1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Sức mạnh pháo phản lực phóng loạt cực kỳ lợi hại của Campuchia
    Nam Đồng | 09/09/2016 07:30

    1
    [​IMG]
    Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), trong năm 2013, Campuchia đã nhận từ Cộng hòa Czech 20 hệ thống pháo phản lực phóng loạt RM-70.
    Campuchia sẽ đào tạo lính gìn giữ hòa bình cho Việt Nam
    Cùng với lựu pháo xe kéo và lựu pháo tự hành, pháo phản lực phóng loạt (MLRS) tạo thành bộ ba đầy uy lực của binh chủng pháo binh mọi quân đội trên thế giới, giữ vai trò hỏa lực mặt đất cơ bản không thể thay thế, kể cả trong thời đại tên lửa chiến trường đang lên ngôi.

    Liên Xô là quốc gia đi đầu trong việc chế tạo các tổ hợp MLRS, từ BM-13 Katyusha nổi tiếng trong Chiến tranh thế giới thứ hai cho tới BM-21 Grad - pháo phản lực phóng loạt thông dụng nhất thời điểm hiện tại.

    Thiết kế của Grad đã gây ảnh hưởng tới rất nhiều quốc gia và họ đã dựa trên tổ hợp này để chế tạo ra một vài phiên bản cải tiến phù hợp với yêu cầu riêng của mình, RM-70 là một trong số đó.

    [​IMG]
    Pháo phản lực phóng loạt RM-70 của Cộng hòa Czech

    RM-70 (hay còn được gọi bằng cái tên Raketomet vz.70) là biến thể hạng nặng của pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad, có hiệu suất chiến đấu được đánh giá cao hơn đáng kể. Hệ thống MLRS này bắt đầu phục vụ trong Quân đội Tiệp Khắc từ năm 1972 và đã được xuất khẩu tới Phần Lan, Ba Lan, Hy Lạp... cùng nhiều nước khác.

    Kết cấu của RM-70 gồm giàn 40 ống phóng rocket cỡ 122 mm đặt trên khung gầm xe tải bọc thép Tatra 813 (8x8), kíp chiến đấu 6 người được vỏ giáp bảo vệ an toàn trước vũ khí bộ binh nhẹ lẫn mảnh bom, pháo.

    Trọng lượng chiến đấu của toàn hệ thống là 33,7 tấn. Xe mang phóng lắp động cơ diesel Tatra T-930-3 công suất 270 mã lực cho tốc độ tối đa 80 km/h; tầm hoạt động 600 km; leo được dốc 60%; đi trên mái taluy nghiêng 40%; vượt vật cản cao 0,6 m; vượt hào rộng 1,5 m và lội nước sâu 1,4 m.

    [​IMG]
    Pháo phản lực phóng loạt RM-70 trong biên chế Quân đội Hoàng gia Campuchia

    Đạn rocket tiêu chuẩn của RM-70 là loại nổ phá mảnh (9M22U/ M-21OF) có chiều dài 2,87 m; trọng lượng 66,6 kg; tầm bắn lớn nhất 20,5 km. RM-70 tương thích cả đạn rocket của Liên Xô lẫn đạn do Tiệp Khắc sản xuất, nó cũng đồng thời bắn được mọi loại đạn mới nhất phát triển cho Grad.

    Ưu điểm lớn nhất của RM-70 so với BM-21 Grad là được bổ sung thêm một giá chứa sẵn 40 đạn rocket lắp đặt giữa cabin và giàn phóng, cho tốc độ tái nạp nhanh (ít hơn 2 phút) nhằm rút ngắn thời gian giữa hai loạt bắn.

    Ngoài ra, hệ thống còn được trang bị 1 súng máy cỡ 7,62 mm lắp trên nóc cabin phục vụ cho mục đích tự vệ trước bộ binh đối phương.

    Như vậy, so sánh với các quốc gia láng giềng trong khu vực Đông Nam Á thì pháo binh Campuchia không thể bị đánh giá thấp, họ nắm trong tay nhiều loại vũ khí khiến hàng xóm phải trầm trồ, ngưỡng mộ mà RM-70 là ví dụ điển hình.http://soha.vn/suc-manh-phao-phan-luc-phong-loat-cuc-ky-loi-hai-cua-campuchia-20160908104303696.htm
  2. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Ngạc nhiên khẩu “súng trường AK-103" Việt Nam...chế tạo


    (Kiến Thức) - Gần đây xuất hiện thông tin và hình ảnh về một loại súng vừa quen và vừa lạ, người ta gọi vui là “phiên bản súng trường AK-103 của Việt Nam”.
    Gọi thế bởi súng mang một màu đen tuyền, báng có thể gập lại vào bên thân súng, súng có đầu nòng bù giật dài, ngoài ra thân súng còn áp dụng vật liệu polymer cao phân tử vào chế tạo, rất giống với phiên bản súng trường AK-103 của Nga. Điều bất ngờ khẩu súng lại do Việt Nam sản xuất, cụ thể súng do nhà máy công nghiệp quốc phòng Z111 sản xuất.
    [​IMG]
    Khẩu súng trường STAL-A1 mang dáng dấp AK-103.

