1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Wing_Of_Liberty

    Wing_Of_Liberty Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/01/2012
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Công nghiệp quốc phòng Indonesia 'trỗi dậy'
    Cập nhật lúc :7:28 AM, 17/03/2012
    Indonesia đã đưa ra chương trình hiện đại hóa quân đội cũng như phát triển nền công nghiệp quốc phòng đầy tham vọng. Điều này có thể làm thay đổi cán cân quân sự trong khu vực.

    (ĐVO) Sau gần 20 năm “ngủ đông” do thiếu kính phí, Bộ Quốc phòng Indonesia đã bắt đầu chương trình mua sắm một số vũ khí, trang thiết bị quân sự và thành lập một số doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài để sản xuất vũ khí trong nước, đại diện Bộ quốc phòng nước này, Tướng Hartind Asrin cho hay.

    “Bây giờ chúng tôi đã có tiền để mua các vũ khí bổ sung” và “khả năng quân sự của chúng tôi không thể thực hiện được các nhiệm vụ và đã bị tụt hậu quá xa so với các nước khác," ông Asrin nói.

    Hiện nay, nền kinh tế Indonesia được dự đoán là tăng trưởng ở mức cao vào khoảng 6% năm trong giai đoạn 2011-2014, do đó Chính phủ nước này đã có kế hoạch chi 156.000 tỷ Rupiak (khoảng 17 tỷ USD) cho quốc phòng nhằm mua sắm các loại vũ khí và trang thiết bị quân sự cần thiết để thực hiện chương trình hiện đại hóa của mình nhằm tăng cường đánh kể sức chiến đấu của quân đội, như máy bay, tàu ngầm và xe tăng,

    Trên thực tế, Chính phủ Indonesia đang đàm phán với Đức để mua xe tăng Leopard 2A6 và khả năng hợp tác sản xuất loại xe tăng này với công ty PT Pindad.

    Ngoài ra, họ cũng đang hợp tác với Hàn Quốc phát triển các vũ khí khác nhau như, dự án phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo KF-X (có thể phục vụ năm 2024) (>> chi tiết); hợp tác phát triển xe bọc thép chở quân Anoa Tarantulа.

    Indonesia đã ký hợp đồng mua ba tầu ngầm điện-diesel với công ty Daewoo của Hàn Quốc với giá trị lên đến 1,1 tỷ USD và ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển tàu tên lửa cao tốc KCR-70.

    [​IMG]
    Mô hình KF-X - dự án đầy tham vọng của Indonesia và Hàn Quốc.​

    “Chiến lược của chúng tôi là sẽ mua các kỹ thuật quân sự cùng với việc chuyển giao công nghệ và hợp tác trong lĩnh vực sản xuất” ông Asrin nói.

    Hiện nay, Không quân Indonesia có 10 máy bay chiến đấu Sukhoi do Nga sản xuất gồm: 2 Su-30MK, 3 Su-30MK2, 2 Su-27SK và 3 Su-27SKM và có kế hoạch mua thêm 6 chiếc, dự kiến bàn giao trong thời gian 2012-2014.

    Trong thời gian này, Mỹ đồng ý nâng cấp, chuyển giao cho Indonesia 24 máy bay chiến đấu hiện đại F-16. Đây là hợp đồng quân sự lớn nhất trong lịch sử quan hệ Washington - Jakartar (>> chi tiết).

    Các máy bay F-16 sau khi hoàn thành việc nâng cấp sẽ được lắp đặt những module máy tính tiên tiến, radar và hệ thống điện tử cải tiến, tăng khả năng mang vũ khí cùng các cảm biến tiên tiến hơn, theo kế hoạch chương trình này sẽ hoàn tất vào tháng 7/2014.

    Để phát triển ngành công nghiệp Quốc phòng, Chính phủ Indonesia sẽ chi 30% ngân sách để mua các loại vũ khí “nội địa”, theo ông Muhammad Hidayat. Vị Bộ trưởng Bộ công nghiệp còn tiết lộ “ngành công nghiệp quốc phòng có thể thu hút hơn 1 triệu lao động trong nước và tôi hy vọng nó sẽ phát triển nhanh chóng trong vòng ba năm tới”.

    Vậy đây có phải là cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực? Để chấn an dư luận và ủng hộ chương trình hiện đại hóa quân đội của Chính phủ, nhà phân tích quân sự Salim Said nói: “Tôi nghĩ rằng đây không phải là cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực” mà là “trong nhiều năm qua quân đội Indonesia đã bị lãng quên bởi vì chúng tôi thiếu kinh phí và theo tôi thì chúng tôi đang cố hết sức để bắt kịp”.

    Ngoài ra, Tướng Arsin còn nói rằng sức mạnh quân sự của Indonesia cùng với 240 triệu dân không bao giờ có ý tưởng đe dọa các nước khác. “Chúng tôi là một nước lớn, nhưng chúng tôi là bạn của tất cả," ông nói.

    "Láng giềng của chúng tôi sẽ được hạnh phúc nếu Indonesia mạnh mẽ, vì đất nước này luôn được coi là nhà lãnh đạo tự nhiên trong khu vực Đông Nam Á”.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Hải quân Nhân dân Việt Nam 'đủ bộ'
    Cập nhật lúc :4:02 PM, 16/03/2012
    Với sự thành lập của phi đội trực thăng EC-225 (thuộc Không quân Hải quân), Hải quân Nhân dân Việt Nam đã có đầy đủ mọi thành phần.

    Hơn nửa thế kỷ thành lập, xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam không ngừng lớn mạnh về lực lượng và vũ khí trang bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại.

    Sự có mặt của tàu ngầm và máy bay EC-225, đã khẳng định sức mạnh chính qui hiện đại của Hải quân Việt Nam, sánh vai cùng hải quân các nước trong khu vực và thế giới.

    Như vậy Hải quân Việt Nam đã có đầy đủ bộ 5 thứ quân gồm: Hải quân đánh bộ (>> chi tiết), pháo - tên lửa bờ, tàu mặt nước, tàu ngầm và không quân hải quân.

    Hải quân hoàn toàn đủ sức sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc trong mọi tình huống, đặc biệt trong nhiệm vụ tuần tiễu vùng biển, tìm kiếm cứu nạn cứu vớt ngư dân trên biển xa và làm các nhiệm vụ đặc biệt khác.

    Một vài hình ảnh diễn tập của Hải quân Nhân dân Việt Nam:

    [​IMG]
    Trực thăng EC-225 của Không quân Hải quân chuẩn bị cất cánh tại sân bay Vũng Tàu.

    [​IMG]
    Các phi công bay EC-225 trong khoang lái chuẩn bị xuất phát.​

    [​IMG]
    EC-225 Super Puma MKII do hãng Eurocopter thiết kế sản xuất, đây là một trong những loại trực thăng hiện đại hàng đầu thế giới.

    [​IMG]
    EC-225 có độ tin cậy cao, trang bị công nghệ điện tử hiện đại. Nó thiết kế cho nhiệm vụ vận tải, tìm kiếm cứu nạn trên biển.​

    [​IMG]
    Các phi công sau giờ học bay, những người lính Không quân đang tích cực huấn luyện làm chủ EC-225 (>> chi tiết).

