1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Founding_Father

    Founding_Father Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    0
    Mỹ sắp cung cấp tàu chiến thứ 2 cho Philippines
    (Dân trí) - Mỹ sẽ sớm cung cấp một tàu chiến thứ 2 cho Philippines trong khuôn khổ các nỗ lực nhằm đẩy mạnh quân đội của nước này giữa lúc xảy ra những căng thẳng trên biển với Trung Quốc.

    [​IMG]
    Tàu tuần duyên Dallas của Mỹ.
    Mỹ hồi năm ngoái đã cung cấp chiếc tàu tuần duyên hạng nặng lớp Hamilton cho Philippines. Nó đã trở thành tàu chiến lớn nhất và hiện đại nhất của hải quân quốc gia Đông Nam Á và gần đây Philippines đã điều nó ra biển Đông.​
    Các nghị sĩ Mỹ trong tuần này sẽ thống nhất các thủ tục nhằm cung cấp cho Philippines một tàu tuần duyên khác, tên gọi Dallas, Hạ nghi sĩ Ed Royce và quan chức cấp cao Lầu Năm Góc Peter Lavoy cho biết hôm qua trong một cuộc điều trần tại quốc hội.
    “Nó sẽ sớm lên đường tới Manila”, ông Royce, một thành viên của đảng Cộng hoà từ nam California, nơi có một cộng đồng người Mỹ gốc Philippines đông đảo, nói.
    “Mỹ và Philippines muốn hoà bình và ổn định trong khu vực, vốn là then chốt đối với nền kinh tế thế giới”, ông Royce nói thêm.
    Philippines và các quốc gia Đông Nam Á khác đã cáo buộc Trung Quốc có hành động không thích hợp về các tranh chấp ở Biển Đông. Bất chấp những vấn đề nhạy cảm lịch sử, Philippines đã tuyên bố hoan nghênh các cuộc tập trận chung và sự trợ giúp hơn nữa của lực lượng Mỹ tại nước này.
    Ông Lavoy, quan chức dân sự cấp cao tại Lầu Năm Góc chuyên về vấn đề Đông Á, cho hay Mỹ “đang cân nhắc một hoạt các khả năng quân sự” để trợ giúp Philippines chuyển “sự tập trung vào các mối đe doạ trong nước sang tập trung vào quân đội, vốn cần tái cơ cấu để đối phó với các mối đe doạ từ bên ngoài”.
    Nhưng ông Lavoy không trả lời rõ ràng khi được hỏi về việc liệu Mỹ có sẵn sàng cung cấp các máy bay chiến đấu F-16 cho Philippines hay không, nói rằng cần xem xét tới khả năng chi trả và các nhân tố khác.
  2. Nguoi_Giai_Phong

    Nguoi_Giai_Phong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    483
    Đã được thích:
    0
    Indonesia muốn mua sát thủ xe tăng Apache

    2/13/2012 5:57:34 PM | Lượt xem: 0 PM
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Indonesia dự định mua của Mỹ 8 trực thăng tiến công AH-64 Apache, Thứ trưởng Quốc phòng Indonesia Sjafrie Sjamsoeddin cho hay.


    [​IMG]
    AH-64 Apache (army.mil)​
    Theo ông Sjamsoeddin, Indonesia tự đưa ra quyết định mua trực thăng Mỹ do nhu cầu chứ không phải do Mỹ ép buộc. Tuy nhiên, hiện chưa đạt được thỏa thuận với Mỹ về điều kiện mua Apache.

    Hiện nay, Indonesia không có lấy một trực thăng tiến công. Nước duy nhất trong ASEAN sở hữu trực thăng tiến công AH-64D Long Bow là Singapore.

    Apache có khả năng bay với tốc độ đến 300 km/h, bán kính chiến đấu 480 km. AH-64 được trang bị 1 pháo 30 mm, các rocket Hydra 70, có thể được trang bị các tên lửa AGM-114 Hellfire, AIM-92 Stinger hay AIM-9 Sidewinder.
    • Nguồn: Antara News, Lenta, 10.2.2012.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Malaysia mua máy bay tuần biển

    2/13/2012 6:21:24 PM | Lượt xem: 0 PM
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Công ty RUAG Avitation dự định tại triển lãm Singaporer Airshow 2012 sẽ ký hợp đồng bán 5 máy bay tuần biển mới Dornier 228NG (Do 228NG) cho Malaysia.