    Nhiều thắc mắc thú vị chung quanh khẩu súng AK mang dáng dấp hiện đại này, theo thông tin mới nhất, đây chính là phiên bản AKM được Việt Nam cải tiến và đưa vào sản xuất mang tên STL-A1. Không khỏi bất ngờ về sự sáng tạo và làm chủ kỹ thuật của đội ngũ kỹ sư quốc phòng Việt Nam.
    Trong những năm gần đây, Việt Nam đã từng bước tự chủ trong việc sản xuất vũ khí đạn dược. Chúng ta đã nắm vững công nghệ để sản xuất từ súng máy hạng nhẹ PKTM, súng máy hạng nặng NSV, súng phóng lựu phóng loạt AGS-17, súng phóng lựu M-203, M-79, súng chống tăng SPG-9, tiểu liên M-18, Galil, AKM, K-54…
    Từ những nền tảng trước đó, đội ngũ cán bộ,kỹ sư, công nhân viên nhà máy không ngừng cải tiến để cho ra đời những sản phẩm mới, trong số đó phải kể đến súng ngắn K-14 cải tiến từ mẫu súng K-54 với nhiều ưu điểm vượt trội, như mang nhiều đạn hơn, tầm bắn xa hơn, độ chụm đạn tốt hơn, và súng trường tấn công STL-A1 cải tiến từ mẫu AKM.
    [​IMG]
    Khẩu STL-A1 bắt đầu trang bị hạn chế cho một số đơn vị đặc nhiệm.
    STL-A1 là sự lột xác cho dòng súng trường nổi tiếng AKM, ứng dụng những tiến bộ về kỹ thuật để trang bị cho khẩu AKM sức chiến đấu mới. Đầu tiên phần thân súng vẫn là dòng AKM, tuy nhiên việc trang bị chóp bù giật dài kiểu AK-103 cho phép súng có thể hấp thụ lực giật tốt hơn so với chóp bù giật vát truyền thống của AKM. Nhờ chóp bù giật này mà độ ổn định tốt hơn khi bắn liên thanh, độ chụm đạn cũng được cải tiến. Việc loại bỏ vật liệu gỗ ép để thay thế bằng vật liệu Polymer tổng hợp cao phân tử làm ốp lót tay, và báng giúp súng vừa có trọng lượng nhẹ, lại tăng tính bền cơ học, đồng thời cũng cho cái nhìn thẩm mỹ về súng hiện đại hơn.
    Đặc biệt báng súng được thiết kế để có thể gập lại trong thân, giúp cho xả thủ có thể cơ động tốt hơn trong môi trường chật hẹp, ốp lót tay có thêm ray để gắn súng phóng lựu M-203.
    [​IMG]
    STL-A1 với súng phóng lựu kẹp nòng M203.
    Súng phóng lựu kẹp nòng M-203 được đánh giá là tốt hơn so với súng kẹp nòng GP-25 truyền thống của dòng AK. Trên thân súng cũng được thiết kế ray để gắn khí tài hỗ trợ chiến đấu như kính ngắm quang học, kính ngắm đêm để nâng cao hiệu quả chiến đấu.
    Về cơ bản súng trường STL-A1 vẫn mang đầy đủ đặc tính chiến đấu hiệu quả của dòng AKM trước đó, nhưng được đánh giá có cải tiến tốt hơn về độ chụm đạn, cơ động hơn, độ bền cơ học tốt hơn, và gắn được súng phóng lựu cũng như những phụ kiện mới giúp súng có sức chiến đấu tốt hơn so với tiền bối AKM.
    [​IMG]
    Hiện tại súng được sản xuất và trang bị với số lượng hạn chế để đánh giá tính năng hiệu quả trong thực tế. Trong tương lai, hy vọng dòng súng STL-A1 sẽ thay thế vai trò của AKM, cùng với Galil Ace thay thế vai trò của AK-47, để trở thành cặp đôi vũ khí hiệu quả, nâng cao sức chiến đấu của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng.
    http://kienthuc.net.vn/quan-su-viet...ung-truong-ak-103-viet-namche-tao-739697.html
  3. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Kết hợp tên lửa phòng không Pháp - Israel: Lưới lửa mạnh nhất ĐNÁ
    Tuấn Sơn|10/09/2016 07:30

    19
    [​IMG]
    Xe bệ phóng tự hành của tổ hợp tên lửa phòng không SAM-P/T trong biên chế Quân đội Pháp.
    Việc kết hợp tên lửa phòng không tầm trung Aster-30 từ Pháp trực chiến cùng SPYDER và các loại tên lửa tầm thấp đã tạo thành một lưới lửa mạnh nhất Đông Nam Á.
    Singapore - Quốc đảo nhỏ bé nhưng rất quan tâm tới quốc phòng!

    Được mệnh danh là Quốc đảo Sư tử, với diện tích nhỏ bé - chỉ hơn 700km2, nhỉnh hơn đảo Phú Quốc (574km2) của Việt Nam đôi chút và dân số chừng 5,5 triệu người, nhưng Singapore lại có nền kinh tế hết sức phát triển với tổng GDP (danh nghĩa) năm 2014 là khoảng 453 tỷ USD, bình quân đầu người đạt hơn 56.300 USD, thuộc hàng cao nhất thế giới.

    Nhờ có tiềm lực kinh tế mạnh, nền quốc phòng Singpore cũng được quan tâm đầu tư, với tổng ngân sách ước đạt 10,3 tỷ USD (2016), chiếm 3,4% GDP và có nhiều bước tiến vượt bậc về mua sắm vũ khí trang bị khiến nhiều quốc gia trong khu vực phải thèm muốn.