    [​IMG]
    Pháo hạm TT-400TP - bước tiến vượt bậc của công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam đang thử nghiệm bắn đạn thật (>> chi tiết).​

    [​IMG]
    TT-400TP (HQ272) đã được đưa vào biên chế Vùng 2 Hải quân.​

    [​IMG]
    Diễn tập tìm kiếm cứu nạn trên biển.​
  2. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    nhanh thế, vừa định post

    các bạn indonesia đòi làm anh cả khu vực nè

    về mặt quy mô và tiềm lực quốc gia, có lẽ Indo dẫn đầu ĐNA, nhưng nói "được coi là lãnh đạo tự nhiên của khu vực" thì chưa xứng đâu.
    sau cái vụ run-catch-and shjt ở kỳ Seagame vừa rồi, ai sẽ nghĩ Indo xứng với cái tầm vóc đó chứ =))
    Mà bác nào kiến thức uyên thâm, có thể cho em biết thêm về cái vụ "bạo loạn" năm 1998 ở indo được hông vậy!? Em xem ảnh trên mạng thấy thế ghê quá!!!
  3. Wing_Of_Liberty

    Wing_Of_Liberty Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/01/2012
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam dùng UAV để giám sát từ xa
    Cập nhật lúc :1:23 PM, 18/03/2012
    Đó là khẳng định của Giáo sư, TSKH Nguyễn Đức Cương – Chủ tịch Hội Hàng không - Vũ trụ Việt Nam (VASA) khi trao đổi với Đất Việt về hợp tác chế tạo máy bay không người lái (UAV) giữa Việt Nam và Nga.


    [​IMG]
    Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Đức Cương.​
    (ĐVO) Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

    - Trước tiên, xin Giáo sư cho biết một vài nét về VASA và sự hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong việc chế tạo UAV?

    VASA là nơi liên kết gần 200 nhà khoa học và kỹ thuật, nhiều tổ chức có liên quan đến ngành hàng không - vũ trụ trong cả nước. Hội hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, tư vấn, đầu tư, phát triển và chuyển giao công nghệ, dịch vụ thương mại có liên quan đến ngành hàng không - vũ trụ (máy bay có người lái và không người lái, tên lửa, vệ tinh, thiết bị có liên quan và các ứng dụng).

    Chúng tôi luôn quan tâm đến việc hợp tác quốc tế, trong đó có hợp tác với Nga, một trong những quốc gia hàng đầu về hàng không - vũ trụ. Trong việc chế tạo UAV, chúng tôi cũng đang hợp tác với nhiều đối tác, trong đó có Công ty Irkut Engineering. Chúng tôi mong muốn được tiếp thu công nghệ tiên tiến của các đối tác trong lĩnh vực UAV.

    Tuy nhiên chúng tôi sẽ phải cân nhắc rất kỹ càng trước khi đi đến ký kết các hợp đồng. Cũng như trong trả lời của ông Yuri Malov cho báo Izvestia, Công ty Irkut Engineering hiện chưa chuyển cho chúng tôi các phương án sản phẩm.

    - Chiếc UAV mà Việt Nam và Nga dự định hợp tác chế tạo sẽ sử dụng để làm gì?

    Cũng như trong trả lời nói trên của ông Yuri Malov, chúng tôi định hợp tác chế tạo UAV dân dụng cỡ nhỏ (dưới 100 kg), phục vụ cho việc giám sát từ xa. Các bạn thử tưởng tượng là chúng ta sẽ thuận lợi hơn rất nhiều nếu ngồi tại một chỗ nào đó mà có thể quan sát được (cả ban ngày và ban đêm) bằng phương tiện không đắt tiền để tuần tra được hàng vạn ha rừng, chống khai thác rừng trái phép, phát hiện sớm cháy rừng, kiểm tra hàng nghìn km đường dây điện cao thế ở vùng rừng núi hiểm trở… Chúng ta sẽ có phương tiện thuận lợi giúp lực lượng hải quan chống buôn lậu trên biển, ở biên giới, tạo phương tiện thuận lợi cho các lực lượng tuần tra bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế trên biển, tìm kiếm cứu nạn…

    - Giáo sư đánh giá như thế nào về công nghệ UAV của Nga? Nếu so sánh với công nghệ của các nước khác thì như thế nào, thưa ông?

    Cách đây khoảng trên dưới nửa thế kỷ, Liên Xô (Liên bang Nga ngày nay) đã chế tạo thành công một số loại UAV cỡ lớn cho nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy, có thể nói là Liên bang Nga là một trong những nước đi đầu trong lĩnh vực này. Hiện nay, như các bạn đã biết, Liên bang Nga có nhập khẩu một số thiết bị tiên tiến về UAV loại nhỏ của nước ngoài. Trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, đó cũng là một việc bình thường.

    Xem 'khí tài mới' tại Lữ Hải quân đánh bộ 147
    Cập nhật lúc :7:13 AM, 19/03/2012
    Vào mùa huấn luyện 2012, nhiều đơn vị trong Quân chủng đều có các sáng kiến về chế tạo mô hình học cụ, góp phần tích cực trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện.

    Những "sáng kiến vàng" mà phóng viên Hải quân ghi nhận được mới đây tại cuộc thi mô hình học cụ của Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 chỉ là một phần nhỏ trong số các "sáng kiến vàng" của bộ đội Hải quân trong mùa huấn luyện mới này.

    Tại lễ ra quân huấn luyện năm 2012, thủ trưởng Bộ Tư lệnh Hải quân và đại biểu tỉnh Quảng Ninh giành khá nhiều thời gian tham quan khu mô hình học cụ của Lữ đoàn 147. Không ít đại biểu thực sự bất ngờ trước các mô hình học cụ có sự đầu tư công sức lớn, rất sáng tạo, độc đáo, sát với các nội dung huấn luyện mới hiện nay.

    Một trong những sáng kiến mới, rất thiết thực với nhiệm vụ huấn luyện hiện nay đó là thiết bị ẩn hiện vận động ngày đêm (hay còn gọi là bia di động) của nhóm tác giả Đại úy Nguyễn Xuân Thao, Trung úy chuyên nghiệp Lê Ngọc Quí, Trung úy chuyên nghiệp Nguyễn Hoàng Sảng thuộc Tiểu đoàn 1047.

    Thiết bị này phục vụ cho huấn luyện ngắm bắn của xe tăng cũng như hải quân đánh bộ. Điểm sáng tạo của thiết bị này chính là nó có khả năng ẩn hiện, cơ động sát với điều kiện các bài tập ngắm bắn. Nhất là nhờ có hệ thống đèn chiếu sáng, ẩn hiện theo yêu cầu của bài bắn nên sử dụng cho huấn luyện ban đêm rất tiện lợi.

    Theo Đại tá Nguyễn Duy Định, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 147, qua sử dụng thử nghiệm, thiết bị này bước đầu phát huy rất hiệu quả trong huấn luyện, nhất là huấn luyện đêm, diễn tập thực binh...

    Sáng kiến thứ 2 là giá pháo DKZ di động. Đây là thiết bị dùng để phục vụ ngắm bắn cho khẩu đội DKZ ở mọi địa hình huấn luyện, nhất là trên tàu Hải quân, kể cả khi tàu đang cơ động trên biển. Giá súng dễ tháo lắp khi sử dụng, dễ cơ động, vật liệu làm giá súng đơn giản, tận dụng ở ngay các đơn vị.

