1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Tương quan sức mạnh không quân trên Biển Đông

    Nếu nổ ra một cuộc xung đột trên Biển Đông, sự kết hợp của các binh chủng để giành lợi thế là điều cần thiết, trong đó không quân đóng vai trò quan trọng trong hoạt động phối hợp này.
    Do đó, đây là lĩnh vực cần phải có thêm những đánh giá và phân tích từ các chuyên gia và học giả.

    Phần lớn các phân tích chiến lược gần đây về Biển Đông tập trung vào các lĩnh vực hải quân, với việc mua tàu ngầm mới của Việt Nam, Malaysia và Hải quân Mỹ tiến hành hoạt động tự do hàng hải ở vùng biển tranh chấp này.

    Ngược lại, lĩnh vực không quân thì hoặc bị lãng quên hoặc chỉ được đề cập thoáng qua. Sự vắng bóng những phân tích về sức mạnh không quân có nghĩa rằng một số câu hỏi vẫn đang bị bỏ ngỏ.

    Cụ thể, liệu Việt Nam, Malaysia và Philippines có thể thách thức sự xâm lấn của Trung Quốc ở vùng không phận trên Biển Đông hay không?

    Số lượng máy bay mà Trung Quốc sở hữu nhiều hơn bất cứ thứ gì mà Việt Nam, Malaysia và Philippines có. Riêng ở Quân khu Quảng Châu, miền Nam Trung Quốc, đã có khoảng 158 máy bay chiến đấu hiện đại và khoảng 164 chiếc cũ hơn thuộc cả lực lượng không quân của hải quân và không quân.

    [​IMG]
    Không quân Việt Nam.

    Phần lớn máy bay mới thuộc dòng Sukhoi Su-27, với tổng cộng 110 chiếc. Thậm chí tính cả về hậu cần và khả năng của các căn cứ không quân thì chỉ riêng ở Quân khu Quảng Châu, Trung Quốc có thể triển khai một lực lượng đông hơn nhiều và đánh bại cả ba đối thủ này kết hợp lại.

    Ngược lại, Việt Nam có 40 máy bay loại mới hơn từ dòng Su-27, trong đó có 29 chiếc là Su-30MK2, một trong những phiên bản tiên tiến nhất trên thị trường hiện nay. Việt Nam cũng có 61 chiếc máy bay dòng cũ hơn, nhưng về chất lượng không được rõ lắm.

    Malaysia sở hữu 18 chiếc mới hơn là Su-30MKM, cộng thêm 43 chiếc cũ hơn gồm nhiều loại khác nhau. So với Malaysia và Việt Nam, Philippines có năng lực phòng không kém hơn, với chỉ 12 chiếc máy bay tấn công hạng nhẹ mới loại FA-50 mới được Hàn Quốc chuyển giao.

    Môi trường hoạt động

    Các lực lượng không quân của Việt Nam, Malaysia và Philippines có lợi thế về địa hình – những đảo nằm trong vùng tranh chấp ở gần căn cứ không quân của họ hơn so với Trung Quốc. Những máy bay chiến đấu cũ của lực lượng không quân Việt Nam và Malaysia có thể dễ dàng đến các đảo mà họ tuyên bố chủ quyền.

    Philippines có một số lợi thế tương tự, nhưng số lượng máy bay lại hạn chế. Tuy nhiên, Trung Quốc không phải hoàn toàn không có lợi thế: các máy bay dòng Su-27 là loại máy bay tầm xa và có thể tiến hành các hoạt động chiến đấu từ các căn cứ trên đảo Hải Nam.

    [​IMG]
    Không quân Việt Nam.

    Thế nên điều đáng chú ý là khoảng cách càng xa giữa căn cứ và mục tiêu thì càng có ít thời gian để thực sự thực hiện các nhiệm vụ và khả năng tiến hành các đợt tuần tra không phận tầm xa bị hạn chế. Việc thực sự tiến hành được các hoạt động kiểu này ở khoảng cách như vậy không phải là một lựa chọn.

    Do vậy, nhu cầu về các căn cứ gần quần đảo Trường Sa trở thành một mệnh lệnh chiến lược và hành động đối với Trung Quốc.

    Năm 1990, Trung Quốc đã xây dựng một đường băng dài 2.700m trên đảo Phú Lâm, đủ dài để phục vụ bất kỳ máy bay chiến đấu nào của Trung Quốc. Bắc Kinh không chỉ dừng lại ở việc xây đường băng trên đảo Phú Lâm, nước này còn xây dựng một hệ thống radar lớn và đủ chỗ cho các bệ phóng tên lửa.

    Trung Quốc đã triển khai máy bay chiến đấu hiện đại và các tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 đến đảo này. Từ đảo Phú Lâm, các máy bay chiến đấu của Trung Quốc có thể bao phủ gần như toàn bộ không phận ở Biển Đông.

    Về phía Nam quần đảo Trường Sa, các sân bay và hệ thống phòng không liên quan được xây dựng trên bãi Subi và Đá Chữ Thập đang gần hoàn thành, bổ sung thêm những cơ sở khác của Trung Quốc như radar và các bệ phóng tên lửa.

    Từ những căn cứ không quân trên các đảo này, thậm chí cả máy bay chiến đấu loại cũ của Trung Quốc cũng có thể tham gia một cuộc xung đột tiềm năng và đánh trả các căn cứ của Malaysia và Philippines bất cứ lúc nào, bởi hai nước này đều thiếu năng lực phòng không.

