1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Điều chưa biết về kho tên lửa chống tăng "sát thủ" của Việt Nam
    29/08/2016 20:45

    3
    [​IMG]
    Ngoài những tên lửa chống tăng do Liên Xô/Nga sản xuất, trong kho tên lửa chống tăng Việt Nam từng có sự xuất hiện của "sát thủ" TOW do Mỹ sản xuất.
    Tên lửa chống tăngđầu tiên phải kể đến trong kho vũ khí của Việt Nam là AT-2 – loại tên lửa được trang bị trên trực thăng Mi-24.

    Được biết, vào cuối những năm 1970, Việt Nam được Liên Xô viện trợ một số trực thăng vũ trang gồm các biến thể Mi-24 A/B/U, trong đó biến thể A tiêu chuẩn, B có trang bị thêm súng máy hạng nặng 12,7 mm ở mũi và U dùng cho huấn luyện.

    Ngày 11/01/1980 phi đội trực thăng vũ trang đầu tiên của Không quân Việt Nam được thành lập mang phiên hiệu phi đội 304 thuộc Trung đoàn 916. Trực thăng Mi-24 với các giá treo trên cánh phụ ở 2 bên hông có thể trang bị rocket không điều khiển 57mm, 80mm S-8, S-5.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nó có thể mang 10 quả bom 100 kg, hoặc 4 quả bom 250mm, phần mút cánh được trang bị 4 tên lửa chống tăng loại AT-2, AT-6, phần mũi được trang bị một súng máy hạng nặng 12,7mm. Các biến thể Mi-24D được trang bị một pháo 30mm thay cho súng máy 12,7mm.

    AT-2 là định danh của NATO dành cho tổ hợp tên lửa chống tăng 3M11 Fleyta do Nudelman OKB-16 phát triển theo yêu của Hồng quân Liên Xô. Nó chính thức đưa vào phục vụ năm 1964.

    AT-2 được xem là tổ hợp tên lửa chống tăng đầu tiên của Liên Xô có khả năng triển khai trên trực thăng. Ban đầu, chúng được trang bị thử nghiệm trên phiên bản vũ trang của trực thăng vận tải Mi-4AV, sau đó là Mi-8 và cuối cùng là trực thăng tấn công Mi-24 và các phiên bản sau này của nó (như Mi-24D, Mi-25).

    Thế hệ tên lửa chống tăng đầu tiên của Liên Xô phóng từ trực thăng có trọng lượng khoảng 27kg, dài 116cm, đường kính thân 148mm với sải cánh 68cm.

    Tên lửa được trang bị đầu đạn nổ mạnh chống tăng (HEAT) nặng 5,4kg - được đánh giá là có khả năng xuyên giáp thép đồng nhất (RHA) đến 500mm.

    Thời những năm 1960 thì sức mạnh AT-2 là "vô đối", có thể xuyên thủng bất kỳ loại xe tăng Patton nào của Mỹ hay Centurion của Anh, kể cả Leopard 1 của Đức.

    Tên lửa được trang bị động cơ rocket nhiên liệu rắn cho tầm bắn 500m tới 2,5km, sau tăng lên 3,5km với phiên bản AT-2B ra mắt năm 1973.

    Thế hệ tên lửa chống tăng AT-2 được trang bị hệ dẫn đường vô tuyến thay vì kiểu dẫn đường qua dây - kiểu này tiện lợi hơn, tên lửa bay nhanh hơn nhưng lại dễ bị gây nhiễu khiến đạn đi chệch hướng.

    Ngoài tên lửa AT-2, trong kho tên lửa chống tăng Việt Nam còn có sự phục vụ của tổ hợp tên lửa 9M14 Malyutka hay được gọi là 9K11 (tên định danh NATO: AT-3 Sagger, tên Việt Nam: B-72); Tên lửa 9M111 Fagot (Tên NATO AT-4 Spigot); 9M113 Konkurs (Tên định danh NATO: AT-5 Spandrel) và đặc biệt còn có sự xuất hiện của TOW - sát thủ chống tăng đến từ Mỹ.


    http://soha.vn/dieu-chua-biet-ve-kho-ten-lua-chong-tang-sat-thu-cua-viet-nam-20160829204002769.htm
  2. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Kinh ngạc kho vũ khí “khủng” của Quân đội Malaysia
    Kiến Thức31/08/2016 09:01 GMT+7