    Trung úy Nguyễn Đình Quân, Trung đội trưởng thuộc Tiểu đoàn 473, tác giả sáng kiến trên cho biết: giá súng được sử dụng thực nghiệm trong diễn tập hiệp đồng mới đây và phát huy hiệu quả tốt trong việc rèn kỹ năng ngắm bắn chuẩn xác cho bộ đội.

    Còn sáng kiến ụ súng cơ động của trung úy Kiều Văn Hưng, đại đội trưởng đại đội bộ binh 3 thuộc Tiểu đoàn 473 đã giúp đơn vị này giải quyết cơ bản khó khăn trong quá trình huấn luyện giã ngoại, ở những địa điểm không có ụ súng cố định. Ụ súng được chế tạo đơn giản, gọn nhẹ, dễ mang vác, phù hợp với việc cơ động lực lượng.

    [​IMG]
    Học viên Học viện Hải quân thực tế trên tàu tên lửa project 1241.8.​
    Sáng kiến con trỏ tăng võng lại rất phù hợp cho huấn luyện dã ngoại, nhất là trong điều kiện mưa bão. Có thiết bị này, nước sẽ không chảy xuống võng khi sử dụng, không phải sử dụng cọc phụ để chống nước. Thiết bị này rất nhỏ, gọn (chỉ bằng 1/2 chai nước) và có linh kiện kèm theo, có thể mang theo ở túi cóc ba lô, hoặc luồn trực tiếp vào võng để trong ba lô, nhất là có thể sử dụng dễ dàng trong điều kiện đêm tối, cơ động lực lượng.

    Khi xem thiết bị này, Chuẩn đô đốc Đinh Gia Thật, Phó chính ủy Hải quân đã biểu dương khen ngợi sáng kiến rất độc đáo và sát thực tiễn này và đề nghị đơn vị hoàn thiện thêm để phổ biến rộng rãi hơn.

    Theo đại tá Nguyễn Duy Định, đây chỉ là 4 sáng kiến trong số rất nhiều sáng kiến của các đơn vị trong mỗi mùa huấn luyện. Những sáng kiến trên có ưu điểm nổi bật là tiện ích trong sử dụng, dễ sản xuất, lắp đặt, giá thành thấp, đặc biệt là ứng dụng trong thực tiễn rất hiệu quả. Điều đáng ghi nhận là những sáng kiến hầu hết đều được làm ra từ chính tay người lính ở đơn vị cơ sở. Có tiểu đoàn, toàn bộ mô hình học cụ được làm ra chỉ tốn hết…2 triệu đồng. Trong điều kiện kinh phí huấn luyện hạn hẹp, việc bộ đội tự nghiên cứu để sản xuất các mô hình học cụ mới hàng năm đã giúp Lữ đoàn giải nhiều bài toán về nâng cao chất lượng huấn luyện, nhất là huấn luyện thực binh.

    Chuẩn đô đốc Đinh Gia Thật, Phó Chính ủy Hải quân khẳng định: "Các sáng kiến mới về mô hình học cụ ở Lữ đoàn 147 trong năm huấn luyện này không những độc đáo, sáng tạo mà còn có giá trị ứng dụng rộng rãi hiện nay ở các đơn vị SSCĐ trong Quân chủng. Sắp tới các cơ quan Quân chủng sẽ nghiên cứu để phổ biến các mô hình này cho các đơn vị khác và sẽ khen thưởng kịp thời các sáng kiến có giá trị thực tiễn cao”.
  4. Founding_Father

    Founding_Father Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    0
    Tên lửa X-35: Vũ khí phòng thủ siêu hạng trên biển Đông