    Việc kết hợp các sân bay và bệ phóng tên lửa tạo ra một mạng lưới tầng tầng lớp lớp có khả năng ngăn chặn hiệu quả những cuộc tấn công của đối thủ nhằm vào các đảo mà Trung Quốc chiếm giữ.

    Trong khi ưu tiên tập trung vào khả năng ngăn chặn xâm nhập của hải quân, phiên bản phòng không chống tiếp cận/xâm nhập khu vực (A2/AD) của Trung Quốc giúp ngăn chặn bất kỳ mối đe dọa tiềm tàng nào đối với các căn cứ hải đảo của họ.

    Mặc dù một số nhà phân tích cho rằng những căn cứ hải đảo này cùng các lực lượng hải quân và không quân liên quan của Trung Quốc dễ bị tấn công, ý nói Mỹ sẽ tham gia một cuộc xung đột tiềm năng, nhưng Việt Nam và Malaysia không thể dựa vào sự hỗ trợ của Mỹ.

    Philippines có các hiệp ước quân sự với Mỹ, nhưng sự điều chỉnh gần đây của lực lượng không quân Phiplippines cho thấy nước này mong muốn nâng cao năng lực của chính mình.

    Thách thức Trung Quốc

    Sức mạnh không quân của các nước quanh Biển Đông vẫn không cân bằng và nghiêng về Trung Quốc, thực tế những nước này sẽ không thể chống đỡ được các cuộc tấn công kéo dài từ Trung Quốc.

    Nhiều nhất là họ có thể buộc Trung Quốc phải trì hoãn. Để có cơ hội chiến đấu, cả Malaysia, Việt Nam và Philippines đều cần củng cố và tăng cường lực lượng không quân cũng như khả năng phòng không của mình. Họ đều nhận thức được điều này và đều đã chuẩn bị theo những cách khác nhau.

    Chẳng hạn, vào tháng 11/2015, Malaysia tổ chức một cuộc tập trận phòng không đáng kể với sự tham gia của các máy bay Su-30MKM, các máy bay F/A-18D (mua của Mỹ) và BAE Hawks (mua của Anh).

    Những máy bay này thực hành chiến đấu trên không, phòng vệ trên không, và ném bom chính xác - mọi hoạt động mà có khả năng chống lại một kẻ thù cụ thể. Hơn nữa, cuộc tập trận này được thực hiện từ Căn cứ không quân Labuan, ngay phía Nam quần đảo Trường Sa.

    Ngoài ra, Malaysia còn có ý định mua những máy bay chiến đấu tiên tiến loại mới để nâng cấp và củng cố lực lượng phòng không nước này.

    Việt Nam cũng nhận ra điểm yếu của mình về phòng không và đã công bố ý định mua lại hơn một chục chiếc Sukhoi, có thể là thiết kế Su-35 mới hơn. Hà Nội cũng đã mua các hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga, và có ý định mua phiên bản nâng cấp S-400.

    Tuy nhiên, Việt Nam không dừng lại ở đây – họ cũng đã quyết định sao chép chiến lược A2/AD của Trung Quốc và mua thêm các tên lửa chống tàu của Nga.

    Philippines là nước đi xa hơn cả để chuẩn bị cho bất kỳ cuộc xung đột nào chống Trung Quốc, cả trên không hay trên biển.

    Kế hoạch dài hạn của lực lượng phòng không Philippines là nhằm có được không chỉ những máy bay chiến đấu tiên tiến mới vào năm 2021, mà còn cả các hệ thống cảnh báo sớm trên không – điều mà các nước khác không tuyên bố công khai - và các tên lửa phòng không đặt trên mặt đất cũng như các hệ thống radar.

    Máy bay tiềm năng mới là giống nhau cho tất cả: Saab JAS-39 Gripen, Eurofighter Typhoon, Dassault Rafael, F-16V nâng cấp và Su-35. Nước nào mua loại máy bay nào vẫn chưa được quyết định, nhưng Việt Nam có truyền thống mua vũ khí của Nga, do vậy nhiều khả năng nhất là Hà Nội sẽ mua Su-35.

    Philippines dường như ủng hộ JAS-39, trong khi Malaysia có truyền thống mua kết hợp cả máy bay chiến đấu của Nga và phương Tây, nên sự lựa chọn là chưa cố định và có thể rơi vào một trong hai cách.

    Cả ba nước Malaysia, Việt Nam và Philippines đều đã nhìn thấy các mối đe dọa, không chỉ từ biển - khi phải đối phó với một mạng lưới tên lửa chống tàu, mà còn cả trên không.

    Nếu những nước này có thể có được những vũ khí này, học cách sử dụng và triển khai chúng một cách hiệu quả, thì có thể chống lại và thậm chí đe dọa sự xâm lấn của Trung Quốc. Họ có thể thách thức Bắc Kinh ở trên không và tăng cường hiện đại hóa lực lượng hải quân của họ.

    http://soha.vn/tuong-quan-suc-manh-khong-quan-tren-bien-dong-20160519115315273.htm
  2. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
  3. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
  4. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Hình ảnh xe tăng Leopard 2 RI vừa được chuyển giao cho Indonesia
    Ly Vy | 26/05/2016 19:45

    0
    [​IMG]
    Thông tin đăng tải từ trang mạng jakartagreater.com hôm 23/5 cho biết, Indonesia đã nhận từ Đức lô xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 RI đầu tiên.
    Nga lập trạm GLONASS ở Indonesia, Việt Nam vẫn đang chờ đợi
    Cũng trong ngày 23/05, tạp chí Jane's Defence Weekly đăng tải bài viết có tựa đề: "Indonesia nhận 8 xe tăng Lepard 2 RI trong tổng số 61 chiếc".