    • Gốc
      [paste:font size="4"]Airbus A400MVL MICAHải Quân MalaysiaKim BồngModuleMáy Bay Vận TảiTàng HìnhAirbusĐiezenRađaBa LanĐông Nam ÁPhòng KhôngTàu ChiếnMalaysiaChế TạoMáy Bay Chiến ĐấuChiến ĐấuBrazilNâng CấpNga

      Quân đội Malaysia hiện sở hữu một loạt vũ khí tối tân nhất khu vực Đông Nam Á như tàu ngầm AIP Scorpene, siêu hạm tàng hình Gowind, tăng PT-91M.
      Kim Bồng

      [​IMG]

      Một trong nhữngvũ khí tối tânnhất trong trang bị Quân đội Malaysia là tàu ngầm điện - diesel lớp Scorpene: Đây là một trong những tàu ngầm chạy êm nhất thế giới, trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập AIP cho thời gian hoạt động dưới nước lâu hơn nhiều so với tàu ngầm Kilo của Việt Nam. Scorpene có chiều dài 66,4m. Kíp thủy thủ 32 người, hoạt động liên tục 45 ngày trên biển. Hệ thống vũ khí gồm 6 ống phóng ngư lôi 533mm, tên lửa chống hạm Exocet và thủy lôi các loại.

      [​IMG]

      Khinh hạm tàng hình GOWIND là một trong những chiến hạm mới nhất của Hải quân Malaysia. Con tàu có chiều dài 111m, rộng 16m, lượng giãn nước 3.000 tấn, GOWIND trang bị pháo Bofors 57mm Mk3 tốc độ bắn tối đa 220 phát/phút, tầm bắn 17.000m và 2 pháo MSI-Defence 30mm. Hỏa lực chính là hai tổ hợp tên lửa chống hạm Exocet Block 3 cùng 16 tên lửa phòng không VL MICA.

      [​IMG]

      Mẫu tăng mạnh nhất trong Lục quân Malaysia là xe tăng PT-91M do Ba Lan chế tạo trên cơ sở nâng cấp toàn diện dòng tăng T-72 của Nga. Nó có trọng lượng 45,3 tấn; chiều dài 6,86 m; rộng 3,59 m; cao 2,19 m.Tốc độ tối đa 70 km/h, tầm hoạt động 480 km. Xe leo được dốc 60%; đi trên mái taluy có độ nghiêng tới 50%; vượt vật cản cao 0,85m; lội nước sâu 1,4m. Vũ khí chính của PT-91 là pháo nòng trơn 125mm, súng máy đồng trục PKT 7,62mm và súng 12,7mm

      [​IMG]

      Xe chiến đấu bộ binh K200A1: Xe chiến đấu bộ binh K200 được thiết kế dựa trên kiểu xe AIFV của Mỹ, nặng 13,2 tấn; dài 5,4m; rộng 2,8m; cao 2,51m. Tổ lái 3 người (trưởng xe, lái xe và xạ thủ) + 9 lính bộ binh. Vũ khí: 1 súng phòng không 12,7mm M2 Browning + 1 súng máy đồng trục 7,62mm M60D. Tốc độ 70km/h trên đường nhựa, 7km/h khi bơi trong nước.

      [​IMG]

      Một trong nhữngvũ khí pháo binhnguy hiểm nhất của Quân đội Malaysia hiện nay là pháo phản lực bắn loạt ASTROS II. Nó do Brazil sản xuất, được đặt trên khung gầm xe tải Tectran VBT-2028 có khả năng hoạt động trên nhiều địa hình khác nhau. Hệ thống được thiết kế dạng module để sử dụng các loại đạn có đường kính từ 127 - 300 mm. Tầm bắn từ 9km - 150km ứng với các biến thể khác nhau.

      [​IMG]

      Hệ thống tên lửa chống tăng Metis-M1: gồm ba thành phần chính: bệ phóng 9P151; kính ngắm hồng ngoại 1PBN86-VI và tên lửa chống tăng 9M131, tốc độ 3-4 phát/phút, kíp chiến đấu 1-2 người, tầm bắn hiệu quả khoảng 2km. Đạn có thể xuyên giáp phản ứng nổ và giáp đồng nhất có độ dày từ 900mm-950mm.