    Theo Asiandefence-diplomacy.com, hiện nay, RUAG Aviation đang đàm phán thành lập liên doanh bảo dưỡng trang bị kỹ thuật của công ty này trong khu vực. Quyết định có thể được đưa ra tại triển lãm khai mạc vào ngày mai.

    Hiện tại, RUAG Aviation có công ty RUAG Malaysia chuyên cung cấp linh kiện cho radar trên khoang của tiêm kích F/A-18.

    Tại châu Á, Do 228NG đang được một công ty tư nhân Nhật Bản và Lực lượng bảo vệ bờ biển Bangladesh sử dụng. Bangladesh mới đây đã đặt mua 2 chiếc làm nhiệm vụ tuần biển và cứu hộ.

    Trước đó RUAG Aviation đã ký hợp đồng bán Do 228NG cho Nauy và Đức.

    Do 228NG mới là biến thể cải tiến của Do 228-212 và là máy bay turbine cánh quạt đa năng, có thể chở 19 hành khách, hoặc cải hoán cho các mục đích khác nhau như quan sát biển, kiểm soát biên giới, phát hiện vệt dầu loang… Do 228NG khác với Do 228-212 ở chỗ có các cánh quạt 5 lá cánh bằng composite, “buồng lái kính” và thiết bị avionics số mới.
  3. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.434
    Đã được thích:
    3.357
    Sao các bác lại không quan tâm đến tin này nhỉ?

    BAODATVIET:Reuters dẫn lời các chuyên gia cao cấp trong ngành công nghiệp quốc phòng Pháp cho biết, Việt Nam là một trong số các nước Đông Nam Á đang tìm cách mở rộng khả năng giám sát và tuần tra trên biển.

    "Việt Nam đang bắt đầu cởi mở hơn đối với các nhà cung cấp vũ khí phương Tây từ 2 - 3 năm trước", bà Marie-Laure Bourgeois, Phó Chủ tịch tập đoàn Thales, chuyên gia phụ trách các dự án mua bán quốc phòng ở Nam và Đông Nam Á của hãng này cho biết.

    "Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều muốn có đủ các phương tiện này để biết rõ những gì đang diễn ra ở trên biển và trên không", bà Bourgeois nói thêm.

    Theo lời bà Bourgeois, Israel được xem là quốc gia có nhiều triển vọng nhất để ký được hợp đồng cung cấp hệ thống radar tiên tiến cho Việt Nam, dù Tập đoàn Thales của Pháp cũng đang xúc tiến đàm phán với Việt Nam để có thể giành chiến thắng trong gói đấu thầu này. "Cơ hội của Thales vẫn còn ở phía trước", bà Bourgeois nói.

    "Việt Nam sẽ không chỉ mua vũ khí của Nga. Chúng tôi đã thực hiện một số cuộc thảo luận với các quan chức Việt Nam về việc cung cấp hệ thống radar và vẫn còn một số cuộc thảo luận", bà Bourgeois nói với các phóng viên Reuters nhân sự kiện chuẩn bị diễn ra Triển lãm hàng không Singapore từ ngày 14-19/2 tới đây.
  4. Nguoi_Giai_Phong

    Nguoi_Giai_Phong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    483
    Đã được thích:
    0
    Nói chung tiềm lực không-hải quân của ta nằm ở tóp 10 ĐNÁ, còn tiềm lực lục quân ko lọt vào tóp nào cả vì thực trạng đáng báo động
  5. Nam_handsome

    Nam_handsome Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/05/2011
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    214
    tiềm lực khỉ gì ko cần biết, chỉ biết cần oánh đấm Việt Nam số 1 ĐNÁ, ko cần bàn cãi
  6. Nguoi_Giai_Phong

    Nguoi_Giai_Phong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    483
    Đã được thích:
    0
    Việt - Nga hợp tác phát triển tên lửa hành trình
    Cập nhật lúc :8:10 PM, 15/02/2012
    Dự kiến trong năm 2012, Nga và Việt Nam sẽ bắt đầu làm việc để phát triển chung một tên lửa hành trình mới.