    Lô xe tăng này nằm trong hợp đồng trị giá 280 triệu USD do Indonesia và Đức ký kết vào tháng 09/2012.

    Trong khuôn khổ hợp đồng trên, Indonesia đã đặt mua 61 xe tăng Leopard 2 RI nâng cấp, 42 xe tăng Leopard 2A4 chưa nâng cấp, 50 xe chiến đấu bộ binh Marder 1A3 và 11 xe bắc cầu, xe cứu kéo.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Hình ảnh những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 RI đầu tiên mà Quân đội Indonesia nhận được.

    Xe tăng Leopard 2A4, xe chiến đấu bộ binh Marder 1A3 và các xe làm nhiệm vụ đặc thù được lấy từ kho vũ khí của Quân đội Đức, còn những chiếc Leopard 2 RI thì được nâng cấp từ Leopard 2A4.

    Quá trình chuyển giao các xe tăng Leopard 2A4, xe chiến đấu bộ binh Marder 1A3 và các xe làm nhiệm vụ đặc thù cho Indonesia bắt đầu vào tháng 09/2013 và hoàn thành trong năm 2015.

    Phiên bản Leopard 2 RI dựa trên gói nâng cấp Leopard 2 Revolution được Tập đoàn Rheinmetall giới thiệu vài năm trước.

    So với nguyên bản, Leopard 2 RI được tăng cường khả năng bảo vệ và hệ thống kiểm soát hỏa lực, tháp pháo điều khiển hoàn toàn bằng điện, hệ thống camera toàn cảnh, hệ thống động lực phụ trợ và điều hòa.
    http://soha.vn/hinh-anh-xe-tang-leopard-2-ri-vua-duoc-chuyen-giao-cho-indonesia-2016052414152444.htm
  5. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Tự hào, VN tự chế tạo thành công hệ thống cảnh giới vùng trời!

    Ngay lập tức, chỉ bằng động thái nhấp chuột nhẹ nhàng, hệ thống cảnh giới vùng trời tự động bàn giao mục tiêu cho các đơn vị hỏa lực đang chờ sẵn để khai hỏa.
    Ngày 26/05/2016, Quân chủng PK-KQ đã khai mạc huấn luyện hệ thống cảnh giới vùng trời tự động VQ1-M chuyển giao, bảo đảm kỹ thuật từ Tập đoàn Viễn thông Quân đội.

    Được biết, toàn bộ các sư đoàn phòng không, học viện PK-KQ và một số trường và cơ quan Quân chủng PK-KQ đã cử cán bộ, kỹ thuật viên trực tiếp bảo đảm kỹ thuật, duy trì hoạt động cho các thiết bị Hệ thống VQ1-M tham dự khóa học.

    "Không để Tổ quốc bị bất ngờ từ các tình huống từ trên không" là yêu cầu cao nhất với nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của Quân chủng Phòng không - Không quân. Để làm được điều đó, trong những năm qua, Quân chủng được ưu tiên đầu tư trang bị nhiều vũ khí, trang bị thế hệ mới tiên tiến, đáp ứng được tiêu chí "tiến thẳng lên hiện đại".

    [​IMG]
    Radar nhìn vòng chuyên bắt máy bay tàng hình RV-02 do Việt Nam chế tạo

    Nhưng thật bất ngờ, trong số những loại vũ khí trang bị mới đưa vào biên chế có những thiết bị tối tân do công nghiệp quốc phòng (CNQP) trong nước chế tạo và sản xuất.

    Điển hình là các hệ thống radar cảnh giới chuyên bắt máy bay tàng hình RV-01, RV-02; radar bắt thấp và radar cảnh giới tầm trung băng sóng mét "Made in Vietnam".

    Đến nay, CNQP Việt Nam lại có một bước phát triển mới với Hệ thống cảnh giới vùng trời tự động VQ1-M do Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel chế tạo, ẩn chứa những điều đặc biệt thú vị mà ít người biết.

    Tiết kiệm gần 2.000 tỷ cho ngân sách

    Cách đây vài năm, nhằm hiện đại hóa hệ thống cảnh giới - quản lý vùng trời, Việt Nam sẵn sàng chi 100 triệu USD (tương đương 2.000 tỷ đồng) và yêu cầu đối tác chuyển giao công nghệ nhưng họ đã từ chối.

    [​IMG]
    Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nghe giới thiệu về Hệ thống VQ1-M.

    Không cách nào khác, ta phải tự nghiên cứu, trách nhiệm ấy được giao cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel mà mũi nhọn chính là Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel. Bằng sự sáng tạo không ngừng, các nhà thiết kế Việt Nam đã đạt được những bươc tiến vượt bậc.

    Nhận thấy sắp bị vuột mất một khách hàng lớn, đối tác giảm giá xuống còn 60 triệu USD và chấp nhận chuyển giao công nghệ. Không đồng ý, Viettel vẫn tiến hành theo cách của mình khiến đối tác phải gật đầu với mọi điều kiện và giảm giá xuống còn 20 triệu USD.