    Tin Đa Chiều - Đăng ngày: 10:21 AM - 19/03/2012 / 4 Ý kiến
    Tại sao Việt Nam lại hợp tác với Nga sản xuất loại tên lửa này? Điều gì sẽ xảy ra khi loại tên lửa này ra lò hàng loạt mang tên Made in Viet Nam?
    Vũ khí của các nước trong khu vực giống nhau thì sao?
    Nếu như các chuyên gia quân sự nước ngoài dễ dàng đoán biết được điều này như thế nào thì để đối phó với X-35 này khó khăn còn gấp bội, nếu không nói là bế tắc.
    Trong chiến tranh, sử dụng loại vũ khí trang bị nào không quan trọng. Quan trọng là sử dụng vũ khí trang bị đó như thế nào.
    Thế giới hiện đại bước vào toàn cầu hóa thì ngay cả vũ khí trang bị (VKTB) cho quốc phòng cũng toàn cầu hóa. Chỉ trừ các loại vũ khí trang bị mà ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, các nước sản xuất ra không thể bán, còn lại là đều có thể.
    Chẳng ai chẳng ngạc nhiên khi trong khu vực có rất nhiều quốc gia có vũ khí trang bị giống nhau. Chẳng hạn tàu ngầm KILO; máy bay SU-30 của Trung Quốc, Việt Nam, Indonexia vv…hoặc một số loại khác tên nhưng tính năng kỹ chiến thuật thì giống nhau về cơ bản.
    Tuy thế, điều này không quan trọng, vì mỗi quốc gia có thế địa lý khác nhau, có học thuyết quân sự khác nhau, có lối đánh, nghệ thuật quân sự khác nhau và do vậy họ sẽ có cách sử dụng vũ khí trang bị khác nhau.
    Chẳng hạn như Việt Nam, quân đội hoạt động với mục tiêu duy nhất là bảo vệ Tổ quốc và do vậy tất cả các vũ khí trang bị đều phục vụ cho phòng thủ đất nước. Tàu ngầm KILO hay SU-30 sử dụng cho mục đích phòng thủ sẽ rất khác về nội dung, tư tưởng chiến thuật so với sử dụng nó để tấn công xâm lược.
    Tuy nhiên, sản xuất chế tạo ra một loại VKTB nào đó phải hoàn toàn phục vụ cho học thuyết quân sự của mình, thậm chí cho nhu cầu về chiến thuật. Do đó khi xuất khẩu ra nước ngoài thì vũ khí trang bị này có thể là sở trường đối với quốc gia này nhưng lại là sở đoản với quốc gia kia và ngược lại và ngay trong bản thân của một loại VKTB vẫn tồn tại điều này.
    Cũng với tàu ngầm KILO: Nếu đi săn đối phương (tìm diệt) thì muốn hay không vẫn xuất hiện tiếng ồn-nguy cơ bị ăn đòn giáng trả. Nhưng nếu KILO chỉ phục kích thì vấn đề lại hoàn toàn khác. Đây chính là sở trường của KILO mà hệ thống phòng thủ bờ biển nào cũng muốn khai thác và sử dụng để chống xâm lược.
    Khai thác sử dụng vũ khí trang bị sáng tạo, độc đáo, cải tiến phát triển cao hơn để đáp ứng với yêu cầu của chiến trường, kết hợp với lối đánh táo bạo luôn là yếu tố bất ngờ cho địch trong chiến tranh.
    Năm 1965, đối đầu với không quân Mỹ, MIG-17 của Việt Nam so với F-4 “Con ma” của Mỹ thì “một trời một vực”.
    Nhưng với tư tưởng tiến công: “những gì công nghệ không thể thì chiến thuật có thể” ; với tinh thần táo bạo, sáng tạo trong cách đánh, khai thác sử dụng tối đa trang bị hiện có, kết hợp có hiệu quả giữa bộ phận dẫn đường và phi công, MiG-17 vẫn hạ gục F-4.
    Năm 1972, Mỹ không nghĩ là tên lửa Liên Xô (bản gốc) viện trợ cho Việt Nam với tới B52 nhưng kết quả cuối cùng ai cũng biết.
    Năm 1973, từ ngày 28/1 – 18/7, Quân đội Mỹ thực hiện “chiến dịch nhát quét cuối cùng”, đưa đơn vị tàu hùng hậu Tank Force 78 gồm: 10 tàu quét mìn, 6 tàu kéo, 9 tàu đổ bộ, 3 tàu trục vớt cứu hộ, 19 khu trục hạm và thêm đơn vị trực thăng rà phá ngư lôi CH – 53 tiến vào miền Bắc.
    Nhưng kết quả thu được gần như không có gì, điều này làm cho họ ngạc nhiên và tự hỏi tại sao thả thủy lôi với mật độ dày đặc như vậy, khi vào rà phá lại không nổ, trong khi Hải quân Việt Nam lại khiến Mỹ bất ngờ. Ngay cả Trung Quốc và Liên Xô cũng không tin vào sự thật hiển nhiên đó.
    Trung Quốc nghi do Liên Xô giúp Việt Nam và Liên Xô ngược lại nghi do Trung Quốc giúp nên Việt Nam mới làm được điều mà chính Mỹ cũng bó tay.
    Một nhà bình luận quân sự ở nước ngoài đã nhận thấy, rằng: “Khi một vũ khí hiện đại vào tay quân đội Việt Nam thì không ai có thể lường được hiệu quả của nó và nó không chỉ dừng ở đó”. Có vẻ như điều này không sai.
    X-35: Hải quân Việt Nam như hổ mọc thêm cánh
    Tên lửa diệt hạm 3M24 hay X-35 (biến thể xuất khẩu là 3M24E hay X-35E) là tên lửa chống hạm dưới âm, bay sát mặt biển do KTRV phát triển và sản xuất với các biến thể trang bị cho máy bay, trực thăng, tàu nổi (hệ thống Uran/Uran-E) và hệ thống tên lửa bờ biển Bal/Bal-E.
    [​IMG]
    Tên lửa diệt hạm X-35 trong tổ hợp Uran-E – Nhu cầu tất yếu của chiến thuật.
    Tên lửa chống hạm dưới âm chiến thuật X-35E có tầm bắn 130 km dùng để tiêu diệt các tàu tên lửa, tàu phóng lôi, tàu pháo, tàu nổi có lượng giãn nước đến 5.000 tấn và các tàu vận tải biển. Nga đã phát triển biến thể cải tiến X35-UE có tính năng cao gấp 2-2,5 lần so với X-35E và tầm bắn 260 km, gấp đôi X-35E.
    Trước hết, loại tên lửa này – X-35E hiện là loại vũ khí chống hạm chủ lực trên các tàu chiến mặt nước của Hải quân Việt Nam, kể cả các chiến hạm hiện đại nhất là HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ lớp Gepard 3.9 mới được Nga chuyển giao.
    Do đó trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc từ hướng biển, khi tác chiến xảy ra thì không thể thiếu loại tên lửa này.
    Thứ hai là loại tên lửa này giá rẻ, nhỏ, nhẹ, nên bố trí nhiều quả trên một phương tiện (dạng tàu hộ vệ tên lửa Monliya lắp 16 quả) và không cần nhiều phương tiện cùng một lúc, rất phù hợp với chiến thuật lấy số lượng áp đảo, lấy nhỏ (nhưng nhiều) đánh lớn (nhưng ít) trong Nghệ thuật quân sự Việt Nam.
    Thứ ba là, do hệ thống điều khiển gọn nhẹ, tổ hợp phóng đạn có kích thước nhỏ, do đó, tên lửa X-35 trên thực tế trở thành vũ khí phi đối xứng, phi tiêu chuẩn do có thể lắp được trong các container nhỏ 20’ trên các loại tàu, thuyền chở hàng cũng như du lịch, hoặc trên các căn cứ nhỏ ven biển, hải đảo nhỏ, nhà dàn.
    Điều này có nghĩa là trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ của Việt Nam và trên một bờ biển dài hơn 3000 km đều có thể tồn tại tên lửa X-35. Tên lửa diệt hạm X-35 tha hồ tung hoành, có mặt bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào trong thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thần thánh.
    Nếu như chiến tranh du kích hiện đại trên biển mà Hải quân Việt Nam sẽ tiến hành với sự có mặt của tên lửa X-35…thì chẳng khác nào hổ thêm cánh.
    Việt Nam có nhiều loại tên lửa trong trang bị quân đội nhưng tên lửa X-35 là đặc biệt nhất. Nó không phải ở tính hiện đại, bay xa, hay công phá lớn mà đặc biệt ở chỗ nó phù hợp với những lối đánh sở trường, độc đáo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam.
  5. son_of_cratos

    son_of_cratos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    1
    Singapore lọt vào top 100 nhà sản xuất quốc phòng
    Cập nhật lúc :9:11 AM, 23/03/2012
    Ngày 18/3, các chuyên gia thuộc SIPRI và một số chuyên viên thuộc các hãng truyền thông đưa ra những đánh giá về khả năng xuất khẩu vũ khí của Singapore.

    (ĐVO) SIPRI - Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm

    Theo đánh giá, Singapore nổi tiếng về hình ảnh một thành phố sạch và ngành xuất khẩu hàng điện tử, nay đang tìm kiếm một chỗ đứng trong ngành công nghiệp vũ khí toàn cầu.

    Báo cáo được Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm công bố tháng 2/2012 chỉ ra rằng, năm 2011, Tập đoàn công nghiệp ST Engineering đã thu về hơn 4,72 tỷ USD lợi nhuận từ việc xuất khẩu vũ khí, trang bị.

    Con số này đã khiến ST Engineering trở thành doanh nghiệp Đông Nam Á duy nhất có tên trong danh sách 100 nhà sản xuất quốc phòng.

    Tập đoàn công nghiệp ST Engineering là đơn vị độc quyền trong ngành quốc phòng ở Singapore. Đây là một trong những nhà cung cấp hàng đầu thế giới loại đạn 40 mm cũng như các loại vũ khí di động như súng phóng lựu tự động CIS 40 mm.

    Ngoài ra, ST Engineering còn là đơn vị có số sản phẩm trưng bày lớn nhất tại cuộc triển lãm hồi tháng trước diễn ra ở Singapore.

    Trong số các trang thiết bị được trưng bày có một phiên bản mới của xe Bronco, loại xe chở quân trên mọi địa hình được quân đội Anh sử dụng ở Afghanistan.

    115 chiếc Bronco của quân đội Anh, lần đầu tiên được triển khai ở Afghanistan năm 2010, là niềm tự hào của ST Engineering. Đó còn là loại xe bọc thép đầu tiên do một hãng châu Á sản xuất cho quân đội một nước phương Tây.


    [​IMG]
    Xe bọc thép do ST Engineering sản xuất được quân đội Anh sử dụng ở Afghanistan.

    Ngành xuất khẩu vũ khí của Singapore gần đây đã được chú ý đến khi Bộ Quốc phòng Ấn Độ cấm 6 nhà sản xuất vũ khí hoạt động vì liên quan đến vụ hối lộ năm 2009, trong số đó có một công ty của Singapore.