    Về cơ cấu tổ chức, mặc dù chỉ có 71.600 quân thường trực, khá khiêm tốn, nhưng Quân đội Singapore có đầy đủ các lực lượng Hải - Lục - Không quân. Trong đó:

    Lục quân Singapore: có 3 sư đoàn bộ binh thường trực, 2 sư đoàn bộ binh dự bị và một số tiểu đoàn pháo, công binh độc lập với nhiều vũ khí tối tân như xe tăng Leopard-2A4, xe thiết giáp AMX-10PAC 90, pháo xe kéo LG-1, FH-2000, pháo tự hành 155mm nội địa, tên lửa chống tăng Spike,...

    Hải quân Singapore: có 2 hạm đội và một số bộ tư lệnh đóng chủ yếu tại 2 căn cứ hải quân chính với 2 tàu ngầm lớp Archer (sẽ có thêm 2 chiếc Type-218SG rất hiện đại đặt mua của Đức, dự kiến bắt đầu hoạt động từ năm 2019-2020; 6 tàu khinh hạm tàng hình lớp Formidable cùng nhiều tàu hộ vệ, tàu tuần tra, tàu đổ bộ - hậu cần hiện đại.

    Không quân Singapore: có 17 đơn vị đóng tại 4 căn cứ không quân chính, trang bị nhiều máy bay hiện đại như tiêm kích F-15SG, F-16 Block52; trực thăng tấn công AH-64D Longbow Apache cùng nhiều loại máy bay tiếp dầu, cảnh báo sớm, vận tải,...

    Ngoài ra, lực lượng Không quân Singapore còn sở hữu nhiều loạitên lửa phòng khôngvà radar hiện đại bậc nhất khu vực như SAM-P/T, SPYDER-SR, I-Hawk, Rapier MkII, Igla, RBS-70,...

    Việc Singapore đặt mua SAM-P/T là một thông tin gây sửng sốt với nhiều người, nhưng trên hết, đây là quyết định hoàn toàn đúng đắn.

    [​IMG]
    Tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER-SR của Singapore.

    Lưới lửa hiện đại, mạnh nhất Đông Nam Á

    Nhìn vào số lượng và chất lượng trang bị của phòng không Singapore, quả thực không ít người phải thốt lên "quá mạnh". Thực vậy, họ đang có trong tay những thứ vũ khí phòng không tối tân, hợp thành lưới lửa liên hoàn, có chiều sâu, đủ khả năng chống đỡ những cuộc tiến công đường không.

    Phòng không tầm xa được bảo đảm bởi tổ hợp tên lửa phòng không (SAM-P/T). Với tên lửa Aster-30 có tầm bắn tới 70km (hoặc thậm chí tới 120km), ô hỏa lực của chúng đủ sức bao phủ một vùng không gian rộng lớn, có tầm cao tới 20km.

    [​IMG]
    Hệ thống phòng không SAMP/T.

    SAMP/T đang được triển khai hoạt động trong quân đội Pháp và Italy, góp phần quan trọng vào hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo chung của khối NATO ở khu vực châu Âu, được đánh giá có hiệu quả cao trong việc chống các mục tiêu cơ động linh hoạt trên khu vực rộng.

    Sau khi SAM-P/T đưa vào trực chiến có thể tên lửa phòng không tầm trung I-Hawk sẽ được đưa vào niêm cất hoặc loại biên.

    Tiếp đến là vòng hỏa lực của các tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn SPYDER-SR có vùng diệt mục tiêu 15km, dải độ cao từ 20 đến 9.000m.

    [​IMG]
    Tổ hợp tên lửa phòng không cơ động Igla.

    Vòng trong cùng chính là hỏa lực dày đặc của các loại tên lửa tầm thấp hiện đại như Rapier MkII, Igla, RBS-70. Trong đó, Igla được đặt trên khung gầm xe mang phóng bánh xích có sức cơ động việt dã rất tốt.

    Tất nhiên, trước khi đến lượt các tổ hợp tên lửa phòng không phải khai hỏa thì các máy bay tiêm kích hiện đại như F-15, F-16 của Không quân Singapore đã xuất kích đánh chặn từ rất xa, ngoài ô bảo vệ của tên lửa.

    Để hỗ trợ cho không quân tiêm kích, tên lửa phòng không, mạng tình báo trên không của Singapore cũng được chú trọng đầu tư, các loại máy bay cảnh báo sớm như G-550 (Israel), radar nhìn vòng như FPS-117 (Mỹ), AMB (Thụy Điển) có khả năng phát hiện từ xa các loại mục tiêu bay, cho phép các đơn vị hỏa lực chuyển cấp chiến đấu sớm.

    [​IMG]
    Mạng hỏa lực phòng không của Singapore

    Như vậy, có thể khẳng định đến thời điểm này, Singapore đã hoàn thành mục tiêu xây dựng mạng lưới phòng không thế hệ thứ 3 hết sức hiện đại theo đúng lộ trình đã đặt ra, biến Không quân nước này thành một lực lượng đáng gờm trong khu vực, nếu không nói là mạnh nhất Đông Nam Á.