    Tốc độ nghiên cứu, chế tạo nhanh kỷ lục

    Chỉ trong vòng 20 tháng, hệ thống cảnh giới vùng trời quốc gia tự động VQ1-M do Viettel chế tạo đã được hoàn thành, sớm hơn 4 tháng so với kế hoạch, một tiến độ vô tiền khoáng hậu.

    Việc đưa Hệ thống VQ1-M vào trang bị chiến đấu đánh dấu một bước phát triển mới của CNQP Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ trực ban sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời, quản lý điều hành bay của Quân chủng PK-KQ.

    Được tận mắt nhìn thấy hệ thống hoạt động mới hình dung hết được tính ưu việt của nó. Giao diện bằng tiếng Việt giúp kíp trực ban thao tác cực nhanh, chính xác, dễ dàng, xác suất sai sót, bỏ lọt hay hoang báo mục tiêu cực thấp.

    Mọi tham số mục tiêu, tình trạng hoạt động của các trạm radar, thậm chí từng đài radar đơn lẻ đều được tích hợp, gộp lại và hiển thị trên màn hình của Sở chỉ huy, giúp Quân chủng có đầy đủ thông tin để ra những mệnh lệnh chiến đấu đúng đắn, hiệu quả.

    Tất nhiên, ngay lập tức, những mục tiêu ấy chỉ bằng động thái nhẹ nhàng như nhấp chuột, được bàn giao cho các đơn vị hỏa lực từ cấp trung đoàn, sư đoàn và cấp quốc gia đang chờ sẵn để khai hỏa.

    [​IMG]
    Mọi hoạt động bay trên đất liền, trên biển đều được Hệ thống VQ1-M tự động cập nhật chính xác, kịp thời với giao diện tiếng Việt rất tiện dụng.

    Tự hào là quốc gia thứ 9 trên Thế giới tự chế tạo được hệ thống này

    Gần như đi lên từ con số 0, Viện nghiên cứu và phát triển Viettel đã làm được điều thần kỳ, dường như không tưởng, khi đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 9 trên thế giới tự chế tạo được hệ thống quản lý vùng trời tự động hiện đại như vậy.

    Đúng thế, chỉ riêng việc tích hợp và Việt hóa, đồng bộ mọi bộ dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như radar thụ động, chủ động, chia sẻ dữ liệu với các đơn vị hỏa lực đáp ứng yêu cầu phát hiện sớm, tiêu diệt ngay và chính xác các mục tiêu bay ngay từ loạt đạn đầu khi chúng vừa xâm phạm vùng trời, là điều hết sức khó khăn.

    Trước Việt Nam, mới chỉ có 8 quốc gia có nền công nghệ và tiềm lực kinh tế đủ để nghiên cứu chế tạo thành công các tổ hợp có tính năng tương tự.

    [​IMG]
    Hệ thống quản lý vùng trời tự động VQ1-M đã chính thức được QC PK-KQ đưa vào sử dụng.

    Giữ bí mật công nghệ, không để phụ thuộc hay bị đối phương "bắt bài"

    Bất kỳ vũ khí trang bị gì phải nhập khẩu từ nước ngoài đều ẩn chứa sự phụ thuộc khi hỏng hóc hay nâng cấp và nhất là ảnh hưởng đến bí mật quân sự. Ta là chủ công nghệ thì hoàn toàn có thể cải tiến hoặc thiết lập các phương án chiến đấu hiệu quả, hiểm hóc và nhanh chóng tùy theo yêu cầu nhiệm vụ.

    Thật tự hào khi Việt Nam có được những bước tiến vượt bậc, làm chủ công nghệ, nghiên cứu, chế tạo những vũ khí trang bị hiện đại, góp phần nâng cao sức mạnh phòng thủ, sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù.

    Hiện nay hệ thống đang được đưa vào chiến đấu thử nghiệm (từ tháng 4/2016), dự kiến trong tháng 6/2016 sẽ nghiệm thu, đưa vào trang bị quân sự để thực hiện nhiệm vụ trực ban sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời, quản lý điều hành bay.

    http://soha.vn/tu-hao-vn-tu-che-tao-thanh-cong-he-thong-canh-gioi-vung-troi-20160530104710997.htm
    vnese_sniper1996 thích bài này.
  6. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Việt Nam đang dùng những vũ khí nào của Israel?
    (Quốc phòng Việt Nam) - Ngoài những vũ khí do Liên Xô/Nga cung cấp, trong những năm gần đây Việt Nam đã bắt đầu trang bị nhiều loại vũ khí do Israel sản xuất.
    Mua vũ khí Israel

    Lực lượng sử dụng nhiều vũ khí Israel nhất trong quân đội ta có lẽ là Binh chủng Hải quân đánh bộ thuộc Hải quân Nhân dân Việt Nam. Hiện nay, các chiến sĩ binh chủng tinh nhuệ này sử dụng một số loại súng do hãng Israel Military Industries (IMI) sản xuất.

    Hiện nay, Israel chuyển giao đầy đủ và động bộ dây chuyền sản xuất súng bộ binh thế hệ mới (GALIL ACE). Qua đó, Việt Nam có thể sử dụng chính trang thiết bị sẵn có này để sản xuất những vũ khí theo thiết kế của Việt Nam.

    Chưa kể, Israel đã chuyển giao công nghệ nâng cấp xe tăng T-54/55 và một số loại xe thiếp giáp, giúp chúng lột xác, biến thành những vũ khí uy lực, tiếp tục đóng vai trò là xương sống của Lục quân Việt Nam thêm nhiều năm nữa.

