụ trung Quân đội Mỹ năm 1963 và chấm dứt hoạt động vào năm 1983. Súng được dùng nhiều trong Chiến tranh Việt Nam, tuy nhiên vũ khí này đã thể hiện khả năng tệ hại. Tầm bắn hiệu quả của M72 rất thấp chỉ từ 170-220 m. Dù vậy, M72 LAW vẫn khá hiệu quả trong chiến tranh đô thị tại Afganistan và Iraq.

    Súng nặng 2,5 kg, dài chưa đến 1 m lúc mở ra (chỉ 0,67 m lúc gấp lại), đường kính nòng 66 mm. Mỗi quả đạn dùng cho M72 LAW nặng 1,8 kg. Tốc độ đầu nòng của đạn là 145 m/s. So với các loại súng chống tăng khác như SMAW và AT4, thì M72 LAW được đánh giá là dễ dùng hơn, nhẹ hơn và rẻ hơn nhiều (mỗi quả khoảng 900 USD).

    Tiếp theo là súng M136 AT-4: Súng chống tăng hạng nhẹ M136 (AT4) là loại súng chống tăng tầm gần, súng có thước ngắm gập và có thể lắp kính ngắm quang học ngày đêm, và được thiết kế có hệ thống chống giật.

    Các thông số của hệ thống AT-4: Tổng chiều dài của AT-4 là 1,020 mm; Tốc độ 290 m/s; chiều dài đạn 460 mm; đạn có khối lượng 1.8 kg; Tầm bắn huấn luyện 30 m, tầm bắn chiến đấu gần nhất 10 m, tầm bắn xa nhất 2,100 m, tầm bắn hiệu quả nhất 300m.

    Đạn chống tăng của AT-4 có cỡ 84mm được đóng gói trong nòng súng và sử dụng 1 lần. Đạn bay tự do trong không khí ổn định đường bay bằng 6 cánh đuôi, đầu đạn sử dụng khối nổ lõm chống tăng HEAT.

    Cũng giống như M72, hệ thống AT-4 đã bị Mỹ cho loại biên toàn bộ, loại vũ khí này chỉ còn trong trang bị của một số nước đồng minh thân cận của Mỹ.http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/phuong-tay-tuon-dan-va-ten-lua-het-date-vao-ukraine-3317990/
  10. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    T-84 Yatagan đỉnh cao của xe tăng Ukraine
    Quốc Việt|05/09/2016 10:15

    0
    [​IMG]
    Xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 Yatagan là sự kết hợp độc đáo giữa thiết kế kiểu phương Tây và hỏa lực mạnh đặc trưng Liên Xô nhằm giới thiệu cho Thổ Nhĩ Kỳ nhưng thất bại.
    Xe tăng mạnh nhất Ukraine phô diễn hỏa lực: T-84 Oplot là xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của Ukraine, với sức mạnh tác chiến tương đương T-90 của Nga.

    [​IMG]
    Theo Military Today, T-84 Yatagan là phiên bản nâng cấp từxe tăngchiến đấu chủ lực T-84 Oplot do Ukraine chế tạo. Phiên bản này được chế tạo để giới thiệu cho Thổ Nhĩ Kỳ trong chương trình hiện đại hóa lực lượng tăng thiết giáp của Ankara.

    [​IMG]
    T-84 Yatagan được đánh giá là đã “lột xác” so với kiểu thiết kế truyền thống của Liên Xô. Xe sử dụng tháp pháo kiểu phương Tây, trong khi nội thất xe có nhiều cải tiến.

    [​IMG]
    Xe được trang bị pháo chính 120 mm tiêu chuẩn NATO. Pháo chính có thể bắn tất cả các loại đạn chống tăng tiêu chuẩn NATO, đặc biệt pháo còn có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng, giúp nâng cao sức mạnh hỏa lực.

    [​IMG]
    Pháo chính 120mm sử dụng hệ thống nạp đạn tự động, cơ số đạn mang theo 40 viên, trong đó có 22 viên nạp sẵn trong hệ thống nạp đạn tự động, 18 viên dự trữ bên trong khoang chiến đấu phía sau tháp pháo. Ngoài ra, xe tăng còn được trang bị súng máy đồng trục 7,62mm cơ số 4.000 viên, đại liên phòng không điều khiển từ xa 12,7mm cơ số 450 viên.

    [​IMG]
    Yatagan được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại. Nội thất xe có nhiều cải tiến, bổ sung điều hòa nhiệt độ đem lại sự thoải mái cho ê kíp vận hành. Ảnh: Morozovkmdb

    [​IMG]
    Xe sử dụng giáp module hỗn hợp, tháp pháo được bổ sung thêm giáp phản ứng nổ, váy bảo vệ hông 2 lớp. Ngoài ra, xe còn được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động Zaslon giúp bảo vệ xe tốt hơn trước các vũ khí chống tăng. Ảnh: Morozovkmdb

    [​IMG]
    T-84 Yatagan được trang bị động cơ diesel đa nhiên liệu 6TD-2 công suất 1.200 mã lực. Hệ thống động lực này giúp xe đạt tốc độ tối đa 70 km/h, phạm vi hoạt động 540 km.

    [​IMG]
    Năm 2000, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành đánh giá Yatagan với các mẫu tăng phương Tây khác. Mẫu thiết kế đến từ Ukraine không đạt yêu cầu mà quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đề ra.

    [​IMG]
    Một số nhà phân tích cho rằng, Ukraine quá tham vọng khi giới thiệu xe tăng cho quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng phát triển mạnh như Thổ Nhĩ Kỳ.

    [​IMG]
    Người ta cho rằng, Ukraine nên giới thiệu mẫu xe tăng này cho các nước đang phát triển sẽ phù hợp hơn. T-84 Yatagan tuy không đạt tiêu chuẩn NATO, nhưng vẫn mạnh hơn nhiều so với các mẫu xe tăng khác, đặc biệt là MBT-3000 của Trung Quốc giới thiệu cho thị trường xuất khẩu. Ảnh: Moddb

    [​IMG]
    T-84 Yatagan có chiều dài tổng thể 9,66 m, rộng 3,77 m, cao 2,21 m, trọng lượng chiến đấu 48 tấn. Ảnh: Defence Talkhttp://soha.vn/t-84-yatagan-dinh-cao-cua-xe-tang-ukraine-20160905093426271.htm

Chia sẻ trang này