    (ĐVO) RIA Novosti dẫn lời ông Mikhail Dmitriev, Giám đốc Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Nga cho biết, trong năm 2012, Nga và Việt Nam sẽ bắt đầu hợp tác để cùng nhau phát triển một tên lửa hành trình mới. "Trong năm nay, Việt Nam sẽ tăng cường năng lực để bắt đầu sản xuất một loại tên lửa hành trình mới, dựa trên tên lửa Uran (>> chi tiết) của Nga", ông Dmitriev nói với các phóng viên.
    Theo đó, dự án sẽ thực hiện theo mô hình giống như Liên doanh Nga - Ấn đã phát triển và cho ra sản phẩm là tên lửa hành trình siêu âm BrahMos. (>> chi tiết)
    Theo ông Dmitriev, Nga và Việt Nam đang đàm phán về một hợp đồng quân sự khác, liên quan đến hợp tên lửa chống tàu Bastion. "Chúng ta đang nói về một hợp đồng mua bán tên lửa khác, hợp đồng sẽ được cấp tín dụng cho vay có thời hạn", ông Dmitriev nói.

    [​IMG]
    Việt Nam sẽ phát triển tên lửa hành trình tiên tiến dựa trên tên lửa Uran của Nga.
    Ông này cũng nhắc lại, trong năm 2011, Nga đã hoàn thành hợp đồng đầu tiên trong việc cung cấp hai hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion cho Việt Nam. (>> chi tiết)

    Chi tiết về loại tên lửa hành trình mới không được tiết lộ. Điều đáng chú ý là Uran-E của Nga là tên lửa hành trình chống tàu có tốc độ cận âm, còn BrahMos được phát triển dựa trên tên lửa hành trình chống tàu siêu âm Yakhont (biến xuất khẩu của tên lửa Onyx). Không có tốc độ nhanh như tên lửa siêu âm, bù lại tên lửa cận âm thường có giá thành rẻ và khối lượng nhẹ. Do đó, loại tên lửa này phù hợp với các chiến thuật lấy số lượng áp đảo.

    Như vậy, Việt Nam sẽ sớm có một nhà máy chế tạo tên lửa hành trình thuộc hàng "tiên tiến bậc nhất" trên thế giới, với sự giúp đỡ của Nga
    Trước đó, Tổng Giám đốc công ty Tên lửa chiến thuật (KTRV), ông Boris Obonosov cũng đã tiết lộ rằng, công ty này đã bàn giao đầy đủ số tiên lửa chống tàu Kh-35E (hay còn gọi là Uran-E) cho Việt Nam từ năm 2009-2010 trong hợp đồng được ký kết trước đó (>> xem thêm), với số lượng bàn giao là 31 tên lửa Kh-35E.
    Phần lớn các chiến hạm tên lửa hiện đại của Hải quân Việt Nam đều đang sử dụng tên lửa hành trình chống tàu Uran làm vũ khí tấn công chủ lực.

    Việc cùng hợp tác và phát triển lên một biến thể tên lửa mới sẽ giúp Việt Nam sớm tiếp thu được công nghệ chế tạo tên lửa tiên tiến, dần dần tự sản xuất tên lửa cho các tàu tên lửa như tàu lớp Molniya, Gepard 3.9... cũng như xin giấy phép và mua dây truyền công nghệ.


    Tiến tới làm chủ công nghệ, làm tiểu bá của Vùng :x đó là cái đích của VN ta
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Việt - Anh thúc đẩy hợp tác hạt nhân
    Cập nhật lúc :6:23 AM, 17/02/2012
    Ngày 16/2, Bộ KHCN phối hợp với nhóm đối tác khoa học Anh Quốc – Đông Nam Á tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy hợp tác về năng lượng hạt nhân giữa Việt Nam và VQ Anh.

    (ĐVO) Cuộc hội thảo được chủ trì bởi Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ Lê Đình Tiến và Đại sứ Anh Antony Stokes.

    Mở đầu hội thảo, Thứ trưởng Lê Đình Tiến nhận định, Việt Nam nhận thức sâu sắc rằng phát triển điện hạt nhân là nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi xây dựng đồng bộ từ hệ thống luật pháp tới cơ sở hạ tầng, đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ,…và nguồn tài chính rất lớn. Đây là những khó khăn, thách thức rất lớn đối với một nước mới bắt đầu phát triển hạt nhân như Việt Nam.