    Ngoài ra, Hải quân đánh bộ Việt Nam cũng được trang bị nhiều vũ khí hiện đại có xuất xứ từ Israel như súng tấn công Tavor, súng chống tăng Matador,...

    [​IMG]
    Tên lửa Accular và Extra trong Hải quân Việt Nam.
    Việt Nam còn mua của Israel những hệ thống pháo phản lực bắn loạt tối tân như Extra, Accular có tầm xa, độ chính xác cao kèm các phương tiện trinh sát tự động hiện đại. Nhờ vậy, giúp Hải quân nâng cao đáng kể sức mạnh phòng thủ trên biển và trên đất liền ven biển.

    Đặc biệt, Israel bán cho Việt Nam những tổ hợp radar cảnh giới nhìn vòng ELM-2288ER cực tối tân và tên lửa phòng không SPYDER thuộc hàng hiện đại nhất thế giới.

    Qua đó, mở ra cơ hội chuyển giao công nghệ để Việt Nam có thể tiếp nhận dây chuyền sản xuất những loại tên lửa phòng không tiên tiến bậc nhất và tiến tới tự nghiên cứu, chế tạo những "nỏ thần" Made in Vietnam đúng nghĩa.

    Bên cạnh đó, các máy bay trinh sát, tuần tiễu biển của Việt Nam cũng được trang bị các khí tài trinh sát đồng bộ, hiện đại của Israel, giúp nâng cao khả năng quản lý vùng trời, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.

    Để bước qua được "lằn ranh đỏ" do Mỹ dựng lên, vốn khiến nhiều quốc gia phương Tây phải âm thầm né tránh, dù biết Việt Nam là một thị trường hết sức tiềm năng, Israel đã lựa chọn những thứ vũ khí có mức độ liên quan vừa phải đến những công nghệ nguồn của Mỹ để chuyển giao.

    Đồng thời, dường như, chính Mỹ cũng ở trong trạng thái "mắt nhắm hờ" để những thỏa thuận hợp tác quốc phòng Việt Nam - Israel thông đồng bén giọt.

    Với nền tảng vững chắc, tin cậy và tương lai đang rộng mở, hy vọng quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam - Israel sẽ có những bước đột phá lớn hơn, đem lại những hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao năng lực phòng thủ của Quân đội Việt Nam.

    Nguyên nhân khiến vũ khí Israel được tin dùng

    Vũ khí Israel rất được ưa chuộng ở Việt Nam và trên thị trường vũ khí thế giới vì một lý do rất quan trọng – đó là chúng đã được "thử thách" qua thực tiễn tác chiến.

    Tháng 6/2013, Công ty phân tích Anh Jane’s cho công bố một bản báo cáo "về các dòng chảy vũ khí thế giới" và bảng xếp hạng các nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới. Các kết luận của Jane’s rất đáng quan tâm, xin dẫn ra sau đây:

    Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng của thị trường buôn bán vũ khí trên thế giới nhanh và đột biến (tăng 30% trong các năm từ 2008 đến năm 2012). Thứ hai, thị trường buôn bán vũ khí nhộn nhịp nhất tập trung ở Phương Đông, cụ thể – tại Đông Nam Á và Trung Cận Đông.

    [​IMG]
    Súng chống tăng Matador do Israel sản xuất trong Quân đội Việt Nam.
    Thứ ba, sự gia tăng vị thế đáng nể của các quốc gia không phải là cường quốc nhưng tham gia xuất khẩu vũ khí - đó là Hàn Quốc và Israel (Israel được Jane’s xếp là quốc gia xuất khẩu UAV lớn nhất thế giới và đứng thứ 6 trên thế giới về xuất khẩu vũ khí nói chung).

    Từ năm 2008 đến năm 2012, xuất khẩu vũ khí của Israel tăng 74% và đạt kim ngạch 2,4 tỷ USD. Cũng theo Jane’s thì : "Không còn nghi ngờ gì nữa, Israel là nhà xuất khẩu vũ khí hiệu quả nhất thế giới. Mặc dù bị các nước thuộc thế giới Hồi giáo tẩy chay nhưng Israel không ngừng tăng thị phần của mình trên một thị trường rất khó tính như vậy” (thị trường buôn bán vũ khí).

    Nếu tính tới một thực tế là Trung Quốc và Nga cũng đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí (Trung Quốc trong 5 năm trở lại đây đã tăng gấp đôi số lượng vũ khí bán ra), cuộc chiến giành thị trường ở Châu Á ngày càng khốc liệt thì mới thấy "thành tích" trên của Israel là rất ấn tượng và đáng nể.

    Còn về tương lai, theo khẳng định của Jane’s, đến năm 2020, chi phí quân sự của Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia và một số nước khác trong khu vực sẽ vượt ngân sách quân sự của Mỹ và Canada, và như vậy triển vọng xuất khẩu vũ khí Israel là rất sáng sủa.

    Vẫn theo Jane’s thì ưu thế của (vũ khi) Israel – đó là các công nghệ quân sự có hàm lượng chất xám cao và kỹ thuật robot. Theo tính toán của Jane’s, trong năm 2014, Ixrael đã vượt Mỹ trong lĩnh vực xuất khẩu UAV.

    Tháng 5/2013, Hãng tư vấn Frost & Sullivan cũng đã cho công bố một bản báo cáo - theo đó Ixrael giữ vị trí hàng đầu trong xuất khẩu UAV, chỉ trong 8 năm trở lại đây đã bán một số lượng UAV trị giá tới 4,6 tỷ USD.