    The Straits Times cho biết, ST Kinetics, thuộc Tập đoàn công nghiệp ST Engineering, đang tổ chức đấu thầu một hợp đồng cung cấp bích kích pháo cho Ấn Độ thì tiến trình này phải hoãn lại vì các cáo buộc hối lộ.

    ST Kinetics đã nhanh chóng phủ nhận cáo buộc trên.

    [​IMG]
    Góc trưng bày tại triển lãm Singapore Airshow 2012.​
    Ông Patrick Choy, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị ST Engineering cho biết, các sản phẩm của ST Engineering khẳng định mình trong các cuộc chiến.

    Nếu như có bất kỳ đối tác nào cần một loại trang bị đặc biệt, ST Engineering cũng có thể làm theo yêu cầu của khách hàng để giúp họ có lợi thế hơn các đối thủ khác.

    Ngoài Anh, ST Engineering cũng xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị quân sự cho các nước khác. Jon Grevatt, một chuyên gia quốc phòng cho tạp chí IHS Jane cho biết, là một nhà sản xuất quốc phòng lớn ST Engineering phần lớn sản xuất theo nhu cầu của Quân đội Singapore, tuy nhiên sẽ khó khăn để bán ra thị trường bên ngoài Singapore vì một số yếu tố như thị trường phương Tây đang giảm sút và các cuộc xung đột cũng giảm.


    [​IMG]
    Gian trưng bày vũ khí bộ binh của Tập đoàn ST Engineering.​

    Tuy nhiên, lĩnh vực phi quốc phòng của ST Engineering đóng góp khoảng 60% doanh thu, với danh mục đầu tư đa dạng củng cố tiềm năng tăng trưởng. Ngoài kinh doanh quốc phòng, tập đoàn này cũng kinh doanh hệ thống đất thương mại, hàng không vũ trụ, kỹ thuật và công nghiệp hàng hải với hơn 100 công ty con ở 23 quốc gia trên toàn thế giới. Lĩnh vực hàng không ST Aerospace là nhà cung cấp dịch vụ bảo trì, sửa chữa và đại tu mày bay độc lập lớn nhất trên thế giới.

    Theo thống kế của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm, Singapore đã bán các sản phẩm về quốc phòng cho Indonesia, Chad, Nigeria, Philippines, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất và Brazil từ năm 2000. Chỉ riêng năm 2010, nước này đã thu về 1,75 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu vũ khí.

    Singapore có ngân sách quốc phòng lớn nhất Đông Nam Á. Năm 2012, nước này dành 9,68 tỷ USD cho quốc phòng, chiếm 24,4% tổng ngân sách.
  6. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Báo Trung Quốc: Việt Nam có khả năng công, thủ mạnh nhất ĐNA

    posted Sep 3, 2011 1:33 AM by Thanh Tran Trên một bài phân tích mới được đăng tải cách đây không lâu, tờ Chinareviewnews viết rằng Hoa Nam/Biển Đông đã “nóng” bởi các yếu tố chính trị, nhưng Biển Đông trở nên nhộn nhịp bởi các loại tàu chiến và máy bay.

    Bài viết của Chinareviewnews đã đưa ra những con số thống kê về số lượng các loại phương tiện quân sự của 5 nước nằm trong khu vực có sở hữu Biển Đông, trong đó có Việt Nam.

    [​IMG]Tàu ngầm lớp Kilo của Nga. Việt Nam đã đặt mua 6 tàu ngầm loại này và sẽ thiết lập hạm đội tàu ngầm trong 5-6 năm tới. (ảnh Chinareviewnews)

    Chinareviewnews nói rằng trong số 5 quốc gia Đông Nam Á ở Biển Đông gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei thì lực lượng quân sự của Việt Nam, đặc biệt là hải quân sở hữu khả năng công thủ toàn diện và mạnh nhất.

    Chinareviewnews đánh giá việc Việt Nam mua tàu ngầm lớp Kilo của Nga là bước ngoặt lớn.

    [​IMG]Việt Nam mới được Nga bàn giao 4 máy bay Su-30MK2. (ảnh Chinareviewnews)

    Bài viết cho rằng Kilo là một trong những tàu ngầm động cơ thông thường tiên tiến nhất thế giới, nếu được biên chế cho hải quân Việt Nam một cách thuận lợi vào năm 2012 – 2016, sẽ giúp cho khả năng tấn công, phòng thủ dưới mặt biển của Việt Nam có sự nhảy vọt về chất, đặc biệt là khi phối hợp tác chiến với máy bay chiến đấu Su-30.

    Bên cạnh đó, Chinareviewnews cũng đã đăng tải những con số thống kê và đánh giá chỉ số sức mạnh của hải quân 4 nước còn lại trong khu vực gồm:

    Philippinese: Hầu hết tàu chiến thuộc Thế chiến II

    [​IMG]Tàu BRP Gregorio del Pilar – tàu chiến lớn nhất của Philippinese vừa được Mỹ bàn giao và đã quay trở về Philippinese, thả neo tại vịnh Manila ngày 24/8/2011. Chiếc tàu có khối lượng 3.500 tấn, dài 115 m này sẽ hoạt động tại căn cứ Carlito Cunanan, cách Reed Bank (Bãi Cỏ Rong) 260 km.

    Hải quân Philippinese có 20.500 binh sĩ, thủy quân lục chiến có 8.500 binh sĩ. Hạm đội Philippinese do 1 đại đội tàu khu trục, 5 đại đội tàu tuần tra và 1 đại đội thuyền máy (ca-nô) hợp thành, tổng cộng có 114 tàu thuyền các loại, trong đó có 14 tàu tuần tra duyên hải, 53 tàu tuần tra ven bờ nhỏ hơn, rất nhiều tàu chiến là vũ khí thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai.

    Không quân Philippines có 17.400 binh sĩ, 125 máy bay tác chiến, khoảng 99 máy bay trực thăng vũ trang. Thực lực của không quân yếu, máy bay chiến đấu F-5A/B và OV-10 đều là sản phẩm của thập niên 50-60 của thế kỷ 20.

    Tuy nhiên, gần 20 năm qua Philippinese luôn thay thế thiết bị quân sự, song vũ khí vẫn lão hóa, sức mạnh quân sự tương đối kém.

    Malaysia: Sở hữu tàu chiến mạnh nhất Đông Nam Á

    Lực lượng hiện có của Hải quân Hoàng gia Malaysia là 17.000 binh sĩ (gồm lực lượng không quân của hải quân), 2 tàu khu trục tên lửa lớp Leiku (do Anh chế tạo) và 2 tàu hộ tống lớp Kedah (do Đức chế tạo) là chủ lực của hạm đội hải quân Malaysia.

    [​IMG]Máy bay Su-30MKM của không quân Malaysia.

    Trong đó, tàu khu trục lớp Leiku dài 97,5 m, rộng 12,8 m, cao 3,6 m, lượng choán nước 2.270 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, phục vụ hoạt động 5.000 dặm. Tàu được trang bị tên lửa chống hạm Axocet, tên lửa phòng không Seawolf,

    pháo Bofors 57mm, pháo phòng không MSI 30mm, 3 ống phóng ngư lôi Whitehead B515 324mm và các trang thiết bị tác chiến điện tử hiện đại khác. Đây là một trong những tàu chiến chủ lực có khả năng tác chiến tổng hợp mạnh nhất ở khu vực Đông Nam Á, được biên chế chính thức năm 1999.

