1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Tin chính thức] Tên lửa HF-III Đài Loan bị HQ-9 Trung Quốc bắn hạ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Bat_Lo_Quan, 03/07/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Trung Quốc "bắn trả" ngay khi Đài Loan phóng nhầm tên lửa
    Vụ phóng nhầm tên lửa chống hạm Hsiung Feng III của Đài Loan rất may đã không dẫn tới một hành động leo thang quân sự.
    Đài Loan lỡ bắn tên lửa khi TQ kỷ niệm thành lập đảng
    Hãng tin CNA củaĐài Loanngày 1/7 cho hay, sau khi tàu chiến của Hải quân Đài Loan phóng nhầm một quả tên lửa chống hạm Hùng Phong III (Hsiung Feng III), Bộ trưởng quốc phòng Đài Loan Phùng Thế Khoan đã hạ lệnh cho Phó tham mưu trưởng Kha Văn An và Vương Tín Sủng phải đến ngay trung tâm ứng biến và sở chỉ huy đặt tại Hoành Sơn.

    Theo nhận định, nguyên nhân khiến Đài Bắc hoang mang như vậy là do phát hiện "dấu vết phản kích" từ phía Đại Lục. Tờ báo này dẫn lời một quan chức trạm radar cảnh giới thông báo rằng đã phát hiện thấy tín hiệu khởi động radar kiểm soát hỏa lực tên lửa gần Phúc Kiến, điều đó cho thấy quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng đánh trả.

    [​IMG]
    Tên lửa chống hạm siêu âm Hsiung Feng III của Đài Loan

    Cụ thể, "Khi tên lửa Hùng Phong III phóng ra, hầu như không đến một giây, radar của Đài Loan đã phát hiện ra tín hiệu khác thường ở gần Phúc Kiến, rất có thể là radar kiểm soát hỏa lực của hệ thống tên lửa bờ chuẩn bị triển khai phản công". Theo ông này, tầm hoạt động của radar Trung Quốc đủ bao phủ hầu hết lãnh thổ Đài Loan.

    Nhà bình luận quân sự của mạng Guancha cho rằng, theo tài liệu hiện có, Không quân Trung Quốc đã triển khai hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 và HQ-9 tại khu vực eo biển Đài Loan.

    [​IMG]

    Tên lửa HQ-9 được triển khai tại Vĩnh Hưng Đảo (thuộc Tây Sa) và Phúc Kiến giáp eo biển Đài Loan


    Với tầm bắn 200 km, hệ thống này có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật giai đoạn cuối, mục tiêu ở độ cao 1.500 m trở lên và bay với tốc độ Mach 3 như Hùng Phong III hoàn toàn có thể bị tiêu diệt.

    Dựa theo những gì Quân đội Đài Loan thông báo thì mức độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng tên lửa phòng không Trung Quốc thật đáng kinh ngạc. Thời gian phản ứng chưa đến "một giây" khẳng định chắc chắn rằng hệ thống cảnh giới của Đại Lục hoàn toàn tự động hóa, luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cực cao.
    http://soha.vn/trung-quoc-suyt-ban-tra-ngay-khi-dai-loan-phong-nham-ten-lua-2016070221463117.htm
    --- Gộp bài viết: 03/07/2016, Bài cũ từ: 03/07/2016 ---


    Đó cũng là lý do tại sao sức công phá và thương vong của đầu đạn HF-3 lại yếu như vậy, mặc dù nó được mệnh danh là sát thủ TSB Liêu Ninh, với cấu hình mạnh hơn YJ-83, Kh-35, AGM-84 và thậm chí là Exocet, nó ko thể làm nổ tung tàu cá loại nhỏ, là do đã bị HQ-9 bắn hạ, nên mảnh vỡ của nó chỉ tác động hạn chế đối với các khu vực, vật thể xung quanh






    Như vậy là sau vụ máy bay TQ khóa cứng máy bay Nhật, khiến nó phải tháo chạy, thì ngay lập tức TQ cũng có hành động đáp trả Đài Bắc. Càng ngày TQ càng thể hiện khả năng quân sự vượt trội so với đám chư hầu đế quốc Mỹ, cũng như khả năn sẵn sàng chiến đấu cao hơn hẳn
    Lần cập nhật cuối: 03/07/2016
  2. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Sức mạnh tên lửa HQ-9

    HQ-9 là hệ thống tên lửa phòng không có điều khiển, tầm cao, mọi thời tiết do Học viện Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc phát triển.
    Tên lửa được thiết kế để tác chiến chống nhiều loại mục tiêu như máy bay cánh cố định, trực thăng ở cả tầm thấp lẫn tầm cao, có khả năng phòng thủ tên lửa đường đạn hạn chế. Còn có biển thể trên tàu chiến (HHQ-9)

    [​IMG]
    [​IMG]

    HQ-9 đang được sử dụng cả trong phòng không mặt đất và hải quân Trung Quốc.