    Còn theo số liệu của Viện nghiên cứu các vấn đề hòa bình Stockhom (SIPRI) thì Ixrael kiểm soát hơn 40% thị trường UAV, cung cấp mặt hàng này cho hơn 20 nước trên thế giới: từ Mỹ, Anh, Brazil, Azerbaizan, Gruzia, Singapor, Mexico và v.v .

    Loại UAV có "cầu" cao nhất nhất là Hermes 450 của công ty Elbit – đây là loại UAV có thể thực hiện cả các chức năng trinh sát lẫn chức năng tấn công. Như vậy, cùng với Mỹ và Ý, Israel nằm trong bộ ba xuất khẩu UAV lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, UAV không phải là thương hiệu có uy tín duy nhất của Công nghiệp quân sự Israel.

    Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc tháng 6/2014 thì trong năm 2011, Israel đứng trong top 7 nước xuất khẩu vũ khí hạng nhẹ (súng quân dụng, súng thể thao và súng săn, đạn cho các loại súng đó, lựu đạn, súng phóng lựu và tên lửa vác vai) – sau Áo, Brazil và Thụy Sỹ , nhưng trước Nga.

    Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Israel, trong năm 2012 các tổ hợp công nghiệp quốc phòng của nước này đã xuất khẩu lượng vũ khí, đạn dược ,đồ quân dụng và công nghệ quân sự trị giá 7 tỷ USD - tăng 20% so với năm 2011, nhưng ít hơn so với năm 2010 (7,2 tỷ USD).

    Các nước có có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong buôn bán vũ khí với Israel là Ba Lan, Azerbaizan, Việt Nam và Brazil. Xét tổng thể, hướng xuất khẩu chủ yếu của vũ khí Israel – các nước Phương Tây, Viễn Đông và Nam Á, các nước Ngoại Kapkaz và Châu Mỹ Latinh.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...-nhung-vu-khi-nao-cua-israel-3310074/?paged=2
  7. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Báo Nga: Việt Nam sẽ tự sửa chữa tiêm kích Su-27, Su-30

    Trang tin quốc phòng VPK của Nga đưa tin Việt Nam sẽ tự sửa chữa và nâng cấp tiêm kích Su-27, Su-30 tại nhà máy mới ở Đà Nẵng.
    Ngày 3/6, trang tin quốc phòng VPK của Nga đã đăng tải bài viết với tiêu đề “Su 27/30: Việt Nam sẽ tự sửa chữa ở trong nước”.

    Theo đó, Việt Nam đang xây dựng năng lực cho bảo trì, sửa chữa cơ bản các tiêm kích Su-27 và Su-30, để thoát khỏi việc gửi máy bay ra nước ngoài.

    [​IMG]
    Việt Nam sẽ tự sửa chữa và nâng cấp tiêm kích Su-27, Su-30 tại nhà máy mới ở Đà Nẵng. Ảnh: VPK

    Để thực hiện chương trình này, gần đây Việt Nam đã đưa vào hoạt động nhà máy quốc phòng A32 ở Đà Nẵng.

    “Việc tự sửa chữa nâng cấp máy bay trong nước sẽ làm tăng đáng kể mức độ sẵn sàng hoạt động của máy bay chiến đấu”, nguồn tin khẳng định.

    [​IMG]
    Tiêm kích Su-30MK2 tại Nhà máy A32, Đà Nẵng - Ảnh: clip QPVN

    Theo VPK, tính đến thời điểm này, Không quân Việt Nam đã được trang bị 12 tiêm khích Su-27 và 36 tiêm kích Su-30MK2.

    Trước đó, nhà máy A32 đã cử hàng chục cán bộ đi tập huấn tại nước ngoài. Hiện nay, nhà máy đã tự mình sửa chữa thành công các hỏng hóc của chiến đấu cơ hiện đại này. Mỗi phân xưởng sửa chữa một mảng kỹ thuật với trên 10.000 linh kiện khác nhau đòi hỏi sự thận trọng, chính xác, tỉ mỉ hết sức nghiêm ngặt.

    http://soha.vn/bao-nga-viet-nam-se-tu-sua-chua-tiem-kich-su-27-su-30-20160604121327639.htm
  8. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Việt Nam sẽ chế tạo cả 3 phiên bản tên lửa chống hạm Uran-E

    Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) cho biết, Việt Nam có thể đã mua giấy phép chế tạo 3 phiên bản khác nhau của tên lửa hành trình chống hạm Uran-E.
    VN sẽ có hàng nghìn tên lửa với nhiều biến thể từ KCT-15 nội địa?
    Thông tin trên được đăng tải trong bài viết có tựa đề: "Việt Nam tự chèo con thuyền Kayak của riêng mình" viết bởi 2 tác giả là ông Douglas Barrie - Chuyên viên cao cấp phụ trách mảng Hàng không Vũ trụ Quốc phòng và ông Tom Waldwyn - Chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực phân tích Quốc phòng và Quân đội, họ cùng đến từ Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS).

    Theo đó, Việt Nam là quốc gia tiếp theo ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương chế tạo phiên bản tên lửa chống hạm nội địa dựa trên nguyên mẫu 3M24 Uran (SS-N-25 Switchblade) của Nga (quốc gia đầu tiên chính là Triều Tiên).