    [​IMG]Tàu khu trục lớp Leiku của Malaysia.

    Còn tàu hộ tống lớp Kedah là tàu tuần tra thế hệ mới, dài 91,1m, rộng 12m, lượng choán nước 1650 tấn, vận tốc di chuyển tối đa là 22 hải lý/giờ. Kedah được trang bị pháo Otobreda 76mm, tên lửa phòng không RIM-116, tên lửa chống hạm Exocet. Tàu Kedah bắt đầu hoạt động vào năm 2006.

    Về lực lượng tàu ngầm, Malaysia mua của Pháp 2 tàu Scorpene và bắt đầu hoạt động năm 2009.

    [​IMG]Tàu tuần tra thế hệ mới lớp Kedah của Malaysia.

    Malaysia có thực lực không quân tương đối mạnh, sở hữu máy bay chiến đấu tương đối tiên tiến do Nga và Mỹ chế tạo, tổng cộng có 42 máy bay thế hệ thứ ba, là nước có máy bay thế hệ thứ ba nhiều nhất trong số các nước nhỏ quanh Biển Đông, bao gồm 18 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKM đặt mua năm 2002, còn có 8 máy bay chiến F/A-18D Hornet và 16 máy bay chiến đấu MiG-29N đang hoạt động.

    Indonesia: Chi tiêu quân sự năm 2010 trên 600 triệu USD

    Hải quân Indonesia có 43.000 binh sĩ, có khoảng 130 các loại tàu chiến; không quân có 22.000 binh sĩ, 250 các loại máy bay, trong đó có 91 máy bay tác chiến.

    [​IMG]Tàu ngầm lớp Chakra do Đức chế tạo của Indonesia.

    Indonesia có 2 tàu ngầm lớp Chakra (mua của Đức). Có 6 tàu khu trục lớp Ahmad Yani, 3 tàu hộ tống lớp Fatahilah, 3 tàu Tiyahahu, 1 tàu Hajaerdawentala, 4 tàu Shamadikun. Nhiều tàu được biên chế từ thập niên 80-90 của thế kỷ trước.

    Biên chế 2 Bộ Tư lệnh tác chiến không quân, 92 máy bay tác chiến. Theo phân tích của chuyên gia quân sự, rất nhiều máy bay chiến đấu của Indonesia đã cũ kỹ.

    Trong những năm gần đây, Indonesia đã đẩy nhanh đổi mới vũ khí. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, chi phí quân sự của Indonesia năm 2010 là 600,9 triệu USD.

    Brunei: Hải quân vẫn thuộc thời đại tàu tuần tra

    [​IMG]Tàu hộ tống F2000 của Brunei do Công ty BAE Systems chế tạo.

    Hải quân Brunei chỉ có hơn 1.200 binh sĩ. Brunei từng mua 3 tàu hộ tống lớp F2000 của Anh, tính năng tổng hợp của tàu này hoàn toàn có thể so sánh với tàu Leiku của hải quân Malaysia và tàu Sigma của hải quân Indonesia. Hải quân Hoàng gia Brunei vẫn còn ở vào thời đại hải quân tàu tuần tra.

    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Báo Nga nhận định VN có thể sở hữu tàu sân bay

    28/08/2011 09:30:27
    [​IMG] - Nếu kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng hiện nay, sở hữu tàu sân bay là điều có thể, theo nguồn tin từ báo Nga.


    Tàu sân bay "thời buổi khó"

    Theo báo Nga, gần đây một số nước đã thay đổi lập trường về tàu sân bay, các cường quốc tàu sân bay truyền thống đã lần lượt tuyên bố kế hoạch cắt giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế.

    Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cho biết, Mỹ thừa hạm đội tàu sân bay. Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta cũng nói sẽ cắt giảm số lượng tàu sân bay.

    Do áp lực tài chính, Anh sẽ chỉ chế tạo 1 tàu sân bay lớp Nữ hoàng Elizabeth thay cho 2 chiếc theo kế hoạch ban đầu. Xu thế này ở các nước Âu-Mỹ hiện vẫn có khả năng tiếp tục tăng lên.

    [​IMG]
    Tàu sân bay hạng nhẹ HTMS Chakri Naruebet của hải quân Hoàng gia Thái Lan mua từ Tây Ban Nha.
    Nhưng các nước phát triển công nghiệp khác như Nhật Bản có thể quyết định chế tạo hoặc mua tàu sân bay trước năm 2020, hoặc tàu chiến cỡ lớn có thể mang theo máy bay tiêm kích. Một trong những nhân tố chính quyết định tới chính sách tàu sân bay của Nhật Bản là do Trung Quốc phát triển tàu sân bay.

    Mặt khác, với đà phát triển kinh tế nhanh, các nước châu Á và Mỹ Latinh đang có khát vọng xây dựng hạm đội tàu sân bay.

    Trước năm 2020, Ấn Độ sẽ có ít nhất 2 tàu sân bay mới, gồm tàu Vikrama***ya và tàu sân bay nội địa, thậm chí là 2 tàu sân bay nội địa. Như vậy, Ấn Độ sẽ có 3 tàu sân bay. Vì vậy, có thể dự đoán, bên cạnh 45 chiếc MiG-29K đã mua bổ sung, họ có thể sẽ tiếp tục mua ít nhất 20-25 máy bay loại này.

    [​IMG]
    Hải quân Việt Nam vừa tiếp nhận tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ. Nếu Việt Nam duy trì đà phát triển kinh tế hiện nay, sở hữu tàu sân bay là điều có thể.
    Việt Nam có thể sở hữu tàu sân bay

    Tạp chí Nga cho biết, kinh tế, công nghiệp và công nghệ quân sự của Trung Quốc tăng trưởng đáng kinh ngạc. Trong 10 năm tới, Trung Quốc sẽ là một trong những nhân tố chính quyết định việc xây dựng quân sự của đa số các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

    Chẳng hạn, Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng. Trước đây trình độ vũ khí trang bị của Việt Nam thuộc cấp tàu tên lửa, song hiện nay Việt Nam đã bắt đầu mua tàu chiến tương đối lớn cấp độ tàu khu trục, hơn nữa còn mua 6 tàu ngầm diesel lớp Kilo của Nga.

    Trên thực tế, điều này có nghĩa là Việt Nam chuẩn bị xây dựng lực lượng mới cho hải quân, cho dù kế hoạch đầy tham vọng này rất khó hoàn thành thuận lợi, hơn nữa phải trả giá đắt.

    [​IMG]
    Đầu thế kỷ 21, Việt Nam chỉ mua của Nga vũ khí trang bị trị giá hơn 100 triệu USD/năm, đến năm 2005 đã tăng lên 300 triệu USD, năm 2010 lên tới 1 tỷ USD.
    Trong 10 năm gần đây, Việt Nam luôn nỗ lực tăng cường khả năng công nghệ quân sự và khoa học kỹ thuật. Đầu thế kỷ 21, Việt Nam chỉ mua của Nga vũ khí trang bị trị giá hơn 100 triệu USD/năm, đến năm 2005 đã tăng lên 300 triệu USD, năm 2010 lên tới 1 tỷ USD.