    Tất nhiên, với một diện tích nhỏ hẹp như vậy, bấy nhiêu vũ khí có lẽ đã đủ, nhưng so với các quốc gia rộng lớn trong khu vực, để "che" toàn bộ lãnh thổ thì chừng đó chẳng thấm tháp gì bởi có quá nhiều mục tiêu quan trọng cần cosoo phòng không bảo vệ như thành phố lớn, đầu não, các khu công nghiệp, căn cứ quốc phòng siêu hạng.

    http://soha.vn/ket-hop-ten-lua-phong-khong-phap-israel-luoi-lua-manh-nhat-dna-20160909102158575.htm
  4. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Sở hữu Il-76, năng lực không vận của Campuchia đứng đầu ASEAN?
    Nam Đồng|10/09/2016 07:45

    6
    [​IMG]
    Trong khi các quốc gia khác thuộc khu vực ASEAN chỉ sở hữu máy bay vận tải cánh quạt thì việc Campuchia đang vận hành một chiếc Il-76 thực sự là điều đáng lưu tâm.
    Quốc gia Đông Nam Á muốn mua Il-76 chính là Việt Nam?
    Imtrec Aviation là hãng hàng không có trụ sở đặt tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, với chức năng chính là vận tải hàng hóa trong nước và quốc tế.

    Đây sẽ là một công ty bình thường nếu như họ không vận hành một máy bay Il-76, chiếc vận tải cơ hạng nặng nổi tiếng trên thế giới do Liên Xô/Nga sản xuất. Được biết chiếc Il-76 trên được đăng ký tại Lào và thuộc phiên bản Il-76TD.

    [​IMG]
    Máy bay vận tải Il-76TD của Imtrec Aviation

    Ilyushin Il-76 Candid là loại máy bay vận tải hạng nặng 4 động cơ phản lực được thiết kế với mục đích vận chuyển máy móc, thiết bị hạng nặng đến các khu vực xa xôi có cơ sở hạ tầng kém trên lãnh thổ Liên bang Xô Viết nhằm thay thế cho Antonov An-12.

    Il-76 cất cánh lần đầu ngày 25/3/1971, chính thức vào biên chế tháng 6/1974 và hiện vẫn đang được sản xuất tại Tashkent, Uzbekistan. Số lượng xuất xưởng các phiên bản Il-76 tính đến nay đã lên đến trên 960 chiếc.

    Biến thể Il-76TD chính thức hoạt động năm 1982, mặc dù ban đầu được thiết kế với vai trò máy bay vận tải quân sự nhưng rồi nó lại trải qua các sửa đổi để tối ưu hóa cho hàng không dân dụng. Tuy vậy năng lực vận tải của Il-76TD vẫn tương đương phiên bản quân sự Il-76MD.

    Thông số kỹ thuật cơ bản của Il-76: chiều dài 46,59 m; sải cánh 50,5 m; chiều cao 14,76 m; trọng lượng rỗng 72.000 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 190.000 kg; kíp lái gồm 7 người.

    Nhờ 4 động cơ phản lực PNPP "Aviadvigatel" D-30KP công suất 117,68 kN mỗi chiếc, cho tốc độ tối đa 850 km/h; tầm bay 3.650 km với tối đa tải trọng 50 tấn hoặc lên tới 7.300 km khi chỉ mang tải 20 tấn; trần bay 15.500 m. Ngoài ra chiếc vận tải cơ này còn có thể chuyên chở được 140 lính bộ binh hoặc 125 lính dù.

    [​IMG]
    Chiếc Il-76TD của Imtrec Aviation tại sân bay Don Muemang, Thái Lan, thời điểm tháng 3 năm 2004

    Như đã đề cập, mặc dù là biến thể dân sự nhưng thực chất năng lực vận tải của Il-76TD không khác gì Il-76MD, nó chỉ lược bỏ vũ khí đi mà thôi. Do vậy khi cần thiết thì Không quân Hoàng gia Campuchia hoàn toàn có thể trưng dụng nó cho các nhiệm vụ quân sự, vậy khi đó năng lực không vận của Campuchia có đứng đầu khu vực Đông Nam Á?

    Đáng tiếc là ngoài chiếc Il-76 trên thì phi đội vận tải cơ của Campuchia chỉ có thêm 2 chiếc MA-60 cùng 1 chiếc Y-17, chất lượng vượt trội của Il-76TD không thể bù đắp được cho số lượng cũng như tổng sức tải quá nhỏ nhoi.

    Vì vậy phải khẳng định rằng so với nhiều quốc gia khác trong khối ASEAN thì khả năng lập cầu hàng không của Campuchia vẫn còn rất khiêm tốn.

    http://soha.vn/so-huu-il-76-nang-luc-khong-van-cua-campuchia-dung-dau-asean-20160910003450821.htm
  5. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Nhà máy Z111: Cái nôi sản xuất súng cho QĐ Việt Nam
    Tuấn Vũ (tổng hợp)|10/09/2016 14:00

    10
    [​IMG]
    Với sản phẩm là những loại súng hiện đại hàng đầu thế giới như Galil ACE, súng STL-A1... Nhà máy Z111 trở thành lá cờ đầu trong ngành CNQP Việt Nam.
    Nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã có những bước phát triển đáng mừng trong những năm gần đây, chúng ta đã tự chủ sản xuất được các loại súng, từ súng ngắn K54, đại liên PKM, NSV, súng trường tiến công AKM, Galil… tới súng phóng lựu M79, M203…

    Đặc biệt, Việt Nam còn sản xuất phiên bản hiện đại hóa của dòng AKM mang tên STL-A1, đây là phiên bản mới nhất do Việt Nam cải tiến sản xuất với nhiều cải tiến quan trọng.