      [​IMG]

      Máy bay tiêm kích Su-30MKM:Phiên bản Su-30MKM của Malaysiasở hữu hiện đại nhất Đông Nam Á với tính cơ động, hệ thống radar vượt trội so với Su-30MK2 hay Su-30MK. Su-30MKM có khả năng mang tên lửa không đối không tầm siêu xa Novator KS-172 AAM-L đạt tầm bắn xa tới 300-400km.

      [​IMG]

      Máy bay vận tải chiến thuật A400M: A400M được Airbus chế tạo, có trọng tải rỗng là 67,5 tấn, trọng tải cất cánh tối đa lên đến 141 tấn. Mỗi chiếc mang theo tối đa 37 tấn hàng hóa hoặc 116 lính dù cùng đầy đủ trang bị. Với tải trọng như vậy, A400M của Malaysia được xem là máy bay vận tải quân sự lớn nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay.
  3. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Hải quân Việt Nam bất ngờ công khai khí tài siêu hiện đại
    Hải Dương|30/08/2016 13:15

    47
    [​IMG]
    Tàu quét mìn 862 lớp Yurka của Lữ đoàn 161 huấn luyện hiệp đồng với lực lượng Không quân. Ảnh Trọng Thiết
    Lữ đoàn 161 thuộc Vùng 3 Hải quân vừa đưa vào biên chế robot quét mìn Pluto Plus cực kỳ tối tân.
    Bộ Quốc phòng nghiệm thu nhiệm vụ chế tạo thân thủy lôi
    Pluto Plus UUV là một phương tiện không người lái dưới nước được sản xuất bởi Tập đoàn Gaymarine Electronics của Italia dành cho nhiệm vụ quét thủy lôi.

    Robot quét mìn này cấu tạo bởi vật liệu có độ nhiễm từ thấp và phát ra rất ít tiếng ồn khi hoạt động nhằm tránh việc kích hoạt các loại thủy lôi từ trường hoặc âm thanh, nó có thể được điều khiển thông qua một sợi cáp quang hoặc kết nối không dây khi làm nhiệm vụ.

    Pin của robot Pluto Plus cho thời gian làm việc từ 2 đến 6 tiếng đồng hồ ở tốc độ lên tới 6 hải lý/h, trang bị chuyên dụng của nó bao gồm camera kỹ thuật số cùng với ba thiết bị định vị thủy âm (sonar) để xác định và phát hiện các đối tượng nằm dưới độ sâu 300 m, biến thể nâng cấp của Pluto Plus có tên gọi Pluto Gigas còn mở rộng được độ sâu làm việc xuống 600 m.

    [​IMG]
    Một robot quét mìn Pluto Plus của Hải quân Na Uy

    Hiện nay trên thế giới mới chỉ có khoảng 150 robot Pluto Plus đang hoạt động trong biên chế Hải quân Italy, Na Uy... Chiếc UUV này còn được chế tạo theo giấy phép tại Mỹ bởi Tập đoàn Columbia và xuất khẩu sang Ai Cập theo một hợp đồng trị giá 10,6 triệu USD.

    Việc Hải quân Nhân dân Việt Nam quyết định đầu tư trang bị robot Pluto Plus để tích hợp lên các tàu quét mìn ven bờ lớp Sonya hoặc tàu quét mìn ngoài khơi lớp Yurka là điều khá bất ngờ, cho thấy chủ trương "Tiến thẳng lên hiện đại" vẫn đang diễn ra theo đúng lộ trình.

    [​IMG]
    Huấn luyện trang bị mới của Lữ đoàn 161

    Thượng tá Đoàn Bảo Anh, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 161 khi trả lời phỏng vấn Báo Hải quân đã cho biết: Đơn vị mới tiếp nhận robot Pluto Plus được gần 3 tháng. Đây là một thiết bị hiện đại và rất đắt tiền nên có quy định nghiêm ngặt trong thao tác sử dụng, đến các chuyên gia nước ngoài cũng phải rất cẩn trọng.

    Vậy nên để làm chủ, sử dụng thành thạo trang bị một cách nhanh nhất, cán bộ, chiến sĩ đơn vị tích cực nghiên cứu và chưa đầy một tháng sau khi tiếp nhận đã chế tạo thành công mô hình thiết bị này nhằm phục vụ việc huấn luyện trước khi tiếp cận với robot thực tế.