    Ông cũng nhấn mạnh quan điểm của Việt Nam luôn là sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình. Chương trình phát triển điện hạt nhân đảm bảo năng lượng cho quá trình phát triển đất nước, tất nhiên với yêu cầu an toàn ở mức cao nhất.

    Còn Đại sứ Antony Stokes nhấn mạnh tầm quan trọng trong hợp tác về năng lượng hạt nhân giữa Việt Nam và Vương quốc Anh. Ông mong muốn được tiếp tục hợp tác với Việt Nam nhân rộng sáng kiến nhằm phát triển an toàn năng lượng hạt nhân...

    Trong buổi hội thảo, các chuyên gia hạt nhân của Anh – Việt Nam đã cùng giới thiệu quá trình nghiên cứu, phát triển, qui định an toàn hạt nhân giữa hai bên.

    Hai bên cởi mở trao đổi kinh nghiệm về xây dưng pháp quy hạt nhân, chuẩn bị địa điểm xây dựng nhà máy, lựa chọn công nghệ sử dụng, phát triển nguồn nhân lực…

    Hiện nay, Việt Nam thực hiện ký kết hợp đồng hợp tác xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân đặt ở tỉnh Ninh Thuận với đối tác Nga – Nhật. Có thể nói, khối lượng công việc là rất lớn, cần đội ngũ kỹ sư có trình độ cao. Vì vậy, tháng 8/2010 chính phủ ký duyệt chi 3.000 tỷ VNĐ để phát triển nguồn nhân lực cho chương trình này.
  7. Nguoi_Giai_Phong