    Sau khi làm chủ công nghệ chế tạo súng trường tấn công AKM, các kỹ sư của nhà máy quốc phòng Z111 đã cải tiến AKM với nhiều thay đổi như: báng gấp ngang bằng nhựa giống AK-103, ốp lót tay bằng nhựa có ray để gắn súng phóng lựu, đầu nòng bù giật giống AK-103, ray gắn khí tài quang học lắp ngang thân.

    [​IMG]
    Thượng tá Võ Bạch Ngọc - Trưởng bộ phận Quản lý dự án củaNhà máy Z111cầm khẩu Galil ACE 32.

    Về cơ bản thân súng vẫn giống dòng AKM. Thông số kỹ thuật của súng với trọng lượng 3,5kg, chiều dài khoảng 940mm, nòng dài 415mm, cỡ nòng 7,62mm, tầm bắn hiệu quả trong khoảng 400m.

    Súng sử dụng chung hộp tiếp đạn 30 viên với AK47, AKM, cỡ đạn 7,62x39mm, tầm bắn 600viên/phút, sơ tốc đầu nòng đạt 715m/s. Với ray bên dưới ốp lót tay, súng có thể gắn súng phóng lựu M203 do Việt Nam sản xuất, cũng như trang bị thêm ống ngắm quang học, biến súng STL-A1 thành một phiên bản chiến đấu cực kỳ hiệu quả.

    Không chỉ có STL-A1, Nhà máy Z111 còn sản xuất thành công súng Galil ACE và chuẩn bị cho ra đời phiên bản mới của súng Galil ACE 32. Thông tin này được Kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam nói đến trong phóng sự "Công nghiệp quốc phòng ngày nay".

    Trong phóng sự này, Thượng tá Võ Bạch Ngọc - Trưởng bộ phận Quản lý dự án của Nhà máy Z111 đã cầm khẩu Galil ACE 32 rồi cho biết "... trong tương lai có thể cải tiến, phát triển sản phẩm này sang thành một số những sản phẩm khác".

    Như vậy chúng ta đã có ý tưởng chế tạo những biến thể mới của súng trường tấn công Galil, điều cần quan tâm lúc này là Việt Nam sẽ sản xuất tiếp phiên bản nào.

    Theo giới thiệu từ Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Israel (IMI), phiên bản Galil ACE N với một vài chỉnh sửa nhỏ nhằm khắc phục những thiếu sót trên dòng Galil ACE như loại Việt Nam ssang sản xuất.

    IMI cho biết, thay đổi đáng kể nhất là súng có một đường ray Picatinny kéo dài suốt phần thân trên, với nắp bệ khóa nòng gắn cố định không thể tháo rời giúp tăng đáng kể sự ổn định và chắc chắn cho kính ngắm, triệt tiêu gần như toàn bộ rung động ảnh hưởng đến độ chính xác ngay cả khi gắn trên nắp bệ khóa nòng.

    Bên cạnh đó, đặc trưng khác của Galil ACE N và đã được nâng lên thành tiêu chuẩn đó là súng sẽ sử dụng báng rút thay đổi chiều dài lắp cố định (trên Galil ACE N 31) hay gấp được sang phải (Galil ACE N 32) đi kèm loa che lửa mới, vừa tạo ra sự tiện dụng, thoải mái đối với người bắn đồng thời còn khiến cho súng trông "bắt mắt hơn hẳn".

    So với Gali ACE 31/32, rõ ràng Galil ACE N 31/32 sở hữu nhiều ưu điểm hơn, việc nâng cấp cải tiến theo cấu hình này được đánh giá hoàn toàn nằm trong tầm tay của chúng ta khi Nhà máy Z111 đã làm chủ được công nghệ và dây chuyền sản xuất loại súng này theo giấy phép của Israel.

    http://soha.vn/nha-may-z111-cai-noi-san-xuat-sung-cho-qd-viet-nam-20160910104107575.htm
  6. boysunflower

    boysunflower Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/03/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    72
  7. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    VIDEO: Khinh hạm SIGMA 10514 đầu tiên của Indonesia ra biển
    Ly Vy | 14/09/2016 19:45

    1
    [​IMG]


    Khinh hạm Sigma 10514 đầu tiên của Hải quân Indonesia đang thử nghiệm trên biển.


    Chiếc đầu tiên trong 2 khinh hạm lớp SIGMA 10514 đóng cho Hải quân Indonesia đã hoàn thành thử nghiệm trên biển vào ngày 07-09 vừa qua.

    Giai đoạn đánh giá bắt đầu với 7 ngày thử nghiệm ở vùng lưu vực nhằm đảm bảo các hệ thống đẩy và hệ thống an toàn hoạt động hoàn chỉnh, trước khi con tàu thực hiện các bài kiểm tra của nhà máy đóng tàu PT PAL ở Surabaya, trên vùng biển Java.

    Tiếp theo đó là 2 tuần thử nghiệm trên biển với các bài thử nghiệm hệ thống vũ khí, radar và thiết bị thủy âm. Kiểm soát tiếng ồn và mức độ tạo sóng của chân vịt cũng đồng thời được thực hiện.