    Hiện nay, phương hướng trọng điểm của quân đội Việt Nam là tiến hành hiện đại hóa hải quân, mua 2 tàu khu trục Cheetah 3.9, 12 tàu tên lửa lớp Lightning (Tia chớp) 12418, nhiều hệ thống chống tên lửa ven biển Fortress (Pháo đài) và 6 tàu ngầm lớp Kilo.

    Hơn nữa, cuối năm 2010, Việt Nam, Malaysia và Indonesia đã bắt đầu tích cực nghiên cứu vấn đề xây dựng hạm đội tàu sân bay. Thái Lan đã sớm sở hữu một chiếc tàu sân bay hạng nhẹ từ năm 1996.

    Nếu kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng hiện nay, sở hữu tàu sân bay là điều có thể. Malaysia cũng có thể mua tàu sân bay cỡ vừa và nhỏ của Italia hoặc Tây Ban Nha, lượng choán nước từ 20.000-25.000 tấn, mang theo 10 máy bay tiêm kích.

    Trong tình hình đó, khi lựa chọn mua máy bay cho tàu sân bay, rất có khả năng các nước này sẽ lựa chọn MiG-29K. Bởi vì, về giá cả hay tính năng kỹ thuật, MiG-29K đều phù hợp với các nước Đông Nam Á.

    Hơn nữa, Công ty MiG bảo đảm sẽ không ngừng nâng cấp hiện đại hóa những máy bay này, đây cũng là một nhân tố quan trọng cho sự lựa chọn của khách hàng, chương trình nâng cấp chủ yếu bao gồm lắp ráp radar mảng chủ động, tăng cường tính năng động cơ, tiếp tục giảm đặc trưng bức xạ hồng ngoại và radar, nâng cao tính năng tàng hình.

    Toàn tin khủng của khủng, đỉnh của đỉnh :)) Đảng ta phân tích đố có sai: Nhất Mỹ - Nhì Nga - Ba Việt Nam :-bd
  7. Founding_Father

    Founding_Father Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    0
    'TQ hãy vui vẻ với quan hệ giữa Mỹ và Philippines'
    Cập nhật lúc :6:19 PM, 01/04/2012
    Để đổi lại việc mở các căn cứ quân sự tại Philipines, nước này sẽ yêu cầu Mỹ cung cấp thêm thiết bị quân sự và huấn luyện binh lính.



    [​IMG]
    Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario.​
    (ĐVO) Để đổi lại việc mở các căn cứ tại Philippines, nước này sẽ yêu cầu Mỹ cung cấp thêm thiết bị quân sự và huấn luyện, trong đó có thêm một tàu chiến lớp Hamilton và có thể là một phi đội máy bay tiêm kích F-16 cũ, vấn đề này sẽ được hai bên đưa ra thảo luận tại một cuộc họp giữa hai bên vào ngày 30/4/2012 tại Washington.

    Bên cạnh đó, theo thỏa thuận sử dụng chung, Mỹ đang xem xét tiếp cận 6 sân bay dân sự của Philippines để nâng cấp khả năng phục vụ cất/hạ cánh các máy bay vận tải, chiến đấu và do thám của Mỹ, tiếp nhiên liệu và triển khai tạm thời.

    Các cuộc đàm phán giữa các Bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao của hai nước sẽ được tiến hành trước cuộc họp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Philippines Benigno Aquino vào cuối năm 2012.
    Ông Rosario còn cho biết, Philippiness ủng hộ việc tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung thường xuyên hơn và cuộc tập trận đầu tiên dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 16/4/2012 tại phía Tây đảo Palawan. Động thái trên của Philippines có thể sẽ làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc.


    [​IMG]
    Philippines yêu cầu Mỹ cung cấp thêm thiết bị quân sự để đổi lại việc Mỹ muốn mở các căn cứ tại Philippines.
    Philippines hy vọng Trung Quốc sẽ không cảm thấy bị đe dọa vì sự tắng cường hợp tác quốc phòng giữa nước này và Mỹ.

    Ông Rosario bày tỏ, Philippines hài lòng về việc Trung Quốc đang trong tiến trình xây dựng quân đội và tăng ngân sách quốc phòng do vậy, Philippines mong muốn Trung Quốc hãy “vui vẻ chấp nhận” việc Philippines tăng cường các khả năng quân sự nhằm bảo vệ chủ quyền đất nước.

    Hiện nay, Mỹ đã triển khai khoảng 600 lính biệt kích tại miền Nam Philippines. Ông Rosario cho biết, Mỹ có thể tăng cường các chuyến thăm của binh sỹ, máy bay và tàu chiến Mỹ tới Philippiness nhưng hai bên sẽ không thảo luận về việc thiết lập căn cứ thường trực của Mỹ tại Philippines.

    Mỹ là đồng minh thân cận nhất và cũng là đối tác an ninh chiến lược duy nhất của Philippines kể từ khi hai nước này ký một hiệp ước phòng thủ chung. Trong 10 năm qua, Philippines đã nhận hơn 512 triệu USD viện trợ quân sự từ Mỹ.

    Ông Rosario cũng lên tiếng hoan nghênh mối quan hệ tình báo chặt chẽ hơn tại Biển Đông, sau khi Mỹ đề xuất triển khai các máy bay do thám P3C Orion tới tuần tra những khu vực tranh chấp trên Biển Đông vào năm 2011.

    Ông này nói: “Bất kỳ phương thức hợp tác nào giữa hai nước cũng sẽ cung cấp thêm thông tin tình báo cho Philippines trong lĩnh vực hàng hải. Có nhiều thông tin hơn thì sẽ tốt hơn”.

    Trước đó, ngày 28/3/2012, Australia cũng đã cho phép các máy bay do thám Mỹ hoạt động từ các hòn đảo xa ngoài khơi biển Ấn Độ Dương.
  8. Quan_Thai_Thu

    Quan_Thai_Thu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/03/2012
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam sắp mua radar mà Trung Quốc mơ ước
    Cập nhật lúc :7:13 AM, 04/04/2012
    Cộng hòa Séc sẽ "hiện đại hóa hàng loạt" trang thiết bị vũ khí của Lục quân, Không quân và có thể bán vũ khí công nghệ cao cho Việt Nam.

    (ĐVO) Thông tin trên được các trang Ceskatelevize.cz Natoaktual.cz của Cộng hòa Séc đăng tải sau chuyến thăm tới Việt Nam của Bộ Trưởng Quốc phòng Alexandr Vondra.

    Các nguồn tin dẫn lời Bộ Trưởng Quốc phòng Vondra cho hay, trong chuyến thăm vừa qua, phía Việt Nam đã bày tỏ muốn được Cộng hòa Séc giúp cải thiện năng lực chiến đấu của lực lượng mặt đất và lực lượng không quân."Có thể có những đơn đặt hàng thú vị", Bộ trưởng Quốc phòng Vondra chia sẻ với Natoaktual.