    Nguoi_Giai_Phong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    483
    Đã được thích:
    0
    Báo Trung Quốc: Cảnh giác với 3 vũ khí chủ lực của Hải quân Việt Nam http://www.thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?t=80410
    27/10, Đài Truyền hình Trung Quốc (CCTV) đã nêu ra ba loại vũ khí chủ lực của Hải Quân Việt Nam bao gồm: Tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9, Tàu ngầm Kilo 636 và tàu tên lửa lớp 1241.8
    Phóng sự này được phát vào ngày hôm qua trên kênh CCTV13 của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc, phóng sự này nói rằng: “Trong mấy năm trở lại đây Hải quân Việt Nam đang vươn lên trở thành một lực lượng mạnh trong khu vực Đông Nam Á, bằng các hợp đồng vũ khí lên đến nhiều tỉ USD Hải quân Việt Nam đang có một cuộc “thay máu” kì diệu nhằm hiện đại hóa vũ khí, khí tài quân sự”.[​IMG]
    “Trước hết phải nói đến hợp đồng mua 6 tàu ngầm Kilo 636 trị giá 1,8 tỉ USD được Việt Nam kí với Nga năm 2009, không chỉ mua tàu ngầm từ Nga Việt Nam còn mua cả thủy lôi và hỏa tiễn trang bị cho loại tàu ngầm này.Các tàu ngầm lớp Kilo 636 được mệnh danh là “lỗ đen” do có khả năng ít bị phát hiện và là loại tàu ngầm diesel-điện êm nhất thế giới.
    Nó được thiết kế với sứ mệnh chống ngầm và chống tàu nổi, đồng thời có thể thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra. Tàu lớp Kilo có tải trọng 2.300 tấn, độ sâu tối đa 350 mét, tầm hoạt động 6.000 hải lý và thủy thủ đoàn 57 người. Phiên bản chuẩn được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm” CCTV13 cho biết.
    Chưa hết, không chỉ nói về việc mua tàu ngầm của Việt Nam kênh truyền hình này cũng đã nói đến hợp đồng mua hai tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9: ” Trong năm nay Việt Nam đã được Nga chuyển giao cho hai tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 mà khi về Việt Nam được đặt tên là chiến hạm Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ. Hai tàu hộ vệ của Việt Nam được đóng ở nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên Gorki của Nga, theo một hợp đồng đã ký tháng 12/2006″. CCTV 13 nói thêm.
    Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 có lượng choán nước toàn phần của tàu gần 2100 tấn, cự ly hoạt động gần 5000 hải lý. Qua quá trình cải tiến các đặc tính của động cơ, tàu đã đạt được vận tốc thực vượt chỉ số vận tốc khi thiết kế (từ 18 hải lý/h lên tới 21 hải lý/h), 2 tàu hộ vệ này có thể lắp đặt tổ hợp tấn công Uran với cự ly bắn đến 130km, gồm 2 ống phóng tên lửa có cánh chống hạm loại Kh-35E.
    Để đáp trả các đòn tấn công từ các mục tiêu trên không tầm thấp của đối phương, vũ khí pháo của tàu gồm tổ hợp pháo AK-176M cỡ nòng 76,2mm (152 quả) và bệ pháo kép tự động AK-630M cỡ nòng 30mm (2000 quả) bảo đảm tiêu diệt các mục tiêu trên không bay thấp, các mục tiêu mặt đất và dưới biển. Vũ khí chống ngầm bao gồm 2 ngư lôi 533mm trang bị 2 ống phóng, còn để chống ngư lôi tàu trang bị 1 thiết bị thả bom phản lực RBU-6000, trạm thủy âm loại MGK-335. Để tạo nhiễu chủ động có thể sử dụng 4 ống phóng loại PK-16.
    [​IMG]
    Không chỉ nói về các sản phẩm vũ khí mua từ nước ngoài, CCTV 13 cũng nói đến Việt Nam đang được Nga trợ giúp rất nhiều về công nghệ và vật liệu để có thể đóng tàu tên lửa trong nước. CCTV 13 nói rằng: “Theo hãng tin ARMS – TASS của Nga, Nhà máy đóng tàu Vympel của Nga đang tiếp tục cung cấp các thiết bị hỗ trợ cho Việt Nam đóng các tàu tên lửa Project 1241.8 theo giấy phép của Nga. Theo lời Phó giám đốc nhà máy đóng tàu Vympel, ông Dmitri Belyakov cho biết, công ty đóng tàu Rybinsk đang chuyển đến Việt Nam các bộ phận để đóng 6 tàu tên lửa đầu tiên thuộc lớp 1241.8
    Các tàu tên lửa Project 1241.8 được đóng ở nhà máy đóng tàu Việt Nam và sẽ chịu sự giám sát về chuyên môn, kỹ thuật của các kỹ sư từ Viện thiết kế hải quân Trung ương (TsMKB) Almaz ở St Petersburg cùng với các kỹ sư của nhà máy đóng tàu Vympel. Việt Nam đang đóng 4 tàu tên lửa đầu tiên của Project 1241.8 . Trong đó, 2 tàu đã được đóng xong phần thân và đang được hoàn thiện lắp đặt các thiết bị như radar, vũ khí và 2 tàu còn lại đang được đóng phần thân”
    “Tuy rằng hiện nay Việt Nam đang mua thêm nhiều loại khí mới như 4 tàu hộ tống lớp Sigma của Hà Lan, hay 4 tàu pháo của Nga nhưng 3 loại vũ khí kể trên mới thật sự là xương sống của Hải quân Việt Nam trong tương lai, với những loại vũ khí này Việt Nam đang dần dần nâng tầm mình lên cao hơn hẳn so với các nước trong khu vực Đông Nam Á” CCTV 13 kết luận.
  8. Founding_Father

    Founding_Father Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    0
    Hạ thủy tàu tên lửa của Hải quân Indonesia

    2/17/2012 11:25:00 PM | Lượt xem: 0 VNH
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Hôm 16.2.12, đã diễn ra lễ hạ thủy tàu tên lửa nội địa thứ hai có tên dành cho Hải quân Indonesia KRI Kujang-642.

    [​IMG]
    Lễ hạ thủy KRI Kujang-642
    Tàu được đóng tại xưởng đóng tàu tư nhân PT Palindo Marindo.


    Tàu đầu tiên là KRI Clurit-641 đã được bàn giao cho hạm đội Indonesia vào tháng 4.2011.


    Tham gia buổi lễ tại cảng Batu Ampar, ở Batam trên quần đảo Riau có Bộ trưởng Quốc phòng Purnomo Yusgiantoro, Tư lệnh Quân đội Đô đốc Agus Suhartono và Tham mưu trưởng Hải quân, Đô đốc Soeparno.