    Đây chỉ là một trong nhiều minh chứng về sự vượt khó trong huấn luyện của cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 161. Chính từ những nỗ lực như vậy mà Lữ đoàn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu và các nhiệm vụ khác mà cấp trên giao, góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.

    http://soha.vn/hai-quan-viet-nam-bat-ngo-cong-khai-khi-tai-sieu-hien-dai-20160830112156069.htm
  4. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Ảnh dàn xe tăng-thiết giáp đổ bộ ồ ạt tới Indonesia
    Cập nhật lúc: 07:02 01/09/2016
    (Kiến Thức) - Quân đội Indonesia mới đây vui mừng đón thêm hàng chục xe tăng Leopard 2RI và xe chiến đấu bộ binh Marder 1A3 được Đức chuyển giao.
    [​IMG][​IMG]
    --- Gộp bài viết: 01/09/2016, Bài cũ từ: 01/09/2016 ---
    Tuyệt vời: Việt Nam sản xuất đạn cho súng trường Tavor
    Cập nhật lúc: 05:30 01/09/2016
    (Kiến Thức) - Việt Nam mới đây đã bắn thử nghiệm thành công các loại đạn cỡ 5,56mm trang bị cho súng trường tấn công Tavor TAR-21 hiện đại.
    [​IMG]
  5. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Điều ít biết về khẩu M18 do Việt Nam sản xuất
    (Quốc phòng Việt Nam) - Xuất hiện lần đầu tại Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, súng M18 do Việt Nam sản xuất thực sự gây bất ngờ cho nhiều người.
    Trong lễ diễu binh kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội năm 2010, những người lính đặc công, cảnh sát biển đã đi qua lễ đài với một khẩu súng lạ trên tay, loại súng này có hình dáng khá giống với khẩu XM-177E2 trừ một chi tiết đó là trang bị loa che lửa đầu nòng kiểu M16 thay vì loa che lửa dài đặc trưng của dòng XM-177.

    Loại súng này sau đó được công bố với tên gọi M-18 và được cho là sử dụng loại đạn 5,56 x 45 mm NATO M855 thay cho đạn 5,56 x 45 mm .233 Remington của súng M-16A1 cũ.

    [​IMG]
    Súng tiểu liên M18.
    Sau khi súng M18 xuất hiện đã có nhiều ý kiến so sánh nó với khẩu Colt M-4, tuy nhiên có thể thấy so sánh này khá khập khiễng vì mặc dù cùng sử dụng loại đạn M855 nhưng Colt M-4 là phiên bản carbine của M-16, có chiều dài nòng lên tới 14,5 inch (370 mm), còn khẩu M-18 có nòng dài 11,5 inch (292 mm) lại thuộc chủng compact carbine (tiểu liên).

    Ngoài ra kết cấu thân vỏ của 2 loại súng cũng có sự khác biệt rõ ràng khi tay xách của M18 là loại cố định không thể tháo rời và cũng không có các thanh ray picatinny như M-4. Phiên bản gần nhất với súng M18 do Việt Nam sản xuất có lẽ phải là khẩu Colt Model 733 (M-16A2 Commando).

    Đây thực chất chính là biến thể hiện đại hóa của khẩu XM-177E2 với một số công nghệ áp dụng trên M16A2, loại súng này từng được trang bị với số lượng lớn cho các đơn vị đặc nhiệm của quân đội và cảnh sát Mỹ trước khi bị thay thế bằng khẩu M-4.

    Súng tiểu liên Colt Model 733 có rất nhiều nét tương đồng với khẩu M18 của Việt Nam từ vẻ bề ngoài cho đến cấu tạo bên trong như cùng sử dụng loại đạn M855.