    [​IMG]
    Tên lửa chống hạm KCT 15 được chế tạo dựa trên nền tảng 3M24E Uran-E. Ảnh VOV.

    Ngoài các thông tin đã biết trước đó, như việc nguyên mẫu KCT 15 được Việt Nam giới thiệu vào cuối năm 2015, thì bài viết trên còn tiết lộ thêm rằng rất có thể chúng ta đã mua giấy phép để sản xuất đủ 3 phiên bản của tên lửa Uran, bao gồm biến thể phóng từ tàu chiến, phóng từ máy bay và phóng từ đất liền (tên lửa bờ).

    Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện chỉ có phiên bản Uran-E lắp đặt trên các tàu hộ vệ Gepard 3.9, tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya 1241.8 và BPS-500. Nếu như việc mua giấy phép của cả biến thể phóng từ máy bay và mặt đất thành sự thật thì sẽ mở rộng khả năng đưa loại tên lửa hành trình đối hạm này lên các phương tiện mang phóng khác nhau.

    [​IMG]
    Tên lửa chống hạm Kh-35E (Uran-E)

    Với phiên bản phóng từ trên không, Uran-E sẽ là sự bổ sung rất tốt cho Kh-31A trong vai trò vũ khí diệt tàu chiến của Su-30MK2. Bởi vì tuy là một dòng tên lửa không đối hạm rất uy lực nhưng Kh-31A vẫn tồn tại nhược điểm như chỉ có tầm bắn 50 km (so với 260 km của Uran-UE), đầu đạn nhỏ (90 kg so với 145 kg) và mức độ cơ động không cao.

    Còn đối với phiên bản đất đối hải, trước đây đã có một số thông tin cho rằng Việt Nam quan tâm đến hệ thống tên lửa bờ Bal-E (sử dụng tên lửa chống hạm Uran-E). Nếu tự chế tạo được biến thể phóng từ đất liền thì đây sẽ là sự bổ sung rất tốt cho Redut cũng như Bastion-P, tạo ra lá chắn thép nhiều lớp bên bờ Biển Đông.
    http://soha.vn/viet-nam-se-che-tao-ca-3-phien-ban-ten-lua-chong-ham-uran-e-20160609104017118.htm
  9. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Sản xuất 3.000 tên lửa KCT 15, HQVN đủ sức nhấn chìm mọi kẻ thù
    Hải Dương | 10/06/2016 07:15

    3
    [​IMG]
    Tập đoàn Tên lửa chiến thuật Nga (KTRV) cho biết, họ đã chuyển giao ba mẫu thiết kế của các phiên bản tên lửa khác nhau theo yêu cầu từ phía Việt Nam.
    Việt Nam được cấp phép chế tạo cả 3 phiên bản tên lửa chống hạm Uran-E
    Mặc dù chưa rõ tỷ lệ góp vốn trong liên doanh giữa Việt Nam với Nga, nhưng tên lửa KCT 15 (phiên bản tên lửa chống hạm được xác định là dựa trên nguyên mẫu 3M24-E "Uran-E" của Nga) sẽ được sản xuất trong nước với số lượng rất lớn, có thể lên tới 3.000 quả.

    Ngoài ra Việt Nam cũng có quyền xuất khẩu loại tên lửa này tới bất kỳ quốc gia nào, tương tự như trường hợp BrahMos của Ấn Độ.

    Điều đặc biệt là theo một số chuyên gia quân sự, KCT 15 nhiều khả năng sẽ được trang bị những công nghệ mới nhất áp dụng trên mẫu Uran-UE, như tối ưu hóa quỹ đạo bay nhằm nâng tầm bắn lên gấp đôi và kết hợp với cơ chế dẫn đường vệ tinh để gia tăng độ chính xác.

    [​IMG]
    Gia đình tên lửa hành trình chống hạm Uran

    Như vậy sau nhiều dự đoán cho rằng KCT 15 chính là xương sống của Hải quân Việt Nam trong tương lai, đến nay điều đó đã sắp trở thành hiện thực.

    Với 3.000 tên lửa KCT 15 nội địa được chế tạo ở 3 biến thể: phóng từ tàu mặt nước, phóng từ trên không và phóng từ đất liền, đây là nguồn bổ sung rất quan trọng cho kho dự trữ của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

    Theo báo cáo của SIPRI, ngoài 50 tên lửa Klub-S trang bị cho tàu ngầm Kilo cùng với 40 quả Yakhont thuộc hệ thống Bastion-P, số lượng tên lửa chống hạm hiện đại của Việt Nam chỉ bao gồm 200 quả 3M24-E lắp đặt trên các tàu mặt nước cùng với 100 đạn Kh-31A của Su-30MK2.

    Con số trên thực sự quá nhỏ nhoi trong trường hợp phải đối đầu với một lực lượng hải quân mạnh, sở hữu hạm đội tàu chiến "đông như quân Nguyên".

    Do mang đầu đạn nhỏ (90 kg của Kh-31A và 145 kg của Uran-E), để đảm bảo tiêu diệt một khinh hạm cỡ 3.000 tấn cũng như bù trừ phần tiêu hao vì bị đánh chặn dọc đường, ước tính bên tấn công sẽ phải bắn tối thiểu 3 - 4 quả Kh-31A/Uran-E vào đối tượng.

    Thậm chí nếu đối đầu với khu trục hạm hiện đại khoảng 7.000 tấn được trang bị hệ thống phòng không tinh vi, hay muốn loại khỏi vòng chiến một tàu đổ bộ tấn công lượng giãn nước 20.000 tấn, số lượng tên lửa bắn đi có thể lên tới cả chục quả cho một mục tiêu.