    Natoaktual còn dẫn lời của Bộ trưởng Vondra cho hay, các công ty Séc có thể mở văn phòng tại Việt Nam. Một nửa triệu quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, gồm lực lượng lục quân và không quân có thể được Séc giúp đỡ hiện đại hóa.
    Quân đội Việt Nam đang sử dụng một số lượng lớn vũ khí và các trang thiết bị kỹ thuật có xuất xứ từ Nga, những vũ khí này đã và đang được Quân đội Séc sử dụng.
    Sau các cuộc tiếp xúc với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh, ông Vondra nhận xét: "Việt Nam là một đối tác rất triển vọng, họ có lực lượng quân đội mạnh nhưng cần được hiện đại hóa".
    Hai bên đã ký kết biên bản ghi nhớ để tạo ra một khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng, truyền thông Séc tiết lộ.
    Những lĩnh vực triển vọng
    Theo ông Vondra, Séc có thể cung cấp các công nghệ được bảo mật để hiện đại hóa các phương tiện trang bị cho không quân và lục quân Việt Nam.

    Việt Nam đang sử dụng hàng nghìn xe bọc thép các loại, gồm xe chiến đấu bộ binh BMP-1 và BMP-2, nhưng đã lỗi thời, cần được thay thế, sửa chữa thiết bị. Séc sẽ giúp hiện đại hoá lực lượng này cho Lục quân Việt Nam.

    Ngoài ra, các công ty của Séc có thể tham gia vào việc hiện đại hóa các loại vũ khí nhỏ cho Việt Nam như nâng cấp súng Kalashnikov AK-47 lên chuẩn súng tiểu liên Vzor 58 của Séc, có tính năng hiện đại hơn.

    [​IMG]
    Các chiến xa bộ binh BMP-1, BMP-2...của Lục quân Việt Nam sẽ được nâng cấp trong thời gian tới.
    Natoaktual cũng cho biết, công ty quốc phòng Séc có khả năng hợp tác với Việt Nam về việc chế tạo mặt nạ cho các đơn vị phòng hóa của quân đội

    Như vậy, với việc biên bản ghi nhớ về hợp tác kỹ thuật quân sự đã được ký kết giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc, trong tương lai gần, cùng với Hải quân và Không quân, Lục quân Việt Nam sẽ được hiện đại hóa với tốc độ nhanh hơn, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

    Về không quân, Việt Nam đang sử dụng 20 máy bay huấn luyện chiến đấu hạng nhẹ L-39 do công ty Aero Vodochody sản xuất, vì vậy, Séc sẽ dễ dàng cung cấp linh kiện và hiện đại hoá các máy bay loại này.

    Còn công ty sửa chữa máy bay Malesice có thể cung cấp phụ tùng, thực hiện sửa chữa và hiện đại hóa các trực thăng dòng Mil và Kamov đang có trong biên chế Không quân Việt Nam.
    Vũ khí “công nghệ cao”

    Hôm 29/3, Đài truyền hình CT (Séc) loan tin, mục đích chính chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Vondra rất rõ ràng - bán vũ khí của Cộng hòa Séc.

    Ngày 29/3, trang mạng Bộ Quốc phòng Séc dẫn lời Bộ trưởng Alexandr Vondra cho biết, Cộng hòa Séc sẽ xuất khẩu sang Việt Nam các vũ khí công nghệ cao. Theo đài CT, nổi trội nhất là VERA, hệ thống radar giám sát thụ động tiên tiến nhất thế giới, có thể phát hiện ra các máy bay tàng hình của Mỹ.

    [​IMG]
    VERA cùng với Tamara và Kolchuga là các hệ thống radar thụ động phát hiện máy bay tàng hình tiên tiến nhất thế giới hiện nay.
    Năm 2004, Mỹ từng gây áp lực để Cộng hòa Séc không bán cho Trung Quốc hệ thống này.

    “Không có gì ngăn cản việc chúng tôi bán vũ khí công nghệ cao cho Việt Nam. Chúng tôi sẽ giúp Việt Nam có được hệ thống VERA”, Bộ trưởng Vendra nói với đài CT.

    Việc ký kết hợp đồng đang được thực hiện, nhưng sẽ mất không ít thời gian, nguồn tin cho hay.

    Có yếu tố ngoại bang rồi đó các đồng chí :-w
  9. son_of_cratos

    son_of_cratos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    1
    Hải quân Thái nhận tàu đổ bộ HTMS Angthong

    4/5/2012 3:10:26 PM | Lượt xem: 289 PM
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - ST Marine chuyển giao cho Hải quân Thái Lan tàu đốc đổ bộ chở trực thăng Angthong


    [​IMG]
    skyscrapercity.com ​
    Công ty Singapore Technologies Marine (ST Marine) đã thông báo về lễ tiếp nhận sơ bộ của Hải quân Thái Lan đối với tàu đốc đổ bộ chở trực thăng LPD (Landing Platform Dock) diễn ra tại xưởng đóng tàu Benoi hôm 3.4.

    Thiết kế tàu LPD dựa trên thiết kế tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp Endurance của ST Marine. 4 tàu lớp này đã được đóng cho Hải quân trong những năm 2000-2001 và đang được sử dụng tích cực trong các chiến dịch quốc tế.

    Tháng 11.2008, Hải quân Thái Lan trong khuôn khổ một cuộc thầu quốc tế đã ký với ST Marine hợp đồng trị giá 5 tỷ baht (220 triệu SGD) để thiết kế và đóng 1 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng dài 141 m. Hợp đồng cũng bao gồm việc đóng 2 tàu đổ bộ chở tăng LSM dài 23 m và 2 tàu đổ bộ chở bộ binh LCVP dài 13 m.

    Tàu đổ bộ chở trực thăng bắt đầu được đóng vào giữa năm 2009. Tháng 3.2011, tàu được hạ thủy với tên gọi Angthong (LPD-791). ST Marrine đã hoàn thành đẩy đủ chu trình thử nghiệm nhà máy và hiện tàu sẵn sàng lên đường về nơi trú đóng ở Thái Lan, nơi sẽ diễn ra các thử nghiệm giao nhận cuối cùng.

    Dự định tàu Angtong sẽ được nhận vào biên chế Hải quân Thái Lan vào quý II/2012.

    Tàu sẽ được sử dụng để chuyên chở đường biến, các chiến dịch tìm cứu, yểm trợ chiến đấu và các chiến dịch nhân đạo ven biển Thái Lan, cũng như các chiến dịch gìn giữ hòa bình quốc tế ở nước ngoài.

    Tàu HTMS Angton có lượng giãn nước 7.600 tấn, có ụ tàu ở đuôi, một đường dốc xếp dỡ hàng ở mạn tàu. Sân đổ trực thăng trên boong cho phép tiếp nhận đến 2 trực thăng cỡ 10 tấn.

    Theo thông tin hiện có, hệ thống động lực của tàu gồm 2 động cơ diesel Caterpillar C280-12 công suất 4.060 kW mỗi động cơ. Tàu có tốc độ tối đa 17 hải lý/h, cự ly hành trình ở tốc độ 12 hải lý/h là 5000 hải lý.

    Hệ thống vũ khí gồm 1 pháo 76 mm Super Rapid của công ty OTO Melara, 2 giá gắn pháo 30 mm ở giữa tàu. Ngoài ra, trên cầu chỉ huy có thể lắp thêm các súng máy.

    • Nguồn: Armstrade, 5.4.2012.

    Last Updated ( 3:10 PM, 05/04/2012)
  10. Nguoi_Giai_Phong

    Nguoi_Giai_Phong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    483
    Đã được thích:
    0
    Xóa

Chia sẻ trang này