    Loại súng này cùng có chiều dài nòng 11,5 inch, cùng sử dụng loa che lửa ngắn thay vì loa che lửa dài kiểu XM-177 và tay xách trên thân súng đều là loại cố định không thể tháo rời, khác hẳn với khẩu M-4A1 hay Colt Model 933 sau này.http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...iet-ve-khau-m18-do-viet-nam-san-xuat-3317721/
  6. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
  7. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Philippines mua 2 chiến hạm hiện đại của Hàn Quốc
    Quốc Việt | 03/09/2016 10:00

    7
    [​IMG]
    Hải quân Philippines đã mua 2 khinh hạm hiện đại lớp Incheon do Hàn Quốc sản xuất với tổng giá trị 337 triệu USD.
    Thực trạng Hải quân Philippines - Sự tác động tới phán quyết Biển Đông
    Jane’s Defence Weekly cho biết, tập đoàn Hyundai Heavy Industries (HHI) đã chính thức nhận được hợp đồng từ chính phủ Philippines để đóng mới 2 khinh hạm cho hải quân nước này. Hợp đồng được Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana gửi tới ông Ki Yeong Sung, tổng giám đốc bộ phận đóng tàu của HHI.

    Tổng giá trị hợp đồng tương đương 337 triệu USD. Thời hạn bàn giao tàu cho Philippines vẫn chưa được công bố. Bộ Quốc phòng Philippines công bố chương trình mua hai tàu chiến mới trong tháng 10/2013, nhằm đáp ứng nhiệm vụ tuần tra, giám sát và ngăn chặn tầm xa của hải quân nước này.

    Chiến hạm đóng mới cho Philippines là phiên bản xuất khẩu của khinh hạm lớp Incheon, được gọi là HDF-3000. Khi được đưa vào hoạt động, đây sẽ là những chiến hạm hiện đại nhất của Hải quân Philipines. Hệ thống vũ khí trên phiên bản mới có thay đổi so với bản gốc hay không vẫn chưa được chính phủ Philippines tiết lộ.

    Khinh hạm lớp Incheon được HHI đóng mới và đưa vào sử dụng trong Hải quân Hàn Quốc từ năm 2013. Tàu được thiết kế để thực hiện một loạt các nhiệm vụ trên biển như tuần tra, tác chiến chống tàu mặt nước, phòng không tầm thấp và chống ngầm.

    [​IMG]
    Khinh hạm lớp Incheon bắn tên lửa chống hạm trong một cuộc tập trận. Ảnh: Asian Military Defense Review

    Incheon có thiết kế thủy động lực học hiện đại, theo công nghệ tàng hình. Cảm biến chính của tàu là radar SPS-550K (phiên bản của radar SMART-S do Pháp sản xuất), tầm trinh sát tối đa 250 km. Hệ thống dữ liệu chiến đấu hợp tác phát triển giữa Samsung Thales (liên doanh Pháp, Hàn Quốc) sản xuất.

    Tàu có chiều dài 114 m, rộng 14 m, mớn nước 4 m, lượng choán nước đầy tải 3.000 tấn. Tàu được vũ trang pháo hạm 127 mm, hệ thống phòng không tầm thấp RIM-116, một hệ thống phòng thủ tầm cực gần Mk15 Phalanx 20 mm, 2 cụm phóng ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ.

    Vũ khí mạnh nhất trên tàu là 8 tên lửa chống hạm SSM-700K Hae Sung, tầm bắn 160 km. Incheon cũng có thể lắp tên lửa chống hạm Harpoon của Mỹ.

    Tàu được trang bị hệ thống động lực diesel kết hợp turbine khí, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, dự trữ hành trình 4.500 hải lý. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho trực thăng chống ngầm SH-60 hoặc Super Lynx.
    http://soha.vn/philippines-mua-2-chien-ham-hien-dai-cua-han-quoc-20160903001519878.htm
  8. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Hai loại "vũ khí bí mật" của Đặc công Hải quân Việt Nam
    Hải Dương|05/09/2016 19:15

    12
    [​IMG]
    Đặc công Hải quân là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, tập hợp những chiến sĩ ưu tú nhất, nhưng để hoàn thành nhiệm vụ họ vẫn cần sự hỗ trợ của các loại khí tài chuyên dụng.
    Đặc công hải quân VN hiện đại, tinh nhuệ, huấn luyện đánh chiếm đảo, nhà giàn
    Trung đoàn 196 được thành lập ngày 2/8/1996, đây là đơn vị đặc công tinh nhuệ trực thuộc Quân chủng Hải quân Việt Nam. Cán bộ, chiến sĩ của trung đoàn thường được gọi bằng biệt danh "Yết Kiêu thời hiện đại", điều đó cho thấy mức độ tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời của họ.