    Xưởng đóng tàu đã mất gần một năm để đóng hoàn thành tàu Kujang-642 trị giá 73 tỷ rupi (7,98 triệu USD). Tàu dài 40 m, rộng 7,4 m, tốc độ 27 hải lý/h.

    Tàu được trang bị tên lửa có tầm bắn đến 80 km và các vũ khí trang bị hiện đại như hệ thống điều khiển vũ khí Sewaco, 1 pháo 6 nòng 30 mm và 1 pháo 20 mm ở đuôi tàu. Tàu được trang bị tên lửa C-705 của Trung Quốc có tầm bắn 120 km (thông tin về trang bị tên lửa của tàu Kujiang-642 có vẻ mâu thuẫn - VND).

    Thủy thủ đoàn gồm 35 người, ngoài ra còn chỗ cho 13 lính đặc nhiệm.

    Hải quân Indonesia dự định đến năm 2014 mua 14 tàu tên lửa này.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Việt Nam mua tên lửa chống hạm Kh-35E

    1/31/2012 8:43:00 AM | Lượt xem: 14646 Đại Việt
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Tập đoàn “Vũ khí tên lửa chiến thuật (KTRV) của Nga đã hoàn thành đầy đủ hợp đồng cung cấp tên lửa chống hạm 3M24E cho Việt Nam, Tổng giám đốc KTRV Boris Obonosov tiết lộ khi trả lời phỏng vấn hãng tin RIA Novosti.

    >>> Tên lửa chống hạm chiến thuật Kh-35E
    >>> Hệ thống tên lửa hạm-đối-hạm Uran-E
    >>> Hệ thống tên lửa bờ biển Bal-E
    >>> Răn đe và tranh hùng. Vũ hội chết chóc có tên Bal-E

    Theo ông Obnosov, hợp đồng với Việt Nam đã được KTRV hoàn thành vào năm 2009-2010.

    Theo báo cáo năm 2010 của KTRV, hãng này đã chuyển giao cho Việt Nam 17 tên lửa chống hạm 3M24E trị giá 767 triệu rúp.

    Năm 2010, KTRV tiếp tục cung cấp cho Việt Nam 16 tên lửa 3M24E trị giá 656 triệu rúp và 8 tên lửa huấn luyện 3М24EMB trị giá 72 triệu rúp.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Bệ phóng tên lửa chống hạm Kh-35E / Uran-E trên tàu hộ vệ tên lửa HQ-012 Lý Thái Tổ

    Được biết, Kh-35E hiện là loại vũ khí chống hạm chủ lực trên các tàu chiến mặt nước của Hải quân Việt Nam, kể cả các chiến hạm hiện đại nhất là HQ- 011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ lớp Gepard 3.9 mới được Nga chuyển giao.

    3M24 hay Kh-35 (biến thể xuất khẩu là 3M24E hay Kh-35E) là tên lửa chống hạm dưới âm, bay sát mặt biển do KTRV phát triển và sản xuất với các biến thể trang bị cho máy bay, trực thăng, tàu nổi (hệ thống Uran/Uran-E) và hệ thống tên lửa bờ biển Bal/Bal-E.

    Tên lửa chống hạm dưới âm chiến thuật Kh-35E có tầm bắn 130 km dùng để tiêu diệt các tàu tên lửa, tàu phóng lôi, tàu pháo, tàu nổi có lượng giãn nước đến 5.000 tấn và các tàu vận tải biển. Nga đã phát triển biến thể cải tiến Kh35-UE có tính năng cao gấp 2-2,5 lần so với Kh-35E và tầm bắn 260 km, gấp đôi Kh-35E.
  9. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Indonesia và kế hoạch thay thế Tiger II
    Cập nhật lúc :10:36 PM, 18/02/2012
    Aviation Week cho biết, Bộ Quốc phòng Indonesia có kế hoạch mua thêm máy bay chiến đấu để thay thế máy bay chiến đấu F-5C Tiger II được cho là lỗi thời.

    (ĐVO) Hiện nay, Chương trình hiện đại hóa Lực lượng Không quân Indonesia cần tới 150-160 máy bay chiến đấu tiên tiến, đủ để thành lập 12 phi đội.

    Tham mưu trưởng Không quân Indonesia, ông Imam Sufaat cho biết, quân đội đang xem xét việc mua máy bay chiến đấu giữa F-16 Fightging Falcon và Su-30.