    [​IMG]
    Khinh hạm SIGMA 10514 đầu tiên của Hải quân Indonesia

    Các thử nghiệm đều thành công với hầu hết các hệ thống đạt được tiêu chuẩn ở vòng đầu tiên. Một số yếu tố, chẳng hạn như điều kiện phục vụ sinh hoạt cần một số điều chỉnh nhỏ và chúng sẽ được hoàn thành 3 ngày trước cuộc thử nghiệm cuối cùng vào cuối tháng 09.

    Mẫu khinh hạm dài 105m, lượng giãn nước 2.365 tấn này được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau ở vùng biển của Indonesia.

    Nhiệm vụ chính của chúng là phòng không, chống tàu mặt nước và chống ngầm. Tuy nhiên, chúng cũng được trang bị cho nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng hải, tìm kiếm cứu nạn và hỗ trợ nhân đạo.

    2 tàu đã và đang được đóng sử dụng phương pháp đóng module hợp tác giữa nhà máy đóng tàu hải quân Damen Schelde (DSNS) ở Hà Lan và nhà máy PT PAL ở Indonesia.

    Mỗi tàu bao gồm 6 module và với chiếc tàu đầu tiên, 4 module được đóng tại PT PAL. 2 module còn lại được hoàn thiện và thử nghiệm tại DSNS ở Hà Lan trước khi được vận chuyển để lắp ráp hoàn chỉnh ở PT PAL.

    Chiếc SIGMA 10514 đầu tiên được lên kế hoạch chuyển giao vào cuối tháng 01-2017 sau khi hoàn thành 3 tháng huấn luyện thủy thủ đoàn. Trong khi đó, công việc vẫn được tiếp tục ở cả Hà Lan và Indonesia với chiếc tàu thứ 2 trong hợp đồng.

    Khinh hạm SIGMA 10514 đầu tiên của Indonesia ra biển thử nghiệm

    http://soha.vn/video-khinh-ham-sigma-10514-dau-tien-cua-indonesia-ra-bien-20160914133811844.htm
  8. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Tăng T-55 Việt Nam bắn đạn xuyên giáp và trang bị ERA
    (Quốc phòng Việt Nam) - Dù đã hoạt động hàng chục năm, nhưng dàn tăng T-54/55 của Việt Nam vẫn có thể chiến đấu ngang ngửa với tăng hiện đại nhất nhờ loạt trang bị mới.
    Theo các thông tin được công khai, Việt Nam đã hợp tác cùng với Israel để nâng cấp xe tăng chiến đấu chủ lực T-54B của Việt Nam lên tiêu chuẩn T-55M3. Gói nâng cấp này được đánh giá là một sự "cải lão hoàn đồng" cho xe tăng T-54/55. T-55M3 là sự kết hợp giữa các hệ thống điện tử, vũ khí của Israel, Thụy Sỹ và Việt Nam.

    Xe tăng mới được bổ sung giáp hộp phản ứng nổ Blazer ERA, có khả năng chống chịu tốt hơn với các loại đạn xuyên giáp nổ lõm, súng chống tăng cá nhân họ RPG-7 mà Việt Nam gọi là B41.

    [​IMG]
    Tăng T-55M3 Việt Nam.
    Đặc biệt, đã thay thế pháo chính 100mm bằng pháo M68/L7 105mm nòng xoắn của Israel, pháo này có khả năng bắn đạn xuyên giáp APFSDS sử dụng thanh xuyên. Trang bị súng máy hạng nặng NVS 12,7mm do Việt Nam sản xuất, súng máy đồng trục 7,62mm do Việt Nam sản xuất.

    Ngoài ra, xe tăng T-55M3 được bổ sung thêm cối 60mm cho phép tấn công các mục tiêu trên cao mà pháo chính của xe tăng không với tới được. T-55M3 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực do Thụy Sỹ sản xuất.

    Máy tính đường đạn thế hệ mới cho phép xe tăng T-55M3 bắn trong khi đang di chuyển, đây là một tính năng mà xe tăng T-54/55 chưa nâng cấp không có được.

    Một số nguồn tin cho rằng xe tăng T-55M3 sẽ được trang bị đng cơ mới công suất 1.000 mã lực giúp xe cơ động hơn. T-55M3 được đánh giá là một sự “hồi sinh mới” cho dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55 huyền thoại.

    Vậy vì sao Việt Nam không mua thêm xe tăng mới suốt hơn 3 thập niên qua mà cứ giữ mãi lực lượng xe tăng T-54/55 già cỗi? Theo nhận định của nhiều chiến lược gia, ngoài vấn đề ngân sách, có một vấn đề khác còn quan trọng hơn, chính là chiến trường thế giới đã có nhiều thay đổi.

    Sự phát triển nhanh chóng của các loại vũ khí chống tăng đã khiến xe tăng ngày càng trở nên lép vế trên chiến trường. Từ chiến trường Iraq năm 2003, đến Libya năm 2011, Syria năm 2013 đều chứng kiến sự thảm bại của xe tăng trước các loại vũ khí chống tăng.

    Một chiếc xe tăng siêu hiện đại như Merkava-IV hay một chiếc xe tăng lão làng như T-54/55 khi đối mặt với loại vũ khí chống tăng hiện đại như RPG-29 thì khả năng bị tiêu diệt gần như tương đương nhau. Mặt khác, không-hải chiến mới chính là chiến trường chủ đạo của thế kỷ 21.