    LínhĐặc công Hải quânđược huấn luyện trong những điều kiện vô cùng khắc nghiệt, có sức chịu đựng dẻo dai dưới mặt nước sâu, bơi biển đường dài rất tự tin, các bài võ của quân nhân cũng phải thuần thục.

    Tuy vậy để đáp ứng tốt yêu cầu của tác chiến hiện đại thì việc trang bị phương tiện chuyên dụng là bắt buộc, không thể thiếu. Dưới đây là hai loại khí tài đặc chủng có trong biên chế Trung đoàn 196 đặc công tàu ngầm.

    Tàu ngầm mini lớp Yugo

    [​IMG]
    Tàu ngầm mini lớp Yugo số hiệu 41 và 42 của Trung đoàn 196. Ảnh: Quân đội nhân dân.

    Theo giáo sư Carl Thayer, Việt Nam đã nhận được 2 tàu ngầm mini lớp Yugo do Triều Tiên sản xuất vào năm 1997, Yugo được xây dựng dựa trên nguyên mẫu Una của Hải quân Liên bang Nam Tư cũ (chữ Yugo viết tắt của Yugoslavia - Nam Tư trong tiếng Anh).

    Loại tàu ngầm này vừa có khả năng tấn công bằng ngư lôi, vừa có nhiệm vụ thả đặc công người nhái tác chiến trên biển. Kích thước của chúng rất khiêm tốn với chiều dài chỉ 18,82 m; chiều rộng 2,4 m; lượng giãn nước đầy tải 110 tấn; thủy thủ đoàn 4 người cộng thêm 6 lính đặc nhiệm.

    Tàu ngầm lớp Yugo sử dụng động cơ diesel-điện, cho tầm hoạt động tối đa 550 hải lý (1.020 km) khi chạy ở vận tốc 10 hải lý/h (19 km/h) lúc nổi, hoặc 50 hải lý (94 km) khi di chuyển ngầm với tốc độ 4 hải lý/h (7,4 km/h), độ sâu lặn lớn nhất 120 m. Vũ khí trang bị gồm 2 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm.

    Do kích thước nhỏ, động cơ chạy rất êm nên những chiếc tàu ngầm mini này có thể bất ngờ tiếp cận mục tiêu để tung ra đòn tấn công mang tính hủy diệt, đây là khí tài lợi hại nhất của Trung đoàn 196.

    Tàu bán ngầm I-SILC

    [​IMG]
    Tàu bán ngầm I-SILC. Ảnh: Tuổi trẻ.

    Ngoài 2 tàu ngầm Yugo, còn có thông tin cho biết Việt Nam đã nhận từ Triều Tiên cả thiết bị lặn I-SILC, phương tiện này xuất hiện lần đầu trong một phóng sự của báo Tuổi trẻ.

    Thông số kỹ thuật cơ bản của tàu bán ngầm I-SILC: Chiều dài 12,8 m; chiều rộng 2,95 m; lượng giãn nước 10,5 tấn; 3 động cơ Johnson V8 công suất 260 mã lực cho tốc độ tối đa 50 hải lý/h khi chạy nổi hoặc 6 hải lý/h khi lặn; tầm hoạt động 200 hải lý; độ sâu lặn trung bình 3 m, tối đa 20 m.

    Tàu có khả năng vận chuyển 8 quân nhân trong đó thủy thủ đoàn là 4 người, do kích thước rất nhỏ nên khí tài này không được trang bị vũ khí.

    Tuy vậy với lợi thế ở độ linh hoạt, dễ thao tác, tàu bán ngầm I-SILC khi kết hợp cùng tàu ngầm mini Yugo sẽ tạo ra một cặp bài trùng vô cùng lợi hại, xứng đáng đảm nhiệm vai trò nắm đấm thép của Đặc công Hải quân Việt Nam.http://soha.vn/hai-loai-vu-khi-bi-mat-cua-dac-cong-hai-quan-viet-nam-20160905145747957.htm
  9. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    VN đã sở hữu khí tài mà NATO tin dùng săn diệt máy bay tàng hình!
    Tuấn Đạt|07/09/2016 19:18