    Rõ ràng với yêu cầu trên, Việt Nam sẽ không đủ đạn để duy trì chiến đấu trong thời gian dài.

    [​IMG]
    Tàu đổ bộ tấn công Côn Lôn Sơn (Type 071) có lượng giãn nước toàn tải 25.000 tấn của Hải quân Trung Quốc (Ảnh minh họa)

    Tuy nhiên khi đi vào sản xuất hàng loạt, con số 3.000 tên lửa KCT 15 được chế tạo ở cả 3 biến thể sẽ lấp đầy khoảng trống trên, Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ có đủ vũ khí để nhấn chìm mọi kẻ thù xuống đáy Biển Đông, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.

    Bên cạnh đó khi đã hoàn toàn làm chủ công nghệ, chúng ta có quyền nghĩ tới việc nghiên cứu phát triển thêm phiên bản tên lửa hành trình đối đất dựa trên nền tảng KCT 15, hay xuất khẩu để thu ngoại tệ nhằm tái đầu tư sản xuất.

    Hy vọng rằng viễn cảnh trên sẽ sớm trở thành hiện thực trong tương lai gần nhất!
    http://soha.vn/san-xuat-3000-ten-lua-kct-15-hqvn-du-suc-nhan-chim-moi-ke-thu-20160610020611089.htm
  10. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Indonesia được sản xuất Su-35, Trung Quốc khó hoành hành Biển Đông?
    09/06/2016 20:45

    14
    [​IMG]
    Quốc gia này sẽ mua sẽ mua đợt đầu 8 chiến đấu cơ tối tân Su-35, nhằm thay thế F-5 của Mỹ và sản xuất hàng loạt theo điều kiện chuyển giao công nghệ của Nga.
    Indonesia mua 8 chiếc chiến đấu cơ Su-35 của Nga

    Ngày 9-6, Đại sứ Indonesia tại Nga Vahid Supriyadi tuyên bố trước truyền thông Nga rằng, lực lượng không quân nước này sẽ mua 8 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ 4++ Su-35 của Nga, cùng với việc sản xuất nhiều chiếc khác theo điều khoản chuyển giao công nghệ,

    Ông Vahid Supriyadi nhấn mạnh rằng, về cơ bản là hai bên đã hoàn tất quá trình đàm phán các điều khoản hợp đồng mua máy bay do Nga sản xuất, hiện đang bàn về giai đoạn quyết toán, đặc biệt là vấn đề phía Nga chuyển giao công nghệ sản xuất Su-35 cho Indonesia.

    Ông cho bết, hiện vẫn chưa rõ cụ thể là nước này sẽ sản xuất bao nhiều chiếc Su-35 sau khi được chuyển giao công nghệ nhưng tại thời điểm này có thể khẳng định rằng, thông tin chắc chắn là phía Indonesia sẽ mua 8 chiếc Su-35 sản xuất tại Nga.

    Theo ông, đây là giai đoạn đầu tiên của sự hợp tác trong lĩnh vực này, còn giai đoạn 2 là hợp tác chuyển giao công nghệ để nâng tầm ngành công nghiệp quốc phòng nước này mới là quan trọng. Luật pháp của Indonesia quy định, mỗi thiết bị quân sự được mua phải đi kèm với việc chuyển giao công nghệ.

    Ông Jan Pieter Ate - Cục trưởng Cục Khoa học và Công nghệ, Bộ Quốc phòng Indonesia xác nhận rằng, bất kỳ hợp đồng mua vũ khí nước ngoài nào của Indonesia cũng phải kèm theo thỏa thuận chuyển giao công nghệ chế tạo, để phát triển công nghiệp hàng không nước nhà,

    [​IMG]
    Su-35 sẽ là nòng cốt cùng với Su-27SK và Su-30MK làm xương sống của không quân Indonesia

    Việc Indonesia quyết định mua Su-35 có thể là do lãnh đạo 2 nước đã đạt được thỏa thuận tháo gỡ nút thắt khó khăn nhất của thương vụ là việc nước này yêu cầu Nga phải chuyển giao ít nhất 35% công nghệ, thì Jakarta mới quyết định mua chiến đấu cơ thế hệ 4++ này.

    Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu khẳng định, nước này đã thông qua phương án mua các chiến đấu cơ Su-35, bởi phi công Indonesia đã có nhiều kinh nghiệm sử dụng máy bay Nga, do trong biên chế không quân nước này có vài chục chiếc Su-27 và Su-30.

    Hơn nữa, xu hướng hiện nay là các loại vũ khí Nga, đặc biệt là chiến đấu cơ đang rất được ưa chuộng, sau khi nhóm máy bay chiến đấu thuộc không quân của nước này đã sử dụng chúng đạt hiệu quả rất cao, trong chiến dịch không kích chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria.

    Vị Đại sứ Indonesia tại Nga khẳng định rằng, qua các biểu hiện trong đàm phán, phía Nga không quan ngại Indonesia về vấn đề chuyển giao công nghệ. Do đó, hiện giờ chỉ còn lại vấn đề thủ tục quyết toán cuối cùng và ký hợp đồng chính thức" - nhà ngoại giao này cho biết.
    http://soha.vn/indonesia-duoc-san-x...ho-hoanh-hanh-bien-dong-20160609203956247.htm

Chia sẻ trang này