    Lịch sử phát triển

    Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 được nghiên cứu chế tạo từ những năm 1980, ban đầu dựa trên hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ có được nhờ một bên thứ ba, có thể là Israel.

    Ban đầu, tên lửa được thiết kế để phóng trong các ống phóng hình hộp như Paitriot của Mỹ, sử dụng động cơ nhiên liệu rắn 2 tầng. Song tại thời điểm đó, công nghệ động cơ tên lửa của Trung Quốc còn nhiều hạn chế nên đường kính tên lửa ban đầu lên đến 700 mm, lần cải tiến tiếp theo giảm xuống còn 560 mm. Do đó, mỗi xe phóng chỉ mang được tối đa 2 tên lửa, khả năng cơ động trên chiến trường bị hạn chế.

    Năm 1990, vận may đến với Trung Quốc khi Liên Xô đồng ý bán tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU. Ngay lập tức các kỹ sư Trung Quốc tiến hành mổ xẻ S-300 để nghiên cứu.



    [​IMG]


    [​IMG]

    S-300 của Nga (trên) và HQ-9 của Trung Quốc

    Không lâu sau, biến thể mới của HQ-9 ra đời, sao chép gần như toàn bộ công nghệ của S-300 với xe và ống phóng giống hệt. Điều đáng nói, Trung Quốc đã không đếm xỉa đến giấy phép để sản xuất biến thể mới này.

    HQ-9 đang được phát triển để thay thế dần các hệ thống HQ-2 (biến thể hệ thống S-75, NATO gọi là SA-2, do Trung Quốc sản xuất). Tuy nhiên, tiến độ sản xuất HQ-9 diễn ra chậm do đó Trung Quốc quyết định mua thêm một số tiểu đoàn S-300PMU2 của Nga để tăng cường khả năng phòng không. Đi kèm với hoạt động nhập khẩu vũ khí là ý đồ "moi" thêm công nghệ để hoàn thiện các biến thể HQ-9.

    HQ-9 đã sẵn sàng triển khai vào cuối những năm 1990, tuy nhiên chỉ có một số lượng nhỏ HQ-9 được chuyển cho quân đội Trung Quốc để thử nghiệm và đánh giá khả năng hoạt động trên chiến trường. Biến thể hải quân của HQ-9 là HHQ-9 cũng được triển khai trên các tàu khu trục lớp Type-052C, hạ thủy năm 2004. Nó được bố trí trên boong tàu trong các ống phóng thẳng đứng kiểu S-300F trên các tàu chiến của Nga.

    Với biến thể triển khai trên mặt đất, tên lửa được đặt trên xe tải hạng nặng Taian TAS5380 8X8, với cách bố trí các ống phóng như S-300PMU1 của Nga. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc đánh giá khả năng của HQ-9 chỉ đứng sau S-300PMU2 của Nga và Patriot PAC-3 của Mỹ về hiệu năng chiến đấu.

    Hệ thống dẫn tên lửa và điều khiển hỏa lực

    HQ-9 sử dụng hệ thống điều khiển tên lửa kết hợp: máy lái tự động quán tính giai đoạn đầu; giai đoạn giữa kết hợp máy lái tự động quán tính trên tên lửa để chỉnh tầm và lệnh vô tuyến từ đài điều khiển mặt đất để chỉnh hướng; giai đoạn cuối dẫn bằng lệnh vô tuyến kết hợp dữ liệu về mục tiêu do cơ cấu bám qua tên lửa (radar của đạn tên lửa bắt bám mục tiêu ở giai đoạn cuối bằng cách thu tín hiệu phản xạ từ mục tiêu bị đài radar mặt đất chiếu xạ, rồi truyền phần tử bắn về đài điều khiển mặt đất, đài điều khiển mặt đất tính toán và hiệu chỉnh các tham số mục tiêu và truyền lệnh vô tuyến đến tên lửa). Bán kính diệt mục tiêu của HQ-9 là 35 m, ngòi nổ vô tuyến cận đích được kích hoạt khi đạn cách mục tiêu 5 km.

    Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn một tầng đẩy, có khả năng chỉnh hướng phụt như tên lửa 5V55К, 5V55R, 48НNЕ, 48N6Е2 của S-300.