    Vì vậy, duy trì, nâng cấp lực lượng xe tăng T-54/55 trong khi dành phần lớn ngân sách cho quá trình hiện đại hóa không quân-hải quân là giải pháp khả thi để tăng cường khả năng bảo vệ an ninh quốc gia, sự toàn vẹn chủ quyền Tổ quốc trong tình hình mới.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...m-ban-dan-xuyen-giap-va-trang-bi-era-3318668/
  9. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Việt Nam chế tạo thành công thiết bị giả đạn tên lửa chống hạm
    Sao Đỏ|16/09/2016 07:30

    0
    [​IMG]
    Nhóm kỹ sư trẻ thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự mới đây đã chế tạo thành công "Thiết bị giả đạn IR-60 VN".
    Tiêm kích Su-27UBK Việt Nam đã có khả năng bắn tên lửa chống hạm?
    Thiết bịgiả đạnIR-60 VN là một trong những sản phẩm đề tài được đánh giá cao trong cơ cấu giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo. Đây là kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả trẻ thuộc Viện Công nghệ thông tin trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự.

    IR-60 VN có chức năng giả lập sự trao đổi thông tin trong quá trình chuẩn bị phóng và phóng tên lửa giữa hệ thống 3R60UE và Kh-35E.

    Đây là thiết bị đầu tiên do chúng ta chủ động nghiên cứu chế tạo phục vụ quá trình kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì cũng như huấn luyện các kíp trắc thủ sử dụng hệ thống thiết bị phóng tên lửa 3R60UE trên các tàu hải quân.

    Theo đó, với sự sáng tạo và tinh thần làm chủ công nghệ, các nhà nghiên cứu trẻ đã ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trong quá trình tạo ra bộ vi xử lý của thiết bị.

    [​IMG]
    Thiết bị giả đạn IR-60 VN

    Như vậy, trong đoạn giới thiệu trên chúng ta thấy xuất hiện tên của một khí tài tương đối lạ, đó chính là hệ thống tên lửa 3R60UE trang bị trên các tàu hải quân, liệu có phải Viện Khoa học Công nghệ Quân sự đang chế tạo thiết bị giả lập nhằm đi trước đón đầu phục vụ công tác tiếp nhận chủng loại vũ khí mới?

    Đáng tiếc rằng không phải như vậy, 3R60UE chỉ là một mã ký hiệu ít được nhắc tới của hệ thống phóng tên lửa chống hạm Kh-35 Uran-E mà thôi.

    Hệ thống IR-60 VN đang được sử dụng tại Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân, không chỉ giúp đảm bảo công tác kỹ thuật trong quá trình bảo dưỡng hệ thống thiết bị phóng tên lửa, thiết bị còn hỗ trợ đắc lực cho công tác huấn luyện, làm chủ khí tài, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của Bộ đội Hải quân.

    Ngoài ra, đề tài còn được kỳ vọng sẽ là nguồn cung cấp thông tin hữu ích cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học trong quá trình làm chủ hệ thống tên lửa hành trình chống hạm hiện đại Uran-E.

    Xem video: Thiết bị giả đạn IR-60 VN. Nguồn: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.



    http://soha.vn/viet-nam-che-tao-thanh-cong-thiet-bi-gia-dan-ten-lua-chong-ham-20160915162500433.htm
  10. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Lực lượng cận vệ thiện chiến của thủ tướng Hun Sen
    16/09/2016 15:10 GMT+7
    TTO - Đây là lực lượng trung thành nhất với nhà lãnh đạo Campuchia và được cho là trang bị “tận răng” để bảo vệ “vòng trong” cho Thủ tướng Hun Sen.

    [​IMG]
    Lực lượng cảnh vệ bịt mặt diễu binh hôm 4-9 ở bản doanh tại thành phố Takhmao - Ảnh: AKP
    Hôm 4-9 vừa qua, lực lượng cận vệ của Thủ tướng Hun Sen đã kỷ niệm ngày thành lập với những cuộc phô diễn sức mạnh tại thành phố Takhmao, tỉnh Kandal - nơi lực lượng này đặt bản doanh. Đây là địa điểm cách thủ đô Phnom Penh 10km về phía nam.

    Có một điều đáng chú ý là dường như giới truyền thông Campuchia cũng không rõ về quá trình hình thành của lực lượng này. Như hôm 5-9, tờ The Cambodia Daily đưa tin là kỷ niệm bảy năm thành lập trong khi tờ The Phnom Penh Post lại nói là 26 năm!

    Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á tại Đại học New South Wales (Úc), cũng cho rằng Bộ Tư lệnh cảnh vệ của Thủ tướng Hun Sen được thành lập năm 2009 nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Thủ tướng cùng gia đình, các lãnh đạo, cơ quan chính phủ theo chỉ đạo của Thủ tướng.

    Bên cạnh đó, nó còn có nhiệm vụ huấn luyện, nghiên cứu và giữ gìn an ninh, phát triển xã hội, hậu cần, tài chính và công nghệ.

    Theo GS Thayer, đơn vị này được tách ra từ Lữ đoàn bảo vệ 70 theo một quyết định của Thủ tướng Hun Sen vào tháng 9-2009 và trực thuộc Bộ Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia (RCAF).