    30
    [​IMG]
    Hệ thống radar thụ động Vera-NG của Việt Nam.
    Trong vài năm gần đây, lực lượng phòng không Việt Nam liên tiếp được trang bị những loại vũ khí, khí tài hiện đại, đủ sức phát hiện, săn diệt mọi loại máy bay tàng hình.
    Trong chiến tranh tương lai, các loại máy bay chiến đấu tàng hình (tiêm kích, ném bom) tàng hình hiện đại là mối đe dọa cực kỳ nguy hiểm đối với bất kỳ hệ thống phòng không nào. Để phát hiện sớm, từ xa và săn diệt chúng không hề dễ dàng nếu thiếu các loại khí tài chuyên dụng, khắc tinh của mọi loại mục tiêu bay tàng hình.

    Từ thực tế các cuộc xung đột ở Iraq, Lybia, Syria ở Trung Đông, hay Nam Tư ở Đông Âu, Bộ đội phòng không - Không quân Việt Nam đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá để xây dựng lực lượng, bố trí thế trận phòng không nhiều tầng, nhiều lớn, liên hoàn, hiểm hóc sẵn sàng đánh thắng bất kỳ cuộc tập kích đường không nào.

    Tất nhiên, nghệ thuật tác chiến và nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định chiến thắng, nhưng nếu không có vũ khí hiện đại thì e rất khó làm nên chuyện.

    Sớm nhận thức được điều đó, trong vài năm gần đây, Bộ đội phòng không Việt Nam liên tiếp được trang bị những loại vũ khí, khí tài hiện đại, đủ sức phát hiện, săn diệt mọi loại máy bay chiến đấu tàng hình.

    Hiện nay, Việt Nam đã sở hữu 2 loại radar thụ động tiên tiến nhất thế giới bao gồm Kolchuga-M của Ukraine và Vera-NG của Cộng hòa Séc. Đây là những khí tài đặc chủng được phát triển bởi những tập đoàn có nhiều kinh nghiệm và tiềm lực công nghệ hàng đầu.

    Trong đó, Vera-NG được nhiều nước tin dùng, lựa chọn làm xương sống cho hệ thống cảnh báo sớm của mạng radar quốc gia, đến ngay như Khối Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) - tổ chức hùng mạnh nhất thế giới cũng phải đặt mua và tấm tắc hài lòng về khả năng phát hiệnmáy bay tàng hìnhcủa nó.

    [​IMG]
    Vị trí làm việc của các trắc thủ bên trong cabin một trạm thu kế bên của tổ hợp radar thụ động Vera-NG.

    Theo thông số được Công ty ERA a.s CA thành viên thuộc Tập đoàn OMNIPOL (CH Séc) công bố,Vera-NG hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, có cự ly trinh sát 400 km với sai số 20 m, bám sát cùng lúc 200 mục tiêu với thời gian cập nhật tham số: 1 - 5 giây.

    Với công nghệ và phương thức trinh sát, tính toán tiên tiến, chúng có thể "nhìn thấy" máy bay tàng hình B-2 từ cự ly 250 km, giúp các đơn vị phòng không chủ động chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu trước ít nhất 10 phút.

    Được biết, hợp đồng với NATO bao gồm cung cấp 2 hệ thống cơ động VERA-NG, bảo đảm vật chất-kỹ thuật cho chúng và huấn luyện nhân viên vận hành. Hợp đồng trị giá 434 triệu krona Czech (16 triệu euro).

    Kinh phí cho hợp đồng lấy từ chương trình đầu tư bảo đảm an ninh NSIP (NATO Security Investment Programme) của NATO. Công việc phải hoàn thành vào mùa hè năm 2018.

    Các hệ thống trinh sát thụ động này sẽ là một phần của hệ thống phòng không rộng lớn hơn và sẽ được triển khai tại căn cứ của NATO ở miền bắc Italia.

    Như vậy có thể, Việt Nam thậm chí còn đặt mua các tổ hợp radar thụ động này trước cả NATO và việc Tổ chức quân sự hùng mạnh nhất thế giới mua Vera-NG càng minh chứng lựa chọn của chúng ta là hoàn toàn chính xác và hợp lý.

    http://soha.vn/vn-da-so-huu-khi-tai...-diet-may-bay-tang-hinh-20160907115455934.htm
  10. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    [​IMG]

Chia sẻ trang này