    Hệ thống điều khiển radar bán chủ động của HQ-9 tồn tại nhiều nhược điểm, khó điều khiển. Điều này đòi hỏi kíp trắc thủ phải được huấn luyện rất kỹ.

    Trung Quốc dự định trang bị hệ thống điều khiển radar chủ động tương tự như S-400 của Nga và Patriot PAC-3 của Mỹ cho các biến thể HQ-9 tiếp theo.



    [​IMG]


    [​IMG]

    Radar HT-233 của HQ-9



    [​IMG]
    Cabin điều khiển của radar HT-233

    Radar HT-233 của HQ-9 luôn được xem là bản sao radar 30N6E Tomb Stones của S-300. Radar này có kích thước cho thấy công nghệ sao chép của Trung Quốc vẫn hạn chế. Nó phản ánh sự khó khăn trong thiết kế và tuổi thọ ngắn, mức tiêu thụ điện năng của hệ thống rất lớn.

    Tuy vậy, không nên đánh giá thấp HT-233 vì nó giữ nguyên kiểu thiết kế anten của radar 30N6E, ngoài ra còn có khả năng tiến hóa dạng sóng độc đáo trong bám bắt và xử lý tín hiệu.

    Trung Quốc liên tục trau chuốt và cải tiến tính năng này, như việc sao chép SU-27SK và cải biến thành J-11B.

    Trang bị bên trong cabin điều khiển rất hiện đại, sử dụng màn hình kiểu AMCLD COTS và phần mềm điều khiển hỏa lực hiện đại dựa trên việc hợp nhất dữ liệu và lựa chọn chế độ hiển thị mục tiêu, cho phép hệ thống tác chiến cùng lúc với nhiều mục tiêu. Đây là cải tiến quan trọng so với việc sử dụng công nghệ màn hình CTR của S-300PMU của Nga.

    Khả năng chiến đấu của HQ-9

    Đại đội HQ-9 được biên chế 4 xe bệ phóng liên kết với 1 radar điều khiển hỏa lực HT-233 qua xe điều khiển TWS-312. Thông thường, đại đội được điều khiển bắn bằng 1 radar điều khiển hỏa lực.

    HQ-9 có tầm bắn máy bay 150 km, biến thể cải tiến gần đây có tầm bắn tối đa tăng lên đến 200 km với độ cao tác chiến tối đa 30 km.

    Trung Quốc tiết lộ hệ thống có khả năng chống tên lửa đường đạn như S-300PMU của Nga, nhưng tính năng này chưa được kiểm chứng.

    HQ-9 có khả năng tương thích cả với các radar phát hiện của Nga và các loại tên lửa do Nga sản xuất. Nhờ đó, có thể triển khai HQ-9 xen kẽ với S-300 tạo nên hệ thống phòng không hoàn hảo.

    HQ-9 được thiết kế ngay từ đầu cho nhiệm vụ kiểu “ẩn nấp, bắn, rút lui”. Đây là yêu cầu quan trọng trong tác chiến hiện đại, vấn đề mà trong một thời gian dài, Trung Quốc không giải quyết được với HQ-2.

    Một nguồn tin châu Á tiết lộ, các hệ thống HQ-9 có khả năng nối mạng với nhau thông qua cáp quang cố định hoặc sử dụng kênh truyền dữ liệu... Tuy nhiên, radar HT-233 chỉ có tầm phát hiện mục tiêu 150 km, nên hệ thống buộc phải dựa vào radar theo dõi của Nga để phát huy tầm bắn tối đa 200 km.

    Việc sử dụng xen kẽ các hệ thống dựa trên cơ sở phần cứng của Nga khiến cho khả năng này chắc chắn chưa thể triển khai. Việc thiết kế ngược radar (sao chép từ mẫu có sẵn) là một vấn đề cực kỳ phức tạp do công nghệ radar của Trung Quốc còn nhiều hạn chế.

    Tính năng kỹ thuật:
    - Trọng lượng tên lửa/phần chiến đấu, kg: 1300 / 180;
    - Chiều dài tên lửa, m: 6,8;
    - Tầm bắn máy bay, tối thiểu/tối đa, km: 0,5-200;
    - Tầm bắn chống tên lửa đường đạn, km: 30;
    - Chủng loại động cơ: nhiên liệu rắn một tầng, chỉnh hướng phụt.
    - Hệ dẫn: quán tính giai đoạn đầu, TVM + radar bán chủ động giai đoạn cuối.
  3. HaoLam

    HaoLam Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/09/2015
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    32
    nó có trực chiến thôi pa.
  4. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Ừ thì vì nó thực chiến nhiều lần rồi, nên Thổ Nhĩ Kỳ mới muốn mua đó

Chia sẻ trang này