    Cũng có nguồn tin giải thích lực lượng cận vệ này được thành lập vào năm 1995 và được phiên vào tiểu đoàn 246 dưới quyền chỉ huy trực tiếp của ông Hun Sen. Đến tháng 9-2009 đơn vị này lại được tách ra thành một đơn vị độc lập.
    [​IMG]
    Lực lượng cảnh vệ được tranh bị thiết giáp - Ảnh: AKP
    Lữ đoàn 70 vẫn chịu trách nhiệm bảo vệ Chủ tịch Thượng viện, Hạ viện Campuchia, các sĩ quan và tướng lĩnh cao cấp của Bộ Quốc phòng Campuchia, lãnh đạo thành phố Phnom Penh và các đoàn khách quốc tế đến thăm Campuchia.

    Theo đánh giá của giới quan sát quốc tế, Lữ đoàn còn là lực lượng dự bị, hậu thuẫn và có liên quan mật thiết với Bộ Tư lệnh cảnh vệ của Thủ tướng Hun Sen. Nói cách khác, đây có thể coi là lực lượng bảo vệ vòng ngoài của ông Hun Sen. Hoạt động của Lữ đoàn được báo cáo trực tiếp với Thủ tướng.

    Trong khi đó, giới truyền thông ở Campuchia vẫn gọi Bộ Tư lệnh cảnh vệ là “đội cận vệ của Thủ tướng Hun Sen”.

    Không ai rõ lực lượng này có bao nhiêu thành viên nhưng các con số đưa ra hiện nay là hơn 3.000 thành viên.

    [​IMG]
    Đội cận vệ áo đen, mắt kính đen rất ngầu trong buổi duyệt binh - Ảnh: AKP
    Có một điều chắc chắn là đây là lực lượng được đào tạo tốt nhất và được trang bị tốt nhất trong lực lượng vũ trang của Campuchia hiện nay. Mọi chi phí tài chính, hậu cần, các hoạt động hỗ trợ đào tạo lực lượng này đều do Bộ Quốc phòng Campuchia và RCAF chịu trách nhiệm.

    Trong một văn bản của Đại sứ quán Mỹ hồi năm 1995, đại sứ Mỹ Charles Twining từng mô tả ông Hun Sen là người quá chú trọng đến an toàn cá nhân. Theo lời đại sứ Mỹ, ông Hun Sen thường đi công cán trong nước với đội cận vệ lên đến 60 người - nhiều hơn bất kỳ lực lượng cận vệ nào của các lãnh đạo chính trị Campuchia lúc đó.

    Ông Sebastian Strangio, tác giả cuốn sách "Campuchia của Hun Sen" cho rằng từ năm 1996, lực lượng cận vệ của ông Hun Sen đã lên hơn 1.000 thành viên, được trang bị xe tăng, thiết giáp và trực thăng.

    Phần lớn lực lượng này trú đóng tại căn cứ Tuol Krasang mà cánh nhà báo nước ngoài thường gọi là "Hang Hùm".

    Ngoài ra còn có hàng trăm cận vệ đóng tại trụ sở đảng Nhân dân Campuchia (CPP) nằm ở phía sau dinh thự của ông Hun Sen ở thủ đô Phnom Penh.

    Theo lời tác giả Sebastian Strangio, lực lượng cận vệ của thủ tướng Hun Sen nhận lương tháng khoảng 300 USD trong khi binh sĩ bình thường chỉ nhận khoảng 13 USD.

    [​IMG]
    Đội hình thiết giáp của đội cảnh vệ của thủ tướng Hun Sen - Ảnh: AKP
    Theo những hình ảnh đã xuất hiện mấy ngày qua thì thấy lực lượng này được trang bị xe thiết giáp, súng phóng tên lửa và súng máy do Trung Quốc sản xuất.

    Trong ngày kỷ niệm của lực lượng cận vệ hôm 4-9 có sự xuất hiện của cả tướng Pol Saroeun, tổng tư lệnh quân đội. Ông đã chủ trì buổi lễ duyệt binh của lực lượng này.

    Cũng trong buổi lễ, tướng Saroeun, người được ông Hun Sen bổ nhiệm làm tổng tư lệnh năm 2009, tuyên bố lực lượng “tuyệt đối trung thành” với Thủ tướng Hun Sen và gia đình Thủ tướng

    Tướng Hing Bun Heang - Tư lệnh cảnh vệ Thủ tướng Hun Sen – cũng phát biểu rằng lực lượng của ông tuyên bố trung thành với nhiệm vụ “bảo vệ an toàn cho các lãnh đạo cấp cao của chính phủ và chính quyền và tuân theo các chỉ thị của chính phủ đã được bầu hợp pháp”.

    Tướng Heang cũng không quên nhấn mạnh đến sứ mạng cứu hộ của lực lượng này khi đất nước gặp phải thiên tai bão lũ.

    Trong những ngày đối đầu với phe đối lập thuộc đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) mấy ngày gần đây, tướng Heang cũng tuyên bố đưa lực lượng bao vây, truy đuổi những thành viên của CNRP vi phạm luật pháp vì cho rằng đó cũng là nhiệm vụ của lực lượng của ông.

    Theo Báo cáo Cán cân Quân sự 2009 (Military Balance 2009) của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế London (IISS) thì Lữ đoàn 70 bao gồm 4 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn có số lượng từ 600 - 1.500 người, được chia làm các đơn vị đặc biệt chống khủng bố, đơn vị phản ứng nhanh và lực lượng dự bị.
    http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/2016...hien-chien-cua-thu-tuong-hun-sen/1172592.html

Chia sẻ trang này