    Theo chương trình nâng cấp không quân hiện nay, Indonesia đã có 10 máy báy chiến đấu do Sukhoi sản xuất, gồm: 2 Su-30Mk, 3 Su-30MK2, 2 Su-27SK và 3 Su-27SKM.

    Vào đầu tháng 12/2011, Indonesia đã thỏa thuận với Rosoboronexport (Công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước của Nga ) cung cấp thêm 6 máy bay Su-30MK2, và được chuyển giao cho Không quân vào năm 2012-2014.

    Ngoài ra, Quân đội Indonesia đã “nhận quà tặng” từ Mỹ gồm: 24 chiến đấu cơ F-16 Block 25 (>> chi tiết) kết hợp với các bộ phận, thiết bị hỗ trợ Không quân nước này.


    [​IMG]
    Máy bay chiế đấu Tiger II của Indonesia.​
    Vào giữa năm 2012, Indonesia sẽ nhận được 16 máy bay chiến đấu huấn luyện EMB-314 Super Tucano, để thay thế máy bay tấn công OV-10 Bronco, và vào năm 2013 máy bay phản lực huấn luyện tiên tiến T-50 Golden Eagle (>> chi tiết) thay thế máy bay huấn luyện Hawk Mk.53 được coi là đã lỗi thời.

    Ngoài ra, nước này đã thông qua kế hoạch hợp tác với doanh ngiệp Hàn Quốc phát triển 60 máy bay chiến đấu KF-X (>> chi tiết). Indonesia cũng đã nhận được 9 máy bay vận tải quân sự C-295.

    Trong tháng 9 năm 2010, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia đã thông báo rằng trong vòng 20 năm tới, dự tính nước này sẽ mua 180 máy bay chiến đấu Sukhoi (>> chi tiết) đủ thành lập 10 phi đội.
  10. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Philippines hiện đại hóa quân đội trong 2 năm
    Cập nhật lúc :5:08 PM, 20/02/2012
    Bộ trưởng Quốc phòng Philippines tuyên bố: “AFP sẽ hoàn tất quá trình hiện đại hóa vào năm 2016 và người dân có thể tự hào về quân đội nước mình”.

    (ĐVO) AFP: Các lực lượng vũ trang Philippines

    Ông Gazmin cho biết, ít nhất 138 hợp đồng quân sự được phê duyệt đến ngày 31/7 tới, bao gồm các hợp đồng mua bán nhiều thiết bị quân sự lớn từ các nước khác nhau chứ không chỉ từ Mỹ.

    “Đơn vị chuyên thực hiện các hợp đồng quốc phòng của chúng tôi đã tới Hàn Quốc, chúng tôi cũng tới Tây Ban Nha và Pháp, tất cả với mục đích quyết định những lời mời chào tốt nhất và để tìm hiểu xem chúng tôi có đủ khả năng chi trả các hóa đơn cho những thiết bị này không”, ông nói.

    Theo báo cáo, AFP có kế hoạch thu mua tàu đa chức năng từ Hàn Quốc, tìm kiếm máy bay chiến đấu từ Pháp và Italy, bên cạnh đó là các hợp đồng mua 1 chiếc F-16 từ Mỹ.

    Ông Gazmin không đưa ra chi tiết, ngoại trừ thông tin Bộ Quốc phòng nước này đang tìm kiếm các thiết bị vũ khí hạng nặng để bảo vệ không phận và hải phận quốc gia tốt hơn. “Chúng tôi cần bảo vệ các khu vực xung quanh, biên giới đất nước mình để không bị lợi dụng”, ông Gazmin nói khi đề cập đến việc các tàu thuyền và máy bay nước ngoài xâm phạm không phận và hải phận Philippines trong thời gian vừa qua.

    Phó Đô đốc Hải quân Alexander Pama cho hay, lực lượng này đang chờ một chiếc tàu lớp Hamilton khác từ Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ trong tháng 5/2012. Chiếc Hamilton đầu tiên, được đặt tên mới là BRP Gregorio del Pilar đang tuần tra tại Biển Đông (phía Philippines gọi là biển Tây).

    Ông Pama cho biết họ đã yêu cầu chính phủ Mỹ giữ lại một số thiết bị được lắp đặt trên tàu.

Chia sẻ trang này